TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - TẢN MẠN VỀ ĐẠO VĂN
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

TẢN MẠN VỀ ĐẠO VĂN

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
CHINH NGUYEN
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 23 Aug 2016
Số bài: 352

Bài gửiGửi: Mon Jul 10, 2023 11:54 am    Tiêu đề: TẢN MẠN VỀ ĐẠO VĂN

[Jul.21.23] Tác giả bài TẢN MẠN VỀ ĐẠO VĂN xin huỷ bỏ bài đã đăng trên DĐDT ngày JUl.10.23 vì lý do kỹ thuật.Cũng rất tiếc là không độc giả nào,ngay cả BBT/ DĐDT, mách bảo lỗi lầm cho tác giả biết_quí vị e ngại gì chăng?Rất may hôm nay,tác giả có dịp mở xem lại mới khám phá ra với ước mong không vì lỗi lầm mà mất hẳn tâm tín chân thành của mình.
Đáng lẽ người tự đăng bài phải tránh dùng dấu ngoặc kép,thế mà tôi đã phạm nhiều lần khiến bài tôi đăng đã bị mất chữ. (Cái lỗi này không hiểu tại sao cứ mắc mớ mãi trong đầu óc già nua của tác giả không thể nhớ để sửa sai được) Vậy xin lỗi độc giả.Nay xin đăng lại: thay dấu ngoặc kép bằng dấu [...] như trong trường hợp của một số bài trước đây đã từng được sửa sau CN-HNT



Tản mạn về việc Đạo Văn

Sau bài diễn văn của Melania Trump dư luận của truyền thông báo chí Mỹ sôi nổi ngay lập tức và kéo dài 1 tuần lễ mới hạ nhiệt.Cuối cùng người thường soạn diễn văn cho tác giả tiết lộ sự sơ ý và nhận trách nhiệm,rồi chính tác giả cũng thú nhận sự mến mộ đối với Michelle Obama thì mọi chuyện đâu cũng vào đó,không ai tỏ thái độ khắc nghiệt đối với M.Trump nữa.
Từ mấy năm gần đây, trên những tạp chí của VN xuất hiện nhiều bài khảo luận về việc đạo văn của nhiều nhà văn,nhà thơ cổ kim: kim đạo văn cổ,tác phẩm sau đạo văn tác phẩm trước,ngay cả cổ cũng đạo văn cổ nữa.
Bài tản mạn này không nhắc lại chi tiết những vụ bị tố cáo là đạo văn,cũng không phán xét xem ai đạo văn ai.Công việc đó xin dành cho những học giả hoặc nhà bình luận văn học có thẩm quyền với tất cả tâm tín,vô tư,xây dựng.Kẻ viết bài này không phải,cũng không muốn mình đứng trong nhóm những người ấy,mà chỉ dám giới hạn bài viết bằng cách đưa ra một vài ý kiến riêng,_tản mạn_vê việc đạo văn hay về những vụ bị tố cáo là đạo văn nói chung,không nêu danh tính.
1- Thật là may mắn cho tôi sau khi mới đặt chân đến Mỹ được 3,4 năm. Công ty làm việc có lệ trợ cấp lệ phí ghi danh theo học một trường cộng đồng địa phương.Tôi lợi dụng cơ hội này dù biết mình đóng vai một sĩ tử già thì sẽ ngượng ngùng lắm.Trong số một trồng đống sách học còn giữ để kỷ niệm tới ngày nay,nhân vụ Đạo Văn sôi nổi vừa qua,tôi mới lục lọi mở ra xem lại,thay vì sưu tầm cả khu rừng Wikipedia.
Cuốn Concise English Handbook của J.W.Kirkland&C.B.Dilworth,Jr _ Fourth Edition trang 432 đoạn 56c có tiêu đề Avoid plagiarism:[Plagiarism is the unacknowledged use of someone else's words or ideas.It occurs when a writer omits quotation marks when citing exact language of a source,fails to revise completely a paraphrased source,or gives no documentation for a quotation or paraphrase].
Cuốn A writer's reference của D.Hacker_Third Edition trang 260 đoạn R2 Citing sources;avoiding plagiarism:
[In a research paper,you will be drawing on the work of other writers,and you must document their contributions by citing your souces.In research writing,sources are cited for two reasons:to alert readers to the sources of your information and to give credit to the writers from whom you have borrowed words and ideas.To borrow another writer's language or ideas without proper acknowledgment is a form of dishonesty known as plagiarism].
Cuốn Literature and the Writing Process của E.McMahan&S.X.Day&R.Funk_Fourth Edition trang 813 có tiêu đề Avoiding Plagiarism: [Whenever you write a paper after consulting secondary sources,you must take scrupulous care to give credit to those sources for any ideas or phrasings that you borrow.Plagiarism involves carelessly_or,far worse,deliberately_presenting the words or ideas of another writer as your own. You must be careful in taking notes to put quotation marks around any passages_or even phrases_that you copy word for word.Changing an occasional word here and there will not do:Such close paraphrasing is still considered plagiarism].
2- Trích dẫn 3 đọạn văn về Plagiarism như trên, thiết nghĩ không cần giải nghĩa 2 chữ [đạo văn]. Đọc những giòng trích dẫn đó, có lẽ cảm tưởng đầu tiên của người cầm bút là:Thế thì ai còn dám viết văn nữa! Thật vậy:
*Bất cứ chữ nào trong ngôn ngữ ta cũng đã được người khác nói/viết rồi.Từ thời thơ ấu chúng ta đến trường học để làm gì ngoài việc tiếp thu kiến thức,văn chương chữ nghĩa của tiền nhân qua bao thế kỷ. Hậu quả là không ít thì nhiều chữ nghĩa mình nói/viết ra tất phải là lời/chữ của nhiều người khác.
*Ai càng sinh sau đẻ muộn càng có lời nói/chữ viết có gốc gác từ các vị tiền bối. Hậu quả là bất cứ cái gì mình nói không ít thì nhiều cũng y trang cái của tiền bối mà thôi.
*Trong văn học VN có nói đến [Văn Ước Lệ.Các cụ cổ của ta thường lặp đi lặp lại một cách thoải mái tự nhiên những lời/chữ/nhóm từ/câu cú... đã dùng bởi cổ nhân. Để tả mùa thu,phải viết [lá vàng bay].Để tả một phụ nữ,phải viết [mắt liễu mày ngài/da trắng như lòng trắng trứng/mắt hồ thu].Để tả một cảnh đẹp,phải viết [đẹp tuyệt vời/thật huy hoàng/không bút nào tả xiết].Để tả cầu Tràng-tiền,phải viết [giống như cái lược thưa] vân.vân. Ôi thì cái gì cũng có thể bị gán cho là đạo văn!
*Người thận trọng luôn luôn tránh việc dùng y nguyên lời/chữ/nhóm từ/câu cú...mà không dùng [quotation marks] theo nguyên tắc của plagiarism, nhưng làm sao tránh một cách tuyệt đối được.Hậu quả là không dám tự do suy nghĩ,phát biểu,viết lách vì lưỡi kiếm đaọ văn luôn treo lơ lửng trên đầu.
3- Trong văn học VN, có khá nhiều thi sĩ tiền bối nổi tiếng đã và đang bị nêu tên như những tác giả đạo văn. Sự kiện này có nghĩa những thi phẩm của họ bị coi là có nội dung và hình thức giống với những thi phẩm của tiền nhân. Sự kiện ấy đã khiến đám hậu sinh,trong đó có tôi,kẻ đã từng đặt bao sự ngưỡng mộ,tín phục vào những thi sĩ tiền bối nổi tiếng,phải sững sờ ! Cho nên tôi không thể không có một vài nhận xét riêng,coi như những lời biện minh cho họ qua ít giòng tản mạn vụn vặt dưới đây :
*Thời xưa,nhiều văn thi sĩ tiền bối thường không để lại tác phẩm của họ cho đời sau trên giấy tờ in ấn hay sách báo bởi vì kỹ thuật in ấn thời đó chưa có hoặc ngay chính họ không muốn in ấn,trái lại thường chỉ được phổ biến hạn chế bằng miệng qua những buổi trà dư tửu hậu hay những cuộc ngao du sơn thuỷ.
*Những bài họ sáng tác có thể là phóng tác,mô phỏng bài của người đi trước,hoặc gốc gác từ ca dao...Ngay sau khi sáng tác,rất có thể chính họ đã phát biểu rằng bài của mình là phóng tác bài của ai đó,nhưng vì kỹ thuật in ấn chưa có nên điều họ nhìn nhận đã không xuất hiện trên giấy tờ/ấn bản nào để lại cho đời sau biết rõ. Ngày nay phương tiện truyền thông với kỹ thuật tối tân không thiếu gì cách bảo lưu những lời nhìn nhận của họ.Không thể vội vàng gán ghép cho họ tôi đạo văn nếu không có chứng tích nào để lại bằng văn bản hay phương tiện truyền thông vì chính họ không giấu giếm nguồn gốc bài văn mà họ đã phóng tác/mô phỏng.Thiếu gì sự kiện văn học có từ thời xưa chỉ được văn học sử thời sau lặp lại qua lối [truyền khẩu] hoặc [huyền thoại] !
*Sự thiếu sót của tài liệu in ấn hay phương tiện truyền thông nói chung,của sử liệu nói riêng thật đáng tiếc nhưng không thể tránh khỏi, để làm bằng chứng cho tội đạo văn.
4- Ta thường vui trong cuộc chuyện trò, phát biểu [hai tư tưởng lớn gặp nhau/Đông Tây gặp nhau].Cũng đúng chứ!Tư tưởng con người rộng lớn,có thể trùng hợp nhau,không thể giữ độc quyền về lời mình nói.Cho nên cái khổ đối với kẻ càng sinh ra sau càng bị giới hạn tác quyền về lời nói của mình. Đã có một thời gian dài trước khi tới ngưỡng cửa tuổi trưởng thành,chính tôi đã tự hạn chế việc đọc thơ và tiểu thuyết, ngoại trừ văn thơ của các thi nhân,văn sĩ tiền chiến bởi vì e sợ rằng sau này nếu mình muốn làm thơ,làm văn thì sẽ bị ảnh hưởng. Cái quan điểm [quái đản] đó về sau tôi phải bãi bỏ vì như trên đã nói,từ khi ra đời ta không thể tránh việc học tập, viết các bài luận văn sau khi đã được trau giồi học vấn dưới mái học đường. Thế thì,tôi muốn dành đọan cuối của bài tản mạn này để nêu ra một số thí dụ vui vui (trích dẫn không trọn vẹn hoặc mô phỏng một số văn từ có nguồn gốc trong kho tàng văn chương cổ kim và xin miễn khỏi liệt kê xuất xứ vì hầu như ai cũng biết) với hi vọng có thể để áp dụng vào việc tránh bị mang tiếng là đạo văn (avoiding plagiarism):
*Tả mùa thu ư ?Cứ việc dùng [lá vàng rơi,lá vàng khô] nhưng chớ thêm [con nai vàng ngơ ngác] chẳng hạn. Cũng vậy,cứ tự do viết [mùa thu đã chết] .nhưng đừng thêm [em biết không,mùa thu đã chết rồi].Hoặc cứ dùng [Mỗi mùa thu đến,tôi theo cha cắp sách tới trường] nhưng đừng dại viết [Cứ mỗi sáng mùa thu,...trên không có những đám mây bàng bạc]...
*Tả con mắt người đẹp ư? Cử việc dùng [mắt là một giòng sông] nhưng không nên mượn hình ảnh [anh là con thuyền trôi trên dòng sông đó].
*Viết lời ru,cứ việc viết [lời anh ru em ru mãi mãi ngàn năm] nhưng đừng viết thêm [ru mãi ngàn năm,dòng tóc em buồn].Hoặc để tả ngày lễ cưới thơ mộng của đôi tình nhân,lại viết [Hôm nay buổi đầu thu,trên không có những đám mây bàng bạc,lòng chúng tôi thấy hoang mang trong buổi lễ đầu đời] ,thì đạo văn là cái chắc.
*Tả trời mưa,có thể thoải mái viết [ngoài trời mưa rơi tí tách] nhưng chớ viết [mưa đang rơi ngoài trời, mưa rơi trong lòng tôi].
*Tả sông Hương núi Ngự,chẳng cần e ngại thả hồn thơ [cầu Tràng-tiền như mảnh lược thưa cài trên tóc,núi Ngự-bình như vòm ngực giai nhân],bởi vì ai cũng so sánh thấy hình dáng cây cầu như cái lược thưa trên tóc dài người thiếu nữ đất Thần-kinh.
*Thuật lại những ngày trong ngục tù,có thể phóng bút [tôi nhớ mãi những ngày trong lao tù] nhưng nếu viết [Tôi gậm nhấm mối căm hờn trong cũi sắt, nhìn từng ngày tháng qua đi] thì nếu không đạo văn cũng bị tặng cho một chuỗi cười rả rích.
*Tự thuật cảnh già ngao du sơn thuỷ cứ thoải mái viết [tóc sương/sương pha/pha bạc mái đầu,tóc trắng như tuyết] nhưng chớ có lẩm cẩm chen vào [con ngựa ông cụ cưỡi sắc trắng như đà tuyết in] thì cũng có vấn đề đấy.
*Viết về kỷ niệm trong đời,nếu thuật [Tôi nhắm mắt lại,tìm một thoáng hương xưa và hình ảnh người tôi đã ước mơ mà chỉ thấy bàu trời tím ngắt] thì hãy coi chừng bị coi là đạo nhạc đấy.

*Trở lại bài nói chuyện của Melania Trump,nếu bà ta chỉ dùng [you work hard for what you want] rồi ở đoạn khác dùng [you do what you say] và để cách xa ở đoạn khác dùng [your word is your bond]...thì chắc gì người ta dám kết tôi đạo văn của Michellel Obama,bởi vì những ngữ từ trên rất thông dụng, đâu phải là độc quyền sáng tạo của M.Obama .Cũng như mấy chữ,từ ngữ,phân câu hay câu như: [viết thơ trên đá,lời nguyền sắt đá,liễu yếu đào tơ,phận má hồng,nỗi truân chuyên,bàu trời lấp lánh ánh sao,ánh mắt tinh cầu,mùa hè đỏ lửa,mùa xuân yêu đương,mùa thu chết,mùa đông tàn,cuộc sống phù du,đời hư ảo,tình đẹp khi dang dở,trận chiến thần tốc,quỷ khốc thần sầu,tổ quốc ta bốn ngàn năm văn hiến,trăm năm trong cõi người ta,thất bại là mẹ thành công,không thành công thì thành nhân]...(vô số không liệt kê được hết)đáng lẽ chẳng thuộc quyền sáng tạo của riêng ai.Tuy nhiên có sự oái oăm là ở chỗ người đời lại qui cái tác quyền cho ai được coi là đã nói ra lần đầu tiên và được phổ biến qua sử sách hoặc phương tiện truyền thông đai chúng.
Đại khái như vậy.Có hàng ngàn thí dụ.Nguyên tắc không rõ rệt,nhưng luôn luôn nên thận trọng xử dụng dấu quotation marks hoặc phải ghi rõ nguồn tài liệu...như sách học đã dạy kể trên kia.Ta cứ tự do sáng tác,nếu không nền văn học sẽ không phát triển được.Nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó.Vượt qua lằn ranh giới,dù vô tình xử dụng ngôn ngữ trùng hợp,có thể bị tố cáo là đạo văn.Sự thật không tránh khỏi tính cách tương tự,trùng hợp,nhưng nếu tương tự đến mức quá lộ liễu thì chắc chắn bị coi là đạo văn,còn trách được ai. !
HongNguyen/H.N.T. July.26.2016

PHỤ LỤC= [FB/ChNg May.25.18] + [tvvn.org May.26.18]

[Một người bạn đang ở VN đã gởi cho tôi bài Tôi Đi Học của Từ Thức.Xin cảm ơn bạn ấy]
1- Trích Bài viết trước (Gốc): TÔI ĐI HỌC /THANH TINH
Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi.
2- Trích Bài viết sau: Tôi Đi Học! – Từ Thức
Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay dổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.
Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi. Nhưng đó chỉ là những kỷ niệm.
* (1) Bài này, nếu có những câu giống văn Thanh Tịnh, chỉ là một sự tình cờ, ngoài ý muốn của tác giả.
3- Nhận Xét (Th.T=Thanh Tịnh, T.Th=Từ Thức).-
*Bài của T.Th được viết sau bài của Th.T.
*Chắc chắn bài viết sau đã có đọan hoàn toàn giống với bài viết trước
*Nếu xét vô tư,trung thực trên phương diện lý thì bài sau đã đạo văn bài trước
*Nhưng xét về ngữ cảnh,về tình trạng không-và-thời-gian xảy ra câu chuyện được thuật tả lại,về tình chứ không về lý...thì ta thấy rằng:
-Tác giả bài sau có một ẩn ý,mục đích riêng,cho nên dù biết mình đạo văn mà vẫn cố ý viết: /Bài này, nếu có những câu giống văn Thanh Tịnh, chỉ là một sự tình cờ, ngoài ý muốn của tác giả./
-Vì lý do rất tế nhị phải tránh việc nêu những nhận xét có tính cách không thuộc về phạm trù văn học thuần tuý, kẻ viết Nhận Xét này không muốn nêu rõ cái ẩn ý đó,cũng như không nêu rõ hoàn cảnh không-và-thời-gian của câu chuyện, mong độc giả hiểu cho.Hơn nữa cũng thông cảm cho tác giả của bài viết thứ hai,đừng khép tội T.Th.đạo văn.Tuy nhiên, thành thật mà nóì,việc sao chép y nguyên văn của người khác mà không cho biết văn đó không phải của mình thì T.Th đã làm một việc dại dột và sẽ gánh hậu quả xấu cho chính mình trên phương diện văn chương. Tôi không biết T.Th là ai.Dù sao T.Th cũng là kẻ viết văn như bất cứ tác giả nào khác.Nhưng tôi chân thành nhắn nhủ [bạn văn]T.Th: Dù với động cơ,mục đích,ẩn ý nào... bạn nên ghi rõ nguồn gốc của đoạn trích dẫn văn của người khác(có thể viết trong ngoặc kép...)và không nên viết một cách khẳng định như lời ghi chú *1, trái ngược hẳn với sự thật hiển nhiên ai cũng biết về văn của Th.T.
ChNg, May.24.2018

[FB May.26.18]=Xem TẢN MẠN VỀ ĐẠO VĂN FB/ChNg Jul.29.16


*************HET



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân