TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Câu chuyện về núi Rushmore - Núi Tổng thống Mỹ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Câu chuyện về núi Rushmore - Núi Tổng thống Mỹ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
THANH BINH



Ngày tham gia: 26 Jun 2008
Số bài: 158

Bài gửiGửi: Tue Nov 08, 2022 8:31 pm    Tiêu đề: Câu chuyện về núi Rushmore - Núi Tổng thống Mỹ

Câu chuyện về núi Rushmore - Núi Tổng thống Mỹ
Nam Phương
Theo Rachel Pfeiffer


Tượng bốn tổng thống Mỹ ở Núi Rushmore là một điểm du lịch nổi tiếng của Mỹ.

Tượng bốn tổng thống Mỹ ở Núi Rushmore là một điểm du lịch nổi tiếng của Hoa Kỳ. Trước khi có dịch bệnh, nơi đây thu hút hàng triệu lượt khách tới thăm mỗi năm. Vậy tại sao tác giả điêu khắc lại chọn bốn vị tổng thống này?


Bức hình có chữ ký của Gutzon Borglum, chụp năm 1919. (Public Domain)

Nhà điêu khắc nổi tiếng của Mỹ Gutzon Borglum (1867–1941) là người đã tạc tượng bốn vị tổng thống nổi tiếng trên đỉnh Núi Rushmore ở tiểu bang Nam Dakota. Để được thực hiện dự án tầm cỡ này, ông đã phải nỗ lực rất nhiều. Cuối cùng, vào một ngày tháng 8 đầy nắng năm 1927, Tổng thống Mỹ Calvin Coolidge tuyên bố khởi động dự án nghệ thuật của Borglum trước đám đông tập trung tại Núi Rushmore.

Tổng thống Coolidge cho biết, “Tượng đầu của bốn vị tổng thống được chạm khắc trên ngọn đồi vĩnh cửu ở Nam Dakota sẽ trở thành một di tích quốc gia độc đáo.... Tại đây, trung tâm của lục địa Bắc Mỹ,... những thế hệ tương lai sẽ được chứng kiến sự kết hợp giữa lịch sử và nghệ thuật, từ đó sinh ra tinh thần yêu nước”. “Nếu thế hệ tương lai có thể duy trì tinh thần này, đó là bởi vì họ tiếp tục nghiên cứu cuộc đời và thời đại của những vĩ nhân này trong lịch sử, cũng như tiếp tục ủng hộ lý tưởng của những vĩ nhân ấy. Chính vì mục đích này, chúng tôi xây dựng một tượng đài ở đây”.

Mục tiêu to lớn của Tổng thống Coolidge về một tượng đài kỷ niệm hoàn toàn phù hợp với tầm nhìn cao xa của Borglum về một tác phẩm điêu khắc khổng lồ.



Kiểu mẫu cuối cùng của Núi Rushmore do ông Borglum thiết kế trước khi dự án thiếu kinh phí vào tháng 10/1941. (Public Domain)

Những vĩ nhân trên núi

Ông Doane Robinson được mệnh danh là “Cha đẻ của Núi Rushmore” (Father of Mount Rushmore). Ông yêu lịch sử và yêu Nam Dakota. Khi là nhà sử học ở Nam Dakota, ông nghĩ rằng, những dãy núi đá hoa cương (granite) của tiểu bang sẽ là một địa điểm tuyệt vời cho tác phẩm điêu khắc lịch sử, không những có thể thu hút khách du lịch mà còn có thể tạo ra doanh thu.

Nhưng nhà điêu khắc nổi tiếng Lorado Taft đã từ chối công việc này do vấn đề sức khỏe. Cuối cùng, ông Robinson đã chuyển ý tưởng này cho một nhà điêu khắc nổi tiếng khác là Gutzon Borglum. Năm 1924, ông Borglum đến Nam Dakota để tìm vùng đất vàng cho dự án để đời.

Nhà điêu khắc Borglum là một nhân vật gây tranh luận vì có nhiều khuyết điểm, nhưng những khuyết điểm ấy lại là quá nhỏ so với những gì ông làm được. “Ước muốn lớn nhất của tôi từ khi còn nhỏ là xây dựng lại thế giới, tới nay tôi vẫn chưa từ bỏ”, ông nói.

Ban đầu, ông Robinson hy vọng rằng những tác phẩm khắc trên núi sẽ đại diện cho một số anh hùng phương Tây như John Fremont (thượng nghĩ sĩ được đề cử cho chức tổng thống Mỹ vào năm 1856), Lewis và Clark (hai nhà thám hiểm dẫn đầu cuộc thám hiểm trên bộ đầu tiên của người Mỹ đến duyên hải Thái Bình Dương và ngược lại), Sacagawea (một phụ nữ bộ tộc Lemhi Shoshone đã giúp đoàn thám hiểm của Lewis và Clark), v.v.

Ông Robinson và ông Borglum đã cùng nhau lên một số kế hoạch cho Núi Rushmore, nhưng cuối cùng họ quyết định rằng bốn vị tổng thống sẽ thú vị hơn và tạo thêm vẻ đẹp cho ngọn núi. Bốn vị tổng thống (TT) đó là George Washington, Thomas Jefferson, Abraham Lincoln và Theodore Roosevelt.



Núi Rushmore năm 1905, trước khi được tạc tượng. (Public Domain)

Đầu tiên, ông Borglum tạc tượng Tổng thống George Washington (1732–1799). Là một trong những nhà lập quốc và tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, ông đại diện cho “Sự lập quốc của nước Mỹ.” Tượng đầu của ông được hoàn thành vào năm 1930.

Người tiếp theo được tạc là Tổng thống Thomas Jefferson (1743–1826) – tác giả của “Bản Tuyên ngôn Độc lập Mỹ”. Trong nhiệm kỳ của TT Jefferson, nước Mỹ đã mua lại vùng đất Louisiana rộng hơn 2 triệu km2 thuộc lãnh thổ Pháp ở Bắc Mỹ. Vì những lý do trên, ông Borglum cho rằng Tổng thống Jefferson đại diện cho “Sự trưởng thành của nước Mỹ”. Ban đầu, ông Borglum định khắc TT Jefferson ở bên phải của TT Washington nhưng không thành công, cuối cùng ông đã chuyển sang khắc ở bên trái.

Sau đó đến lượt Tổng thống Abraham Lincoln (1809–1865). TT Lincoln là anh hùng trong lòng Borglum, ông thậm chí còn đặt tên cho con trai mình là “Lincoln”. Trước khi tạc tượng TT Lincoln trên Núi Rushmore, ông cũng đã tạc một số tác phẩm điêu khắc về vị Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ theo các đơn đặt hàng nghệ thuật. Vì địa vị lãnh đạo của TT Lincoln trong cuộc Nội chiến Mỹ (Civil War), ông đại diện cho “Sự bảo vệ đất nước”.

Tổng thống Theodore Roosevelt (1858–1919) có lẽ là nhân vật gây tranh luận nhất trong số các lựa chọn của ông Borglum. Nhưng ông Borglum quen biết TT Roosevelt, và ủng hộ TT nhiệt tình trong suốt sự nghiệp chính trị của vị tổng thống này. Vì vai trò của TT Roosevelt trong nền kinh tế Mỹ, bao gồm cả việc xây dựng kênh đào Panama, nên ông đại diện cho “Sự phát triển của Hoa Kỳ”.

Tháng 10 năm 1941, chỉ bảy tháng sau khi ông Borglum qua đời vì các biến chứng do giải phẫu, tác phẩm điêu khắc trên Núi Rushmore cũng được công bố hoàn thành. Trong suốt quá trình xây dựng, kinh phí luôn là vấn đề gây cản trở dự án. May mắn thay, Borglum và những người tin tưởng vào tài năng của ông đã giúp ông vượt qua giai đoạn khó khăn này. Sau cái chết của Borglum, con trai ông là Lincoln tiếp tục lãnh đạo dự án và hoàn thành tầm nhìn vĩ đại của cha mình.

Đài tưởng niệm mang ý nghĩa lịch sử này vẫn là chủ đề tranh luận của những người Mỹ bản xứ. Năm 1948, ông Henry Standing Bear, một trưởng lão thổ dân ở Lakota, đã ủy quyền cho nhà điêu khắc Korczah Zilokowski bắt đầu tạc một tác phẩm tên là “Crazy Horse” (Ngựa Điên) trên ngọn núi nằm cách Núi Rushmore hơn 27 km để cạnh tranh với tượng đầu bốn vị tổng thống. Tới nay, Crazy Horse vẫn chưa hoàn thành, khi so sánh với bức tượng ở Núi Rushmore thì ngắn hơn khoảng 8 mét.



Tượng đầu Tổng thống George Washington được chụp vào khoảng năm 1932. (Public Domain)

Nhà kỷ niệm lịch sử

Ngoài việc khắc phần đầu các vị tổng thống trên Núi Rushmore, tầm nhìn của ông Borglum còn bao gồm cả việc xây dựng một Nhà kỷ niệm lịch sử (Hall of Records). Ông nói, “Đưa tác phẩm điêu khắc trên núi này vào lịch sử mà không nói rõ danh tính của họ, nó giống như bạn gửi một bức thư đến dịch vụ bưu chính thế giới mà không ghi địa chỉ hoặc chữ ký”. Xây dựng một nhà kỷ niệm lịch sử là giải pháp của ông Borglum cho vấn đề danh tính các nhân vật.

Quy mô ban đầu mà ông Borglum dự định thiết kế cho nhà kỷ niệm lịch sử còn tráng lệ hơn nhiều so với những gì được nhìn thấy trên núi ngày nay. Năm 1938 và 1939, đội công nhân đã đào một đường hầm vào núi để làm nhà kỷ niệm. Tuy nhiên, sau đó công trình này đã bị yêu cầu dừng lại, ông Borglum chỉ đành tiếp tục hoàn thành công việc điêu khắc của mình.

Mặc dù Borglum không thể hoàn thành nhà kỷ niệm lịch sử, nhưng mong muốn của ông đã được thực hiện một phần vào năm 1998 khi chính quyền cho thiết lập một kho lưu trữ hồ sơ trong chính đường hầm được đào vào cuối những năm 1930. Tin tức về Núi Rushmore và lịch sử ngắn gọn của Hoa Kỳ đều được đưa vào phòng lưu trữ này.

Xây dựng tượng đài kỷ niệm là một cách để tưởng nhớ quá khứ. Mong ước lớn nhất của nhà điêu khắc Borglum đối với kiệt tác của mình là người dân Mỹ sẽ nhớ đến những vĩ nhân đã xây dựng nên đất nước này và truyền nó từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ông viết, “Bức tượng vĩ đại này là dấu mốc của chúng ta. Nó được chạm khắc trên xương sống của thế giới phương Tây, cao vút trên bầu trời, chúng ta điêu khắc mà không sợ hãi, thách thức thiên nhiên”, “Tôi tin chắc rằng, chỉ cần dãy Núi Rushmore còn tồn tại, tác phẩm điêu khắc này cũng sẽ tồn tại”.


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân