TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - 8 hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

8 hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
THANH BINH



Ngày tham gia: 26 Jun 2008
Số bài: 158

Bài gửiGửi: Mon May 16, 2022 9:51 pm    Tiêu đề: 8 hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ


8 hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ
Thanh Hương


Brocken Spectre. Bóng ma Brocken trên núi Ontake, ở tỉnh Nagano, Nhật Bản. Bóng ma Brocken là những bóng đen được bao quanh bởi ánh sáng cầu vồng thường xuất hiện trên núi. (Wikimedia Commons)

Trái đất của chúng ta là một nơi tràn ngập những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú. Hãy cùng điểm qua 8 trong số những hiện tượng kỳ lạ nhất từng được biết đến.



Light Pillars. Những cột sáng ở Laramie, Wyoming, Mỹ, vào một đêm tháng Giêng rất lạnh. (Christoph Geisler / Wikimedia Commons)

1. Cột ánh sáng
Đó không phải là Bắc Cực quang, đó là một hiện tượng khác được gọi là các cột ánh sáng. Ở nhiệt độ đóng băng, các tinh thể băng có thể tạo ra sương mù trong suốt gần mặt đất. Các tinh thể này phản chiếu ánh sáng từ mặt đất lên thành những cột sáng.




Catatumbo River Lightning. Tia chớp sông Catatumbo. (Wikimedia Commons)

2. Tia chớp sông Catatumbo
Cửa sông Catatumbo ở Venezuela gần như liên tục được chiếu sáng bởi tia chớp. Người dân bản xứ gọi nó là “Dòng sông lửa trên bầu trời”.

Gần đây, Tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness đã trao kỷ lục cho nó về mật độ tia chớp cao nhất trên thế giới.

Guinness nói với Huffington Post rằng khu vực này có gần 400 tia chớp trên mỗi dặm vuông (250 tia trên km vuông) và hiện tượng này xảy ra lên đến 300 đêm mỗi năm. Tia chớp thường bắt đầu vào lúc chập choạng tối và xuyên suốt cho đến rạng sáng.




Bóng ma Brocken trên Grisedale Pike ở Cumbria, Anh. (Andrew Smith / Wikimedia Commons)

3. Bóng ma Brocken
Hình người xuất hiện bao quanh bởi ánh sáng. Các nhà khí tượng học cũng gọi chúng là vầng hào quang. Đây là hiện tượng bóng của người quan sát bị phóng to đến kích thước khổng lồ và đổ bóng lên một đám mây có mật độ phù hợp ở hướng đối diện với Mặt Trời. Hiện tượng kỳ thú này thường được quan sát ở vùng núi cao.




Mây Mammatus trên thành phố Regina, Saskatchewan, Canada, vào ngày 26 tháng 6 năm 2012, sau một báo động bão nghiêm trọng và đề phòng lốc xoáy. (Craig Lindsay / Wikimedia Commons)

4. Mây Mammatus (mây vảy rồng)
Mammatus Clouds. Các đám mây Mammatus thường là dấu hiệu của một cơn bão mạnh.




Morning Glory Clouds. Những đám mây Morning Glory trên không gần Burketown, Australia. (Mick Petroff)

5. Những đám mây Morning Glory
Không ai thực sự chắc chắn điều gì đã tạo nên những đám mây này. Chúng có thể trải dài hơn 600 dặm (1.000 km), và chúng xuất hiện cách mặt đất khoảng một dặm. Chúng có ở khắp nơi trên thế giới, nhưng chúng thường xuyên xuất hiện ở Burketown, Australia vào mỗi mùa xuân. Những đám mây này có thể di chuyển với tốc độ 65 km/giờ trong điều kiện hầu như không có gió.




Sun Dogs. Mặt trời giả. (Wikimedia Commons)

6. Mặt trời giả
Mặt trời giả hay Mặt trời ma (tiếng Anh: sun dog), tên khoa học parhelion, là một hiện tượng quang học khí quyển, gồm đốm sáng ở một hoặc cả hai bên của Mặt trời. Các đốm sáng này được tạo ra bởi ánh sáng mặt trời khúc xạ qua các tinh thể băng. Tùy thuộc vào hướng của các tinh thể băng, người quan sát sẽ thấy một vầng hào quang hoặc một mặt trời giả.




Lenticular Clouds. Những đám mây hình thấu kính trên núi Hotaka ở Nhật Bản. (Wikimedia Commons)

7. Mây hình thấu kính
Không khí ẩm bị ép lên xung quanh các đỉnh núi tạo ra các đám mây hình thấu kính.




Fire Rainbow . Cầu vồng lửa. (Shutterstock)

8. Cầu vồng lửa
Các vòng cung hình tròn - được gọi là cầu vồng lửa - xảy ra nếu mặt trời ở trên cao và các đám mây chứa đầy các tinh thể băng hình lục giác.

Hiện tượng thiên nhiên này thường hình thành trong các đám mây Cirrus mềm mại.

Bạn chỉ có thể nhìn thấy một cầu vồng lửa nếu mặt trời ở ít nhất là 57,8 độ, hoặc lý tưởng nhất là 67,9 độ, phía trên đường chân trời vào khoảng giữa trưa. Điều này có nghĩa là bạn không thể nhìn thấy một cái vào giữa mùa đông, và nó cũng có nghĩa là vĩ độ là một yếu tố quan trọng; bạn càng ở xa về phía bắc, bạn càng ít có khả năng nhìn thấy nó.


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân