TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Xe tăng hết thời trong chiến tranh hiện đại?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Xe tăng hết thời trong chiến tranh hiện đại?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
THANH BINH



Ngày tham gia: 26 Jun 2008
Số bài: 158

Bài gửiGửi: Tue Apr 12, 2022 10:53 pm    Tiêu đề: Xe tăng hết thời trong chiến tranh hiện đại?

Xe tăng hết thời trong chiến tranh hiện đại?

Ukraine đang trở thành “nghĩa địa” của xe tăng Nga. Nhưng xe tăng có thực sự lỗi thời trong chiến tranh hiện đại?



Một chiếc tăng T-72 bị bắn cháy tại ngoại ô Kyiv Oblast (ảnh: Alex Chan Tsz Yuk/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)


Xe tăng trong chiến tranh hiện đại

Mặc dù có quân đội lớn thứ tư thế giới nhưng Nga là siêu cường về xe tăng với 12,950 chiếc được sản xuất trong năm 2020 (gấp đôi Mỹ, đứng thứ hai với 6,333 xe). Xe tăng luôn là niềm tự hào của quân đội Nga. Đó là hình ảnh không thể thiếu trong các cuộc duyệt binh phô trương sức mạnh quân sự. Tuy nhiên, những chiếc xe tăng Nga cháy đen như đống sắt vụn đã trở thành hình ảnh “biểu tượng” cho sự thảm bại của Nga tại chiến trường Ukraine.

Cận chiến “tay đôi” trong đô thị

Theo thông tin chưa kiểm chứng của Bộ Ngoại giao Ukraine, tính đến ngày 24 Tháng Ba, quân Nga đã mất hàng trăm xe tăng sau chỉ một tháng động binh. Các loại xe bọc thép của Nga bị quân Ukraine phục kích bằng tên lửa chống tăng, trong đó có “vũ khí chống tăng hạng nhẹ thế hệ tiếp theo” (Next Generation Light Antitank Weapon-NLAW) và tên lửa chống tăng vác vai Javelin cơ động. Drone sát thủ “Kamikaze” Switchblade cũng là vũ khí chống tăng cực kỳ hiệu quả.



Hình ảnh ê chề của quân đội Nga trong cuộc chiến Ukraine (ảnh: Maximilian Clarke/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)


Thất bại của tăng Nga khiến một số chuyên gia cho rằng hình thái chiến tranh đã thay đổi; xe tăng và thiết giáp chở quân đã lỗi thời. Anders Aslund, một chuyên gia về Nga-Ukraine-Đông Âu, viết trên Twitter: “Chúng quá đắt và dễ bị tiêu diệt bằng súng phóng hạng nhẹ hoặc máy bay không người lái”. Theo tổ chức tình báo nguồn mở Oryx, Nga đã mất tổng cộng ít nhất 450 xe tăng (221 chiếc bị phá hủy, 6 chiếc bị hư hại, 41 chiếc bị bỏ lại) và 182 chiếc trở thành chiến lợi phẩm của Ukraine. Nga sẽ mất nhiều hơn nữa tại chiến trường miền Đông sắp bùng nổ khi sát thủ Switchblade trổ tài. Ngày 5 Tháng Tư, giới chức quốc phòng Hoa Kỳ thông báo họ đang huấn luyện binh sĩ Ukraine có mặt tại Mỹ về cách sử dụng 100 Switchblade bỏ gọn trong balô.

Xe tăng trong quân sử

Xe tăng đã thống trị chiến tranh trên bộ trong hơn 80 năm. Nhiệm vụ của tăng là chọc thủng các vị trí của đối phương để mở đường cho bộ binh tràn vào. Tuy nhiên, xe tăng từ lâu cũng luôn là mồi ngon của các loại vũ khí như bazooka hoặc “bom dính” (sticky bomb) được thấy trong phim Saving Private Ryan. Trong khi đó, để diệt tăng, lính đối phương chẳng cần kinh nghiệm nhiều.

Với loại vũ khí diệt tăng cực kỳ hiệu quả như Javelin, người ta chỉ cần bấm nút rồi ngồi nhìn chiếc xe tăng địch bốc cháy. Nhà sản xuất SAAB (hợp tác giữa Anh và Thụy Sĩ) quảng cáo vũ khí NLAW của họ: “Sử dụng NLAW dễ như đồ chơi. NLAW có thể tấn công từ hầu hết vị trí, từ trên cao trong một tòa nhà, sau gốc cây hoặc dưới mương. Bạn có thể bắn từ góc 45 độ; từ bên trong một căn nhà, từ tầng hầm hoặc từ tầng hai một tòa nhà ngoài tầm bắn của hầu hết xe tăng”.



Một chiếc T-14 Armata – niềm tự hào của quân đội Nga – tại Quảng trường Đỏ trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 75 năm chiến thắng Thế chiến thứ hai, ngày 24 Tháng Sáu 2020 (ảnh: Ramil Sitdikov – Host Photo Agency via Getty Images )


T-72 trước khi ra trận (tại Quảng trường Lenin trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 75 năm chiến thắng Thế chiến thứ hai, ngày 24 Tháng Sáu 2020 – ảnh: Alexandr Kryazhev – Host Photo Agency via Getty Images)


Và sau khi có mặt ngoài chiến trường (ảnh: Alex Chan Tsz Yuk/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)


Một thế kỷ trước, người Anh gọi xe tăng là thiết giáp hạm, có thể vượt qua hầu hết địa hình và gây bất ngờ cho kẻ thù bằng sự kết hợp vô song giữa tốc độ và hỏa lực. Chúng được triển khai lần đầu tiên trong Thế chiến thứ nhất để phá vỡ thế bế tắc của chiến tranh chiến hào. Một cách chính xác, xe tăng được sử dụng lần đầu tiên trên chiến trường Somme (Pháp) vào ngày 15 Tháng Chín 1916.

Với Mỹ, xe tăng từ lâu đã trở thành trọng tâm trong học thuyết quân sự. Chính các xe tăng Quân đoàn 3 của vị tướng lừng danh George Patton đã giúp giải cứu Lực lượng Dù 101 bị bao vây trong Trận chiến Bulge. Và trong Chiến tranh vùng Vịnh 1991, xe tăng Mỹ là lực lượng chủ lực nghiền nát quân Iraq. Trong một lần chạm trán, một nhóm chín xe tăng Mỹ đã đụng độ với bầy xe tăng đông hơn nhiều của Iraq và cuối cùng diệt gọn đối phương. Đó là Trận 73 Easting (Battle of 73 Easting) – một trận giao tranh kinh điển trong quân sử giữa tăng và tăng. Trung tướng H.R. McMaster là người chỉ huy lực lượng xe tăng Eagle của Mỹ tại Trận 73 Easting…

Xe tăng uống nhiên liệu như uống nước. Với tầm hoạt động khoảng 600 dặm, tăng T-72 của Nga nặng 40 tấn và tốn mỗi dặm một gallon nhiên liệu. Xe tăng nói chung cồng kềnh khi tác chiến trong môi trường đô thị hiện đại. Chiếc M1A2 của Mỹ nặng hơn 73 tấn (sử dụng pháo 120mm), dù được trang bị “áo giáp” dày cộm và thiết bị gây nhiễu hỏa tiễn, cũng có nguy cơ trở thành mồi khi lò dò vào môi trường đô thị. Trong khi đó, thế giới ngày càng được đô thị hóa. Theo Ngân hàng Thế giới, đến năm 2045, sáu tỷ người sẽ sống ở các thành phố…

Ukraine đang khai thác tốt điều đó để “phơ” xe tăng Nga. Tại Brovary, phía Đông Kyiv, một người lính Ukraine nói với The New York Times rằng các tay súng diệt tăng của họ bố trí vũ khí chống tăng dọc theo đường cao tốc và đường lớn, khi đoàn tăng Nga xuất hiện trong phạm vi ba dặm thì cứ thế bấm cò, phối hợp với thiết bị bay không người lái (drone).

Thời của xe tăng vẫn còn?

Dù thế nào, một số người vẫn tin vào sự cần thiết của xe tăng trong chiến tranh qui ước thời hiện đại. “Đã đến hồi cáo chung của xe tăng trong chiến tranh hiện đại? Câu trả lời là không! Chắc chắn không!” – Scott Boston, nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại công ty phân tích chính sách toàn cầu RAND Corporation khẳng định. Boston nói thêm: “Bằng chứng đầu tiên và rõ ràng nhất cho sự tồn tại tiếp tục của xe tăng là Ukraine đang kêu gọi Mỹ và phương Tây hỗ trợ xe tăng cho họ”.

Sở dĩ xe tăng Nga thất bại thảm hại là do quân Ukraine đã đánh thẳng vào hệ thống tiếp vận của Nga. Ngoài ra, có một sư đoàn xe tăng Nga đã bị bỏ lại chứ không phải bị đối phương phá hủy. Tuy nhiên, Boston cũng như nhiều chuyên gia khác cũng đồng ý rằng chiến thuật xe tăng mở đường phải thay đổi và nó phải được bảo vệ chứ không chỉ đóng vai trò bảo vệ cho bộ binh. Ngoài ra, cũng cần xét đến yếu tố rằng sở dĩ xe tăng Nga dễ dàng bị bắn cháy là do thái độ khinh địch và chủ quan ngay từ đầu, khi họ tưởng việc “luộc” Ukraine dễ như trở bàn tay.

Lê Tây Sơn

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân