TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Sự khác biệt giữa “ngủ muộn dậy muộn” và “ngủ sớm dậy sớm”
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Sự khác biệt giữa “ngủ muộn dậy muộn” và “ngủ sớm dậy sớm”

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Wed Mar 30, 2022 9:12 am    Tiêu đề: Sự khác biệt giữa “ngủ muộn dậy muộn” và “ngủ sớm dậy sớm”

Sự khác biệt giữa “ngủ muộn dậy muộn” và “ngủ sớm dậy sớm”

Dù biết thức đêm làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng con người có khuynh hướng coi nhẹ những lời báo động cho đến khi gặp hậu quả. (Pxhere)


Đều ngủ đủ 8 tiếng, nhưng ngủ muộn và ngủ sớm đều sẽ đem đến nhiều khác biệt cho sức khỏe về lâu dài, bởi nó tác động trực tiếp đến chu kỳ sinh học của cơ thể.

Dù biết thức đêm làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng con người có khuynh hướng coi nhẹ những lời báo động cho đến khi gặp hậu quả. Lý do của suy nghĩ này là bởi nhiều người chủ quan tin rằng dù ngủ muộn một chút, nhưng miễn là ngủ bù lại thì sẽ không có vấn đề gì.

Nhưng liệu quan điểm này có đúng không? Đều là ngủ 8 tiếng, nhưng sự khác biệt giữa ngủ muộn dậy muộn và ngủ sớm dậy sớm là gì?


Ngủ muộn trong thời gian dài, đồng hồ sinh học bị rối loạn


Đồng hồ sinh học (hay còn gọi là nhịp sinh học) được ví như đôi bàn tay vô hình có tác dụng điều chỉnh trạng thái sinh lý của cơ thể người.

Khi một người muốn đại tiện vào buổi sáng, đói khi gần đến bữa ăn và cảm thấy buồn ngủ vào ban đêm... Tất cả đều do đồng hồ sinh học kiểm soát.

Sự rối loạn của nhịp sinh học biểu lộ theo nhiều cách khác nhau, thông thường nhất là ngủ muộn hoặc thức khuya.

Ngoài ngủ đủ 8 tiếng, ngủ sớm và dậy sớm mới thật sự phù hợp với nhịp sinh học của cơ thể người; ngược lại, ngủ muộn và dậy muộn có thể gây rối loạn nhịp sinh học, ảnh hưởng khó lường đến sức khỏe.

Dưới đây là 4 tác động tiêu cực khi đồng hồ sinh học của cơ thể bị rối loạn:



1. Nhịp sinh học rối loạn sẽ tác động xấu đến thói quen ngủ

Các biểu lộ điển hình nhất của rối loạn nhịp sinh học là thời điểm cần ngủ thì tinh thần lại rất tỉnh táo, trong khi thời điểm cần tỉnh táo để làm việc và học tập thì họ cảm thấy buồn ngủ.



2. Rối loạn đồng hồ sinh học cũng tác động đến trạng thái tinh thần

Tình trạng thiếu ngủ kéo dài không chỉ gây xáo trộn nhịp sinh học của cơ thể mà còn ảnh hưởng đến công việc, học tập, gây ra các triệu chứng như kém tập trung, phản xạ kém, rối loạn ăn uống.



3. Nhịp sinh học bất ổn định làm tăng nguy cơ bệnh tật

Thức khuya trong thời gian dài dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, từ đó khiến bạn dễ mắc các bệnh hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh ban đầu.

Trẻ em thức khuya ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển, người già thiếu ngủ sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer, Parkinson.



4. Rối loạn sinh học cơ thể gây biến đổi gene và di truyền

Theo quan điểm di truyền, cơ chế nhịp sinh học do gene quyết định, vậy nên nó có khả năng di truyền cho thế hệ sau.

Trong những năm gần đây, các nước trên thế giới đã phát giác một số hiện tượng mà ở đó, các thành viên trong gia đình đều bị mất ngủ trong 30 - 40 năm.

Khi kiểm soát óc của những bệnh nhân hiếm gặp này, các nhà khoa học phát giác những biến đổi hoặc rối loạn gene vốn đảm trách cơ chế sinh học ở một số vùng nhất định.


Các nhà khoa học khuyên nên đi ngủ sớm


Một số nhà khoa học đạt giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học năm 2017 đã tiết lộ các nguyên tắc hoạt động của nhịp sinh học trong cơ thể người.

Ba nhà khoa học đã phân lập gene thành công và phát giác ra một loại protein đặc biệt được gene mã hóa, từ đó tiết lộ cơ chế hoạt động bên trong của tế bào kiểm soát đồng hồ sinh học.

Nghiên cứu cho thấy, gene lên cao điểm vào ban đêm và thoái trào vào ban ngày, dao động theo chu kỳ 24 giờ, đồng bộ với nhịp sinh học. Tất cả mọi sinh vật, kể cả con người, đều tuân theo nguyên tắc này.

Nhịp điệu sinh học của cơ thể người còn đa dạng hơn, sự thay đổi giữa ngày và đêm cũng kéo theo sự thay đổi của nhiệt độ, mạch, huyết áp, trí nhớ, mức tiêu thụ oxy và mức tiết hormone.


Thời điểm vàng để ngủ theo nhịp sinh học cơ thể


Nói chung, cơ thể con người bắt đầu tiết melatonin sau 21h. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tuân theo nhịp sinh học và bắt đầu đọc sách, nghe nhạc từ 21h đến 23h để não bộ được giảm căng thẳng và chuẩn bị cho giấc ngủ.

23 giờ đêm đến 3 giờ sáng được coi là thời điểm tốt nhất để tiến nhập vào trạng thái ngủ sâu (giấc ngủ vàng), một khi đã bỏ lỡ thì dù bạn có ngủ bao lâu sau đó cũng khó có thể bù đắp được.



Ba cách để thoát khỏi cám dỗ “ngủ muộn”, khôi phục lại nhịp sinh học cơ thể

Nếu bạn không thể đi ngủ sớm vì lý do nào đó, thì hãy cố gắng thay đổi và sắp xếp lại công việc để hoàn thành chúng trong ngày hôm sau hoặc làm sớm hơn; còn với những người bị chứng khó ngủ, họ nên tìm sự trợ giúp y tế.

Đối với những người thường có thói quen trì hoãn dẫn đến ngủ muộn, hãy thử 3 cách sau đây:



1. Tự nhắc nhở chính mình: “Đã đến giờ đi ngủ”

Những ai ngủ muộn nên tự tuyên bố với chính mình rõ ràng rằng ban đêm là thời gian để nghỉ ngơi. Tuy nhiên, một khi thói quen đã hình thành thì bạn sẽ cần chút thời gian để điều chỉnh và thích nghi lại.

Khi não bộ nói với bạn rằng bạn không thể ngủ được, hãy nói với chính mình rằng: “Tôi không thể bị loại suy nghĩ và ý thức này điều khiển, tôi đã rất buồn ngủ, và tôi phải đi ngủ ngay lập tức”.



2. Chuyển hướng sự chú ý để óc được nghỉ ngơi và tìm lại cảm giác buồn ngủ

Tại sao bạn ngủ muộn? Có phải vì chơi game, lướt web, mạng xã hội hay xem video không?

Nếu vì giải trí mà làm trễ giấc ngủ, thì bạn nên thay thế chúng bằng cách tắm rửa, đắp mặt nạ, ngâm chân, tắm nước nóng...

Trong khi làm những việc này, bạn nên gác lại những sở thích nói trên, cố gắng giữ cho mình môi trường yên tĩnh và thoải mái.



3. Bài tập giảm căng thẳng chính mình giúp buồn ngủ nhanh hơn

  • Đầu: Lần lượt cau mày, mũi, nhắm mắt, mỗi lần giữ 10 giây rồi thả lỏng.

  • Vai: Hãy siết chặt vai của bạn, và nâng vai lên cao như thể chạm vào tai.

  • Cánh tay: Gập cả hai cẳng tay và đặt ở hai bên, gần sát vai, sau đó siết chặt hai cánh tay vào nhau.

  • Bàn tay: Nắm chặt tay với lực tối đa cho đến khi không còn nắm được nữa.

  • Hóp bụng: Hóp bụng càng nhiều càng tốt, như thể ai đó định đấm vào bụng bạn, và bạn đang cố gắng để né tránh, hãy giữ bụng hóp lại trong 10 giây mỗi lần.

  • Chân: Siết chặt đùi và hông, kẹp một đồng xu vào giữa hai đầu gối, đồng thời nhấc thẳng chân lên.

  • Bàn chân: Từ từ uốn cong các ngón chân xuống, như thể bám chặt xuống mặt đất, giữ trong 10 giây, sau đó từ từ mở các ngón chân ra, giữ yên bàn chân và mắt cá chân, cuối cùng thả lỏng.

Cần lưu ý khoảng thời gian giữa các bài tập nhỏ trên là 10 giây, bạn có thể chọn 1 hoặc 2 kiểu trước khi đi ngủ tùy theo tình trạng của chính mình, và dừng lại khi cảm thấy buồn ngủ.

Bảo Vy

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân