TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Những kỹ thuật thất bại lớn nhất năm 2021
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Những kỹ thuật thất bại lớn nhất năm 2021

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9643

Bài gửiGửi: Sun Jan 09, 2022 7:38 am    Tiêu đề: Những kỹ thuật thất bại lớn nhất năm 2021

Những kỹ thuật thất bại lớn nhất năm 2021

(Hình: Austin Distel/Unsplash)


Đối với nhiều người, năm 2021 là sự đan xen giữa hy vọng và thách thức. Dù vaccine Covid-19 được dùng rộng rãi hơn nhưng đại dịch vẫn kéo dài thêm một năm nữa và cả sau đó. Trong khi kỹ thuật tiếp tục giúp chúng ta giải trí và liên kết thời đại dịch, cũng có lúc nó ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống do thất bại chủ quan hoặc khách quan. Năm 2021, đã có những lúc kỹ thuật hoạt động sai hoặc không hoạt động hoàn hảo, từ việc mạng internet bị tê liệt trên diện rộng đến tấn công đòi tiền chuộc (ransomware) quy mô lớn và một loạt vấn đề đối với Meta, công ty mới của Facebook, và nhiều công ty khác nữa. Sau đây là một số kỹ thuật thất bại đáng chú ý nhất năm 2021.



1/ Facebook và LinkedIn bị rò rỉ dữ liệu

Vào Tháng Tư, các chuyên viên an ninh mạng tiết lộ tin chấn động: Tin tức cá nhân của nửa tỷ người dùng Facebook, gồm số điện thoại, ngày sinh và địa chỉ email, đã bị tung lên một trang web của tin tặc. Nhưng theo Facebook đây là những dữ liệu đã bị “những kẻ xấu độc hại” (malicious actors) thu thập vào năm 2019 và đã được sửa chữa cùng năm đó. Một lần nữa, tiết lộ này cho thấy các công ty kỹ thuật dễ bị kẻ xấu lấy cắp một lượng lớn dữ liệu cá nhân như thế nào!

Cũng trong Tháng Tư, mạng xã hội LinkedIn xác nhận dữ liệu cá nhân công khai của khoảng 500 triệu tài khoản người dùng từng được rao bán trên một trang web của hacker. Linkedin cho biết cơ sở dữ liệu rao bán lúc đó chỉ “là một tập hợp dữ liệu từ một số trang web và công ty” không thuộc dạng mật. Công ty cũng khẳng định đây không phải là một vụ đột nhập lấy cắp dữ liệu của LinkedIn.



2/ Ứng dụng Citizen phát giác sai một kẻ cố ý phóng hỏa

Vào Tháng Năm, Citizen, một công ty khởi nghiệp điều hành ứng dụng Signal chuyên gửi báo động tội phạm theo thời gian thực đến người dùng ghi danh, đã đề nghị phần thưởng $30,000 cho những ai giúp chỉ điểm kẻ gây ra vụ cháy rừng ở thành phố Los Angeles. Tin tức truy tìm gồm cả tấm hình của một người đàn ông được đăng lên Signal, dẫn đến việc cảnh sát bắt giữ một nghi phạm. Nhưng có một vấn đề lớn xảy ra: Người này bị nhận diện lầm! Lý do, công ty đã sử dụng một sản phẩm mới trong ứng dụng có tên là OnAir để phát tin về nghi phạm, nhưng lại không tuân thủ quá trình xác minh chặt chẽ mà đã cung cấp tin tức cho dân chúng!



3/ Tấn công đòi tiền chuộc trở thành vấn nạn lớn

Năm 2020, các cuộc tấn công ransomware (trong đó tin tặc cướp quyền truy cập vào hệ thống máy tính của công ty để giữ công ty làm con tin đòi tiền chuộc rồi mới trả lại quyền) đã tăng mạnh đến mức báo động, đặc biệt là những cuộc tấn công nhắm vào các công ty và cơ sở hạ tầng quan trọng.

Một cuộc tấn công lớn trong Tháng Năm vào đường ống dẫn nhiên liệu có từ thời thuộc địa (Colonial Pipeline) tại miền Tây nước Mỹ đã cho thấy rõ tính dễ bị tấn công của cơ sở hạ tầng kỹ thuật Mỹ đối với loại tội phạm này.

Colonial Pipeline, một trong những đường ống dẫn nhiên liệu lớn nhất ở Mỹ, đã phải tạm dừng hoạt động khi hệ thống mạng của nó bị tấn công từ các tin tặc đánh cắp mật khẩu. CEO của Colonial Pipeline thừa nhận để sớm lấy lại quyền truy cập hệ thống và trở lại hoạt động bình thường, công ty đã phải trả $4.4 triệu tiền chuộc. Tháng Sáu, các điều tra viên cua Bộ Tư pháp thông báo chỉ mới thu hồi được $2.3 triệu tiền điện tử được trả cho chúng.



4/ Sập mạng cho thấy sự mong manh của Internet

Trong vòng chưa đầy hai tuần, một lượng lớn người dùng internet không thể liên kết mạng vì các công ty kỹ thuật quản lý đường truyền gặp trở ngại: Sập mạng. Đây là một “vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng” mà đa số người dùng chưa bao giờ trải qua. Nguyên nhân mất điện nhanh chóng được phát giác và sửa chữa trong thời gian ngắn, nhưng cũng đủ cho thấy mức độ phụ thuộc vào internet của chúng ta như thế nào và mức độ bấp bênh của đường truyền.

Lần thứ nhất vào ngày 8 Tháng Sáu khi vô số trang web như Reddit, CNN, Amazon phải ngừng hoạt động do mạng phân phối nội dung (content delivery network) Fastly bị tê liệt. Sau đó, vào ngày 17 Tháng Sáu, một trở ngại nữa xảy ra tại công ty Akamai Technologies khiến không thể truy cập vào một số trang web hàng không và ngân hàng như Southwest Airlines, United Airlines, Commonwealth Bank of Australia và Hong Kong Stock Exchange. Trở ngại nhanh chóng được phát giác trong một phút và chưa đến một giờ đa số trang web bị ảnh hưởng được phục hồi.

Nhưng đây không phải là hai trở ngại internet lớn duy nhất trong năm mà vào Tháng Mười Hai, dịch vụ điện toán đám mây của công ty Amazon đã ba lần phải ngừng hoạt động khiến các dich vụ phim trực tuyến Disney +, Slack, Netflix, Hulu và nhiều hãng khác bị gián đoạn cùng với hoạt động hậu cần của Amazon đúng vào kỳ nghỉ lễ quan trọng.


Ms Haugen appeared at a joint committee of MPs and Lords


5/ Facebook có một tuần tồi tệ

Thứ Hai, ngày 4 Tháng Mười, là ngày rất tồi tệ trên nhiều phương diện đối với một công ty sắp được đổi tên thành Meta. Đêm trước, người tố giác Facebook Frances Haugen khi công khai danh tính trên chương trình phỏng vấn “60 Minutes” và tố cáo “Facebook biết rõ cách mạng xã hội của nó được sử dụng để lan truyền tin tức sai lệch, ngôn ngữ kích động thù địch và bạo lực nhưng vẫn làm ngơ” (từ Tháng Chín, Haugen lúc còn giấu tên đã chuyển hàng ngàn trang tài liệu nội bộ cho tờ The Wall Street Journal trong cái gọi là The Facebook Files).

Cũng ngày này, Facebook, WhatsApp và Instagram phải ngưng hoạt động trong nhiều giờ. Công ty đổ lỗi nguyên nhân cho sự trục trặc khi “thay đổi diện mạo” nhưng cổ phiếu đã sụt giảm mạnh (một phần do Haugen).

Facebook phải chuẩn bị cho sự giám sát chặt chẽ hơn của cơ quan quản lý sau khi Haugen điều trần vào ngày Thứ Ba trước các thành viên uỷ ban của Quốc hội nhưng công ty yêu cầu bác đơn khiếu nại chống độc quyền do Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) đệ trình chống lại nó. Nhiều điều tồi tệ hơn cũng đến.

Vào cuối Tháng Mười, một liên minh gồm 17 tổ chức tin tức của Mỹ bắt đầu xuất bản các câu chuyện của riêng họ về Facebook dựa trên các tiết lộ được gửi cho Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) và được cố vấn pháp lý của Haugen cung cấp cho Quốc hội dưới dạng biên tập lại. Những câu chuyện này bao gồm chi tiết về cách các nhóm bảo thủ phối hợp sử dụng Facebook để kích động bạo lực (chẳng hạn như cuộc nổi dậy ngày 6 Tháng Một) và cách những kẻ buôn người sử dụng mạng xã hội. (Facebook đã nhiều lần cố gắng làm mất uy tín của Haugen, đồng thời cho biết lời khai và báo cáo của cô không đúng với các hành động và nỗ lực mà nó đã làm để cải thiện thực trạng)



6/ Zillow và bài học cay đắng về ước tính giá nhà bằng AI

Vào Tháng Mười Một, công ty Zillow tuyên bố sẽ đóng cửa hoạt động của công ty Zillow Offers vì “không thể dự báo đúng giá nhà” khi “thực tế vượt xa với ước tính của công ty”. Quyết định này là sự thừa nhận thất bại đối với một “người khổng lồ” niêm yết bất động sản khi công ty vẫn còn $304 triệu hàng tồn kho trong Quý 3 khiến ​​cổ phiếu lao dốc và phải lên kế hoạch cắr giảm 2,000 nhân sự, tưc một phần tư số nhân viên.

Còn nhớ, vào đầu năm, Zillow tỏ ra rất tự tin vào khả năng sử dụng AI để ước tính giá trị ngôi nhà đến mức nó tuyên bố ‘cái gọi là’ Zestimate “sẽ hoạt động như bước khởi đầu cho một tương lai sáng sủa”! Rõ ràng, mua và bán nhà kiếm lời đã khó; sử dụng AI để đưa ra các quyết định gần đúng như trong thế giới thực cũng không hề dễ!


(Hình: David von Diemar/Unsplash)


7/ “Hoàn toàn tự lái” của Tesla là đáng kinh ngạc nhưng cũng... đáng lo ngại!

Từ lâu, Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk rất tự tin về phần mềm tự lái hoàn toàn của công ty xe điện Tesla. Tuy nhiên, đến cuối năm 2021, phần mềm này vẫn chưa hoàn toàn tự động (đúng hơn, nó cung cấp các công dụng hỗ trợ lái xe với điều kiện người dùng phải luôn tỉnh táo đề phòng phải cầm tay lái). Ngoài ra, mới chỉ có một số ít tài xế Tesla được dùng thử, trong đó có những người chịu trả $10,000 USD để thử bản ứng dụng “beta” tự lái hoàn toàn.

Nhưng những người từng kinh nghiệm cho biết, ngoài yếu tố “đáng kinh ngạc”, họ không chắc chắn lắm về những gì chiếc xe sẽ tự làm trên đường! Một mối lo đáng sợ khi bạn ngồi sau tay lái của một phương tiện nặng vài trăm ký. Một phóng viên từng chạy thử một chiếc Tesla Model 3 tự lái trên đường phố New York vào Tháng Mười Một cho biết “Kinh nghiệm thật đáng sợ: Phần mềm beta đã cố gắng lái chiếc xe vào... một chiếc xe tải UPS để tránh một người đi xe đạp, cố gắng lái xe sang... bên kia đường, và gần như đụng phải hàng rào và một số vấn đề khác”.

Lê Tây Sơn

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân