TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Bí ẩn thiên cổ về Huyền không tự
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Bí ẩn thiên cổ về Huyền không tự

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Du Lịch
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Sat Nov 13, 2021 12:33 am    Tiêu đề: Bí ẩn thiên cổ về Huyền không tự

Bí ẩn thiên cổ về Huyền không tự

Huyền không tự - ngôi chùa treo trên không ở Hằng Sơn, Sơn Tây, là một ngôi chùa nằm lơ lửng trên vách đá, không có nền móng ngàn tấn, mà chỉ có vài cột gỗ. Trải qua hơn 1.400 năm mưa gió thăng trầm và những thảm họa thiên nhiên như động đất, nhưng Huyền không tự vẫn đứng sừng sững. (Hình: Zhangzhugang)


Vào tháng 12 năm 2010, tạp chí “Time” của Mỹ đã đưa ra danh sách 10 công trình kiến ​​trúc nguy hiểm nhất trên thế giới, và Huyền không tự ở Hằng Sơn, Sơn Tây đã được bình chọn. Ngôi chùa này từng xuất hiện trong tiểu thuyết võ hiệp “Tiếu Ngạo Giang Hồ”, nhà thơ Lý Bạch khi đến đây thưởng ngoạn cũng không khỏi sửng sốt trước kiến trúc đặc sắc của nó.

Huyền Không Tự tọa lạc ở hẻm núi Kim Long, Hằng Sơn, Bắc Nhạc, huyện Hồn Nguyên, thành phố Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây, Trung Cộng. Ngôi chùa này được xây dựng vào cuối triều đại Bắc Ngụy, và sau đó được sửa chữa vào các triều đại Kim, Nguyên, Minh và Thanh. Các bậc tiền nhân đã dùng mấy lời sau tóm tắt về Huyền Không Tự: “Mặt đối Hằng Sơn, lưng tựa thúy bình; trên là đá hiểm trở, dưới là vực sâu; đục đá làm nền, từ đá xây nhà; kết cấu hiểm trở, dáng vẻ đặc thù”.


Huyền không tự. (Hình: Wikipedia)


Ý tưởng và quá trình xây dựng một ngôi chùa trên sườn núi quả là điều phi thường. Huyền Không Tự được biết đến trong suốt lịch sử kiến ​​trúc cổ xưa và hiện đại vì những đặc điểm huyền bí của nó. Cho dù đó là từ ý tưởng thiết kế hay ý tưởng kiến ​​trúc, thì sự táo bạo, tuyệt kỹ và hiên ngang của nó là cảm hứng vô tận!

Có 40 gian đền lớn nhỏ trong Huyền Không Tự, các gian được nối với nhau bằng một con đường ván. Khi du khách bước trên con đường ván, họ sẽ “không hẹn mà đồng lòng” nhấc gót, nín thở và bước cẩn thận trên ván gỗ, cứ như sợ mạnh thêm một bước thì ngôi chùa sẽ sập mất. Tuy nhiên, dù dưới chân có tiếng “cót két”, đền đài dính vào đá vẫn bất động.


Chính điện và đường ván của Huyền không tự. (Hình của Zhangzhugang/ Wikipedia)


Núi ở đây dốc đứng, hai bên là vách đá dựng đứng cao tới 100 mét giống như lưỡi rìu nhưng ở giữa hơi lõm, Huyền Không Tự tọa lạc ngay vị trí này, được xây dựng trong vách đá và trên vách đá.

Vào năm Khai Nguyên thứ 23 của nhà Đường (năm 735 SCN), sau khi Lý Bạch viếng thăm Huyền Không Tự, ông đã viết hai chữ “tráng quan” (hùng vĩ) trên vách đá. Từ Hà Khách, một nhà lữ hành vĩ đại thời nhà Minh, đã gọi là Huyền Không Tự là “thiên hạ cự quan” (Quang cảnh tuyệt vời của thế giới).


Huyền không tự. (Hình: pixabay)


Huyền không tự đã được xây dựng hơn 1.500 năm, làm thế nào mà tránh được động đất?

Trong 1.500 năm qua, Huyền Không Tự đã phải hứng chịu vô số trận động đất, thậm chí 20 năm trước ở đây từng xảy ra trận động đất mạnh 6,1 độ Richter, nhưng Huyền Không Tự không hề bị động đất làm hư hại. Làm thế nào một tòa nhà không có móng có thể chống lại động đất và đá lăn?

Hóa ra vị trí của Huyền Không Tự nằm trong một hẻm núi được bao bọc bởi hai ngọn núi, ở giữa bị nước xói mòn tạo thành rãnh tự nhiên, đá rơi xuống theo đường parabol, dù lớn cỡ nào cũng không thể va vào được.

Ngoài ra, Huyền Không Tự hoàn toàn là một công trình bằng gỗ, kết cấu ‘chuẩn mão’ (tra ngàm - phần lồi ra, vào mộng - phần lõm vào) trong đền được gọi là “cấu tạo đàn hồi”, có thể rung chuyển đàn hồi khi có động đất, do đó rất hiệu quả trong việc hòa hoãn tác động của các chấn động. Đây là một thiết kế giảm xóc rất tinh tế, chính là đặc tính mà Huyền Không Tự đã tồn tại qua các thiên tai khác nhau.


Các cột gỗ thực sự là đồ trang trí được thế hệ sau thêm vào. (Hình của Zhangzhugang/ Wikipedia)


Bí ẩn lịch sử kiến ​​trúc dựa vào 27 chiếc cọc sắt để chống đỡ ngôi chùa

Hóa ra những cột này là đồ trang trí do các thế hệ sau thêm vào, thực tế là 27 dầm bên dưới có thể hỗ trợ cho Huyền Không Tự. Những dầm này được người dân địa phương gọi là “cọc sắt”, được gia công thành những thanh xà gỗ vuông từ loại cây Tsuga chinensis (thuộc họ Thông) đặc thù của địa phương và cắm sâu vào các khe đá.

Trước khi dầm vào núi, người ta sẽ khoét một lỗ và chèn vào một nêm hình tam giác, dầm được cố định bằng nêm sau đó cố định chắc chắn, dù có lắc đến đâu cũng không thể kéo ra được. Hơn nữa, nghe nói những thanh xà gỗ này đã được tẩm dầu du đồng (ép hạt từ hạt của cây du đồng) nên không sợ bị mối mọt, có tác dụng chống phân hủy. Mỗi cây được neo trên núi và đã hòa làm một với núi, vì vậy đặc biệt vững chắc.

Tuy nhiên, người xưa chưa có máy móc xây dựng hiện đại, vậy người xưa làm cách nào để khoan những lỗ mỏng và sâu trên tường đá? Người xưa không có kỹ thuật đổ bê tông, vậy làm cách nào để cố định các thanh xà gỗ? Và tất cả vẫn hoạt động ở độ cao tám hay chín mươi mét?

Xung quanh những câu hỏi này, người ta đã đưa ra nhiều suy đoán, nhưng thật khó để biện minh cho chúng. Từ góc độ nghệ thuật kiến ​​trúc hay kỹ thuật kiến ​​trúc, Huyền Không Tự thật ngoạn mục và đã để lại một bí ẩn cho thế giới.


Huyền Không Tự năm 1963.


Đến nay, nguồn gốc của Huyền không tự vẫn còn là một bí ẩn

Ai đã xây dựng Huyền Không Tự? Điều này vẫn còn là một bí ẩn cho đến ngày nay. Có thuyết rằng Huyền Không Tự được xây dựng bởi vị sư của triều đại Bắc Ngụy.

Cũng có người nói là Thiên sư Đạo trưởng Khấu Khiêm Chi (365-448 SCN) thời Bắc Ngụy, đã để lại một di sản trước khi qua đời: xây dựng một ngôi chùa treo trên không. Sau đó, các đệ tử của Thiên sư đã gây quỹ từ nhiều nguồn khác nhau và lựa chọn địa điểm cẩn thận, Huyền Không Tự được xây dựng vào năm Thái Hà thứ 15 của triều đại Bắc Ngụy (1949 SCN).

Dù ai xây dựng đi nữa, thì Huyền Không Tự là kiến chứng cho ​​“chính tín” của các “hòa thượng”, “Đạo trưởng” đối với Phật và Đạo. Từ góc độ này có thể thấy những người tu Phật và tu Đạo cũng là những người nắm vững tri thức chân chính của khoa học. ‘Huyền không tự bí ẩn’ như một ngọn hải đăng soi sáng lòng người và truyền cảm hứng cho mọi người khám phá những điều chưa biết.

Cao Nguyên/ntdvn
Theo Epochtimes

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Du Lịch Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân