TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Cảm niệm PHÁP SƯ (bài 5)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Cảm niệm PHÁP SƯ (bài 5)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Fri May 14, 2021 8:30 am    Tiêu đề: Cảm niệm PHÁP SƯ (bài 5)




Cảm niệm PHÁP SƯ (bài 5)

Chúng tôi xin tạm dịch như sau:

Dược Vương,

khi Như Lai nhập Niết-bàn

nếu có người thiện nam, người thiện nữ nào

vì tứ chúng muốn thuyết Kinh Pháp Hoa này.

Thì nên thuyết như thế nào?

Người thiện nam, thiện nữ đó

phải vào nhà Như Lai

mặc y Như Lai

và ngồi tòa Như Lai.

Rồi mới nói rộng kinh đó với tứ chúng.

Nhà Như Lai chính là phải có lòng từ bi rộng lớn trong tất cả chúng sinh;

Áo Như Lai là lòng nhu hòa nhẫn nhục;

Tòa Như Lai chính là tất cả các pháp đều không.

An trụ trong đó,

Rồi sau đừng để tâm biếng trễ, mà hãy vì

các Bồ-tát cùng tứ chúng, nói rộng Kinh Pháp Hoa này.

---------------------------------------------------------------------

Rất tuyệt vời và cảm động. Có hai điều rất quan trọng phải nói ở đây:

1) - Mở đầu “Thiện nam tử, thiện nữ nhân”, khác hoàn toàn với các Kinh của Phật giáo cổ thời (tức: PG tiểu thừa, PG Nam phương, PG Nam tông; các học giả Tây phương gọi là ANCIENT BUDDHISM, PG cổ thời) với “Này các Tỳ-kheo”.

Với Pháp Hoa Kinh, không cần phải xuất gia (bỏ nhà cửa, cha/mẹ vợ/con) & khất thực (xin ăn mỗi ngày) mới tu được! chỉ cần có:

1- Lòng từ bi rộng lớn trong tất cả chúng sinh;

2- Lòng nhu hòa nhẫn nhục;

3- Thấy được các pháp đều không.

Điều kiện thứ ba có thể là khó nhất. Tuy nhiên chỉ cần hai điều kiện đầu, người cư sĩ cũng có thể quảng bá Pháp Hoa Kinh được rồi. Còn chứng được tất cả những gì mình cảm nhận qua sáu giác quan: tai, mắt, mũi, lưỡi, thân và ý đều là KHÔNG thì có thể khi tuổi đời chưa đủ lớn chưa thấy được; nhưng rồi về sau tuổi càng cao, hành trì càng lâu năm thì cũng hệt như Nho giáo nói:”Lục thập thuận nhĩ” trong câu: Tam thập nhi lập, Tứ thập nhi bất hoặc, Ngũ thập tri thiên mệnh, Lục thấp thuận nhĩ, Thất thập tùng ư sở dục.” (Tuổi 30 phải biết lập thân; Tuổi 40 chẳng còn hồ nghi gì nữa, chính chắn rồi; Rồi sống đến tuổi 50 là mệnh Trời, chết lúc này không còn bị cho là chết non; Đến 60 tuổi thuận tai rồi (ai nói gì sai trái chẳng cãi cọ chi nữa) và cuối cùng ở tuổi Thất tuần thì mình sống theo ý của mình mà thôi.) Thời xưa sống đến 70 là THỌ lắm rồi, bây giờ công nghệ sinh học & y khoa tiến bộ con người ta sống đến 80 tuổi không phải là hiếm lắm đâu!

2) - Nếu chúng ta hành trì lâu ngày dày tháng năm này sang năm nọ, chúng ta sẽ thấy điều kỳ diệu này: Đó là vì sao Đức Phật lại gọi Dược Vương ra mà dặn dò. Dược Vương này có khác với Dược Sư Phật, Bhaisajyaguru-buddha (còn có tên Dược Sư Lưu Ly Quang Phật, Bhaisajyaguru-ruvaidùrya-prabha-buddha) không? Chúng ta cũng có thể trả lời rằng: Dược-Vương khi được nghe Phật giảng kinh Pháp Hoa lúc đó mới là Bồ-tát ; nhưng sau này khi Phật nhập Niết Bàn thì Bồ-Tát Dược Vương (Bhaìchadyaràdja) thành Phật rồi, Dược Sư Lưu Ly Quang Phật. Kỳ diệu lắm.

Thành vậy, một vị cao tăng đã dạy chúng tôi (Mr Phụng) trước khi ngài khuất núi một câu, như một THẦN CHÚ để đời [b]:”Con sau này khi tin tưởng Diệu Pháp Liên Hoa Kinh như Thánh Tăng NHẬT LIÊN giáo chủ (1222-1288) tin thì con phải biết rằng Dược Vương trong phẩm Pháp Sư chính là Dược Vương Lưu Ly Phật.” Lời dạy của Cao tăng chúng tôi thật kỳ diệu và linh ứng lắm; từ đó chúng tôi luôn niệm như thế này:

- Nam-mô Diệu Pháp Liên-Hoa Kinh

- Nam-mô Dược-Sư Lưu-Ly Quang Phật

- Nam-mô Quán Thế-Âm Bồ-Tát.

Với Lời Dạy trên của Cao-tăng chúng tôi, sau này mới thấy HT Trí Quảng viết những lời sau đây thật vô cùng quí báu trong cuốn Lược Giải Kinh Pháp Hoa, tái bản lần thứ ba 1995, nxb TP/HCM:

Đối với tôi, Kinh Pháp Hoa không phải là một bộ Kinh bằng giấy trắng mực đen nằm ngoài tôi, trái lại Kinh đã ở trong tôi biến thành dinh dưỡng nuôi sống thân mạng của chính tôi.” (sđd. trang 2).

Thành vậy, chúng ta không lạ gì khi GS Junjiro Takakusu (Cao Nam Thuận Thái Lang, 1866-1945) viết trong tác phẩm của ngài (Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo) như sau:”Pháp Hoa là giáo lý rốt ráo trong tất cả những giáo lý của Phật và vua của tất cả kinh (sđd. trang 200).

Kỳ sau, chúng ta sẽ thấy Đức Tin của NHẬT LIÊN Bồ-tát (1222-1288) vĩ đại và linh hiển như thế nào.

Tây đô, May 14th 2021 (19:15)

ĐKP

CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU

भक्तिवेदन्तविद्यारत्न


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân