TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Ngón tay bị kẹt - Trigger finger
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Ngón tay bị kẹt - Trigger finger

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Fri May 07, 2021 12:16 am    Tiêu đề: Ngón tay bị kẹt - Trigger finger

Ngón tay bị kẹt - Trigger finger


Bàn tay chúng ta là một trong những cơ quan quan trọng nhất cơ thể. Nhiều bệnh nhân khó chịu khi sáng thức dậy thức ngón tay mình bị kẹt, không mở ra thẳng được, như là ngón tay “bóp cò súng.”

Đây có thể là một trong những triệu chứng hay gặp với bệnh ngón tay cò súng (trigger finger, stenosing tenosynovitis). Điều quan trọng là phải gặp BS sớm để có cách chữa trị hiệu quả, tránh để tổn thương lâu dài có thể dẫn đến dị tật ngón tay và bàn tay.



Bệnh nhân làm việc dùng ngón tay và bàn tay nhiều, cử động ngón tay co quắp thường xuyên như gõ bàn phím, chia bài, đếm tiền,.v..v sẽ dễ bị ngón tay cò súng (tên bệnh không liên quan đến việc cầm súng hay bắn súng).

Bệnh này xảy ra nhiều hơn ở phụ nữ và những bệnh nhân có bệnh tiểu đường (do dễ viêm dây thần kinh), hay bệnh nhân viêm thấp khớp (rheumatoid arthritis). Lưu ý là bệnh nhân sau khi mổ hội chứng ống cổ tay (Carpal tunnel syndrome) có thể có rủi ro mắc bệnh ngón tay cò súng cao hơn hơn tổn thương viêm dùng dây gân.


Triệu chứng:


Ngón tay cò súng có thể xảy ra ở bất kỳ ngón nào, từ ngón cái đến ngón út.

    • Sưng đau nhức khớp ngón tay

    • Bị kẹt cứng khớp ngón tay

    • Tê khớp ngón tay hoặc ngón tay bị yếu đi, giảm khả năng cầm nắm vật dụng

    • Nghe “rắc rắc” khi cố mở ngón tay bị kẹt

    • Nặng hơn là vùng đau nhức thành sưng đỏ, đổi màu, làm tê cứng ngón tay, quý vị cần phải gặp BS ngay lập tức.


Lý do bị bệnh


- Các ngón tay chúng ta linh hoạt cử động là nhờ các sợi gây nhỏ, chạy dọc theo xương ngón tay (xem hình). Bao xung quanh các sợi dây gân là một màng sợi, có tác dụng như ròng rọc, giữ các dây gân ổn định.

Khi chúng ta làm việc quá nhiều, sự cọ sát dây gây vào màng bao xung quanh dẫn đến viêm sưng. Nếu không ngưng hoạt động và chữa trị kịp thời, các viêm sưng xung quanh dây gân dẫn đến dây gân ngày càng lớn, và bị kẹt giữa màng bọc, khiến chúng ta không cử động được (vì vậy có tên gọi là ngón tay bị kẹt cò súng).


Chữa trị


-Tùy vào mức độ nặng nhẹ và đặc điểm mỗi người mà BS sẽ có cách chữa khác nhau. Bệnh nhân nên nghỉ ngơi, ngưng các hoạt động làm tổn thương đến ngón tay và cổ tay. Bệnh nhân cũng nên chữa hẳn các bệnh nền như tiểu đường hay gút vì có thể làm bệnh ngón tay cò súng nặng thêm.



1. Dùng thuốc uống

- Thuốc kháng viêm NSAID thường được dùng đầu tiên như Aleve, Ibuprofen, Meloxicam, có thể kèm theo thuốc giãn bắp thịt (Baclofen). Nếu quý vị bị đau bao tử thì BS có thể cho thuống Tylenol hay thuốc trị đau bao tử kèm theo thuốc NSAID.



2. Tập vật lý trị liệu

    • Một trong những cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất với bệnh ngón tay cò súng. Bệnh nhân có thể dùng dây thun nhỏ để tập các cơ xung quanh vùng đau linh hoạt hơn hay dùng trái banh, quả cầu để tăng cường sức mạnh các cơ hỗ trợ. Quý vị có thể xem video về tập trị liệu cổ tay của tôi (số 233) để tập theo.

    • BS có thể cho bệnh nhân đeo ống hay cố định các ngón tay để giữ ngón tay không bị kẹt (finger splint) trong vài tuần để giảm bớt viêm sưng. Bệnh nhân thỉnh thoảng nên mở nẹp cố định để tập vật lý trị liệu giữ máu lưu thông đền đỉnh ngón tay



3. Chích Steroid hay nới rộng vỏ bọc dây gân

- Nếu uống thuốc và tập vật lý trị liệu không bớt, BS sẽ chích Steroid (thuốc kháng viêm sưng) vào thẳng chỗ bị đau nhức và kẹt. Đa số bệnh nhân sẽ cảm thấy bớt đau và ngón tay không bị kẹt sau khi chích vài hôm. Bệnh nhân nên kết hợp uống thuốc, tập vật lý trị liệu sau khi chích để có kết quả tốt nhất.



4. Giải phẫu làm giảm áp lực lên dây gân

- Đây là cách chữa cuối cùng sau khi thử hết các cách trên. Bênh sẽ mổ vùng sưng, cắt bớt và nới lỏng bao xung quanh dây chằng, làm sạch các tổn thương, và khâu lại. Bệnh nhân nên tiếp tục vật lý trị liệu và uống thuốc sau khi mổ để có kết quả tốt nhất.


Tóm lại


    • Bệnh kẹt ngón tay (ngón tay cò súng) là bệnh hay gặp do cử động ngón tay quá nhiều, dẫn đến viêm sưng dây gân và kẹt trong màng bọc dây gân ở ngón tay

    • Chữa bệnh hiệu quả bằng cách ngưng các cử động ngón tay, uống thuốc giảm đau, và tập vật lý trị liệu. Chích thuốc steroid và giải phẫu chỉ là cách sau cùng khi các các chữa khác không hiệu quả.

    • Chữa các bệnh tiền sử như tiểu đường, thấp khớp để giảm rủi ro bị viêm sưng dây gân.

BS Wynn Tran
Los Angeles, USA
Nguồn: facebook

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân