TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Kênh Suez
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Kênh Suez

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Mon Apr 12, 2021 12:42 pm    Tiêu đề: Kênh Suez

Kênh Suez

Địa hình kênh Suez và nơi chiếc tàu hàng Ever Given đang mắc cạn. Nguồn Satellite image by CNES, via AirbusBy Scott Reinhard


Trung bình mỗi ngày gần 10 tỉ đô la hàng hóa được di chuyển ngang con kênh này. Nhưng ít khi ta để ý tới nó cho đến khi có chuyện, như việc chiếc tàu hàng Ever Given của Đài Loan mắc cạn, gây không biết bao nhiêu thiệt hại kinh tế.


Necho's Canal


Cả ngàn năm trước Công nguyên, các đời vua Ai Cập đã nghĩ đến việc đào kênh nối liền Hồng Hải (Red Sea) với Ðịa Trung Hải (Mediterranean Sea). Vào thế kỷ thứ 7 BC, Phê-rô Necho II cho đào con kênh từ sông Nile đến Hồng Hải. Sử gia Hy Lạp Herodotus kể rằng hơn 120 ngàn người Ai Cập đã thiệt mạng cho công trình này trước khi Necho ra lệnh ngừng vì bị chống đối. Một vị quân sư trong triều báo động: “Khi thông lộ mở ra, bọn man di sẽ có phương tiện tấn công Cairo..”

Và “bọn man di” đó đã đến thật. Mới đầu là vua Darius I của Persia; kế đến là vua Ptolemy thuộc dòng dõi Ðại đế Alexander. Nhưng rồi theo thời gian biển Hồng Hải lùi dần về hướng Nam, và con kênh đào của Necho II cũng bị phù sa và đất cát lấp mất không còn vết tích.

Sau khi chiếm cứ Ai Cập năm 1798, Napoleon Bonaparte cho người nghiên cứu dự án đào kênh từ Ðịa Trung Hải sang Hồng Hải hòng dễ bề tiến sang Ấn Ðộ khi ấy đang thuộc về nước Anh. Nhưng sau khi đo đạc mọi thứ, ban nghiên cứu của ông đã kết luận (sai) rằng mực nước hai nơi cao thấp khác nhau hơn 10 mét, do đó nếu đào kênh sẽ gây ngập lụt cho vùng đồng bằng sông Nile. Thật ra thì mực nước hai bên gần bằng nhau.


Lễ khánh thành Kênh Suez năm 1869, với sự có mặt của nữ hoàng Eugenie de Montijo của Pháp. Nguồn: wikimedia.


Nửa thế kỷ sau kỹ sư Ferdinand de Lesseps, từng là một nhà ngoại giao, đã thuyết phục chính quyền Pháp tài trợ tiền bạc và chính quyền Ottoman ở Ai Cập hiến đất để đào con kênh. Khởi công năm 1858, công ty Universal Suez Ship Canal của Lesseps đã bỏ ra 10 năm trời. Ban đầu cả triệu dân lao động Ai Cập được huy động để đào bằng sức người. Về sau nhờ có thêm máy móc nên công việc trôi chảy hơn. Cuối cùng con kênh cũng xây xong và được khánh thành vào mùa Hè năm 1869.


Kênh Suez đang được đào, năm 1860. Nguồn: wikicommons


Thuở ban đầu kênh dài 164km, sâu 8m, bề ngang dưới đáy là 22m, và trên mặt từ 61m đến tối đa 91m. Kênh không được đào theo đường ngắn nhất mà có nhiều khúc cong quẹo để bắc ngang những hồ nước thiên nhiên được dùng làm chỗ tạm dừng. Ngoài ra, cách khoảng chừng 6km đến 10km còn cho xây thêm những bãi vịnh nho nhỏ (gọi là “ga”) cho phép tàu bè ngược chiều nhường nhau. Các đoạn khác kênh chỉ đủ rộng cho một chiếc tàu qua lọt. Thời gian trung bình đi từ đầu này sang đầu kia là khoảng 40 tiếng đồng hồ. Năm đầu tiên chỉ có 486 chuyến tàu qua lại, tức chưa đầy hai chiếc mỗi ngày.


Port-Said năm 1880. Nguồn: blacque_jacques flickr


Vì kênh nông và hẹp nên trong vòng 10 năm đầu đã có gần 3,000 chiếc tàu bị mắc cạn khiến giao thông bị cản trở khá thường xuyên. Bắt đầu từ 1867, kênh được nạo vét sâu thêm và xây rộng ra dần. Năm 1933 chỉ mất khoảng 13 tiếng để băng qua kênh Suez. Ðến thập niên 1960 thì bề ngang tối thiểu đã tăng lên 55m, chiều sâu khi nước ròng là 12m. Nhờ vậy lượng tàu thuyền và hàng hóa xuyên kênh gia tăng đáng kể. Năm 1966, số tàu bè trung bình băng qua Suez Canal là 58 chiếc mỗi ngày, một phần cũng nhờ kế hoạch sắp xếp lịch trình cho tàu đi từng đoàn để tận dụng các bãi “ga”. Nếu như năm 1870 lượng hàng hóa ngang qua kênh Suez chỉ có 444 ngàn tấn, thì năm 1966 con số này đã lên đến hơn 278 triệu tấn!


Bộ trưởng Ngoại giao Anh Anthony Nutting và Thủ tướng Ai Cập Abdul Nasser ký Hiệp ước Anh-Ai Cập, kết thúc 72 năm kiểm soát của Anh trên kênh đào Suez, ở Cairo, năm 1954. (©Hulton-Deutsch Collection / CORBIS / Corbis qua Getty Images)


Nhưng thập niên 1950-1960 cũng là thời điểm tình hình chính trị trong vùng bị nhiều rối loạn khiến việc thông thương bị gián đoạn. Lúc đầu Pháp và Anh là hai nước đầu tư nhiều nhất. Vì là nước có nhiều cổ phần nhất, Anh được quyền đặt các căn cứ hải quân dọc theo con kênh để kiểm soát thuyền bè qua lại, dựa trên một hiệp ước ký kết năm 1936. Nhưng đến giữa thập niên 1950 thì phong trào dân tộc tại các nước thuộc địa nổi lên. Áp lực từ dân chúng dẫn đến việc quân đội Anh phải rút khỏi Ai Cập năm 1954.


Người nhái của Hải quân Hoàng gia Anh bắt đầu nhiệm vụ dọn sạch các tàu bị đánh chìm bởi chính phủ Nasser tại Kênh đào Suez trong cuộc khủng hoảng, ngày 26 tháng 11 năm 1956. (Photo by Joseph McKeown/Picture Post /Hulton Archive/Getty Images)


Năm 1956, để có tiền xây đập thuỷ điện trên sông Nile, Tổng thống Abdel Nasser quyết định quốc hữu hóa kênh Suez và dùng tiền mãi lộ từ thuyền bè qua lại để tài trợ việc xây đập. Hành động đơn phương này dẫn đến sự kiện mang tên “Khủng hoảng Suez”, với Anh, Pháp và Do Thái mang quân sang hăm dọa. Liên Hiệp Quốc (được Mỹ ủng hộ) đã phải gởi các lực lượng hòa bình đến đóng quân trong khu vực để giữ hòa bình giữa hai kẻ thù truyền kiếp Ai Cập và Do Thái.


Tiến vào kênh từ Hồng Hải, thành phố Suez ở bên trái. Hình: jgmorard on flickr


Nhưng chuyện gì phải đến đã đến. Năm 1967 Nasser “mời” lực lượng LHQ rút khỏi Ai Cập. Chiến tranh lập tức bùng nổ. Do Thái liền chiếm đóng vùng sa mạc Sinai. Ðể trả đũa, Nasser ra lệnh đóng cửa kênh Suez không cho bất cứ thuyền bè nào qua lại. Tình trạng căng thẳng này đã dẫn đến cuộc chiến giữa Do Thái và khối Ả Rập năm 1973. Mãi đến tháng Sáu 1975 kênh Suez mới được mở cửa trở lại. Trong 8 năm đó thiệt hại cho kinh tế thế giới không biết bao nhiêu mà kể, nhất là đối với những nước Âu Châu cần mua dầu hỏa từ các quốc gia vùng Vịnh.

Ian Bùi

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân