TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Bệnh xơ bì cứng (Systemic/Localized Scleroderma)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Bệnh xơ bì cứng (Systemic/Localized Scleroderma)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Thu Feb 25, 2021 11:26 am    Tiêu đề: Bệnh xơ bì cứng (Systemic/Localized Scleroderma)

Bệnh xơ bì cứng (Systemic/Localized Scleroderma)

(hình: baptisthealth.com)


Bệnh xơ bì cứng: luôn nhìn trẻ hơn tuổi và cần Viagra mỗi ngày

Thỉnh thoảng, tôi gặp vài ca bệnh về da rất hiếm gửi từ BS gia đình đến văn phòng tôi. Trong loại bài về bệnh hiếm và thú vị, tôi sẽ bắt đầu với bệnh xơ bì cứng, loại bệnh mà SV Y khoa và BSNT hay gặp nhiều trên sách vở chứ ít khi gặp và chữa ngoài đời.



Bệnh xơ bì cứng (Systemic/Localized Scleroderma) là gì?

– Đây là bệnh mà bệnh nhân nhìn có vẻ trẻ hơn tuổi của mình do có nhiều Collagen trên da (localized) hay toàn bộ cơ thể (systemic).

– Bệnh do cơ thể tạo ra quá nhiều Collagen và chất độn khác vào da, mạch máu, phổi, hay các cơ quan khác. Cho đến nay, các BS vẫn chưa biết chính xác vì sao bệnh xảy ra. Các nghiên cứu chỉ ra tổn thương thành bên trong mạch máu dẫn đến phản ứng chuỗi viêm sưng, tạo ra chỗ đễ các tế bào nền fibrocytes, tế bào T và B, dẫn đến viêm mạn tính, và tạo ra dư thừa collagen.

– Bệnh thường xảy ra ở nữ giới, gấp 6-8 lần so với nam giới, và thường xảy ra ở tuổi 30-50, ở mức 1 trên 10,000 người.

– Chẩn đoán bệnh xơ bì cứng là chẩn đoán lâm sàng, từ thăm khám trực tiếp, kết hợp với xét nghiệm các lab tự miễn (auto antibody assay, CK, CXCL4,), kèm theo HRCT, siêu âm tim, MRI tim, và các hình ảnh khác.


Khi các mạch máu ở bàn tay bị tổn thương, dẫn đến viêm sưng, bàn tay đổi màu khi ra trời lạnh, lâu dài dẫn đến viêm loét.


Bệnh xơ bì cứng có thể dẫn đến các tổn thương nguy hiểm

Bệnh hay dẫn đến bệnh Raynaud’s, khi các mạch máu ở bàn tay bị tổn thương, dẫn đến viêm sưng, bàn tay đổi màu khi ra trời lạnh, lâu dài dẫn đến viêm loét. (hình trên)

– Bệnh làm phổi bị xơ hóa, dẫn đến giảm tác dụng phổi, và tăng huyết áp phổi

– Bệnh làm hư thận, dẫn đến cao huyết áp không kiểm soát (cao huyết áp cấp cứu có thể dẫn đến tử vong) - Bệnh làm suy tim và viêm màng bao tim, có thể làm tăng huyết áp bên phải tim

– Bệnh làm đau bao tử, tiêu chảy, táo bón do hệ thống tiêu hóa bị xơ hóa – Bệnh làm vùng da xung quanh miệng nhỏ lại, khó mở to miệng, dẫn đến viêm răng và viêm họng

– Bệnh làm giảm tác dụng sinh lý cho cả hai giới tính



Chữa trị bệnh xơ bì cứng phức tạp

– Bệnh nhân sẽ phải gặp nhiều BS chuyên khoa đề chữa bệnh này gồm BS da liễu, cơ xương khớp và tự miễn, thận, tim, phổi, và hồi sức tích cực.

– Cách chữa hiện nay là chữa triệu chứng và làm chậm quá trình xơ hóa, làm chậm tổn thương tim phổi thận và tăng phẩm chất cuộc sống

– Chữa viêm sưng da chủ yếu dùng kem Steroid, kem trụ sinh, kem dưỡng da

– Chữa viêm nghẽn mạch máu bằng cách thuốc giảm căng mạch như Sildenafil (Viagra), bệnh nhân đa số dùng Viagra liều cao như 50mg hai đến ba lần mỗi ngày

– Chữa hệ thống bằng các thuốc ức chế hệ miễn dịch như Methotrexate hay Cellcept

– Chữa đau nhức bằng Acetaminophen hay thuốc giảm đau mạnh như Tramadol hay Norco



Các nghiên cứu mới nhất chữa bệnh xơ bì cứng

– Nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên dùng Tocilizumab (Actemra) trên 200 bệnh nhân năm 2017 (1) cho thấy Tocilizumab có thể cải thiện tác dụng phổi và phẩm chất cuộc sống so với không dùng. Hiện nay một số nơi đã bắt đầu dùng Actemra để chữa xơ bì cứng. Actemra là thuốc truyền dịch chuyên chữa trị bệnh viêm thấp khớp Rheumatoid Arthritis

– Nghiên cứu khác dùng Nintedanib (2) cho thấy cải thiện tác dụng phổi FVC với người bị xơ phổi.

– Thí nghiệm khác dùng cannabinoid receptor2 agonist cho kết quả khả quan giai đoạn 2 (3)


Xơ bì cứng có thể gây sưng bàn tay và dày da trên ngón tay


Tóm lại

– Bệnh xơ bì cứng là bệnh hiếm gặp, do hệ miễn dịch không kiểm soát dẫn đến tạo quá nhiều collagen lên da và các cơ quan khác

– Chữa bệnh chủ yếu nhằm vào giảm triệu chứng và tăng phẩm chất cuộc sống



BS Wynn Tran
Los Angeles, Hoa Kỳ
Nguồn: facebook


1. Tocilizumab in systemic sclerosis

2. Nintedanib for Systemic Sclerosis

3. New Targets in Systemic Sclerosis Therapy

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân