TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Có bao nhiêu sách viết về KINH DỊCH ?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Có bao nhiêu sách viết về KINH DỊCH ?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Thu Aug 06, 2020 1:44 am    Tiêu đề: Có bao nhiêu sách viết về KINH DỊCH ?



CÓ BAO NHIÊU SÁCH VIẾT VỀ KINH DỊCH?

      CÓ BAO NHIÊU SÁCH VIẾT VỀ KINH DỊCH?

      Chúng tôi xin mở đầu bằng đoạn trích dẫn sau từ quyển KINH DỊCH CẤU HÌNH TƯ TƯỞNG TRUNG QUỐC của Dương Ngọc Dũng và Lê Anh Minh ; nxb Khoa học Xã hội, tái bản lần 1 năm 2011, dày 925 trang (khổ 16 cm x 24 cm):

      “Cách đây hơn 20 năm, giáo sư Bửu Cầm đã lập một thư mục về Chu Dịch mà ông Nguyễn Hữu Lương đã đưa vào quyển Kinh Dịch Với Vũ Trụ Quan Đông Phương. ” (sđd. trang 797).

      Đọc đoạn trên các độc giả có thể hiểu lầm rằng Nguyễn Hữu Lương đã “lập lờ lấy công của GS Bửu Cầm là công của mình! ” Thật sự không phải thế. Xin quí bạn đọc đoạn sau đây mà tôi lấy ra từ trang 423 trong quyển sách nói trên nhé.
      Ở trang 423: Phụ Lục I của quyển Kinh Dịch Với Vũ Trụ Quan Đông Phương (bản in lại của nxb TP/HCM, 1997) GS Nguyễn Hữu Lương viết:
      “Sau đây là bản liệt kê những bộ sách chú giải hoặc phát huy Dịch lý từ đời Châu đến đời Thanh gồm 1761 quyển, phụ lục thêm 8 bộ, 12 quyển nữa, trong Tứ Khố toàn thư, do học giả Bửu Cầm sưu khảo, có nhã ý giúp chúng tôi bổ túc cuốn Kinh Dịch Với Vũ Trụ Quan Đông Phương này cho thêm phần đầy đủ. ”
      **************************************
     
Trước khi viết tiếp, tôi xin thưa với độc giả rằng: Tôi phải lên tiếng dài dòng là vì hai nhân vật “hậu sinh” nói trên là hai ngôi sao sáng đang lên của VN. XHCN về Hán văn và triết học Trung quốc ; còn hai Thầy BỬU CẦM (1920-2010) và Nguyễn Hưu Lương không những giảng dạy tại Đại học Văn khoa Saigon trước 1975 mà cũng là hai nhà nghiên cứu Chu Dịch có tầm cỡ lúc đó của VNCH.

      GS Bửu Cầm là GS thực thụ (từ 1972) của Đại học Văn khoa SG kiêm Trưởng Ban (bây giờ gọi là Chủ nhiệm Bộ môn) Hán văn của ĐHVK Saigon và Trưởng Ban Việt Hán của Đại học Văn khoa Huế, là tác giả nhiều sách giá trị về Triết Đông.

      Và GS Nguyễn Hữu Lương cũng là giáo sư ĐHVK Huế và giảng sư ĐHVK Saigon. GS Nguyễn Hữu Lương đã có bằng Cao học Triết Đông phương của ĐHVK Saigon năm 1968 với luận văn VŨ TRỤ QUAN KINH DỊCH QUA HÀ ĐỒ LẠC THƯ dài 288 trang. Tác phẩm Kinh Dịch Với Vũ Trụ Quan Đông Phương, xuất bản năm 1972, chính là tác phẩm triển khai luận văn Cao học của Thầy.

      *********************************************
      Và sau đây là những gì hai “hậu sinh” Dương Ngọc Dũng và Lê Anh Minh viết trong tác phẩm của mình:

      “Tuy nhiên từ đời Thanh đến nay không biết cơ man nào là sách về Chu Dịch ra đời. Năm 1993, nxb Trung Sơn Đại học ở Quảng Châu cho ra đời bộ Chu Dịch Đại Từ Điển do Ngũ Hoa chủ biên và một tập thể giáo sư đồng chấp bút biên soạn. Quyển Đại Từ Điển này có bản phụ lục Chu Dịch Thư Mục rất đầy đủ những sách về Dịch học từ Tiên Tần cho đến 1993. ”
      (trang 797).
      Tổng kết gồm: 1379 bộ và 4863 quyển. (tr. 867)

      Rồi tác giả liệt kê bằng cách chép lại tựa đề của 1379 tác phẩm về Chu Dịch, chiếm gần 67 trang (từ trang 799 đến 867) ; tức là hệt như Nguyễn Hữu Lương đã làm cách đây hơn nửa thế kỷ! Và cũng mới thấy thời đó - chưa có Internet & Google - mà học giả giáo sư Bửu Cầm đã lập được một công trình liệt kê như thế quả là hiếm nhà nghiên cứu nào có được.
      --------------------------------------------------------
      Như vậy qua các số liệu nói trên, ta thấy rằng sách viết về Kinh Dịch của Tàu không thôi mà đến chừng đó rồi, chứ chưa kể đến các tác phẩm của các nước Tây phương và khắp nơi trên thế giới!
      Mời quí bạn tìm đọc thêm bảng liệt kê ở phần THƯ TỊCH của GS Nguyễn Hữu Lương trong tác phẩm nói trên, tức là thời điểm năm 1972, chiếm 11 trang từ trang 411 đến 421.

      (Kỳ sau  : Tác phẩm CHU DỊCH của Phan Bội Châu)

      Tây đô, buổi trưa không nắng
      August 06th 2020
      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU
      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân