TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - KINH DỊCH và ...
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

KINH DỊCH và ...

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Wed Aug 05, 2020 2:24 am    Tiêu đề: KINH DỊCH và ...



KINH DỊCH và...

      KINH DỊCH và...

      Có lẽ tuổi càng cao người ta có khuynh hướng quay về với Kinh & Luận. Chỉ cần lấy điển hình là chí sĩ PHAN BỘI CHÂU (1867-1940): Như chúng ta đều biết, Ngài sau khi bôn ba hải ngoại để lo cho DÂN cho NƯỚC ; thất bại, ngài lui về ẩn cư và, cuốn KINH DỊCH – (bản in lại của nxb Văn hóa Thông tin, 1996; dày 943 trang, khổ 13cm x 19cm) - của ngài được viết ra trong giai đoạn này (1926-1940).

      Trước khi cung cấp cho quí bạn và hậu duệ những diễn giải về quyển Kinh Vô Tự độc nhất vô nhị của nhân loại, KINH DỊCH, tôi muốn quí bạn & các em hãy đọc một đoạn sau đây của chí sĩ kiêm học giả TRẦN TRỌNG KIM (1882-1953) trích ra từ cuốn NHO GIÁO, quyển thượng, do Trung tâm Học liệu, Bộ Giáo Dục VNCH; in ần thứ nhất năm 1971 với 20. 000 cuốn).

      Xin mở ngoặc [Theo Vũ Ngọc Phan (1902-1987) trong cuốn NHÀ VĂN HIỆN ĐẠI, nxb Thăng Long, Saigon, tái bản lần thứ ba; Giấy phép số 2. 455/XB ngày 26-11-1959 của Hội đồng kiểm duyệt Bộ Thông tin VNCH dày 1266 trang: thì quyển Nho giáo gồm: quyển I in lần thứ hai 1932; quyển II, 1932 và quyển III, 1933 – Edition Trung Bắc Tân Văn, 61 Rue du Coton – Hà Nội) ] (xin xem sách đã dẫn trang 209). Tác phẩm NHÀ VĂN HIỆN ĐẠI ra mắt lần đầu tiên năm 1942 tại Hà Nội.

      ***********************************************
      Sau đây là nguyên văn chép lại từ cuốn NHO GIÁO nói trên:

      “Trời là cái công-lý tự-nhiên lưu-hành khắp cả mọi nơi. Vậy kính Trời và sợ Trời là giữ mình lúc nào cũng kính-cẩn, lúc ngồi im-lặng một mình cũng như lúc làm công kia việc nọ, bao giờ cũng phải theo thiên-lý mà hành-động: làm việc gì hợp với lẽ Trời là phải, là hay, nghịch với lẽ Trời là trái, là dở. Trời với người liên-lạc với nhau mật-thiết như thế, thì tất có thể thương cảm tương-ứng đựơc. Vậy nên người Tàu hay dùng bốc phệ, nghĩa là hay bói mai rùa và bói cỏ thi. Thiên HỒNG-PHẠM trong Kinh Thư nói rằng: ”Nhữ tắc hữu đại nghi, mưu cập nãi tâm, mưu cập khanh sĩ, mưu cạp thứ nhân, mưu cập bốc phệ - Ngươi (vua) có điều ngờ lớn, thì thì tự trong bụng suy nghĩ cho kỹ, rồi bàn với khanh sĩ, hỏi những thứ nhân, hỏi bộc phệ. Trước hết mình phải xét kỹ, rồi mới bàn với người, nếu còn hồ nghi nữa thì sau cùng mới dùng bốc phệ.
      Dùng bốc phệ là hỏi quỉ-thần để biết sự cát hung. Quỉ-thần là âm dương bất trắc, mà nhân-sự thì cũng không ra ngoài được cái lẽ điều-hòa của âm dương và ngũ hành, cho nên ta có thể lấy âm dương và ngũ hành mà đoán được việc lành, việc dữ. Bởi thế khi có việc quan, việc nước, hay việc tế tự là các vua chúa đều phải bói rồi mới dám quyết. Thành vậy bốc phệ cũng có địa-vị rất hệ trọng trong hành-vi của người ta Vua chúa đời xưa đều phải đặt quan Thái-bốc để giữ việc bói-toán. "
      (sđd. trang 4)

      ***********************************************
      Tôi trích ra đoạn này trước tiên để dần dần dẫn quí bạn vào KINH DỊCH vĩ đại qua những sưu tầm “lượm lặt” từ các sách xưa cho đến bây giờ (thế kỷ XXI) để nghiệm xem các chú giải Kinh Dịch của các “Thánh” ra sao, hay chỉ là VẼ RẮN THÊM CHÂN (họa xà thiêm túc) vẽ vời đủ thứ theo ý riêng của mình xung quanh 64 Quẻ vốn được THIÊN KHẢI (revelation) từ thời nhà Chu bên Tàu (1022 - 256) không hề có một CHỮ NÀO, LỜI NÀO ngoài các vạch liền (dương) và vạch đứt (âm)! Từ đó mới thấy từ-ngữ THƯỢNG ĐỀ và THIÊN MỆNH (mệnh Trời) đã xuất hiện từ thủa đó, và ảnh hưởng như thế nào đến các minh quân cũng như bạo chúa Trung Hoa nói riêng và các vương quốc Đông cũng như Tây trên Trái Đất này.

      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU
      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न
      Tây đô, buổi trưa không nắng
      August 05th 2020



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân