TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - ÔN CỐ TRI TÂN (bài 2) : Khoa Bảng và Không Bàn Cạp
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

ÔN CỐ TRI TÂN (bài 2) : Khoa Bảng và Không Bàn Cạp

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Sư Trọng Đạo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Mon Mar 09, 2020 4:27 am    Tiêu đề: ÔN CỐ TRI TÂN (bài 2) : Khoa Bảng và Không Bàn Cạp

[b]


ÔN CỐ TRI TÂN (bài 2): Khoa bảng và Không Bàn Cạp


      ÔN CỐ TRI TÂN (bài 2): Khoa bảng và Không “bàn cạp”
   
 KHOA BẢNG có nghĩa là có bằng cấp (ít nhất là Cử nhân) còn KHÔNG BÀN CẠP ở đây có nghĩa là không có bằng cấp, kể cả bằng Tú Tài!
      Trước khi vinh danh quí Thầy “không bàn cạp” kính xin quí bạn và hậu duệ hãy đọc đoạn sau đây trích ra từ bài “[b]Nền Giáo Dục Miền Nam Việt Nam Thời Trước 1975”
viết năm 2016 ở Hoa Kỳ của GS Phạm Cao Dương (sinh 1938), Tiến sĩ Sử học Đại học La Sorbonne, Paris, cựu giáo sư Đại học Văn khoa Saigon (1965-1975):

     “Các vị như Nghiêm Toản, Nguyễn Khắc Kham... ở miền Nam, Đặng Thai Mai, Cao Xuân Huy... ở miền Bắc, trước đó là Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, sau này là Nguyễn Sỹ Tế, Phạm Thế Ngũ, Vũ Khắc Khoan... là những vị bắt đầu là các giáo sư trung học nhưng những công trình nghiên cứu của các vị đều là những tác phẩm của các bậc thầy. Trong khi đó thì nhiều giáo sư khoa bảng khác tuy bắt đầu bằng những bằng cấp cao và tiếng là dạy đại học nhưng tất cả mọi chuyện đã dừng lại ở những bằng cấp và chức vị mà họ đạt được. ” (Trang 4/24). [ĐKP cho in đậm].

      Chí lý. Những ai đã từng theo học tại một trong các Đại học Văn khoa Saigon, Huế, Cần Thơ hay Đà Lạt đều biết rõ như thế - nhất là những năm từ 1970 lùi về trước. Có lẽ vì lý do tế nhị nên GS Phạm Cao Dương không kể ra tên tuổi mà thôi. Đa số những vị khoa bảng đó là những người có bằng Tiến sĩ (Doctorat) ở Pháp. Những vị này thường là con nhà khá giả được cho đi du học.

      Từ ngữ KHÔNG BÀN CẠP (ám chỉ: KHÔNG BẰNG CẤP) được trích ra từ LỜI NÓI ĐẦU cho cuốn TẦM-NGUYÊN TỰ-ĐIỂN VIỆT-NAM (nxb TP Hồ Chí Minh, 1993) của LÊ NGỌC TRỤ (1909-1979) do Vương Hồng Sển (1902-1996) viết ngày 03-7-1992 ; nguyên văn như sau:

      “Người bạn thâm và tôi năng lui tới nhiều là anh Lê-Ngọc-Trụ. Hai tôi đồng cảnh ngộ, tôi quyền giữ chức quản thủ Viện Bảo Tàng suốt 17, 18 năm dài, nhưng vẫn ăn lương ngày (...) Còn anh Trụ, vì cả hai đều không có bằng cấp chứng chỉ cao học, nên anh Trụ, “một cuốn tự-điển sống”, “một tổ sư chánh tả” không ai qua mặt được, thế mà anh Trụ vẫn làm phụ tá cho ông Đoàn Quan Tấn, nơi thư viện số 34 đường Gia Long cũ (nay đổi là đường Lý Tự Trọng). Công việc nhọc nhằn của thư viện đều do anh Trụ quán xuyến, ông Tấn lại là Bộ trưởng Giáo dục thời ông Trần Văn Hữu làm Thủ hiến, thế mà ông Tấn không giúp gì được cho anh Trụ, Trụ vẫn lãnh lương bậc giáo tập, giáo làng, việc xảy ra như vậy, theo tôi hiểu, là vì ông Tấn câu nệ (...) Ông Tấn là hội trưởng hội Khuyến học Nam Kỳ, biết dư tài anh Trụ, nhưng vì “không bàn cạp” [ĐKP cho in đậm] không có bằng cấp cao nên phải chịu ăn lương như vậy... ” (sđd. trang II).

      Nhưng... HOÀNG THIÊN HỮU NHÃN (Trời Cao Có Mắt) - phải nói như thế: Khi Đại học Văn khoa Saigon được thiết lập lại (từ Bắc chuyển vô Nam) ngày 11-5-1955 Thầy Lê Ngọc Trụ được GS Trương Công Cừu, khoa trưởng, mời dạy môn Chánh tả Việt ngữ trong chứng chỉ Ngữ học tại Đại học Văn khoa SaiGon; mặc dù Thầy nhiều lần từ chối ; tức là bốn năm sau khi bộ CHÁNH TẢ VIỆT NGỮ (hai quyển) của Thầy được nxb Nam Việt phát hành năm 1951; năm 1960 được nxb Trường Thi tái bản thành một quyển. (Xin xem SỐNG VÀ VIẾT của Nguiễn Ngu Í, nxb Nghèi Xanh, Saigon, 1966; trang 263). Đến năm 1960 nxb Thanh Tân phát hành cuốn VIỆT-NGỮ CHÁNH-TẢ TỰ-VỊ. Sách đã được Giải thưởng Văn chương Toàn quốc năm 1961 và được Bộ Văn hóa trợ cấp năm 1967.

      Đến nay chưa thấy xuất hiện một công trình khảo cứu Việt ngữ nào như quyển này. Sách do nxb Khai Trí, Saigon, tái bản lần thứ nhất năm 1971; dày 706 trang khổ 19. 50 cm x 14cm. Trang bìa ghi như sau:

      LÊ-NGỌC-TRỤ
      Giáo sư Diễn giảng
      Trường Đại học Văn khoa Saigon.
      VIỆT-NGỮ CHÁNH-TẢ TỰ-VỊ.
      (Giải thưởng Văn-chương Toàn quốc năm 1961)
      (Được Bộ Văn-hóa trợ-cấp năm 1967)
      Tái bản ần thứ nhất (có sửa chữa và bổ túc)
      Nhà sách Khai Trí.

      Hãy đọc thêm nữa đoạn sau đây về GS Lê Ngọc Trụ, cũng từ quyển SỐNG VÀ VIẾT nói trên [chú thích của ĐKP: Sách này ghi lại các cuộc phỏng vấn của Nguiễn Ngu Í với 12 nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu danh tiếng của VNCH (1960-1965): Nhất Linh, Lê Văn Trương, Á-Nam Trần Tuấn Khải, Doãn Quốc Sỹ, Đông Hồ, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Lê Ngọc Trụ, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Hiến Lê và Hồ Hữu Tường.

      “Anh Trụ nói: Ở đời, chẳng biết may đâu, rủi đâu. Tôi đau nặng, năm 17 tuổi, thúi lỗ tai trái. Phải mổ xương mép tai. Bệnh lỗ tai khỏi, nhưng óc bị cuộc giải phẫu đó mà “lung lay”.
      - Anh có bị họ lấy nước tủy không?
      Anh hơi nhăn mặt:
      - Ba lần.
      - Ba lần? Tôi bị có một lần, mà hai mươi ăm năm qua, bây giờ nhớ đến còn rung mình. Dau trong thị còn rán chịu nổi, chớ đau trong xương sau khi bị lấy nước tủy, thì quả là một cực hình.
      - Có lẽ tôi vì bị ấy tủy đến ba lần mà thần kinh trở nên suy yếu, do đó mà hay đau ốm. Cái hại ở đó, mà cái lợi cũng do đó. Tôi vốn ham học, sức khỏe kém, thì “rị mọ” với sách, chịu khó tìm tòi, suy nghĩ, rồi năm này qua năm khác...
      - Anh thành nhà ngữ-học nổi danh!
      Anh đưa tay ra, vui vẻ và thân mật:
     - Xin đừng đề cao anh em mà thiên hạ rầy. Anh đừng quên rằng “nhà ngữ học” này chưa từng xuất ngoại và chỉ mới có bằng Sơ-học. [tôi, ĐKP cho in đậm]

      Anh nói tự nhiên không hậu ý gì: anh vốn tính khiêm tốn, thật thà xác nhận học lực mình còn non, và việc chưa được đi xa để thâu thái tận nguồn những điều mới mẻ về ngôn ngữ học. [b]Nhưng tôi lại liên tưởng đến một số người được du học trở về, có bằng cấp cao, có địa vị lớn, nhưng chưa có một công trình nào đáng giá, mà đã tỏ ra xem thường những người tự học, chưa ra khỏi nước, không đậu bằng như họ, song ại có những thành tích đáng kể.

[/b]       [ ĐKP, cho in đậm].
      [ĐKP xin mở ngoặc: Câu nói trên của nhà báo Nguiễn Ngu Í, tức Nguyễn Hữu Ngư (1921-1979) vào tháng Ba năm 1965 khi ông phỏng vấn GS Lê Ngọc Trụ. Xin quí bạn đối chiếu với những gì GS Phạm Cao Dương đã viết năm 2016 tại Hoa Kỳ ở bài trên cùng. ]

      (CÒN TIẾP)
      Tây đô, chiều March 09th 2020
       [b] CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU
        भक्तिवेदन्तविद्यारत्न


[/b]



[/b][/b]
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Sư Trọng Đạo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân