TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Thuốc mới trị dị ứng đậu phộng mặc dù có các phản ứng lẫn lộn
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Thuốc mới trị dị ứng đậu phộng mặc dù có các phản ứng lẫn lộn

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9657

Bài gửiGửi: Wed Feb 12, 2020 2:31 pm    Tiêu đề: Thuốc mới trị dị ứng đậu phộng mặc dù có các phản ứng lẫn lộn

Thuốc mới trị dị ứng đậu phộng mặc dù có các phản ứng lẫn lộn


Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ đã chấp thuận loại thuốc đầu tiên có thể giúp giảm bớt việc dị ứng đậu phộng ở trẻ em. Mặc dù không phải là một loại thuốc chữa bệnh, các chuyên viên cho rằng nó mở đường cho nhiều biện pháp trong tương lai.

Dị ứng đậu phộng là chứng dị ứng đứng hàng thứ hai ở các trẻ em và việc nầy đang trên đà gia tăng. Nó xảy ra với tỷ lệ cứ 50 trẻ thì có một bị chứng dị ứng nầy và ở người lớn thì cứ 200 người thì có một người bị dị ứng với đậu phộng.

Hầu như các thực phẩm gây ra dị ứng nghiêm trọng, được biết dưới tên là anaphylaxis hay tính quá mẫn cảm và được ước lượng có một trường hợp tử vong trong 200 ca bị tính quá mẫn cảm.

Việc bất ngờ tiếp xúc với đậu phộng là chuyện khá thường xuyên, với khoảng một trong 4 trẻ em cuối cùng được đưa vào phòng cấp cứu bệnh viện hàng năm.


Nina Nichols takes her daily dose of Palforzia as her mother, Maria Acebal watches. Source: AAP


Cô Nina Nicholls nay được 18 tuổi, hầu như sống cả đời với chứng dị ứng đậu phộng.

“Tôi biết được bị dị ứng đậu phộng khi mới khoảng 2 tuổi, bạn tôi vô tình cho tôi một miếng bánh có bơ đậu phộng tại hồ bơi và cuối cùng tôi phản ứng lại khoảng vài phút sau đó”, Nina Nicholls nói.

Mẹ của Nicholls là bà Maria Laura Acerbal cho biết, những gì xảy ra sau đó quả thật hết sức sợ hãi: “Cháu nổi ban cả người, mắt nhắm kín nhưng sưng lên và ói mửa, cũng như bắt đầu thở khò khè”.

Cô Nicholls đã tham dự cuộc thử nghiệm lâm sàng tại Mỹ về chất Palforzia, một loại bột đậu phộng được chế tạo đặc biệt, để nuốt một số lượng nhỏ mỗi ngày và số lượng gia tăng sau nhiều tháng.



Phương pháp nầy huấn luyện cơ thể trẻ em, có thể chịu đựng được đậu phộng, để lỡ khi nếu ăn nhầm đậu phộng, thì nó dường như ít gây ra phản ứng nghiêm trọng, hay chết người trong các trường hợp trầm trọng nhất.

Bác sĩ Hemant Sharma là trưởng khoa dị ứng và miễn dịch, thuộc Bệnh viện Nhi đồng tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa kỳ: “Đây không phải là thuốc chữa chứng dị ứng đậu phộng. Đó là những gì giúp cho các bệnh nhân chữa trị với những sản phẩm có đậu phộng, tuy nhiên họ phải tiếp tục tránh ăn đậu phộng”,

Bác sĩ Sharma cho biết, cách chữa trị nầy không phải cho mọi người.

Chất Palforzia có thể gây ra phản ứng phụ, bao gồm phản ứng về dị ứng nghiêm trọng đôi khi diễn ra và nếu trẻ nhỏ ngưng dùng liều lượng chất nầy mỗi ngày, thì chúng sẽ mất đi sự bảo vệ. Trong vài trường hợp, chất nầy gây ra chính phản ứng mà nó được đề ra để ngăn tránh, tức là dị ứng.



Thế nhưng một cách chữa trị khác, cũng được Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm xem xét, có thể đưa ra một vài sự cạnh tranh với chất Palforzia.

Đó là một loại miếng dán ngoài da, do viện Dị Ứng Thực phẩm Elliot và Roslyn Jaffe, thuộc bệnh viện Mount Sinai ở Nữu Ước chế tạo. Viện trưởng là Bác sĩ Scott Sicherer nói: “Nó hầu như là một miếng dán có chất nicotine cho những người nghiện thuốc lá, thế nhưng đây là cho dị ứng thực phẩm, nó tập trung vào một số lượng chất đạm đậu phộng và miếng dán nầy có thể mang cả ngày. Cho đến nay cuộc nghiên cứu cho biết nó không mạnh lắm như các liệu pháp miễn nhiễm trong miệng, thế nhưng cũng khá tốt và phản ứng phụ rất thấp hơn nhiều”,

Miếng cao dán nầy dường như không được chấp thuận cho đến tháng 8 năm nay, thế nhưng các bác sĩ tại Mỹ nay mai sẽ bắt đầu biên toa với chất Palforzia.


Palforzia is a powder mixed into food and taken daily containing peanut protein. (AP: Federica Narancio)


Với các bệnh nhân không có bảo hiểm y tế, chi phí sẽ là dưới 900 Mỹ kim một tháng.

Bà Maria mẹ của cô Nicholls cho biết, mặc dù con gái bà luôn phải mang theo thuốc giải như EpiPens, thì chất Palforzia đã thay đổi cuộc sống của các bệnh nhân.

“Đây là quả tin tức gây chấn động cho chúng tôi, bởi vì đây là lần đầu tiên thêm vào việc ngăn cấm chặt chẽ thực phẩm, chúng ta thực sự có những thứ có thể giúp đỡ một chút cho sức chịu đựng ở con trẻ chúng ta, để chúng được bảo vệ từ những vụ tiếp xúc bất ngờ”, Maria Nicholls cho biết.

Tuy nhiên nước Úc có một số qui tắc chặt chẽ nhất trên thế giới, khi chấp nhận các dược phẩm và dường như loại Palforzia sẽ không được cho phép sử dụng trong một thời gian, hoặc cấm hẳn, do rủi ro về các phản ứng phụ.

Trong khi loại thuốc mới nầy có thể mang lại nhiều hứa hẹn, lời khuyên tốt nhất cho những người bị dị ứng thực phẩm, là hãy tránh loại thực phẩm đó.

Allan Lee, Phan Bách

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân