TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Thí nghiệm ống gió
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Thí nghiệm ống gió

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9640

Bài gửiGửi: Fri Dec 06, 2019 11:57 am    Tiêu đề: Thí nghiệm ống gió

Thí nghiệm ống gió

Thí nghiệm phi cơ trong ống gió. (Hình: NASA)


Không một phi cơ hay trực thăng ở trên thế giới mà không qua những thí nghiệm ở trong ống gió (wind tunnel) trước khi được phép bay thật ngoài trời. Xe lửa tốc độ cao cũng được thí nghiệm qua ống gió để làm sao giảm bớt sức cản của không khí.

Ống gió nhiều khi cũng được dùng để thí nghiệm xe hơi và nhà chọc trời. Thế thì ống gió là gì và áp dụng của nó ra sao?


Sơ đồ ống gió mở. (Hình: wikipedia.org)


Cách hoạt động của ống gió

Nói một cách đơn giản ống gió là một ống lớn và có một cánh quạt thật mạnh để tạo ra một luồng gió thổi qua ống. Vật thể cần khảo sát như cánh phi cơ hay xe hơi được cột chặt trong ống. Khi không khí di chuyển từ trước ra sau vật thể thì cũng như là vật thể di chuyển trong không khí. Các nhà khoa học dùng ống gió để nghiên cứu những gì sẽ xảy ra đối với vật thể khi bay trong không khí.

Môn khoa học chuyên nghiên cứu sự chuyển động của các vật thể trong không khí được gọi là khí động lực học (aerodynamics). Ống gió là một dụng cụ không thể thiếu được trong ngành khí động lực học.

Đứng về phương diện cấu tạo thì có hai loại ống gió, mở và kín. Ống gió mở có một cánh quạt hút không khí từ ngoài trời qua phòng thí nghiệm và ra lại ngoài trời. Ống gió mở thì đơn giản nhưng không kiểm soát được áp suất, nhiệt độ và độ ẩm của khí trời. Ống gió kín cũng có cánh quạt để làm không khí luân lưu, nhưng không khí không thoát ra ngoài mà đi theo một ống kín và vòng trở lại. Với ống gió kín các nhà khoa học có thể kiểm soát và thay đổi những tính chất của không khí.


Sơ đồ ống gió kín. (Hình: wikipedia.org)


Ống gió có các thành phần chính yếu: một phòng kiểm soát, một phòng để mô hình các vật thể muốn khảo sát và động cơ quay cánh quạt để gây ra luồng không khí luân lưu. Tốc độ của không khí có thể được điều chỉnh bằng cách tăng hay giảm sức quay của động cơ.

Ống gió có rất nhiều kích thước, từ nhỏ một vài centimét tới lớn như tòa nhà để có thể thí nghiệm phi cơ thật. Tùy theo vận tốc gió, ống gió còn có thể chia thành nhiều loại. Loại dưới âm tốc (subsonic) với tốc độ của gió dưới 80% tốc độ âm thanh (khoảng 1,225 km/giờ hay 760 mph). Loại cận âm (transonic) có tốc độ gần với tốc độ âm thanh. Loại siêu âm (supersonic) có tốc độ lên tới sáu lần tốc độ âm thanh. Trên nữa thì gọi là cực siêu âm (hypersonic). Vì hỏa tiễn có thể có vận tốc tới 20 lần tốc độ âm thanh nên cần có ống gió có khả năng thí nghiệm với tốc độ cực siêu âm.


whirling arm của ông Benjamin Robins


Ai phát minh ra ống gió

Từ thời thượng cổ con người nhìn chim bay mà ước mơ mình bay được như vậy. Nhưng những cố gắng bắt chước chim bay bị thất bại một cách thảm thương, nhiều khi bị thiệt mạng. Đến thế kỷ thứ 19 các nhà khoa học mới nhận ra là mình không hiểu gì hết về khoa học bay trên không trung, thí dụ như lực cản là gì và lực nâng là gì. Tức là chưa biết gì về động lực học. Muốn hiểu tất cả những yếu tố để con người có thể bay được thì cần phải có phòng thí nghiệm để thí nghiệm những bộ phận cũng như nguyên mẫu của bộ máy giúp người bay được. Sự suy nghĩ đó đưa các nhà khoa học tới việc thành lập ống gió.

Ông Benjamin Robins (1707-1751) là người đầu tiên gắn những vật có đủ mọi hình dạng vào đầu một đòn dài chừng 4 ft rồi quay tròn đòn đó trong không khí để nghiên cứu sức cản của không khí đối với những vật thể. Ông ta nhận thấy rằng những hình dáng khác nhau, mặc dù có cùng diện tích, gây ra sức cản không khí khác nhau.


George Cayley’s glider


Ông George Cayley (1773-1857) cũng dùng tay quay như ông Robins để đo sức cản và sức nâng của nhiều dạng khác nhau của cánh như cánh chim. Trước thời ông Cayley người ta nghĩ là muốn bay thì phải gây ra một sức vừa nâng lên khỏi mặt đất và vừa đẩy ra đằng trước như là chim hay trực thăng. Ông Cayley nhận xét là không cần phải làm như vậy mà chỉ cần dùng động cơ đẩy ra đằng trước. Sự chuyển động của không khí tác động vào cánh phi cơ mà tạo ra sức nâng. Đó là một khám phá có tính cách đột phá, sau này là nguyên tắc căn bản của tất cả các máy bay, trừ trực thăng.


Frank Herbert Wenham (1824-1908)


Cánh tay quay có nhiều khuyết điểm như có nhiều nhiễu loạn không khí và chuyển động là quay tròn chứ không đi thẳng. Các nhà khoa học thấy cần phải có một phương cách tốt hơn. Ông Frank Herbert Wenham (1824-1908), một hội viên của Hội Hàng Không Anh Quốc, được coi là người đầu tiên chế tạo ra ống gió vào năm 1871. Ống gió của ông Wenham dài 3.7 mét (12 ft) và 45.7 centimét (12 inch) vuông. Ông ta dùng một động cơ hơi nước để quay cánh quạt ở cuối ống gió. Cánh quạt này hút không khí qua ống gió, gây ra sự chuyển động của không khí và có thể tạo ra luồng gió với tốc độ 64 km/g (40 mph). Ông Wenham dùng ống gió để nghiên cứu về tỷ lệ sức nâng và sức cản của nhiều kiểu cánh khác nhau.


Một cánh bay được thí nghiệm trong ống gió. (Hình: magazine.iit.edu)


Hai anh em nhà ông Wright được coi là người đầu tiên bay được lên không trung bằng phi cơ của mình. Hai ông Wright sau mấy năm nghiên cứu và thí nghiệm phi cơ mà vẫn không thành công nên quyết định xây dựng một ống gió để có điều kiện nghiên cứu kỹ lưỡng về kiểu mẫu phi cơ của mình. Nhờ những dữ liệu thu lượm được khi dùng ống gió hai ông Wright đã sửa đổi lại kiểu mẫu của mình cho thích ứng với khí động lực học. Vào năm 1903 hai ông đã thành công bay lên khỏi mặt đất.


NASA - 14 X 22 Subsonic Wind Tunnel


Áp dụng của ống gió

Ống gió được dùng nhiều để thí nghiệm phi cơ, xe hơi, xe lửa tốc độ cao, nhà chọc trời, tua bin gió và nhiều thứ khác.

Phi cơ: Ống gió của cơ quan NASA là một trong những ống gió lớn nhất thế giới. NASA dùng ống gió để nghiên cứu làm sao cho phi cơ tốt và an toàn hơn. Các kỹ sư của NASA có thể thí nghiệm những phi cơ kiểu mới, những chất liệu mới cũng như là hình dạng mới của một bộ phận của phi cơ. NASA còn dùng ống gió để thí nghiệm các loại hỏa tiễn.



Xe hơi: Một tiêu chuẩn khi vẽ kiểu xe là làm sao càng tốn ít xăng càng tốt. Một yếu tố làm hao xăng là sức cản không khí khi xe chạy nhanh. Các nhà sản xuất xe hơi đều dùng ống gió để khảo sát kiểu vẽ mới để làm sao cho xe ít bị cản gió nhất. Ống gió còn dùng để nghiên cứu xe khi chạy nhanh không bị gió làm bốc lên khỏi mặt đất, vì như vậy thì không được an toàn.

Nhà chọc trời: Bạn có biết là khi trời có gió to phần cao nhất của những nhà chọc trời có thể đung đưa qua lại hơn một thước. Cho nên khi xây nhà chọc trời nhà thiết kế thường làm một mô hình nhà nhỏ trong đó có nhiều dụng cụ đo lường và cho vào một ống gió với luồng gió mạnh thổi vào. Mục đích là để đo lực áp đặt vào tòa nhà là bao nhiêu và cần phải xây dựng với vật liệu như thế nào để chịu được lực tối đa của gió. Nhiều nhà chọc trời còn làm một hệ thống giảm dao động để làm tòa nhà bớt đung đưa, vì dao động nhiều sẽ khiến cho nhiều người cảm thấy chóng mặt như bị say sóng.

Hà Dương Cự/nguoi-viet


Nguồn tài liệu: www.nasa.gov, www.britannica.com, https://science.howstuffworks.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân