TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Phát giác loài nấm phủ vàng tại Tây Úc
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Phát giác loài nấm phủ vàng tại Tây Úc

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9640

Bài gửiGửi: Wed May 29, 2019 11:20 pm    Tiêu đề: Phát giác loài nấm phủ vàng tại Tây Úc

Phát giác loài nấm phủ vàng tại Tây Úc

Một loài nấm màu hồng toàn thân phủ đầy các hạt nano vàng đã được phát giác tại các mỏ vàng ở Tây Úc, đem lại hy vọng mới cho ngành kỹ nghệ đào vàng.


Theo một bài viết trên tạp chí Nature Communications, một chủng loại của loài nấm Fusarium oxysporum đã được tìm thấy tại Boddington, cách Perth 130 km về phía đông nam.

“Nếu bạn đi đến một khu vực khai thác vàng, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều nấm mọc trên mặt đất,” tác giả bài nghiên cứu, nhà địa chất học Tsing Bohu thuộc Cơ quan nghiên cứu khoa học và kỹ nghệ quốc gia Úc (CSIRO) cho biết.


Loại nấm đặc biệt này tiết ra một chất gọi là superoxide có khả năng hòa tan vàng. Nó cũng có thể trộn vàng hòa tan với một hóa chất khác để biến nó trở lại thành vàng rắn, dưới dạng các hạt nano nhỏ.


Tiến sĩ Bohu và các cộng sự phát giác ra rằng, loại nấm đặc biệt này tiết ra một chất gọi là superoxide có khả năng hòa tan vàng. Nó cũng có thể trộn vàng hòa tan với một hóa chất khác để biến nó trở lại thành vàng rắn, dưới dạng các hạt nano nhỏ.

“Chúng tôi quan sát thấy sự kết tủa của vàng trên bề mặt nấm,” tiến sĩ Bohu nói.



Vì sao loài nấm này lại làm điều đó?

“Có một ích lợi sinh học đằng sau phản ứng này,” tiến sĩ Bohu giải thích. “Chúng tôi nhận thấy loài nấm phủ vàng này phát triển nhanh hơn và lớn hơn so với các loại nấm khác.”

Giả thiết của nhóm là vàng hoạt động như một chất xúc tác giúp nấm tiêu hóa một số dạng thức ăn carbon.

Tiến sĩ Bohu hy vọng loài nấm phủ vàng này có thể giúp cho các nhà khai thác thu hẹp khu vực khoan thăm dò khi đào vàng.



Tiến sĩ Saskia Bindschedler, một nhà vi trùng học thuộc Đại học Neuchatel, Thụy Sĩ, nghiên cứu về sự tương tác giữa nấm và kim loại. Bà cảm thấy rất thú vị với nghiên cứu này.

“Tôi nghĩ rằng đây là một thứ gì đó thực sự tuyệt vời và hoàn toàn mới mẻ,” bà nói. “Điều tôi thực sự thích về bài báo này là nó cho thấy rằng không chỉ vi khuẩn mới có khả năng oxy hóa kim loại thụ động.

Bà đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng vi khuẩn để khai thác các kim loại như đồng, bạc và vàng từ chất thải điện tử hoặc bùn thải.

“Đây có thể là một cách tiếp xúc thân thiện với môi trường hơn để khai thác vàng,” bà nói.



Bên cạnh vi khuẩn, ngành kỹ nghệ khai mỏ cũng đang thử nghiệm các “công cụ thăm dò tác động thấp” khác, như lá cây bạch đàn và gò mối, vốn lưu trữ các dấu vết vàng nhỏ và có thể giúp truy tìm các mỏ vàng lớn hơn dưới lòng đất.

Đăng Trình

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân