TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Vì sao loài chim có mỏ mà không có răng?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Vì sao loài chim có mỏ mà không có răng?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9640

Bài gửiGửi: Sun May 19, 2019 11:16 pm    Tiêu đề: Vì sao loài chim có mỏ mà không có răng?

Vì sao loài chim có mỏ mà không có răng?


Loài chim là hậu duệ của khủng long, lẽ ra phải có răng nhưng theo thời gian tiến hóa, chúng chỉ còn có mỏ và nhờ đó mới sống sót. Vì sao lại như vậy?

Trong một nghiên cứu được đăng tải ngày 23-5-2018 trên tạp chí Biology Letters, nhóm nghiên cứu của ĐH Bonn (Đức) khẳng định loài chim "thay răng bằng mỏ" để thời gian thành hình trong trứng nhanh hơn, và nhờ đó khả năng sống sót cao hơn.



Các loài chim hiện nay chỉ có mỏ mà không có răng, không giống như tổ tiên của chúng là một số loài khủng long ở thời kỳ Mesozoic (từ 251 triệu năm đến 65 triệu năm trước Công nguyên).

Đã có nhiều giả thuyết giải thích về lý do chim có mỏ mà không có răng. Theo một số nhà nghiên cứu, sự biến mất răng cho phép đầu chim nhẹ hơn và nhờ đó nó bay nhanh hơn, tốt hơn. Nhưng cách giải thích này lại không giải nghĩa được vì sao một số khủng long ăn thịt ở thời kỳ Mesozoic không thể bay được dù chúng chỉ có mỏ và không có răng.

Hiện nay, giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất là hàm răng mất đi do thay đổi cách ăn uống. Mỏ chim phát triển dài ra và linh hoạt hơn để giúp gắp một số loại thức ăn như hạt. Cách này giúp chúng sống sót tốt hơn ở giai đoạn tuyệt chủng các giống loài cách đây 65 triệu năm, do thiên thạch khổng lồ va vào trái đất và làm thay đổi đột ngột khí hậu toàn cầu.

Đó là giả thuyết của các nhà khoa học thuộc ĐH Toronto (Canada). Theo đó, tổ tiên của loài chim hiện đại có cấu tạo mỏ cứng và chế độ ăn hạt cây. Đây chính là nguyên nhân giúp chúng sống sót qua thảm họa tuyệt chủng vào cuối thời kỳ Cretaceous.



Cách đây hơn 60 triệu năm, thảm họa thiên thạch đâm xuống Trái Đất đã khiến khí hậu biến đổi, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm tột độ... dẫn tới sự tuyệt chủng của các loài động vật như khủng long ăn thịt, thằn lằn, trong đó có cả các loài thuộc họ Maniraptoran (họ khủng long bao gồm cả chim). Nhưng loài chim có mỏ nhưng không có răng lại sống sót một cách kỳ lạ qua cuộc tuyệt chủng đó.

Từ dữ liệu phân tích hơn 3.000 mẫu răng hóa thạch của 4 nhóm thuộc họ Maniraptoran, các chuyên viên cho rằng, chính cách ăn là yếu tố chính giúp tổ tiên loài chim hiện đại sống sót lúc đó. Qua nghiên cứu, các chuyên viên nhận thấy vào thời kỳ Cretaceous, họ hàng chim hiện đại ăn các loại hạt. Và các loài chim hiện đại đều có mỏ nhưng không có răng. Điều này có nghĩa là cách đây 60 triệu năm những loài chim có răng đã bị tuyệt chủng hết rồi, chỉ còn các loài chim không răng nhờ thực đơn ăn hạt sống sót tới ngày nay.



Nay các nhà nghiên cứu của ĐH Bonn đưa ra một giả thuyết mới liên quan đến cách thức sinh sản của loài khủng long chim và thời gian ấp trứng.

Các nhà khoa học Đức dựa trên nghiên cứu mới đây của các nhà cổ sinh vật học người Mỹ về thời gian trứng nở rất chậm của loài khủng long, có thể mất nhiều tháng, trong khi thời gian ấp nở của các loài chim hiện nay ngắn hơn nhiều (từ mười ngày đến vài tuần lễ mà thôi). Vấn đề nằm ở những chiếc răng: thời gian để "tạo hình" bộ răng của khủng long con chiếm đến 60% tổng thời gian để nó thành hình.



Các nhà khoa học Tzu-Ruei Yang và Martin Sander của trường ĐH Bonn khẳng định rằng khủng long thời xưa mất nhiều tháng để chào đời chủ yếu là do mất thời gian chờ bộ răng mọc đủ. Thế mà trứng lại là món khoái khẩu của nhiều loài ăn thịt khác, trong khi đa số loài khủng long thời đó chỉ đẻ trứng rồi chôn xuống đất chứ không ấp ủ, không trông chừng bảo vệ gì cả.

Vì thế thời gian trứng nở càng kéo dài thì cơ hội bị ăn mất càng cao.

"Chúng tôi cho rằng chọn lọc tự nhiên theo kiểu không cần hàm răng thực ra chỉ là tác dụng phụ của sự chọn lọc dựa trên sự phát triển phôi thai nhanh hơn, tức thời gian trứng nở sẽ ngắn hơn", hai tác giả nhận định.



Hai nhà khoa học cho rằng nhận định này cũng giải thích được luôn trường hợp mất hàm răng và phát triển mỏ ở một số loài khủng long không thuộc họ chim.


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân