TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Vành đai phong tỏa Anaconda
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Vành đai phong tỏa Anaconda

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9643

Bài gửiGửi: Sun Mar 10, 2019 12:37 am    Tiêu đề: Vành đai phong tỏa Anaconda
Tác Giả: Sean Bảo

Vành đai phong tỏa Anaconda

Scarlet O’Hara


Bạn hẳn nhớ “đại gia” lịch lãm, đẹp trai, sành đời Rhett Butler trong tiểu thuyết Cuốn Theo Chiều Gió. Chàng đã mang tặng quần là áo lụa xa xỉ cho tiểu thư miền Nam xinh đẹp Scarlet O’Hara trong thời nội chiến đầy khó khăn. Những chiếc váy quý phái ấy được mua từ Paris, xuyên qua bao dặm đại dương và các cuộc rượt bắt của hải quân Union.

Trong suốt các trận chiến kinh hoàng kéo dài 4 năm của cuộc Nội Chiến Mỹ, dù thắng hay thua, cả hai phe đều không thiếu đạn dược, vũ khí và tàu bè... Hẳn nhiên miền Bắc có ưu thế với nền kỹ nghệ sản xuất quân cụ, nhưng miền Nam đã chống chọi mãnh liệt, suýt thành công để chia cắt nước Mỹ làm đôi. Những vũ khí, quân trang thiết bị và tàu bè đó được cả 2 phe mua từ Châu Âu. Một vành đai cấm vận, phong tỏa khổng lồ của Union được lập ra, đã quyết định vận mệnh cuộc Nội Chiến.


Tướng Winfield Scott


Tháng 5, 1861 vài ngày sau khi quân Confederate khai hỏa phát súng mở màn cho nội chiến ở Ðồn Sumter, Carolina thì lão tướng Winfield Scott gửi thơ đề xuất cho tướng George B. McClellan chiến lược Vành đai phong tỏa Anaconda.“Chúng tôi tin chắc vào chiến lược phong tỏa toàn bộ Ðại Tây Dương đến Vịnh Mễ Tây Cơ. Ðồng thời trong đất liền, một mũi tấn công vũ bão từ sông Mississippi xuống tận bờ biển. Mục tiêu quét sạch quân địch, giữ đường vận chuyển liên lạc. Vành đai phong tỏa này sẽ bao vây các tiểu bang phiến loạn, kết thúc chiến tranh sớm hơn, với ít tổn thất đổ máu hơn so với các phương án khác.”

Chiến lược phong tỏa toàn bộ trên được gọi là Anaconda Plan. Như con trăn khổng lồ, bao vây và siết chặt các tiểu bang miền Nam, đồng thời kiểm soát toàn bộ con sông chính Mississippi dẫn ra biển, chia cắt mọi đường tiếp vận và xuất nhập cảng của Confederate. Thoạt tiên chiến lược này được xem là vô hiệu, không thực tế, khi mà phải thiết lập một vòng đai bao vây khổng lồ như thế trên Ðại Tây Dương bao la. Song hành với các cuộc hành quân dọc bờ sông, chiếm các bến cảng dưới sự chống trả và phòng thủ kiên cố của phe miền Nam. Lực lượng hải quân Union lúc ấy còn thô sơ với các tàu thuyền chạy bằng buồm. Dầu vậy, Tổng Thống Lincoln và quân đội Union đã áp dụng chiến lược này vào ngày 19 tháng 4, 1861.


Vành đai phong tỏa Anaconda


Ðể thiết lập vòng đai cấm vận này, Union gặp muôn vàn khó khăn. Phe miền Nam rộng bao la hơn nửa Bắc Mỹ, lớn hơn các nước Tây Âu gộp lại. Mặc dù phe Union có 23 tiểu bang kỹ nghệ tối tân, cùng hệ thống ngân hàng, thương mãi và hàng trăm kênh đào, đường sông, tàu lửa và hệ thống điện tín chằng chịt, hải quân Union vẫn còn non yếu. Trước Nội Chiến, quân đội Mỹ chỉ có 16 ngàn sĩ quan và binh lính. 400 sĩ quan trong số đó dày dạn chiến chinh qua các cuộc chiến chống Mễ Tây Cơ và người da đỏ, họ đã bỏ Union theo Confederate vì trung thành với tiểu bang quê nhà và một số bị phe Union nghi ngờ đã ủng hộ Confederate. Tương tự ở Hải quân, 373 sĩ quan trong số 1,554 đã theo phe miền Nam. (Hầu hết các sĩ quan của 2 phe đều xuất thân từ Trường Võ Bị West Point danh tiếng, để sau này đối mặt với nhau trong cuộc chiến tương tàn huynh đệ.)

Với 3 ngàn rưỡi dặm đường biển, 180 bến cảng mà hải quân Union phải tuần tra và ngăn chặn. Trong khi Union chỉ có 42 tàu chiến hoạt động, 48 chiếc còn đang nằm trên bến để sửa chữa và đợi tuyển quân. Các tàu này hầu hết đều chạy bằng buồm. Chỉ có 3 chiếc tàu chiến chạy bằng hơi nước được xem là hữu hiệu trong việc bao vây.

Ở phía Confederate thì lại càng khó khăn bội phần. Miền Nam dựa vào xuất cảng bông gòn, vào các hàng hóa nhập cảng từ Châu Âu và thiết bị công nghiệp từ miền Bắc. Vòng đai cấm vận đã làm vật giá leo thang kinh khiếp, thiếu thốn quân trang thiết bị. Tổng thống Jefferson Davis phải kêu gọi sự ủng hộ và tham gia của các tàu tư nhân, các tay buôn kinh nghiệm và sự can thiệp của Châu Âu. Hai cảng lớn của miền Nam là mục tiêu hàng đầu cho việc phong tỏa cũng như nguồn sống cho Confederate là Wilmington và Charleston tiểu bang Carolina. Do địa thế sông ngòi đổ ra nhiều cửa biển, nhiều bãi cạn với các dải đất cát nhô lên ngoài vịnh, thủy triều lên xuống qua nhiều eo biển làm nơi lý tưởng để tránh tàu Union, để len lỏi đáp các tàu hàng nhỏ và thoát các tầm đạn cà nông. Confederate cũng lập pháo đài trên bến cảng, các tàu tuần dương án ngữ, quyết giữ nguồn xuất nhập cảng sống còn của mình với Châu Âu và các tiểu bang trong đất liền.


Tàu Union truy đuổi tàu buôn vượt qua vành đai phong tỏa


Những tàu vượt vòng đai cấm vận (Blockage Runners) được xem là tối ưu. Chúng là huyết lộ, quyết định sinh mạng của Confederate. Chủ của các thuyền này phần lớn là tư nhân ngoại quốc. Chiến tranh là cơ hội làm giàu cho các thương buôn, nguy hiểm nhưng lời ngàn lần. Họ làm giàu bằng các chuyến đi vào cảng nước Mỹ, chở hàng trăm thứ cần thiết cho Confederate từ vũ khí, quân nhu đến các sản phẩm hàng hóa cho dân chúng miền Nam. Từ đó họ đổi mua lấy bông gòn, thuốc lá, đường và các hàng hóa xuất cảng. Tàu gọn nhẹ, không bao giờ trang bị súng cà nông, thủy thủ đoàn không mang súng trường. Khi bị bắt thì tất nhiên hàng hóa bị tịch thu, thuyền được kéo về vùng Union, bán đấu giá hay dùng làm tàu chiến cho Union. Nhưng các thủy thủ của tàu vượt vòng đai cấm là thương buôn, lại là người nước ngoài, nên thường bị tạm giam rồi thả. Họ lại tìm cách đón hàng hóa để làm ăn chuyến khác. Những chuyến hải hành từ Anh thường không đến thẳng Mỹ, mà qua vùng Bahama, Tây Ấn, Trung Mỹ. Từ đó họ đi vào các cảng miền Nam sau vài ngày trời. Ðể thành công chạy thoát các tàu tuần duyên của Union, các thuyền Blockage runners thường là thuyền nhỏ, trang bị động cơ chạy bằng hơi nước cực mạnh, trong khi các thuyền buồm còn phổ biến thời ấy. Nổi tiếng là các thuyền được lắp ráp ở Clyde, Scotland. Nơi này đã cung cấp cho Confederate 120 chiếc. Các chuyến làm ăn vận chuyển đường dài, buộc các thuyền này được trang bị buồng đốt tối tân để chạy hàng ngàn dặm mà không cần cập bến lấy than, than là loại tốt ít khói để tránh tàu Union phát hiện. Chúng chạy thật nhanh, chuyển hướng vượt sóng thật dễ dàng, để vượt thoát tầm cà nông và truy bắt của Union. Chúng cũng được ngụy trang để không nằm trong tầm nhắm của các viễn vọng kính Union. Các chuyến đi thường xuyên vào lúc đêm tối không trăng và lúc thủy triều cao. Vào đầu cuộc chiến thì phe Confederate đã nhanh chóng đập phá các ngọn hải đăng dọc bến cảng. Các tàu Union thoạt đầu lại truy bắt khi đèn đuốc trên tàu mình sáng trưng, nằm án ngữ các cửa biển, khi phát hiện tàu địch thì phóng pháo lên trời làm hiệu truy bắt cũng như chĩa cà nông vào tầm. Ðiều này lại giúp cho các chiếc thuyền buôn biết được và chạy vòng tránh né. Các cuộc truy bắt trên biển đêm đầy kịch tính và sáng rực một góc trời pháo nổ, khói mù và sóng biển.


Hải chiến chiếm cảng New Orleans tháng 5, 1862


Chỉ riêng một chuyến tàu từ Anh bị Union chận bắt trước khi nhập cảng ở Carolina năm 1862. Hải quân Union đã tịch thu 5 bánh lái, cánh quạt chân vịt, buồng đốt hơi nước cho các thiết hạm, 600 thùng thuốc súng, 6 quả cà nông 35 kg, 930 tấm thép chống đạn, 35 tấn thép mỏng làm nòng súng trường, 1 tạ thuốc ký-ninh, da, giày, áo quần, dây thừng, cà phê, trà, giấy...

Trung bình chỉ có 2 chuyến khứ hồi cho các thuyền vượt vành đai này. Chừng 300 chiếc thuyền sử dụng trong Nội Chiến và 2/3 số này bị hải quân Union bắt giữ, bắn cháy hay tái sử dụng cho đội tàu mình.

Trong suốt cuộc Nội Chiến, 60% vũ khí của phe Confederate được nhập vào nhờ các tàu vượt vành đai phong tỏa. 400 ngàn súng trường, 1 triệu rưỡi tấn chì, 1 triệu tấn thuốc súng; cùng thực phẩm, áo quần, giày, thuốc men (phần lớn là ký-ninh), giấy... Nhưng khi cuộc chiến kéo dài, thì hải quân Union đã phát triển hùng mạnh nhanh chóng. Ðến năm cuối của Nội Chiến thì con số tàu chiến hải quân lên đến 5=0, hầu hết đã trang bị động cơ chạy bằng hơi nước. Cuộc Nội Chiến đã chứng kiến sự ra đời của tàu ngầm, tàu bọc thép Ironclad (thiết hạm). Lạm phát làm sụp đổ nền kinh tế Confederate. Dù với các trận đánh oai hùng và hy sinh dũng cảm của binh sĩ miền Nam trên đất liền cũng như đại dương, vành đai phong tỏa Anaconda đã là chiến sách tối ưu và hữu hiệu của Union, chấm dứt cuộc Nội Chiến sớm hơn. Mở ra một trang sử mới hùng mạnh của Hải quân Mỹ. Cùng những trang tiểu thuyết kinh điển mãi làm say đắm lòng người như Cuốn Theo Chiều Gió.

Sean Bảo

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân