TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Tạ ơn tặng phẩm từ trời
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Tạ ơn tặng phẩm từ trời

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9643

Bài gửiGửi: Fri Nov 23, 2018 11:09 pm    Tiêu đề: Tạ ơn tặng phẩm từ trời
Tác Giả: Trần Lý Lê


Tạ ơn tặng phẩm từ trời

“... Ngày hai bữa vỗ bụng rau bình bịch

Người quân tử ăn chẳng cầu no... ”

Nguyễn Công Trứ

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá... ”

Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ngày trước, bữa ăn chỉ gồm rau cỏ là hình ảnh của cảnh nghèo như lời ta thán hóm hỉnh của Nguyễn Công Trứ hoặc hàm ý “thanh cảnh”, chay tịnh như câu thơ của cụ Trạng Trình, nhưng ngày nay, rau cỏ hay thực vật lại được nhìn ngắm như một sản phẩm của trời đất, cứu rỗi sức khỏe, chữa trị bệnh tật của con người [do ăn uống quá mức].

Tại những vùng đất dư dả, đời sống dễ dàng, thừa mứa thì con người thường ra sức phục vụ ông thần khẩu, ăn uống quá độ dẫn đến sự suy giảm sức khỏe và bệnh tật. Ðiển hình là chứng mập phì, tiểu đường, cao huyết áp, nghẽn mạch máu [vì mỡ đọng]..., những căn bệnh hàng đầu đã gây phí tổn nặng nề đến túi tiền cá nhân và ngân quỹ quốc gia.

Ngoài việc tìm cách chữa trị bệnh tật cho hiệu quả, mọi cơ quan y tế công cộng ở các quốc gia giàu có đều ra sức hô hào việc phòng ngừa, nhất là phòng ngừa những căn bệnh do con người tự tạo như ăn uống quá độ. Nói giản dị là ăn uống điều độ, tiết giảm những thứ “quá mức” như mỡ, đường, rượu, cơ thể sẽ khỏe mạnh, bớt bệnh tật... Nghe qua thì có vẻ dễ dàng, nhưng thay đổi thói quen nếp sống thân thuộc vài mươi năm là cả một sự thử thách cho mỗi cá nhân. Một số đã thấy quan tài, tìm cách thay đổi cách sống sau một cơn bạo bệnh, còn những người khác vẫn theo thói quen cũ. Không lạ là kết quả chữa trị chứng mập phì chỉ được khoảng 5% thành công!

Hô hào việc từ bỏ hay tiết giảm các thức ăn ngon miệng dường như khó khăn quá nên các chuyên viên dinh dưỡng xoay ra tìm cách “thay thế”, giới thiệu các thức ăn “mới”, những thứ vẫn ngon miệng, vừa ý thực khách nhưng không nặng calorie hoặc nhiều chất đường, chất béo... Và họ nhắm tới rau cỏ, vừa đầy chất bổ dưỡng cần thiết như sinh tố, khoáng chất và vừa... no bụng nhờ chất xơ.

Bài tường trình của các chuyên viên dinh dưỡng từ đại học Johns Hopkins đã liệt kê một số rau cỏ “hàng đầu” dựa trên mức bổ dưỡng.


Spinach


Spinach hay rau dền

Rau dền là một loại rau lá “nặng” (nhiều nước), chứa rất nhiều chất vôi (calcium), sinh tố, nhất là chất sắt (iron) và antioxidant.

Một cup (8oz) rau dền chỉ có 7 calories và mang lại đầy đủ một lượng sinh tố K cần thiết mỗi ngày, sinh tố A và C chưa kể magnesium, folate, chất sắt, chất vôi và antioxidants.

Sinh tố K rất cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể tiếp thu calcium và tạo ra cứng xương. Với những người bị chứng thiếu máu (anemia) cần dùng thêm chất sắt, uống thuốc viên thường bị táo bón và ăn thịt đỏ thì ngại cao mỡ, rau dền là một thức ăn hiệu quả nhất để lấy thêm chất sắt và chất vôi (thay sữa). Magnesium cần thiết cho sự hoạt động của bắp thịt và thần kinh.


Kale


Kale (rau cải xoăn?)

Rau cải xoăn là một giống cây lá “nặng” (leafy) chứa nhiều chất bổ dưỡng, chỉ 7 calorie mỗi cup (8oz) với nhiều sinh tố như A, C, và K.

Một số thí nghiệm cho rằng loại cải này có thể giảm mức cholesterol ‘xấu’ (LDL) và gia tăng mức cholesterol ‘tốt’ (HDL), giảm đường huyết và hạ huyết áp.


>Broccoli


Broccoli

Broccoli nằm trong họ rau kết hoa như bắp cải, kale, và cauliflower (bông cải?). Mỗi cup broccoli chứa 55 calorie, lượng sinh tố K cần thiết hàng ngày và gấp đôi lượng sinh tố C cần thiết mỗi ngày. Ngoài ra, chất xơ giúp nhuận trường.

Tài liệu từ phòng thí nghiệm cho thấy chất sulforaphane trong broccoli [và các loại rau cùng họ] có thể ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư.


Peas


Peas (đậu Hòa Lan)

Ðậu Hòa Lan có vị ngọt, chứa tinh bột nên mỗi cup có khoảng 134 calorie. Loại rau này chứa nhiều chất xơ (9 gram mỗi cup), chất đạm (9 gram), các sinh tố A, C, và K chưa kể một số sinh tố B.

Chứa nhiều chất xơ nên đậu Hòa Lan giúp tiêu hóa, nhuận trường chưa kể một lượng saponin đáng kể; các chuyên viên nghiên cứu cho rằng saponin có thể giảm sự tăng trưởng của tế bào ung thư (trong phòng thí nghiệm).

Chứa nhiều chất đạm nên đậu Hòa Lan được liệt kê vào danh sách chất đạm từ rau cỏ (plant-based protein) ; những người ăn rau cỏ (vegetarian và vegan*) dùng đậu Hòa Lan để thay thế các loại chất đạm từ động vật.

*Một chút về “vegetarian” và “vegan”: Vegetarian là những người ăn rau đậu, không ăn thịt cá, nhưng vẫn ăn uống các sản phẩm xuất phát từ thú vật như sữa, trứng, bơ và phó mát. Vegan thì nghiêm cẩn hơn, họ chỉ ăn rau đậu, không dùng bất cứ sản phẩm nào liên quan đến động vật từ thịt đến da. Quan niệm này bắt nguồn từ niềm tin “phải đối xử tử tế và thương yêu động vật”.


Sweet potatoes


Sweet potatoes hay khoai lang

Khoai lang là một loại rau củ, chứa nhiều tinh bột nên mỗi cup có khoảng 200+ calorie tùy theo loại khoai ngọt nhiều hay ít. Khoai lang (một củ trung bình cỡ nắm tay) chứa lượng sinh tố A cần thiết hàng ngày, khoảng 25% lượng sinh tố C và B6 cần thiết mỗi ngày và 12% lượng potassium cần thiết. Ngoài ra khoai lang còn chứa beta-carotene.

Tuy có vị ngọt nhưng khoai lang lại có nhiều chất xơ và loại đường trong khoai lang chuyển hóa thành glucose rất thấp (thấp glycemic index) nên có thể dùng như thức ăn với bệnh tiểu đường.



Beets hay củ dền (củ cải đỏ?)

Mỗi cup củ dền chứa 58 calories, 442 miligrams potassium, 148 micrograms folate và ít alpha-lipoic acid (một loại antioxidant) có thể tiết giảm triệu chứng hư hoại thần kinh do tiểu đường. Nước chiết xuất từ củ cải đỏ, khoảng nửa lít mỗi ngày, có thể hạ huyết áp.



Carrots

Mỗi cup cà rốt chứa khoảng 52 calories và một lượng sinh tố A cao gấp 4 lần mức cần thiết mỗi ngày. Sinh tố A quan trọng cho thị lực.



Rau củ muối (Fermented vegetables)

Rau củ muối chua hay lên men mang lại đầy đủ chất dinh dưỡng như khi còn tươi / sống và có thêm các vi khuẩn tốt cho việc tiêu hóa. Một số rau củ muối chua thường thấy bao gồm bắp cải (sauerkraut), dưa leo (pickle), cà rốt, bông cải...



Cà chua (Tomatoes)

Cà chua thực ra là “trái cây” nhưng được gom vào danh sách “rau cỏ”*, mỗi cup cà chua có khoảng 32 calorie, 427 mg potassium và 24.7 mg sinh tố. Ngoài ra, cà chua chứa glycopene (một loại antioxidant) được cho rằng có thể ngăn sự tăng trưởng của ung thư; cà chua cũng chứa lutein và zeaxanthin, hai hóa chất ảnh hưởng đến thị lực.



Tỏi (Garlic)

Tỏi được dùng như gia vị và thuốc, với 4 calorie, mỗi múi tỏi chứa rất ít sinh tố và khoáng chất nhưng tỏi có tính kháng sinh nhờ hợp chất diallyl sulfide. Hợp chất này rất hiệu quả trong việc chữa trị nhiễm trùng Campylobacter bacteria.



Hành (Onion)

Mỗi cup hành chứa 64 calorie, sinh tố C, B-6 và manganese. Ngoài ra hành chứa các hợp chất sulfur có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư (trong phòng thí nghiệm).



Alfalfa sprouts

Mỗi cup alfalfa sprouts chứa 8 calorie, một ít chất xơ và rất nhiều sinh tố K, ngoài ra còn có cả saponins, flavonoids và phytoestrogens.

Y học dân gian Âu Mỹ dùng loại rau này để chữa thấp khớp (?)



Ớt chuông (Bell pepper)

Ớt chuông có nhiều màu, xanh, đỏ, vàng, cam. Mỗi cup chứa 39 calories, 190 milligrams sinh tố C, 0.434 milligrams sinh tố B-6, folate, beta-carotene (được cơ thể chuyển hóa thành sinh tố A). Những antioxidant trong ớt chuông bao gồm capsanthin, quercetin, và lutein.



Bông cải (Cauliflower)

Mỗi cup bông cải chứa 27 calorie, nhiều sinh tố C, K và chất xơ (giúp no lâu và nhuận trường). Cauliflower và những loại rau cùng họ chứa indole-3-carbinol (I3C), một loại antioxidant, và sulforaphane, có thể giảm sự tăng trưởng của tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm.



Rong tảo (Seaweed)

Rong tảo được xem như rau cỏ dùng như thức ăn. Nhiều loại rong tảo chứa chất bổ dưỡng như kelp, nori, sea lettuce, spirulina và wakame. Ðặc biệt là rong tảo chứa omega-3 fatty acids như docosahexaenoic acid và eicosapentaenoic acid (hiện diện trong thịt và sữa), rất quan trọng cho sức khỏe con người. Mỗi loại rong tảo có tính bổ dưỡng riêng nhưng nói chung, rong tảo chứa nhiều iodine, chlorophyll.

Rong tảo màu nâu như kelp và wakame, chứa nhiều fucoxanthin, một loại antioxidant rất mạnh; so với sinh tố E, hiệu năng về antioxidant cao gấp 13 lần.



Nói chung, rau cỏ là nguồn dinh dưỡng rất dồi dào cho cơ thể, dễ trồng cấy và ít tốn kém so với các loại thực phẩm khác. Ngoài sự bổ dưỡng, rau cỏ có thể thay thế tinh bột, thịt cá để tiết giảm bệnh tật. Do đó, để duy trì sức khỏe ta nên ăn nhiều rau cỏ, bữa ăn lý tưởng là bữa ăn có 1/3 rau cỏ, 1/3 chất đạm (như thịt cá) và tinh bột, 1/3 còn lại là trái cây và sữa.

Trần Lý Lê

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân