TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - CHẮC MÀ KHÔNG BỀN
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

CHẮC MÀ KHÔNG BỀN

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Lang Tu



Ngày tham gia: 29 Oct 2007
Số bài: 252

Bài gửiGửi: Thu Sep 25, 2008 8:44 am    Tiêu đề: CHẮC MÀ KHÔNG BỀN
Tác Giả: NGUYÊN AN

    CHẮC  MÀ  KHÔNG BỀN
                          NGUYÊN AN
       
       Năm tôi học lớp mười hai, thầy giáo dạy môn Triết có nói;
-Bàn về đàn ông thì phải nói là đàn ông  có tính “ Chắc mà không bền” và đàn bà thì ngược lại ”Bền mà không chắc”.  Câu nói đó được giảng giải như sau:
     - Đàn ông khi đã yêu tha thiết, đắm say người con gái nào đó ( người tình đầu tiên) thì họ yêu người đó suốt đời. Họ nhớ người đó trọn đời. Đó  là tính cách “ chắc”: Họ có thể cưới người khác làm vợ, thương yêu vợ, sống hạnh phúc với vợ, nhưng tuyệt đối với người tình đầu , họ không bao giờ quên.
      - Đàn bà vì hoàn cảnh trái ngang hay vì một lý do nào đó phải lấy người khác làm chồng, họ  sống trong hạnh phúc hiện tại, trong  bổn phận làm vợ, làm mẹ, họ quên ngay người tình của mình, người yêu của mình. Đó  là tính cách “ bền : mà không “ chắc”.
    Thầy minh họa:
    - Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Kim Trọng tuy sống với Thúy Vân mà vẫn nhớ Thúy Kiều.
  Lúc bấy giờ trong đám học sinh của chúng tôi, có bạn đã phản đối:
     - Thưa  Thầy, Thúy Kiều sống ở  lầu Ngưng Bích, làm vợ lẻ Thúc Sinh, ưng Từ Hải, Thúy Kiều lúc nào cũng  nhớ đến Kim Trọng:
                “ Mặc người mưa Sở , mây Tần
                  Riêng mình nào biết có xuân là gì.”
          Hoặc:
                 “ Vui là vui gượng kẻo là
                    Ai tri âm đó mặn mà với ai? ”
         Riêng tôi, ở  lứa tuổi mới lớn, chưa  nhận thức sâu sắc, đành ngồi im...
     Bây giờ, tuổi đời đã đi qua, tôi ngồi ngẫm nghĩ, soát lại lời nói của Thầy năm xưa, tôi nhận thấy:
-Về phía đàn ông ( quan điểm của đàn ông) . Người tình và người vợ là hai người khác nhau. Người tình có sức quyến rũ, yêu say đắm, nhưng để mà nhìn, mà ngắm thôi, ít khi lấy làm vợ được. Đó là người tình lý tưởng. Người vợ là người thực sự. Nếu may mắn người tình là người vợ thì hồng phúc biết chừng nào.
 - Về phía đàn bà (quan điểm của đàn bà). Nhìn chung: “Yêu ai, yêu cả một đời”. Hạnh phúc nhất là khi họ lấy được người họ yêu, hoàn toàn là tình cảm. Khi họ được chìu chuộng, nâng niu hết mực , họ thấy đời là màu hồng. Nhưng khi gặp khó khăn, họ thường buông xuôi, bỏ cuộc, an phận thủ thường, yên thân, yên phận. Đặc điểm của đàn bà là dễ tha thứ. Do đó  họ dễ tìm thấy hạnh phúc hơn là đàn ông. Đa số là như thế. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt gọi là nghiệt ngã, là quá đáng, đương nhiên, họ không thể tha thứ được, không thể  xử sự “ Chuyện lớn hóa nhỏ. Chụyện nhỏ hóa không.”
    Đàn ông bản tính cứng rắn, xử sự, giải quyết vấn đề bằng lý trí. Đàn bà thì ngược lại. Nếu đàn ông mềm yếu, dễ dãi thì người đời cho rằng:” Xử  sự như đàn bà. Đàn ông mà tính đàn bà.”
   Theo ông bà  kể lại:” Chuyện vợ chồng là duyên số- duyên nợ”. Có một công tử nọ đi xem bói toán, hỏi về  lương duyên. Ông thầy bói nói:
   -Số công tử được kết duyên với một cô gái, con ông lão mù đang sống  dưới gầm cầu gần nhà công tử. Công tử này về nhà tức tối, sai quân lính nửa đêm đến gầm cầu giết quách cha con lão ăn mày. Năm năm sau, công tử đó cưới con quan. Đêm nằm bên nhau công tử thấy vết sẹo  trên đầu vợ, hỏi và được vợ trả lời:
     - Lúc em còn nhỏ, một hôm không hiểu tại sao có`một số người đến giết cha con em. Cha em chết, còn em đưọc người đi đường cứu sống. Sau đó, một ông phú hộ đem em về làm con nuôi.
     Công tử đó chép miệng thở dài:” À ra thế! Trời già đã định. Cái số chạy đâu cho khỏi số.”
     Câu chuyện trên chứng tỏ chuyện vợ chồng không phải do ghán ghép mà thành, phải có Ông Tơ , Bà Nguyệt se  duyên. Vợ chồng là DUYÊN NỢ. Duyên là điều đáng mừng- đáng vui- đáng phấn khởi. Nợ là điều đáng lo- đáng buồn- đáng sợ. Nợ thì phải trả, đã vay từ lúc nào mà bây giờ phải trả, phải gồng  lưng mà trả, phải trả cả đời. Thật là ớn lạnh.
       Theo thuyết của đạo Phật:” Từ bi, hỷ xả”. “ Biến nghiệp lực thành nguyện lực”. Cứ hiểu rằng  nợ là cho người khác vay, cho mọi người vay, cho chồng vay, cho con vay, cho gia đình vay. Mình là tay phú hộ, là kẻ nhà giàu, có đồng tiền trong tay, có sức khỏe trong người... phân phát cho mọi người, giúp đỡ cho mọi người. Kiếp sau sẽ được họ trả lại. Người trả có thể là người khác, chứ không hẳn là người mà mình đã cho vay. Cứ hiểu như thế để mà vui vẻ sống, tiếp tục sống cho hết kiếp này. Đôi lúc, cũng không hẳn là phải đợi kiếp sau, người vay trả lại ngay trong kiếp đó. Có thể sau này họ hối lỗi, ăn năn sửa đổi tính tình, đối xử tốt để chuộc lại lỗi lầm. Thế là:
                 “ Sóng lặng- gió yên
                   Gương  vỡ lại lành
                   Hềt cơn bĩ cực tới hồi thới lai”
       Trời cao có mắt. Trời không phụ lòng người. Hằng ngày cứ tâm niệm: “ Sáng đem nguồn vui đến cho người.  Chiều giúp người bớt khổ.”
                       
                   Baton Rouge, LA, April  2007
                                 NGUYÊN  AN
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân