TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - TÌNH GIÀ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

TÌNH GIÀ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MINH CAN



Ngày tham gia: 06 Jun 2008
Số bài: 431

Bài gửiGửi: Wed Sep 17, 2008 7:22 pm    Tiêu đề: TÌNH GIÀ ( NGUYÊN TRANG)

TÌNH GIÀ
NGUYÊN TRANG

Bà Hoa -Tóc -Huyền, Hoa- Tuy- Hòa nhìn chồng mình, ông Tân- Dong- Dỏng, Tân –Sài- Gòn, Tân -HO, Tân- Sáng- Xỉn- Chiều- Say. Tân- Truyền- Tin, Tân -Phật- Giáo, đang nằm thiêm thíếp trên giường bịnh. Mấy hôm nay trở trời, khí hậu bất thường, nên ông xã bị bịnh cảm cúm đột xuất. Lang quân dáng dấp cao gầy, quê quán Sài Gòn nòi một trăm phần trăm Hòn- Ngọc- Viễn- Đông, em ơi! Gia đình ông định cư tại Xứ Cờ Hoa thuộc diện cựu tù nhân chinh trị. Ông ưa nhậu nhẹt, uống bia rượu, thuộc dạng nghiện nặng. Ông là cựu sĩ quan Truyền Tin QL/VNCH, theo Đạo Phật. nên có các biệt danh nêu trên, Cộng đồng VN cư ngụ tại thành phố, thủ phủ của tiểu bang miền Đông Nam Hoa Kỳ gọi ông như thế, đề phân biệt với Tân -Bắc- Cờ, Tân-Tâm- Lý- Chiến, Tân-Công- Giáo. Cả hai Tân đều định cư tại thành phố nói trên. Còn bà Hoa, hiền thề của người hùng, tri- kỷ -của- Lưu- Linh- Lý- Thái- Bạch, có mái tóc huyền óng ả thời trẻ và quê hương Xứ- Nẫu- Phú- Yên- Tuy- Hòa nên có các mỹ danh trên, bà con ạ!
Hiện tại, các con cái của hai vợ chồng trung niên này. đã rời khỏi mái ấm của cha mẹ mình. Chúng đi tứ tán âm binh. Mỗi đứa ở mỗi nơi, Trong ngôi nhà rông mênh mông này, chỉ còn có hai vợ chồng già nương tựa vào nhau để sống qua ngày đoạn tháng. Bà Hoa chợt nhớ đến hai câu thơ của thi sĩ Ngọc Hoài Phưong:” Về già còn lại đôi ta Hai con khỉ già quanh quẩn bên nhau”
ooo
Lúc bấy giờ, Bà Hoa thắm thía lời nói của người xưa:” Vợ chồng là do duyên sô”
Quả vậy, như ông bà đây. Đúng là “ Ghét của nào, trời trao của đó!” Thật ra, bà Hoa chúa ghét nam nhân uống rượu quá tải. Nhất là cứ “ Chén chú, chén anh, chén tôi chén bát” kéo dài thâu đêm, suốt sáng, như ông xã và các bạn của ông ta, cứ bày cuộc nhậu lai rai vào cuối tuần như vậy. Uống bia ruợu đến mức độ “ Uồng như nốc nước lã” “ Uống đã đời cho tè ra chất cay mới thôi.” như lời một dân nhậu đã thốt ra trước dây. Hoặc như khi vào tiệc: ” Chín chai bỏ túi” mỗi thực khách. Sau đó, cứ thi nhau uống xoay vòng. mỗi người chơi trăm phần trăm một chai Heneiken. Cứ chơi cho tới bến. Chơi xả lán. Ai bỏ cuộc thì coi như thua. Những nhân vật tửu lượng hào hùng như Thần-Đao- Đại- Hiệp- Lý- Thám-Hoa trong Long Hổ Phong Vân của Kim Dung hay như Võ- Tòng –Anh- Hùng- Lương- Sơn- Bạt của Thủy Hử, được các hảo hán, người hùng, bộm nhậu, khen ngợi hết mực.” Nam vô tửu như kỳ vô phong”
Thậm chí, họ cứ ngâm thơ sang sảng mỗi khi” rượu vào lới ra” “ Chuột sa hũ nếp”
“ Làm trai cho đáng nên trai
Trai mà chằng rượu, chẳng chơi được nào.
Uống cho đã, ưống đậm màu
Càng cao tửu lượng, anh hào mới ngon.”
Thật là tai hại vô cùng. Ông Tân hiện nay đã nghiện bia rượu, ghiền chát cay quá cở thợ mộc rồi, bà con ạ! Thét rối, ông cứ uống khơi khơi. Uống không cần mồi. Uống khô. Ông uồng bia mà như uống nuớc lã. Ông có thể ngồi đối ẩm một mình. “ Một mình đối ẩm dài dài Cứ tu, nhấm nhí lai rai giải sầu” Ông ghiền bia rượu đến độ, trong bữa ăn không có chất cay, ông ăn cơm không ngon gì cả. Vì thế, trong xe ông lúc nào cũng mang theo bia lon để uống thay nước. Hoài niệm để đời là suýt nữa ông bỏ mạng sa trường, suýt nữa về chầu Diêm Chúa, bị Hà Bá rước. Thật thế, hôm tiệc cưới con một người bạn, ông Tân uống quá tải mà thức ăn nhét vô bao tử xẹp lép như con mắm của ông, dù là cao lương mỹ vị, không bao nhiêu. Ông nóc bia liên tù tì. Ông uống rượu mạnh và bia Heneiken nhiều hơn là xơi thực phẩm. Kết quả ông say quá. Ông nằm ngay đơ cẳng cuốc tại bàn tiệc của nhà hàng Mỹ trên dại lộ Airline High Way, thuộc thành phố, nơi ông cư ngụ lúc bầy giờ. Bào hại vợ con ông và vài người bạn thân phải tức tốc chở ông đi bịnh viện cấp cứu, trong khi bữa tiệc cưới chưa chấm dứt. BS sau khi cứu tỉnh ông vào lúc hơn 10 giờ đêm hôm đó, cho biết ông uống rượu quá tửu lượng trong khi bụng đói, nên suýt nữa tiêu đời, nếu ông không kịp đưa đến phòng cấp cứu của nhà thương dể tiêm thuốc giải rượu và làm hô hấp cho ông.
Chuyện uống bia rựợu của ông Tân Dong Dong là chuyện xảy ra dài dài như cơm bữa. Như” chuyện dài” Nhân dân tự vệ” ngày xưa ở VN vậy. Đã bao lần, bà Hoa và các con cũng như thân hữu, khuyên ông nên giảm uống bia rượu, dể giữ gìn sức khỏe và tránh phiền hà khổ lụy vì nhiều thứ khác do nghiện chất cay gây ra. Tuy nhiên, lời khuyên của người thân và bạn bè đối với ông, như nước đổ lá môn. Nước đổ dầu vịt. Ông từng tuyên bố thẳng thừng:
-Tôi thà nhịn ăn, chứ không thẻ nhịn bia rượu được. Tôi không thể cử hẳn bia rượu được đâu.
Người ta thường nói:“ Những người nghiện rượu nặng là trong bụng có con sâu rượu”. Vì vậy khó mà cai bia rượu được cho những nguời tri kỷ của Lưu Linh này. Không rõ hiệp sĩ Tân Dong Dỏng, có thuộc dạng đó chăng? Bà Hoa- Tuy- Hòa thường than vãn với chính mình những khi ông xã say mềm. nằm một đống như chết. Ông nằm nhắm mắt, mê man, thân hình co quáp như con tôm hùm. Ông không biết trời trăng mây nước chi cả. Cơm nước trên bàn vẫn lạnh tanh. Bà Hoa nhìn chồng thở dài thườn thượt. Bà lắc dầu, lẩm bẩm:
- Quả là của nợ. Biết vầy, thì hồi ấy ông ta có phềt vàng, mình cũng chẳng ham.
Ngày trước, tuy là cô gái học hành không nhiều, nhưng bà Hoa thuộc con nhà khá giả. Gia đình bà lên cao nguyên lập nghiệp lâu nay. Nhà bà mở tiệm cà phê ở thị xã Pleiku. Bà là cô gài lanh lợi, kiều diễm nổi danh một thời trong vùng. Tuy nhiên, cái số của bà nó làm sao ấy, Có biết bao chàng si tình, theo tán tỉnh bà. Nhiều sĩ quan độc thân tại chỗ, làm việc trong Bộ Tư Lênh Quân Đòan II, Vùng II Chíến Thuật, thường lân la dến quán của song thân bà ngồi thưởng thức nhạc vàng và nhấm nhí ly cà phề vào những ngày cuối tuần. Họ tỏ ra ngưỡng mộ nhan sắc của má hồng vừa chớm đôi mươi. Trong số đó có ông Tân Dong Dỏng, Trung Úy Truyền Tin. Tuy không dẹp trai lắm, nhưng khá chai mặt. Bà thích cái gịong rặt Sài Gòn, nhẹ nhàng, ngọt xớt như mía lùi của chàng trai có nước da trăng trắng, khuôn mặt xương xương. Vầng trán rộng. Đôi mắt to, sáng lung linh, da tình và có hơi hướm lãng mạn ti tí. Cái cách tỏ tình thẳng thừng, bạo dạn, cũng như cái tái đeo bà, như đỉa đói lâu ngày, của người hùng lúc bấy giờ. Ông ta có lối nhìn như muốn xuyên thủng quần áo của giai nhân, làm bà ngượng ngùng, đó mặt tía tai. Những lúc ấy bà cán dôi môi ươn ướt của mình. hai má như nóng ran, trời ạ! Nhưng bà lại cảm thấy lòng gờn gợn nhẹ nhàng một cảm giác vu vơ. thinh thich, khoai khoái, mới chết chứ. Thế mới có vấn đề. Ông Tân Sài Gòn tỏ ra say mê người dẹp Hoa –Tuy- Hòa quá cờ lúc dó.” Thấy em một chút đã mừng Cần chi biết sợi dây lưng ngắn dài” “ Xin anh đừng nhíu long mày Đưng xao xác ngó mà trầy trụa em” ( Từ Thế Mộng)
Hồi ấy, ông Tân đâu có nghiện bia ruợu như bây giờ. Ông chỉ lai rai ba sợi với anh em bạn những lúc yến tiệc thôi. Nếu biết ông là con sâu ruợu như ngày nay, thí bà đã bái bai ông lâu rồi, Hai người se duyên vợ chồng, trước sau, bà sanh cho ông một trai, bốn gái. Trước ngày Miền Nam bị sập tiệm hoàn toàn, hai người ăn ở với nhau mới có ba mống, Một trai, hai gái. Sau này, ở tù về, giữa năm 1982, bà sanh thêm cho lang quân hai gái nữa.
Lúc quân đoàn II di tản chiến thuật, vào tháng 3/1975, gia đình bà may mắn về tới Tuy Hòa được an toàn cả nhà. Sau Đổi Đời đầy bi thảm, tang thương, ông xã bị tù tập trung cải tạo mút mùa lệ thủy, như bao nhiều sĩ quan, viên chức của chính quyền cũ. Bà phải nuôi một bày con dại, vừa lo tiền bạc và thực phẩm đi thăm nuôi chồng. Ông Tân đói lắm, khổ lắm, rách lắm, trong suốt bảy năm lao động khổ sai tại các trạị giam của kẻ chiến thắng. Ông cứ bị chuyển trại nhiều nơi, tận núi sâu, rừng thẳm ngút ngàn xa cách xóm làng dân giả, trong thời gian bị dầy ải trong cõi dịa ngục trần gian. Lúc bấy giờ, bà Hoa, còn trẻ, nhan sắc còn mặn mà duyên dáng. Vì vậy, nhiều gã sồn sồn, có chức, có quyền trong chế độ mới, ngưỡng mộ dung nhan của nguời đẹp ba lửa. Họ cứ theo tán tỉnh chọc ghẹo, vừa hứa hẹn, vừa đe dọa đủ điều. Cái kiểu “ Anh hùng chiếu cố mỹ nhân” muốn se duyên gá nghĩa với người đẹp dang cô đơn tạị chỗ vậy mà.
” Gái một con, còn trông mòn con mắt Em ba con, nhan sắc vẫn mượt mà. Anh say mê thiết tha nàng xinh đẹp Kẻ có quyền, chức phận. cứ lân la.”
Tuy nhiên, bà Hoa vẫn một mực từ chối. Bà vẫn chung thủy với lang quân. Bà không vì bã vinh hoa phú quý, vì những đe dọa, hứa hẹn của kẻ giàu sang quyền chức mà bị sa ngã vào dục lạc và tiến tài vật chất, xa hoa như một số các cô, các bà đồng cảnh ngộ vào thời kỳ “ Đổi Đời” xô bồ, bát nháo, các giá trị, truyền thống cổ truyền, đạo đức bị đảo lộn, tang thưong biến đổi đầy bi thảm, khổ đau đến cùng cực của Miên Nam vào giai đoạn ấy.
Sau đó, gia đình ông bà Tân- Hoa sang định cư tại Xứ Cờ Hoa theo diện HO như bao nhiêu bà con gốc dân Giao Chỉ đồng cảnh ngộ. Thằng con trai trưởng nam, thằng Côn, vốn tánh bất trị từ lâu, thích tự lập và sống tự do. Nó chỉ ở chung với cha mẹ một thới gian rồi ra ở riêng khi tìm được việc làm ổn định. Nó tự túc và ít khi về thăm song thân. Đúng là đứa con vô tâm với những người sanh ra và dưỡng dục nó nên người. Một hôm, Côn bị cảnh sát bắt giam vì tội bám sát theo ( Stalking) cô giáo Mỹ xinh đẹp. Cô ta có tuổi đời gấp đôi nó, khi cô ta ra về từ lớp học Anh Văn ESL buối tối, dành cho dân tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Cô này đã ly dị chồng và đang là tình nhân của một viên đại úy cảnh sát Mỹ tại thành phố. Thằng Côn mê gái đẹp, cứ bám theo sau xe của giai nhân giáo sư Anh Văn của mình lâu nay. Thế là nó bị má hồng gọi tri âm, bạn của dân, chạy xe đến còng tay, tóm gọn và giam vào nhà đá tức thì. Côn bỗng chốc trở thành tù nhân, chờ ngày ra hầu tòa vì phạm tội hình sư Stalking nói trên. Báo hại bố mẹ của nó vì thương con, phải vây mượn tiền để bail cho con tạm ra tù, chờ ngày ra hầu tòa. Người xưa thường nói:
“ Con là nợ. Vợ là oan gia. Cửa nhà là nghiệp báo” “Cha mẹ thương con biển hồ lai láng”“ Nước mắt cứ chảy xuống.”” Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nuớc trong nguồn chảy ra”
Tuy nhiên, sau đó, Côn chỉ ở nhà cha mẹ mình trong một thời gian ngắn, rồi lại rời xa mái ấm của song thân. Chẳng bao lâu, con em gái kế của nó, con Hạnh, cũng theo gương anh cả của mình. Thich sống tư do và độc lập như bao nhiêu con cái trưởng thành của các gia đình Việt Nam khác, tại xứ người. Thật vậy, Hạnh đã rời nhà song thân. Nó ra share phòng với bạn đồng nghiệp đang làm nail với nó. Tíêp đến. con Hương em kế con Hạnh lấy chồng cũng xa nhà luôn. Chỉ còn lại Nhị Kiều. Hai cô gái em kế tiếp của Hương là còn đi học và ở chung với cha mẹ thôi. Rồi khi con Huệ tốt nghiệp cấp III cũng đi học xa và ở ký túc xá Đại Học luôn. Chỉ còn con gái Út rượu của họ là Hồng đang học trung học. Mấy năm sau đó, Huệ tốt nghiệp dược si ( Doctor of Pharmacy) và có việc làm ổn định, lương cao ở xa nhà. Ông bà Tân- Hoa cũng mừng cho các con thành đạt và có việc làm nuôi sống bản thân và để tồn tại trong cõi đời đầy khổ đau và nhièu hệ lụy này. Tiếp theo, con gái Út Hồng cũng đã tốt nghiệp trung học hạng Straigt A nên được học bổng theo học đại học LSU ở thủ phủ tiểu bang này. Nó cũng ở ký túc xà như chị nó trước kia. Thế là chỉ còn có hai vợ chồng già sống lây lất nương tựa vào nhau.
Ông bà Tân- Hoa vốn là những Phật Tử thuần thành. Hai người thường hay đi lễ chùa ở địa phương vào các ngày lê trọng như Tết Nguyên Đáng, Lễ Thượng Nguyên. Lễ Phật Đẳng, Lễ Vu Lan Mùa Báo Hiếu, Tết Trung Thu, Lễ Hạ Nguyên Rằm tháng 10 âm lịch ... Ngoài ra vào các ngày cuối tuần, chùa có tổ chức lể cầu an hay sinh họat của gia đình Phật Tử, ông bà cùng con cái cũng thường tham dự. Các con gái ông vốn là huynh trửởng của các thiếu nhi Phật tử ở chùa lâu nay. Hồi học trung học hay ở ký túc xá Đai học, chúng cũng tham dự sinh hoạt công tác Phật sự nói trên.
Riêng ông Tân thì vì say rượu khi lái xe nên bị cảnh sát phạt vạ, xử lý mấy lần rồi. Suýt nữa ở tù mục xương vì tội lái xe khi say rượu DWI ( Driving While Intoxicated). Hiện nay, ông ta bị tịch thu hẳn bằng lái xe Driver’s Licence. Còn bị đi học tập vào ngày chủ nhật dài dài, sau thời gian ông phải đến lớp cải tạo hằng ngày để học về luật pháp lưu thông xe cộ ngoài đường và tai hại của việc vi phạm luật lệ giao thông, việc gây ra tai nạn chết người bởi lái xe bất cẩn trong khi say rượu... Hiện nay, ông đi làm bằng xe đạp. Ngày nghỉ ông thường cuốc bộ ra chợ VN để mua bia về uống. Bà Hoa, vợ ông chỉ cho phép ông uống trong khi dùng cơm tối. Tối đa là uống ba chai heneiken hay ba lon bia Budweiser thôi. Không được uống ruợu mạnh. Tuy nhiên, khi bà bận việc gì, hay vắng nhà là gà bươi bếp ngay. Những lúc đó, ông xã dễ thương vô cùng của bà chằng Tuy Hòa, lén nốc cả chục chai. Ông uống bia rượu mà như uống nước lã. Khiếp thật!
Bây giờ thì ông Tân hiếm khi đi Chùa vì Phật Tử mà phạm một trong ngũ giới đền nỗi bị mất cả quyền lái xe tại xứ Cờ Hoa. Ông ngại bạn bè chê cười mình. Tuy nhiên, bà xã thỉnh thoảng chở ông đi các chùa ở xa vào dịp lễ trọng, cho ông khuây khỏa thư giãn và cũng để dễ kiểm soát chồng, không cho ông có cơ hội tự tung, tự tác, uống bia rượu quá chén. Bà sợ ông bị ảnh hưởng đến tim, gan hay bao tử thì nguy to. Bởi vì. dù sao kẻ đau khổ không phải chỉ có lang quân, tri kỷ của Lưu Linh, khi ông ngã bịnh. Hai bạn già cùng nhà nương dựa vào nhau để tồn tại, đẻ sống còn, tại nơi đất khách quê người mà lị!
ooo
Lúc này, ông Tân –Sài- Gòn vẫn còn ngủ mê. Bà Hoa đưa bàn tay gầy, ngón dài hơi sần sùi, nhăn nheo, sờ trán chồng. Ông xã đã bớt sốt. Bà thấy yên lòng. Bà lầm bầm:
-Bịnh mà cứ nốc bia. Miệng lúc nào cũng nực nồng mùi rượu. Vẫn chứng nào tật ấy. Chính ông ta giết dần giết mòn sức khỏe của mình vì bia rượu mà. Thật hết thuốc chữa!
Hiện nay, bà Hoa đã cán mức “ Lục thập giả an chi’ mấy năm rồi và đã hưởng hưu non sau 14 năm lao động tại Hoa Kỳ. Còn ông Tân thì trên sáu bó rưỡi. Ông đã hửởng tiền hưu “ Full Retirement” năm ngoái, Nhưng người Hùng gần tuổi “ Thất thập cổ lai hy “ này, vãn còn đi làm vì là “ Còn sức lực, còn tiếp tục đi cày”. Đa số anh em cựu tù nhân chánh trị dịên HO định cư tại Mỹ sau này, thời gian làm việc trả thuê cho nhà nước Hoa Kỳ không lâu. Vì vậy lương hưu trí của họ không cao lắm. Cho nên, phần nhiều anh chị em, tuy đã hửởng tiền hưu trí mà vẫn phải còng lưng lao động để có tiền trả bill đủ loại. Trả bill nhà, điện nuớc, bảo hỉêm xe cộ nhà cửa, nhân thọ...” Một trăm thứ bill xứ này Nghỉ hưu mà vẫn đi cày như xưa”.
“ Tình già còn lại đôi ta
Nương nhau mà sống cho qua tuổi đời.
Các con mỗi đứa mỗi nơi
Qua ngày đoạn tháng, an vui xứ người.”

NGUYÊN TRANG

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân