TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Các loại ti-vi LED, OLED, 4K, HDR
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Các loại ti-vi LED, OLED, 4K, HDR

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Sat Jan 06, 2018 11:37 pm    Tiêu đề: Các loại ti-vi LED, OLED, 4K, HDR

Các loại ti-vi LED, OLED, 4K, HDR

Đủ kiểu đủ loại ti-vi.


Nếu bạn bước vào một tiệm bán đồ điện tử như Best Buy, bạn sẽ thấy đủ kiểu đủ loại ti-vi, như LED, OLED hay 4K. Bạn phân vân không biết nên chọn loại nào. Trong bài này tôi xin giải thích về các thuật ngữ của ti-vi.


Philo Taylor Farnsworth


Lịch sử của hệ thống vô tuyến truyền hình

Từ đầu thế kỷ 20 đã có những phát minh về truyền hình, nhưng rất là thô sơ và được gọi là truyền hình cơ khí (mechanical television) vì dùng một cái đĩa quay tròn.

Máy truyền hình điện tử đầu tiên được ông Philo Taylor Farnsworth phát minh vào năm 1927. Điều đáng chú ý là ông Farnsworth sống trong một căn nhà không có điện cho tới năm 14 tuổi. Khi còn học trung học ông ta đã nghĩ tới cách làm sao mà chuyển được những hình ảnh thành một dạng tín hiệu để có thể phát qua làn sóng radio. Khi máy nhận được làn sóng đó thì tín hiệu được biến trở lại thành hình ảnh.



Phát minh của ông Farnsworth là dùng một chùm tia điện tử để thu những hình ảnh chuyển động. Hình ảnh đầu tiên chỉ là một lằn ngang. Một giai thoại trong công nghệ truyền hình kể lại là khi mấy nhà đầu tư hỏi: “Farnsworth, khi nào thì chúng tôi thấy được tiền trong việc này?” thì ông Farnsworth truyền đi một ảnh của dấu hiệu Mỹ kim.

Năm 1938 thì máy truyền hình được sản xuất và bán ở Hoa Kỳ, dĩ nhiên chỉ là ti-vi đen trắng. Ti-vi màu được bắt đầu trong thập niên 1960. Lúc đó ti-vi đều dùng đèn tia âm cực (cathode ray tube). Tất cả các máy đều to lớn và nặng nề.



Các đặc tính của ti-vi

Kích thước của ti-vi thường được đo theo đường chéo từ góc này sang góc đối diện. Đơn vị của độ phân giải (resolution) của ti-vi là điểm ảnh (pixel). Chữ pixel là viết tắt của từ picture element (phần tử ảnh). Càng nhiều điểm ảnh thì ti-vi càng rõ nét. Vào thập niên 2000 một ti-vi thường có độ phân giải 1,280 x 720. Số đầu chỉ độ phân giải chiều ngang và số thứ nhì chỉ độ phân giải chiều cao. Nhân hai số với nhau thì ti-vi có 921,600 điểm ảnh.

Bây giờ đa số ti-vi là thuộc loại ti-vi có độ phân giải cao (high definition television, viết tắt là HD TV). Loại này có độ phân giải 1,920 x 1,080, tức là khoảng 2 triệu điểm ảnh.

Loại ti-vi đắt tiền được quảng cáo là UHD TV hay là 4K TV. UHD có nghĩa là ultra high definition (độ phân giải cực cao). 4K có nghĩa là 4 ngàn. Cả hai từ đều để chỉ loại ti-vi có độ phân giải 3,840 x 2,160, tức là trên 8 triệu điểm ảnh. 4K dùng để chỉ độ phân giải chiều cao 3,840, gần 4 ngàn.


So sánh HD TV và UHD TV


  • HDR TV: HDR là viết tắt của High Dynamic Range (dải động cao). Có hai đặc tính của ti-vi liên quan tới việc ti-vi thể hiện các hình ảnh, một là sự tương phản và hai là độ chính xác của màu sắc. HDR TV nới rộng cả hai đặc tính đó. Phần sáng thì sáng hơn, phần tối thì tối hơn. Như vậy hình ảnh có vẻ có chiều sâu hơn. Màu sắc thì trung thực hơn. HDR thường đi đôi với đặc điểm gọi là gam màu rộng (wide color gamut, viết tắt là WCG). Một ti-vi thường có thể hiển thị khoảng 17 triệu màu, nhưng ti-vi có WCG có thể hiển thị cả tỷ màu. Hiện tại HDR TV là một đặc điểm được ưa chuộng nhiều.

  • LED-LCD TV: LCD là viết tắt của liquid crystal display, dịch là mặt hiển thị tinh thể lỏng. Nói chữ Việt có vẻ dài dòng, nên cứ dùng từ LCD cho tiện. LCD là một kỹ thuật cho màn hình không những của ti-vi mà còn cho màn hình của máy tính và điện thoại di động. LCD gồm có hai màn chắn làm bằng chất có tính phân cực (polarizing) và tinh thể lỏng ở giữa hai màn. Khi một luồng điện đi qua tinh thể thì nó di chuyển để có chổ ánh sáng qua được và có chỗ không. Ánh sáng chiếu qua hai màn và tinh thể lỏng và những bộ lọc màu để sinh ra hình ảnh màu.

    LCD không tự phát ra ánh sáng mà phải có nguồn sáng ở ngoài gọi là sự chiếu sáng nền (backlighting). Đi-ốt phát quang (light emitting diode, viết tắt là LED) là một kỹ thuật chiếu sáng nền. Hồi trước người ta không dùng LED để làm nguồn sáng. Sau này thì dùng LED nên gọi là LED-LCD TV, nhưng có khi rút gọn lại thì gọi là LED TV.

  • OLED tv: Một loại ti-vi mới hơn LED TV là OLED TV. OLED là viết tắt của organic light emitting diode, dịch là đi-ốt phát quang hữu cơ. Có nghĩa là đi-ốt để phát ra ánh sáng được làm bằng một chất hữu cơ, thí dụ như một thứ pô-li-me (polymer). OLED có thế làm rất mỏng, cho nên OLED TV cũng rất mỏng và nhẹ. Tuy nhiên OLED TV thì đắt tiền hơn LED TV.

  • 3D TV: Ti-vi 3 chiều là loại ti-vi mà hình ảnh nổi lên như trong không gian 3 chiều. Nhưng người xem phải đeo kính đặc biệt. Loại ti-vi này một dạo được quảng cáo nhiều, nhưng không được ưa chuộng cho lắm. Có hai lý do về vụ này. Thứ nhất là việc đeo kính không tiện lợi chút nào. Thứ hai là ít có những chương trình chiếu phim 3 chiều. Đài truyền hình ESPN 3D cũng đã ngưng hoạt động vì không có khán giả.

  • Ti-vi màn hình cong: Bây giờ có loại ti-vi mỏng và hơi cong. Loại này không có gì đặc sắc hơn các loại ti-vi khác, mà còn có nhiều khuyết điểm. ti-vi màn hình cong giới hạn góc nhìn. Muốn xem cho tốt thì phải nhìn thẳng vào ti-vi chứ không ngồi một góc mà nhìn cho tốt được. Hơn nữa ti-vi màn hình cong giá đắt hơn loại thường.

  • Ti-vi thông minh: Ti-vi thông minh là loại ti-vi có sẵn việc nối mạng và nhiều áp dụng khác như nghe hiệu lệnh bằng tiếng nói hay xem hình chụp từ máy ảnh số. Theo Consumer Reports thì 70% ti-vi hiện nay là loại ti-vi thông minh.

  • Các ổ cắm của ti-vi: Ngoài những ổ cắm thông thường, ti-vi của bạn cần có những ổ cắm mới để có thể nối với các thiết bị ngoại vi một cách dễ dàng. Cần có ổ HDMI (thường phải có 3 hay 4 ổ HDMI), ổ USB để có thể nối với USB flash drive để chơi nhạc hay xem hình ảnh, video trong đó.



Nên mua ti-vi loại nào

Ở phòng khách hay phòng gia đình thì thường nên mua ti-vi cỡ từ 50 tới 60 inch. Nhà lớn hơn thì mua ti-vi từ 60 inch trở lên. Thường thì loại HD TV cũng đủ xem, nhưng nếu bạn có khả năng thì nên chơi một cái UHD TV hay còn được gọi là 4K TV.

OLED TV thì đắt hơn LED TV nhưng hình ảnh đẹp hơn. Không nên mua loại 3D TV hay ti-vi có màn hình cong. Ti-vi hiện bán ngoài thị trường thường là ti-vi thông minh, nếu không thì bạn có thể trang bị thêm một thiết bị như Roku hay Google Chromecast để nối mạng. Bạn nên mua thêm một thanh âm thanh (sound bar) hay là nối ti-vi với một hệ thống âm thanh khác để nghe cho hay vì loa của ti-vi không được tốt.



Kỹ thuật mới nhất QLED

Một kỹ thuật mới nhất cho màn hình ti-vi đã được Samsung lăng xê ở triển lãm thương mại (trade show) CES 2017. Đó là quantum dot LED viết tắt là QLED. Nhiều người cho rằng QLED sẽ thay thế các kỹ thuật màn hình khác vì có độ sáng cao hơn và hiển thị nhiều màu hơn. Tuy nhiên đây là một kỹ thuật còn mới nên phải chờ xem.

Hà Dương Cự/Người Việt


Nguồn tài liệu: www.nyu.edu , www.consumerreports.org , www.digitaltrends.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân