TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Những điều cần chú ý trong sinh hoạt của người bị tiểu đường
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Những điều cần chú ý trong sinh hoạt của người bị tiểu đường

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Mon Oct 30, 2017 10:16 pm    Tiêu đề: Những điều cần chú ý trong sinh hoạt của người bị tiểu đường

Những điều cần chú ý trong sinh hoạt của người bị tiểu đường


Để sống vui với bệnh tiểu đường, những điều chính mà ta cần chú ý để điều chỉnh lối sống của mình là:

    • Để ý đến và điều chỉnh cách ăn uống cho thích hợp.

    • Tránh thuốc lá.

    • Thể dục và vận động thể lực thích hợp.

    • Biết cách kiểm tra và kiềm chế mức đường trong máu một cách thích hợp bằng thuốc men cũng như thể dục và ăn uống.

    • Biết cách phòng và phát hiện sớm các biến chứng của bệnh cũng như tác dụng phụ của thuốc men.

    • Hợp tác chặt chẽ và vui vẻ với bác sĩ để kiểm soát bệnh, phòng, phát hiện và chữa sớm các biến chứng.

Cần nhắc lại, các nguyên tắc dinh dưỡng chính mà bệnh nhân tiểu đường cần chú ý là:

    • Duy trì cân nặng vừa phải.

    • Giảm sự gia tăng mức đường máu sau khi ăn.

    • Thực hiện các nguyên tắc dinh dưỡng lành mạnh.

    • Ăn uống điều độ, vào những giờ cố định.

    • Biến các nguyên tắc ăn uống thích hợp thành thói quen, luôn duy trì và cải thiện các thói quen tốt đó.



Ăn uống điều độ, vào những giờ cố định

Đây là điều đặc biệt cần chú ý hơn ở những người dùng insulin, vì nó giúp làm cho việc kiểm soát mức đường máu dễ dàng hơn. Thường ta nên ăn ba bữa, và có thể cần hai bữa phụ (với khẩu phần nhỏ, không nhiều năng lượng [calories] quá).

Một cách khác nữa là điều chỉnh mức insulin trước mỗi bữa ăn tùy theo số lượng chất bột đường nhiều hay ít. Các chuyên viên dinh dưỡng có thể giúp ta thực hiện điều này. Cách dễ hơn, là theo dõi mức đường với từng loại thức ăn khác nhau xem loại thức ăn nào, với lượng nhiều ít thế nào thì số insulin bao nhiêu là thích hợp. Để điều chỉnh cách ăn uống và thuốc men, lý tưởng nhất là ta phải có sổ ghi chép mức đường và cách ăn uống mỗi ngày để biết cách điều chỉnh. Tham dự các buổi hội thảo với các chuyên viên dinh dưỡng là điều rất tốt để học hỏi chi tiết hơn cách thực hiện điều này.

Vì cần giữ mức đường ở mức vừa phải để tránh các biến chứng của bệnh, nên đôi khi nếu ta không ăn kịp đúng giờ, bị căng thẳng, vận động thể lực, mức đường có thể xuống thấp hơn bình thường. Những lúc đó, các triệu chứng thường gặp là hoa mắt, chóng mặt, đánh trống ngực, toát mồ hôi lạnh. Nếu không cho đường vào kịp, ta có thể bị té xỉu và nếu vẫn không được cho đường kịp thời, có thể đi vào hôn mê và bị tổn thương não.

Do đó, một trong những điều quan trọng ngoài việc ăn uống điều độ, đúng giờ, là đi đâu, ta cũng nên đem theo đường trong người (như thanh kẹo, nước ngọt...), nếu thấy các triệu chứng hạ đường huyết như kể trên thì nên dùng số đường thủ thân đó ngay. Nếu có một lắc đeo ở cổ tay hay thẻ bài ghi rằng ta bị bệnh tiểu đường, để nếu việc không may kể trên xảy ra, người ta có thể điều trị thích hợp ngay, thì càng tốt.

Nói chung, nếu biết giữ kỷ luật ăn uống, và nhất là đi đâu cũng “thủ” đường theo để dùng khi vừa mới nghi đường máu bị thấp, thì việc bị té xỉu do hạ đường máu như kể trên hầu như không thể xảy ra được.

Có nhiều người, bị hạ đường, hoa mắt chóng mặt, muốn xỉu một lần, sợ quá lại không dám dùng thuốc để giữ đường ở mức vừa phải. Đó là điều không nên, vì cứ để mức đường cao như vậy, chỉ trong một thời gian không lâu, các biến chứng như suy thận, hư mắt, hoại tử chân... sẽ xảy ra.

Biến các nguyên tắc ăn uống thích hợp thành thói quen, luôn duy trì và cải thiện các thói quen tốt đó

Sau khi đã thay đổi, biến nó thành thói quen đều đặn hằng ngày là một trong những điều quan trọng nhất.

Để biến thành lối sống mới lành mạnh, như đã lặp lại nhiều lần, bí quyết để thành công là biết phân biệt rõ những thứ mình thích (mà cứ tưởng là cần) với những thứ mình thật sự cần và tập thích những gì mình thật sự cần. Và khi cần thay đổi thì cứ từ từ mà chắc, để cơ thể ta kịp thích ứng và thưởng thức (enjoy) các thay đổi đó.



Tránh thuốc lá

Khoảng trên 25% những bệnh nhân được chẩn đoán bị tiểu đường là những người hút thuốc. Bỏ thuốc là một trong những điều quan trọng nhất mà bệnh nhân tiểu đường có thể làm để cải thiện sức khỏe của họ. Những người bị tiểu đường mà lại hút thuốc cần biết và chú ý đến những hậu quả sau đây:

    • Hút thuốc làm tăng tỉ lệ tử vong ở những người bị tiểu đường.

    • Hút thuốc làm tăng mức mỡ trong máu.

    • Hút thuốc gây khó khăn cho việc kiểm soát mức đường trong máu.

    • Những người hút thuốc cũng bị tăng nguy cơ bị các biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường.

    • Những người hút thuốc cũng bị tăng nguy cơ bị suy thận dẫn đến phải lọc thận nhân tạo, và giảm tuổi thọ, so với những người bị lọc thận nhưng không hút thuốc.

Điều đáng mừng là cai hút thuốc cũng có thể làm giảm các nguy cơ kể trên.

Dĩ nhiên, cai thuốc không phải là điều dễ. Tuy nhiên với quyết tâm và với sự giúp đở của các bác sĩ cũng như các chương trình giúp cai thuốc, rất nhiều người bị tiểu đường đã thành công trong việc bỏ thuốc.

Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân