TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Đất quý đất hiếm
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Đất quý đất hiếm

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Wed Sep 06, 2017 9:38 pm    Tiêu đề: Đất quý đất hiếm

Đất quý đất hiếm

Đất hiếm đào tại Trung cộng


Chữ “đất” ở đây được dùng để chỉ “đất cát”, vật thể tìm thấy trên mặt địa cầu. Ðất cát là vật thể nơi nào cũng có thì làm sao có thể gọi là “quý hiếm”?

Thật ra chính là các kim loại/khoáng chất đặc biệt lẫn trong đất khiến đất trở nên quý hiếm và được trả giá khá đắt theo trọng lượng. Rất dễ dàng, địa phương nào có các món kim loại/khoáng chất cần dùng là chủ nhân có thể đào xới đất đem bán để người mua đãi đất tìm kim loại.

Món đất chứa kim loại/khoáng chất cần thiết được gọi là “rare earth” và Hoa Lục hiện đang là nguồn cung cấp chính của thế giới. Các công ty chế tạo vật dụng điện tử, kể cả Hoa Kỳ và Nhật Bản, mua đất hiếm từ Hoa Lục.


Các nguyên tố đất hiếm trong bảng tuần hoàn hóa học


16 trong 17 loại nguyên tố đất hiếm


Mới đây, Hoa Lục dở dói vụ đảo Ðiểu Ngư, ngưng xuất cảng đất hiếm cho thế giới một thời gian để cảnh cáo. Nhưng hành động bắt chẹt kia khiến người thế giới đóng cửa bảo nhau, đã đến lúc ta cần tìm nguồn cung cấp mới, chớ trông cậy vào anh Ba đỏng đảnh. Việc ngưng xuất cảng đất hiếm không đến từ một công hàm ngoại giao nào mà qua ngả vận chuyển. Một ngày đẹp trời trong tháng Chín, các công ty ngoại quốc buôn bán đất hiếm với Hoa Lục nhận được tin từ Thượng Hải là họ ngưng xuất cảng món hàng cho đến khi có lệnh mới.

Thế là mấy hãng nhập cảng ngỡ ngàng nhìn nhau. Họ là nguồn cung cấp một số kim loại / khoáng chất cần thiết đãi ra từ các tấn đất cát kia để bán cho hãng xưởng sản xuất vật dụng điện tử cũng như vũ khí quốc phòng, từ điện thoại thông minh đến bom thông minh... Nguồn cung cấp ngưng trệ, lấy gì làm vật liệu mà tiếp tục buôn bán sản xuất? Ðức ngỡ ngàng, Nhật Bản cũng ngỡ ngàng và Hoa Kỳ cũng lỡ dở tương tự.


Trữ lượng đất hiếm trên thế giới vào năm 2009


Hoa Lục xuất cảng 95% số đất hiếm sử dụng bởi người thế giới. Năm 2009, số đất hiếm này trị giá 1.5 tỷ Mỹ kim. Dù là nguồn cung cấp chính nhưng thật ra Hoa Lục chỉ chiếm giữ khoảng 37% lượng tài nguyên thiên nhiên này. Những nơi khác trên thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Úc, Ấn Ðộ và cả Ba Tây cũng chiếm giữ một lượng không nhỏ đất hiếm.

Sở dĩ Hoa Lục một mình một chợ thao túng thị trường và hống hách như thế là vì không mấy quốc gia muốn... lấm bùn. Việc khai thác đất hiếm rất nhọc nhằn lại độc hại, tạo ra những chất phóng xạ độc hại cho sức khỏe con người.


Một công nhân đang làm việc tại mỏ đất hiếm ở Nancheng County, tỉnh Giang Tây, Trung cộng vào năm 2010.


Tại Hoa Lục nhiều vùng đất đang bị khai thác để lấy đất hiếm nhất là vùng Baotou, Nội Mông. Việc thu góp đất hiếm bao gồm đào xới mặt đất, đổ cả chục ngàn lít acid vào đất để “rửa” và đãi lọc sắt, thành phẩm cuối cùng là các kim loại/khoáng chất, 17 thứ khác nhau từ cerium, dyprosium đến thulium và yttrium.

Ðất trời Baotou lúc nào cũng mù mù và không khí có mùi kim loại tanh tanh, chưa kể một cái hồ nhân tạo đào xới rộng mấy dặm để làm chỗ chứa chất phế thải không nơi tháo bỏ.

Baotou không xa Hoàng Giang cho mấy, và Hoàng Giang là nguồn nước uống của cư dân tại vùng đất phía Bắc Hoa Lục.


Nước thải được xả vào hồ đất hiếm ở Baotou


Môi sinh ô nhiễm, từ không khí đến nguồn nước uống là giá phải trả hiện nay cho việc khai thác đất hiếm. Vì thế người thế giới chọn việc đi mua hơn là đào xới đất nhà và phải tìm cách tìm chỗ đổ chất phế thải! Hoa Lục đông người, luật pháp lỏng lẻo, lại ham của nên sẵn sàng tàn phá thiên nhiên, đổi sức khỏe lấy đô la!

Khi Hoa Lục trở mặt, làm áp lực qua việc ngưng xuất cảng, một hình thức vi phạm hợp đồng buôn bán với công ty ngoại quốc nên Hoa Kỳ và Nhật đang định kiện Hoa Lục trước Cơ Quan Mậu Dịch Quốc Tế, việc buôn bán bắt đầu trở lại sau 5 tuần ngưng trệ, thì người thế giới xôn xao, băn khoăn.

Dù ngay bây giờ thì nguồn cung cấp đất hiếm chưa cạn nhưng sự giở quẻ, õng ẹo của Hoa Lục khiến người thế giới lo âu; đã đỏng đảnh làm reo một lần thì ngựa có thể quen đường cũ mà đỏng đảnh làm reo tiếp, và giá cả có thể phóng tuốt lên trời nên trông cậy vào Hoa Lục không phải là kế sách lâu dài và bá tánh cần xúc tiến việc tìm kiếm nguồn cung cấp khác.

Tại Úc, công ty Lynas Corporation đang tìm cách khai thác một hầm mỏ tại Mount Weld, họ công bố rằng có thể bắt đầu việc đãi lọc đất hiếm vào năm tới.


Mỏ đất hiếm ở Mountain Pass, California, Hoa Kỳ do Molycorp khai thác


Hoa Kỳ cũng bắt đầu tìm cách khai thác các hầm mỏ cũ trong vùng Mountain Pass, California. Dãy hầm mỏ này đóng cửa năm 2002 khi Hoa Lục đem đất hiếm ra bán, giá rẻ rề nên việc khai thác không đem lại lợi nhuận cho chủ mỏ, công ty Molycorp.

Giá đất hiếm lên cao, và với các máy móc mới, kỹ thuật mới, công ty Molycorp nghĩ rằng họ có thể cạnh tranh với Hoa Lục một cách hữu hiệu nên đang sửa soạn để làm ăn trở lại.

Tháng Mười vừa qua, các chuyên viên về khoáng chất của thế giới đã gặp gỡ và bàn thảo về đất hiếm tại the Underwater Mining Institute, Ðại Học Hawaii. Họ đã công bố kết quả phân tích các “cục đá”, manganese nodule, tìm thấy trong lòng biển cả. Các cục đá manganese này chứa một số khoáng chất đặc biệt như các khoáng chất tìm thấy trong đất hiếm. Tạm hiểu là lòng biển cả cũng có nguồn tài nguyên đất đá chứa các khoáng chất đặc biệt nọ, không chỉ lòng đất. Tất nhiên là việc khai thác lòng biển cả là những thử thách đáng kể trong tương lai. Chẳng hạn như làm thế nào để mang máy móc xuống tuốt biển sâu đen thui để vớt đá? Ðá vớt lên đãi lọc ra sao để tiết giảm chất phế thải và không hủy hoại môi sinh?


Đất hiếm đang ẩn bên trong xe hybrid của quý vị.


Kỹ thuật mới mẻ sản xuất nhiều vật dụng mới mẻ phục vụ đời sống con người, từ bóng đèn fluorescent, từ trường, dây cáp, máy điện toán, chất dẫn truyền... đến bom đạn. Thảy đều dùng đến các kim loại / khoáng chất kể trên.


Đất hiếm đang ẩn bên trong smartphone của quý vị.


Con người trả một giá khá đắt cho các tiện nghi của đời sống qua việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Hoa Lục là một thí dụ điển hình rõ ràng nhất về sự hủy hoại môi sinh. Câu hỏi là làm thế nào để cân bằng tiện nghi của đời sống và môi sinh, và ai là người làm công việc cân bằng kia? Người tiêu thụ qua việc cần kiệm kỹ lưỡng, chẳng hạn như dùng chiếc điện thoại cũ kỹ cho đến khi bất khiển dụng thay vì đổi điện thoại hàng năm để bắt kịp với trào lưu?

Trần Lý Lê

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân