TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Nạn ‘bắt cóc ảo’ đòi tiền chuộc qua điện thoại gia tăng
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Nạn ‘bắt cóc ảo’ đòi tiền chuộc qua điện thoại gia tăng

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Tue Aug 01, 2017 11:44 pm    Tiêu đề: Nạn ‘bắt cóc ảo’ đòi tiền chuộc qua điện thoại gia tăng

Nạn ‘bắt cóc ảo’ đòi tiền chuộc qua điện thoại gia tăng


LOS ANGELES, California (NV) – Cảnh báo của các cơ quan công lực cho biết hiện nay những vụ lừa đảo trong thế giới ảo gia tăng, vì kẻ gian dùng điện thoại dựng chuyện bắt cóc, đe dọa người thân của nạn nhân để đòi tiền chuộc, theo thông tấn AP.

Bản tin cho biết bà Valerie Sobel, một bà mẹ, nhận được cuộc gọi kinh hoàng: “Chúng tôi có ngón tay của Simone. Bà có muốn nhìn thấy phần thi thể còn lại của con gái bà trong một chiếc túi không?”

Rồi bà mẹ nghe tiếng con gái khóc òa trong nỗi sợ khủng khiếp.

“Mẹ ơi. Con rất sợ, xin giúp con,” bà Sobel hồi tưởng lại.

Trong nhiều giờ, những kẻ bắt cóc thuyết phục bà mẹ đóng $4,000 để chuộc con. Chỉ sau đó bà mới biết rằng vụ bắt cóc con bà là không có thật. Ðó là một trò lừa đảo.

“Tôi đau khổ trong nhiều ngày,” bà Sobel được trích lời nói.

Ðược hỏi có những vụ lừa đảo tương tự như trên xảy ra ở khu vực Little Saigon hay Orange County hay không. Cảnh sát viên Phương Phạm, phát ngôn viên Sở Cảnh Sát Westminster cho biết: “Chúng tôi chưa hề nghe và không có những vụ như thế xảy ra ở Westminster. Tuy nhiên, nếu cư dân nào ở trong trường hợp như vậy, nên gọi 9-1-1, và bằng mọi cách, phải liên lạc với người thân trước đã.”

Trong khi đó, Trung Úy Carl Whitney, phát ngôn viên Sở Cảnh Sát Garden Grove, cho biết: “Năm ngoái, Garden Grove có bốn vụ. Ban điều tra cho thấy các cú điện thoại này xuất xứ từ các tổ chức tội ác ở Mexico, bên ngoài biên giới Hoa Kỳ. Các nạn nhân bị đe dọa cũng không có thật.”

“Tuy nhiên, nên nhớ đừng hoảng hốt đem tiền đi chuộc theo chỉ dẫn qua điện thoại. Tìm xem người nói bị bắt cóc khi ấy ở đâu. Nếu chưa liên lạc được với người thân, nên báo cho cảnh sát ngay,” ông nói thêm.

“Nếu có ai đó gọi và yêu cầu bạn gửi tiền và nói rằng họ giữ người thân của bạn làm con tin, hãy cúp điện thoại và gọi ngay cho cảnh sát. Ðồng thời phải cố liên lạc với người bị bắt làm con tin, để bảo đảm rằng người này được an toàn,” Trung Úy Lane Lagaret, phát ngôn viên Sở Cảnh Sát Orange County, nói với nhật báo Người Việt.

“Kẻ gian cố giữ bạn trên điện thoại để bạn không gọi cảnh sát, hay không để bạn liên lạc được với người thân. Họ lợi dụng bạn trong tình trạng cảm xúc bấn loạn và không suy nghĩ sáng suốt để giúp họ làm những gì họ muốn,” ông giải thích.



Trong khi đó, văn phòng Biện Lý Orange County xác nhận có biết về tệ nạn này.

“Chúng tôi được báo cáo có một vụ về bắt cóc ảo, tương tự như bản tin trích dẫn. Trong vụ này, người gọi liên lạc với nạn nhân bằng điện thoại, và nói rằng họ có giữ người thân và sẽ làm hại con tin, nếu người nhà không tuân theo lời hướng dẫn để chuyển tiền,” bà MichelleVan Der Linden, phát ngôn viên văn phòng Biện Lý Orange County, nói với nhật báo Người Việt.

“Trong trường hợp này thì nạn nhân (người trả lời điện thoại) đã chuyển tiền, vì quá lo sợ, để rồi sau đó biết được rằng người thân của họ bình an và không hề bị bắt cóc. Tiếc thay, đây không phải là trường hợp mà văn phòng Biện Lý có thể truy tố, vì số điện thoại được sử dụng không truy ra được,” bà nói thêm.

Cũng theo bản tin của AP, Ðại Úy William Hayes, chỉ huy đơn vị Robbery Homicide của Sở Cảnh Sát Los Angeles, nhận được hơn 250 vụ về những tội ác như vậy trong vòng hai năm qua, và nạn nhân đã nộp cho kẻ gian hơn $100,000.

Trên thực tế, việc bắt cóc thực sự để đòi tiền chuộc là rất hiếm. Ông Hayes nói rằng cảnh sát Los Angeles thường nhận được từ 10 đến 15 vụ trong một năm, gồm cả việc bắt cóc do các thành viên khác trong gia đình và người quen.

Trong vụ bắt cóc giả, kẻ gian thường yêu cầu các nạn nhân tiếp tục nói trên điện thoại để họ không có cơ hội gọi người thân bị cho là đang bị cầm giữ, các giới chức cho biết, cũng theo bản tin.

“Nếu bạn nhận được một cuộc điện thoại như thế này, hãy ngay lập tức cúp máy và gọi ngay người thân để kiểm tra xem có đúng không,” Ðại Úy Hayes được trích lời nói.

FBI bắt đầu điều tra vụ này vào năm 2013 khi mở chiến dịch Operation Hotel Tango và phát hiện ra có ít nhất 80 người ở một số tiểu bang nhận được các cuộc gọi như vậy, mặc dù không phải ai cũng nộp tiền,” ông Gene Kowel, nhân viên FBI ở Los Angeles, được trích lời nói.

Tuy nhiên, ông cũng cho biết nhiều tội ác không được báo cáo.

“Có hàng ngàn cú điện thoại chủ yếu từ Mexico gọi cho các nạn nhân tại Mỹ,” ông nói thêm.

Vẫn theo AP, hồi tuần trước, một phụ nữ ở Texas trở thành người đầu tiên ở Mỹ bị truy tố liên quan đến một kế hoạch bắt cóc ảo.

Yanette Rodriguez Acosta, 34 tuổi, cư dân Houston bị buộc tội gian lận, âm mưu chuyển tiền và rửa tiền. Tổng cộng 10 tội danh. Nghi can phải đối mặt với án phạt tối đa 20 năm tù cho mỗi tội danh, nếu bị kết án.

Cáo trạng cáo buộc rằng Acosta và đồng phạm đã sử dụng số điện thoại của Mexico để gọi cho những người ở Texas, California và Idaho. Các nghi can bị cáo buộc lừa đảo hàng chục ngàn đô la thông qua việc giao tiền hoặc chuyển qua ngân hàng.



Trong một số trường hợp, những kẻ lừa đảo chọn “mã vùng” (area code) và gọi điện thoại tùy hứng, với hy vọng sẽ chộp được nạn nhân nào không nghi ngờ. Ở những vụ khác, kẻ lừa đảo có thể sử dụng mạng xã hội để lấy tên và thông tin của trẻ em sau đó sử dụng để tống tiền với một số nạn nhân.

Trong trường hợp của bà Sobel, bà tin rằng những kẻ bắt cóc giả đã lấy được tiếng nói của con gái bà, có lẽ từ lời nhắn trong hộp thư điện thoại của bà, và sau đó thay đổi đi.

“Tôi tin rằng điều này là có thật,” bà được trích lời nói.

Nỗi sợ hãi cho sự an toàn của đứa trẻ có thể làm mất đi sự hoài nghi, theo nhân viên công lực.

Ngay cả Trung Sĩ OC Smith, nhân viên Sở Cảnh Sát Los Angeles cũng là nạn nhân. Ông cho biết ông nhận được một cuộc điện thoại di động khoảng hai năm trước đây trong khi lái xe trên một xa lộ.

“Có tiếng một phụ nữ... la hét ‘Ba ơi, ba giúp con. Con đang ở trong một chiếc xe van được mang đi đâu đó,” ông Smith được trích lời kể.

Theo lời ông Smith, mặc dù không nhận ra tiếng nói nhưng ông không thể bỏ qua mạng sống của con gái khi nghe đe dọa rằng sẽ “bắn một viên đạn vào sau gáy cô gái” nếu ông không trả tiền chuộc.

Ông nói, những người bắt cóc đòi từ $1,000,000 xuống còn $350, mặc dù cuối cùng ông không hề trả tiền. Trong khi điện thoại với kẻ gian, ông liên lạc báo cho cảnh sát Torrance, California, để xác nhận cô con gái của ông vẫn an toàn ở trường.

Linh Nguyễn/Người Việt

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân