TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - NGƯỜI CON CHÍ HIẾU
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

NGƯỜI CON CHÍ HIẾU

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Lang Tu



Ngày tham gia: 29 Oct 2007
Số bài: 252

Bài gửiGửi: Mon Aug 18, 2008 6:17 pm    Tiêu đề: NGƯỜI CON CHÍ HIẾU
Tác Giả: LÃNG TỬ

   NGƯỜI  CON CHÍ  HIẾU
                                                               LÃNG TỬ

 Ông Năm Cang. Năm Cò, Năm Quảng Nam, Năm Thợ May nắm lấy bàn tay xanh xao gầy guộc của bà xã mình mà rưng rưng ngấn lệ. Hà Tóc Huyền, Hà Mặt Hoa, Hà Da Ngà hay Hà Thưong Diêm, lúc bấy giờ, nằm thiêm thiếp trên giừờng bịnh. Chị ta hầu như mê man không ý thức gì hết. Lâu lâu chị mới tỉnh lại. Mặt mày hốc hác. Thân thể gầy sộp như con mắm. Lưng bị lỡ lói một mãng to như khu chén. Vết thưong do ngừời bịnh bị mê man bất tỉnh, nằm trên giường trong ngục thất lâu ngày. Không thúôc men điều trị kịp lúc. Không ngừời săn sóc chu đáo bịnh nhân, vốn là kẻ tội phạm của chính phủ bảo hộ. Vì vậy lưng mới bị lỡ lói. Vết thưong dòi lúc ngúc lũ ngũ khi chị ta mới đuợc chồng lãnh ra tù và đưa về nhà. Cai ngục thấy chị ta. tù nhân, bị bịnh trầm trọng, hết phưong cứu chữa. Sắp về chầu Diêm Chúa. Sắp bị Hà Bá ruớc. Sắp bị Ngoc Hòàng Thượng Đế giũ sổ. Sắp bị con quỷ vô thừờng dén  đòi mạng, Cho nên nhà nứớc Pháp Lang Sa mới cho thân nhân lãnh về nhà để lo hậu sự. Không phải họ khoan hồng hay thưong tình gì chị ta.
      Lúc chị được lang quân, Cang Quảng Nam, lãnh về tư Lao Xá Phan Rang, thỉ chị vẫn còn hôn mê. Khi tỉnh, khi say bất thừong. Thật vậy, chị Hà bị Chính Phủ Thực Dân Pháp bắt bỏ tù nhiều năm. trứớc dầy. Chị ta bị kết tội làm cán bộ phụ nữ Việt Minh, họạt động chống phá chính phủ bảo hộ đương thời. Chị ta bị giam tại Lao Xá Phan Rang trên Đại lộ Thống Nhất.( Sau này nhà lao của Pháp phá đi và nhà thờ công giáo đuợc dựng lên đối diện với Tòa Hành Chánh Tỉnh Ninh Thuận)
                                      ooo        
Ông Cang quê quán Quận Điện Bàn, Ga Kỳ Lam, tỉnh Quảng Nam. Ông ta có tứớng cao ráo, làm nghề thợ may. Vỉ thế ngừời hùng mới có các biệt danh nói trên. Cỏn Hà, vợ ông, vốn là một cô gái quê chơn chất, hiền lành, duyên dáng. Hà có mái tóc huyền muợt mà óng ả. Mặt hoa, da trắng dù là cô thôn nữ nơi chó ăn đá, gà ăn muối Thưong Diêm lúc bấy giờ. Vỉ thế ngừời dẹp Sở Muối Cà Ná Thưong Diêm mới có các biệt danh trên. Thực ra vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhất là vào khỏảng những năm 1945 -1950 tại các vùng thôn quê xa xôi hẻo lánh như Cà Ná Thương Diêm, ngừời dân quê tại dây phải thừờng xuyên chịu áp lực của hai phe. Quốc gia Liên Hiệp Pháp và Việt Minh. Nguời dân ngu khu đen, thừờng xuyên bị de dọa, nhiều áp lực bởi hai phía. Họ thừờng xuyên bị kẹt giữa hai làn dạn. Ban ngày thi lính Pháp. lính quốc gia Bảo An. Ban dêm thì VM từ trên núi về họat động. Ai mà không theo Kháng Chiến VM chống Pháp ư? Thì bị Ủy Ban Hành Động Địa Phuơng ám sát ngay. Ai theo Pháp thì bị VM tuyêu bố “ Việt Gian kết án thọ tử  hình.” Vì vậy hầu như cả làng Thương Diêm và Cà Ná dều theo VM.
    Vì thế, chị Hà Mặt Hoa phải tham gia cán bộ phụ nữ xã Diêm Hải ( Gồm các thôn Thưong Diêm – Cà Ná- Sơn Hải lúc bấy giờ). Có ngừời họat dộng cho VM bị Pháp bắt, Họ khai ra những kẻ làm việc cho Kháng Chiến vào thời điểm đó. Vì thế Hà Da Ngà cuồi cùng đã bị nhân viên an ninh, mật thám Phỏng Nhì, lùng bắt đựợc. Hà Da Ngà bị tù giam cấm cố tại Lao Xá Phan Rang trong nhiều năm. Phòng Deuxìème Bureau của Pháp khai thác tù nhân. Kết quả chị ta lâm vào cảnh ngộ như đã kể trên.            
                  “ Trong thời kháng chiến chống Tây
                     Nguời dân Sở Muối chịu rày khổ đau.
                     Hai Lằn Đạn, cảnh bể dâu
                     Lính Bảo An, Pháp đẻ dầu ngừoi dân.
                     Ban ngày lao động nhọc nhằn
                     Cu li làm muối kíêm ăn bầm trày.
                     Đêm về đau khổ lắm thay
                     Việt Minh xuống núi, làm này, làm kia.
                     Dân lành áp lực mọi bề
                    Ai mà chống cự thì về Âm Ty.
                            ooo
                     Má hồng họat dộng đôi khi
                     Cán bộ phụ nữ, Phòng Nhì bắt giam
                     Nhiền năm dày đọa thân tàn
                     Bịnh đau nằm liệt trên giường khổ đau..
                     Bây giờ hấp hối má đào
                     Giã từ trần thế, ủ sầu lang quân.”
Tình sử của cặp vơ chồng này cũng có nhiều nét đăc biệt lâm ly bi đát ghê lăm, bà con ơi!
Thật vậy, truớc kia, có chàng trai quệ quán Quãng Nam theo cha mẹ vào lập nghiệp tại Sở Muối Cà Nấ Thương Diêm từ thời Pháp Thuộc, Nguời thanh niên cao ráo da trắng trẻo ấy chinh là hiệp sĩ Cang Cò làm nghề thợ may. Bố anh ta làm cu li, chuyên cuốc xúc muối cho chủ sở dể nuôi sống bản thân và gia đình vợ con, cho qua ngày đọan tháng tại xứ lạ quê ngùời. Thành thật mà nói, cuộc sống lúc bấy giờ tại vùng gần núi rừng hoang vu hẻo lánh” chó ăn đá gà ăn muối” như nơi dầy, quá là khó khăn thiếu thốn nhièu bề. Truờng học do chính phủ Pháp mở chỉ tới lớp Ba ,” Elémentaire” là cao nhất. Không có bịnh viện, bịnh xá nào cả. Chỉ có một y tá làm việc cho Chủ Sở Muối tại Nhà Bằng thôi. Vì phải lao động nặng nề vất vả, dang nắng ngòai trời, quanh năm suốt tháng dẻ kiếm sống cho gia dình ba miệng ăn, nên bố của Cang bị ngã bịnh. Một phần vì tuổi cao sức yếu một phần vì vốn mang nhiều bịnh kinh niên trong ngừoi nhất là chứng cao huýêt áp .
    Rủi ro hôm đó ông bị chóáng váng mặt mày và bất ngờ té ngã xuống nền nhà. Thế là ông bị tai biến mặch máu não. Tuy bị tai biến thể nhẹ thôi và ông đuợc nguời thân đưa đi Bịnh Vịên Phan Rang cứu chữa kịp lúc, nhưng ông bĩ bại xụi hết nữa thân người. Từ dó ông ta tuy thoát  khỏi lưỡi hái của Tử Thần nhưng bị bán thân bất tọai. Ông không thể đi lại đựoc nữa.Ăn, uóng, tiểu tiện tại chỗ. Lúc bấy giờ Cang vừa học nghề may thành đạt xong, do một nguời bà con xa chi dạy cho anh ta.  Vì vậy,Cang mở tiệm may tại tư gia ngõ hầu kiếm tiền nuôi sống bản thân, mẹ già và thân phụ bị tàn phế. Có thể nói, hịên tại, anh ta là cột trụ của gia đình. Cang nổi tiếng là một nguời con chí hiếu đối với song thân mình. Trong thời gian cha bị bịnh bại liệt nửa thân ngừoi, đang nằm điều trị tại Bịnh Viện Phan Rang, ông không quản mệt nhọc, túc trực dèm ngày bên cha mình săn sóc thuốc men, ăn uống, tiểu tiện. Những khi ông bố vô ý tiểu ứớt quần áo mình, Cang không hề biểu lộ chút khó chịu, phật lòng nào vì việc hôi thối dơ dáy thừờng xuyên này do cha mình gây nên. Trái lại, mỗi lần như thế, Cang vội lấy tay hay chiếc quạt mo che đi, ngõ hầu cha mình không thấy vét bẩn hôi thối này. Anh ta sợ ba mình biết đuợc mà buồn phiền vì làm dơ áo quần của con.
     Cang quả thật là một ngừoi con dại hiếu. Bà con quanh đó nhiều lần chứng kiến sự ứng xử khéo léo, tế nhị, biểu lộ lòng thuơng yêu kính trọng cha mẹ vô bờ của mình. Họ đồn nhau, phao tin rất nhanh, “ Tiếng lành đồn xa  Đứa con hiếu thảo nguời ta khen liền” Họ ngợi khen nguời con chí hiếu này. Họ rũ nhau dến nới xem rất dông vị hiếu tử hiếm hoi, đang săn sóc cha bị bịnh bại xụi tại nhà thương vào thời điểm đó. Sau giờ BS khám bịnh, thiên hạ bu lại thăm bịnh nhân, bán thân bất toại và con trai chí hiếu nói trên. Họ làm như Cang là một người từ hành tinh xa lạ mới dén địa càu vậy. Thật là vui. Cho hay trên đời những ai vượt trội hơn nguời khác về bất cứ mặt nào cũng dẽ nổi danh vậy. Nhất là về mặt hiếu dạo với cha mẹ ông bà, thì theo truyền thống Khổng Mạnh Á Đông nhất là dân VN thì rất hoan nghinh ca tụng dề cao hết mực.
     “ Công cha như núi Thái Sơn
       Nghĩa mẹ như nuớc trong nguồn chảy ra.
       Một lòng thờ mẽ kính cha
       Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.” ( Ca dao)        
  Đức Phật Thích Ca cũng dạy, đại ý rằng:
      “ Ví bằng cổng mẹ vai này
        Vai kia cổng bố, suốt ngày, suốt đêm.
        Xả thân nuôi dưỡng triền miên
        Cũng không dền đáp hết liền ơn kia.
        Công ơn cha mẹ sum sê
        Núi cao biển cả, sánh gì đuợc ơn”
        “Tứ Đại trọng ân, Hiếu này
        Làm con phải nhớ thưong rày mẹ cha.
        Công ơn trời biển bao la
        Bề Trên phò hộ kẻ mà Hiếu Tâm.”
  Chẳng bao lâu, cha Cang tư trần. Cang săn sóc nuôi dưỡng mẹ già hết mực chu đáo. Bà Lâm Quảng Nam, mẹ Cang, vốn là một phụ nữ nổi tiếng nghiêm khắc, khó tính, trọng khuôn phép, tôn ti, trật tự gia đình vô cùng. Năm Cang ( vì anh ta thứ năm trong nhà). Các anh chị trứớc kia đã hữu sanh vô duỡng. Ông bà khó nuôi con ghê lám. Các anh chị của Cang chỉ sống đựoc vài tuổi là yểu mạng. Họ bị bịnh đau hay tai nạn bất ngờ, dều chết yểu hết trơn. Đén khi Bà Lâm, mang thai Cang. Song thân của anh ta phải dến chùa cầu tự. May mắn, ngừoi hùng sanh ra khỏe mạnh và khôn lớn nên ngừời như đã kể trện.
       “ Con cầu tự thật hiếm hoi
          Nổi danh hiếu thảo, trọn đời mẹ cha.
          Thân phụ bị liệt sa đà
          Nguời con săn sóc, âu lo đêm ngày.
          Dẫu rằng hôi hám thân này
          Áo quần dính bẩn, vui vây, thản nhiên.
          Lấy đồ che nứớc bẩn liền
          Ngõ hầu thân phụ, buồn phiền tiêu tan’
          Đứa con hiếu dặo vô vàn
          Loan tin đồn đại bàn quan xem ngừời.
         Hiếu tâm chói sáng muôn đời
          Ai mà hiếu đạo, ngát thời hương bay.”
    Lúc bấy giờ, trong làng Thưong Diêm, có cô gái vừa đôi mưoi xinh dẹp tuy là công nhân lao động chân tay. Gia đình nàng cũng thuộc dân nghẻo, như hầu hết dăn làng Thưong Diêm- Cá Ná vào thời điểm đó. Hà Tóc Huyền, Hà Mặt Hoa, Hà Da Ngà, Hà Dong Dỏng như đã kể ở đọan trên. Cang mệ vẻ đoan trang thùy mị, hiền dịu, siêng năng, cần mẫn cùng nét trẻ trung thông minh lanh lợi và nhất là nét duyên dáng, tuơi dẹp của má hồng. Hà yêu vẻ điển trai khôi ngô tuấn tú của ngừời hùng Quảng Nam. Hà kính phục và quý mến lòng hiếu đạo với song thân mình của bạn tri âm. Dù lúc ấy, có nhiều thanh niên say mê nhan sắc của Hà Mặt Hoa. Họ cứ theo chọc ghẹo, tán tinh, muốn kết thân với nguời đẹp Thuơng Diêm. Tuy nhiên, con tim của thục nữ dã trót vưong vấn hình ảnh ai rồi.
           “ Quệ chàng Xứ Quảng xa xôi
              Theo song thân, đã dạt trôi nơi này.
               Em là thục nữ thơ ngay
               Kỳ duyên hạnh ngộ ta rày kết đội.
               Phu thê tiền định do Trời  
               Trai tài gái sắc, tuyệt vời Ba Sinh.”
    Hai nguởi thành vơ chồng sau đó không lâu, Họ ăn ở với nhau nhiều năm mà nàng không sanh cho chàng một mống nào cả. Rồi cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xảy ra. Chiến tranh càng lúc càng ác liệt. Hà phải tham gia hoạt dộng của tồ chức VM và bị Tây bắt bỏ tù như đã kể ở phần trên.
             Bây giờ dây ông Cang rưng rưng ngần lệ nhìn bà xã cứ hôn mê bất tỉnh trên giường bịnh, Vết lỡ ở lưng sâu hoắm cứ lức nhúc những dòi là  dòi. Lúc bấy giờ chưa có thuốc trụ sinh chống nhiễm trùng như ngày nay. Chỉ có cồn sát trùng, thuóc tim rửa vết thưong,Thuốc Daginan của Pháp rắt lên chỗ lỡ lói như cái khu chén. Không thuóc men nào có thể cứu vãn đuợc vết thưong bị nhiễm dộc sâu dày lâu ngày này. Bà Hà cứ nằm trên giường mê man. không mặc quần được. Bịnh nhân trần truông như nhọng. Chỉ mặc chiếc áo cánh thôi.  Một chiếc khăn lông phủ tạm chỗ kín dáo của phụ nử .
     Chỉ khỏang tuần lễ sau, bà Hà trút hơi thở cuối cùng. Ông Năm Cang ôm xác vợ khóc lóc thảm thiết. Ông gào khóc thê thiết, bi thuơng, thê thảm vô cùng. Ai nghe cũng ứa lệ thưong cảm cho ông, Bà Hà còn trẻ lắm, chừng ba mưoi là cùng. Ông Cang lớn hơn hiền thê khá bộn ít nhất cũng cả chục tuổi.
 -Em ơi là em ơi! Sao em nở bỏ anh bơ vơ, trơ trọi như thế này? Em còn trẻ như thé mà phải chết oan chết ức như thé này. Hỡi Đấng Hòang Thiên có mắt hay không? Em ơi là em ơi! Ôi hiền thê em ôi! Anh nhớ thưong em vô vàn. Vợ chồng cách biệt bao năm vì em bị tù ngục khổ đau bị hành hạ, tra khảo, bịnh tật như thế này! Họ tàn ác, dã man làm em phải dõan mạng. Em ơi là em ơi! Hà em là Hà ơi!...  
 Bà mẹ chồng, bà Lâm Quảng Nam, cũng ngồi khóc sụt sùi vỉ thuơng tiếc con dâu xinh đẹp, đảm đang, thông minh, lanh lợi, hiền dịu nhưng vắng số.
           “ Hồng nhan bặc phận xưa nay
              Má đào vắng số bỏ rày lang quân.
             Âm duơng cách biệt đôi đàng
             Thiếp về Âm Cảnh cho chàng khổ đau.”
       Lúc bấy giờ, ông Cang tiếp tục nghề thơ may để kiếm tiền nuôi sống bản thân  và cưu mang thân mẫu suốt đời. Ông thờ mẹ rất chí hiếu. Hai mẹ con nưong tựa đùm bọc nhau dể có thể sinh tồn trong cuôc đời dầy khổ đau và hệ lụy này. Ông mua một ngôi nhà nhỏ xinh xắn, khang trang gần chợ Phan Rang dể tiện hành nghề may áo quần thuê cho khách có nhu cầu. Ông còn trẻ quá mà. Mới cán mức “ Tứ thập nhi bất hoặc”. Chả lẽ ông phải ở vậy, phải sồng độc thân trong khi phụng duỡng mẹ già suốt đời ư?  Sau đó, ông hạnh ngộ với một phụ nữ cùng quê hương mình. Nàng mới dến thành phố “ Hầu như nóng bốn mùa”” Thành phố nóng nhu ran” không lâu. Quê hương Quảng Đà từng nổi danh vùng “ Ngũ Phụng Tề Thiên” “ Vùng Địa Linh Nhân Kiệt” với danh lam tháng cảnh “Chùa Non Nứờc”,  Núi “Ngũ Hòanh Sơn” Sông Thu Bồn,  Sông Hàn, Sông Trung Phuớc, Hòn Cà Tang, Núi Chèo Bẻo...
             “ Trung Phuớc ơi! Sông sâu dài uốn khúc
                Tình cheo leo, cao vút một con đèo.
                 Núi Chèo Bẻo vuơn mình trong nắng đục
                 Hòn Cà Tang thương nhớ vọng tình theo!” ( Tạ Ký)  
    Hương Răng Khểnh, duyên dáng mựợt mà nhưng tình duyên cứ lao đao lận đận mãi. Kẻ cô đơn đang dộc thân tại chỗ, Nguời góa vợ, đang phóng không chiếc bóng, vò võ thâu dèm. Vì thế, họ như cá gặp nứoc rồng gặp mây Như chuột sa hủ nếp. Như ruợu Bổ Đào gặp Tôm hùm Giang Nam. Như lẫu luơng gặp bia Sài Gòn ứớp lạnh. Hai bên đã se duyên Tần Tấn từ đó.
                “ Ba Sinh Hương Lửa lại về
                  Thuyền quyên xứ Quảng dồng quê quen chàng.
                   Môi hồng, mắt biếc cô nàng  
                   Lao đao lận dận dở dang duyên tình
                   Bây giờ em lại gặp anh
                   Trai tài gái sắc, tang tình nứoc mây.
                   Ông Tơ Bà Nguyệt se dây
                   Phu thê tuy muộn, tình rày ngát hưong.”
                              ooo
          Trong xóm nhỏ gần khu chợ Dinh, thuộc Phường Kinh Dinh Phan Rang vợ chồng ông Năm Cang- Huơng Răng Khểnh ăn ở hòa thuận lâu nay. Họ sanh ra một bày con. Mẹ ông, bà Lâm Quảng Nam đã qua đời từ lâu. Ông nổi danh là ngừoi con chí hiếu trong vùng xưa nay. Bây giờ ông cũng đã già rồi.  Con trai ông tiếp túc nghề thợ may. “Cha truyền con nối” Nhất nghệ tình nhát thân vinh”
                    “ Nghề nào cũng tốt cũng hay
                      Giỏi dang, thiện nghệ, sống rày thảnh thơi.”
                     “ Hiếu tâm dể tiếng cho đời
                       Nguời con chí hiếu danh thời ngát hương”
                                     
                                      LÃNG  TỬ
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân