TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Thuốc thảo dược thực sự chứa những thành phần gì?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Thuốc thảo dược thực sự chứa những thành phần gì?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9611

Bài gửiGửi: Sat Mar 11, 2017 9:57 pm    Tiêu đề: Thuốc thảo dược thực sự chứa những thành phần gì?

Thuốc thảo dược thực sự chứa những thành phần gì?


Gần đây, một nghiên cứu đã làm dấy lên lo ngại về độ an toàn của các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo mộc. Bên cạnh đó, chương trình Four Corners của đài ABC đã gợi ý rằng, nên có những quy định chặt chẽ hơn trong việc công bố tính năng các dòng dược phẩm bổ trợ, cũng như đặt nghi vấn về độ tin cậy của ngành dược trong việc bảo chứng và bày bán các dòng sản phẩm trên.

Cả hai sự kiện này có liên hệ mật thiết trong bối cảnh các dược phẩm bổ trợ và thay thế đang được sử dụng rộng rãi bởi hơn một nửa dân số Úc. Niềm khao khát một lối sống gần gũi với thiên nhiên là một trong những nguyên nhân thúc đẩy người dân tìm mua và sử dụng thường xuyên các sản phẩm bắt nguồn từ thiên nhiên này.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp cá biệt, những dược phẩm bổ trợ này hỗ trợ rất ít hoặc thậm chí không đem lại lợi ích nào cho người tiêu thụ khi được so sánh với thuốc placebo (một loại giả được dùng để trấn an tinh thần bệnh nhân). Có thể kể đến các loại thuốc bổ Vitamin C và thuốc bổ Echinacea (thuốc bào chế từ hoa cúc tím) chữa trị những cơn cảm mạo thông thường hay hỗ trợ giảm cân.

Mặt khác, cũng có bằng chứng về việc các sản phẩm thuốc bổ hỗ trợ ngăn ngừa hoặc kiểm soát đối với một số bệnh lý nhất định, như tăng cường sức đề kháng cho hệ thần kinh, kìm hãm các triệu chứng mãn kinh và hỗ trợ sức khoẻ phụ nữ trong thời kỳ mang thai.



Các dược phẩm bổ trợ này đến tay người tiêu thụ bằng cách nào?

Trái với việc mua bán và sử dụng dược phẩm thông thường (còn được biết đến như các loại "thuốc tây"), chính phủ Úc không có chính sách trợ giá dành cho dược phẩm bổ trợ. Vì vậy, gánh nặng về chi phí sản xuất sẽ đè ngược lên vai người tiêu thụ. Trong khi đây được xem như tin tốt cho ngân sách chính phủ, người tiêu thụ cần có sự an tâm đối với các sản phẩm họ đang đổ tiền vào nhằm mua lấy sự an toàn và hữu dụng.

Tất cả các loại thảo dược (những sản phẩm có chiết xuất từ các loại cây cỏ và được xếp chung vào nhánh dược phẩm hỗ trợ) cần được niêm yết chính thức tại Cục Đăng Ký Dược Phẩm Úc Châu trước khi được bày bán ngoài thị trường. Các sản phẩm có tên trong ARTG sẽ được cung cấp số hiệu AUST-L. Tuy thế, người dân vẫn còn phải trông cậy nhiều vào đạo đức nghề nghiệp của nhà sản xuất khi xét đến tính hiệu quả của sản phẩm.

Điều này thể hiện sự đối lập hoàn toàn với việc buôn bán và sử dụng thuốc chính thống: Nào là chi phí trả trước cao, quy trình đăng ký nghiêm ngặt và không có gì chắc chắn là sản phẩm sẽ được chấp thuận cho sản xuất. Một khi các nhà sản xuất thuốc tây truyền thống được phê duyệt, họ được cấp số hiệu AUST-R – số hiệu bảo chứng hoàn toàn khác với AUST-L.

Các sản phẩm thuốc từ thiên nhiên hoặc thảo dược không phải đối mặt với các chế tài ngặt nghèo như các loại thuốc tây nhờ vào nguồn gốc từ “thiên nhiên” của chúng.

Thế nhưng, như Tạp Chí Y Học Úc Châu đã đề cập, một số dược phẩm (cụ thể là các dược phẩm cổ truyền Trung Quốc) thường mập mờ trong việc liệt kê các thành phần thuốc, các nghiên liệu bào chế có thể không chính xác hoặc nhiều khả năng chứa các chiết xuất chưa được công bố (chẳng hạn chiết xuất DNA lấy từ các động vật đang bên bờ tuyệt chủng như báo tuyết) hoặc những dược chất lây truyền và gây độc.

Quý vị không nên mua loại thuốc bổ không có số hiệu AUST-L vì điều này sẽ khiến sức khoẻ bản thân gặp nhiều bất trắc.



Không phải thuốc thảo dược nào cũng xấu

Ý thức tuân thủ luật lệ yếu kém của một vài công ty đang ảnh hưởng tới cả ngành công nghiệp thuốc bổ. Một ví dụ điển hình là dược chất “Hydroxycut”: đây không chỉ là một sản phẩm đã nhiều lần bị cấm lưu hành tại Hoa Kỳ, nó còn khiến người sử dụng có thể mắc bệnh bệnh hiểm nghèo.

Các trường hợp bị tổn thương gan do sử dụng các sản phẩm thuốc bổ chứa chiết xuất trà xanh là một ví dụ khác về việc dòng sản phẩm thuốc bổ làm dấy lên nhiều nghi vấn về sự an toàn của ngành công nghiệp này. Chính sự pha chế nhiều thành phần khác nhau trong quy trình chế xuất thuốc bổ khiến việc giám định và tìm ra căn nguyên chính xác của sự việc trở nên phức tạp. Vì vậy, việc thắt chặt hơn nữa các quy định đối với ngành sản xuất dược phẩm hỗ trợ này là điều cần thiết.

Nhìn vào mặt tích cực của vấn đề, vẫn còn rất nhiều công ty đang chấp hành đúng các quy định sản xuất, đồng thời thực hiện nhiều nghiên cứu chất lượng để hỗ trợ cho việc sản xuất và công bố tính năng sản phẩm của họ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy chiết xuất từ loại Vẹm xanh có thể được tận dụng trong việc chữa trị những trường hợp rối loạn khả năng tập trung (ADHD) hoặc chứng khó học. Chất bổ trợ này đã phát huy tác dụng trong việc giảm chứng tăng động và kém tập trung, tăng cường khả năng ghi nhớ ở trẻ em và thanh niên. Những nghiên cứu tương tự với các sản phẩm khác cũng đang được tiến hành.

Việc cải tổ luật định là cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho nhóm các công ty chính thống khỏi các công ty đang muốn trục lợi từ những nghiên cứu này và sử dụng kết quả nghiên cứu như một bảo chứng cho các sản phẩm của họ - những sản phẩm có chứa các thành phần giống hoặc tương tự. Cục Quản Lý Dược Liệu Điều Trị Úc cần yêu cầu các nhà sản xuất thực hiện những kiểm định độc lập đối với sản phẩm của họ trước khi quảng bá để bảo đảm rằng các thành phần được liệt kê trên bao bì là chính xác.

Tuy vậy, những cảnh báo về rủi ro cũng khó mà ngăn được người dân tiếp tục mua các loại thuốc bổ trên mạng. Vì vậy, chúng ta cần khuyến khích các nghiên cứu sâu rộng hơn; đồng thời cổ động cho sự phát triển của ngành dược phẩm hỗ trợ. Chúng ta cũng cần nhiều nỗ lực tương xứng trong việc ban hành quy định về việc niêm yết các loại thuốc bổ vì an toàn của chính bệnh nhân.

Trong lúc chờ những điều này được thực thi, hãy bảo đảm rằng quý vị chỉ mua những sản phẩm bổ sung có đánh số AUST-L như một bảo chứng về độ an toàn của sản phẩm, và tìm hiểu kỹ về tác dụng của thuốc để chắc rằng chúng ta không “ném tiền qua cửa sổ”.

Nicholas Fuller, Thảo Hồ
theo The Conversation

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân