TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Thăm Trân Châu Cảng
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Thăm Trân Châu Cảng

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Du Lịch
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Sun Dec 18, 2016 1:26 pm    Tiêu đề: Thăm Trân Châu Cảng

Thăm Trân Châu Cảng

Trân Châu Cảng – Hình tác giả


Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) cách Honolulu khoảng 40 dặm về phía tây. Hải cảng này nằm trên đảo O’ahu, thuộc quần đảo Hawaii. Trân Châu Cảng đuợc mở rộng ra bởi một vịnh nước cạn được gọi là Wai Momi (nước của trân châu). Dân bản địa ở Hawaii thường gọi là Pu’uloa, nơi đây cung cấp dồi dào ngọc trai vào thế kỷ thứ 19. Hiện tại, chúng ta thấy một hòn “ngọc trai” khổng lồ sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời, được xây dựng nằm ngay trên hải cảng như một biểu tượng của Cảng Trân Châu.

Ngày nay, hải cảng này nước rất sâu, cùng với khu vực xung quanh đều thuộc hải cảng quân sự của Hải quân Hoa Kỳ, đây là trung tâm chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương. Tại đây diễn ra cuộc chiến nổi tiếng giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ – trận Trân Châu Cảng. Ðó là những ngày vào tháng 12, lúc mà dân Mỹ nói chung và dân ở Hawaii đang trong không khí vui mừng để chào đón Lễ Giáng Sinh. Trận chiến này làm Giáng Sinh năm 1942 là một mùa Giáng Sinh thật ảm đạm cho dân chúng Hoa Kỳ.


USS Arizona Memorial – nguồn Navy Times


Trận chiến Trân Châu Cảng được ví như nước Nhật đã “vuốt râu hùm” làm con cọp thức dậy. Hoa Kỳ tức giận tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai bằng cách tuyên chiến với Nhật Bản, Ðức và Ý. Nhật Bản tuy thắng trong trận chiến Trân Châu Cảng nhưng không phải là một sự chiến thắng vinh quang.

Trong cuộc chiến, không có kẻ thù vĩnh viễn, sau khi quân đồng minh rút khỏi nước Nhật vào 4/1952, quan hệ Mỹ-Nhật được nối lại vào ngày 19/1/1960. Và bắt đầu từ đó, nước Nhật là đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ trong khu vực Ðông Nam Á.

Người Mỹ thường nói “forgive, but never forget” (tha thứ chứ không bao giờ quên), cho nên một hình thể trắng bằng bê tông cốt sắt được thiết kế nằm như con tàu, mang tên USS Arizona Memorial.

USS Arizona Memorial được xây dựng trên chiến hạm USS Arizona bị đánh chìm và vẫn còn nằm sâu dưới nước. Trong đó, một tấm bia bằng đá cẩm thạch khổng lồ khắc tên 1, 177 thủy thủ đoàn đã bị chìm theo con tàu xuống đáy vịnh, được dựng trang trọng nơi đây.

Trong suốt 75 năm qua, hằng ngày những người thủy quân lục chiến ở Trân Châu Cảng vẫn làm lễ thượng cờ và hạ cờ trên đài tưởng niệm chiến hạm USS Arizona.


Chiến hạm trên Cảng Trân Châu- Hình tác giả


Chúng tôi đến thăm Trân Châu Cảng vào buổi sáng. Khi bản quốc ca Hoa Kỳ được trổi lên. Tất cả những người du khách Hoa Kỳ cũng như ngoại quốc đều đứng nghiêm hướng mặt về USS Arizona Memorial đang thượng cờ. Mọi người cùng chào cờ một cách trang trọng. Trong lòng chúng tôi dấy lên một cảm xúc kỳ lạ. Chiến tranh chỉ làm tổn thương đến con người. 1, 177 người chìm theo chiếc tàu, chỉ vớt được 229 xác, còn lại 948 người khác bị chôn vùi trong đống đổ nát của con tàu. Những người gồm lính, y tá, phục vụ viên v.v... không phân biệt quân hay dân, không phân biệt ngành nghề cũng đều được khắc tên lên bia đá. Linh hồn những người hy sinh không biết phiêu bạt nơi nào? Chỉ còn những xác thân đã nằm rã mục trong lòng đại dương trong suốt 3/4 thế kỷ qua. Những người hy sinh đã bị chìm chung, chôn vùi với chiến hạm Arizona. Con tàu Arizona như là một nấm mồ tập thể để đời đời người dân Hoa Kỳ tưởng nhớ, viếng thăm.


Tác giả và chiến binh duy nhất còn sót lại trong trận chiến Trân Châu Cảng – Hình tác giả


Chúng tôi may mắn gặp người phi công năm nào còn sống sót sau trận chiến Trân Châu Cảng – Cụ ông Lou Conter – Ông trốn thoát khỏi đống đổ nát của chiến hạm USS Arizona ở Trân Châu Cảng. Ông đóng quân tại chiến hạm Arizona vào tháng 9/1941. Ước mơ của ông là trở thành một phi công phục vụ cho Hải Quân Hoa Kỳ. Theo ông, lúc đó ông rất muốn cứu càng nhiều người càng tốt bằng sức lực của ông. Nhưng cho đến khi mặt trời lặn cùng ngày 7/12/1941, ông ta là một trong 335 thủy thủ còn sống sót. Sau cuộc tấn công này, ông được đào tạo trở thành Phi công của Hải Quân Hoa Kỳ (trước đó ông đã nhận được giấy báo trúng tuyển, nhưng chưa kịp lên đường bay qua căn cứ ở Florida nhập học). Ông phục vụ chiến tranh tại Nam Thái Bình Dương. Sau đó ông qua Ðại Hàn. Rồi, ông bắt đầu dạy quân đội Hoa Kỳ về kinh nghiệm của sự tồn vong, mưu lược, sự chống cự, và cách đào thoát. Ông được thăng cấp bậc Ðại Úy Chỉ Huy Trưởng vào tháng 2/1954 và là cấp bậc cuối cùng khi ông về hưu sớm, năm 1967.

Phải nói hiện nay ông là người duy nhất còn sót lại của trận tấn công Trân Châu Cảng năm 1941. Năm ấy ông chỉ mới vừa tròn 20 tuổi. Bây giờ ông đã thọ được 95 tuổi. Thật là một cơ duyên khi gặp được ông và chụp hình với ông. Ngày hôm nay, ông ngồi đó, như là một chứng tích hùng hồn của lịch sử. Ông muốn truyền đạt đến thế hệ sau – nhất là các học sinh chuyên nghiên cứu về lịch sử – những gì ông biết và đã từng trải về Trận Chiến Trân Châu Cảng cũng như Chiến tranh thế giới thứ hai, nơi ông đã từng là chiến sĩ tham gia theo tiếng gọi của tổ quốc ông.

Thăm Trân Châu Cảng, mở lại trang lịch sử mới thấy được thế giới bao la, đại dương rộng lớn. Nhưng lòng người càng bao la, rộng lớn hơn thế. Khó hiểu và thâm sâu vô cùng...

Việt Phương
Tháng 12/2016

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Du Lịch Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân