TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Thiên thạch
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Thiên thạch

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Sat Oct 15, 2016 10:52 am    Tiêu đề: Thiên thạch

Thiên thạch

Meteor Crater (Hồ Sao băng) tại Arizona đường kính 1.2km, nó được tạo bởi một thiên thạch rơi xuống cách đây 50,000 năm – Nguồn: MeteoriteArizona


Các thiên thạch đi ngang qua chung quanh trái đất diễn ra như “cơm bữa”. Thế nhưng các nhà khoa học thường chú trọng đến những thiên thạch lớn có đường kính vài trăm mét trở lên từ trên trời rơi xuống có sức tàn phá nghiêm trọng cho loài người và thiên nhiên. Năm 2002 một thiên thạch có độ dài chừng trăm mét được đặt tên 2002 MN lao về hướng trái đất, khi còn cách trái đất 120,000 km, các nhà khoa học mới phát hiện ra. May là thiên thạch này lướt qua không đâm vào trái đất.


Cây cối vẫn nằm đổ rạp sau 20 năm vụ nổ xảy ra tại Taiga
(Hình: Leonid Kulik)


Tài liệu vụ rơi thiên thạch vào năm 1908 tại khu vực rừng Taiga miền trung Siberia cho thấy, với đường kính chỉ vài chục mét trước khi thiên thạch còn cách mặt đất 8km nó đã nổ tung. Vụ cháy nổ có cường độ từ 10 đến 15 megatones chất TNT tức mạnh hơn 1000 lần quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima. Người dân sống cách điểm nổ 800km vẫn còn nghe thấy tiếng vang rền, cây cối trên một diện tích 2000km2 đổ rạp như que diêm. May là không có người thương vong. Sau vụ nổ không khí toàn vùng Siberia chứa đầy những hạt bụi li ti ban đêm có thể phát ra thứ ánh sáng nhè nhẹ như lân tinh. Thảm họa thiên thạch năm đó đã làm hoang mang dân chúng, không chỉ ở nước Nga mà còn nhiều nước ở Tây Âu. Thời đó, các nhà khoa học chưa có xác định được mức độ thảm họa khi thiên thạch tiếp cận trái đất.


Thiên thạch nặng có đường kính 17m nổ trên bầu trời nước Nga hồi năm 2013 ở độ cao 19-24km với sức nổ tương đương 400,000 đến 550,000 tấn TNT

Nguồn: Chelyabinsk


Ðể có một thông tin chính xác hơn nhằm chuẩn bị khi một thiên thạch cắt ngang quỹ đạo trái đất, Hiệp hội Thiên văn học quốc tế đã thiết kế ra một thang đo các cấp độ nguy hiểm với diễn tiến của thiên thạch có hướng lao vào quỹ đạo trái đất bằng một thang đo được đặt tên là Turin lấy từ tên thành phố nằm ở phía Bắc nước Ý, nơi được các nhà khoa học thiên văn trình bày hồi năm 1999 về mức độ nguy cơ của thiên thạch khi họ có trong tay các dữ liệu về trọng lượng, diện tích và vận tốc của nó có thể gây nên thảm hoạ như thế nào đối với trái đất và con người. Họ có thể tính toán quỹ đạo của nó trong nhiều chục năm trước khi nó có thể tiếp cận gần nhất đối với hành tinh con người. Thang Turin được phân chia từ 0 đến 10 độ.



Cấp thang độ 0 còn gọi là vùng trắng, có nghĩa là thiên thạch không có cơ may chạm vào hành tinh chúng ta.

Vùng xanh hay độ 1 có xác suất va chạm cực nhỏ, các nhà nghiên cứu cần giám sát chặt chẽ đường đi của nó.

Độ 2 đến 4 có màu vàng với xác suất va chạm yếu.

Từ độ 5 đến độ 7 thuộc vùng cam cảnh báo thiên thạch tiếp cận quỹ đạo trái đất ở mức độ nguy hiểm.

Độ 8 nằm trong vùng đỏ nguy cơ thiên thạch lao bổ vào trái đất có thể gây ra thiệt hại tương đương với một trận động đất.

Ở độ 9, các tổn hại có nguy cơ biến thành thảm họa tàn phá một khu vực lớn bằng cả thành phố.

Cuối cùng là độ 10, một sự tàn phá khủng khiếp giống như thời kỳ diệt vong của loài khủng long xưa có thể làm tuyệt diệt hàng loạt các giống loài khác ở mức độ toàn thế giới.


“Viên sỏi” thiên thạch được vớt dưới biển sau vụ nổ thiên thạch ở Nga hồi năm 2013

Nguồn: Chelyabinsk


Các nhà thiên văn học đã xác định được có khoảng 2440 thiên thể đang lao vào trái đất. Nhưng rất may 99.9% nằm trong vùng trắng. Tuy nhiên 0.1% thiên thạch còn lại được xếp vào vùng xanh và không có thiên thạch nào nằm trong vùng vàng hoặc cao hơn. Hai thiên thể nằm trong vùng xanh lục mang ký hiệu (2002 LY45 có đường kính 1.5km sẽ chạm phớt qua quỹ đạo trái đất vào năm 2030 và 1997 XR2 có đường kính 230 mét sẽ lướt qua trái đất vào năm 2101).

Tuy nhiên việc khó dự đoán cho các nhà thiên văn là sự xê dịch lộ trình của thiên thạch sẽ làm thay đổi những thông số tính toán cho một cuộc xâm nhập vào quỹ đạo trái đất nhanh hơn. Chẳng hạn thiên thạch mang tên Bennu có đường kính khoảng 487 mét di chuyển quanh mặt trời với vận tốc trung bình 101,000 km/giờ. Ðến nay, các nhà khoa học nhận thấy vị trí của Bennu đã xê dịch 160 km từ năm 1999 khi phát hiện ra nó. Tuy nhiên, khả năng va chạm của nó không đáng kể. Nhưng khi va chạm trái đất nó có thể gây ra vụ nổ mạnh gấp 200 lần quả bom nguyên tử ở Hiroshima. Với sức nổ chỉ bằng 1/5 vụ thiên thạch nổ tại Siberia vào năm 1908. Nhưng nếu thiên thạch Bennu nổ ở trên một thành phố đông dân thì thảm họa khó lường được.


Mô phỏng tàu thăm dò Osiris-Rex sẽ tiếp cận thiên thạch Bennu vào tháng 8/2018. Sau đó, lập bản đồ thiên thạch và bay lơ lửng bên trên bề mặt của nó để lấy mẫu một số mẩu vụn trước khi bay trở về Trái Đất

Nguồn: NASA


Nhìn chung, công việc tìm hiểu các thiên thạch để dự báo ở các cấp độ chỉ là bước mở đầu có vẻ nhàm chán, khô khan nhưng đó là một giai đoạn cần thiết để dự đoán và chuẩn bị những gì phải làm vào thời gian mà người ta xếp những thiên thạch đó vào mức báo động cam vàng, cam hay đỏ để con người có thời gian di tản khỏi vùng xảy ra thảm họa hoặc con người trên trái đất có thời gian phản ứng, đối phó trực tiếp với nó chẳng hạn làm chệch quỹ đạo bay của nó hay phá hủy nó bằng một quả bom nguyên tử. Nhưng trớ trêu một điều việc làm lệch quỹ đạo bay của một thiên thạch phải mất cả trăm năm hay làm nó tan thành mảnh vụn lại có nguy cơ tạo thêm tiềm năng nguy hiểm khác. Một cơn mưa thiên thể tàn phá trên mặt đất còn ghê gớm hơn.

Cơ quan NASA đã phóng một thiết bị thăm dò lên quỹ đạo thiên thể Bennu để theo dõi mức độ, phân tích dữ liệu về khối đá có nguy cơ đe dọa hành tinh chúng ta trong thế kỷ tới. Theo dự kiến, Osiris-Rex sẽ tiếp cận Bennu vào tháng 8/2018. Sau đó, nó sẽ truyền thông số về trái đất để lập bản đồ quỹ đạo bay và bay lơ lửng trên Bennu để thu thập một số mảnh vụn trước khi trở về Trái đất.


Thiên thạch Fukang là một trong những phát hiện thiên thạch vĩ đại nhất thế kỷ 21, nó có thể phát ra ánh sáng

Nguồn: Arizona Meteorite Laboratory


Theo những thu thập thông tin ban đầu, các nhà khoa học đã xác định đến năm 2135, Bennu sẽ bay qua quỹ đạo giữa Trái đất và Mặt trăng, trọng lực từ Trái đất có thể ảnh hưởng tới quỹ đạo của Bennu và làm nó rơi xuống hành tinh. Tuy nhiên, thời gian có thể gây va chạm còn khá xa, trong khi đó ông Paul Chodas, Giám đốc nghiên cứu vật thể bay gần trái đất của NASA cho biết thiên thể mới phát hiện 2013 TX68 có thể tiến gần trái đất vào ngày 28/9/2017 với xác suất va chạm 1/250,000,000. Và sau đó, nó sẽ tiếp cận trái đất vào hai lần nữa vào năm 2046 và 2097. Theo đánh giá chung, nếu thiên thể này có rơi xuống trái đất thì thiệt hại đối với loài người cũng không lớn. Ông Chodas ví dụ về việc một thiên thể có đường kính 30m từng phát nổ trên bầu trời nước Nga vào tháng 2/2013, làm vỡ hàng nghìn cửa kính ở thành phố Chelyabinsk, trước khi rơi xuống một hồ nước đóng băng bên ngoài thị trấn. Sự kiện đó không gây ra bất kỳ thiệt hại đáng kể nào khác. Ðiều khiến các nhà khoa học lo lắng hơn là khả năng nó có thể va chạm với các vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo quanh trái đất. Ðây là vụ thứ hai trong hơn trăm năm qua thiên thạch rơi trên bầu trời nước Nga.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Giáo sư Sergei Zamozda của trường Ðại học Chelyabinsk, vụ nổ này đã làm 1,600 người bị thương. Khối thiên thạch bay vào quỹ đạo trái đất bị đốt cháy làm đường kính thiên thể nhỏ lại phân nửa còn 17m, khối lượng khoảng 10,000 đến 70,000 tấn, lao vào khí quyển với vận tốc 64,000km/giờ và phát nổ ở độ cao 19-24km, gây ra đám mưa thiên thạch trên các tỉnh Chelyabinsk, Tyumen, Kyrgan, Sverdlovsk cùng nhiều địa phương ven dãy núi Ural. Vụ nổ có sức tương đương từ 400,000 đến 550,000 tấn TNT. Nếu đó là một thiên thể có đường kính cả ngàn mét, thì thảm họa khó mà tưởng tượng.


Linear có một trường kính hạn hẹp và phải cần đến một tháng mới scanner hết cả bầu trời nhìn từ Nam nước Mỹ

Nguồn: NASA


Hiện nay, hầu hết những chương trình dò tìm thiên thạch đều do các cơ quan thiên văn và vũ trụ của Mỹ đảm nhiệm mang lại nhiều kết quả. Trong số đó thiết bị quan sát Linear sử dụng hai kính viễn vọng tự động mà trước đây do quân đội Mỹ sử dụng để dò tìm vệ tinh tình báo. Tuy vậy, Linear có một trường kính hạn hẹp và phải cần đến một tháng mới scanner hết cả bầu trời nhìn từ Nam nước Mỹ. Và điều quan trọng là con “mắt thần” này không thể nhìn thấy phần bầu trời ở Nam bán cầu khiến thiên thể có thể bị lọt lưới khi chúng tiến xuống phía Nam. Do vậy đài thiên văn châu Âu ở Chile (viễn vọng kính 1.5m) đang làm nhiệm vụ hỗ trợ trong việc truy quét toàn thể bầu trời để nhanh chóng phát hiện ra thiên thể có khả năng đe dọa trong tương lai cho dù nó còn cách xa hành tinh chúng ta trăm năm đi nữa.

Ngọc Linh
Nguồn: baotreonline.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân