TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Nhiều ngân hàng lớn tham gia vào liên minh chống đô la
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Nhiều ngân hàng lớn tham gia vào liên minh chống đô la

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Sun Aug 28, 2016 2:13 pm    Tiêu đề: Nhiều ngân hàng lớn tham gia vào liên minh chống đô la

Deutsche Bank, UBS, Santander và Bank of New York Mellon đã liên minh để đưa ra một đồng tiền mới gọi là utility settlement coin (đồng tiền quyết toán tiện ích). Các nhà phân tích cảnh báo có thể trong 18 tháng tới sự thống trị tài chính toàn cầu của Mỹ sẽ kết thúc.


Nhiều ngân hàng lớn tham gia
vào liên minh chống đô la


Đầu tuần này, một liên minh gồm 15 ngân hàng Nhật Bản đã được ký kết nhằm thực hiện một công nghệ tài chính mới cho thanh toán bù trừ và ký kết các giao dịch tài chính quốc tế.

Đây là một bước tiến rất lớn.

Hiện nay, hầu hết các giao dịch tài chính quốc tế phải chuyển qua mạng lưới các tài khoản tương ứng trong hệ thống ngân hàng Mỹ. Điều này khiến chính quyền Mỹ có rất nhiều quyền lực, mà họ đã không ngần ngại sử dụng trong vài năm qua.

Theo Zerohedge, năm 2014 đánh dấu một trong những khoảnh khắc bước ngoặt lớn đầu tiên, khi chính quyền Obama đã phạt Ngân hàng Pháp BNP Paribas 9 tỷ đô la vì đã kinh doanh với các nước mà Hoa Kỳ không đồng ý – như Cuba và Iran – bất chấp thực tế là ngân hàng BNP Paribas đã không vi phạm bất kỳ một luật pháp nào của Pháp, cũng bất chấp thực tế là chỉ vài tháng sau tổng thống Mỹ đã ký với Iran một thỏa thuận hạt nhân và đã bay tới Cuba để tham dự một trận bóng chày với các nhà lãnh đạo Cuba.

Và nếu không trả, chính quyền Mỹ đe dọa loại ngân hàng này ra khỏi hệ thống ngân hàng Mỹ. Chín tỷ đô la là một mất mát đáng kể, nhưng bị loại ra sẽ là một thảm họa.

Đặc biệt các ngân hàng quốc tế lớn không thể hoạt động nếu không có quyền truy cập vào hệ thống ngân hàng Mỹ.

Chừng nào đồng đô la Mỹ vẫn là đồng tiền dự trữ thì các ngân hàng lớn phải có khả năng giải quyết các giao dịch bằng đô la Mỹ nếu họ muốn ở lại trong cuộc chơi. Điều này đòi hỏi quyền truy cập vào hệ thống ngân hàng Mỹ.



Nhìn thấy ngân hàng BNP Paribas bị tống tiền để trả 9 tỷ đô la tiền phạt cho chính quyền Mỹ, các ngân hàng lớn còn lại của thế giới biết rõ có thể rồi sẽ đến lượt họ.

Vì vậy, các ngân hàng này đã bắt đầu làm việc để tạo ra một kế hoạch khẩn cấp, và công nghệ blockchain được dùng cho đồng Bitcoin đã đưa đến một giải pháp hữu hiệu.

Thay vì phải chuyển vốn qua hệ thống tài khoản tương ứng tốn kém và không hiệu quả của hệ thống ngân hàng Mỹ, công nghệ blockchain cung cấp cho các ngân hàng một cách dễ dàng để thực hiện thanh toán trực tiếp với nhau.

Đồng thời, công nghệ blockchain có thể là yếu tố để trung hòa sự thống trị của chính quyền Mỹ trong lĩnh vực tài chính toàn cầu, còn một số nhà phân tích tin rằng hướng đi này có thể diễn ra một cách nhanh chóng.

Hôm thứ 4, bốn trong số các ngân hàng lớn nhất trên thế giới đã thông báo họ sẽ làm việc với nhau để tạo ra một giao thức mới để quyết toán tài chính, được xây dựng dựa trên công nghệ blockchain.

Deutsche Bank của Đức, UBS của Thụy Sĩ, Santander của Tây Ban Nha và Bank of New York Mellon đã cùng nhau chung sức để đưa ra một đồng tiền mới mà họ gọi là utility settlement coin (đồng tiền quyết toán tiện ích).

Cũng như Ripple, Setl, Monetas và một số công nghệ cạnh tranh khác, Utility Settlement Coin có thể đặt dấu chấm hết cho sự lệ thuộc vào hệ thống ngân hàng Mỹ trong lĩnh vực thanh toán và giao dịch tài chính xuyên biên giới.

Các ngân hàng sẽ có thể thực hiện thanh toán với nhau một cách trực tiếp, mà không cần phải chuyển tiền quá cảnh qua Mỹ.



Tổng chi phí liên quan đến thanh toán bù trừ và thanh toán các giao dịch tài chính quốc tế được ước tính từ 65-80 tỷ đô la mỗi năm, theo một báo cáo được công bố năm ngoái của công ty tư vấn toàn cầu Oliver Wyman.

Điều này có những liên lụy rất lớn, đặc biệt là cho các ngân hàng Mỹ.

Ví dụ, Cục Dự trữ Liên bang đã vừa cảnh báo rằng công nghệ này có thể gây ra rủi ro đối với sự ổn định cho hệ thống tài chính Mỹ. Nếu các ngân hàng nước ngoài có thể giao dịch trực tiếp với nhau mà không cần phải chuyển sang hệ thống ngân hàng Mỹ, thế thì họ có cần phải để hàng nghìn tỷ đô la ở Mỹ không?

Việc áp dụng công nghệ này có thể gây ra một khoảng trống khổng lồ trong các khoản tiền gửi trong hệ thống ngân hàng Mỹ.

Các ngân hàng Mỹ sẽ nhận được một cú đánh mạnh và chính quyền Mỹ sẽ có rất ít người mua nước ngoài để có thể bán nợ khổng lồ của Mỹ cho họ. Việc áp dụng công nghệ này có thể có một tác động mạnh trên toàn cầu và sự thay đổi này diễn ra với một tốc độ nhanh chóng.

Sự tiến triển này có thể báo hiệu kết thúc đỉnh cao của sự thống trị tài chính Mỹ, các nhà phân tích cảnh báo

Các ngân hàng dự định sẽ bắt đầu đưa nền tảng mới này vào hoạt động thương mại trong 18 tháng tới.

Tác giả: Andrei Popescu
Dịch giả: Kim Xuân
Nguồn: vietdaikynguyen.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân