TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - NHỮNG MẢNH ĐỜI RÁCH NÁT (NGUYEN CAM)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

NHỮNG MẢNH ĐỜI RÁCH NÁT (NGUYEN CAM)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
DIEM TRANG



Ngày tham gia: 03 Apr 2008
Số bài: 669

Bài gửiGửi: Tue Jul 22, 2008 6:01 pm    Tiêu đề: NHỮNG MẢNH ĐỜI RÁCH NÁT ( NGUYEN CAM)

NHỮNG MẢNH ĐỜI RÁCH NÁT
NGUYÊN CẨM

Ông Thanh Bắc Cờ, Thanh Cách Mạng, Thanh Nhạc Sĩ, đang ngồi uống cà phê trong quán nhỏ bên lề đường Cách Mạng Tháng Tám, Sài Gòn, thì bỗng nghe có tiếng người xôn xao phía trước hiên. Thì ra các công an, bạn dân mặc đông phục vàng, đang còng tay một Ông Trùm du đảng khét tiếng lâu nay. Đó là Sang Thẹo, Sang Gò Vấp. Anh ta vốn quê tại Gò Vấp và có một vết sẹo trên trán phía trái. Vì vậỵ, anh ta có các biệt hiệu nói trên.
Ông Thanh Cán Bộ Văn Hóa XHCN, trông tên du đẳng bị trói queo khiêng đi, có dáng quen quen, nên ông đứng lên, tiến lại gần nhìn kỹ xem là ai, Thì ra chú Ba Sang, người thợ chuyên sống bằng nghề sửa xe đạp và xe gắn máy, trên vỉa hè Chung Cư 23 Gia Long gần Bịnh Viện Grall trước kia. Chú có thân hình cao lớn đẫy đà như một chúa sơn lâm bị dính bẫy. Chú ta chợt quay mặt nhìn lại nhận ra người quen, cán bộ XHCN. Ông ta đau khổ thốt lên:
- Chúng đã đẩy tao vào con dường cùng này, Bảy Thành ơi!
ooo
Bất giác, Bảy Thanh nhìn Ba Sang mà nghe lòng bâng khuâng xúc động vô cùng. Ông ta cúi đầu, bước đi. Chú Ba Sang là một người yêu lao động chân tay, siêng nằng, cần cù, nhân hậu. Một con người làm ăn lương thiện, tốt bụng mà bị chính quyền đương thời. đưa ra những chính sách, chủ trương đường lối cứng ngắt, giáo điều của chủ nghĩa, của ý thức hệ, sau ngày Miền Nam VN hoàn toàn bị sập tiệm, vào cảnh tang thương thê thảm bi đát như hiện tại. Ông Thanh cán bộ Văn Hóa CM/ XHCN, rất bất bình với chủ trương của cấp trên, Nhưng ông không hề thốt lên dược lời nào vì sợ bị trù dập. Sợ bị ghép tội “xét lại”. Sợ bị mất nồi gạo. Sợ bị đày ải...
Ông Thanh Bắc Cờ, Bảy Thanh Cán Bộ, đang sống cu ki tại chỗ. Vợ chết lâu rồi. Ông không con cái, lại là một nghệ sĩ, một nhạc- thi- văn sĩ XHCN. Ông không dám tỏ bất mãn cùng bè bạn, người quen hay các đồng nghịêp. Ông sợ bị vạ lây. Bảy Thanh Cán Bộ chuyên chính vô sản rành sáu câu của người xưa:
“ Bịnh từ miệng mà vào
Họa từ miệng mà ra”
“ Không biết, không thấy, khộng nghe
Giả câm, giả điếc, nín khe qua cầu.
Bao tử chúa tể từ lâu
Lương tiền, nhu yếu, ngõ hầu nuôi thân.
Cũng liền nhắm mắt đưa chân
Khôn ngoan thì sống, ngu đần thì tiêu.
Răng cứng, rụng hết, bay vèo
Lưỡi mềm, dễ uốn, sống theo chính quyền”.
Ông rất thương xót những mảnh đời lao đao, lận dận. Những mảnh đời đói rách lầm than. Những mảmh đời rách nát, tại ngay khu chung cừ dành cho cán bộ cáo cấp như ông. Chung Cư số 23 Gia Long nói trên. Thật vậy, lúc đó, có nhan nhãn những mảnh đời đối kho, lầm than của nhân dân lao động. Dân nghèo trong thành phố tứ chiến này. Họ sống lang thang đầu đường, xó chợ vào lúc bấy giờ. Những người chạy nạn trước ngày 30 tháng 4/ 1975 từ các nơi khác bị kẹt lại. Sau này, những người dân bị đẩy đi kinh tế mới, vì quá đói rách lầm than, thiếu thốn mọi bề, phải bỏ vùng thôn dã, núi non xa xôi diệu vợi, khô cằn, sỏi đá. Họ sống lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm. Những người bán quà vặt, bán vé số, những bà buôn thúng bán mẹt, xe mì, xe phỡ, hũ tiếu, bia hơi chui, xăng dầu chui... Tất cả bị hốt. Bị công an tịch thu, phạt vã, xô đuối, đánh đập tàn tệ, bị tù giam. Vì phạm tội cư trù bất hợp pháp. Làm kém vẻ mỹ quan của thành pho, mang tên Bác. Thành phố Sài Gòn nguy nga tráng lệ từng nổi danh” Hòn Ngọc Viễn Đông” một thời.
Ông Bảy Thanh Cách Mạng Nòi. Cán Bộ CM/ XHCN. Dân “Hà Nội’ chốn Ngàn Năm Văn Vật” cbính hiệu” Chuyên Chính Vô Sản” một trăm phần trăm, bà con ơi! Ông là chứng nhân lịch sử. Ông chứng kiến tận tai nghe, mắt thấy, những mảnh đời rách nát lầm than. Những mảnh đời bị hất hủi, bị bạc đăi, bị trù dập, bị chà đạp, bị loại bỏ thẳng tay. Những mảnh đời thiếu mùa xuân của những kẻ vô tội. Những người cùng đinh của xã hội mới. Những người từng làm cho sinh hoạt xã hội và bộ mặt thành phố sống động khởi sác có hồn lâu nay. Những người dân nghèo bương chải sanh nhai khắp nơi trên hè pho, trong hang cùng ngõ hẻm, khắp chợ búa, bến xe, phòng trà, nơi công cộng... Xã hội CM chuyên chính vô sản. Xã hội xóa bỏ áp bức bất công. Chủ trương xóa bỏ chế độ người bóc lột người. Tuy nhiên, họ bị chính quyền tống khứ, đưa dẩy vào bước dường cùng. Nhiều lắm! Đông lắm! Không bút mực nào tả hết.
“ Đổi Đời, bi thảm tang thương
Bao người đói khổ, lề đường kiếm ăn.
Bán chui, bán nhủi các hàng
Bữa rau, bữa cháo, lang thang bụi đời
Dân nghèo đói rách, tả tơi
Bị lùa, bị hốt, sống thời khổ đau.
Từ bi, bác ái nơi nào ?
Bao dung, từ thịện, bay vào hư không”
Hiện nay, ông cán bộ CM/ XHCN cao cấp này, ông Bảy Thành Hà Nội, Bảy Thành , Nhạc-Thi -Văn- Sĩ này tỏ ra thương tâm, đau xót nhất hai vụ việc điển hình là trường hợp chú Ba Sang Gò Vấp, Sang Thẹo, nói trên và vợ chồng chú Năm Sài Gòn, Năm Lao Công, Năm Gác Dan. Họ sống tại Chung Cư 23 Gia Long lâu nay.
Trước hết là chú Ba Sang. Ông này vốn vui tánh, cởi mở hiền lành, chất phất. Ông chuyên nghề thợ sửa xe dạp và gắn máy, các loại. Ông dặt thùng dồ nghề tại một lề đường, trước hiên khu chung cư nói trên để sửa xe cho khắch có xe hư mang đến cho ông sửa hàng ngày. Khu chung cừ 23 Gia Long, vốn là cơ sở do người Pháp xây dựng có nhìều tầng lầu. Chung cư do người Tây sỡ hữu. Sau đó Tây chuyển sang giáo hội công giáo VN quản lý. Từ lâu, giáo phận công giáo Sài Gòn dùng chung cư này làm cơ sở kinh doanh. Họ cho khách thuê để gây quỷ cho giáo hội. Đủ loại khách trọ khách thuê, người My. Tây, người Âu Châu, các gia đình tướng tá chế độ cũ, các loại điếm hạng sang. Sau” Đổi Đời” đầy bi thảm tang thương, vào tháng tư đen, 1975, thì Chính quyền cách mạng tịch thu chung cư này, Sau đo, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn văn Bình dịa phận Sài Gòn cống hiến chung cư này cũng nhìều cơ sở khác cho chính quyền mới XHCN.
Phía dưới hành lang của chung cư này, có nhịều lều vải của các hàng quán bán thực phẩm, thức ăn, cà phê, các món giải khát, quán nhậu... Bên kia là bịnh viện Grall ( Bịnh Viện Đồn Đất nổi danh, cơ sở của người Pháp trước đây). Nhiều cán bộ CM/ XHCN dược cấp hộ tại chung cư này. Chung cư bắt đầu vô sản hóa và bị suy sụp hư hỏng trầm trọng. Như có gia đình cán bộ nuôi heo trên lầu 5 của chung cư nữa khi có khách ngoại kiều dọn đi chỗ khác, nhường cho họ phòng trống bên cạnh .Một số cán bộ khi được cấp nhà nơi khác, đă tháo gỡ đem đi Lavabo, W.C...Một số cán bộ dộc thân tại chung cư thường xuống ăn cơm, uống cà phê, dùng nước giải khát, tại các hàng quán có lều vải nói trên, dưới chung cư và gần kề bịnh viện Grall .
Đùng một cái, chính quyền thông báo giải thể các lều quán này để đem lại vẻ mỹ quan cho thành phố Sài Gòn, Thế là các cảnh bán hàng đủ loại, bán chui, ban nhủi, bán chạy, chụp giựt, xảy ra trên hè phố dường hẻm kháp nơi. Phải thành thật nối rằng chú Ba Sang thợ sửa xe trên lề dường gần khu chung cư này rất là sành nghề, giỏi máy móc. Nhiều lúc khách quen, các cán bộ ngụ tại chung cư, mỗi khi xe gắn máy của bo bị trục trặc, hỏng máy bất ngờ hay đạp không nổ. Họ liền đem laị cho ông sữa hộ vì nơi sửa xe dã chiến của ông cũng gần thôi. Thật là tiện bề dem xe lại mà. Ông sửa ăn tiền công rẻ hay không lấý tiền và khách có thể xin vài con ốc, bôm bánh xe xẹp, chùi hộ bugi...
Một hôm, ông Bảy Thành Cán Bộ, dạp xe, không nổ. Ông ta lìền dắt xe lại chỗ Chú Ba Sang sửa xe như mọi khi. Một đắm công an áo vàng đã ập tới bất ngờ. Chúng ra lịnh cấm hành nghề sửa xe ngoài vỉa hè. Chúng liền tịch thu ngay thùng đồ nghể, gồm mỏ lếch, búa, kềm, kéo, ống bôm bánh xe, keo vá xe. giấy chà nhám...Chú phản đối kịch liệt vì gia tài của kẻ bần cùng trong xẵ hôi mới này, chỉ có cái thùng sắt đựng đồ nghề sửa xe, để kiếm hai bữa cơm, sống lây lất qua ngày, mà bị tước đoạt đi, thì làm sao ông ta sống nổi dây, hở trời? Vì thế ông Ba Sang dã ra sức giành lại từ tay công an.Thiên hạ có câu nói rất thâm thúy sâu sắc về nhân viên an ninh, cảnh sát. công an như sau “
“Công an là bạn của dân
Đứng xa thì sợ, lại gần thì run.”
Kết quả, chú Ba Sang, thợ sửa Honda bị họ nện cho một trận nhữ tử, thương tích tùm lum. Lúc bấy giờ, chú đang nằm úp mặt xúống vỉa hè xi măng, gàò khóc, than vãng rện rĩ một cách khổ đau, thảm thiết: ” Trời ới, là trời! Thế này thì làm sao sống nổi đây hở trời?
“ Gia tài ông chẳng có gì
Đồ nghề, thùng sắt cũng đi ma đời!
Lấy gì sinh sống ai ơi?
Vỉa hè ngăn cấm ngậm ngùi khổ đau!”
“ Kiếp người đói khổ xác xơ
Anh hùng phải lúc sa cơ cũng hèn.” ( Nhại Kiều)
Thế là hoàn cảnh nghiệt ngã đã xô đầy ông vào nghề du đãng đường phố. Một người tốt muốn sống lương thiện cũng không dễ. Cuối cùng, người hùng quệ Gò Vấp phải sa lưới pháp luật và bị tù tội từ đó. Ông Bảy Bắc Cờ vẫn giữ “ Im lậng là vàng “ Chỉ biết thương tiếc ngậm ngùi cho một con người tốt bụng, lương thiện mà bĩ thời cuộc và hoàn cảnh xã hội xô dầy vào ngõ cụt, bế tắt của đời người cô độc, thiếu may mắn. Một mảnh đời bất hạnh, rách nát của kiếp nhân sinh trong biển trần dầy khổ đau và hệ lụy này.
Còn cặp vợ chồng cùa ông bà Năm Sài Gòn, Năm Lao Công thì sao?
Ông bà Năm làm lao công và gác dan cho khu chung cư số 23 Gia Long nối trên trong sốt 20 năm dài. Ông chồng năm đó vừa cán mức” Lục thập giả an chi” còn hiền thê mới chẵn năm bó. Ông xã lớn hơn vợ mình dâu có nhiều nhỏi gì cho cam. Anh chỉ hơn em 10 cái xuân xanh thôi. Hai ông bà đối xử rất tốt với vị cán bộ Văn Hóa, Nhạc- Thi- Văn- Sĩ Bắc Cờ CM/ XHCN này. Những khi ông ta đi vắng bà Năm Sài Gòn cứ lau chùi, quét dọn phòng ốc ông ta “free” theo yêu cầu của cán bộ cao cấp này. Ông Năm dáng người mập mạp bị bịnh tim mạch, làm gác dan. Bà vợ dáng cao gầy, nhanh nhẹn, lanh lợi và cởi mơ, mau mắn.
Đùng một cái có lịnh của Lãnh Đạo cấp trên thành phố, giảm biên chế nhân viên tại chung cư này. Bước đầu, nhiều nhân viên văn phòng, kế toán, gác dan lao công, tạp dịch, bị cắt giảm, cho nghỉ việc nhiều người. Chỉ còn giữ lại vài người có lý lịch trong sáng và thành tích tốt đẹp, đã phục vụ tại đậy trong nhiều năm qua. May mắn ông bà Năm Sài Gòn còn nằm trong cơ chế của chung cư đang vô sản hóa dần.Đúng là Cha chung không ai săn sóc. Nhà công cộng không ai bảo quản tu bổ giữ gìn trông coi chu đáo. Nhiều người bị buộc nghỉ vịệc, có nhà cửa, bà con, thì về quệ, hày trở lại sống với gia đình mình. Còn những người không có thân nhân hay nới cư trú mới, thật là đau khổ, Ít học, không có nghề nghiệp, bằng cấp chuyên môn gì đặc biết, thì không biết tương lai của họ sẽ đi về đâu. Thời buổi kinh tế chỉ huy, Kinh tế bế quan tỏa cản. Chế độ bao cấp tem phiếu XHCN, Chính sách ngăn sông cấm chợ. Cải tạo công thương nghiệp, Khủng hoảng kinh tế trầm trọng Cả nước đang gặp khó khăn về đời sống kinh tế vô cùng,. Toàn dân ăn độn. Ăn củ mì, ngô, khoai, sắn, bo bo.., Ông bà ta thường nói:
“ Trờì sinh voi, trời sinh cỏ”
“ Tương lai chưa tới gang tay
Hôm nay, không biết mai này ra sao!
Cõi trần lắm nỗi thương đau
Miếng cơm manh áo, chỗ nào dung thân?”
Chừng vài tháng sau, có lịnh giảm nhân viên gác dan tạp dịch lao công. Ông bà Năm không con cái. Không nhà cửa bà con thân thích gì cả. Ông bà có lịnh của Ban Giám Đốc, ban quản lý nhân viên chung cư, cho nghỉ việc. Ngày mai phải rời khỏi nơi này. Ông Năm Sài Gòn vốn là bợm nhậu trừờc kia. Nhưng ông bĩ bịnh cao huyết áp và tim mạch nặng. Do đó, mỗi khi có vấn dề gì lo lắng, buồn phiền là ông uống ruợu giải sầu. Ông dễ bị choáng váng mặt mằy. Dễ bị tai biến mạch máu não vô cùng. Bởi vậy, ông phải kiếng cử ruợu bia lâu nay. Khi nghe tin sét đánh này. Bị buộc thôi việc bất ngờ. Ông không chuẩn bị tinh thần kịp, nên uống cả chai ruợu dế giải sầu để quên cuộc đời đau khổ của mình. Ông bị stroke sau đó. Ông hôn me. Bà vợ kêu cứu với ông Bảy Thành Cán Bộ Văn Hóa CM/ XHCN vào lúc hai giờ sáng . Họ liền đưa ông vào bịnh viện cấp cứu. Nhưng ông đã từ trần lúc xe chở ông mới đi được nửa đường. Hình ảnh người phụ nữ trung niên, trắng trẻo, duyên dáng. Mặc áo bà ba trắng, trước ngực đeo tấm tạp de, làm lao công quét dộn các phòng khu chung cư nói trên, đã không còn nữa.
Sau đo, bà sống lang thang lây lất ngoài chợ, giúp việc cho người quen để kiếm hai bữa cơm qua ngày. Bà ta sống cực khổ, đói rách lầm than quá cở. Cuối cùng, bà ta bất đắc chí phải nghe theo lời khuyên và rũ rê của bạn bè. Bà vượt biên bằng đường bộ, quá ngã Kampuchia để tìm đến Trại Tỵ Nạn Thái Lan. Giừa đường, đoàn ngưởi bị lính Khmer Đỏ phục kích, bắt hết ráo. Chúng cướp vàng và đô la. Chúng hiếp dâm phụ nữ. Sát hại, chặt đẫu ngươi lớn và trẽ con. Chúng cứ hận thù, câm ghét người VN mãi. Chúng cứ “Cáp Duồng”. Sau khi cướp giựt toàn bộ vàng và mỹ kim của người VN xong, chúng đã mồ bụng, moi gan, uống máu, hầu hết đoàn người vượt biên bằng đường bộ nói trên. Vì the, bà Năm Sài Gòn cũng bị chết thảm trong chuyến vượt biên thiếu may mắn nối trên.
“ Cuộc đời biến chuyển khôn lường
Thiện nhân bị đẩy vào đường từ vong.
Thảm thương thay, cặp vợ chồng!
Kho, nghèo, chỗ trú, trống không cả đời.
Chồng buồn uống rượu chết toi
Đi tìm cuộc sống vợ thời tai ương.
Quả là tai ách giữa đường
Kiếp ngưởi đau khổ tang thương bất ngờ.”
ooo
Trong số những mảnh đời rách nát tại thành phố Sài Gòn, gần khu chung cư nói trên vào thời điểm đó. Có cặp vợ chồng cô giáo miền núi từ Nha Trang vào sống lang thang ở vỉa hè nói trên. Bà Nam Khánh Hòa, Nam Da Ngà hiền thê của người hùng bị sa cơ thất thế. Bà xã chuyên bán bún bò chui tại đầy để kiếm sống qua ngày đoạn tháng. Ông xã bị bịnh lao phổi, từ trần sau đó không lâu. Bà Nam Da Ngà lúc bấy giờ góa chồng, không con cái. Giáo viên miền núi trước kia, giờ đã xin nghỉ việc. Bà ta vẫn tiếp tục bán bún bò Huế để nuôi sống bản thân qua ngày. Bất ngờ ông Bảy Thành lúc đo, dù lớn tuổi hợn người đẹp khá nhiều. Má hồng đang sống đơn chiếc, bơ vờ tại Sài Gòn. Không hộ khẩu. Sống bất hợp pháp lâu nay. Ông khách cán bộ văn hóa Thành Bắc Cờ, cán bợ CM/ XHCN, đến ăn bún bò thường xuyên do người đẹp bán chui, Nhà văn- thơ kiêm nhạc sĩ, vốn tánh đa tình, đa cảm, lãng mạn, hay thương hương tiếc ngọc. Ông ta thấy thương yêu cô giáo kiều diễm trẻ trung, đảm đang hiền thục này. Thế là anh hùng chiếu cố mỵ nhân. Hai bên đang lẻ loi hiu quạnh võ vàng,
“ Đêm khuya, gió mát, trăng thanh
Cô đơn lạnh lẽo, em anh tâm tình.
Muộn màng duyên nợ Ba Sinh
Nương nhau mà sống chúng mình nước mây.”
Hai tâm hồn lẻ loi cô đơn, đã se duyên, an úi, thương yêu, giúp đỡ, dùm bọc nhau từ đó. Ông Thanh Bắc Cờ đã xin nghỉ hưu và sống dời tự do, không còn dính líu gì trong cơ chế ràng buộc cúa Đảng cầm quyên nữa, Ông thấy lòng nhẹ nhàng, thanh thản tự do thoải mái vô cùng, bên cô vợ tre, duyên dáng đảm đang, hết mực yêu thương chồng mình. Phu quân đã biết giác ngộ, thông suốt lý lẽ. Đâu là lẻ phải trong cõi đời đầy khổ đau và thù hận này.

NGUYÊN CẨM
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân