TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Sóng Gamma và Nguồn cảm hứng
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Sóng Gamma và Nguồn cảm hứng

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9715

Bài gửiGửi: Sat Mar 05, 2016 8:43 pm    Tiêu đề: Sóng Gamma và Nguồn cảm hứng

Sóng Gamma và Nguồn cảm hứng:
Não chúng ta rung động thế nào?

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Chuông báo thức kêu vang lúc 6:30 sáng. Bạn uể oải lần mò tắt đi. Có thể bạn lờ mờ nhớ lại một giấc mơ trong một hay hai phút. Sau đó bạn nhanh chóng nhảy khỏi giường, vào phòng vệ sinh chuẩn bị cho ngày làm việc, đi học, và/hoặc chăm sóc gia đình.

Từ lúc này cho tới khi bạn trở lại sự yên tĩnh ban đêm, có thể bạn chủ yếu duy trì ngày sinh hoạt của mình trong trạng thái sóng não gọi là “Beta”.

Trạng thái này tương ứng với phạm vi tần số từ 12 tới 30 hertz (Hz). Nói chung, khi người ta ở trạng thái này đều trải nghiệm các mức độ tỉnh táo khác nhau, có được sự chăm chú và hoạt động thần kinh tập trung.

Ở tần số Beta thấp nhất (12-15 Hz), có thể mô tả tâm trạng người ta là đang suy nghĩ thoáng qua hoặc nhàn rỗi. Bạn kẹt xe hoặc lướt web xem điều gì đó.

Ở đoạn giữa của dải sóng Beta (16-22Hz), người ta có thể có đặc điểm là rất nhiệt tình hoạt động. Lấy ví vụ: bạn đang tích cực phân tích một vấn đề và tìm kiếm giải pháp.

Đoạn cuối của dải sóng Beta (23-30 Hz) tương ứng với các suy nghĩ rất phức tạp, kết hợp các trải nghiệm mới, và sự hứng khởi. Vấn đề rất phức tạp và đòi hỏi sự sáng tạo của bạn.

Dưới sóng Beta là sóng Alpha (8-12Hz). Bạn mơ màng giữa ban ngày hoặc trong trạng thái không làm việc, nghỉ ngơi thư giãn trong khi xem ti vi. Nó không phải là trạng thái thư giãn “quá mức” thành ra “uể oải”, mà là áp lực công việc hằng ngày của bạn căn bản biến mất, kể cả trên phương diện vật chất hay tinh thần.



Dưới Alpha là sóng Theta (4-8 Hz). Nó tướng ứng với sự thư giãn sâu và thậm chí là giấc ngủ nhẹ. Theta cũng được nhận ra như một trạng thái sóng não được tạo ra trong thôi miên ngủ, trạng thái thiền định sâu, và các trải nghiệm trống rỗng giác quan.

Loại sóng não chậm nhất, Delta, tương ứng với giấc ngủ sâu; nó trong khoảng 0, 5-4 Hz. Người ta cho rằng những thiền sư có thành tựu cũng đạt tới trạng thái này trong thiền định.

Bất kỳ ai đã từng làm việc ở cường độ cao khi tham gia vào một công trình hay nhiệm vụ có mức độ phức tạp nhất định đều có thể xác thực những khác biệt về tinh thần giữa trạng thái tập trung cao độ (chẳng hạn như một bác sỹ phẫu thuật não trong khi đang phẫu thuật) và trạng thái ngồi trên ghế xem một bộ phim ưa thích, vừa tập trung lại vừa mơ màng (như trường hợp bác sỹ phẫu thuật não đang xem TV).

Dường như tại điểm tập trung cao độ nhất và năng lực trí tuệ cao nhất của chúng ta, chúng ta ở trong phạm vi 25-30 Hz trong ngày; vào ban đêm, chúng ta giảm xuống trạng thái thư giãn nhẹ (10-12 Hz), thư giãn sâu (6-10 Hz), ngủ nhẹ (4-6 Hz), và sau đó là ngủ sâu (0, 5-4 Hz).

Nhưng không đơn giản như vậy.

Các sóng Gamma được phân loại là có tần số từ 30 Hz trở lên.


Sóng Gamma và giây phút “Aha! ”

Năm 2009, một nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí Các Phương hướng Hiện thời trong Khoa học Tâm lý nhan đề “Giây phút Aha! Khoa học Thần Kinh Nhận thức về Sự Thông suốt” do ông John Kounios tại Đại học Drexel và ông Mark Beeman tại Đại học Northwestern chỉ đạo. Nghiên cứu kết luận rằng các cảm giác hiểu rõ được vấn đề hay những giây phút “Aha! ” có mối liên hệ rõ ràng với sự bùng nổ của các sóng Gamma.



Tạp chí Thế giới Não đã mô tả kết quả nghiên cứu như sau: “trong số những người tình nguyện đã trải nghiệm trạng thái thông tỏ, ông Kounios và ông Beeman thấy có một sự tăng lên rõ rệt các hoạt động cao của sóng gamma. Hoạt động ấy sẽ tăng đột ngột khoảng 1/3 giây trước khi những người tình nguyện đạt tới một lời giải có ý thức.

“Hoạt động của sóng Gamma cho thấy sự sắp xếp của các neuron thần kinh quy tụ lại với nhau lần đầu tiên trong não để tạo ra một rẽ nhánh mạng neuron mới. Đây chính là tạo ra ý tưởng mới. Ngay sau khi hoạt động sóng gamma tăng lên, ý tưởng mới bật ra trong ý thức của chúng ta, chúng tôi gọi giây phút ấy là giây phút Aha! ”

Trước khi bùng nổ sóng gamma là sự lắng tạm hoạt động sóng Alpha. Dường như có thể có một cơ sở nào đó làm tâm trí yên tĩnh và các sóng não chậm lại với chủ ý tạo ra các sóng Gamma.

Nếu những sự bùng nổ sóng Gamma vừa phải này tạo ra được các Giây phút Aha!, vậy loại trực giác hay trải nghiệm nào người ta có thể có tại các mức sóng não 50Hz, 60Hz, 70Hz và cao hơn? Vì các sóng Gamma này xảy ra trong các bùng nổ chỉ kéo dài chớp nhoáng dưới một giây, điều gì xảy ra nếu các sóng này có thể duy trì lâu? Liệu chúng ta có thể chủ ý nuôi dưỡng các sóng này?


Tăng cường sóng Gamma

Các nghiên cứu chỉ ra rằng các trạng thái khác thường khi tỉnh táo, mơ mộng, và thiền định tạo ra các sóng Gamma.

Năm 2005, một nghiên cứu về tác động của dimethylptamine (DMT) được công bố trong Tạp chí Những loại Thuốc Tác động tới Tâm lý đã báo cáo DMT “làm tăng sự ăn khớp EEG toàn phần trong các dải tần 36-44 Hz và 50-64 Hz (Gamma Hz) ”. Nghiên cứu này đã sử dụng DMT từ bên ngoài, nhưng DMT cũng xảy ra tự nhiên trong thân thể.

Năm 2008, Tạp chí Khoa học Thần kinh xuất bản một nghiên cứu phác họa mối quan hệ phối hợp giữa sóng Theta và Gamma trong giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM). REM liên hệ với giấc mơ.

Bạn còn nhớ sự tạm lắng sóng não trước khi sóng não tăng đột ngột tại giây phút Aha! mà chúng tôi đã nói ở trước? Trong nghiên cứu về giấc ngủ này, tần số thấp hơn (Theta) và tần số Gamma đã đồng thời xảy ra thường xuyên hơn trong giấc ngủ REM so với trạng thái thức tỉnh.

Nghiên cứu tuyên bố: “sự gia tăng năng lượng gamma... thường đạt đỉnh điểm khoảng 100 Hz, nhưng các đợt bùng nổ thì thường đạt tới mức 250 Hz”.



Nghiên cứu của nhà khoa học thần kinh Richard Davidson tiến hành năm 2004 về năng lượng phát ra bởi các thiền sư Tây Tạng, phát hiện thấy một số thiền sư này tạo ra hoạt động sóng Gamma mạnh hơn bất kỳ trường hợp nào đã được ghi lại trong lịch sử.

Các trải nghiệm xảy ra trong trạng thái “mơ màng” chủ yếu bị xem là do ảo giác đưa lại. Tuy nhiên, có một vài trường hợp trong đó thông tin thu được hay được diễn giải trong các trạng thái mơ màng này đã dẫn tới các phát hiện quan trọng trong khoa học – ví dụ như phát hiện về tốc độ ánh sáng của Albert Einstein và mô hình nguyên tử của Neils Bohr. Một vài trong số các kết quả quan trọng này được phác thảo bởi phóng viên Tara MacIsaac của tạp chí Epoch Times trong bài “5 phát kiến khoa học được thực hiện trong giấc mơ” và “Thêm 4 phát kiến khoa học được thực hiện trong giấc mơ”.

Liệu điều này có tương đương với việc tất cả các giấc mơ cung cấp thông tin sâu sắc làm thay đổi thế giới?

Có thể không như vậy, nhưng hãy hình dung loại tri thức sâu sắc nào mà chúng ta có thể đạt được trong trạng thái tỉnh thức khi giải quyết vấn đề nếu chúng ta có thể tùy ý tạo ra sóng 250Hz.

Tác giả: J.C.
Dịch giả: An Nhiên
Nguồn: vietdaikynguyen.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân