TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Trang Bích Lan Nguyễn
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Trang Bích Lan Nguyễn

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7286

Bài gửiGửi: Wed Feb 24, 2016 2:10 am    Tiêu đề: Trang Bích Lan Nguyễn


Mất toi con gà !

Bấm vào để xem hình lớn hơn

(Bích Lan sưu tầm)

Về Đầu Trang
hannguyen



Ngày tham gia: 29 Mar 2013
Số bài: 336

Bài gửiGửi: Wed Feb 24, 2016 5:46 pm    Tiêu đề:

Như Gà


Thẫn thờ từ sáng đến khuya
Chồng tôi ... chán chết việc kia khéo là
Cục cục tác ... chỉ như gà
Thầy này thuốc nọ xem ra hết xài
Nuôi bồi bổ, nhậu no say
Mà nào có khác xưa nay một trò
Nhắp nhắp chút ... lăn ra khò
Mình chưa đã ngứa, hắn bò ngáy luôn
Chồng với chiếc ... chán gì hơn
Muốn xẻo vứt quách cho chồn ... nó ... nhai

LãoChim

_________________
Chút niềm vui cho mình, cho người
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7286

Bài gửiGửi: Thu Apr 14, 2016 5:09 pm    Tiêu đề: Một câu chuyện Triết Lý


Một câu chuyện Triết Lý


Một câu chuyện Triết Lý

(Bích Lan sưu tầm)

Ngày xưa có cây táo,

Lá xum xuê và dày.

Một cậu bé rất thích

Chơi với nó hàng ngày.

...

Cậu thường leo lên nó,

Hái quả ăn ngon lành.

Trưa mệt, cậu nằm ngủ

Dưới tán lá cây xanh.

Cậu bé yêu cây táo

Chân thành và ngây thơ.

Cây táo cũng yêu cậu,

Ngày nào nó cũng chờ.

Thời gian trôi, cậu bé

Cứ lớn dần, lớn dần,

Cậu bận học, có vẻ

Đã quên người bạn thân.

Một hôm cậu xuất hiện,

Đôi mắt thoáng buồn rầu.

Cây táo hồ hởi nói:

“Nào, ta chơi với nhau! ”

Cậu bé đáp: “Xin lỗi,

Tớ đã lớn, buồn sao,

Không thể chơi với cậu

Vui vẻ như ngày nào.

Tớ muốn đồ chơi đẹp,

Mà lại không có tiền.”

Cây táo nói: “Thật tiếc,

Tớ cũng không, tất nhiên,

Nhưng cậu có thể hái

Táo của tớ trên cây.

Cách ấy tớ có thể

Giúp được cậu lần này.”

Cậu bé nghe, sung sướng

Hái hết táo mang đi,

Rồi không thấy quay lại.

Cây buồn, không nói gì.

Bỗng một hôm, cậu bé,

Giờ là người đàn ông,

Quay lại gặp cây táo,

Nhiều phiền muộn trong lòng.

Lần nữa ông xin lỗi:

“Tớ đã có gia đình,

Mà nhà thì chưa có,

Một ngôi nhà của mình.”

Cây táo đáp: “Thật tiếc,

Tớ cũng không có nhà.

Nhưng cậu có thể chặt

Cành lá tớ xùm xòa.

Hy vọng cậu đủ gỗ

Để xây nhà cho mình.

Ngôi nhà quan trọng lắm

Khi cậu có gia đình.”

Người đàn ông sung sướng

Chặt hết cành mang đi,

Không một lần quay lại.

Cây buồn, không nói gì.

Rất cô đơn và lạnh

Khi gió bão, mưa sa,

Nhưng cây táo hạnh phúc

Biết bạn mình có nhà.

Người đàn ông lại đến,

Mái tóc bạc trên đầu.

Cây táo thấy, vui sướng:

“Nào, ta chơi với nhau! ”

“Không, tớ già, muốn nghỉ.

Bao phiền muộn trong lòng.

Tớ cần chiếc thuyền nhỏ.

Cậu giúp tớ được không?”

“Thế thì chặt thân tớ,

Để đóng một con tàu.

Cậu tha hồ chơi biển,

Sẽ không thấy buồn rầu.”

Ông già chặt cây táo,

Thuê xe đến mang đi

Rồi không hề quay lại.

Cây buồn, không nói gì.

Cuối cùng ông cũng đến,

Một ông lão yếu gầy.

“Tớ không còn gì nữa

Để cho cậu lần này, -

Cây nói. - Không còn táo

Để cậu thích thì ăn.”

Ông lão đáp: “Răng rụng,

Không nhai được, không cần.”

“Thân tớ không còn nữa

Để leo như ngày nào.”

“Đã qua rồi thời đó.

Ừ, cái thời vui sao.”

“Vậy thì tớ quả thật

Không còn gì để cho,

Ngoài gốc cây và rễ

Đang mục dần thành tro.”

“Bây giờ, - ông lão nói. -

Tớ quả không cần nhiều.

Chỉ một nơi để nghỉ

Và để sưởi nắng chiều.”

“Thế thì tốt, thật tốt.

Tớ giúp cậu lần này.

Để tựa và để nghỉ,

Gì tốt hơn gốc cây?”

Ông lão ngồi xuống nghỉ,

Tựa lưng ông bạn già.

Cây táo vui, muốn khóc,

Đôi mắt lệ ướt nhòa.

*

Các bạn trẻ thân mến,

Tôi viết câu chuyện này

Cho bạn - những cậu bé,

Còn bố mẹ là cây.

Thế đấy, ta, con cái,

Chỉ biết nghĩ về mình.

Không biết rằng bố mẹ

Phải suốt đời hy sinh.

Ta được sinh, khôn lớn,

Rồi đi xa, bay xa,

Cuối cùng lại cần đến

Vòng tay bố mẹ già.

Câu chuyện này triết lý

Hãy đọc cho con mình,

Để chúng không ích kỷ,

Dẫu tài giỏi, thông minh.

A Di Đà Phật.


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7286

Bài gửiGửi: Mon Jul 04, 2016 8:48 am    Tiêu đề: MÂY NGÀN LỐI XƯA


MÂY NGÀN LỐI XƯA

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Mây Ngàn Lối Xưa


Mây Ngàn Lối Xưa

(Bích Lan sưu tầm)

Sáng nay, bên ly trà xanh thơm dịu nhẹ và bên ngoài không khí của buổi sáng thứ bẩy mát mẻ trong lành với nắng vàng như mật ngọt ngoài khung cửa; mà lại được thưởng thức một PPS trữ tình, sâu lắng, đẹp từ giai điệu tới hình ảnh, ca từ thì còn gì bằng!

Trước đây, tôi đã xem một PPS cũng về bài hát này - MÂY NGÀN LỐI XƯA, của Vũ Thành An được tác giả Vũ Công Hiển thực hiện từ năm 2012. Nay, năm 2016, VCH làm lại PPS về bài hát này; chứng tỏ anh phải rất yêu thích tác phẩm này của nhạc sĩ VTA. Để vượt qua chính mình, cần phải có tâm huyết cho đề tài anh yêu mến.

Cả hai PPS anh VCH làm, tôi đều thích thú.

Ở PPS thứ nhất, anh thường dùng hình ảnh toàn cảnh, không cắt cúp, dụng công nhiều trong bố cục, hình ảnh chắt lọc, mà để hình ảnh toàn cảnh tự nhiên, tươi mát, nó cho ta cảm giác phóng khoáng, ấn tượng về không gian rộng mở.

Ở PPS thứ hai này, VCH dùng nhiều hình ảnh cận cảnh hơn <Zoom>, cô đọng hơn tới mức chỉ còn hình ảnh như biểu tượng, để diễn tả sự minh họa thật sát cho lời hát. Bên cạnh một số hình ảnh với không gian mênh mông, bát ngát khiến tâm hồn người xem rung lên với một nỗi buồn dịu nhẹ mà sâu lắng, đầy chất tự sự; tuy than thở về mối tình tuyệt vời, tưởng như sẽ khiến đôi tình nhân sẽ có nhau trọn đời mà bỗng ly tan nhưng không rơi vào sự ủy mị, thê lương. Bên cạnh đó, VCH đã dùng thủ pháp tương phản đề làm nổi bật hình ảnh anh chọn - Với người mẫu trong chiếc áo dài lam tím, óng ả, mềm mại, chau chuốt, được anh đặt bên cạnh bức tường gạch thô mộc, rêu phong..., nó càng làm nổi bật sự thanh thoát, nhẹ bay, trong sáng hơn của người mẫu. Qua PPS này, người ta thấy rõ tình yêu, sự nâng niu, chắt chiu chọn lựa kỹ càng từng chi tiết của tác giả cho tác phẩm. Với tôi, mọi thứ thật hài hoà, từ tổng thể cho tới chi tiết, từ chọn lựa góc độ, sắp xếp thứ tự hình ảnh, cho tới sự cầu kỳ chọn lựa người mẫu, thật mãn nhãn, thỏa lòng với sự minh họa cho bài hát thật hay này của VTA qua giọng ca đầy nam tính, tràn đầy sức quyến rũ, mạnh mẽ, vang ngân của Tuấn Ngọc:

"Ngày xưa bên bến mộng mơ"

"Yêu anh em nói sẽ chờ đợi anh "

"Đã thề đến chuyện liền cành "

"Mà sao lặng lẽ thôi đành xa nhau "...

Cuộc sống là vậy, có hợp có tan, có yêu thương có hận thù, có hoà hợp có khác biệt... có đó rồi mất đó..., đúng như thuyết VÔ THƯỜNG; nhưng nếu mọi mối tình tan vỡ, chia xa đều để lại được những nỗi đau dịu nhẹ, hay nó biến thành một bài ca hay như thế này, thì sự chia ly đó cũng không hề vô ích.

Cảm ơn tác giả VCH đã cho tôi thưởng thức một PPS thật thú vị và tôi càng thấu hiểu hơn thế nào là một tác phẩm nghệ thuật đích thực.

Đức Hoàng




MÂY NGÀN LỐI XƯA - Vũ Thành An - Tuấn Ngọc - PPS Vũ Công Hiển




Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7286

Bài gửiGửi: Thu Jul 07, 2016 8:17 pm    Tiêu đề: Một Rừng Chữ "Nói Lái"


Một Rừng Chữ "Nói Lái"


Một Rừng Chữ "Nói Lái"

(Bích Lan sưu tầm)

- Thầy tu thù Tây vì thằng Tây giết thầy tăng.mh-noi-lai

- Tâm không đầy như Tây không Đầm.

- Nghệ sĩ tránh ăn cá kho vì sợ khó ca.

- Người gian không thích sấm, người dâm không thích sáng.

-Làm dấm thì chua mà làm chúa thì dâm.

- Người nhiều mộng vào đời để rồi mời nhiều người vào động...

- Nhà vua khi ngồi trên ngai là khi ngài trên ngôi.

- Không nên giỡn quá lố trong ngày giỗ quá lớn.

- Có những người chỉ đi mưa mà chưa đi Mỹ.-

- Các cô thích anh chàng ngông mà không thích anh chồng ngang.

- Da nhăn thì kéo, da nhéo thì căng.

- Tham nhũng sống trên thảm nhung

- Mọi người giành nhau làm giàu nhanh.

- Cây sầu đông mọc ở đồng sâu hay ở đầu sông.

- Say để đỡ nhớ ngày xưa và đỡ ngứa nhờ say.

- Chơi hụi thì chết, Chơi hết thì trụi.

- Người lao động bao giờ cũng thiệt thòi so với người linh động, thí dụ:

- Người lao động chân chính còn người linh động trân tráo.

- Người lao động cầu kinh còn người linh động cầu cao.

- Người lao động làm lính còn người linh động làm láo.

- Người lao động hay bịnh còn người linh động hay bạo.

- Người lao động cầm đinh còn người linh động cầm đao.

- Tình em theo đám mây đen vì mình em theo đám Tây đen.

- Không phải ăn cơm chay là thành thiền và ăn cơm chiên là thành thày.

- Người già ngồi câu còn người giầu ngồi ca.

- Nhiều người năng làm việc thiện mà không thiên làm việc nặng.

- Cái gì thẳng thì không cong còn cái gì thỏng thì không căng.

- Tình chan chứa là tình chưa chán.

- Nhiều cô gái ngây thơ ôm mộng ban đầu để rồi ôm bầu đan mộng.

- Từ đâu có chữ đầu tư?

- Đàn ông có người trên răng dưới dế và có người trên dê dưới rắn.

- Thà ăn cháo với muối còn hơn ăn chuối với máu.

- Điếc không sợ súng mà Đúng không sợ xiết.

- Người có lông mép thường có mông lép.

- Có nhiều người Mỹ lai gốc Á hơn người Mã Lai gốc Ý.

- Vợ chồng vô sinh khi vợ đã tắt đường kinh hay chồng đã cắt đường tinh

- Chuyện đau lòng nghĩ đến lại long đầu.

- Củ không đứng vì cứng không đủ

- Người Bắc nói "đang đi trên đường" Người Nam nói "đương đi trên đàng"

- Người Bắc nói "hợp nhãn" Người Nam nói "hạp nhỡn"

- Người đầy bạo tính thích người tình bạo đấy.

- Người bí ẩn thường có ý bẩn

- Có thánh tâm thì không có tánh thâm

- Lời tạ từ của lính trong lời tự tình của lá

- Dù chết không tấm hình nhưng tình không chấm hết

__._, _.___


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7286

Bài gửiGửi: Sat Dec 24, 2016 2:38 am    Tiêu đề: Kim Long, Đông Tây Gãy



Kim Long, Đông Tây Gãy Gánh


(Bích Lan sưu tầm)

      Tin tức: Ngày 26/6/2013 tại ngã ba Kim Long – Nguyễn Hoàng – Nguyễn Phúc Nguyên có một người Tây phương đã tự trầm mình xuống sông Hương đến chết sau khi đốt một ít tài sản và đã găm trên cây bông dại một mảnh giấy có mấy chữ Việt...
      Chuyện ông Tây chết đuối ngay ngã ba là thật làm xôn xao dân quanh xóm, con cháu xì xào kể lại khi chúng tôi về, nhưng không ai biết nguyên nhân... báo và TV Huế cho tin quá ngắn như trên.... Và sau đây là sưu tầm chúng tôi tìm được:
      Pierre De Lattre là một lãng tử đến từ kinh đô ánh sáng Ba lê. Thuộc dòng dõi quý tộc của một danh tướng Pháp, Pierre chịu ảnh hưởng của bà nội, một người đàn bà sống nhiều về nội tâm có nhiều cảm tình với nền nếp nho phong và khả ái của dân tộc Việt Nam, chàng được nghe bà kể chuyện Việt.. ca tụng vẻ đẹp non xanh nước biếc nơi bà đã theo chồng sinh sống nhiều năm trên mảnh đất quê hương hình cong chữ S và chàng ấp ủ một giấc mơ. Là một thanh niên Pháp đa cảm, thông suốt văn thơ thời lãng mạng, quyết tâm thực hiện giấc mơ “Du lịch Việt Nam”. Pierre tìm tòi học hỏi văn hóa Việt Nam và học tiếng Việt qua một bà nguyên là cung nữ của cố đô Huế. Ngoài văn thơ kim cổ Pierre còn hiểu biết nhiều danh từ Hán Việt và thổ ngữ đất thần kinh.
      Cơ hội đến cho chàng trai quý tộc nói lưu loát tiếng Việt là Pierre được nhận dạy tiếng Pháp bán thời gian cho Đại học Huế.
      Đến Huế vào mùa tựu trường 2011 như một ông Tây ba lô giản dị, Pierre có nhiều thời gian rỗi rãnh thăm viếng cung điện, chùa chiền, lăng tẩm... danh lam thắng cảnh. Di chuyển bằng xe đạp, sinh sống với đồng lương dạy giờ tạm thoải mái.
      Câu chuyện ở đây bắt đầu vào mùa Xuân năm 2012:
      Định mệnh an bài, một buổi chiều chạng vạng, trời lất phất mưa. Pierre đạp xe ngang qua ngã ba Kim Long – Nguyễn Phúc Nguyên với Nguyễn Hoàng, một xe máy phóng ra từ đường Nguyễn Hoàng đụng xe đạp, Pierre ngã vào một khách bộ hành đang đi trên lề đường. Khách là một cô gái, không bị thương tích nhưng áo quần lấm lem bùn, Pierre hoảng loạn ríu rít xin lỗi tiếng ta lẫn tiếng tây. Cô gái trả lời bằng tiếng Pháp cho anh chàng Tây đang ngớ cả người... an tâm rằng mình không sao. Sau vài câu trao đổi hai người chuyển qua tiếng Việt, thấy anh Tây nói được tiếng Huế có tư cách trí thức nên cô cũng bỏ qua cho rằng tai nạn chẳng có gì đáng phải quan tâm.
      “Nhạn quá Trường Giang” - “Nhạn vô di tích chi ý, Thủy lưu di ảnh chi tâm”
      “Người đâu gặp gỡ làm chi, trăm năm biết có duyên gì hay không”?. Cô gái “Hoa cười ngọc thốt đoan trang” nói được tiếng Pháp với một phong thái phi phàm. Từ đấy, Pierre đổi nết ra vào thơ thẩn tương tư, đổi tính không còn ham danh lam thắng cảnh, chỉ mong ngày chóng tàn để... chiều chiều lang thang trên đường Kim Long, mong gặp lại tà áo ấy, tà áo... lấm lem bùn.
      “Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn” trời không phụ người có lòng kiên nhẫn, ba ngày sau Pierre gặp lại cô Tôn nữ.... bắt chuyện được với cô trên quảng đường không quá trăm thước từ ngã ba Tình yêu (tạm gọi vậy) về đến nhà nàng.
      Cô gái ấy là ai mà bắt mắt được chàng trai phong lưu trí thức từ bên kia nửa quả địa cầu? – Xin thưa. Từ xưa ở thị trấn Kim long có dinh cơ của một bà Quận chúa. Cô không là quận chúa, mẹ cô hay bà cô là quận chúa không ai hay, nhưng chắc một điều cô là một Tôn nữ, một Tôn nữ mà dòng họ đang ở vào thời kỳ suy tàn.
      Thi sĩ Đông Hồ đã từng nhắc đến nàng Tôn nữ: “Gió cầu vương áo nàng Tôn Nữ, quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ”, chúng ta cảm thấy các món trang sức như tà áo, chiếc nón, bài thơ trong nón đều góp phần tạo nên nét duyên e ấp, cũng có khi là ỡm ờ của “nàng Tôn Nữ” và nàng Tôn Nữ ở đây cũng là tính tình chung của các thiếu nữ Huế, kín đáo không bộc lộ tâm tình cho người khác biết.
      “... Các cô gái Huế kiêu sa và dễ làm ra vẻ khinh khỉnh, họ là đám hậu sinh của các phi tần không bao giờ quên rằng một giọt máu thiên tử đang chảy truyền trong huyết quản của mình” (Jean Hougron, Soleil au ventre)
      Cô sống với mẹ, mẹ bây giờ nhưng ngày xưa thời vàng son là bà vú của nàng. Trong một biệt thự tàn tạ rêu phong, họ rất hiếm khi giao thiêp với láng giềng. Mặc dầu áo vải, quần thâm nhưng con người cô như toát ra một chút gì cao quý, phong cách cô như có một chút gì lá ngọc cành vàng; lời ăn tiếng nói của cô như không phải đồng hạng với bầu bạn lân bang trong xóm quanh cô. Cô âm thầm vào ra nơi có thể tạm cho là kín cổng cao tường. Nhưng dầu thâm nghiêm đến đâu, người ta cũng biết được nàng Tôn nữ có khuê danh là Hương Long.
      Tôn nữ Hương Long chắc đã có một thời xa xưa cùng cha mẹ hay họ hàng lên xe xuống ngựa, ở nơi lầu son gác tía và học trường Tây. Đoán già đoán non có lẽ thế thôi, chứ không ai biết chắc. Điều này cũng không quan trọng lắm để chúng ta phải mất thì giờ tra cứu. Mỗi ngày nàng đi về bằng xe bus qua Viện Âm Nhạc (trường Pellerin củ) dạy piano, hai mẹ con sống tự lập không vướng bận họ hàng xa trong Thành nội.
      Chàng trai De Lattre gặp nàng Tôn nữ cố đô hẳn là phải hợp, vì cùng xuất thân từ những dòng họ thế phiệt trâm anh. Mặc dầu ngày nay không còn nhưng tổ tiên họ là những nhà ăn trên ngồi trước, quyền thế khuynh loát thiên hạ. Chúng ta không lạ khi 2 người gặp ngay coup de foudre (tiếng sét ái tình) sau vài lần gặp gỡ.
      Ngày qua tháng lại con đường trăm thước dài không đủ cho câu chuyện của hai người. Ngoài nhà hàng, quán nước, chùa và lăng tẩm, Họ chọn vườn hoa mới lập có bụi hoa dại cạnh bờ sông Hương làm nơi thường xuyên tình tự, giải bày tâm sự và tính chuyện chung sống tương lai.
      Bên bụi hoa dại, chàng ngắt đóa hoa tím mân mê muốn cài lên mái tóc, nàng ngắt một chiếc lá xanh cho vào miệng nửa trong nửa ngoài giữa đôi môi son xinh đẹp, nàng dùng hàm răng ngọc nhâm nhi chiếc lá một chút ngọt chút bùi, còn lại là chua, chát, đắng cay... nhưng không độc không sao.
      Chàng hỏi hoa chi?
      – không biết.....
      - Cây chi?
      – không biết.
      Chàng chỉ vào chiếc lá giữa miệng nàng hỏi chi đây?
      – Hương Long, nàng buộc miệng cười.... Chàng chớp ngay:
      - A ha đây là chiếc lá Hương Long thì cây này phải là cây Hương Long và đóa hoa này là hoa Hương Long.
      Nàng lại mĩm cười nhỏ nhẹ đáp:
      - e cũng được.
      Từ đây ta đã có tên cho bụi hoa, hoa Hương Long không có trong tự điển thực vật, chỉ có trong tự điển tình yêu của hai người:
      “Hoa Hương Long kết sợi tơ Hồng.
      Duyên em e ấp nàng Tôn Nữ,
      Tình anh trong sáng ánh Ba Lê. ”
      “Vô tình anh gặp em
      Rồi vô tình thương nhớ...
      Rồi chúng mình yêu nhau... ” (1)
      Trãi qua một năm đầy mật ngọt, tìm hiểu nhau sâu sắt... ý hiệp tâm đầu, hai người không còn trẻ nữa để tháng đợi năm chờ. Họ lên kế hoạch xa nhau vài tháng để chàng bay về“Kinh đô Ánh sáng” có cha mẹ, anh chị bàn thảo chi tiết qua lại cưới xin; nàng ẩn nhẩn cùng vú già chờ ngày bắt nhịp cầu Ngưu Lang Chức Nữ về với người yêu.
      Trung tuần tháng 6 hai ngàn mười ba, Pierre trở lại Huế lòng đầy ắp niềm vui, đôi nhẩn kim cương, vòng cổ vòng tay... hộp đứng hộp nằm quà từ cha mẹ, bà con và bạn hữu.
      Vẫn với chiếc xe đạp cố hửu Pierre hớn hở tìm đến người yêu từ ngã ba tình yêu qua bụi hoa Hương Long.
      Thứ sáu mười ba là một điềm xấu, là một hiểm họa cho những người bên kia bờ Thái Bình Dương. Nay hơn thế nữa, tháng sáu mười ba như có điều gì chất ngất đổ vỡ cho kẻ Đông người Tây. Tháng sáu mười ba ôi! chua xót đắng cay cho cuộc đời của đôi trai tài gái sắc. Pierre chạy loanh quanh toát mồ hôi không tìm thấy nàng, lân la lần bước vào biệt thự rêu phong, hoang phế đìu hiu, ãm đạm một nét buồn...
      Bà vú già ở góc vườn đang tỉa lá, vừa khóc lóc vừa kể lể không đầu không đuôi... cuối cùng Pierre cũng hiểu được nàng đã gặp tai nạn trên đường đưa tiễn từ Phú Bài về và đã vĩnh viễn ra đi! Nàng Tôn nữ đã biến khỏi dương thế! Thân thế NGƯỜI YÊU đã vùi sâu dưới ba thước đất... vì ai nên nỗi!!! Trời Đất có thấu chăng!!!
      “Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương” (Kiều)
      Định mệnh đã quất chàng ngã trắng tay, Chuyện là sau khi tiễn Pierre lên máy bay ở phi trường Phú Bài, nàng Tôn nữ thuê xe ôm trở về thành phố (bản chất người Huế là tính tự trọng, không bao giờ lạm dụng tiền bạc của ai, nhất là gái Huế âm thầm chịu đựng phận nghèo "Giấy rách phải giữ lấy Lề"). Trời lại lất phất mưa, xe chạy đến Ngoẹo Giàn Xay, An Cựu... đường trơn trợt mất tay lái... lao vào xe hàng ngược chiều, cả hai người bị thương nặng được đưa vào Bệnh viện Trung ương Huế và nàng đã lìa đời.... không kịp một lời trăn trối!. Nàng ra đi không một tin tức nhắn gửi cho người bạn tình đang lơ lững trên chín tần mây hướng về trời Tây, chàng đang mơ tưởng đến một tương lai hạnh phúc!
      “Đời vô tình nghiệt ngã
      Nên chúng mình yêu nhau... ” (1)
      Đau đớn tột cùng Pierre giỏ máu mắt khóc người yêu.
      Tự trách mình... vì đưa tiển mình mà đã gây ra tai nạn chết chóc cho người. Tự trách mình chưa hiểu thấu đáo tâm tính người mình yêu.... e dè tiết kiệm taxi để xảy ra cớ sự!..... Ở đời gặp người thương đâu phải dễ, để được sum họp với người thương lại quá khó:
      Khó khăn muôn sự tại trời, mà “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” (Kiều)
      “Em ơi! Giây phút cuối Không được nghe em nói Không được nhìn thấy nhau một lần... ” (2)
      Mỗi ngày ngắt một đóa Hương Long, Pierre mang đến mộ nàng... suốt 10 ngày. Mộ nàng ở ngay sau Đồi Thông chùa Thiên Mụ.........
      “Duy hữu lệ thiên hàng. Liệu đắc... trường đoạn xứ, Minh nguyệt dạ, Đoản tùng cương” (3)
      “Một ngôi sao vừa rơi
      vụt tắt trên bầu trời
      .......
      Vẫn thấy trên bầu trời
      có muôn vàn sao sáng
      mà ở trong lòng tôi
      như một hành lang vắng
      Một ngôi sao vừa tắt... ” (4)
      “Than ôi! Mây tãn, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết! ” (5)
      Ngày cuối cùng chàng lang thang quanh bụi cây Hương Long, vạch cây tìm lá, vạch cỏ tìm di tích; cuối cùng chàng cũng tìm được chiếc lá Hương Long ngày xưa nàng ngậm giữa môi son còn in dấu mấy vết răng ngà ngọc. Phép lạ không giải thích được là chiếc lá vẫn còn xanh.
      Hôm sau, đó là ngày 26 tháng 6... 13, tháng sáu mười ba oan khiên nghiệp báo. Vào lúc chạng vạng chú chăn bò và khách cafe bên kia đường thấy chàng mang ba lô ngồi cạnh bụi hoa dại đang đốt từng tờ thư, từng tấm ảnh và từng linh tinh... Đến khi lửa tàn, chàng găm lên bụi hoa dại một mảnh giấy. Xong, từ tốn chàng đứng dậy mang ba lô lên vai và nhẹ bước ra bờ sông.
      "Anh mê sảng theo chiều tắt chậm" (6)
      Pierre khoan thai bước xuống nước, nước ngập giày, ngập gối, ngập thắt lưng mọi người hốt hoảng la lên “Vào đi, vào đi nguy hiểm lắm! ” chàng vẫn lầm lũi bước mắt hướng giữa dòng sông như có bóng ai vẫy gọi. Nước ngập lưng, ngập ngực và anh biến mất trong lòng sông! Mọi người hốt hoảng kêu cứu. Nhưng trời tối, hơn một giờ sau công an đến thì đành chịu, không phương tiện, không đèn đuốc đối diện với mặt nước âm u.
      Trưa hôm sau thợ lặn dò theo đường Pierre lội nước ra gần giữa sông mới tìm thấy được thi thể chàng nằm tận đáy sông. Vớt được xác ra khỏi nước người ta phát hiện ba lô chàng mang vai chứa đầy đá và miệng chàng ngậm chặt một chiếc lá xanh. Đồng thời người ta cũng tìm thấy một mãnh giấy chàng gửi lại trên bụi hoa dại ghi:
      "Em yêu, Xin hẹn gặp lại kiếp sau.
      Lấy lá Hương Long làm chứng tích”
      “Tha sinh duyên hội cánh nan kỳ” (7)
      Hương Long hởi! Hương Long hời! Trời xanh có thấu!
      Ai biết lá Hương Long? xin hỏi.
      Chàng trai trẻ là ai? Đến từ đâu, đi về đâu?
      Trang trãi một nợ tình dang dở?...
      Dòng Hương Giang hờ hững!
      Tin tức (tiếp theo): Ngày 27/6/2013 Toán giang cảnh đã tìm thấy xác người Tây phương chìm sâu tận đáy sông Hương, lúc vớt xác thấy có ba lô mang vai chứa đầy đá, xác và tang vật được xe cứu thương cảnh sát đưa về Bệnh viện Trung ương Huế. Được biết nạn nhân là Pháp kiều, Giáo viên Ban Ngoại ngữ, Đại học Huế, thông tin cá nhân và di vật không phổ biến.
      "Chuyện hôm ni sẽ thành chuyện kể,
      Những lúc chiều đem nắng sang sông. " (6)



Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7286

Bài gửiGửi: Thu Jan 12, 2017 5:19 pm    Tiêu đề: Học làm "Con Người Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam"


Học làm con Người Việt Nam
của chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Học làm con Người Việt Nam

của chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa

Chu Thập

(Bích Lan sưu tầm)

Quê hương thì ai cũng nhớ cũng thương, dù chùm khế ngọt có héo đi, dù cây đa cũ bên đò xưa có thay đổi, dù con sông bờ ruộng có bị lấp đi...quê hương ấy vẫn cứ sống mãi trong ký ức và tiềm thức của tôi. Nhà văn Sơn Nam đã có lý để viết:

“phong sương mấy độ qua đường phố,

hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê”.

Sau 30 năm xa cách, tôi cũng trở về Việt nam với tâm trạng ấy và ra đi cũng với tâm trạng ấy.

Tôi không thể nào không thương nhớ quê hương. Nhưng tôi không sợ bị kết án là vong bản để nói rằng tôi không thể nào hòa nhập trở lại vào cuộc sống ở quê hương. Sau đúng một tháng đi “xâm nhập thực tế” từ Nam chí Bắc, bằng mọi phương tiện di chuyển thượng vàng hạ cám, từ máy bay đến taxi, xe đò, xe buýt, xe ôm, xe xích lô, thuyền bè, tiếp xúc với hầu hết mọi giai cấp xã hội, tôi vẫn chưa thấy mình “tốt nghiệp” từ trường học làm người Việt nam XHCN. Tôi vẫn cảm thấy lạc lõng ngay trên chính quê hương của mình.

Suốt một tháng sống ở quê hương, theo lời ông bà dạy, tôi đã bắt đầu lại bài học vỡ lòng là “học ăn”. Trong trường XHCN hiện nay, đây là môn khó nuốt nhứt đối với tôi. Về Việt nam để ăn cho thỏa thích là chuyện có thể hiểu được đối với nhiều người Việt hải ngoại. Ai mà chẳng thèm các món đặc sản ở quê hương. Nhưng tôi hoàn toàn thất vọng về khoản này. Hàng ăn ở Việt nam không thiếu. Thật không ngoa để nói rằng cả nước Việt Nam hiện nay là một “hàng ăn”. Trên vỉa hè và ngay cả trên đường phố, dọc theo những con lộ ở thôn quê, chỗ nào cũng có tiệm cà phê và quán ăn. Đó là chưa kể những gánh hàng rong. Đồ ăn, món nhậu và thức uống được dọn ngay trước mặt mình vào bất cứ lúc nào trong ngày.

Đầu thập niên 80, mới đến Pháp, tôi thực sự thất vọng và cảm thấy bơ vơ trong xã hội mới: đi tìm một hàng quán là chuyện trần ai. Giá cả thì lại làm cho những người tỵ nạn chân ướt chân ráo phải dội ngửa. Đó là chưa kể ngày chúa nhựt: phố xá đóng cửa im thin thít. Có đói thì cũng đành phải bóp bụng mà kéo lê từng bước mỏi mệt đến hằng bao cây số may ra mới tìm được một tiệm ăn bình dân.

Đến Ý tôi lại càng bực mình hơn: cứ từ hai giờ trưa đến bốn giờ chiều, mọi quán sá đều đóng cửa. Mặc cho du khách có réo gọi, người ta vẫn cứ tỉnh bơ ngủ trưa đã.

Ở Việt nam XHCN hiện nay thì trái lại, muốn ăn cái gì cũng có, muốn ăn giờ nào cũng được, muốn ngồi ăn ở đâu cũng chẳng ai cười. Có lần trên một chuyến taxi, tôi nêu thắc mắc với người tài xế: tại sao ở VN người ta “ăn nhậu” liên tục như thế? Anh trả lời rằng đa số người Việt nam hiện nay sống rất hiện sinh. Anh giải thích rằng người Việt nam ăn nhậu xả láng là vì không muốn nghĩ đến ngày mai và cũng chẳng bao giờ có ngày mai mà nghĩ.Kiếm được đồng nào xài đồng đó. Đó là chủ trương sống của rất nhiều người Việt nam hiện nay. Không chỉ có những cán bộ phì nộn, ăn mặc bảnh bao hay các đại gia và giai cấp nhà giàu mới ăn nhậu, xem ăn nhậu như thủ tục đầu tiên, người dân lao động, những kẻ ăn không ngồi rồi cũng ăn nhậu và ăn nhậu suốt ngày, suốt đêm.

Sau một tháng về thăm Việt nam, đứng lên bàn cân, tôi sụt ký thấy rõ vì không muốn và không dám ăn một cách “thỏa thích” như mọi người. Tôi thực sự cảm thấy ái ngại mỗi khi bước vào một nhà hàng sang trọng. Giá cả không quá cao nếu so với Úc và các nước văn minh. Nhưng trong một đất nước mà thu nhập bình quân của một người lao động phổ thông vẫn còn ở mức dưới 5 Mỹ kim một ngày thì một bữa ăn trong một nhà hàng giá đến vài chục Mỹ kim, chưa kể tiền bia rượu, thì đây hẳn là một cách tiêu xài xa xỉ chỉ dành riêng cho giới nhà giàu mới trong xã hội "ai chết' mặc bây, tiền thầy đầy túi ".

Tôi không thấy thoải mái để bước vào các nhà hàng sang trọng. Cơm đường cháo chợ thì ê hề. Nhưng ngặt một nỗi, vì đã lỡ học cái thói vệ sinh của các nước văn minh, cho nên có thèm nhỏ dãi tôi cũng đành ăn hàm thụ. Trong những ngày đầu, bị "tào tháo" rượt một lần, tôi tởn tới già. Cùng lắm, muốn ăn món tủ, nhà tôi đành phải mua rau cỏ về nhà rửa sạch với thuốc rửa rau mà chúng tôi mang theo từ Úc, rồi đem ra nhà hàng ăn, thay vì ăn rau của họ trước con mắt khó chịu của người xung quanh. Ngoài ra, xuất xứ của các thứ thịt cá được dọn ra trong các hàng quán cũng khiến tôi nghi ngại. Những con thú chết vì bệnh... thay vì đem chôn thi` được xẻ thịt ra bán trong chợ là chuyện có thật được chính báo chí Việt nam phanh phui. Thịt quay treo lủng lẳng trên đường phố đầy bụi bậm và ngày này sang ngày khác là chuyện mà tôi thấy trước mắt mỗi khi xuống đường. Ngay chợ Đồng Xuân, Hanoi, nhà tôi đã vô tình chứng kiến cảnh người ta xẻ thịt bò ngay trên nền chợ lầy lội nước.

Tựu trung, các hàng ăn ở Việt nam kinh doanh bằng mọi giá, bất kể các tiêu chuẩn vệ sinh và chuẩn mực đạo đức. Xét cho cùng, nếu ăn uống là thể hiện của văn hóa một đất nước, thì điều được gọi là “văn hóa ẩm thực” của Việt nam hiện nay cũng nói lên sự dối trá và lừa gạt vốn tràn lan trong xã hội. Muốn có chỗ ăn ngon, sạch, đúng giá, thì chỉ có nước nhờ người quen mách bảo.

Tôi thấy mình chưa thuần thục trong bài “học ăn” ở Việt nam. Sang đến chuyện “học nói” thì tôi lại càng thấy mình “ngọng” hơn. Cả nước Việt nam không chỉ là một “hàng ăn” mà còn là một khu triển lãm các khẩu hiệu. Từ thành thị đến thôn quê, từ các đường phố sang trọng đến các con hẻm tồi tệ bẩn thỉu, ở bất cứ ngõ ngách nào, du khách cũng có thể đọc được những khẩu hiệu. Từ việc ca tụng đảng cộng sản Việt Nam quang vinh đến nếp sống văn minh, xem ra người Việt Nam xã hội chủ nghĩa sống bằng khẩu hiệu hơn với thực tế. Quả thực, đi đâu tôi cũng thấy “mưa sa trên mầu cờ đỏ” và bơ vơ trong rừng khẩu hiệu. Lạc lõng hơn nữa khi mở các kênh truyền hình chính của Việt nam. Cái giọng Bắc hoàn toàn khác với giọng Bắc “năm mươi tư” không thể không làm cho tôi nghe nhức đau lỗ tai. Phải nói thật sự có một “Nước Bắc” xâm chiếm Miền Nam Việt Nam và áp đặt không chỉ ý thức hệ mà còn cả văn hóa, ngôn ngữ và giọng nói. Trước 1975, trong miền Nam làm gì có chiếc xe “ô tô”, “ điện ô tô” hay “xe con” hay làm gì có chuyện “đảm bảo”. Tôi thấy rõ chuyện “thực dân mới” ấy trên chuyến bay từ Hà nội về Sài Gòn. Thông thường các cô tiếp viên của các hãng không dân dụng Á châu đều có một sắc đẹp đủ để đại diện cho đất nước của mình. Nhưng trong chuyến bay của hãng Jetstar từ Hà nội vào Sài Gòn hôm đó, tôi hoàn toàn thất vọng về cô tiếp viên trưởng Với “nhan sắc của một người đàn ông không đẹp trai”, nếu cô được chọn làm tiếp viên trưởng của chuyến bay thì chắc chắn cô chỉ có thể là “Con Ông Cháu Cha” mà thôi. Tôi lại càng nghĩ rằng tôi không đoán sai điều đó, bởi vì khi cô mở miệng nói với hành khách bằng tiếng “Bắc Kỳ Quốc” thì tôi chẳng hiểu gì “sốt”. Đến khi cô “dịch” sang Anh ngữ thì tôi lại càng “điếc” và không biết cô nói tiếng nước lào!

Nói như thế không có nghĩa là tôi giỏi và nói tiếng Anh rành đến độ quên tiếng mẹ đẻ. Thật ra, vấn đề tiếng Việt của tôi ở Việt nam không phải là “nói” cho bằng là “hiểu” cái lối nói “xa lạ” hiện nay của nhiều người Việt nam. Không kể đến chuyện người ta cho vào bảo tàng viện hai tiếng “xin lỗi” và “cám ơn”, cái cách ăn nói cộc lốc, thiếu lịch sự, thiếu lễ độ, thiếu cả văn minh... của người Việt nam XHCN vừa làm cho tôi đau lỗ tai vừa làm cho tôi đau lòng. Đau lòng thực sự bởi vì cái lễ giáo và nét đẹp của cách nói năng được nhào nặn từ bao thế hệ đã hầu như hoàn toàn bị xóa bỏ. Tôi rất sợ vào chợ để mua hàng. Tôi sợ khi phải sờ đến một món hàng và hỏi một câu, mặc dù đã cố gắng để tỏ ra lịch sự hết sức có thể. Tôi sợ là bởi vì lúc nào mình cũng có thể được đáp trả bằng một tràng câu nói như chửi tát vào mặt.

Quả thật, một tháng có lẽ chưa đủ để tôi “học nói” lại trong Việt nam XHCN hiện nay. Sau chuyện “HỌC ĂN, HỌC NÓI”, tôi lướt qua chuyện “HỌC GÓI HỌC MỞ” để đi thẳng vào một chuyện tối quan trọng trong những ngày sống ở Việt nam: đó là chuyện “HỌC ĐI”.

Tôi còn nhớ: cách đây vài năm, nhân một cuộc họp APEC được tổ chức tại Hà nội, một nữ phóng viên Phi Luật Tân tháp tùng phái đoàn chính phủ Phi, đã ghi lại hai nhận xét mà cô cho là tâm đắc nhứt trong chuyến thăm Việt nam:

1. Con trai Việt nam không đẹp,

2. Ai muốn tự tử cứ “đi bộ” băng qua các đường phố ở Việt Nam.

Cả hai điều, tôi đều thấy đúng cả.

Tuần cuối cùng ở Sài Gòn, không biết làm gì, tôi di xe buýt đến Thủ Đức, Biên Hòa. Tại đây tôi được dịp nhìn thấy Làng Đại Học của Miền Nam Việt nam. Có cả một trường đại học quốc tế (International University) mà tôi không biết của nước nào. Nhưng phải nói là nhận xét của cô phóng viên người Phi thực là chính xác: trong đám nam sinh viên, rường cột và tương lai của đất nước, chen chúc trên xe buýt hay đi bộ đến trường, tôi chỉ nhìn thấy những tấm thân ốm o, còm cõi, nhỏ bé và những gương mặt thiếu sức sống và sự tỏa sáng. (Ôi! Thật là nhục nhã cho các đấng Sinh viên Việt Nam!!)

Nhưng trở lại với bài “học đi” mà tôi đã cố gắng học trong những ngày lê bước ở Việt nam. Phải nói ngay rằng người Việt nam XHCN hiện nay rất ít đi bộ. Không cần phải nhìn cách tôi ăn mặc hay nghe tôi nói chuyện mà chỉ cần thấy tôi đi bộ hay băng qua đường là biết rõ tôi không phải là người Việt nam XHCN. Ở Việt nam, cứ bước ra khỏi nhà thì hầu như ai cũng cỡi xe gắn máy hay ít nhứt trèo lên xe ôm. Tôi không biết mình có quá chủ quan không khi nói rằng có lẽ không nơi nào trên thế giới có nhiều xe gắn máy cho bằng Việt nam, không có nơi nào trên thế giới bị ô nhiễm cho bằng các đường phố ở Việt nam và dĩ nhiên cũng không có nơi nào trên thế giới “nguy hiểm” cho khách bộ hành cho bằng VN. Quả thật, nếu muốn tự tử một cách dễ dàng, chẳng cần phải nhảy cầu, trầm mình xuống sông, rơi từ cao ốc, uống thuốc ngủ hay thắt cổ: chỉ cần hiên ngang băng qua đường ở VN cũng đủ để đi thẳng vào thế giới khác ngay.

Ở Việt nam luật đi đường nào cũng có, nhưng chẳng ai tuân giữ và khách bộ hành là hạng người rẻ nhứt trong xã hội. Ở Việt nam, công an giao thông đứng đầy đường, nhưng không phải để hướng dẫn về giao thông mà chỉ để được người lái xe “hối lộ” hay “mãi lộ” theo đúng nghĩa. Hôm giỗ cụ Nguyễn Trung Trực, bị kẹt trong một rừng người hỗn loạn thiếu điều đạp lên nhau tại Rạch giá, tôi không sao tìm thấy bóng một cái “áo vàng”.

Tôi vẫn nhớ mãi chuyến đi từ Vũng Tầu ra Nha Trang. Tài xế của chuyến xe, như anh tự giới thiệu, một người Thanh Hóa đã từng là công an. Nói chung, những tài xế người “Nước Bắc” có lối lái xe phải nói là “mất dạy” và lối nói năng cũng “mất dạy” hơn tài xế Miền Nam. Suốt chuyến đi, vì ngồi sau lưng anh, lỗ nhĩ tôi bị tra tấn vì những câu văng tục liên hồi của anh. Nhưng được bộ nhớ của tôi ghi nhận kỹ nhứt là lúc anh trả lời cho một hành khách muốn xuống trước đồn công an gần một cổng trường tiểu học. Anh nói: “Làm gì có đồn công an gần một trường học. Chẳng có thằng ngu nào lại đi xây một trường học bên cạnh một đồn công an, bởi vì làm như thế thì trẻ con sẽ phải làm chó trước khi kịp “học làm người”.

Tôi đã học được rất nhiều bài học trong một tháng đi “thực tế” ở Việt nam. Nhưng bài “học đi bộ” thì tôi đành bỏ cuộc. Mỗi lần băng qua đường mà còn lành lặn, tôi xem như một phép lạ. Theo tôi, lối giao thông ở Việt nam thể hiện đúng cách sống của người Việt nam XHCN hiện nay: ở đâu người ta cũng có thể luồn lách và tránh né miễn là được việc và dĩ nhiên được việc cho bản thân mình trước đã. Người khác có sống chết ra sao cũng mặc kệ!

Về thăm lại quê hương tôi thấy buồn nhiều hơn vui. Phải nhìn nhận, sau 30 năm “dầy công xây dựng” xã hội chủ nghĩa, có một số dấu hiệu của phát triển: nhiều cao ốc hơn, nhiều đường sá hơn, cuộc sống vật chất và tiện nghi có khá hơn. Nhưng thật đáng buồn cho một đất nước khi sự phát triển hỗn loạn đã bóp nghẹt và chà đạp những giá trị tinh thần và luân lý. Nói như ai đó, phần “con” trong "con-người" Việt nam XHCN đã phát triển hơn, nhưng phần “người” thì lại ngày càng nhỏ teo lại.

Nghĩ như thế mà buồn tủi cho quê hương!


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7286

Bài gửiGửi: Fri Jan 27, 2017 6:54 pm    Tiêu đề: Một nhóm di dân bất hảo lớn nhất thế giới


Một nhóm di dân bất hảo lớn nhất thế giới
THE LARGEST INSANE ASYLUM IN THE WORLD


Một nhóm di dân bất hảo lớn nhất thế giới

THE LARGEST INSANE ASYLUM IN THE WORLD

(Bích Lan sưu tầm)

Xin mời quý vị bỏ chút thời giờ đọc email nầy, để dứt khoát tư tưởng, coi TT đắc cử Donald Trump có phải là người kỳ thị, hoặc không có lòng nhân đạo hay không?

Tôi cũng xin những người thích Đảng Dân Chủ, dị ứng với ông Trump cũng nên công bằng, đừng để lý trí bị tình cãm chi phối (Khi thương, trái ấu cũng tròn, bồ hòn cũng ngọt).

Tôi có đọc bản dịch ra tiếng Việt bài thuyết trình của ông Trump về đề tài"Nhập cư bất hợp pháp", tôi hoàn toàn đồng ý với ông Trump về chương trình trục xuất tất cả người Mexicans nhập lậu về nguyên quán, rồi nhận đơn xin nhập cư của những người nào trong số nầy, muốn xin vào Mỹ một cách hợp luật.

Tôi xin tóm lược những gì ông Trump nói, cho quý vị nào chưa đọc bài thuyết trình của ông Trump biết, như sau:

Ông Trump nói: "Mẹ tôi là người Scotland, cha tôi là người Đức, gia đình tôi là những người nhập cư hợp pháp, và đã góp phần làm cho nước Mỹ thịnh vượng". Như vậy tôi không có lý do vì kỳ thị người nhập cư như nhiều người cáo buộc tôi. Nhưng cũng không phải vì tôi là người nhập cư, mà bắt buộc tôi phải dung túng những người nhập cư bất hợp pháp. Tại sao?

Xin đáp. Hiện nay có cả trăm ngàn đơn của những chuyên gia ngoại quốc có trình độ cao, có thể góp bàn tay giúp nước Mỹ thịnh vượng hơn lên, và họ chờ đợi nhiều năm, mà đơn nhập cư của họ chưa được cứu xét. Trong khi đó, hàng triệu người Mexicans gồm có nhiều thành phần xấu như: phạm pháp đang bị truy nã, thành viên của các tổ chức buôn bán Ma tuý, côn đồ, du đảng, người thất nghiêp không có nghề chuyên môn v.v..., ngang nhiên đột nhập vào nước Mỹ bất chấp luật lệ di trú. Thử hỏi như vậy có công bằng hay không?

Những người nhập lậu nầy còn được hưởng phúc lợi như người bản xứ; con học trường công, được ăn trưa miễn phí. Đi làm chui, lảnh tiềm mặt, không đóng thuế. Những thành phần bất hảo gây rối trật tự xả hôi Mỹ như, trộm, cướp, bán ma tuý, và nhièu loại tội hình khác, bị cầm tù, lên cả triệu người chớ không ít. Chánh phủ Mỹ phải tốn khoản 32,000 USD cho mỗi tội nhân. Tóm lại, Chánh Phủ phải tốn nhiều tỉ USD tiền thuế của dân để lo cho vấn đề nhập cư bất hợp pháp nầy.

Một thời gian sau, những người phạm luật di trú nầy lại được thưởng, cấp cho thẻ xanh, rồi sẽ nhập tịch Mỹ.

Chủ trương của tôi là phải giải quyết vấn đề nầy ngay, và tận gốc. Những người nhập cư lậu phải bị trục xuất hết về nguyên quán. Rồi ai muốn trở lại Mỹ phải nộp đơn, và chờ cứu xét như mội người khác.".

Như đã nói trên,Ông Trump có phải là người kỳ thị hay không?

Nếu có ai đó đồng ý là ông Trump không kỳ thị, nhưng không có lòng nhân đạo, thì xin trả lời tôi một thí dụ dưới đây:

- Quý vị là người giàu có, có một ngôi nhà to, lô đất rộng, có rào. Có một đám mấy chục người Mexicans ở xóm kế cận, không cần xin phép gia chủ, họ leo rào vào, căng lều ở đầy sân trước, sân sau, phóng uế tùm lum. Có nhiều tên bất hảo còn phá cây trái trong vườn; có những tên bất hảo còn hành hung người của gia đình quý vị.

Hảy nói thật với lòng mình, quý vị có chịu được hay không?

Nếu quý vị nhờ Cảnh sát đưổi họ ra, quý vị có phải là kỳ thị, hoặc vô nhân đạo hay không?

Xin chào thông cảm.

TGC.

TB- Tôi không thuộc đảng phái nào của Mỹ cả. Dân Chủ, Cộng Hòa, ai đúng tôi nói đúng, ai sai, tôi nói sai.

------

Thật thích thú khi báo LA Times đã cho đăng tải bài này

(Interesting that the LA Times did this).

Ông Lou Dobbs đã báo cáo tin tức này trền đài CNN và đã bị đuổi việc. Đài truyền thông duy nhất mà chúng ta nghe được tin tức này là đài FOX. Mọi đài khác đều tránh xa. Dù quý vị có là Dân Chủ hay Cọng Hòa thì tin sau đây cũng sẽ là tin đại hay cho quý vị!

Tin tức chỉ đề cập đến tình trạng ở 1 tiểu bang để tiêu biểu thôi- chắc chắn là bạn cần đọc phần cuối và cố đọc cho được 3 lần. Nếu hành động này không mở được đôi mắt của bạn thi hết thuốc chữa rồi!!

Tin từ báo L.A. Times.

1. 40% các công nhân tại LA County (10.2 triệu người) đều làm việc lấy tiền mặt; và không đóng thuế. Ấy là bởi vì họ hầu hết là dân nhập cư bất hợp pháp, làm việc mà không có thẻ xanh. (Donald Trump nói rất đúng ở điểm này)

2. 95% trát bắt tội sát nhân tại Los Angeles là của người nước ngoài nhập cư bất hợp pháp.

3. 75% số người trên danh sách bị truy nả tại Los Angeles là những người nước ngoài ở lậu.

4. Trên 2/3 số trẻ sơ sinh tại Los Angeles County là dân Mễ bất hợp pháp hưởng lợi từ Medi-Cal, tiền chi phí sinh đẻ của chúng lấy từ tiền đóng thuế của người dân.

5. Gần 35% các tù nhân bị giam tại các trung tâm cải huấn tại California đếu có quốc tịch Mễ; họ nhập cư lậu vào nưóc Mỹ.

6. Trên 300,000 người nước ngoài bất hợp pháp tại Los Angeles County đều sinh sống trong các nhà để xe.

7. Cơ quan FBI báo cáo là một nửa trong số dân băng đảng tại Los Angeles hầu hết là dân nhập cư bất hợp pháp từ biên giới phía Nam.

8. Gần 60% dân cư trú tại các cơ sở của HUD (Bộ phát triển cư xá) đều là dân bất hợp pháp.

9. 21 đài radio tại LA đều nói tiếng Spanish (của người Mễ).

10. Tại LA County, 5.1 triệu người nói tiếng Anh; 3.9 triệu người nói tiếng Spanish. (Hiện có 10.2 triệu người sống tại LA County).

(Tất cả 10 dữ kiện nêu trên đều được đăng ở báo Los Angeles Times)

Tỷ lệ số người nhập cư bất hợp pháp tham gia việc đồng áng, gặt hái mùa mang ít hơn 2%, trong khi 29% ăn tiền trợ cấp xã hội. Dân nhập cư bất hợp pháp chiếm 70% mức phát triển dân số hàng năm, (và trên 90% tại California, Florida, và New York), đó là kết quả của sự nhập cư không kiểm soát. Cũng thế, 29% tù giam tại các nhà tù liên bang đều là người nhập cư bất hợp pháp.

Chúng ta đều là kẻ điên khi để cho tệ nạn này cứ tiếp tục xảy ra.

BẠN GIÚP ĐỠ BẰNG CÁCH NÀO?

Hãy sao và gởi thư này cho ít nhất 2 người khác, nếu được 100 người thì càng tốt.

Đây chỉ là sự kiện ở một tiểu bang thôi... Nếu điều này không mở được mắt của bạn thì không còn gì có thể mở được nữa, và bạn tự hỏi tại sao bà Nancy Pelosi lại muốn các dân nhập cư bất hợp pháp này đi bỏ phiếu!

Interesting that the LA Times did this. Lou Dobbs reported this on CNN and it cost him his job. The onl'y network we would see this on would be FOX. All the others are staying away from it. Whether you are a Democrat or Republican, this should be of great interest to you!

Just 1 State - be sure and read the last part... try for 3 times. If this doesn't open your eyes, nothing will!

From the L.A. Times.

1. 40% of all workers in LA County (10.2 million people) are working for cash; and not paying taxes. This is because they are predominantly illegal immigrants, working without a green card. (Donald Trump was right)

2. 95% of warrants for murder in Los Angeles are for illegal aliens.

3. 75% of people on the most wanted list in Los Angeles are illegal aliens.

4. Over 2/3 of all births in Los Angeles County are to illegal alien Mexicans on Medi-Cal, whose births were paid for by taxpayers.

5. Nearly 35% of all inmates in California detention centers are Mexican nationals; they are here illegally.

6. Over 300,000 illegal aliens in Los Angeles County are living in garages.

7. The FBI reports half of all gang members in Los Angeles are most likely illegal aliens from south of th.e border.

8. Nearly 60% of all occupants of HUD properties are illegal.

9. 21 radio stations in LA are Spanish- speaking.

10. In LA County, 5.1 million people speak English; 3.9 million, speak Spanish. (There are 10.2 million people, in LA County.

(All 10 of the above facts were published in the Los Angeles Times) Less than 2% of illegal aliens are picking our crops, but 29% are on welfare. Over 70% of the United States' annual population growth, (and over 90% of California, Florida, and New York), results from immigration. Also, 29% of inmates in federal prisons are illegal aliens.

We are fools for letting this continue.

HOW CAN YOU HELP?

Send copies of this letter, to at least two other people. 100, would be even better.


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7286

Bài gửiGửi: Fri Feb 03, 2017 10:27 pm    Tiêu đề: THUYỀN VIỄN XỨ - Thơ: Huyền Chi - Phạm Duy - Lệ Thu - PPS Tron Nguyen

THUYỀN VIỄN XỨ - Thơ: Huyền Chi - Phạm Duy - Lệ Thu - PPS Tron Nguyen




THUYỀN VIỄN XỨ

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Huyền Chi và chồng


Huyền Chi – tác giả bí ẩn của ca từ Thuyền viễn xứ

(Bích Lan sưu tầm từ Thời Báo)

Chiều nay sương khói lên khơi.

Thùy dương rũ bến tơi bời.

Làn mây hồng pha ráng trời.

Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người.

Thuyền ơi, viễn xứ xa xưa.

Một lần qua dạt bến lau thưa.

Hò ơi, giọng hát thiên thu.

Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về..

TTO – Trong một tập sách in những ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy, ông có đưa vào một câu dưới bài Thuyền viễn xứ: “Huyền Chi, cô ở đâu?”. Đó cũng là câu hỏi của tôi khi nghe lại ca khúc đầy ắp cảm xúc này.

Đầu năm 2016, tôi xem được những tấm ảnh của Huyền Chi và biết thêm nhiều thông tin về cô. Trong ảnh, Huyền Chi là một cô gái có nét đẹp của một diễn viên điện ảnh với dáng cao, cân đối và trắng trẻo. Cô gái ấy sinh ra ở vùng Tân Định, Sài Gòn, có lúc ra định cư tại Phan Thiết rồi quay về sống ở thành phố này tới nay.Huyền Chi là ai? Ít thông tin trên mạng cho biết cô là một cô gái phụ mẹ bán vải ở chợ Bến Thành. Cơ duyên nào khiến bài thơ của cô được nhạc sĩ danh tiếng Phạm Duy phổ nhạc?

Cô học tiếng Anh từ trước năm 1954 khi tiếng Pháp là ngoại ngữ phổ biến, đang được học hằng ngày ở các trường Tây tại Sài Gòn. Cô làm thơ khi còn rất trẻ, ra tập thơ duy nhất năm 18 tuổi rồi để thất lạc. Cô có một bài thơ được phổ thành ca khúc Thuyền viễn xứ của nhạc sĩ Phạm Duy dù chỉ gặp ông lần duy nhất trong đời.

Bài thơ buồn của cô gái trẻ

Tôi gặp bà Hồ Thị Ngọc Bút tại quận 2, trước giờ bà dạy tiếng Anh tại nhà. Không thể nghĩ rằng bà đã 82 tuổi. Trước mặt tôi là một phụ nữ trắng trẻo, vóc dáng cao, 
khỏe mạnh.

Bà Ngọc Bút chính là nhà thơ Huyền Chi của những năm đầu thập niên 1950.

Đầu thập niên 1930 có một kỹ sư Hỏa xa (Ingénieur technique adjoint) tên là Hồ Văn Ánh, từng được đào tạo tại Pháp trong những khóa đầu tiên cho thuộc địa.

Năm 1940, ông làm giám đốc Hỏa xa các tỉnh Phan Thiết, Phan Rang và Nha Trang, có ngôi nhà riêng hai tầng khang trang ở Phan Thiết, một “wagon” riêng trên tàu hỏa đặc biệt cho gia đình tùy nghi sử dụng miễn phí.

Công việc của ông là tổ chức, đào tạo, kiểm soát và duy trì hệ thống Hỏa xa toàn quốc. Vì công việc, ông di chuyển và ở lại nhiều thành phố nên vợ ông lần lượt sinh sáu người con ở các nơi trên đường công tác.

Con gái út Ngọc Bút được sinh ra tại Sài Gòn khi ông làm việc tại đây. Khi ông đến Phan Thiết, Ngọc Bút được đi học tại Trường nữ tiểu học Phan Thiết.

Cuộc sống đang êm đềm thì biến cố xảy ra, bà nội của cô ở quê nhà Bắc Ninh bệnh nặng. Đáng lẽ cả gia đình đều phải về, nhưng trong nhà có một người con cũng đang bị bệnh nên chỉ có ba cô và hai anh chị cô về Bắc trước.

Dự tính khi con bớt bệnh, mẹ cô sẽ dẫn tất cả về luôn. Không ngờ đó là lần cuối cùng cô gặp cha, rồi do bom đạn, loạn lạc, tản cư và cuối cùng là cuộc chia đôi đất nước khiến gia đình cô phân cách vĩnh viễn.

Mẹ cô mở sạp bán vải tại cửa Nam chợ Bến Thành để sinh sống. Cô ở với mẹ, vừa đi làm vừa đi học, vừa dọn hàng giúp mẹ.

Trong thời gian hai miền Bắc – Nam được tự do thông thương năm 1954, mẹ đã trở về Bắc với cha cô, nhưng bốn người con vẫn ở lại miền Nam vì lúc ấy ai cũng đã có công ăn việc làm và cô cũng sắp kết hôn.

Những năm tuổi nhỏ được theo cha mẹ về thăm quê mỗi năm và đi đây đi đó, Ngọc Bút có nhiều cảm xúc về quê hương xứ Bắc. Hơn nữa, sự phân ly, chia cắt gia đình quá sớm khi còn bé đã để lại một ấn tượng sâu trong lòng cô.

Vì vậy cô đã tưởng tượng ra một cuộc chia ly trên quê hương trước khi nó biến thành sự thật. Đó là lý do ra đời của bài thơ Thuyền viễn xứ.

Nhiều người hỏi: “Vì sao cô còn trẻ mà làm thơ buồn thế?”, cô trả lời: “Tôi tưởng tượng thôi mà! ”. Nhưng thật ra nỗi đau âm ỉ trong lòng cô trong nhiều năm đã tạo nên những vần thơ ấy.


Năm 1952, Ngọc Bút đến nhà in báo Sống Chung trên đường Trần Hưng Đạo, quận Nhứt xem tập thơ vừa in xong của mình. Tập thơ mang tên Cởi mở, gom lại 22 bài thơ do cô viết từ năm 16 tuổi.Huyền Chi, cô ở đâu?

Lúc đó tuy mới 18, cô đã tham gia biên tập thơ cho báo Phụ Nữ của bà Nguyễn Thị Lan Phương và gia nhập nhóm thơ – văn – nhạc lấy tên là Chim Việt. Những bài thơ trong tập đã được đăng rải rác trên một số báo, cô dùng bút danh Khánh Ngọc, rồi sau đó là Huyền Chi.

Buổi đó, nhạc sĩ Phạm Duy vừa đến và được bà Đào, chủ nhà in, giới thiệu về cô. Phạm Duy khi ấy còn trẻ, mới 32 tuổi nhưng đã nổi tiếng.

Ông vừa đưa gia đình vào Nam và đang thu xếp cuộc sống ổn định ở quê hương mới cho gia đình. Biết cô vừa in xong tập thơ, ông mượn xem và xin cô một tập để nếu có bài nào hay thì xin được phổ thành ca khúc.

Một thời gian sau, cô nghe được ca khúc Thuyền viễn xứ do nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ bài thơ lục bát của cô trên sóng phát thanh và thấy ca khúc này được in thành tờ nhạc khổ lớn rất thịnh hành lúc đó của hai nhà xuất bản Tinh Hoa và Á Châu. Trên bìa hai ấn phẩm này ghi rõ: Nhạc: Phạm Duy, ý thơ: Huyền Chi.

Đó là khoảng thời gian cô vừa lập gia đình với ông Trần Phụng Tường, giáo sư trung học. Cô rời khỏi công việc biên tập thơ, theo chồng về Phan Thiết. Cô hầu như không tiếp tục làm thơ, lo toan làm ăn, mở hiệu sách, dạy tiếng Anh và chăm sóc tới bảy người con. Có lần trong tờ giấy in ca khúc Thuyền viễn xứ, cô thấy lời nhắn của nhạc sĩ Phạm Duy: “Huyền Chi, cô ở đâu?”.

Thỉnh thoảng, cô vẫn nghe trên sóng phát thanh giọng hát Lệ Thu. Cô nhận thấy nhạc sĩ Phạm Duy rất tài tình, dùng ý bài thơ lục bát với nhịp điệu chậm rãi, đều đặn của cô viết thành một ca khúc đầy cảm xúc. Ông chắt lọc ngôn ngữ trong thơ, thêm thắt và tạo nên một tác phẩm âm nhạc hoàn hảo.

Năm 1975, bà Ngọc Bút cùng gia đình về lại Sài Gòn, nơi chôn nhau cắt rốn của bà và sống ở đây đến nay. Phu quân của bà đã tạ thế năm 2010 sau mười năm nằm một chỗ vì bệnh.

Trong khoảng thời gian này, bà được tin nhắn mong có cuộc gặp của nhạc sĩ Phạm Duy sau khi ông hồi hương về Việt Nam, nhưng bà xin từ chối vì bận chăm sóc chồng. Sau đó, bà có nhận được khoản tiền tác quyền từ lời của ca khúc Thuyền viễn xứ từ nơi sở hữu tác quyền ca khúc này.


Đọc lại bài thơ Thuyền viễn xứ của bà Ngọc Bút, thấy thơ của một cô gái mới 16, 17 tuổi đã rất đằm sâu và mênh mang với điệu và ngôn ngữ phóng khoáng:

“... Có thuyền viễn xứ Đà Giang

Một lần dạt bến qua ngàn lau thưa

Hò ơi! Câu hát ngàn xưa

Ngân lên trong một chiều mưa xứ người

Đường về cố lý xa xôi

Nhịp sầu lỡ bước, tiếng đời hoang mang

Sau mùa mưa gió phũ phàng

Bến sông quay lại, hướng làng nẻo xa

Lệ nhòa như nước sông Đà

Mái đầu sương tuyết lòng già mong con... ”.

Gặp tài năng của nhạc sĩ Phạm Duy, lời trong ca khúc mang sắc thái khác: “Chiều nay sương khói lên khơi. Thùy dương rũ bến tơi bời. Làn mây hồng pha ráng trời. Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người. Thuyền ơi, viễn xứ xa xưa. Một lần qua dạt bến lau thưa. Hò ơi, giọng hát thiên thu. Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về... ”.

Như một sự đồng điệu đồng cảm của người phổ nhạc. Có thể vì Phạm Duy cũng là một người xa xứ, khi đọc được bài thơ cũng là lúc ông vừa giã từ quê hương miền Bắc để trở thành cư dân của Sài Gòn, nơi ông có thời hoạt động âm nhạc sôi nổi nhất.

Đến nay, ca khúc này rất gắn bó với người Việt hải ngoại. Họ thấy mình trong đó, như vẫn đang đi trên con thuyền viễn xứ.

PHẠM CÔNG LUẬN


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7286

Bài gửiGửi: Mon Mar 27, 2017 11:35 pm    Tiêu đề: Chuyện cổ tích "Trên Đỉnh Mồ Côi"


Chuyện cổ tích "Trên Đỉnh Mồ Côi"

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Anh Nguyễn Tân Bông và những đứa trẻ trên đỉnh mồ côi, ảnh chụp năm 2007


Chuyện cổ tích "Trên Đỉnh Mồ Côi"

Posted on 23 Tháng Ba 2017 by banmaihong

(Bích Lan sưu tầm)

Bà Võ Thị Ba, bảy mươi tuổi, tóc trắng như một bà Tiên; con trai bà, anh Nguyễn Tấn Bông, 42 tuổi, người gân guốc, đen sạm và mạnh khoẻ như anh tiều phu; mười một đứa trẻ, chín trai, hai gái, đứa lớn năm tuổi, đứa nhỏ nhất một tuổi, đứa nào cũng trắng trẻo, khôi ngô như những thiên thần.


Đó là một gia đình sống trên đỉnh Mồ Côi hoang vắng, thuộc quần thể Núi Cấm, giữa vùng núi Thất Sơn, An Giang. Người ta cho rằng đó là một gia đình lạ, có một không hai trên đất nước nầy, nếu không muốn nói là có một không hai trên thế gian.

Dì Ba kể rằng, quê dì ở Bình Thủy, Cần Thơ. Ngày xưa dì từng là chủ xe đò. Năm 1980, có lần dì theo xe đưa nghĩa vụ quân sự qua Thất Sơn, bỗng dưng dì mê núi. Từ đó, thỉnh thoảng là dì “đi núi”, không phải viếng chùa cúng miễu gì cả, dì không theo đạo nào, nhưng trong nhà dì, đạo nào dì cũng thờ, thờ chung một bàn, không sợ họ “nghịch” nhau.

Dì nói, tôi không học giáo lý của tôn giáo nào cả, nhưng tôi thờ tất cả vì đạo nào cuối cùng cũng là hướng thiện, mà con người luôn cần có cái tâm. Trở lại chuyện đi núi, dì nói không hiểu sau mỗi lần đi là không muốn quay về. Núi Cấm hồi ấy hùng vĩ, mênh mông, hoang vu và cô tịch. Vậy mà dì cảm thấy mê.

Một hôm, dì nói với các con: “Tao bán nhà lên lên Núi Cấm ở”. Anh Nguyễn Tấn Bông, con trai út của dì lúc bấy giờ hai mươi sáu tuổi, nói: “Nếu má đi thì con đi theo má”. Cuối năm 1991, dì bán căn nhà được ba lượng vàng, dẫn anh Bông lên xe đò đi Núi Cấm. Anh Bông kể: “Đầu tiên khi đến đây, hai mẹ con tôi mua một căn nhà nhỏ dưới chân núi để mở quán cà phê. Được một năm, má tôi nói ở đây xe cộ ồn ào, những ngày lễ chùa, khách hành hương đông nghẹt. Bán quán thì cần khách, nhưng khách đông thì bà cảm thấy khó chịu. Biết tính má tôi muốn sống yên tĩnh một mình, không thích gần ai nên tôi tìm đường lên đỉnh Mồ Côi mua đất. Gọi là mua nhưng thật ra hồi ấy, ba mẫu đất chỉ có hai chỉ vàng.

Từ chân núi lên tới đỉnh Mồ Côi, hồi ấy không có đường xe, chỉ có con đường mòn len lỏi theo con suối Thanh Long. Độ cao của Núi Cấm chỉ trên dưới bảy trăm mét nhưng đường lên đỉnh quanh co gần mười cây số, lên xuống nhiều con dốc, lởm chởm đất đá, đầy nguy hiểm, nhọc nhằn. Cách một hai cây số mới có một ngôi nhà. Rừng núi hoang vu buồn đứt ruột.Vậy mà má tôi kiên quyết ở đây”. Hỏi, lúc mới lên sống bằng gì? Anh Bông nói, cái may mắn của anh là, từ chiến trường Campuchia vừa xuất ngũ trở về, đôi chân và cả phần tâm linh còn quen với núi rừng bên ấy. Ban đầu, anh đi gánh mướn các loại đồ rẫy cho những gia đình trên núi. Nào su, nào chuối, nào xoài, nào mít, nào măng..., mỗi gánh bảy mươi ký, mỗi ký hai trăm đồng, mỗi ngày anh gánh hai chuyến từ đỉnh xuống chân núi, có khi chuyến lên gánh thêm gạo, cát, đá, xi măng, gạch ngói. Bông vừa gánh thuê, vừa học nghề làm rẫy. Mấy năm sau, ba mẫu đất của anh đã thành một khu vườn. Từ đó Bông không còn đi gánh hàng thuê nữa mà gánh thành quả của chính mình. Cứ ba ngày đi một chuyến, mỗi chuyến kiếm ba bốn trăm ngàn. Thấy anh làm giỏi, chi cục kiểm lâm giao cho anh quản lý thêm 12 mẫu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm mươi năm. Mười năm sau kể từ ngày lên Núi Cấm, “chàng tiều phu” Nguyễn Tấn Bông đã tích lũy được vài chục cây vàng. Dì Ba giục anh đi cưới vợ. Tuổi đã sắp bốn mươi rồi. Bông cũng từng ước mơ trong căn nhà có thêm người phụ nữ, có tiếng cười tiếng khóc của trẻ thơ. Nhiều lúc trong chiêm bao, Bông thấy thấp thoáng một người vợ trẻ, tay ẳm con đứng chờ anh sau mỗi chuyến đi rừng. Nhưng người phụ nữ ấy là ai? Mười năm sống ở đây, Bông chưa hề quen được một người bạn gái.

Thế rồi bỗng dưng năm năm qua, ông trời cho Bông liên tục mười hai đứa con, mười trai hai gái, thành một bầy trẻ trong nhà. Câu chuyện như một huyền thoại lan truyền khắp rừng núi Thất Sơn. Và, qua mỗi ngọn núi, nó được thêu dệt thêm đôi chút.

Khi chúng tôi lần mò lên tận đỉnh Mồ Côi, chứng kiến tận mắt, nghe kể tận tai mới biết rõ ngọn nguồn sự thật. Năm 2002, dì Ba với anh Bông về Cần Thơ thăm đứa cháu gái trong bệnh viện đa khoa. Tình cờ, dì nghe được câu chuyện khá thương tâm: có một thai phụ nghèo không có tiền nhập viện, chị ôm bụng ngồi khóc quằn quại trên ghế đá trước sân khoa sản. Anh Bông đưa dì Ba vào thăm, cho tiền và làm thủ tục cho chị ta nhập viện với tấm lòng thành, giúp người vượt cạn trong cảnh nghèo khó neo đơn. Sau khi thằng bé ra đời, người sản phụ kia quỳ lạy tạ ơn và nói ra sự thật: “Cháu ở trong quê, chồng chết, nhà nghèo phải đi làm phụ hồ để nuôi một đứa con. Nhưng vì nhẹ dạ nên cháu bị tay thợ hồ lường gạt. Giờ nếu ẳm con về thì không biết lấy gì nuôi...”. “Đây là năm chỉ vàng, đây là tám trăm ngàn, tôi giúp cô làm vốn mua bán kiếm sống. Còn thằng bé, tôi mang nó về đỉnh Mồ Côi trên Núi Cấm. Sau nầy nếu cô muốn nhận con thì cứ lên đó, tôi giao lại. Điện thoại của tôi là 0986544323“.

Trước khi ẵm thằng bé ra về, dì Ba để lại số điện thoại cho các bác sĩ và hộ lý của khoa sản cùng với lời căn dặn: “Từ nay về sau, nếu có trường hợp tương tự như vậy, các cô gọi điện cho mẹ con tôi. Trước hết là mình giúp người ta mẹ tròn con vuông, sau đó, nếu người ta vì lý do gì mà không nuôi được thì mình đem về nuôi giúp”.

Câu chuyện bắt đầu là như vậy. Mỗi lần nghe điện thoại từ bệnh viện đa khoa, anh Bông, dù đang cuốc đất trồng khoai giữa rừng sâu cũng bỏ việc chạy về. Gọi đứa cháu qua giữ nhà, hai mẹ con lăn xăn xuống núi. Từ chân núi đi xe lôi qua thị trấn Tịnh Biên, từ Tịnh Biên đi xe đò lên Long Xuyên, rồi từ Long Xuyên lại đi xe đò qua Cần Thơ, từ bến xe Cần Thơ đi xe lôi vô bệnh viện, một cuộc hành trình không đơn giản để làm một công việc độc nhất vô nhị trên đời. Cứ thế, sau mỗi cú điện thoại: “Em ở khoa sản, bệnh viện đa khoa cần Thơ,...” là trong nhà anh Bông thêm một tiếng khóc trẻ sơ sinh. Anh Bông vừa cười vừa nói: “Trời khiến thế nào mấy ông ạ, năm 2005, tôi ẵm về năm đứa, mà năm ấy má tôi lại bệnh. Ôi trời đất ôi, khuấy sữa, thay tã, tắm rửa, ca hát suốt ngày. Lại phải lên rừng hái măng, hai su gánh xuống núi, rồi mua tã giấy, mua sữa gánh lên. Nhưng vậy mà vui, đứa nào đứa nấy bụ bẫm ngon lành, không bệnh hoạn gì hết.”

Anh Bông kéo đám trẻ vào lòng, vừa xoa đầu, vừa kể về hoàn cảnh ra đời của từng đứa một: “Đây là thằng Nguyễn Sơn Giàu, đứa đầu tiên con của chị phụ hồ đây, nó đẻ bọc điều đó, thằng nầy không thành tỷ phú thì cũng làm quan. Còn đây là thằng Nguyễn Sơn Thanh, đẻ được hai ngày thì mắc bệnh phổi. Tôi với má tôi lên giúp một triệu đồng, nhưng không ngờ mẹ nó cầm một triệu đồng rồi bỏ trốn. Thằng nhỏ mới hai ngày tuổi mà phải thở oxy, ngậm ống sữa và truyền nước biển. Tôi với má tôi phải ở lại bệnh viện nuôi nó hai mươi ngày. Khi ẵm nó về, bác sĩ dặn mỗi tháng phải lên tái khám. Nhưng năm năm nay có tái khám lần nào đâu, mà nó cứ sân sẩn. Còn đây là thằng Nguyễn Sơn Hà, mẹ nó là một cô gái nghèo đi mót lúa ở Vị Thanh, phải lòng một thằng chăn vịt, mang thai lúc mới mười bảy tuổi, sợ bị phát hiện nên dùng dây thun nịt bụng rồi trốn sang ở nhà bà ngoại. Khi chúng tôi đến bệnh viện thì nghe nói nó bị đứt tim thai, phải mổ bỏ con để cứu mẹ. Nhưng không ngờ nó được cứu sống. Nó sống, nhưng mẹ nó không dám mang nó về nhà... Mười hai đứa trẻ trong căn nhà nầy là mười hai câu chuyện khác nhau, nhưng đều giống nhau ở chổ, chúng là sản phẩm của những cuộc tình vụn trộm từ trong nhà trọ đến màn trời chiếu đất ngoài đồng. Anh Bông kết thúc câu chuyện thứ mười hai bằng một nỗi buồn: “Nó là Nguyễn Sơn Thành, đang nằm trên núi. Khi tôi với má tôi đến thì mẹ nó đã bỏ đi, nó nằm trong phòng cấp cứu suốt hai mươi ngày với chứng bệnh não úng thủy, một chứng bệnh ngặt nghèo. Tôi với má tôi rất đắn đo, cuối cùng thì không thể quay lưng trước một hài nhi vô tội. Nhưng suốt ba tháng, thằng bé cứ khóc ngày khóc đêm, đầu to dần, mắt đờ đẩn. Tôi ẵm nó trở lại bệnh viện, nơi nó cất tiếng khóc chào đời, bác sĩ nói ở đây không có khả năng điều trị, tôi đưa nó lên bênh viện nhi đồng II, người ta nói phải phẫu thuật để đặt ống dẫn, sẽ rất tốn tiền nhưng không khả thi. Và đúng là như vậy, tôi đã bán miếng đất lấy mấy chục triệu đồng để mong nó sống, nhưng hơn hai năm sau thì nó đã ra đi”.

Qua câu chuyện buồn ấy, Bông lại ôm mấy đứa nhỏ vào lòng: “Tôi còn mười một đứa, chín trai, hai gái. Nhưng năm rồi, nhỏ em ở Cần Thơ lên chơi, thấy bé Cẩm Như đẹp quá, nó nói cho mượn về chơi mấy tháng, nói vậy rồi nó giựt luôn không trả, giờ con nhỏ đang học mẫu giáo ở dưới, lâu lâu gọi điện lên than nhớ cha, nhớ nội nhưng cô Út không cho về”. Sau mỗi câu nói như vậy là một tràng cười, tiếng cười nắc nẻ, hồn nhiên. Tôi hỏi anh định bao giờ cưới vợ, Bông lại cười: “Một bầy con như thế nầy, ai dám ưng tôi mới nể. Nói thì nói vậy thôi, chớ tôi biết chắc, giả dụ người ta có ưng mình đi chăng nữa thì làm sao người ta có thể thương con mình như mình được. Tụi nó đã khổ từ trong bào thai rồi, tôi không muốn tụi nó phải khổ vì mẹ ghẻ”. Hỏi anh có định nuôi thêm nữa không, Bông trầm ngâm: “Má tôi năm nay bệnh nhiều quá, sắp gần đất xa trời rồi. Tôi muốn dành thời gian cho má”. Hỏi, chuyện học hành của mấy đứa nhỏ, anh tính sao. Bông lại trầm ngâm: “Thằng Sơn Ngọc năm nay lẽ ra phải lên lớp lá, thằng Sơn Thanh phải là lớp chồi, thằng Sơn Giàu phải là lớp mầm. Nhưng đây là đỉnh núi. Hồi ẵm chúng nó lên đây, mình cứ nghĩ cứu sống một hài nhi, không để chúng nó lăn lóc ở vỉa hè hay đầu đường xoá chợ. Nhưng bây giờ, nhìn mặt mày đứa nào đứa nấy sáng sủa, khôi ngô, những ánh mắt cứ như luôn nói với mình rằng, cha đừng để cho con dốt. Tôi đã tâm nguyện phải cho chúng nó học tới cùng. Tiền bạc thì tôi không lo, trước mắt, nguồn lợi từ mười lăm mẫu đất cũng đủ để trang trải, sau nầy, khi chúng nó học lên cao thì mình bán đất. Nhưng, cái khó là chỗ ở. Thằng Sơn Ngọc năm tới sẽ tạm thời gởi cho nhỏ em ở Cần Thơ. Nhưng không thể gởi hết cả mười đứa. Còn mua nhà ở dưới đó thì ai chăm sóc, mà tôi đi thì ai ở đây lo vườn tược, cây trái cho mình. Càng nghĩ càng thấy rối...”

Thưa bạn đọc!

Câu chuyện cổ tích trên đỉnh Mồ Côi xin tạm dừng ở đây, bởi người kể chuyện chưa trả lời được câu hỏi sau cùng rằng: Khi bà Tiên qua đời, anh tiều phu có lo cho những thiên thần bé nhỏ ấy học hành đỗ đạt hay không. Những câu chuyện cổ tích bao giờ cũng đi đến một kết thúc có hậu. Nhưng dân gian thường hay lý giải sự bế tắt bằng những phép màu. Và tôi hy vọng trong câu chuyện nầy, sẽ có một phép màu nào đó đến với anh Bông. Phép màu ấy chính là cái tâm, lòng nhân ái đang ẩn chứa đâu đây, trên cõi đời nầy.

Võ Đắc Danh

MỜI XEM PHIM ĐÍNH KÈM PHÍA DƯỚI - MHT




Phim tài liệu: Chuyện cổ tích "Trên Đỉnh Mồ Côi"


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7286

Bài gửiGửi: Mon May 01, 2017 9:56 am    Tiêu đề: Sài Gòn đã thay đổi một người Hà Nội như thế nào?


Sài Gòn đã thay đổi một người Hà Nội như thế nào?

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Sài Gòn đã thay đổi một người Hà Nội như thế nào?

(Bích Lan sưu tầm)

Đã trải qua hàng chục năm kể từ ngày ấy, nhưng những kỷ niệm đó tôi không bao giờ quên. Sài Gòn đã thay đổi tôi, một người đến từ Hà Nội...

...Mãi tới 30.4.1975 tôi mới biết thế nào là ngày sinh nhật. Quê tôi người ta chỉ quan tâm tới ngày chết, ngày sinh nhật là cái gì rất phù phiếm. Từ thuở bé con đến năm 19 tuổi chẳng có ai nhắc tôi ngày sinh nhật, tôi cũng chẳng quan tâm. Đúng ngày “non sông thu về một mối” tôi đang học Bách khoa Hà Nội, cô giáo dạy toán xác suất đã cho hay đó cũng là sinh nhật của tôi. Tôi vui mừng đến độ muốn bay vào Sài Gòn ngay lập tức, để cùng Sài Gòn tận hưởng “Ngày trọng đại”.

Kẹt nỗi tôi đang học, ba tôi không cho đi. Sau ngày 30.4 cả nhà tôi đều vào Sài Gòn, trừ tôi. Ông bác của tôi dinh tê vào Sài Gòn năm 1953, làm cha tôi luôn ghi vào lý lịch của ông và các con ông hai chữ “đã chết”, giờ đây là triệu phú số một Sài Gòn. Cha tôi quá mừng vì ông bác tôi còn sống, mừng hơn nữa là “triệu phú số một Sài Gòn”. Ông bác tôi cũng mừng ba tôi hãy còn sống, mừng hơn nữa là “gia đình bảy đảng viên cộng sản”. Cuộc đoàn tụ vàng ròng và nước mắt. Ông bác tôi nhận nước mắt đoàn viên bảy đảng viên cộng sản, ba tôi nhận hơn hai chục cây vàng đem ra Bắc trả hết nợ nần còn xây được ngôi nhà ngói ba gian hai chái. Sự đổi đời kỳ diệu.

Dù chưa được vào Sài Gòn nhưng tôi đã thấy Sài Gòn qua ba vật phẩm lạ lùng, đó là bút bi, mì tôm và cassette của thằng Minh cùng lớp, ba nó là nhà thơ Viễn Phương ở Sài Gòn gửi ra cho nó. Chúng tôi xúm lại quanh thằng Minh xem nó thao tác viết bút bi, hồi đó gọi là “bút nguyên tử”. Nó bấm đít bút cái tách, đầu bút nhô ra, và nó viết. Nét mực đều tăm tắp, không cần chấm mực không cần bơm mực, cứ thế là viết. Chúng tôi ai nấy há hốc mồm không thể tin nổi Sài Gòn lại có thể sản xuất được cái bút tài tình thế kia.


Tối hôm đó thằng Minh bóc gói mì tôm bỏ vào bát. Tưởng đó là lương khô chúng tôi không chú ý lắm. Khi thằng Minh đổ nước sôi vào bát, một mùi thơm rất lạ bốc lên, hết thảy chúng tôi đều nuốt nước bọt, đứa nào đứa nấy bỗng đói cồn cào. Thằng Minh túc tắc ăn, chúng tôi vừa nuốt nước bọt vừa cãi nhau. Không đứa nào tin Sài Gòn lại có thể sản xuất được đồ ăn cao cấp thế kia. Có đứa còn bảo đồ ăn đổ nước sôi vào là ăn được ngay, thơm ngon thế kia, chỉ dành cho các du hành gia vũ trụ, người thường không bao giờ có.

Thằng Minh khoe cái cassette ba nó gửi cho nó để nó học ngoại ngữ. Tới đây thì tôi bị sốc, không ngờ nhà nó giàu thế. Với tôi cassette là tài sản lớn, chỉ những người giàu mới có. Năm 1973 quê tôi lần đầu xuất hiện một cái cassette của một người du học Đông Đức trở về. Cả làng chạy đến xem máy ghi âm mà ai cũng đinh ninh đó là công cụ hoạt động tình báo, người thường không thể có. Suốt mấy ngày liền, dân làng tôi say sưa nói vào máy ghi âm rồi bật máy nghe tiếng của mình. Tôi cũng được nói vào máy ghi âm và thất vọng vô cùng không ngờ tiếng của tôi lại tệ đến thế. Một ngày tôi thấy tài sản lớn ấy trong tay một sinh viên, không còn tin vào mắt mình nữa. Thằng Minh nói, rẻ không à. Thứ này chỉ ghi âm, không có radio, giá hơn chục đồng thôi, bán đầy chợ Bến Thành. Không ai tin thằng Minh cả. Tôi bĩu môi

Sài Gòn là tây, điều đó hấp dẫn tôi đến nỗi đêm nào tôi cũng mơ tới Sài Gon. Kỳ nghỉ hè năm sau, tháng 8.1976, tôi mới được vào Sài Gòn. Ba tôi vẫn bắt tôi không được đi đâu, “ở nhà học hành cho tử tế”, nhưng tôi đủ lớn để bác bỏ sự ngăn cấm của ông. Hơn nữa cô họ tôi rất yêu tôi, đã cho người ra Hà Nội đón tôi vào. Xe chạy ba ngày ba đêm tôi được gặp Sài Gòn.

Tôi sẽ không kể những gì lần đầu tôi thấy trong biệt thự của ông bác tôi, từ máy điều hòa, tủ lạnh, tivi tới xe máy, ô tô, cầu thang máy và bà giúp việc tuổi năm mươi một mực lễ phép gọi tôi bằng cậu. Ngay mấy cục đá lạnh cần lúc nào có ngay lúc đó cũng đã làm tôi thán phục lắm rồi.Thán phục chứ không ngạc nhiên, vì đó là nhà của ông triệu phú. Xin kể những gì buổi sáng đầu tiên tôi thực sự gặp gỡ Sài Gòn.

Khấp khởi và hồi hộp, rụt rè và cảnh giác tôi bước xuống lòng đường thành phố Sài Gòn và gặp ngay tiếng dạ ngọt như mía lùi của bà bán hàng tạp hóa đáng tuổi mạ tôi. Không nghĩ tiếng dạ ấy dành cho mình, tôi ngoảnh lại sau xem bà chủ dạ ai. Không có ai. Thì ra bà chủ dạ khách hàng, điều mà tôi chưa từng thấy. Quay lại thấy nụ cười bà chủ, nụ cười khá giả tạo. Cả tiếng dạ cũng giả tạo nhưng với tôi là trên cả tuyệt vời. Từ bé cho đến giờ tôi toàn thấy những bộ mặt lạnh lùng khinh khỉnh của các mậu dịch viên, luôn coi khách hàng như những kẻ làm phiền họ. Lâu ngày rồi chính khách hàng cũng tự thấy mình có lỗi và chịu ơn các mậu dịch viên. Nghe một tiếng dạ, thấy một nụ cười của các mậu dịch viên dù là giả tạo cũng là điều không tưởng, thậm chí là phi lí.


Tôi mua ba chục cái bút bi về làm quà cho bạn bè. Bà chủ lấy dây chun bó bút bi và cho vào túi nylon, chăm chút cẩn thận cứ như bà đang gói hàng cho bà chứ không phải cho tôi. Không một mậu dịch viên nào, cả những bà hàng xén quê tôi, phục vụ khách hàng được như thế, cái túi nylon gói hàng càng không thể có. Ai đòi hỏi khách hàng dây chun buộc hàng và túi nylon đựng hàng sẽ bắt gặp cái nhìn khinh bỉ, vì đó là đòi hỏi của một kẻ không hâm hấp cũng ngu xuẩn. Giờ đây bà chủ tạp hóa Sài Gòn làm điều đó hồn hậu như một niềm vui của chính bà, khiến tôi sửng sốt.

Cách đó chưa đầy một tuần, ở Hà Nội tôi đi sắp hàng mua thịt cho anh cả. Cô mậu dịch viên hất hàm hỏi tôi, hết thịt, có đổi thịt sang sườn không? Dù thấy cả một rổ thịt tươi dưới chân cô mậu dịch viên tôi vẫn đáp, dạ có! Tranh cãi với các mậu dịch viên là điều dại dột nhất trần đời. Cô mậu dịch viên ném miếng sườn heo cho tôi. Cô ném mạnh quá, miếng sườn văng vào tôi. Tất nhiên tôi không hề tức giận, tôi cảm ơn cô đã bán sườn cho tôi và vui mừng đã chụp được miếng sườn, không để nó rơi xuống đất. Kể vậy để biết vì sao bà chủ tạp hóa Sài Gòn đã làm tôi sửng sốt.

Rời quầy tạp hóa tôi tìm tới một quán cà phê vườn.

Uống cà phê để biết, cũng là để ra dáng ta đây dân Sài Gòn. Ở Hà Nội tôi chỉ quen chè chén, không dám uống cà phê vì nó rất đắt. Tôi ngồi vắt chân chữ ngũ nhâm nhi cốc cà phê đen đá pha sẵn, hút điếu thuốc Captain, tự thấy mình lên hẳn mấy chân kính.

Không may tôi vô ý quờ tay làm đổ vỡ ly cà phê.

Biết mình sắp bị ăn chửi và phải đền tiền ly cà phê mặt cậu bé hai mươi tuổi đỏ lựng.

Cô bé phục vụ chạy tới vội vã lau chùi, nhặt nhạnh mảnh vỡ thủy tinh với một thái độ như chính cô là người có lỗi. Cô thay cho tôi một ly cà phê mới nhẹ nhàng như một lẽ đương nhiên. Tôi thêm một lần sửng sốt.

Một giờ sau tôi quay về nhà ông bác, phát hiện sau nhà là một con hẻm đầy sách. Con hẻm ngắn, rộng rãi. Tôi không nhớ nó có tên đường hay không, chỉ nhớ rất nhiều cây cổ thụ tỏa bóng sum suê, hai vỉa hè đầy sách. Suốt buổi sáng hôm đó tôi tha thẩn ở đây. Quá nhiều sách hay, tôi không biết nên bỏ cuốn gì mua cuốn gì. Muốn mua hết phải chất đầy vài xe tải. Giữa hai vỉa hè mênh mông sách đó,

có cả những cuốn sách Mác - Lê: cuốn Tư bản luận của Châu Tâm Luân và Hành trình trí thức của Karl Marx của Nguyễn Văn Trung cùng nhiều sách khác.

Thoạt đầu tôi tưởng sách từ Hà Nội chuyển vào, sau mới biết sách của Sài Gòn xuất bản từ những năm sáu mươi. Tôi hỏi ông chủ bán sách, ở đây người ta cũng cho in sách Mác - Lê à? Ông chủ quan vui vẻ nói, dạ chú, sinh viên trong này học cả Mác - Lê.

Tôi ngẩn ngơ cười không biết nói gì hơn.

Chuyện quá nhỏ, với nhiều người là không đáng kể, với tôi lúc đó thật khác thường, nếu không muốn nói thật lớn lao. Tôi không cắt nghĩa được đó là gì trong buổi sáng hôm ấy. Tôi còn ở lại Sài Gòn thêm 30 buổi sáng nữa, vẫn không cắt nghĩa được đó là gì.

Nhưng khi quay ra Hà Nội tôi bỗng sống khác đi, nghĩ khác đi, đọc khác đi, nói khác đi.

Bạn bè tôi ngày đó gọi tôi là thằng hâm, thằng lập dị.

Tôi thì rất vui vì biết mình đã được giải phóng.

Tác giả: Nguyễn Quang Lập


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân