TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Vì sao tôi vẫn dùng các tự điển xuất bản trước 1975 (bài 4)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Vì sao tôi vẫn dùng các tự điển xuất bản trước 1975 (bài 4)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Thu Jan 14, 2016 2:09 am    Tiêu đề: Vì sao tôi vẫn dùng các tự điển xuất bản trước 1975 (bài 4)



Vì sao tôi vẫn dùng các tự điển tiếng Việt xuất bản trước 1975 (bài 4) LOGIC và LÔ-GÍCH


      Vì sao tôi vẫn dùng các tự điển tiếng Việt xuất bản trước 1975
      (bài 4)                             LOGIC và LÔ-GÍCH

      Ở bài này chúng tôi đối chiếu giữa TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT của Trung Tâm Từ điển học của Hoàng Phê & các tác giả Vũ Xuân Lương, Hoàng Thị Tuyền Linh, Phạm Thị Thủy, Đào Thị Minh Thu, Đào Minh Hòa; in lần thứ III 2010; gọi tắt là TĐTV Hoàng Phê. Xin chép nguyên văn từ Lời Nói Đầu của bản in lần thứ ba như sau:

     Lần xuất bản quyển Từ điển tiếng Việt (2010) này, chúng tôi đã sửa lại những chỗ sai sót trong bản in lần trước và tiếp tục cập nhật một số thông tin mới. - Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2010”.
     
Để tiện cho việc tham khảo dễ dàng, chúng tôi xin phép đặt ký hiệu cho các tự điển và từ điển được trích dẫn trong bài này:

      1- Việt-Nam Tự-Điển, của Hội Khai Trí Tiến Đức; Mặc Lâm xuất bản, HaNoi Impreimerie Trung-Bac Tan-Van, 1931. Sách dày 663 trang, khổ lớn (19 x 26). Viết tắt: VNTĐ của Hội KTTĐ.

      2- Việt-Nam Tân Tự-Điển Minh Họa, của Thanh Nghị; Khai Trí xuất bản, Saigon, 1964. Sách dày 1538 trang, khổ vừa (14. 5 x 21. 5). Viết tắt: VNTĐ của Thanh Nghị.
     
3- Việt-Nam Tự-Điển, của Lê Văn Đức & Một Nhóm Văn Hữu với Lê Ngọc Trụ hiệu đính; gồm 2 tập; Khai Trí xuất bản, Saigon, 1970; khổ lớn (16 x 25). Tổng cộng như sau: 1865 trang cho Phần I (định nghĩa từ-ngữ) + 376 trang cho Phần II (Phụ-lục: Tục-ngữ thành-ngữ điển-tích) 273 trang cho Phần III (Phụ-lục: Nhân-danh và Địa-danh). Vị chi tổng cộng: 2514 trang khổ lớn. Viết tắt: VNTĐ của Lê Văn Đức.
   
 4- Hán Việt Từ Điển Giản Yếu Hán Việt Từ Điển, của Đào Duy Anh, bản in lại của nxb Văn hóa Thông tin, 2005. Sách dày 1031 trang, khổ lớn (15 x 24. 5). Viết tắt: HVTĐ của Đào Duy Anh.

      5- Pháp Việt Tự Điển của Đào Duy Anh, nxb Trường Thi, Saigon, bản in lần thứ Năm, 1957. Sách dày 1958 trang; khổ lớn (25 x 16). Viết tắt: PVTĐ của Đào Duy Anh
     
6- Tự Điển Pháp - Việt; Pháp-Chính-Kinh-Tài-Xã Hội, của Vũ Văn Mẫu; Viện Đại học Vạn Hạnh, Saigon, xuất bản 1970. Sách dày 895 trang; khổ lớn (24. 5 x 15. 5). Viết tắt: TĐ. Vũ Văn Mẫu
     
Mở đầu là tự-ngữ LÔ-GÍCH. Tự ngữ này hoàn toàn không có trong sáu tự điển và từ điển vừa liệt kê, ngoại trừ TĐTV Hoàng Phê. Ta hãy xem từ điển này định nghĩa ra sao:

      • Trang 744 cột 1 (cột bên trái) ghi: LÔ-GÍCH d và t xem logic. [ghi chú: d: danh từ; t: tính từ]
      Tìm đến LOGIC.

      • LOGIC (cột 2; tr. 739):
      d - 1. logic học (nói tắt) – logic hình thức – logic toán học.
      - 2. trật tự chặt chẽ, tất yếu giữa các hiện tượng – logic của cuộc sống – suy luận theo logic trẻ thơ.
      - 3. sự gắn bó chặt chẽ giữa các ý, cách suy luận chặt chẽ - suy luận thiếu logic.

      t 1. đúng với qui luật logic – cách suy luận rất logic.
      2. hợp với logic, giữa các hiện tượng có mối quan hệ chặt chẽ, tất yếu –sự việc diễn ra rất logic.

      Như bạn đọc thấy đấy: Việt chẳng ra Việt, Tây chẳng ra Tây! Bởi thế không có gì là lạ khi 6 quyển tự điển & từ điển kể trên không hề có chữ LOGIC. Xin bạn đọc xem các tự điển xuất bản ở VNCH trước 1975 như thế nào:

      1- VNTĐ của Thanh Nghị. (trang 849; cột 1)
      • LUẬN LÝ HỌC. dt. (P. logique) [d: danh từ; P: chữ Pháp]
      Môn học nghiên cứu phương pháp và điều kiện để biện luận cho đúng // luận lý học thực hành (logique appliquée): luận lý học áp dụng vào các môn học khác.
      • LUẬN LÝ. Bt. (P. raisonner, logique) [ Bt: biến từ]. Lấy lý lẽ chính để biện luận.

      2- TĐ. Vũ Văn Mẫu. (trang 575) [n.: danh từ; a.: tính từ]
      • LOGIQUE (n.): Luận-lý học – Sự hợp lý - logique des faits: sự hợp lý của các sự-kiện.
      • LOGIQUE (a.): Đúng luận lý, hợp lý, thuận lý.

      3- VNTĐ của Lê Văn Đức. (trang 845) [dt.: danh từ]
      • Luận-lý-học dt.: Môn học nghiên-cứu các cách nghị-luận cho đúng, một bộ môn triết-học.
      • Luận-lý dt.: Nghị-luận theo một phương-pháp dựa vào lý-lẽ chính-xác.

      4- VNTĐ của Hội KTTĐ (trang 321; cột 1)
      • Luận-lý-học: Môn học dạy cách bàn nói cho đúng lẽ. - Luận lý học của các nhà triệt học Thái Tây.

      5- HVTĐ của Đào Duy Anh. (trang 463; cột 1)
      • Luận lý học: môn học nghiên-cứu những phương pháp để tư-tưởng, suy-lý và nhận-thức (logique) – Tàu dịch là la-tập, danh học.
      • Luận lý: Suy xét (raisonner).

      6- PVTĐ của Đào Duy Anh (trang 965; cột 2)
      • Logique (n. & f.): luận-lý-học; luận-lý-pháp. – Logique formelle: luận-lý-học hình thức.
      • Logique (adj.): hợp với nguyên-tắc luận-lý-học; hợp lý. – Fondement logique: Căn cứ hợp lý – Consequence logique: Kết-quả đương nhiên.
      (còn tiếp)

      ĐKP (Bakhativedantavidyaratna)



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân