TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - MỘT QUYỂN SÁCH NÊN ĐỌC
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

MỘT QUYỂN SÁCH NÊN ĐỌC

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Wed Feb 25, 2015 9:29 am    Tiêu đề: MỘT QUYỂN SÁCH NÊN ĐỌC



Một quyển sách nên đọc


     
MỘT QUYỂN SÁCH NÊN ĐỌC
   
 Đó là ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIỆN HỆ VỚI TIỂU THỪA, do Cố HT Thích Minh Châu (1920-2012) dịch từ nguyên bản tiếng Anh ASPECTS OF MAHAYANA BUDDHISM AND ITS RELATIONS TO HINAYANA của giáo sư NALINAKSHA DUTT (1893-1973). Bản Việt dịch của HT Minh Châu lần đầu tiên được xuất bản bởi Tu thư Đại học Vạn Hạnh, Saigon, năm 1971; sau này được nhà xuất bản TP/HCM phát hành lại vào năm 1999.
     
Chúng tôi nói nên đọc là vì lý do chủ yếu sau đây mà anh Tôn Thất Tuệ căn cứ vào ý kiến của Hội Cư sĩ Nhật Bản Nghiên cứu Phật giáo nói rằng các kinh Phật đều không có mâu thuẫn, và anh còn nói ai đó chưa đọc hết 69. 000 trang kinh của Pháp bảo Linh sơn Đại tạng Kinh Việt Nam hay 100. 000 trang của Đại chánh Tân tu Đại tạng kinh của Nhật Bản mà cho rằng các kinh Phật có mâu thuẫn; tức là theo Hội Nghiên cứu nói trên và anh TUỆ khẳng định rằng các kinh Phật từ Nguyên thủy đến Đại thừa đều không có mâu thuẫn nhau.
   
 Sau đây tôi xin trích các đoạn do chính HT Minh Châu viết trong LỜI DỊCH GIẢ, có liên quan đến vấn đề trên:

      1- “Tác giả đã nối liền lại hai giòng tư tưởng Tiểu thừa và Đại thừa, và giúp chúng ta tìm được sự liên tục giữa hai giòng tư tưởng nhiều khi mâu thuẫn và chống đối. ” (sđd., trang 6 bản in lại 1999)
      2- “Nguy hiểm hơn nữa là chúng ta phủ nhận luôn những tinh hoa đạo Phật nguyên thủy do chính các nhà luận sư khai thác và diễn đạt. Nông nổi và lạc hậu, vì ngày nay các nhà học giả Phật giáo phần lớn đều chấp nhận một số tư tưởng Đại thừa là tư tưởng của đạo Phật nguyên thủy” (sđd., trang 6, bản in lại 1999)
      3- Thái độ của một số Phật tử Đại thừa xem những gì của Tiểu thừa là thiển cận, nhỏ hẹp, không đáng học hỏi cũng là một thái độ nguy hiểm, nông nổi, nếu không phải là ngây thơ, phản trí thức. ” (trang 7, sđd.)
      4- “Nguy hiểm vì tự nhiên phủ nhận ba tạng Pàli, bốn bộ A-hàm và các Luật tạng, những tinh hoa tốt đẹp nhất và nguyên thủy nhất của lời Phật dạy. Và làm vậy chúng ta mắc mưa các nhà Bà-la-môn giáo đã khôn khéo loại bỏ ra ngoài Phật giáo những tinh ba của lời Phật dạy, bằng cách gán cho danh từ Tiểu thừa. Nông nổi và ngây thơ, vì thật sự danh từ Tiểu thừa và Đại thừa không được tìm trong ba tạng Pali và bốn bộ A-hàm và chỉ là những danh từ được tạo ra về sau. ” (trang 7, sđd.).
   
 Sau cùng, dịch giả kết luận:
      “Cho dịch tập sách này tôi chỉ mong các sinh viên Phật khoa Đại học Vạn Hạnh cũng như những nhà học giả đạo Phật ý thức được sự quan trọng của một cái nhìn toàn diện lịch sử tư tưởng Phật giáo, một thái độ nghiên cứu đạo Phật vô tư và khách quan, đánh giá đúng đắn giá trị các tài liệu tham khảo cũng như ý thức sự cần thiết trang bị cho chính mình những dụng cụ ngôn ngữ để tìm hiểu đạo Phật. ” (trang 8, sđd.)
     
Xin quí độc giả lưu ý câu sau đây trong đoạn trên của HT Minh Châu:
      “... đánh giá đúng đắn giá trị các tài liệu tham khảo cũng như sự cần thiết trang bị cho chính mình những dụng cụ ngôn ngữ để tìm hiểu đạo Phật. ”
      Trước khi đề cập đến đánh giá đúng đắn giá trị các tài liệu tham khảo, tôi xin nói đến cần thiết trang bị cho chính mình những dụng cụ ngôn ngữ để tìm hiểu đạo Phật. ”
   
 1- Những dụng cụ ngôn ngữ để tìm hiểu đạo Phật là gì? Hãy xem HT viết tiếp:
      “Ngày nay với sự tiến triển của khoa Phật học và ngôn ngữ học, các sinh viên Phật khoa cũng như những ai muốn thật sự tìm hiểu thế nào là nguyên thủy Phật giáo, cần phải có một căn bản Phật học toàn diện các học phái, kể cả Nguyên thủy, Tiểu thừa và Đại thừa, cũng như cần phải hiểu biết các cổ ngữ Sanskrit, Pàli, Tây Tạng ngữ, Hán ngữ, nếu không muốn nói đến các sinh ngữ Anh, Pháp, Đức, Nhật. ” (trang 8, sđd.)
     
2- Đánh giá đúng đắn giá trị các tài liệu tham khảo. Tức là chúng ta phải xem kỹ ai đó viết về Phật học đã căn cứ vào nguồn tài liệu nào và cũng vậy khi viết vấn đề ấy người viết phải biết đánh giá đúng đắn cho nguồn tài liệu mà mình tham khảo.
     
Vậy thì các bạn cũng như tôi thắc mắc: Như vậy HT Minh Châu khi dịch quyển ASPECTS OF MAHAYANA BUDDHISM AND ITS RELATIONS TO HINAYANA của giáo sư NALINAKSHA DUTT có đánh giá đúng đắn rằng quyển sách đưa ra các luận cứ đáng tin cậy không?
      Tôi tin chắc rằng HT đã đánh giá cao tác phẩm tuyệt hảo nói trên. Vì sao tôi dám nói như thế?
      Là vì HT Minh Châu đã viết như sau trong Lời Giới Thiệu dịch phẩm nói trên “Tôi xin cáo lỗi với tác giả vì bản dịch này không phản ảnh trung thực giá trị của tác phẩm. Tác giả không những uyên thâm về Sanskrit và Pàli, lại được hướng dẫn bởi những nhà học giả trứ danh Pháp, nên trình bày rất khoa học và khúc chiết, và tài liệu vừa dồi dào vừa chính xác, thật là một công trình khỏa cứu hi hữu. ” (trang 5, Sđd.)
     
Chúng tôi xin thêm vào những câu sau đây trích trong Bulletin của của Viện Tây-Tạng học Sikkim (The Sikkim Research Institute of Tibetology) do NIRMAL C. SINHA, Ph.D. đại học Calcutta, viết về tác giả:

      1- NALINAKSHA DUTT, long before he held the Professorship at Calcutta University, was known as the leading Indian scholar in Budhhism.
      2- Among Dutt’s later publications were The Gilgit Manuscripts (1939-1959), Pancavimsati Prajnaparamita (1934) and Saddharma Pundarika (1952). The value of these works is well-known to studenta and scholars of Buddhiam.
      3- It was indeed a proud priviledge to sit at the feet of Professor Nalinaksha Dutt and read the story of Dharma in India and abroad.
     
Và, cuối cùng sau đây là văn bằng và chức danh của NALINAKSHA DUTT:
      - Văn bằng: M. A., Ph. D., D. Litt (London)
      - Chức danh: Trưởng Bộ môn Pàli Viện Đại học Calcutta, Ấn Độ; Đệ Nhất Phó Chủ tịch hội Mahabodhi (Mahabodhi Society) ; Phó Chủ tịch Viện Tây-Tạng học Sikkim (The Sikkim Research Institute of Tibetology) từ năm 1959 đến 1973.

      Tây Đô, mùng 8 tháng Giêng Ất Mùi (Feb. 25th 2015)
      ĐKP



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân