TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - ý nghĩ viết sau Ngày của Mẹ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

ý nghĩ viết sau Ngày của Mẹ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
tonthattue



Ngày tham gia: 17 Jul 2010
Số bài: 209
Đến từ: Georgia USA

Bài gửiGửi: Sun Nov 09, 2014 8:03 pm    Tiêu đề: ý nghĩ viết sau Ngày của Mẹ

(Thanks Giving 2014)
vài ý nghĩ viết sau ngày của mẹ
tôn thất tuệ


Theo kinh Niết Bàn, lấy cả vũ trụ vo thành trái cau còn dễ hơn nói cho hết việc sinh (và tử); sữa con bú vú mẹ nhiều hơn nước biển và nhiều ví dụ khác. Sự đầu thai đã có trong hiện tại khi con người mang những dấu tích di truyển của bố mẹ.

Ý niệm vô sinh chỉ là một cách nói, có nghĩa không còn sinh vào các cõi của khổ đau. Nếu vô sinh hiểu là chấm dứt thì nguyện sanh tây phương và chín tầng sen báu là điều vô lý. Lại càng vô lý khi nói chúng sinh có thể dùng hạnh nguyện để quyết định những kiếp sau, cũng như chư Phật trong vô lượng kiếp quyết hóa hiện để giáo hóa chúng sinh. PG không quan niệm một thời gian bình cát, xuất phát từ đấng tạo hóa chảy xuống một thiên đàng vĩnh cữu hay một địa ngục vĩnh viễn. Trái lại là một chuổi sinh thành, trùng trùng duyên khởi trong đó con người có phần đóng góp để sinh vào những pháp giới cao hơn.

Những cái gọi là đời sống (life), không nhất thiết phải mang hình thù nhân thể (anthropomorphic). Đây cũng là ý niệm về các cảnh giới khác nhau. Có người đã hỏi về con số không thay đổi (constant), vì sao dân cư thế giới tăng, trong lúc sự sinh sản không theo cách tự phân làm đôi như một tế bào. Cayce nhà cảm học Mỹ đã dùng thôi miên để đọc quá khứ. Quá khứ của ông còn rất ngắn và định được trong lịch sử ghi ký, cách đây vài trăm năm. Tất cả đều đã là người như đầu bếp cho vua; làm quan v.v... Một em bé chừng 10 tuổi ở Ấn nói em là hậu thân của một người Ấn đi lính Anh và bị một kẻ đâm dao vào hông. Người ta tìm được chứng tích trong sổ sách và cả việc đi tìm hài cốt. Nhưng siêu hình PG thì đi quá xa, đến vạn triệu kiếp luân hồi sinh tử.

Thánh Kinh cũng nói đến sự sinh sôi nẩy nở như ý nguyện của Thượng Đế vì vậy Vatican chống hạn chế sinh sản, kể cả bằng phương pháp khoa học trước sự lo ngại của các nhà giáo dục, kinh tế, môi sinh trong viễn ảnh con người nằm ngủ sít nhau như cá mòi sardine.

Thấy chúng sinh quá khổ nên Phật nói đến Niết Bàn như một sự tạm nghỉ. Quả vậy, qua các kinh cuối cùng ta thấy thế giới Ta Bà nầy là đất cắm dùi của Thích Ca trong lúc 15 người anh khác chiếm các thế giới khác. Có thể, Diêm Phù Đề là một trạm chuyển tiếp (half station) nhưng trong ngắn hạn (của vũ trụ) mà dài hạn (của con người) các chuyện như sống chết, sinh đẻ ăn uống là những ưu lo của chính Phật; nhất là chuyện dưỡng sinh, giáo dục khỏi dây chuyền ám muội.

Vấn đề không phải là không sinh ra đứa con mà không sinh ra một tiềm năng quỷ quái và nhất là không nên thêm chất quỉ quái vào tiến trình luân hồi. Một ông vua đi săn không thấy thú và đi tiếp thì thấy một đạo sĩ ngồi chiêm nghiệm ông quyết định nhà tu nầy là nguyên do nên ra lệnh giết. Trước khi chết, đạo sĩ nói: ta sẽ hóa thành con ngươi và giết ngươi. Về sau, theo trong kinh, đó là  A Xà Thế đã giết vua cha, và chính kẻ nầy đã trả nghiệp.

Trong tín ngưỡng dân gian nhất là ở Huế, ta có câu: con vào dạ mạ đi tu, nói khác là thai giáo. Có trường hợp một bà sinh ra đứa con giống như anh hàng xóm. Bà ta suốt ngày đêm chỉ nghĩ đến anh nầy như kẻ thù. Chính tôi đã thấy một người sinh ra rất giống thiếu phụ mà mẹ nó rất ghét.

Đó là ý niệm cho tôi viết bài Thách Thức. Ở đây bà mẹ bỏ tù con để dạy chân lý tình thương, đối ảnh với cái tù cải tạo nơi người ta nói sẽ dạy bạn. Ý thức về con người làm cho ta thấy khổ đau. Gs Nguyễn Đăng Thục, triết Đông, nói rằng nếu bạn dạy làm sao cho đứa bé có cùng cảm giác như nhau khi lấy cái búa đánh vào cục đá và đánh vào đầu con chó, thằng bé sẽ giết người dễ dàng và thích thú khi người lấy cày bừa qua cái đầu địa chủ còn chừa trên mặt đất.

Trong sự sinh thành vô tận của vô số cảnh giới của thời gian vô thủy vô chung, có sự sinh thành trên quả đất của chúng ta trong đó người mẹ đóng vai trò quyết định. Dĩ nhiên tất cả đều phải có phối hợp âm dương. Trong thống kê, đàn bà sống lâu hơn đàn ông, kể cả trong các xã hội đàn bà đàn ông đều có quyền hút thuốc uống rượu và xả láng mọi thứ như nhau. Trẻ chết lúc sinh nhiều nhất là con trai.

Nhìn vào thế giới thú vật, con cái bảo vệ và nuôi dưỡng lứa mới sinh. Ngay trước khi sinh, chúng đã tìm nơi an toàn, theo khả năng nhận thức của chúng. Có những côn trùng lúc sinh nở có nhiều chất độc để tấn công kẻ phá hoại gia cang.

Trở lại thế giới người. Hoàn cảnh khó khăn nhất là lúc nguy khốn về tài chánh biểu lộ bản năng - hay ý thức tùy bạn - của người mẹ. Điều đó làm cho con cái thấy rõ sự hy sinh. Lại càng thấy rõ khi người cha vắng bóng vì bất cứ lỳ do gì.

Con ơi mẹ là Thượng Đế, cho con nguyên lý diệu vời; đó là ý chính của bài đạo ca, thơ của Phạm Thiên Thư. Nguyên lý diệu vời ấy là nguyên lý yêu thương, mẹ truyền cho con qua dây rún. Nhưng khi thực phẩm ật chất và tinh thần không còn đi qua dây rốn ấy; mẹ vẫn tiếp tục cho con tình thương và ý niệm ngoại vật. Hình tròn của vú mẹ, nét hình cung thân thể mẹ tạo cho con ý niệm ngoại vật qua xúc giác. Trẻ thơ thích hình tròn không thích hình vuông.

Và thực phẩm mẹ cho ăn, nếu không phải là một nguyên lý sống, là một nét vẽ trên cuộc đời không bao giờ phai. Một nhà dinh dưỡng Pháp nói: con người có thể quên tổ quốc, tôn giáo, ngôn ngữ ... quên tất cả trừ món ăn đầu tiên trong cuộc đời.

Tôi đã đi săn sóc một người già tê liệt nhưng ông ta rất thích thú khi bà vợ cho ăn McDonald. Bà vợ cho biết ông ăn hamburger từ khi mới biết bò. Một người già lúc nhỏ theo cha qua Nga; khi Nga sụp đổ ông trở về Chicago đã 70 chỉ mong ăn junk food. Montaigne, triết gia Pháp, lúc còn rất nhỏ về sống ở vùng quê nơi đó người ta bỏ tỏi vào sữa mà uống, từ đó suốt đời ông cứ dùng món nầy với cái mùi khó chịu trong xã hội quan cách Paris.

Tôi không phải là bác sĩ nhưng học ở Oshawa rằng nước miếng là một vị thuốc nên ăn gạo lức muối mè mà nhai thật nhuyễn đó là thần dược. Bây giờ nói đến cơm mem, e nhiều người ói mữa trong cái vệ sinh hiện đại. Nhưng nhai cơm rồi đút cho con là bài học của chim, nhai nhỏ côn trùng rồi mớm cho con. Cùng với sữa, nước miếng tạo nên những kháng thể tự nhiên trước khi có chủng ngừa.

Nếu ta quan niệm tính tự nhiên là điều quí hóa, mẹ là cái tự nhiên lớn nhất, bao trùm nhất. Mẹ cho cả chủng tử, mẹ nuôi chủng từ ấy bằng chính thân xác mình bằng bàn tay khổ cực của mình. Bàn tay mẹ vo gạo, sinh tố trong cám làm da mẹ mịn như công chúa tắm sữa, mà chất chua chất phèn trong đất trong bùn khi mẹ đi cấy hay trồng khoai đã làm da mẹ nứt nẻ, gót mẹ không hồng nữa như ngày xưa.

Nhưng rồi người ta cũng không để mẹ yên như người ta không để yên thằng bờm có cái quạt mo. Người ta đã dùng cái gọi là duy vật biện chứng, để nói thế nầy thế kia. Thật ra người ta chỉ nói cho qua việc để thực hiện mục đích là hủy bỏ tất cả các giá trị luân lý, dân tộc, những quan niệm ăn sâu vào sự suy nghĩ như thằng bờm, nhưng phải nói cho nó nghe có vần có lối, cho có vẻ triết học.

Họ nói mẹ ta sinh ta là kết quả của một sự truy hoan, chung đụng thân xác. Có tin như vậy, có tin một cách ngây ngô như vậy, đứa trẻ mới chấp nhận sự sắp xếp của nhà nước mà đấu tố cha mẹ như Nguyễn Mạnh Tường đã viết. Câu chuyện không phải là chứng minh đúng sai mà vì một kết quả. Người ta cho phép nói đủ thứ, không kể trước sau, xuôi ngược miễn là đến kết luận Truyện Kiều là bông lài cắm bãi cứt trâu trong chiến dịch bài trừ những giá trị cũ.

Nhưng xem cái ngoành ngoạch ấy, ta thấy dẫu sao họ cũng bị lôi cuốn vào cái nhìn phân biệt; phân biệt ta và không ta, vật chất và tinh thần, bản năng và ý thức, thể xác và tâm hồn; thú vật và con người. Và cũng theo truyền thống tây phương lấy một khía cạnh nhỏ làm cơ sở cho một trường phái.

Phải chặt ngay cái đầu con rắn. Ảnh hưởng của mẹ có tính cách quyết định như nói trên qua thực phẩm, qua giáo huấn v.v...Do đó muốn thay thế tình yêu cho mẹ bằng tình yêu cho lãnh tụ, phải chặt ngay từ đầu, càng quyết liệt càng tốt; mẹ đây là mẹ thật hay mẹ chiến sĩ như bà Nguyễn thị Năm.

Sinh hoạt sinh lý đã được nhìn qua các lăng kính quá khích một chiều, cũng dựa trên sự phân biệt, và các quan niệm xã hội từng thời. Nó lồng vào trong những định chế xã hội như thừa tự, mẫu hệ hay phụ hệ. Nhưng thiên nhiên đã dành cho phái nữ những bảo đảm để tiếp tục sinh sản. Chỉ cần một tinh trùng cho một thai noãn nhưng vô số tinh trùng khác nằm trong tình trạng ứng chiến nhưng không có địch để bắn. Trong một tổ ong, có vô số ong sắc to hơn ong thợ nằm trong những ứng viên chồng nữ hoàng ong. Người nuôi ong phải loại bỏ bằng cách để một cái lược chỉ vừa cho ong thợ vào, còn các con ong sắc phải chết bờ chết bụi thay vì ăn hết mật.

Có gì ngạc nhiên khi những chủ thuyết phi nhân chối bỏ, hủy diệt tính chất tự nhiên trong tình mẫu tử và quan hệ gia đình. Platon đã chủ trương bắt hết trẻ con về giáo dục, đào tạo trong mục tiêu như lính chiến bảo vệ chính quyền; nếu chuyện nầy xẩy ra, người ta sẽ dạy trẻ con đánh vào cục đá và vào đầu con chó như nhau. (Nói ngoài đề, lý thuyết Marx cũng chỉ khai thác vài ý niệm của Platon).

Nhưng giới văn nghệ thì nhìn sự thương yêu và sự đau thương là một. Trong một truyện ngắn của William Saroyan, Mỹ gốc Armenia (1908-1981), một thanh niên trên một chuyến du lịch dài; giữa đường một kẻ đồng hành phái nữ chuyển bụng. Anh ta phải làm cô đỡ. Anh thấy tiếng khóc la của người mẹ chẳng khác nào tiếng rên la của người tình khi anh giao tiếp bằng thể xác.

Không có loài người trừu tượng mà chỉ có những thành tố hiện hữu. Không có mẹ trừu tượng. Chỉ có những bà mẹ gánh trái mít non, vài trái khế, vài trái thơm từ quê xa lên tỉnh thăm con trọ học. Những bà mẹ ru con suốt đêm vào thời chưa có thuốc ho. Những bà mẹ mua đầu chợ bán cuối chợ, trả tiền vay góp, lúc tối mua được lon gạo đem về. Những bà mẹ có thật, không có trong Hegel, trong biện chứng. Chỉ có những bà mẹ chúng ta ngồi ở ngưỡng cửa trông chờ rỗ bánh ế, mẹ vui cho con cái bánh mà buồn hôm nay thua lỗ. Những bà mẹ có thật....hiện hữu đây rồi, nói chi dài dòng cho mệt.(sau Ngày của Mẹ 2010)

xuất xứ đây
Web Page Name


Về Đầu Trang
tonthattue



Ngày tham gia: 17 Jul 2010
Số bài: 209
Đến từ: Georgia USA

Bài gửiGửi: Thu Nov 13, 2014 11:43 pm    Tiêu đề: thách thức

thách thức
tôn thất tuệ

Ai bỏ tù con?
- Chính mẹ đây.
Mẹ bỏ tù con chín tháng mười ngày
công lao ấy biến thành oan trái
oan nghiệt nầy mẹ hối hận từ đây.
*
Mẹ bỏ tù con và đã dạy
con dĩnh ngộ đưa ta đón nhận
cái niềm đau gắn bó mọi con người
con giác ngộ bừng lên trong ánh sáng
tự lòng ta chói sáng tình thương
con vui sướng la lên "đắc đạo"
đem yêu thương gắn bó mọi con người.
*
Nhận chân ấy nay đem vào ngục thất
khổ cho con, con của mẹ đắng cay.
Ví thử con không nhận được niềm đau
và không biết đời người quí
chớ gì con được làm trâu.
*
Mẹ khổ lắm, oan khiên ngày ấy
chuốc cho con năm tháng đọa đày.
*
Nghe đây,
quỳ xuống lạy xin người chúa ngục
xóa những gì mẹ dạy
để sống kiếp làm trâu.
A ha, dạy xong mẹ sẽ cúi đầu chịu thua.-.


Phụ bản: xin mời thường thức
Khai Tấu Khúc Fidelio (Fidelio Overture) của BethovenWeb Page NameWeb Page Name (xuất xứ)
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân