TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - NGHIỆP
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

NGHIỆP

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4762
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Sun Apr 20, 2014 10:50 pm    Tiêu đề: NGHIỆP

CÂU HỎI VỀ NGHIỆP


Hỏi: 1- NGHIỆP

Nghiệp là cái gì? Nếu nghiệp là kết quả của hành động, không phải là một chủ thể thì làm sao nó lại tái sinh luân hồi được?

Hỏi: 2- NGHIỆP LÀM SAO CHUI VÀO BÀO THAI

Một đứa bé khi mới thành hình, đâu đã làm được gì, đâu đã tạo nghiệp, sao nói nó bị nghiệp dẫn, thế cái nghiệp đó ở đâu ra, làm sao chui vào bào thai được?

Hỏi: 3- NGHIỆP LÀNH CỦA PHẬT

Nếu còn nghiệp thì còn tái sanh thì nghiệp lành của đức Phật vẫn đang phủ khắp thế giới này, sao nói Người đã thoát khỏi luân hồi sinh tử?

Ðáp hỏi 1: NGHIỆP

Nghiệp là do lòng ham muốn của con người điều khiển hành động thân, miệng, ý tạo ra, chứ không phải nghiệp là kết quả của hành động thân, miệng, ý. Cho nên chủ thể tạo ra nghiệp là lòng ham muốn của con người.

Trong bốn chân lý của đạo Phật (Tứ Diệu Ðế) thì TẬP ÐẾ đức Phật đã xác định đó là LÒNG HAM MUỐN, nguyên nhân sinh ra đau khổ của con người. Vậy lòng ham muốn là chủ thể điều khiển các hành động nhân quả thiện ác từ ba nơi trong thân, đó là: THÂN HÀNH, KHẨU HÀNH và Ý HÀNH.

Vì thế mới nói nghiệp là do các hành động vô minh của các duyên hợp và các duyên tan trong môi trường sống tạo thành, nên các duyên hợp và các duyên tan trong môi trường sống theo qui luật nhân quả tạo thành, mà chính gốc là lòng ham muốn nó cũng theo qui luật nhân quả làm chủ thể tạo tác ra nghiệp, nhưng các duyên hợp và các duyên tan trong môi trường sống đều là pháp vô thường, còn nghiệp là những từ trường do những hành động thiện ác của các duyên hợp và các duyên tan trong môi trường sống tạo thành nên nó tương ưng với những hành động vô minh thiện ác của môi trường sống mà tiếp tục tái sanh luân hồi nên gọi là duyên hợp tương ưng.

Thân tâm con người là một duyên hợp và cũng là duyên tan của môi trường sống cho nên nó là các pháp vô thường. Nó là các pháp vô thường nên không đi tái sanh luân hồi mà hành động thiện ác của nó phóng xuất ra những từ trường thiện ác huân tập thành một lực vô hình rất mạnh nên kinh sách Phật gọi là nghiệp. Nghiệp ấy tái sinh luân hồi, chứ không phải tâm con người đi tái sanh, vì tâm con người là pháp vô thường như trên đã nói. Khi chết là mất hết không còn một uẩn nào cả.

Ðáp hỏi 2: NGHIỆP LÀM SAO CHUI VÀO BÀO THAI

Ðứa bé khi mới thành hình còn trong bụng mẹ là một khối nghiệp cũ hợp duyên thành hình bào thai để trả nghiệp quả, vì thế nó thọ chịu biết bao nhiêu là khổ đau như ở trong bụng mẹ chịu chất nhớt nhao dơ bẩn chật chội cho đến 9 tháng 10 ngày mới xuất thai. Khi xuất thai chịu đau đớn vô cùng và suốt ba bốn năm nằm trên chất bài tiết của mình chịu hôi chịu thối, cha mẹ phải chịu cực khổ nuôi dưỡng cho bú cho ăn, thật là cực khổ trăm bề, đó là trả nghiệp hiện tại của đời trước.

Nghiệp thì không có chui bào thai, nghiệp đâu phải là linh hồn nên gọi là chui vào hay không chui bào thai. Câu hỏi của phật tử đã đặt là sai. Nghiệp chỉ có tương ưng hợp các duyên khác mà tạo thành bào thai. Cho nên đức Phật gọi là duyên hợp chứ không có nói chui vào.

Một đứa bé khi mới hình thành thì đó là hình thành thân ngũ uẩn của đứa bé. Hình thành thân ngũ uẩn gọi là nghiệp mà bào thai là thân ngũ uẩn do các duyên hợp lại tạo thành. Hình thành thân ngũ uẩn của đứa bé là bào thai. Quí phật tử có hiểu không? Bào thai là thân nghiệp. Thân nghiệp này là đứa bé co tay duỗi chân làm theo các hành động vô minh khi bào thai lớn dần trong bụng mẹ nên chật chội khó chịu, vì khó chịu nên co tay duỗi chân khiến cho bà mẹ bị đau đớn, đó là trả nghiệp cả mẹ lẫn con.

Những hành động đó gọi là nghiệp thọ khổ (khổ mẹ, khổ con) Nếu bảo rằng đứa bé mới thành hình đâu làm được gì, đâu đã tạo nghiệp, sao nói nó bị nghiệp dẫn...? Nghiệp không dẫn sao lại nằm trong bụng me? Nghiệp không dẫn sao mẹ lại mang nặng đẻ đau? Nghiệp không dẫn sao cha mẹ lại lấy nhau để có thai nhi? Nghiệp không dẫn sao trai gái gặp nhau lại thương nhau kết làm chồng vợ? Nghiệp không dẫn sao lại mang thai, xuất thai rồi chịu muôn vàn khổ cực nuôi con lớn khôn? Hành động co tay duỗi chân của bào thai không phải là nghiệp sao?

Thân của đứa bé là nghiệp, còn bảo cái nghiệp nào ở đâu nữa. Nghiệp ngay trước mắt đó mà hỏi nghiệp thì cũng giống như một ông già lẫn lộn, đang ở trong nhà mình mà hỏi nhà tôi đâu? Nghiệp không có chui vào bào thai mà nghiệp chỉ có tương ưng với nghiệp của cha mẹ, do hành động của cha mẹ hợp duyên tạo thành nghiệp mới (bào thai). Ở đây không có vật gì chui vào bào thai, mà chỉ có nghiệp tương ưng với nghiệp rồi duyên hợp tạo thành nghiệp mới (đứa bé).

Ðáp hỏi 3: NGHIỆP LÀNH CỦA PHẬT

Nghiệp lành của Phật là vô nghiệp (vô lậu), nên đức Phật đã thoát ra khỏi luân hồi tái sinh. Nghiệp lành của Phật ra khỏi qui luật nhân quả nên nó có một nội lực thâm hậu, do đó nó làm ngược lại qui luật nhân quả. Làm ngược lại qui luật của nhân quả, đó là làm chủ sự sống chết; làm chủ sự sống chết tức là làm chủ nhân quả. Làm chủ nhân quả thì làm sao còn tái sinh luân hồi được.

Nghiệp chia làm 3 loại:

1- Nghiệp ác hữu lậu

2- Nghiệp thiện hữu lậu

3- Nghiệp thiện vô lậu.

Người ở đời thường sống tạo tác ra hai nghiệp thiện hữu lậu và ác hữu lậu.

Riêng đời sống của đức Phật và các đệ tử của đức Phật thường ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp vô lậu nên luôn luôn sống trong thiện pháp vô lậu, vì thế từ trường vô lậu không tương ưng với các từ trường hữu lậu của môi trường sống trong thế gian nên chấm dứt tái sanh luân hồi. Cho nên từ trường vô lậu (của đức Phật và các đệ tử của đức Phật) đang phủ trùm khắp thế giới mà không tái sinh luân hồi chỗ nào cả, vì không có đối tượng tương ưng. Không có đối tượng tương ưng nên chấm dứt tái sinh luân hồi.

Vậy nghiệp thiện vô lậu là cái gì? Nghiệp thiện vô lậu là trạng thái tâm bất động thanh thản, an lạc và vô sự, đó là chân lí của Phật giáo, người tu hành đạt đến chỗ này là chứng đạo quả A La Hán, không còn phải tu tập cái gì khác nữa, tuy chưa vào Niết bàn nhưng lúc nào cũng ở trong trạng thái Niết bàn.

Kính thưa quý Phật tử! Chúng tôi cố gắng diễn đạt để quý vị hiểu một chút về sự tương ưng duyên hợp của nhân quả trong môi trường sống trên hành tinh này. Xin quý Phật tử hãy đọc ÐẠO ÐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ thì rõ.

Thăm và chúc quý Phật tử vui mạnh nhớ xả tâm cho thật tốt.

Kính thư,

Trưởng lão Thích Thông Lạc.



_________________

Về Đầu Trang
henry chang



Ngày tham gia: 01 Oct 2008
Số bài: 1223
Đến từ: Hawaii

Bài gửiGửi: Mon Apr 21, 2014 3:37 am    Tiêu đề: Muốn chính mình hạnh phúc,luyện tập từ bi /-H.H DALAI LA MA-

Đời là một công trình kiến trúc do chính mình tạo nên.
Đời sống hiện tại là kết quả của sự tạo dựng trong quá khứ,
đời sống ngày mai sẽ là kết quả của sự tạo dựng hôm nay.



Câu chuyện người thợ xây nhà


Có người thợ mộc già nọ làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu lâu năm cho hãng thầu xây cất nọ.
Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về hưu để vui thú với gia đình. Tuy không còn có đồng lương nhưng ông ta muốn nghỉ ngơi để an hưởng tuổi già. Hãng xây cất cũng vô cùng luyến tiếc là sẽ thiếu đi một người thợ giỏi đã tận tụy nhiều năm. Hãng đề nghị với ông cố gắng ở lại giúp hãng xây cất một căn nhà chót truớc khi thôi việc. Ông ta nhận lời.
Vì biết mình sẽ giải nghệ, cùng với sự miễn cưỡng, ông ta làm việc một cách tắc trách, xây cất căn nhà với những vật liệu tầm thường kém chọn lọc miễn có một bề ngoài đẹp đẽ mà thôi.

Mấy tháng sau, khi căn nhà làm xong, Ông đuợc ông chủ hãng mời tới, đưa cho ông chiếc chìa khóa của ngôi nhà và nói : “Ông đã phục vụ rất tận tụy với hãng nhiều năm, để tưởng thưởng về sự đóng góp của ông cho sự thịnh vượng của hãng, hãng xin tặng ông ngôi nhà vừa xây xong!” Thật là bàng hoàng.
Nếu người thợ mộc biết là xây cất căn nhà cho chính mình thì ông ta đã làm việc cẩn thận và chọn lựa những vật liệu có phẩm chất hơn. Sự làm việc tắc trách chỉ có mình ông tự biết và nay thì ông phải sống với căn nhà mà chỉ có riêng ông biết là kém phẩm chất.


Suy nghĩ:

Câu chuyện này cũng giống như chuyện đời của chúng ta.
Chúng ta giống như người thợ già kia thường tạo dựng một đời sống hào nhoáng, tạm bợ, đua đòi không chú trọng tới phẩm chất của nó. Nhiều khi ngồi kiểm điểm những sự bê bối của mình trong quá khứ, thì chúng ta thấy mình đang phải cam chịu những hậu quả của nó.
Đời là một công trình kiến trúc do chính mình tạo nên. Đời sống hiện tại là kết quả của sự tạo dựng trong quá khứ, đời sống ngày mai sẽ là kết quả của sự tạo dựng hôm nay.

Hãy xây dựng đời mình một cách đúng đắn.


Bodhgaya monk

                                                       Bodhgaya monk
                                 
Về Đầu Trang
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4762
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Wed May 14, 2014 12:42 am    Tiêu đề:

Cám ơn Henry Chang đã chia sẻ người thợ xây nhà làm việc tắc trách quá !!!  :D  :D

Đời là một công trình kiến trúc do chính mình tạo nên.
Đời sống hiện tại là kết quả của sự tạo dựng trong quá khứ,
Đời sống ngày mai sẽ là kết quả của sự tạo dựng hôm nay.

_________________

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân