TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Xướng, Họa, Cảm Tác, Lẩy Thơ, Tập Thơ - LỘC BẮC
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Xướng, Họa, Cảm Tác, Lẩy Thơ, Tập Thơ - LỘC BẮC
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2, 3
 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tuyển chọn THƠ của MAI THỌ
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Sat Feb 18, 2023 6:53 pm    Tiêu đề: DẠ TUYẾT


DẠ TUYẾT

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Liêu Trai Chí Dị Thế Kỷ 21

Bài số 112 Dạ Tuyết

Bạch Cư Dị

Bài 夜雪 Dạ Tuyết, Bạch Cư Dị, là một thí dụ cho thấy tại sao ngũ ngôn tứ tuyệt dễ biến thành yêu tinh.

Nguyên tác Dịch âm Dịch thơ

夜雪 Dạ Tuyết Tuyết Đêm

已訝衾枕冷 Dĩ nhạ khâm chẩm lãnh, Cảm thấy chăn thấm lạnh

復見窗戶明 Phục kiến song hộ minh. Và song cửa sáng nhanh

夜深知雪重 Dạ thâm tri tuyết trọng, Tới khuya hay tuyết nặng

時聞折竹聲 Thì văn chiết trúc thanh. Vì nghe trúc gẫy cành

Lời bàn của Con Cò

Toàn bài có 4 câu 20 chữ mô tả một trận bão tuyết diễn ra lúc nửa đêm như sau (những chữ trong ngoặc đơn và in nghiêng là chữ hiểu ngầm):

- Câu1:

(Chập tối trước khi đi ngủ, trời còn ấm. Nửa đêm tỉnh dậy) cảm thấy chăn thấm lạnh.

- Câu 2:

(Ngước mắt trông ra song cửa còn thấy) Và trấn song sáng nhanh (trấn song sáng nhanh do màu trắng của tuyết).

- Câu 3:

(Khuya hơn chút nữa thì) Tới khuya hay tuyết nặng.

- Câu 4:

(Sở dĩ biết tuyết rơi nặng vì) Vì nghe trúc gẫy cành (tuyết đọng trên lá làm cho cành quá nặng nên gẫy. Tuyết bay không nhìn rõ vì ánh sáng mập mờ, nhưng nghe thấy cành cây gẫy, Bạch Cư dị phải thêm thính giác chứ thị giác không đủ tả. Thật là tài tình).

Bài thơ chỉ có 20 chữ mà phải thêm tới 86 chữ hiểu ngầm (những chữ in nghiêng trong ngoặc) mới giải thích hết nghĩa. Đó là điểm đặc biệt nhất của ngũ ngôn tứ tuyệt. Những bạn từng sống ở xứ siêu lạnh (như HXT, BS, LB) chắc không cần tới những chữ hiểu ngầm cũng hiểu trọn vẹn bài thơ này.


Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Góp ý của Đồ Cóc:

Góp

Tân Sửu bão tuyết tưng bừng

Điện đèn tắt ngóm sao mừng xuân sang?

Houston ủ rũ mang tang

Chùm chăn kín mít đành hàng thiên tai!

Đồ Cóc

Góp ý của Phí Minh Tâm:

Nguyên tác: Phiên âm: Dịch thơ:

夜雪-白居易 Dạ Tuyết - Bạch Cư Dị Tuyết Đêm

已訝衾枕冷 Dĩ nhạ khâm chẩm lãnh Cảm như chăn gối lạnh,

復見窗戶明 Phục kiến song hộ minh Cửa sổ ánh long lanh.

夜深知雪重 Dạ thâm tri tuyết trọng Đêm tối tuyết rơi nặng,

時聞折竹聲 Thì văn chiết trúc thanh Vì nghe trúc gẫy cành.

Môc bản trong các sách:

· Bạch Hương San Thi Tập - Đường - Bạch Cư Dị 白香山詩集-唐-白居易

· Bạch Thị Trường Khánh Tập - Đường - Bạch Cư Dị 白氏長慶集-唐-白居易

· Thạch Thương Lịch Đại Thi Tuyển - Minh - Tào Học Thuyên 石倉歷代詩選-明-曹學佺

· Ngự Định Bội Văn Trai Vịnh Vật Thi Tuyển - Thanh - Trương Ngọc Thư 御定佩文齋詠物詩選-清-張玉書

· Ngự Định Toàn Đường Thi – Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp 御定全唐詩-清-聖祖玄燁

Ghi chú:

Nhạ: kinh ngạc

Song hộ: cửa sổ

Trọng: nặng, lớn, nhiều

Thì văn: thường xuyên nghe

Chiết trúc thanh: tiếng trúc gẫy vì tuyết rơi nhiều

Dịch nghĩa:

Dạ Tuyết Tuyết Đêm

Dĩ nhạ khâm chẩm lãnh Kinh ngạc khi chăn gối lạnh hơn bình thường,

Phục kiến song hộ minh Lại thấy ánh sáng xuyên qua cửa sổ nhà.

Dạ thâm tri tuyết trọng Đêm khuya biết tuyết rơi nhiều,

Thì văn chiết trúc thanh Thường xuyên nghe cành trúc kêu rắc rắc.

Năm Đường Hiến Tông Nguyên Hoà thứ 10 (năm 815), do hạch tội việc Tể Tướng Vũ Nguyên Hành bị hành thích và Ngự Sử Bùi Độ bị hành hung, đám quyền thần cho là ông vượt quá quyền hạn, nên Bạch Cư Dị bị đày làm Tư Mã Giang Châu. Ông làm bài thơ Dạ Tuyết vào mùa đông năm sau ở Giang Châu lúc được 45 tuổi.

Bài thơ dùng từ ngữ đơn giản dễ hiểu. Riêng trong câu 2, người đọc tự phải hỏi ánh sáng từ đâu đến? Nếu còn tối trời thì chỉ có thể là ánh trăng sao. Cũng có thể thi nhân tỉnh dậy lúc trời đã sáng.

Night Snow by Bai Ju Yi

It was strange that I felt the blanket and pillow much colder,

And saw the bright light through the window and door.

Deep in the night, it snowed so heavily.

That I could hear the bamboo branches breaking.

I was surprised my quilt and pillow were cold,

I see that now the window's bright again.

Deep in the night, I know the snow is thick,

I sometimes hear the sound as bamboo snaps.

Night in Snow by Bai Ju Yi

Translation by Andrew W.F. Wong (Huang Hongfa)

Surprised to find, O so cold, my quilt and pillow,

Then light I see through the papered casement window.

Deep in the night, so heavy’s the snow, I know, when

Bamboos go crack ~ a sound, now ‘n’ then, I follow.

Night Snows by Bai Ju Yi

Translation by Frank Yue

Surprised that my quilt and pillow are cold,

I see light reflect'd on m'window again.

In deep of night, snows are heavy like so;

There come sounds of bamboo break'ng now and then.

Night Snow by Bai Ju Yi

Translation by Jonathan Jay

First a gasp from the chill of pillow and down

Then a-glance at the window's papered glim

In the dead of night I knew of snow's heavy crown

When hearing random, snapping, bamboo sounds


Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Góp ý của Lộc Bắc:

Dạ tuyết

Lạ thay chăn gối lạnh

Cửa sổ sáng long lanh

Tuyết đổ về khuya nặng

Thoảng nghe trúc gãy cành!

Lộc Bắc

Góp ý của Kim Oanh:

Tuyết Đêm

Sao chăn gối lạnh thế này

Xuyên qua song cửa trắng bay

Đêm khuya tuyết dày nặng hạt

Trúc gãy lắc rắc bên tai!

Kim Oanh

Góp ý của Bát Sách:

Góp Ý Cho Bài DẠ TUYẾT Của Bạch Cư Dị.

Đúng như ÔC nói, bài thơ của Bạch có 4 câu, 20 chữ, quá xúc tích, người đọc phải nghĩ ngợi, thêm thắt thì mới hiểu trọn ý của tác giả. Nhưng đó là độc giả ở vùng nhiệt đới kia, chứ dân xứ tuyết như LB với BS, chịu tuyết triền miên, thì đọc là hiểu liền. Nhưng ở đây lâu, BS thấy Bạch Cư Dị có chỗ không đúng, vì Montréal thường rất lạnh, và khi có tuyết thì nhiệt độ lại ấm hơn, trong khi Bạch lại thấy lạnh hơn, như trong câu đầu. Montréal không có trúc, mà những cây lớn ít khi gẫy cành lắm, trừ khi bị bão băng (tempête de verglas) như năm 1998, cây, cột điện gẫy rất nhiều, giây điện bị đứt, 70% dân chúng sống với đèn cầy, không nấu ăn được... Khi có tuyết thì đúng là trời sáng lên, vì tuyết phản chiếu ánh đèn điện, nhưng thời của Lý thì sao tuyết lại làm sáng cửa và cửa sổ được?

Nói vậy cho vui thôi, chứ bài thơ thì thật hay.

TUYẾT ĐÊM.

Đã lạ chăn gối lạnh,

Lại cửa, song, long lanh,

Đêm khuya hay tuyết nặng,

Vì nghe trúc gẫy cành.

Sau đây là thể lục bát:

Lạ sao chăn gối lạnh lùng,

Cửa và song lại mông lung sáng ngời,

Đêm khuya tuyết nặng đầy trời,

Thoảng nghe cành trúc gẫy rời đó đây.

Bát Sách.

(Ngày 11 tháng 2 năm 2023)

@ Mirordor:

Bạch Cư Dị làm bài này mùa đông 815 khi đang bị biếm xuống Giang Châu (trong tỉnh Giang Tây Bây giờ). Giang Tây thuộc vùng cận nhiệt đới của Hoa Lục và tuyết rơi nhiều ở đó đúng là chuyện... lạ, đáng ngạc nhiên để có hứng làm thơ.

Hai chữ 窗戶=song hộ trong câu nhì là một từ kép, có nghĩa là cửa sổ.

[窗戶: window (opening in a wall or roof) (Classifier: 個/个; 扇) 打 開窗戶/打开窗户 ― dǎkāi chuānghu ― to open a window ]

Ý của bài thơ nói đến sự ngạc nhiên của thi nhân họ Bạch về việc tuyết rơi nhiều ở Giang Tây. Ngạc nhiên vì chăn gối lạnh làm thi nhân thức giấc, thấy sáng ngoài cửa sổ, và nghe tiếng cành trúc gãy. Sáng đây không phải là do ban ngày mà vì đêm đó không mây, và người ở xứ lạnh biết rằng đêm không mây lạnh hơn đêm có mây vì hơi ấm từ mặt đất thoát hết ra không gian. Người ở các xứ sa mạc cũng biết điều này nên biết cách làm nước đông đá những đêm không mây (trong truyện Lục Mạch Thần Kiếm của Kim Dung).

Bối cảnh của bài thơ chưa hẳn có thật vì cửa sổ sáng cho biết là đang có sáng trăng nhưng đêm có trăng và không mây thì hơi nước ở đâu ra mà có tuyết nhiều đến gãy cành? chưa nói đến chuyện cành trúc là một loại dẻo dai, uốn cong để rũ tuyết thay vì gãy.

@ Lộc Bắc:

và người ở xứ lạnh biết rằng đêm không mây lạnh hơn đêm có mây vì hơi ấm từ mặt đất thoát hết ra không gian

Cám ơn anh Giám đã cho ý kiến về độ lạnh của những đêm không mây so với đêm có mây. Còn tôi (và anh BS?) cũng như nhiều người sống ở xứ lạnh thì theo kinh nghiệm: Khi có gió, chúng ta mất nhiệt nhanh và do đó cảm thấy lạnh hơn.. Khi trời có nhiều mây, vì chỉ có gió nhẹ, nhiệt độ thật và nhiệt độ cảm thấy chỉ giảm nhẹ; nhưng khi ban đêm trời trong, hay ban ngày trời nắng ráo, mặt đất bám muối (rải đường) trắng xóa do tác động mạnh của gió thì người ta cảm thấy lạnh hơn nhiệt độ thật. Hoặc khi bão tuyết nếu các bụi tuyết “từ tốn” rơi xuống thì nhiệt độ thường ấm, dễ chịu, nhưng khi bụi tuyết bay “tứ tung, ngũ hành” thì sẽ cảm thấy lạnh hơn nhiều.

LB

@ Mirordor:

Người ta cảm thấy lạnh nhiều hơn trong gió vì một hiện tượng vật/sinh lý có tên là Wind chill (Wikipedia) mới được khám phá và khảo cứu tương đối trễ (từ 1960s). Chỉ những người sống ở miền Bắc nước Mỹ (và Canada) biết đến hiện tượng này và chỉ từ đầu tk 21 Mỹ, Canada và Anh mới công bố wind chill factors trong các bản tin thời tiết. Tôi ở KS gần 30 năm và đã có kinh nghiệm về nhiệt độ/thời tiết mùa đông trước khi người ta bắt đầu bàn đến global warming.

Bụi tuyết rơi xuống "từ tốn" có nghĩa là trời không có gió và dĩ nhiên không có hiện tượng wind chill. Ngoài yếu tố gió, độ ẩm của không khí cũng có ảnh hưởng lớn trên cảm giác lạnh. Mùa đông ở Bắc Mỹ thường tương đối khô, không như mùa đông ở Huế. Mùa đông ở Huế mưa dầm dề từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau và ẩm độ thường gần tối đa. Quần áo, mền chiếu ít khi nào khô và kinh nghiệm của người lớn lên ở Huế là mùa đông ở đó khổ hơn ở Mỹ nhiều vì thân nhiệt bị áo quần ẩm "hút" hết. Tôi đã từng thấy giá băng (frost) - trong nhà - dưới trần nhà ở Huế cho dù trên nguyên tắc, Huế không bao giờ lạnh dưới 0°C và không có tuyết hay băng giá. Chỉ sau này học về thời tiết tôi mới hiểu làm sao chuyện đó xảy ra.

Chỉ cần nhìn thảm cỏ và mái nhà trắng vì sương muối lúc sáng sớm là tôi biết rằng đêm hôm qua không mây. Mây có tác dụng như một lớp cách nhiệt cho quả đất nên những ngày có mây tương đối ấm hơn những ngày trời trong.

Góp ý của Mỹ Ngọc:

MN góp bài phỏng dịch bài số 112 DẠ TUYẾT- BCD.

TUYẾT ĐÊM.

Bỗng chăn gối lạnh thêm,

Thấy sáng hơn song thềm.

Biết đêm khuya tuyết nặng,

Nghe cành trúc gẫy mềm.

LỤC BÁT.

Gối chăn bỗng thấy lạnh thêm,

Sáng bừng cửa sổ bên thềm mới hay,

Đêm khuya tuyết đổ thật dầy,

Vừa nghe tiếng gẫy cành cây trúc mềm.

Mỹ Ngọc phỏng dịch.

Feb.11/2023.

Góp ý của Khánh Hưng:

BÃO TUYẾT TỐI TRỜI

Nửa đêm choàng tỉnh giấc nồng,

Bỗng dưng gối chiếc, chăn bông lạnh lùng.

Lối vào cửa ngõ sáng trưng,

Bức màn lướt thướt vãi vung sắc trời.

Canh khuya, bão tuyết tơi bời,

Khắc giờ thêm nặng, đổ rơi há ngừng.

Hư không tăm tối mịt mùng,

Tiếng cành trúc gãy, bìa rừng chợt nghe...

Khánh-Hưng

Góp ý thêm của Đồ Cóc:

Góp:

Tuyết đêm

Lần đầu tới Chícago

Nhếch nhác tỵ nạn xô bồ linh tinh

Hai con thêm vợ và mình

Không nghề không bạc thình lình bơ vơ

Dựa người bảo trợ bây giờ

Tương lai xứ lạ phát khờ trong mơ

Đêm khuya mắt mũi trõm lơ

Tuyết rơi rả rích lòng đơ ngại ngùng

Đồ Cóc

Góp ý của Thanh Vân:

Paris mùa đông

Paris thường ít tuyết rơi

Cả ngày u ám mặt trời ẩn mây

Hắt hiu chiếc lá buông tay

Cảnh buồn như bóng chim bay vội vàng

Đêm về lạnh ngắt chăn màn

Mới hay đông đến bàng hoàng miên du

Ánh trăng le lói âm u

Ngoài sân gió cuốn hoang vu gãy cành

Thanh Vân

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Sun Mar 05, 2023 12:22 am    Tiêu đề: Lữ Dạ Thư Hoài - Đỗ Phủ


Lữ Dạ Thư Hoài - Đỗ Phủ

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


LTCD thế kỷ 21 bài số 159a

旅夜書懷 Lữ Dạ Thư Hoài

Đỗ Phủ

Thịnh Đường

Cuộc sống tha phương là cuộc sống lâu dài nhất, thiếu thốn nhất và vất vả nhất của Đỗ Phủ. Ông làm rất nhiều thơ ngũ ngôn cho đề tài này; Con Cò chọn 2 bài tiêu biểu: bài 旅夜書懷 Lữ Dạ Thư Hoài và bài 久客 Cửu Khách.

Nguyên bản Dịch âm

旅夜書懷 Lữ Dạ Thư Hoài

細草微風岸 Tế thảo vi phong ngạn,

危檣獨夜舟 Nguy tường độc dạ chu.

星垂平野闊 Tinh thùy bình dã khoát,

月涌大江流 Nguyệt dũng đại giang lưu.

名豈文章著 Danh khởi văn chương trứ,

官應老病休 Quan ưng lão bệnh hưu.

飄飄何所似 Phiêu phiêu hà sở tự?

天地一沙鷗 Thiên địa nhất sa âu.

Dịch nghĩa

Nỗi Niềm Đêm Đất Khách

Trên bờ cỏ lăn tăn dưới gió hiu hiu

Chiếc thuyền vươn cao cột buồm trong đêm quạnh

Sao rũ xuống cánh đồng bằng phẳng bao la

Trăng tung toé trên sông chảy cuồn cuộn

Danh tiếng há nhờ văn chương mà lừng lẫy

Làm quan cũng nên về nghỉ khi già ốm

Chơi vơi giống như cái gì?

Một con chim âu giữa trời đất

(Năm 765)

Dịch thơ

Nỗi Niềm Đêm Đất Khách

Gió lăn tăn bờ cỏ

Buồm côi giữa đêm thâu

Sao rủ đồng hoang dã

Trăng dãi dòng sông sâu

Hư danh nhờ thơ phú

Quan già chưa hưu sao?

Còn chơi vơi mãi thế!

Lạc bầy một chim âu.

Lời bàn của Con Cò

Bài thơ này (làm 5 năm trước khi mất) chụp ảnh quãng đời hưu trí của Đỗ Phủ:

- Câu 1 &2: Cô đơn, bất định trong thuyền buồm.

- Câu 3 & 4: Lang thang trên sông dài giữa đồng hoang.

- Câu 5 & 6: Già nua, nghèo túng, bệnh hoạn trong chức quan nhỏ. Hai câu 5, 6 tả rất gọn nỗi niềm chua chát của họ Đỗ bằng cách tự an ủi rằng dù sao thì cũng phải về hưu khi đã già yếu, cái hư danh mà mình có là nhờ văn thơ chứ mình chả có công lao gì với xã hội.

- Câu 7 & 8: Ý tứ của hai câu kết rất quen thuộc trong văn phong của họ Đỗ: Sao mình cứ chơi vơi mãi như con chim âu sa xuống giữa đất trời! Nét khiêm nhượng của họ Đỗ rất đặc biệt. (Bạch Cư Dị cũng khiêm nhượng nhưng không tự hạ mình đến mức này. Lý Thương Ẩn ít khi khiêm nhượng. Lý Bạch thì khỏi chê, càng bất mãn càng kiêu ngạo).


Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Góp ý của Phí Minh Tâm:

Nguyên Tác: Phiên Âm:

旅夜書懷- 杜甫 Lữ Dạ Thư Hoài - Đỗ Phủ

細草微風岸 Tế thảo vi phong ngạn

危檣獨夜舟 Nguy tường độc dạ chu

星垂平野闊1 Tinh thùy bình dã khoát

月涌大江流 Nguyệt dũng đại giang lưu

名豈文章著 Danh khởi văn chương trứ

官因老病休2 Quan nhân lão bệnh hưu

飄飄何所似3 Phiêu phiêu hà sở tự

天地一沙鷗4 Thiên địa nhất sa âu

Dị bản:

1. tùy隨 thay vì thùy垂

2. ứng應 thay vì nhân因

3. linh零 thay vì phiêu飄

4. ngoại外 thay v địa地

Inline image

Ngự Định Toàn Đường Thi - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp 御定全唐詩-清-聖祖玄燁 cho 4 dị bản như trên trong khi mộc bản trong sách của các đời khác bên dưới không cho dị bản nào. Sách của Đỗ Phủ có nhiều ghi chú, nhưng cũng không có dị bản.

· Bổ Chú Đỗ Thi - Đường - Đỗ Phủ 補注杜詩-唐-杜甫

· Cửu Gia Tập Chú Đỗ Thi - Đường - Đỗ Phủ 九家集注杜詩-唐-杜甫

· Doanh Khuê Luật Tủy - Nguyên - Phương Hồi 瀛奎律髓-元-方回

· Cổ Kim Thi San - Minh - Lý Phàn Long 古今詩刪-明-李攀龍

· Ngự Tuyển Đường Tống Thi Thuần - Thanh - Cao Tông Hoằng Lịch 御選唐宋詩醇-清-高宗弘曆


Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Ghi chú:

Ngạn: chỉ bờ sông.

Nguy tường: cột buồm dựng đứng cao, cột thuyền buồm

Độc dạ chu: một thuyền cô đơn đêm neo đậu bên bờ sông.

Tinh thùy: bầu trời đầy sao rủ xuống

Bình dã khoát: cánh đồng bằng phẳng có vẻ đặc biệt rộng lớn.

Nguyệt dũng: mặt trăng phản chiếu, với dòng nước chảy

Đại giang: Trường Giang.

Danh khởi: nổi tiếng

Quan ứng lão bệnh hưu: quan lại vì tuổi già nhiều bệnh phải nghỉ hưu

Phiêu phiêu: trôi dạt, phiêu bạt, mượn chim hải âu để nói về cuộc sống phiêu bạt của con người.

Hà sở: ở đâu, nơi nào

Thiên địa: trời đất, thế gian

Sa âu: chim mòng biển sống trên bãi biển bãi cát

Dịch Nghĩa:

Lữ Dạ Thư Hoài Nỗi Niềm Ðêm Ðất Khách

Tế thảo vi phong ngạn Làn gió nhẹ thổi qua cỏ mịn trên bờ sông,

Nguy tường độc dạ chu Chiếc thuyền cô quạnh vươn cao cột buồm trong đêm.

Tinh thùy bình dã khoát Sao rũ xuống cánh đồng bằng phẳng bao la,

Nguyệt dũng đại giang lưu Ánh trăng tung toé trên nước chảy Trường giang,

Danh khởi văn chương trứ Danh tiếng há nhờ văn chương mà lừng lẫy,

Quan nhân lão bệnh hưu Làm quan cũng nên về nghỉ khi già bịnh.

Phiêu phiêu hà sở tự Trôi dạt khắp nơi rồi ta sẽ về đâu?

Thiên địa nhất sa âu Như một con chim âu cô đơn giữa đất trời.

Tháng giêng năm Vĩnh Thái (765), Đỗ Phủ từ chức tham mưu tiết độ, trở về Thảo Đường Thành Đô. Vào tháng tư cùng năm 765, Nghiêm Vũ qua đời, Đỗ Phủ mất đi chỗ dựa ở Thành Đô, vì vậy ông và gia đình rời Thành Đô, đi thuyền về đông, qua Gia Châu (nay là Lạc Sơn, Tứ Xuyên), Du Châu (nay là thành phố Trùng Khánh) đến Trung Châu (nay là huyện Trung Thành, Tứ Xuyên). Bài thơ này làm trong thời gian này, viết lại những gì đã thấy trên đường đi.

Đây không phải là một cảnh trống rỗng, nhưng thi nhân ngụ ý trong cảnh, tả cảnh để nói về tình hình khó khăn và cảm xúc của mình trong những năm cuối đời: mình nhỏ nhoi như cỏ mịn trước gió, cô đơn như một chiếc thuyền đơn độc trên sông... Ông viết về những cánh đồng bát ngát, về dòng sông rộng lớn, về trăng sao rực rỡ... để làm nổi bật hình ảnh cô đơn của mình. Hai câu 5 và 6 dùng thủ pháp "phản ngôn dĩ ý" nói ngược để đưa ý. Đỗ Phủ đúng là nhờ văn chương mà nổi tiếng, nhưng lại nói là không phải thế. Ông ôm hoài bão chính trị lớn, nhưng bị chèn ép trong một thời gian dài và không thể thực hiện được, như thế câu nói này là tự hào. Ông phải từ quan, rõ ràng là vì không còn thời cơ, nhưng lại nói vì già bệnh tật, cho nên câu nói này là tự giải thích. Hai câu cuối mượn cảnh trữ tình, sâu sắc biểu hiện cảm thương phiêu bạt không nơi nương tựa, ví mình như chim hải âu một mình giữa đất trời.

Dịch Thơ:

Nỗi Niềm Ðêm Ðất Khách

Trên bờ cỏ gợn gió ru êm

Thuyền buồm đơn độc lướt trong đêm

Ngàn sao rơi rụng trên đồng vắng

Trăng theo nước cuốn toé lên thềm

Văn chương bao thuở đem danh lợi

Già bịnh yếu mòn phải lui êm

Thân thế chơi vơi không nơi tựa

Như hải âu kia trên đất mềm.

Bài dịch thất niêm của thuở ban đầu 2003??

Trên bờ cỏ mịn gió êm,

Cánh buồm đơn độc trong đêm vô tình.

Ngàn sao lấp lánh bình minh,

Trăng theo nước cuộn bóng hình tả tơi.

Văn chương chỉ được danh hời,

Yếu già bịnh tật đã mời hưu mau.

Tấm thân phiêu bạt về đâu,

Bao la trời đất hải âu một mình.

28-2-2023

Nocturnal Reflections While Travelling by Du Fu

Gentle breeze on grass by the shore,

The boat's tall mast alone at night.

Stars fall; broad flat fields,

Moon rises; great river flows.

Have my writings not made their mark?

An official should stop when old and sick.

Fluttering from place to place I resemble,

A gull between heaven and earth.

Chinese.Poems.com

My Reflection by Night by Du Fu

Some scattered grass. A shore breeze blowing light.

A giddy mast. A lonely boat at night.

The wide-flung stars o’erhang all vastly space.

The moonbeams with the Yangtze’s current race.

How by my pen can I to fame attain?

Worn out, from office better to refrain.

Drifting o’er life — and what in sooth am I?

A sea-gull floating twixt the Earth and Sky.

Translated by W.J.B. Fletcher (1919)

Sentiments on a Night on Board by Du Fu

Translation by Betty Tseng

On the shore the grass gently sways in the breeze,

The mast of the boat stands tall and alone in the night.

Stars rise over fields that spread far and wide.

The river that perpetually gushes through reflects the moon and its shine.

Does my reputation owe only to my literary works?

I have grown senile with illness and should perhaps retire.

I've been roaming without much of a purpose, what says that of me?

No more than a gull with no fixed abode on earth prowling the skies.

Thoughts on a Travelling Night

Word by word translation

Slender grasses in a breeze on the shore,

A high mast boat alone in the night.

Stars hang horizontally in broad space,

The moon splashes over a great river flowing.

How can reputation come from literary works?

Officials should retire at old age and sickness.

Drifting drifting where does it end?

A single sea gull in the whole wide world.


Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Góp ý của Lộc Bắc:

NỖI NIỀM ĐÊM ĐẤT KHÁCH.

1-

Gió êm bờ cỏ mướt

Thuyền tối buồm cao trôi

Sao rủ nơi đồng rộng

Sông dài trăng vãi soi

Nghiệp văn danh tiếng nổi

Già yếu nghỉ hưu thôi

Phiêu bạc nơi đâu dựa

Đơn âu giữa đất trời!

2-

Gió êm bờ cỏ tốt tươi

Buồm cao thuyền nhỏ thả trôi lững lờ

Đồng bằng sao rủ như mơ

Sông dài trăng tỏa khói mờ nước soi

Nghiệp văn danh tiếng nhất thời

Tuổi hưu yếu mệt, nghỉ thôi thân già

Kiếp phiêu bạc, chẳng đâu nhà

Cô đơn chim biển bao la đất trời!

Lộc Bắc

Fev23

Góp ý của Mỹ Ngọc:

NỖI NIỀM ĐÊM ĐẤT KHÁCH.

Gió nhẹ trên bờ cỏ,

Thuyền buồm đêm lẻ loi.

Sao sa đồng rộng mở,

Trăng chiếu sông dài trôi.

Danh tiếng văn chương tạo.

Quan già hưu dưỡng thôi.

Lang thang sao lại giống,

Bãi cát cánh chim trời.

Mỹ Ngọc phỏng dịch.

Feb. 26/2023.

Góp ý của Bát Sách:

Góp Ý Cho Bài 159a, LỮ DẠ THƯ HOÀI Của ĐỖ PHỦ.

Bài này của Đỗ có nhiều chữ khó, thể ngũ ngôn lại quá súc tích, không dễ dịch, vì nếu theo đúng ngũ ngôn thì chẳng có cách nào dùng 5 chữ Việt để nói hết ý của tác giả. Đại khái là 4 câu đầu thì tả cảnh: chiếc thuyền cô lẻ chạy trong đêm trăng, gió nhẹ thổi qua bờ cỏ, sao như rụng trên cánh đồng rộng, sóng làm bóng trăng dưới nước lay động, như vọt lên khỏi mặt sông... (Nguyệt dũng đại giang lưu). Tả như vậy thì thật tuyệt vời. Bốn câu sau là than thở, thương thân mình như cánh chim âu, lẻ loi giữa trời đất...

NIỀM RIÊNG ĐẤT KHÁCH.

Gió nhẹ mơn bờ cỏ,

Thuyền lẻ đêm dựng buồm,

Sao rơi trên đồng rộng,

Nguyệt toé nước trên sông.

Danh nổi nhờ thơ, phú,

Già bệnh nghỉ cho xong,

Chơi vơi như chi vậy,

Chim âu giữa từng không.

Bát Sách.

(Ngày 27 tháng 2 năm 2023)

Góp ý của Khánh Hưng:

TÂM SỰ LỮ KHÁCH VÀO KHUYA

Ngã nghiêng đám cỏ Phi lao,

Hiu hiu làn gió đảo chao muôn bề.

Chiếc thuyền vượt sóng lê thê,

Cột buồm cao vút, đêm về quạnh hiu.

Ngàn sao rủ xuống yêu kiều,

Cánh đồng bằng phẳng, mỹ miều bao la.

Ánh trăng tóe nước mượt mà,

Dòng sông cuồn cuộn, ngâm nga khôn dừng.

Tiếng tăm lừng lẫy khắp cùng,

Há nhờ chữ nghĩa vẫy vùng rồng bay.

Chức quan khốn khó lâu nay,

Hom hem già yếu - kíp ngay cáo từ.

Chơi vơi lãng tử ưu tư,

Hải âu tựa thể - mịt mù xé mây.

Khánh Hưng


Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Góp ý của Kim Oanh:

Nỗi Niềm Đêm Đất Khách

Bên sông cỏ gió mơn man

Trong đêm đơn độc thuyền nan xuôi dòng

Ngàn sao rủ xuống cánh đồng

Ánh trăng vương vãi sóng cuồng nổi trôi

Văn chương danh lợi bao đời

Sức già ốm yếu phải thôi quan trường

Thân này phiêu bạt muôn phương

Tựa chim Âu lạc giữa đường quạnh hiu.

Kim Oanh

Góp ý của Đồ Cóc:

Góp:

Vẫn vầng trăng sáng mơ hồ

Vẫn cùng luồng gió đêm xô tóc dài

Côn trùng vẫn tiếng bên tai

Ta vẫn sau trước hình hài đơn côi

Lao đao kiếp sống chưa rồi

Một mình một bóng chỉ tôi với trời

Cuộc đời bao lúc nổi trôi

Cuối cùng thân xác đơn côi một mình

Đồ Cóc

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Thu Mar 16, 2023 1:33 am    Tiêu đề: Độc Tiểu Thanh ký - Nguyễn Du


Độc Tiểu Thanh ký

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


LTCD thế kỷ 21 bài 997

Độc Tiểu Thanh ký

Nguyễn Du

Lời Phi lộ

Phùng Tiểu Thanh 馮 小青 (1594-1612) là một giai nhân tài hoa bạc mệnh đời Minh (Trung Quốc). Nàng được gả làm lẽ cho một người có tên là Phùng nên đổi tên là Tiểu Thanh để tránh tên húy của chồng. Vợ cả của Phùng rất ghen, bắt nàng ở riêng biệt trong một ngôi nhà trên núi Cô Sơn cạnh hồ Tây nên nàng buồn phiền chết sớm lúc mới vừa 18 tuổi. Người vợ cả này còn cố chấp đốt tập thơ của nàng, chỉ còn sót lại 12 bài. Nguyễn Du, khi đi sứ sang Nhà Thanh, ngồi một mình đọc tiểu sử và tàn thư (mấy bài thơ còn sót lại) của Tiểu Thanh tại một khách điếm bên cạnh hồ Tây, cảm thấy mình có thân thế giống nàng nên làm bài thơ 讀小青記 Độc Tiểu Thanh ký để gởi gấm tâm sự của mình. (Phỏng theo Thi Viện & sách Ngàn Năm Thương Nhớ xuất bản từ Hà Nội).

Qua bài thơ này ta hãy xét xem Nguyễn Du là một thi sĩ đa cảm và có mặc cảm hay một chính khách chân chính.

Nguyên tác Dịch âm

讀小青記 Độc Tiểu Thanh ký

西湖花苑盡成墟 Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,

獨吊窗前一紙書 Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.

脂粉有神憐死後 Chi phấn hữu thần liên tử hậu,

文章無命累焚餘 Văn chương vô mệnh luỵ phần dư.

古今恨事天難問 Cổ kim hận sự thiên nan vấn,

風韻奇冤我自居 Phong vận kỳ oan ngã tự cư.

不知三百餘年後 Bất tri tam bách dư niên hậu,

天下何人泣素如 Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

Chú giải

西湖 Tây Hồ: tên đất gần hồ Tây (trong bài thơ dịch sẽ để nguyên tên đất Tây Hồ, không dịch là hồ Tây).

盡成墟 Tận thành khư: cuối cùng đã trở thành gò mối; ý nói đã trở thành hoang phế.

紙 chỉ: tờ giấy. 一紙書 nhất chỉ thư: ý nói một ít bài còn sót lại trong một tập thơ.

脂粉 chi phấn: phấn sáp của đàn bà, chỉ nhan sắc.

焚餘 phần dư: viết tắt cụm từ phần dư cảo có nghĩa là tập thơ bị đốt còn sót lại. Tiểu Thanh có một tập thơ nói tâm sự của mình; lúc nàng chết, vợ cả ghen, lấy đốt đi, còn sót lại 12 bài gọi là phần dư cảo.

風韻奇冤 phong vận kỳ oan: ý nói phong cách (của ta) phảng phất nỗi oan (của nàng)... Sẽ bàn về tâm sự của Nguyễn Du qua cụm từ này trong Lời bàn Của Con Cò.

我自居 ngã tự cư: ta tự cư trú tại..., ý nói ta tự tình với nàng.

Dịch nghĩa

Đọc chuyện nàng Tiểu Thanh

Vườn hoa cạnh Tây Hồ đã thành hoang phế,

Ta ngồi bên song đọc tập tàn thư của Tiểu Thanh.

Nhan sắc (của nàng) có hồn thiêng nên còn truyền miệng sau khi nàng chết,

Văn chương (của nàng) không có mệnh nên chỗ còn lại hơi lu mờ (chỉ còn ít ỏi không đủ sáng tỏ).

Từ xưa tới nay ngàn mối hận biết hỏi ai?

Ta thông cảm nỗi oan kỳ lạ của nàng nên tự tình (cùng nàng).

Chả biết hơn ba trăm năm sau,

Trong thiên hạ có ai khóc ta (Tố Như) chăng?

Dịch thơ

Đọc Tàn Thư Của Tiểu Thanh

Tây Hồ phong cảnh đã hoang vu,

Viếng khách bên song đọc vụn thư*.

Nhan sắc khôn thiêng còn sót lại,

Văn chương phận bạc đã mờ lu.

Xưa nay ngàn hận tìm ai hỏi,

Thông cảm oan khiên mỗ vịnh thơ.

Ba trăm năm nữa còn ai biết,

Thiên hạ có người khóc Tố Như?

*vụn thư: vài bài thơ còn sót lại của một tập thơ đã bị đốt.

Lời bàn của Con Cò

Đây là một bài tạp thi của Nguyễn Du. Ý thơ chia làm 2 phần rõ rệt: phần thứ nhất gồm 6 câu đầu tả thân phận hẩm hiu của Tiểu Thanh, có nhan sắc lộng lẫy và văn chương lỗi lạc mà thân thế bị tình duyên vùi dập; phần thứ hai gồm 2 câu kết bày tỏ tâm sự của tác giả; đó là tâm sự của một sĩ phu chân chính mà phải thờ hai triều đại đối nghịch nhau (Nguyễn Du thuộc dòng dõi trung thần của nhà Lê, đã phải sống 10 năm lưu vong trên đất Bắc để lánh nhà Nguyễn Tây Sơn, rồi sau phải thờ nhà Nguyễn Gia Long). Ông mặc cảm rằng thời thế đã đưa đẩy mình thành một sĩ phu xu thời; giống như thế tục đã vùi dập Tiểu Thanh thành một giai nhân mệnh bạc.

- Phần thứ nhất:

Câu 1 & 2:

Mở đề, nói rằng dưới phong cảnh hoang phế của Tây Hổ, ta ngồi một mình trước song đọc phần thơ còn sót lại của nàng Tiểu Thanh và đề thơ điếu (trễ) nàng.

Câu 3 & 4:

Nhan sắc (của nàng) còn lưu truyền lại đời sau bởi vì nó có hồn thiêng (hữu thần),

(Nhưng) Văn chương (của nàng) thì bạc mệnh nên đã lu mờ (bị vợ cả ghen tuông đốt đi gần hết, số bài còn lại không đủ sáng tỏ).

Câu 5 & 6:

Từ cổ tới kim, ngàn mối hận đều khó hỏi được ai,

Ta thông cảm điều đó nên đề thơ tặng nàng.

- Phần thứ hai:

Chỉ có 2 câu nhưng đã có cả trăm bài bình luận về 2 câu này từ những sinh viên đại học đến các học giả; ý kiến của những bình luận phần nhiều đều na ná giống nhau, đại khái chống đỡ cho quan niệm trung quân ái quốc của thi hào họ Nguyễn; có lẽ do thói quen tuyệt đối tôn trọng tiền bối. Đó là hai câu 7 & 8: Nói lên tâm sự của Nguyễn Du: Chả biết hơn 3 trăm năm sau có ai khóc thương ta không?

Trả lời của Con Cò cho câu hỏi của Nguyễn Du:

Tới thế kỷ 21, toàn thể trí thức Giao Chỉ vẫn thưởng thức văn chương trác tuyệt của thi hào Nguyễn Du nhưng ít ai khóc thương ông đã phải thờ hai vua đối nghịch nhau. Thời xưa, những sĩ phu thấm nhuần Khổng học thường lẫn trung quân với ái quốc; nhưng thời nay, ái quốc đã có định nghĩa mới, theo thể chế Dân chủ (vua không phải là nước nên ái quốc không phải là trung với vua).

Theo thiển ý của Con Cò, Nguyễn Du là một thi sĩ đa cảm nhưng có mặc cảm không đúng chỗ chứ không phải một chính khách chân chính. Đa số những chính khách Tàu và Việt thời cổ thường có mặc cảm xu thời nếu phải thờ hai ông vua đối nghịch nhau (trừ những chính khách lỗi lạc như Quản Trọng và Bảo Thúc Nha nước Tề thời Chiến Quốc). Ngay cả sử gia số 1 của Trung Quốc là Tư Mã Thiên, khi viết về Quản Trọng, cũng chưa thông suốt về sự khác biệt giữa trung quân và ái quốc: ông gọi Án Anh là Án tử mà không gọi Quản Trọng là Quản tử (chữ tử hàm ý kính trọng). Để so sánh 2 danh nhân này, Tư Mã Thiên viết hẳn một chương có đầu đề là Quản Trọng, Án tử. Án Anh và Quản Trọng là hai chính khách hàng đầu của nước Tề (nói riêng) và của Trung Quốc (nói chung), sống cách nhau gần một trăm năm. Án Anh thờ 3 đời vua kế tiếp nhau nhưng Quản Trọng thờ hai công tử đối ngược nhau. Quản Trọng lúc đầu theo công tử Củ; Bảo Thúc Nha, tri kỷ của Quản Trọng, theo công tử Tiểu Bạch (đối nghịch với công tử Củ). Sau này công tử Tiểu Bạch lên ngôi là Tể Hoàn công; Bảo Thúc Nha tiến cử Quản Trọng lên Tề Hoàn công để làm rạng rỡ nước Tề trong vai tể tướng. Vì Quản Trọng phò hai công tử đối nghịch nhau nên không được Tư Mã Thiên vinh danh lên hàng tử mặc dù ông đã ca ngợi công đức của Quản rất chính xác và sắc bén trong nhiều trang sử ký. (Phỏng theo Sử Ký Của Tư Mã Thiên do Giản Chi Nguyễn Hiến Lê soạn, từ trang 335 tới trang 343).

Tóm lại, bài thơ Độc Tiểu Thanh ký, ngoài 2 câu 7 & 8, là một bài thất ngôn bát cú luật thi có giá trị văn chương cao.

Góp ý của Khánh Hưng:

ĐỘC TIỂU THANH KÝ – Nguyễn Du

CÂU CHUYỆN NGƯỜI VỢ LẼ

Hoa viên cạnh chốn Tây Hồ,

Giờ đây hoang phế mịt mờ cỏ tranh.

Hồng nhan bạc phận Tiểu Thanh,

Tiếc thương nghiền ngẫm bên mành chuyện xưa.

Lệ rơi lã chã như mưa,

Mỹ nhân khuất núi - há chừa được yên.

Chân dung bức họa muộn phiền,

Dạ hồn son phấn linh thiêng xót đời.

Thi ca vô mệnh ngàn khơi,

Tai bay họa gởi, lửa cơi đốt rồi...

Dăm bài còn sót lại thôi,

Hận lòng kim cổ - oán trời khôn nguôi..

Tự xem tri kỷ của Người,

Đồng thuyền cùng hội, mong lời tường phân.

Nết thời phong nhã đa mang,

Lạ lùng oan trái, ngỡ ngàng tội vong.

Nữa ba thế kỷ hư không,

Tố Như ai nhớ, khóc ròng dùm ta?

Khánh-Hưng

* Riêng tặng Anh Nguyễn Linh Quang,

Góp ý của Mỹ Ngọc:

MN góp bài phỏng dịch bài thơ số 997-ND-ĐTTK.

ĐỌC CHUYẬN TIỂU THANH.

Hồ Tây vườn cảnh bỏ hoang khai,

Thơ đọc bên song chỉ ít bài.

Nhan sắc có hồn lưu lại mãi,

Văn chương không mệnh đã mờ phai.

Xưa nay oán hận trời cao hỏi,

Ẩn hiện oan tình ta tự hay.

Chả biết sau ngoài ba thế kỷ.

Người đời ai khóc Tố Như đây?

Mỹ Ngọc phỏng dịch.

Mar. 1/2023.


Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Góp ý của Lộc Bắc:

Cụ Nguyễn Du nổi tiếng, văn thơ được truyền tụng trong dân gian nhờ những kiệt tác viết bằng chữ nôm như truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh... cụ còn viết nhiều bài thơ bằng chữ Hán, được chép trong ba tập thơ: Thanh Hiên tiền hậu tập, Nam Trung tạp ngâm và Bắc Hành tạp lục, nhưng bị thất lạc rất nhiều; Đào Duy Anh thu thập được 131 bài, sau nhà xuất bản Văn học xuất bản Thơ chữ Hán Nguyễn Du tập mới do Lê Thước và Trương Chính sưu tầm, chú thích, phiên dịch, sắp xếp, gồm 249 bài. Những bài thơ chữ Hán ít người biết đến chỉ phổ biến trong giới sĩ phu. Khi có chữ quốc ngữ, số người biết đến tăng lên nhiều, trong số đó bài Độc Tiểu Thanh ký được nhiều người biết đến gây hao tổn bút mực nhiều khởi nguồn từ hai câu 7 và 8 phạm niêm luật.

Bất tri tam bách dư niên hậu,

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.

(Ba trăm năm lẻ qua rồi.

Trên trần biết có còn ai khóc mình?).

Ngoài Bắc năm 1924 trong cuốn Truyện cụ Nguyễn Du, hai tác giả là Phó bảng Phan Sĩ Bàng và Giải nguyên Lê Thước, dựa theo ý kiến của ông Nghè Nguyễn Mai, thuộc thế hệ thứ mười của dòng họ Nguyễn Tiên Điền, lần đầu tiên công bố hai câu cuối của bài Độc Tiểu Thanh ký và giới thiệu là lời khẩu chiếm (lời trăn trối) của Nguyễn Du trước khi mất. Sau năm 1954 bài này được đưa vào sách giáo khoa Văn Học lớp 10 và một phái đoàn được cử qua Tầu để tìm kiếm tung tích Tiểu Thanh và tác phẩm còn sót lại của bà.

Học giả Phan Văn Hùm ở miền Nam cũng tán đồng ý kiến đó: "Tính ra từ năm Gia Tĩnh triều Minh (1522) đến năm Canh thìn (1820) thì sẽ sít số 300 năm. Vậy đến ngày chết Nguyễn Du vẫn mang canh cánh bên lòng Truyện Thuý Kiều mà nhớ rằng, mình khéo dư nước mắt khóc người ở 300 năm trước mình, rồi nhân đó mà liên tưởng nghĩ đến sau mình 300 năm không biết có ai khóc giùm mình như mình đã khóc Thuý Kiều chăng".

Bản gốc Độc Tiểu Thanh ký không có, hiện nay có hai giả thuyết về bài Độc Tiểu Thanh ký: giả thuyết đầu thì cho rằng bài thơ nguyên thủy có 8 câu đúng như truyền tụng; giả thuyết sau thì cho rằng 2 câu 7, 8 do con cháu, người đời sau sáng tác, hay lời trối trăn của Nguyễn Du được ghép vào 6 câu của một bài thơ của chính Nguyễn Du viết về Tiểu Thanh.

(lấy ý các bài trên nét)

Ý của LB nghiêng về giả thuyết thứ hai, bài Độc Tiểu Thanh ký là một bài thơ ghép vì cụ Nguyễn Du vốn xuất thân khoa bảng, nếu “kết” hai câu 7, 8 thì cụ cũng thừa sức sửa luật thơ từ luật bằng qua luật trắc cho bài thơ khỏi phạm luật.

Sau đây là phỏng dịch (vẫn giữ thất niêm) bài Độc Tiểu Thanh ký:

ĐỌC TRUYỆN TIỂU THANH

Tây Hồ vườn cảnh biến gò hư

Đọc phúng bên song một lá thư

Son phấn có thần thương dẫu chết

Văn chương không mệnh lụy tàn dư

Xưa nay mối hận trời khôn hỏi

Phong vận trái oan ta khác ư?

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa

Thiên hạ ai người khóc Tố Như?

Lộc Bắc

Mars23

Góp ý của Đồ Cóc:

Góp:

Ta còn đang sống sờ sờ

Già cao tuổi hạc chẳng nhờ tới ai

Văn chương chữ nghĩa ai tai

Viết ra mình đọc lai rai qua ngày

Con cái nào chữ trên tay

Văn mình vợ khách thật hay vô cùng

Ta rồi cũng biết cáo chung

Sống để bụng chết khôn cùng mang theo!

Đồ Cóc

Góp ý của Bát Sách:

Kỳ này ÔC đưa ra một bài thơ làm BS điên đầu. Đọc phớt qua, nếu dịch theo cách hiểu của mình thì không rắc rối lắm, nhưng vì lỡ dại, tìm trên Internet, thấy rất nhiều tranh luận, phân tích, đọc xong thì BS bị tẩu hỏa nhập ma, vì mỗi người hiểu và giảng một cách.

VỀ CÁI TỰA: mọi người đều đồng ý rằng không có sách nào tên TIỂU THANH KÝ cả, vậy mình có thể hiểu là GHI SAU KHI ĐỌC TIỂU THANH. Nhưng KÝ cũng có nghĩa là tất cả những gì viết về Tiểu Thanh, và như vậy đầu đề có thể hiểu là ĐỌC NHỮNG GHI CHÉP VỀ TIỂU THANH. Và BS lấy ý trước làm tựa.

ĐỘC ĐIẾU SONG TIỀN NHẤT CHỈ THƯ:

# Điếu là tế, điếu người chết, bi thương, dơ lên (sách hay giấy)

# Song tiền là TRƯỚC cửa sổ. Vậy thì là cửa sổ nhà ai? Nếu là cửa sổ nhà tác giả thì ông ở bên ngoài, không phải ở trong nhà. Vậy phải đọc điếu trước cửa nhà của Tiểu Thanh. Nàng chết đã trên 300 năm, mồ đà hoang phế, thì chỗ nàng ở liệu có còn không?

# Nhất chỉ thư, là một tờ thư, theo Nguyễn Quảng Tuân, thì cả câu có ý nói là tác giả, trước cửa sổ, viết trên giấy bài thơ này, để tế điếu người bạc mệnh. Lối giải thích này có vẻ hợp lý nhất, nhưng vẫn còn kẹt chữ song tiền. Thôi thì phải hiểu rằng tác giả ngồi bên trong, đối diện với cửa sổ để viết thơ.

Dương Cự Nguyên, trong bài Thôi Nương Thi (Thôi Oanh Oanh) có 2 câu chót là:

Phong lưu tài tử đa xuân tứ,

Trường đoạn Tiêu Nương nhất chỉ thư.

Cao Bá Quát, khi làm bài Tự Tình, cũng mượn hai câu thơ trên.

CHI PHẤN HỮU THẦN LIÊN TỬ HẬU: Son phấn có thần, nên dù nàng chết rồi vẫn gợi nỗi cảm thương (cho tác giả). Theo những gì BS đọc được, thì Tiểu Thanh có nhờ một họa sư đến vẽ truyền thần cho nàng: bức thứ nhất đúng vẻ ngoài nhưng không có thần; bức thứ hai có thần nhưng không sống động; bức thứ ba, nàng cố giữ tự nhiên, nét mặt và cử động bình thường nên bức tranh thật hoàn hảo. Do đó mà có chữ hữu thần.

VĂN CHƯƠNG VÔ MỆNH LUỴ PHẦN DƯ: Theo tiểu sử thì Tiểu Thanh văn thơ trác tuyệt, nàng có nhiều sáng tác, nhưng khi nàng chết rồi, người vợ cả đã đốt mất bức tranh số một và tập thơ phú, còn sót lại được 9 bài tuyệt cú, 1 bài cổ thi, 1 bài từ, và bức thư gửi cho chồng. Số thơ còn lại đó là PHẦN DƯ. Vì văn chương bị đốt nên VÔ MỆNH. Văn chương tuy không có mệnh, nhưng phần còn lại cũng làm bi lụy tha nhân.

CỔ KIM HẬN SỰ THIÊN NAN VẤN: Thiên hạ cũng bàn luận rất nhiều về chữ HẬN này, nhưng BS thì hiểu rằng cuộc đời của Tiểu Thanh là một mối hận cho nàng, hoặc là mối hận sầu của thế nhân cho người đẹp tài hoa mà bạc mệnh. Nỗi hận này có hỏi trời cũng khó.

PHONG VẬN KỲ OAN NGÃ TỰ CƯ.: Cái nỗi oan kỳ lạ của người tài hoa, phong nhã, ta đã sống trong cảnh đó rồi nên rất thông cảm.

Câu này, mọi người đều cho rằng Nguyễn Du là người có tài, có “phong vận “ mà cũng chịu nỗi kỳ oan như nàng Tiểu Thanh. Điều này thì BS không đồng ý.

Nguyễn Du là cựu thần nhà Lê, khi Lê mất, ông không theo Tây Sơn, sang Tầu, cùng một người thân vốn gốc Quảng Tây là Nguyễn Đăng Tiến. Trở về năm 1790 khi người anh là Nguyễn Đề đang làm quan với Tây Sơn. Năm 1796, ông trốn vào Nam theo Nguyễn Ánh, nhưng bị Nguyễn Thận bắt giam ở Nghệ An 3 tháng. Trở về Bắc, ông được anh vợ giao cho trang trại ở Quỳnh Hải.

Sau khi lên ngôi năm 1802, năm 1803, Gia Long ra Bắc, Nguyễn Du đem quân lương đến dâng vua, được phong tri huyện Phù Dung. Ông được vua trọng dụng, lên chức rất mau, năm 1813 được làm Cần Chánh Điện Đại Học Sĩ dù ông chỉ đỗ tam trường, và được cử đi sứ Trung Hoa.

Năm 1820, Minh Mạng lên ngôi, ông lại được cử đi sứ Tầu, nhưng qua đời trước khi lên đường. Ông ra đi nhẹ nhàng, không một lời trăn chối.

Cứ coi như vậy thì Nguyễn Du làm quan nhà Nguyễn là tự nguyện, không ai bắt buộc cả, không có thất chí hay chịu oan khiên gì mà phải ví mình với Tiểu Thanh.

BẤT TRI TAM BÁCH DƯ NIÊN HẬU

THIÊN HẠ HÀ NHÂN KHẤP TỐ NHƯ.

Như vừa nói ở trên, 2 câu thơ này đúng là 2 câu chót của bài thơ, không phải là thơ khẩu chiếm khi sắp chết mà hậu duệ gắn vào. Chẳng lẽ ông lại làm bài thơ có 6 câu? Nếu 8 câu thì 2 câu chót ra sao? Thất niêm cũng đâu có sao, Lý Bạch còn thất niêm trong bài Hoàng Hạc Lâu mà!

Tại sao lại TAM BÁCH DƯ NIÊN HẬU?

LB dẫn bài của Phan Văn Hùm” tính ra từ năm Gia Tĩnh triều Minh (1522) tới năm Canh Thìn (1820) thì sẽ sít số 300 năm “ Gia Tĩnh Triều Minh là truyện Kiều, đâu phải Tiểu Thanh.

Tiểu Thanh sinh năm 1594, chết 1612. Tính tới khi Nguyễn Du chết 1820 thì mới có 226 năm. Những sách khác không thống nhất: nàng sinh thời Minh mạt hoặc Thanh sơ thì quá ngắn, kém xa 300 năm.

Theo Dương Châu Mỹ Nữ, “ở Tây Hồ có mộ của 2 người đẹp, Tô Tiểu Tiểu thời Nam Tề, và Phùng Tiểu Thanh thời Minh sơ.” Theo sách này, ông nội Tiểu Thanh phò Chu Nguyên Chương, cha của nàng làm Thái Thú Quảng Lăng. Khi cháu nội Chương lên ngôi là Huệ Đế, thì bị chú là Yên Vương Chu Lệ cướp ngôi, toàn gia họ Phùng bị giết, trừ Tiểu Thanh, đó là năm 1402, khi nàng đang tuổi cập kê, tức 14-15 tuổi. Nàng mất 3-4. năm sau, tức 1405-1406. Theo một số tác giả, thì bài thơ Độc Tiểu Thanh Ký được làm khi Nguyễn Du chu du ở Tầu 3 năm, 1787-1790 như vậy khoảng cách là 1790- 1406= 384 năm, quá nhiều để viết TAM BÁCH DƯ NIÊN.

Tóm lại, còn nhiều nghi vấn về bài thơ, chưa có câu trả lời thỏa đáng,dù đó là một bài thơ rất hay. Đây là bản BS dịch theo cách hiểu của mình:

GHI SAU KHI ĐỌC TIỂU THANH.

Tây Hồ hoa cỏ đã hoang vu,

Trước song ghi điếu một đoạn thơ,

Nhan sắc có thần, thương phận bạc,

Văn chương vô mệnh chịu tiêu sơ,

Xưa nay chuyện hận trời không thấu,

Oan lạ tài hoa đã hiểu dư,

Ba trăm năm lẻ sao mà biết,

Thiên hạ ai người khóc Tố Như.

Bát Sách.

(Ngày 03 tháng 03 năm 2023)

@ Lộc Bắc:

Cứ coi như vậy thì Nguyễn Du làm quan nhà Nguyễn là tự nguyện, không ai bắt buộc cả, không có thất chí hay chịu oan khiên gì mà phải ví mình với Tiểu Thanh. BS

Phong vận kỳ oan của Nguyễn Du là tôi trung mà phải thờ hai chúa gần giống như chuyện nàng Kiều vì muốn cứu cha mà phải bán mình, chịu bao nỗi truân chiên, chứ không thể dùng hoàn cảnh của Tiểu Thanh để biện minh cho nỗi oan của mình vì Nguyễn Du biết rõ Tiểu Thanh thà chết chứ không chịu lấy chồng khác như Dương phu nhân gợi ý.

Hai câu chót của bài Độc Tiểu Thanh ký:

Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

Chẳng hay ba kỉ năm sau nữa

Thiên hạ ai người khóc Tố Như (Q Tấn)

có thể là hai câu cụ tự kiêu hãnh về mình (riêng đối với lớp sĩ phu), hoặc trong một bài thất ngôn nào đó nói về Thúy Kiều, cả hai đều vì hoàn cảnh mà phong vận kỳ oan! Gái truân chuyên, người thờ hai chúa!

Bài Độc Tiểu Thanh ký do bị ghép nên mới có cảnh râu ông này cắm cằm bà kia và sai niêm luật của một bài đường luật!

Góp ý của Phí Minh Tâm:

Nguyên tác: Phiên âm:

讀小青記 - 阮攸 Độc Tiểu Thanh Ký - Nguyễn Du

西湖花苑盡成墟 Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư

獨吊窗前一紙書 Độc điếu song tiền nhất chỉ thư

脂粉有神憐死後 Chi phấn hữu thần liên tử hậu

文章無命累焚餘 Văn chương vô mệnh luỵ phần dư

古今恨事天難問 Cổ kim hận sự thiên nan vấn

風韻奇冤我自居 Phong vận kỳ oan ngã tự cư

不知三百餘年後 Bất tri tam bách dư niên hậu

天下何人泣素如 Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như


ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU


Dịch thơ:

Đọc Truyện Tiểu Thanh

Tây Hồ hoa héo cảnh hoang sơ,

Bên cửa viếng nàng qua tập thơ.

Nhan sắc có thần lưu nuối tiếc,

Văn chương bạc mệnh bị phai mờ.

Xưa nay khổ hận chỉ trời thấu,

Phải sống oan tình cả giấc mơ.

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,

Ai người còn nhớ khóc nhà thơ.

Phân tích bài thơ:

Là người Việt Nam, ai cũng biết đến đại thi hào Nguyễn Du. Người ta, cũng như riêng tôi trước đây, biết đến ông qua Đoạn Trường Tân Thanh hay Truyện Kiều, một đại tác phẩm gồm 3254 câu thơ lục bát. Qua bài thơ Độc Tiểu Thanh Ký, Nguyễn Du còn giỏi về thơ Đường Luật. Nhiều người đã dịch và bình luận về phần hồn của bài thơ Đường luật này. Ở đây tôi muốn thử phân tích phần xác hay kỹ thuật của bài Thất Ngôn Bát Cú để thấy rõ thi tài của Nguyễn Du.

1- Luật

Luật của bài thơ TNBC điều tiết âm thanh theo chiều ngang trong nội bộ mỗi câu. Luật được căn cứ vào chữ thứ 2 của câu đầu. TNBC làm theo Luật Bằng nếu chữ thứ 2 ở câu đầu thuộc thanh bằng và theo Luật Trắc nếu chữ thứ 2 ở câu đầu thuộc thanh trắc. Luật quy định thanh các chữ 2, 4, 6 trong câu 1 như sau:

Thứ tự trong câu 2 4 6

· Luật Bằng B T B

· Luật Trắc T B T

Trong câu 1 bài Độc Tiểu Thanh Ký: Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư, chữ Hồ thanh bằng; như thế bài thơ theo luật bằng.

2- Niêm

Nếu Luật quy định phân phối âm thanh theo chiều ngang, Niêm phối hợp âm thanh theo chiều dọc của bài thơ. Niêm (nghĩa đen là dính) là sự kết nối âm thanh của hai câu thơ trong bài thơ Đường luật. Niêm đòi hỏi 2 chữ ở cùng vị trí trong 2 câu khác nhau phải cùng thanh bằng hoặc cùng thanh trắc.

Cặp câu 2 và 3 niêm với nhau. Cặp câu 4 và 5 niêm với nhau. Cặp câu 6 và 7 niêm với nhau. Câu 8 niêm với câu 1 khép kín bài thơ.

Do luật bằng trắc đòi hỏi, một bài thơ đúng niêm thì các câu 1, 4, 5, và 8 phải niêm với nhau, và các câu 2, 3, 6 và 7 niêm với nhau.

Độc Tiểu Thanh Ký

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.

Chi phấn hữu thần liên tử hậu,

Văn chương vô mệnh lụy phần dư.

Cổ kim hận sự thiên nan vấn,

Phong vận kỳ oan ngã tự cư.

Bất tri tam bách dư niên hậu,

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

Thất niêm là một cấm kỵ trong thơ Đường luật. Phải chăng trong hai câu cuối, cụ Nguyễn Du đã cố tình thất niêm để kết luận nổi bật:

Bất tri tam bách dư niên hậu Ba trăm năm nữa làm sao biết

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như Thiên hạ ai người khóc Tố Như

3- Vận

Vận hay vần của bài thơ là vần của những chữ cuối câu. Theo nhiều tác giả, chỉ có vần bằng được gieo trong thơ Đường luật và vần trắc không chính quy. Điều này có lẽ đúng vì rất hiếm thấy bài thơ vần trắc trong các câu 1, 2, 4, 6 và 8.

Bài Độc Tiểu Thanh Ký vần bằng trong các câu 1 khư, 2 thư, 4 dư, 6 cư, và 8 như.

4- Tiết Tấu

Thơ luật TNBC ngắt nhịp chẵn/lẻ (âm dương). Vì cần luật, niêm, đối xứng để tạo âm điệu, 7 chữ trong mỗi câu thơ được chia ra 2 nhóm nhất định: 4 chữ và 3 chữ (4/3) hoặc 2 chữ, 2 chữ và 3 chữ (2/2/3).

Bài Độc Tiểu Thanh Ký theo nhịp 2/2/3 trong tất cả 8 câu.

5- Bố Cục

Ngoài hình thức chặt chẽ của luật bằng trắc đã đề cập ở các mục trên, một bài TNBC, gồm 56 chữ chia làm 8 câu mỗi câu 7 chữ, phải nói lên trọn vẹn một câu chuyện với một bố cục và đối xứng nhất định. Nội dung câu chuyện phải diễn tả theo trình tự 4 phần:

a. Đề

Đề ấn định bối cảnh cho câu chuyện sẽ được kể ra và gồm có hai phần:

· Phá đề gồm câu 1 mở đầu hoặc giới thiệu câu chuyện.

· Thừa đề gồm câu 2 nối tiếp ý cho biết thời điểm, nơi chốn...

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư

Tây Hồ hoa héo cảnh hoang sơ,

Bên cửa viếng nàng qua tập thơ.

Câu 1 nhập đề với vườn hoa hoang phế ở Tây Hồ. Câu 2 cho biết địa điểm và hoàn cảnh gặp Tiểu Thanh.

b. Thực

Thực hoặc trạng gồm câu 3 và câu 4 nói lên ý định, nội dung bài thơ.

Chi phấn hữu thần liên tử hậu,

Văn chương vô mệnh lụy phần dư.

Nhan sắc có thần lưu nuối tiếc,

Văn chương bạc mệnh bị phai mờ.

Nội dung miêu tả nhân vật chính, người có nhan sắc và thần thái nên được thương tiếc cả sau khi chết. Nàng còn là người giỏi văn thơ, nhưng gặp số xấu, sách vở bị đốt cháy. Người đời chỉ biết đến văn chương của nàng qua các trang giấy vụn còn sót lại.

c. Luận

Luận gồm câu 5 và câu 6 bàn luận rộng thêm về nội dung, tả cảnh hoặc tình cảm.

Cổ kim hận sự thiên nan vấn,

Phong vận kỳ oan ngã tự cư.

Xưa nay khổ hận chỉ trời thấu,

Phải sống oan tình cả giấc mơ.

Nới rộng đề tài, số mạng sướng khổ chỉ có trời mới biết. Con người phải chấp nhận sống với số mạng của mình, mà ông cho là tự mình chọn lựa.

d. Kết

Kết gồm câu 7 và câu 8 chuyển ý và tóm tắt, hoặc có ý mới gây xúc cảm hay tạo suy nghĩ thêm.

Bất tri tam bách dư niên hậu,

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

Ba trăm năm nữa làm sao biết

Thiên hạ ai người khóc Tố Như

Đọc nội dung bài thơ, ta có cảm tưởng cụ Nguyễn Du viết về Tiểu Thanh để nói lên thân phận của chính mình. Phần kết của bài thơ xác nhận điều này.

6- Đối Xứng

Câu 3 và câu 4 phải đối nhau về chữ và về ý. Câu 5 và câu 6 phải đối nhau như thế.

Đối chữ được xét dưới 2 phương diện: thanh của chữ và loại của chữ. Thanh như trắc đối với bằng hoặc bằng đối với trắc. Loại của chữ có nghĩa là danh từ phải đối với danh từ, tính từ phải đối với tính từ, động từ phải đối với động từ, trạng từ phải đối với trạng từ, cụm từ phải đối với cụm từ...

Về ý, có chính đối và phản đối. Chính đối khi 2 ý tương hợp. Phản đối khi 2 ý trái ngược nhau.

Chi phấn hữu thần liên tử hậu đối với

Văn chương vô mệnh lụy phần dư

Cổ kim hận sự thiên nan vấn đối với

Phong vận kỳ oan ngã tự cư

Kết luận:

Bài thơ là một tuyệt tác văn chương.

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Sun Apr 02, 2023 5:12 pm    Tiêu đề: XUÂN TÀN


Xuân Tàn

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa
" Tự thẹn tình oanh còn thắm thiết "


Xuân Tàn

LTCD thế kỷ 21 bài 335*

CỚ SAO MÀ BUỒN?

Chả biết bài thơ này làm trong hoàn cảnh nào mà nỗi buồn trái cựa như vậy. Hàn Ốc đỗ tiến sĩ sớm và hoạn lộ thênh thang (làm quan tới chức Binh Bộ thị lang) mà lại uống li bì và buồn não nuột chỉ vì sắp hết xuân hay sao? Nho sĩ là hạng người thấu hiểu ý nghĩa tuần hoàn của trời đất. Xuân đến rồi đi, đi rồi lại đến, mỗi năm. Cớ sao mà buồn? Nếu đặt bài này bên cạnh những bài vui vầy với thú giao hoan của ông thì có thể nghi rằng nó không phải thơ của ông. Hãy tìm xem Hàn có buồn vì duyên cớ nào khác hay không?

Nguyên tác Dịch âm

春盡 Xuân Tận

惜春連日醉昏昏 Tích xuân liên nhật tuý hôn hôn,

醒後衣裳見酒痕 Tỉnh hậu y thường kiến tửu ngân.

細水浮花歸別浦 Tế thủy phù hoa quy biệt phố

斷雲含雨入孤村 Đoạn vân hàm vũ nhập cô thôn.

人閒易得芳時恨 Nhân gian dị đắc phương thì hận,

地迥難招自古魂 Địa huýnh nan chiêu tự cổ hồn.

慚愧流鶯相厚意 Tàm quý lưu oanh tương hậu ý,

清晨猶為到西園 Thanh thần do vị đáo tây viên.

Dịch nghĩa

Xuân tàn

Vì tiếc xuân nên say mấy ngày liền

Sau khi tỉnh còn thấy vết rượu trên áo xiêm

Dòng nước nhỏ đã đưa hoa về khe nước khác

Đám mây đem mưa đổ xuống thôn xóm lẻ loi

Ở cõi nhân gian, dễ gặp những mối hận vào thời điểm tốt đẹp

Chỗ đất xa xôi khó mời những mảnh hồn cổ kính

Ta thẹn với ý tình nồng nàn của chim oanh

Vì ta mà sáng sớm đã đến khu vườn phía tây

Dịch thơ

Xuân Tàn

Tiếc Xuân say khướt mấy ngày qua

Tỉnh dậy rượu còn ướt áo ta

Nước chảy trôi hoa về suối khác

Mây đem mưa xối xuống thôn xa

Nhân gian dễ gặp kỳ ân hận

Đất lạ khôn dung hồn cổ xưa

Thẹn với chim oanh mang ý đẹp

Vì ta sáng đã viếng hiên nhà

Lời bàn của Con Cò

Bài thơ thuộc thể tỷ. Văn phong nửa thật nửa rỡn tạo cho nỗi buồn, thoạt trông có vẻ não nuột, trở thành hời hợt. Hàn Ôc tả một nỗi buồn gây ra bởi mùa xuân vừa tàn nhưng kỳ thực nó là một cuộc thất tình nho nhỏ (phảng phất trong 4 câu cuối). Những chữ in nghiêng là ý chủ quan của Con Cò.

- Hai câu mở đề nói: uống say khướt trong mấy ngày liền vì tiếc xuân đã tàn. Uống nhiều lắm, khi tỉnh dậy còn thấy rượu rớt ra làm ướt cả áo. Cái gì đã làm ông mê man đến nỗi đổ cả rượu ra áo mà lúc tỉnh mới nhận ra? Rượu đã làm ông mê man chứ chả còn lý do nào khác.

- Hai câu thực nói rằng cơn mưa trong thôn vắng làm cho hoa trôi về suối khác; Nghĩa bóng ngụ ý rằng tác giả yêu ai đó nhưng nàng đã sang ngang về nhà khác.

- Hai câu luận nói mơ hồ rằng trong đời người, rất thường gặp kỳ ân hận (thế thì cái buồn này chả có gì là sâu đậm). Mình tới đất lạ, lại có tư tưởng bảo thủ thì khó được lòng mọi người (cô nhân tình, trong tình trạng lén lút, cũng phải e dè người vợ chính thức của Hàn chứ!). Hai câu này phù hợp với mối thất tình nho nhỏ mà ÔC đã nghi ngờ trong đoạn đầu của lời bàn.

- Hai câu kết nói rằng ta cảm ơn con chim oanh mới tảng sáng đã tới viếng vườn Tây để làm mát mắt ta. Hai câu này (cũng như hai câu luận) cho biết nỗi buồn của Hàn không sâu đậm lắm: vừa nhác trông thấy con chim oanh mà nỗi buồn đã tiêu thì sâu đậm cái nỗi gì? Có lẽ Hàn đã lén vợ yêu một cô nào đó và cô vừa bỏ Hàn, lọt vào tay người khác rồi. Cái thích thú nhất trong thơ Đường là bài thơ nào cũng tả những sự việc hiện thực chứ không thương vay khóc mướn như các loại thơ khác của thế gian.

Tái bút: Bài này không phải thơ say mà là thơ làm lúc vừa tỉnh rượu.

Góp ý của Phí Minh Tâm:

Dị bản:

Bài thơ được đăng trong các sách:

§ Đường Bách Gia Thi Tuyển - Tống - Vương An Thạch 唐百家詩選-宋-王安石

§ Thạch Thương Lịch Đại Thi Tuyển - Minh - Tào Học Thuyên 石倉歷代詩選-明-曹學佺

§ Đường Âm Thống Thiêm - Thanh - Hồ Chấn Hanh 唐音統籤-清-胡震亨

§ Ngự Định Toàn Đường Thi - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp 御定全唐詩-清-聖祖玄燁

§ Doanh Khuê Luật Tủy - Nguyên - Phương Hồi 瀛奎律髓-元-方回

§ Đường Thi Cổ Xuy - Kim - Nguyên Hảo Vấn 唐詩鼓吹-金-元好問

Sách NĐTĐT đời Thanh cho bốn dị bản:

* dạng漾 = sóng sánh thay vì phù 浮 = nổi trên mặt nước

phố浦 = bến sông thay vì giản澗 = suối

** đắc得 = được thay vì hữu有= có

*** thắng勝 = được thay vì huýnh 迥 = xa xôi vắng vẻ

Riêng sách đời Kim dùng chữ nhàn 閑 trong câu 5 thay vì nhàn 閒 như các sách khác, cả hai chữ nhàn 閑/閒 cùng một nghĩa.

Các trang web đáng tin cậy bên dưới giải nghĩa 人閒 là nhân nhàn:

§ Trang Cổ Thi Văn Võng 古诗文网 (gushiwen.cn)

§ Trang Bách Độ Bách Khoa của Hồng Kông 百度百科 (baidu.hk)

§ Trang Giáo Dục Nghệ Thuật của Đài Loan 中華古詩文古書籍網 (arteducation.com.tw)

§ Trang Cổ Thi Từ Phiên Dịch Võng 古詩詞翻譯網 (mmtw.cc)

§ Trang Cổ Thi Đại Toàn 古诗大全_经典古诗词名句鉴赏 (slkj.org)

Hầu hết các trang web chữ Hán khác xài hai chữ 人閑 trong văn bản thay vì 人閒 và, dĩ nhiên, giải nghĩa là nhân nhàn.

Chữ 閒 còn phiên âm là gian như trong nhân gian. Hầu hết các trang web Việt Nam hiểu câu 5, 人閒 là nhân gian. Tuy nhiên khi dịch câu 人閒桂花落 nhân nhàn quế hoa lạc trong bài Điểu Minh Giản của Vuơng Duy thì không ai dịch 人閒 là nhân gian mà là nhân nhàn. Như thế nhân nhàn 人閒 có được xử dụng trong thi văn Việt Nam. Ngự Định Toàn Đường Thi có hơn 40 bài thơ với 人閒 trong mộc bản. Có nhiều bài trong đó 人閒 nghĩa là nhân nhàn như: Điểu Minh Giản đã nói trên, Nguyệt Tịch của Thôi Đạo Dung, Đề Nguyên Lục Sự Khai Nguyên Sở Cư của Lưu Trường Khanh... Chắc cũng có nhiều bài trong đó 人閒 có nghĩa nhân gian. Chữ Hán còn có một chữ khác để chỉ gian間 chính xác như trong: dương gian 陽間 • không gian 空間 • nhân gian 人間 • thế gian 世間 • thời gian 時間 • trần gian 塵間 • trung gian 中間...

Ghi chú:

Tích xuân: tiếc xuân vì yêu thích màu sắc mùa xuân trước khi xuân tàn

Tỉnh hậu: tỉnh rượu thì đã hết xuân

Hôn hôn: mê man, mù mịt, không còn biết chi

Tửu ngân: vết rượu, dấu vết bẩn của rượu để lại

Biệt giản: một khe khác ở hạ lưu hay trên con sông khác

Nhân nhàn: Hàn Ốc tự nói về mình khi bị giáng chức đi Bộc Châu, phụ thuộc vào người khác, không có việc gì làm

Phương thì: thời lúc tốt đẹp

Phương thời hận: chán ghét mùa Xuân

Địa huýnh: địa cư xa xôi

Cổ hồn: tinh hồn của bạn cũ đã quá cố

Lưu oanh: tiếng oanh kêu lưu loát, dễ nghe, tình cảm sâu sắc

Thanh thần: sáng sớm

Dịch nghĩa:

Xuân Tàn

Vì tiếc xuân nên say mù mịt nhiều ngày liên tiếp

Sau khi tỉnh cơn say còn thấy vết rượu trên quần áo

Dòng nước nhỏ đã đưa hoa trôi nổi về khe nước khác

Đám mây đem mưa đổ xuống thôn làng xa cách lẻ loi

Người nhàn cư dễ nhàm chán và có những nỗi buồn vào thời điểm tốt đẹp

Chỗ vùng xa xôi khó mời những tâm hồn cổ kính

Tự thẹn với ý tình nồng hậu của chim oanh

Đã đến khu vườn phía tây từ sáng sớm để tiếp tục vui xuân.

Dịch Thơ:

Hết Xuân

Nhớ xuân say xỉn mấy ngày qua

Vết rượu đầy quần lúc tỉnh ra

Theo suối hoa trôi đến xứ lạ

Mây chiều đem nước tưới làng xa

Nhàn cư lắm lúc buồn vô lý

Vùng hẻo nhiều khi vắng khách qua

Tự thẹn tình xuân kém hậu hĩ

Sớm mai oanh lại viếng vườn nhà.

End of Spring by Han Wo

Missing spring I got completely drunk several days in a row.

Waking up, I could still see wine stains on my cloth.

The small creek brings the floating flowers to a different tributary.

Water laden clouds bring rain to an isolated hamlet.

With too much leisure time, I find sadness in the best of time.

Faraway places do not attract conservative minds.

I was ashamed with myself when, with warm spring spirit,

The oriole came to the West garden early in the morning.

Bàn thêm:

Bài thơ này không có gì là xuân tình theo thường tình của thơ Hàn Ác. Hai câu nhập đề biện minh cho say sưa vì tiếc xuân. Hai câu kế tả cảnh hoa trôi và mây mưa của trời đất. Hai câu kế nói về nhàn cư nhàm chán, nên chán ghét xuân. Hai câu kết nói thật tâm tình, xấu hổ với chim oanh. Lâu lắm mới thấy một bài thơ luật thất ngôn bát cú có đối chiếu rất hoàn chỉnh về thanh, từ và ý trong cặp câu 3, 4 và 5, 6.

Tế thủy phù hoa quy biệt phố đối với

Đoạn vân hàm vũ nhập cô thôn

Nhân nhàn dị đắc phương thì hận đối với

Địa huýnh nan chiêu tự cổ hồn

Thêm lý do vì sao chữ nhàn cần được xử dụng trong bài, nhàn tĩnh từ đối với huýnh cũng tĩnh từ.

Góp ý của Kiều Mông Hà:

Kính gửi bài phỏng dịch thoát ý của thi nhân HÀN ỐC

TÀN XUÂN

Tiễn Xuân chếnh choáng đất/trời quay

Rượu đẫm xiêm y xỉn mấy ngày

Nước cuốn hoa trôi bèo dạt gió

Mây giăng mưa đẩy bướm chùn bay

Ta bà cõi tạm ai thèm đến!

U tịch có mời khách vãng lai?

Hổ thẹn xuân chào không yến tiệc

Sớm mai oanh hót nhộn hiên tây

Lục Bát

Xuân đi trời đất chắc buồn

Còn ta lướt khướt quay cuồng ngày đêm

Hoa trôi xa bến... buồn thêm

Mây chiều hiu hắt bên rèm lẻ loi

Cõi dương gian chín năm rồi

Tự chôn mình chốn vắng người đáo lai

Hỏi lòng còn nhớ bóng ai?

Sáng nghe chim hót chiều loay hoay vườn

Kiều Mộng Hà

Mar25th2023

Góp ý của Mỹ Ngọc:

MN góp bài phỏng dịch bài số 335- XUÂN TẬN-HÀN ỐC.

Xuân tàn.

Tiếc xuân say khướt mấy ngày liền,

Rượu lấm áo khăn tỉnh giấc miên.

Giòng cạn trôi hoa về biệt xứ,

Mây thưa thả nước khắp hoang miền.

Trần gian tưởng khổ trong thời tốt,

Đất vắng khôn lưu mãi khách hiền.

Tự thẹn tình oanh còn thắm thiết,

Đầu ngày đã tới viếng tây hiên.

Mỹ Ngọc phỏng dịch.

Mar. 25/2023.


Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Góp ý của Lộc Bắc:

HẾT XUÂN

Tiếc xuân mấy bữa khướt la đà

Tỉnh giấc áo xiêm ngấn rượu nhòa

Nước cuốn hoa trôi khe suối khác

Mây đem mưa trút xóm làng xa

Trần gian dễ có hờn xuân ngát

Đất hẻo khó vời vía cũ qua

Hổ thẹn oanh hư tình ý đậm

Vườn tây sớm viếng chỉ riêng ta!

Lộc Bắc

Fev23

Góp ý của mirordor:

Tam sao thất bổn, và thất nghĩa!

Anh Tâm cho người đọc biết rằng bài thơ này có vài dị bản. Rất nhiều trang internet về bài thơ này, kể cả trang 古诗文网 =Cổ Thi Văn Võng (tương đương với trang Thi Viện tiếng Việt) cùng dùng một câu thứ 5 với chữ 闲=nhàn thay vì 閒=gian

人闲易有芳时恨 nhân nhàn dị hữu phương thì hận

Chỉ thay đổi một chữ, từ kép thông dụng “nhân gian” (the human world) biến thành “nhân nhàn” vô nghĩa và các người Hoa Lục tân thời không hiểu tác giả nói gì rồi cương ẩu:

人闲:作者在朱全忠当权时,被贬到濮州,后来依附他人,终日无所事事。nhân nhàn : tác giả tại Chu Toàn Trung đương quyền thì, bị biếm đáo Bộc Châu, hậu lai y phụ tha nhân, chung nhật vô sở sự sự. Thời Chu Toàn Trung cầm quyền, tác giả bị biếm tới Bộc Châu, từ đó phải sống nhờ tha nhân, suốt ngày không có việc gì làm!

Mirordor

@ Phí minh Tâm trả lời:

Anh Giám,

Dù sao trang web này cũng là của Tàu nên họ đọc được chữ Hán, chớ không tào lao "đầu voi đuôi chuột". Đồng ý với anh là hầu hết các sách Tống Minh Thanh đều đăng bài thơ với chữ gian閒, thì có sách đời Kim Đường Thi Cổ Xuy - Kim - Nguyên Hảo Vấn 唐詩鼓吹-金-元好問 khắc với chữ nhàn闲. pmt

Viết thêm

Cám ơn anh Giám đã nêu lên chữ 2 trong câu 5 là gian 閒 hay nhàn閑. Tra cứu thêm, chữ chữ 閒 còn đọc là nhàn và có nghĩa như chữ nhàn.

Các trang web đáng tin cậy bên dưới đều giải nghĩa 人閒 là nhân nhàn:

- Trang Cổ Thi Văn Võng 古诗文网 (gushiwen.cn)

- Trang Bách Độ Bách Khoa của Hồng Kông 百度百科 (baidu.hk)

- Trang Giáo Dục Nghệ Thuật của Đài Loan 中華古詩文古書 籍網 (arteducation.com.tw)

Do đó câu Nhân nhàn dị hữu phương thì hận có thể hiểu là Người nhàn cư dễ nhàm chán và có những nỗi buồn vào thời điểm tốt đẹp.

Anh nghĩ sao? pmt

@ Ý kiến của Bát Sách:

Như anh Tâm đã nói, chữ thứ 2 trong câu 5 là chữ Nhàn, phiên âm là gian.

Theo ý BS thì chữ gian hay hơn chữ nhàn, nhưng kẹt vì đối, vì huýnh (quýnh) đối với nhàn, cả hai đều là tĩnh từ thì mới chỉnh.

Bình.

@Phí minh Tâm trả lời:

Anh BS

Cám ơn anh! Theo thành ngữ tiếng Anh: "you've hit the nail on the head". Phần đối xứng của bài thơ Đường luật bắt phải xài chữ cùng loại. Gian là danh từ không thể đối với huýnh tĩnh từ. Nhân gian cũng không đối với địa huýnh. Pmt

@ mirordor bàn thêm về chữ Gian &Nhàn:

Không có từ điển nào có từ kép 人闲 hết, trong khi 人閒 là một thành ngữ thông dụng trong cả tiếng Tàu lẫn Việt! Các nghĩa của 閑 (hay 闲) trong Đặng Thế Kiệt như thế này:

và không có nghĩa nào dùng được cho câu 5.

Chữ 閒 - với nghĩa rảnh rỗi - được giải thích trong các từ điển như một tĩnh/trạng/trợ từ để bổ nghĩa cho một danh từ hay động từ, và theo văn phạm Tàu, nó đi trước danh/động từ, chẳng hạn như trong câu 'nhàn cư vi bất thiện', hay các thành ngữ 'nhàn nhã', 'nhàn hạ'.

(KTTĐ)

và khi dùng như danh từ hay động từ, các nghĩa không hợp gì với câu thơ.

Tôi để ý đến câu 5 vì vị trí ngược ngạo, hay gượng gạo, của 人闲. Tôi đã nghĩ hai từ 閒 và 闲 đồng âm, cùng chuyển ngữ thành /xián/ trong bính âm; người thời sau nghe xián rồi viết thành 闲 nhàn. Vì viết sai, họ không hiểu câu đó nghĩa là gì nên mới giải thích vụng về như trong ví dụ từ 古诗文网. Cổ Thi Văn Võng là một mạng của các người Hoa Lục đương thời sính cổ thi, tựa như trang Thi Viện của người Việt; khả năng đọc và hiểu cổ thi của họ không bằng người Hương Cảng hay Đài Loan. Tôi vào võng đó thường xuyên khi tra cứu và việc tôi làm trước khi đọc là chuyển ngữ từ giản thể qua chân phương và đã thấy họ cũng không khá gì hơn Thi Viện.

Chúng ta còn nhớ lý do Đường Huyền Tông thành lập Hàn Lâm Viện (tk8) là để có người đọc và giải thích cổ thư. Nguyên Hảo Vấn (元好問) là người gốc Đại Kim (大金) và có thể rằng đây là lý do ông ta viết 闲 thay vì 閒.

Viết thêm

Đã đành rằng một bài thất ngôn bát cú phải "chỉnh", hay 黏=niêm, theo luật đối chữ/câu nhưng các thi sĩ mười mấy thế kỷ trước có nghĩ đến văn phạm - nhất là khi văn phạm Tàu có tiếng mù mờ - khi chọn chữ đặt câu không? Các bài viết về Đường luật cho ta thấy là người xưa chú trọng tới âm và ý, và không có luật rõ ràng nào về văn phạm cả. (Có một điều đáng để ý là các trang Wikipedia về Đường luật cho Việt và Anh ngữ dài hơn trang chữ Hán.)

迥=huýnh có thể dùng như danh từ như trong câu 臨迥望滄洲 lâm huýnh vọng thương châu (Bảo Chiếu 鮑照), và cũng có thể dùng như tĩnh/trạng từ như trong câu 天高地迥, 覺宇宙之無窮 Thiên cao địa huýnh, giác vũ trụ chi vô cùng (Đằng Vương Các tự 滕王閣序 của Vương Bột 王勃).

人閒=nhân gian, giữa loài người, và 地迥=địa huýnh, xa ngoài đồng, không hợp ý và chỉnh hay sao?

g.

@ Lộc Bắc

Hoàn toàn đồng tình với những cắt nghĩa của mirordor về: chữ (gian/ nhàn) và đối (nhân gian/địa huýnh)

Góp ý của Kim Oanh:

Xuân Tàn

Xuân đi! Nhấp chén ngậm ngùi

Áo màu phai sắc chôn vùi thơ ngây

Cánh hoa trôi nổi lất lây

Mưa sa thôn vắng tóc mây ủ tình

Tuổi xanh! Tiếc nuối bóng hình

Mở ngăn yêu cũ hương trinh nhạt nhòa

Vẳng nghe! Chim hót líu lo

Đành thôi gắng gượng để cho xuân tàn.

Kim Oanh

Góp ý của Bát Sách:

Góp ý cho bài XUÂN TẬN của Hàn Ốc.

Theo bài của LB gửi thì chỉ thấy một mình anh Tâm góp ý.

Đúng như anh Tâm viết, tựa đề là xuân tận, nhưng đâu có gì liên quan tới xuân.

Hai câu đầu nói về việc mình say rượu, đổ tội cho sự tiếc xuân.

Hai câu sau tả cảnh nước chảy, hoa trôi, có mây nhiều và mưa.

Câu 5 và 6 là cảm nghĩ của tác giả về cuộc đời, về nhân tình thế thái.

Hai câu chót, cám ơn chim oanh đã hậu đãi, vì mình mà tới. Còn chim oanh thì mùa xuân đâu đã hết.

Kỳ này ÔC lấy bài ở đâu mà đúng hết sức, vì Thi Viện sai tới mấy chỗ:

& Tửu ngân thì phiên âm là Lệ ngân.

& Quy biệt Phố, lại phiên âm là biệt Giản.

& Hàm vũ, viết Hàm, nhưng phiên âm là Tương...

BS có thắc mắc: TÀM và QUÝ đều có nghĩa là hổ thẹn, tại sao tác giả lại dùng cả 2 chữ trong câu 7?

XUÂN TÀN

Tiếc xuân nhiều bữa tít cung thang,

Tỉnh dậy, áo quần thấy rượu loang,

Nước nhẹ lùa hoa về bến khác,

Mây dầy đưa nước tới thôn làng,

Người đời dễ hận mùa thơm hết,

Đất rộng khôn vời những hồn hoang,

Thẹn với ân tình oanh hậu ý,

Vì ta, buổi sáng tới ca vang.

Bát Sách.

(ngày 26 tháng 3 năm 2023)

@ Lộc Bắc:

Hai câu chót, cám ơn chim oanh đã hậu đãi, vì mình mà tới. Còn chim oanh thì mùa xuân đâu đã hết.

Chính là 2 câu chót nói về xuân tận = xuân đã hết. Nếu tra chữ lưu oanh= 流鶯 bằng google images sẽ thấy điều này!

Góp ý của Đồ Cóc:

Góp

Anh đi chiến trận xa vời

Giặc thù, vận nước một đời đấu tranh

Không nào quên em của anh

Đầu Xuân nghỉ phép về nhanh

Về em trực chỉ tay cành đào tươi

Anh đang ước một nụ cười

Nào ngờ em đã một đời bay xa!

Đồ Cóc

Góp ý của Khánh Hưng:

Bài 335: XUÂN TẬN - Hàn Ốc

CUỐI MÙA XUÂN -

Tiếc Xuân đã vội chóng tàn,

Mấy ngày say xỉn, rượu tràn xiêm y.

Còn đây dấu vết li ti,

Khi choàng tỉnh giấc, sầu bi ngập tràn.

Suối đưa hoa rụng lớp hàng,

Về nơi khe nước ngút ngàn phương xa.

Xóm thôn khách vắng vào ra,

Đám mây đen nghịt, mưa sa xuống rồi!

Thế gian trần tục mù khơi,

Ngày xanh mang hận, ỉ ôi riêng mình.

Xa xăm đất lạ hữu tình,

Tâm tư hoài cổ - hồn linh khó vời.

Tiếng oanh thánh thót chơi vơi,

Nồng nàn tình ý - mọc mời sớm mai.

Tây viên vang vọng ngân dài,

Khiến ta hổ thẹn - hình hài về đâu?

Khánh-Hưng

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Sat Apr 29, 2023 6:31 pm    Tiêu đề: Hoài thượng hỉ hội Lương Xuyên cố nhân


Hoài thượng hỉ hội Lương Xuyên cố nhân


Ngày mai 30/04/2023, ngày Quốc Hận, kính mời quý vị đọc bài mới LTCD thế kỷ 21, "phản ảnh tâm trạng của mấy người Việt cao niên đang sống lưu vong lúc cuối đời tại khắp năm châu lục địa", bài số 466 f_Hoài Thượng hỉ hội Lương Xuyên cố nhân của Vi Ứng Vật.

Lộc Bắc

LTCD thế kỷ 21 bài 466 f

淮上喜會梁川故人 Hoài thượng hỉ hội Lương Xuyên cố nhân

Vi Ứng Vật

(Trung Đường)

Vi Ứng Vật 韋應物 (737-792) tự Nghĩa Bác 義博, người đời Đường, người Đỗ Lăng, Kinh Triệu, lúc đầu làm Tam vệ lang cho Đường Huyền Tông (712-755), về sau chịu khó đọc sách, đến đời Đức Tông (780-804) làm quan thứ sử Tô Châu có nhiều thiện chính. Ông tính cao khiết, thích đốt hương ngồi một mình. Ông cùng Lưu Trường Khanh được người ta gọi là 2 thi nhân đại tự nhiên. Thi tập của ông gồm 10 quyển.

Nguyên bản Dịch âm

淮上喜會梁川故人 Hoài thượng hỉ hội Lương Xuyên cố nhân

江漢曾為客 Giang Hán tằng vi khách,

相逢每醉還 Tương phùng mỗi túy hoàn.

浮雲一別後 Phù vân nhất biệt hậu,

流水十年間 Lưu thủy thập niên gian.

歡笑情如舊 Hoan tiếu tình như cựu,

蕭疏鬢已斑 Tiêu sơ phát dĩ ban.

何因北歸去 Hà nhân bất qui khứ,

淮上對秋山 Hoài thượng đối thu san.

Dịch nghĩa

Trên sông Hoài mừng gặp bạn cũ đất Lương Xuyên

Chúng ta từng làm khách ở vùng Giang Hán

Khi gặp nhau, thường uống rượu say sưa mới về

Sau khi bái biệt ta lang thang như phù vân

Thời gian cứ trôi đi như nước chảy, đã mười năm.

Bây giờ ta lại vui cười, tình giống như xưa,

Nhưng tóc đã thưa thớt, bạc trắng rồi.

Tại sao mình không trở về quê cũ,

Mà cứ ở trên sông Hoài, đứng trước núi thu?

(Sông Hoài chảy qua các tỉnh An Huy, Giang Tô)

Dịch thơ

Trên sông Hoài mừng gặp bạn cũ đất Lương Xuyên

Giang Hán từng làm khách,

Gặp nhau khướt mới về.

Mây bay khi giã biệt,

Mười năm đã trôi qua.

Vui nhộn tình như trước,

Đầu thưa tóc bạc phơ.

Sao không về quê cũ?

Cứ sông Hoài núi thu!

Lời bàn của Con Cò

Bài ngũ ngôn bát cú này nêu lên một tình huống khó lựa chọn cho những người sống lưu vong lúc về già.

- Bài thơ kể chuyện mấy người bạn lưu lạc tứ phương, lâu lâu lại gặp nhau ở sông Hoài, hàn huyên, nhậu nhẹt, tới say khướt mới về (câu 1 & 2).

- Lần nào cũng chỉ hàn huyên trong chốc lát rồi giã biệt. Lần này chợt nhớ lại thì thấy thời gian đã trôi đi được 10 năm. Ôi! Thời gian trôi nhanh như vó câu qua cửa sổ! (câu 3 & 4).

- Tới một ngày nhìn lại mình thấy tóc đã thưa, đầu đã bạc; mới hỏi nhau rằng sao không về quê cũ để gặp nhau nhậu nhẹt hàng ngày mà cứ luẩn quẩn mãi ở cái xứ lạ này để nhìn con sông Hoài nằm trước dẫy núi thu vô duyên kia. (Các câu 5, 6, 7 & 8).

Xin lỗi họ Vi cho ÔC xía ngang vô vài câu:

Nhưng về không dễ đâu; đời có nhiều phiền toái lắm. Trong mấy chục năm qua, để thích ứng với nơi mình cư ngụ, tất tần tật mọi việc trong đời mình đã thay đổi khác hẳn với khi xưa. Ấy là chưa kể tới việc quê cũ có tốt bụng đón nhận mình không? Vậy thì cứ nấn ná sống gởi cho hết đời mình; sang năm lại hẹn nhau tới sông Hoài nhậu nhẹt cho nguôi ngoai nhé!

Lời phê của ÔC:

Bài thơ kể lể rông dài mà hay quá; nó phản ánh tâm trạng của mấy người Việt cao niên đang sống lưu vong lúc cuối đời tại khắp 5 châu lục địa. Khi tuổi lên cao thì mọi thứ trong người lại xuống thấp: sức khỏe suy sụp, ngũ quan suy sụp, tài chính suy sụp, nhưng buồn nản lại tăng lên. Lúc này là lúc chán chường nhất của mấy cụ sống lưu vong.

Góp ý của Kiều Mộng Hà:

Nhờ ÔC MH hiểu thêm... và có phần cảm thông với thi nhân VI ỨNG VẬT

Bài góp ý và phỏng dịch thoát ý

BÊN SÔNG MỪNG GẶP BẠN

Hán giang lưu lạc gặp tri âm

Ly rượu khề khà khẽ hỏi thăm...

Xa cách mây bay theo tuế nguyệt

Nổi trôi vận nước thoáng mười năm

Mừng ta khắn khít không thay đổi

Buồn tóc lưa thưa lại bạc râm

Ờ nhi! Vì sao chưa trở lại

Sông Hoài núi biếc ủ tình thâm

Tình cờ hội ngộ bên sông

“Cưa hai” chai đế ấm lòng cố nhân

Mây bay hội tụ mấy lần?

Thoảng như nước chảy xoay vần mười năm

Bạn cùng ta vẫn tri âm

Dẫu râu sợi bạc, tóc râm thưa dần

- khi mô mi có phân vân?

Cuối đời về lại ngắm trăng sông Hoài?

Kiều Mộng Hà

Mar24th2023

Góp ý của mirordor:

梁川=Lương Xuyên, có bản chữ Hán viết là 梁州=Lương Châu, còn có tên là 興元府=Hưng Nguyên Phủ, một thành cổ trên sông Hán ở Thiểm Tây.

江漢=Giang Hán là tên vùng bình nguyên phù sa ở giao điểm của Hán Thủy và Trường Giang, vùng đất lập nghiệp của nước Sở ngày xưa.

淮=Hoài ở đây là 淮河=Hoài Hà, một con sông lớn ở giữa Hán Thủy và Trường Giang. Các địa danh này cũng là tên các vùng quan lại thời Đường thất sủng bị đi đày. Vi Ứng Vật làm gì ở vùng đất này?

Họ Vi con nhà quyền quý (cháu nội của một tể tướng thời Vũ Tắc Thiên) nên có thể ra vào cung cấm không cần đỗ đạt, làm vệ binh cho Đường Huyền Tông lúc 15 tuổi và lớn khôn qua thời loạn An Lạc Sơn. Mặc dù sinh ra ở Trường An và có gốc gác như thế, Vi Ứng Vật không được làm quan ở triều đình mà ở Thiểm Châu, An Huy, Tô Châu, cho dù thật sự ra thứ sử Tô Châu này không sống đời “lưu vong”. Có nhận thấy các yếu tố đó trong đời họ Vi, ta mới có thể suy ra một khía cạnh khác của bài thơ.

Ừ thì rằng có hai từ 喜會=hí hội trong tựa đề bài thơ thật, nhưng chữ 淮=hoài đầu câu cuối là từ đồng âm cho 懷=hoài, nhung nhớ và phản ảnh nỗi buồn nhớ quê của họ Vi. Nhà thơ không hề về quê và qua đời ở Tô Châu.

Chữ 北 trong câu 7 đọc là bắc, không phải bất (như trong Thi Viện) và có các nghĩa phương bắc, hay trở về. Vi Ứng Vật nhớ Trường An nên có trở về thì theo hướng tây, không thể hướng bắc nên ở đây 北歸=bắc quy đây có nghĩa là về (quê). 秋山=thu sơn ở đây là hình tượng của chính thi sĩ với đầu tóc đã thưa và bạc màu.

Mirordor

Góp ý của Lộc Bắc:

SÔNG HOÀI VUI GẶP CỐ NHÂN

1-

Giang Hán từng làm khách

Gặp nhau về khướt huơ

Mây trôi sau giã biệt

Nước chảy mười năm chờ

Cười thỏa tình như cũ

Tóc thưa bạc trắng phơ

Sao không về chốn cũ?

Trước núi đỏ, Hoài mơ!

2-

Ngày xưa Giang Hán đã từng

Gặp nhau say khướt ngại ngùng bước chân

Biệt ly mây nổi bao lần

Mười năm nước chảy phân vân mấy mùa

Tương phùng cười thỏa tình xưa

Trên đầu tóc trắng lưa thưa bơ phờ

Sao không về chốn ban sơ,

Sông Hoài còn đứng thẫn thờ núi thu!?

Lộc Bắc

Mars23

Góp ý của Mỹ Ngọc:

MN góp bài phỏng dịch bài thơ số 466 f, Hoài thượng... V.Ư.Vật.

Trên Sông Hoài mừng gặp bạn cũ đất Lương Xuyên.

Giang Hán từng làm khách,

Gặp rồi về khướt say.

Mây tan mỗi lúc tụ,

Nước chảy mười năm dài.

Cười cợt vui tình cũ,

Lưa thưa bạc tóc mai.

Sao không về lại nhỉ,

Cứ núi thu sông Hoài.

SONG THẤT LỤC BÁT.

Từng làm khách về thăm Sông Hán,

Gặp bạn mừng chuốc cạn mới về.

Như mây tán tụ tỉnh mê,

Mười năm nước chảy lê thê tháng ngày.

Vui tình cũ nào hay giờ đã,

Tóc rụng thưa bạc cả hai mai,

Sao không về lại quê ngay,

Còn đây ngắm mãi sông Hoài núi thu.

Mỹ Ngọc phỏng dịch.

Mar. 25/2023.

Góp ý của Khánh Hưng:

TRÙNG PHÙNG CỐ NHÂN -

Ở vùng Giang Hán ngay đầu,

Từng là khách quí tửu lầu bao niên.

Đôi mình tao ngộ thường xuyên,

Cốc nâng say khướt, huyên thuyên mới về...

Sau ngày giã biệt tái tê,

Thân này lang bạt khắp bề phù vân.

Thời gian trôi lướt ngút ngàn,

Như dòng suối chảy - lỡ làng mười năm...

Bây giờ nối lại tình thâm,

Như xưa tri kỷ - khôn cầm hân hoan.

Tóc nay thưa thớt rụng dần,

Một màu bạc trắng - bần thần lão niên.

Cớ chi không tính kíp liền,

Cố hương hồi quận - bạn hiền của ta?

Sông Hoài cõi tạm bi ca,

Non thu đối diện - thiết tha quê nhà...

Khánh-Hưng

Góp ý của Bát Sách:

Nhân ngày Quốc Hận năm nay, ÔC đưa ra bài thơ BS đã biết rồi, đọc nhiều lần, mà chỉ nghĩ tới chuyện Vi gặp bạn cũ, vẫn thân thiết, vui vẻ như xưa, cảm khái vì mình đã già đi sau nhiều năm sống nơi đất khách, nhưng không để ý tới hai câu chót, nói lên lòng nhớ quê hương, muốn trở về.

Cách đây ít năm, khi khóa YKSG 1968 tổ chức hội ngộ, kỷ niệm 50 năm tốt nghiệp, BS có viết một bài cho đặc san, dẫn 4 câu giữa của bài thơ, nói lên đúng hoàn cảnh và tâm sự của các bạn, chỉ khác là Vi gặp cố nhân sau 10 năm, chúng tôi gặp lại sau nửa thế kỷ...

ÔC nhắc tới chuyện về quê, nhưng Vi muốn về lúc nào chẳng được, anh em mình thì khác, như BS và một số người, nhất định không về dù tình hoài hương vời vợi.

Bài thơ không có chữ khó, rõ ràng, dễ hiểu, nên BS chỉ dịch thôi, và thêm một bài cảm đề để nói lên tâm trạng của mình, và làm rõ thêm ý của ÔC.

TRÊN SÔNG HOÀI, VUI GẶP LẠI BẠN CŨ LƯƠNG XUYÊN.

Từng nơi Giang Hán quê người,

Gặp nhau say khướt, về thời lao đao,

Kể từ mây nổi xa nhau,

Mười năm nước chẩy, dãi dầu nắng mưa,

Vui cười, tình vẫn như xưa,

Ngậm ngùi vì mái tóc thưa ngả mầu,

Quê nhà những muốn về mau,

Sao còn đứng trước giang đầu, núi thu.

CẢM ĐỀ.

Muốn về cũng chẳng thèm đâu,

Non sông nặng chĩu u sầu, héo hon,

Quê hương khuất bóng hoàng hôn*

Lưu vong vì lũ cáo chồn nghêng ngang.

Bát Sách.

(Ngày 26 tháng 3 năm 2023)

*Thơ Tản Đà.

Góp ý của Phí Minh Tâm:

Nguyên tác: Phiên âm:

淮上喜會梁川故人 Hoài Thượng Hỷ Hội Lương Xuyên Cố Nhân

韋應物 Vi Ứng Vật

江漢曾為客 Giang Hán tằng vi khách

相逢每醉還 Tương phùng mỗi túy hoàn

浮雲一別後 Phù vân nhất biệt hậu

流水十年間 Lưu thủy thập niên gian

歡笑情如舊 Hoan tiếu tình như cựu

蕭疏鬢已斑 Tiêu sơ mấn dĩ ban

何因北歸去 Hà nhân bắc qui khứ

淮上對秋山 Hoài thượng đối thu san

Dị bản:

Sách có đăng bài thơ Hoài Thượng Hỉ Hội Lương Xuyên Cố Nhân:

· Vi Tô Châu Tập - Đường - Vi Ứng Vật韋蘇州集-唐-韋應物

· Doanh Khuê Luật Tủy - Nguyên - Phương Hồi 瀛奎律髓-元-方回

· Đường Thi Phẩm Vị - Minh - Cao Bính 唐詩品彙-明-高棅

· Thạch Thương Lịch Đại Thi Tuyển - Minh - Tào Học Thuyên 石倉歷代詩選-明-曹學佺

· Ngự Tuyển Đường Thi - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp 御選唐詩-清-聖祖玄燁

· Ngự Định Toàn Đường Thi - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp 御定全唐詩-清-聖祖玄燁

Thông thường Ngự Tuyển Đường Thi có nhiều ghi chú trong khi Ngư Định Toàn Đường Thi cho nhiều dị bản. Đặc biệt trong bài này, NĐTĐT cũng cho 2 dị bản đã có sẵn trong sách của Vi Ứng Vật.

· câu 7 bất不 thay vì bắc北

· câu 8 hữu有 thay vi đối對

Như thường lệ Thi Viện dùng nguyên bản chữ Hán đúng, nhưng phiên âm Hán Việt sai trong câu 6 và 7, thay đổi nghĩa của câu thơ nguyên bản.

Ghi chú:

Sông Hoài: một trong những con sông nội địa quan trọng của Trung Hoa vì có cửa ra biển, lưu vực sông rộng lớn. Dòng chảy gần 1000 km của sông Hoài bắt nguồn từ thung lũng Bắc Liêu, đỉnh chính của núi Đồng Bách.

Giang Hán: sông Dương Tử và sông Hán, khu vực giữa sông Dương Tử và sông Hán và một số khu vực lân cận

Lương Xuyên/Châu: phủ Hưng Nguyên, nay là thành phố Hán Trung, Thiểm Tây, nằm trên sông Hán trước khi sông này đổ vào sông Dương Tử.

Tương phùng: gặp gỡ nhau

Phù vân: những đám mây trôi nổi, những kẻ phiêu bạt giang hồ

Lưu thủy thập niên: nước chảy mười năm, chỉ những năm trôi qua, thời gian lâu dài

Như cựu: như cũ, giống như trước đây, mọi thứ vẫn như cũ

Tiêu sơ: thưa thớt

Dịch nghĩa:

Hoài Thượng Hỷ Hội Lương Xuyên Cố Nhân

Trên Sông Hoài Vui Gặp Bạn Cũ Từ Lương Xuyên

Bài thơ thực sự là một hình ảnh thu nhỏ của cuộc sống phổ biến khắp thế gian.

Giang Hán tằng vi khách

Chúng tôi từng sinh sống ở Giang Hán

Tương phùng mỗi túy hoàn

Tường gặp nhau uống say khướt trước khi về nhà.

Trong cuộc sống, con người vốn như khách trên quê hương mình, sống quanh quẩn trong thường tình và liên lụy đến thế sự. Mỗi lần rơi vào hoàn cảnh đó, chúng ta cũng si mê khác nào say sưa. Hai ông này quê ở Lương Xuyên/Châu, Giang Hán, nay là Hán Trung, Thiểm Tây, gặp nhau trên sông Hoài. Không thấy nói địa điểm nào trên sông Hoài. Tuy nhiên bài thơ được làm ở Hoài An, Giang Tô cách Hán Trung khoảng 1300 km về hướng đông.

Phù vân nhất biệt hậu

Sau khi xa nhau, chúng tôi giống như những khóm mây phiêu bạt,

Lưu thủy thập niên gian

Thời gian trôi như nước chảy không ngừng đã mười năm qua.

Thế sự vốn do nhân duyên hợp mà thành, duyên tốt mà tạo, duyên hết mà tan. Người mê không biết duyên sinh, trước thay đổi, cảm thấy như mây bay trong gió loạn. Thời gian như nước chảy không bao giờ dừng lại. Nhưng con người luôn muốn níu lại thời gian, ngăn dòng ước chảy một cách vô vọng.

Hoan tiếu tình như cựu

Gặp nhau lại nói lại cười như trước kia không có gì thay đổi,

Tiêu sơ mấn dĩ ban

Trừ tóc mai thưa thớt loang lổ bạc màu.

Khó buông bỏ tình cảm, lúc nào cũng muốn như xưa, con người vô tình lừa dối chính mình khi đối diện với và phải chấp nhận tác hại của thời gian.

Hà nhân bắc qui khứ

Lần nầy sao anh lại phải đi về bắc?

Hoài thượng đối thu sơn

Để tôi ở lại trên sông Hoài đối mặt với núi vào thu.

Mọi nguời mọi vật đều đổi thay, chỉ riêng mình ta là tha thiết với cảnh núi buồn vào mùa thu trên sông Hoài.

Dị bản:

Hà nhân bất qui khứ

Vì sao lại không trở về quê cũ? Lưu luyến gì với hiện tại?

Hoài thượng hữu thu sơn

Phải chăng vì sông Hoài có cảnh đẹp của núi mùa thu.

Vì sao con người không thể hay không muốn trở về quê hương/nguồn gốc/chân như? Phải chăng vì thu sơn là cảnh đẹp, có thể nói là muôn hình vạn trạng của thế gian. Chỉ vì chấp nhất, lưu luyến vạn vật thế gian là thật nên con người không thể trở về nguồn gốc bản thể, khó tránh liên lụy khổ sầu.

Dịch thơ:

Mừng Gặp Bạn Cũ

Đã từng sinh sống vùng Giang Hán,

Gặp bạn mỗi lần lướt khướt say.

Rồi giống như mây trôi cách biệt,

Mười năm nước chảy thời gian bay.

Gặp nhau cười nói như ngày trước,

Xơ xác bạc màu chỉ tóc mai.

Quê cũ anh về với hiện tại,

Mình tôi buồn ngắm núi sông Hoài.

A Greeting On The Huai River To My Old Friends

From Liangchuan by Wei Yingwu

Translation by Witter Bynner

We used to be companions on the Jiang and the Han,

And as often as we met, we were likely to be tipsy.

Since we left one another, floating apart like clouds,

Ten years have run like water-till at last we join again.

And we talk again and laugh again just as in earlier days,

Except that the hair on our heads is tinged now with grey.

Why not come along, then, all of us together,

And face the autumn mountains and sail along the Huai?

A Pleasant Encounter with an Old Acquaintance from River Liang on River Huai by Wei Yingwu

Translation by Betty Tseng

When I was a traveller in the region of the Yangtze and Rive Han,

We would come together and drink till tipsy before we'd retire.

Since parting, we have been like floating clouds,

Like river waters must flow, time flies, and ten years have since glided by,

Today we gather again, it is much like the good old days,

Except for the thinning hair and greying burnsides.

Oh, why do you have to head north again?

Leaving me here on River Huai to face the mountains as autumn arrives.

[b]
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Fri May 12, 2023 1:09 am    Tiêu đề: Văn Lân Gia Lý Tranh


Văn Lân Gia Lý Tranh

Mai Hưu Thọ chọn ảnh minh họa


Liêu Trai Chí Dị thế kỷ 21 Bài số 411

CON YÊU-TINH-NHẠC NGHE ĐÀN TRANH

Trong Đường thi, có nhiều bài thơ tả tiếng đàn, từ những bài ngũ ngôn tứ tuyệt chỉ có 20 chữ tới bài thất ngôn trường thiên Tỳ Bà Hành dài 588 chữ của Bạch Cư Dị. Con Cò thích nhất 3 bài: Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị, Thính Thục Tăng Tuấn Đàn Cầm của Lý Bạch, và Văn Lân Gia Lý Tranh của Từ An Trinh. Mỗi bài mỗi vẻ, hoàn toàn khác nhau. BCD thì tả tiếng đàn tỳ-bà cho độc gỉa nghe bằng tai. Lý Bạch thì tả tiếng đàn Lục Ỷ cho độc gỉa nghe bằng trí tuệ. Từ An Trinh thì tả tiếng đàn tranh cho độc gỉa nghe bằng con tim. Hai bài đầu nằm trong hai đề tài LTCD thế kỷ 21 khác. Bài Văn Lân Gia Lý Tranh sẽ được đặc biệt bàn luận hôm nay.

Mời các bạn tuần tự đọc từng phần: nguyên tác, chú giải, dịch nghĩa, dịch thơ, lời bàn của Con Cò, trưỡc khi các bạn góp ý.

Nguyên tác Dịch âm

聞鄰家理箏 Văn Lân Gia Lý Tranh

北斗橫天夜欲闌 Bắc đẩu hoành thiên dạ dục lan

愁人倚月思無端 Sầu nhân ỷ nguyệt tứ vô đoan

忽聞畫閣秦箏逸 Hốt văn họa các Tần tranh dật

知是鄰家趙女彈 Tri thị lân gia Triệu nữ đàn

曲成虛憶青蛾斂 Khúc thành hư ức thanh nga liễm

調急遙憐玉指寒 Điệu cấp dao liên ngọc chỉ hàn

銀鎖重關聽未闢 Ngân tỏa trọng quan thính vị tịch

不如眠去夢中看 Bất như miên khứ mộng trung khan

Chú giải

Tần tranh: đàn tranh đời Tần, như đàn sắt, trước có 5 dây, sau thêm thành 13 dây. Lý tranh: gẩy đàn tranh (lý: ôn, tập). Hoành thiên: ngang trời, khi sao bắc đẩu xoay ngang thì đã gần sáng. Dạ: đêm. Dục: muốn. lan=vãn: muộn. Sầu nhân: người buồn. Ỷ nguyệt: dựa trăng. Tứ: ý nghĩ. Vô đoan: không đầu mối, dây dưa. Hốt văn: chợt nghe. Hoạch (họa) các: gác dùng để vẽ. Triệu nữ: chỉ gái đẹp (do 2 câu cổ thi: Yên Triệu đa giai nhân, mỹ giả nhan như ngọc). Đoan: đầu mối, nguyên nhân. Dật: phóng dật, không câu nệ, thói thường. Hư: không thực. Ức: nghĩ, tưởng. Ức đoán. Thanh: xanh. Nga: lông mày đàn bà con gái. Liễm: thu lại. Dao: Xa. Trọng: nặng. Quan: cái cửa Tịch: mở cửa. Miên: ngủ.

Dịch Nghĩa

Những chữ viết nghiêng và ở trong ngoặc là để giải cái nghĩa bí ẩn của câu thơ.

1/ Câu1:

Sao Bắc-đẩu nằm ngang trên trời, đêm muốn khuya. (Lúc sao Bắc-đẩu nằm ngang trên trời là lúc đã gần sáng)

2/ Câu 2:

Một gã lòng đang sầu muộn, ngồi tựa ánh trăng (trên lan can? ở gốc cây?... tới câu 3 sẽ biết gã ngồi tựa ảnh trăng trong phòng vẽ), suy nghĩ vẩn vơ, miên man.

3/ Câu 3:

Đang ngồi (buồn) trong phòng vẽ, gã chợt nghe thấy tiếng đàn tranh-đời-Tần vang lên như thường lệ (dật). (gã đã nghe tiếng đàn này nhiều lần rồi, đêm nay, tiếng đàn dạo mấy câu nghe quen như thường ngày)

4/ Câu 4:

Gã biết ngay là cô gái người nước Triệu đang gảy đàn. (Phải xét cả 4 câu, từ câu1 tới câu 4, mới thấy cái mức súc tích của câu 4 này. Gã đã nhiều đêm ngồi nghe đàn, có lẽ của nhiều người, nhưng tiếng đàn trong đêm nay ắt là của cô gái người nước Triệu. Có lẽ gã chưa từng nhìn thấy mặt cô (bởi vì tên cô gã còn chưa biết nên phải tạm gọi cô là gái Triệu).

5/ Câu 5:

Khi nghe được một khúc (khúc thành) gã đoán mò (hư ức) rằng mày xanh (thanh nga) của cô gái đang nheo lại (liễm). (Lúc nghe hết một khúc, gã mới bắt đầu tả đến tiếng đàn tuyệt vời của cô gái. Mà gã cũng không đủ tài để tả chính xác. Gã chỉ đoán rằng lúc gã nghe khúc đàn ấy cũng là lúc mày xanh của cô nhíu lại: cô nhíu lông mày vì súc động bởi tiếng đàn tuyệt vời của chính mình.

6/ Câu 6:

Ớ xa (dao) nghe một khúc dồn dập (điệu cấp) mà liên tưởng (liên) rằng những ngón tay ngọc của cô chắc là tê buốt (hàn) lắm. (Có phải họ Từ thương xót cô gái đang tê buốt ngón tay hay không? Nhiều người đã nghĩ như vậy nhưng Con Cò nghĩ khác. Tên của cô Từ còn chưa biết thì làm sao lại có thể thương cô đến vậy? Từ thương tha thiết tiếng đàn tranh của cô chứ chưa thương cô lắm đâu! Con Cò dám qủa quyết như vậy).

7/ Câu 7 & 8:

2 câu kết này cho thấy rõ tâm địa của gã yêu tinh họ Từ: (nhìn lén) thấy khóa bạc (ngân tỏa) chưa mở và cửa nặng (Con Cò dịch là cửa lim để có vần bằng) chưa hé, thì thà đi ngủ để mộng thấy nàng. (Hai câu này lại gây tranh cãi nữa: Từ không muốn mộng thấy cô gái đâu! Từ chưa biết mặt cô thì dẫu có gặp trong mộng cũng chả nhận ra. Từ chỉ muốn nằm mộng để hy vọng được nghe lại tiếng đàn mà mình vừa nghe lúc nãy, chứ không phải mộng để gặp mặt nàng! Sở dĩ Từ dình dập ở ngoài cửa muốn ngó lén cô gái Triệu, chỉ vì tính tò mò: muốn liếc xem nhan sắc của cô ra sao mà đánh đàn hay như thế!

Dịch nghĩa tỉ mỉ từng câu như trên rồi mới dịch thành thơ thì mới hy vọng dịch hết ý của bài thơ, và người đọc mới thưởng thức trọn vẹn bài thơ.

Dịch thơ

Nghe Nhà Bên Đàn Tranh

Bắc đẩu nằm ngang tối sắp tàn

Lòng buồn dõi nguyệt nghĩ lan man

Chợt nghe gác vẽ đờn tranh gẩy

Liền biết nhà bên gái Triệu đàn

Khúc tàn võ đoán mày xanh nhíu

Điệu gấp xa thương ngón ngọc ran

Khóa bạc cửa lim chưa hé mở

Chẳng thà đi ngủ mộng mơ nàng

Lời bàn của Con Cò

- Với 28 chữ của 4 câu đầu, Từ An Trinh đã phác họa rất rõ ràng và khéo léo mọi tình tiết cần thiết cho việc tả tiếng đàn-yêu-tinh trong 4 câu sau.

- Cái thú vị tuyệt đỉnh của bài thơ Đường luật này nằm ở 4 câu chót.

Câu 5:

Nằm ở gác vẽ bên cạnh, nghe xong một khúc đàn mà đoán rằng nàng đang nhíu lông mày (vì súc cảm). Tượng hình vô cùng. Tài tình hết chê. Từ An Trinh là con yêu-tinh-nghe-nhạc nên mới có thể hạ bút vịnh được câu này.

Câu 6:

Nằm ở xa nghe một điệu dồn dập mà thương cho ngón tay nàng chắc là tê buốt lắm. Không có cách nào mô tả tiếng đàn mà người đọc cảm được cái du dương, dồn dập như cách tả của Từ An Trinh. Tài khéo qúa.

Câu 7 và 8:

Chờ mãi mà chẳng thấy nàng mở khóa bạc ra hè cho mình liếc trộm thì thà đi ngủ để mộng thấy nàng. Tỏ tình ngây thơ, mộc mạc, khéo vô cùng.

Trong gần nửa đời Con Cò dịch thơ tả tiếng đàn, chỉ dựa vào một bài thơ 56 chữ mà dám vinh danh tác gỉa của nó là Yêu-Tinh-Nghe-Nhạc thì chỉ có bài Văn Lân Gia Lý Tranh của Từ An Trinh. Ông không nghe đàn tranh bằng tai mà nghe bằng trái tim âm nhạc của ông.

Cô gái Triệu mà đọc được bài thơ này thì ắt trao thân cho họ Từ rồi sau này muốn ra sao thì ra.

Hoàng Xuân Thảo phê:

Quả thật bài thơ rất dí dỏm (như Con Cò bàn). Riêng tôi thấy rằng lời bàn của thày Cò còn dí dỏm hơn, nhất là câu cuối cùng: "Cô gái Triệu mà đọc được bài thơ này thì ắt trao thân cho họ Từ rồi sau này muốn ra sao thì ra". Tuyệt vời.

Góp ý của Huỳnh Kim Giám

Tôi chỉ có thể bàn thêm về sao 北斗=Bắc Đẩu. Chòm sao nào cũng "quay" quanh bầu trời hằng đêm nên vị trí của Bắc Đầu tùy thuộc và mùa và giờ ta nhìn nó. Người nói tiếng Anh dùng thành ngữ "spring up, fall down" để chỉ vị trí của chòm sao, nằm ngang trên trời chiều mùa xuân và thu. Và đã là buổi chiều thì không thể là 夜欲闌=dạ dục lan, đêm gần tàn, ít nhất trong các mùa xuân thu! Và thế có nghĩa rằng họ Từ sáng tác bài thơ này trong mùa đông, vì thơ nói đến 玉指寒=ngọc chỉ hàn.

Mùa đông lạnh giá mà ngồi đàn trên lầu cho tới khi đêm gần tàn thì chắc phải là đơn côi lắm. Biết đâu cô gái nhíu mày vì ta đàn suốt đêm mà sao không thấy chàng leo tường vào!

Góp ý của Bát Sách

Không hiểu tại sao hai anh Khôi và Bảo lúc nào cũng thấy thơ dí dỏm. Bát Sách, vốn đa sầu, đa cảm, đọc xong bài thơ của Từ, chỉ thấy buồn. Hãy thử tưởng tượng, theo như ý thơ, thì chàng là người độc thân, rất cô đơn, đến nỗi, trời gần sáng mà còn dựa trăng thao thức. Thiếu nữ đánh đàn, chắc cũng cô đơn như vậy, nên gần sáng còn lấy đàn ra gẩy. Hai tâm hồn cô đơn, ở cạnh nhau, mà lại không được gặp nhau để giải bầy tâm sự, thì thật đáng buồn. Chàng nghĩ tới sắc đẹp của nàng, định đi ngủ, hy vọng gặp nàng trong mộng, nhưng đã thức tới gần sáng thì khó dỗ giấc lắm, và dù có ngủ cũng không gặp được mộng đẹp.

Ngày xưa, ở Cần Thơ, có một nữ sinh trường trung học Đoàn Thị Điểm, mê ông thầy, làm bài thơ rất hay, Bát Sách chỉ nhớ 2 câu:

Canh khuya, thao thức, sầu không ngủ,

Buốt giá tim này, biết nhớ ai.

Rất hợp với ý của bài thơ của Từ.

Bát Sách hay nói ngang, xin hai anh tha lỗi. (Hồi ở lính, Bát Sách đi Thiết Giáp, mình gọi là con cua, nên phải ngang như cua thôi.)

NT Bình.

Bổ túc thêm:

Bài này ÔC đưa ra đã lâu, có cả lời bàn của đại ca Hoàng Xuân Thảo, làm BS thấy lòng bùi ngùi. BS có góp ý, bầy tỏ cảm tưởng mà không dịch, và chưa bình luận về lời bàn của ÔC. Lời bàn của ÔC, như thường lệ, rất bay bướm, lãng mạn và liêu trai, nhưng BS không đồng ý ở câu 3, vì theo lời văn, thì họa các là nơi Triệu nữ gẩy đàn chứ chứ không phải chỗ người buồn ngồi nghe.

NGHE HÀNG XÓM ĐÀN TRANH.

Bắc Đẩu xoay ngang, đêm sắp tàn,

Người buồn dưới nguyệt ý miên man,

Chợt nghe gác vẽ tranh Tần vẳng,

Thì biết nhà bên gái Triệu đàn,

Gẩy xong, chắc hẳn mày xanh nhíu,

Ngón ngọc lạnh căm thật tội nàng,

Khóa bạc, cửa dầy chưa thấy mở,

Chẳng thà đi ngủ, mộng dung nhan.

Bát Sách.

(Ngày 29 tháng 04 năm 2023)

Góp ý của Phí Minh Tâm:

Phiên âm:

Văn Lân Gia Lý Tranh

Bắc đẩu hoành thiên dạ lục lan

Sầu nhân ỷ nguyệt tứ vô đoan

Hốt danh hoạch các Tần tranh dật

Tri thị lân gia Triệu nữ đàn

Khúc thành hư ức thanh nga liễm

Điệu cấp dao liên ngọc chỉ hàn

Ngân tỏa trọng quan thính vị tịch

Bất như miên khứ mộng trung khan

Dịch thơ:

Nghe Nhà Bên Gảy Đàn Tranh

Bắc đẩu nằm ngang đêm sắp tàn,

Nhìn trăng buồn bã nghĩ miên man.

Chợt nghe từ gác tranh Tần trổi,

Biết rõ Triệu nương gởi tiếng đàn.

Nhạc dứt mày ngài chau nhíu lại,

Ngón tay buốt lạnh cảm thương nàng.

Cổng nặng then cài chưa thấy mở,

Thôi đành đi ngủ để mơ màng.

Bài thơ này có mộc bản trong các sách:

· Ngự Định Toàn Đường Thi - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp 御定全唐 詩-清-聖祖玄燁

· Ngự Định Toàn Đường Thi Lục - Thanh - Từ Trác 御定全唐詩錄-清-徐倬

· Thạch Thương Lịch Đại Thi Tuyển - Minh - Tào Học Thuyên 石倉 歷代詩選-明-曹學佺

Bên dưới là mộc bản của TTLĐTT và NĐTĐT. Trong câu 7, TTLĐTT dùng hai chữ quan thính 關聽, trong khi NĐTĐT dùng hai chữ quan thính 関聼 dị thể cùng nghĩa.

Chú thích

Bắc đẩu: sao Bắc đẩu; ở đây Bắc đẩu được xài như một điển cố. Theo Hậu Hán Thư Lý Cố Truyện 後漢書李固傳, sao Bắc đẩu điều hành sự tuần hoàn của trời đất như một vị thượng thư của triều đình. Sao Bắc đẩu nằm ngang vào lúc 4 giờ sáng, báo tin đêm sắp hết.

Vô đoan: không nguyên do.

Hoạch: quy hoạch, hoạch định.

Tần tranh: một loại đàn của người Tần ngày xưa, tựa như đàn cầm có năm dây. Đàn tranh ngày nay có 13 hoặc 16 dây. Ở đây Tần tranh được xài như một điển cố theo sách Phong Tục Thông Nghĩa Giáo Chú về Thanh Âm · Tranh 風俗通義校注 聲音·箏

Triệu nữ: Nước Triệu xưa nhiều giai nhân mỹ nữ nên dùng Triệu nữ để chỉ người phụ nữ đẹp.

Thành: đầy đủ, trọn vẹn, hoàn mãn

Thanh nga liễm: chau nhíu mày do tập trung tâm hồn để khảy khúc nhạc.

Ngọc chỉ hàn: ngón tay ngọc bị lạnh vì đêm mùa Đông, nhưng cũng có thể vì “lao động” nhiều.

Ngân tỏa trọng quan: khóa bạc trên cổng nặng nề chỉ nhà người cao sang quyền quý.

Dịch nghĩa

Nghe Cô Láng Giềng Gảy Đàn Tranh

Sao Bắc Đẩu đã xoay ngang trời, đêm đã sắp tàn rồi.

Người buồn nương vào ánh trăng nghĩ mông lung không nguyên do

Chợt nghe tiếng đàn tranh Tần trổi lên từ nơi gác nhà bên (đã nghe nhiều lần rồi mới biết tranh Tần)

Biết ngay là cô gái đẹp láng giềng gảy đàn (đã có thấy mặt nên biết là đẹp).

Khúc đàn trọn vẹn, tưởng như nàng đang chau mày ngài

Điệu đàn dồn dập, ở xa thương ngón tay ngọc bị lạnh tái tê

Khoá bạc trên cổng lớn nặng chưa nghe mở (mơ tưởng để thấy mặt nàng)

Chi bằng ngủ đi họa may được thấy mặt nàng trong giấc mơ.

Listening to Neighbor Playing the Lute By Xu An Zhen

When the North Star lies horizontally in the sky, the night will end soon.

My sad thoughts following on the moonlight ramble on without reason;

Suddenly from the upper floor rises the melodic Qin lute (I have already heard the music many times to know it’s the Qin lute).

I know that the lady next door is playing (I have already seen the lady to know she’s beautiful).

The music is complete, I imagine she frowns and curves her moth eyebrows

Her jade fingers must be cold with fast rhythm and vague melancholy.

I did not hear the silver lock on the heavy gate opened (If only... then I could take a glance at her).

Nothing better than go to sleep, hoping to see her in my dream.

Inline image

Mời nghe tiếng tranh của cô láng giềng ở link dưới:

忽闻画阁秦筝逸,知是邻家赵女弹

Góp ý của Lộc Bắc:

NGHE NHÀ BÊN GẢY ĐÀN TRANH

Bắc Đẩu xoay ngang đêm sắp tàn

Người buồn trăng dựa ý miên man

Chợt nghe lầu vẽ đàn tranh vọng

Chắc hẳn nhà bên gái Triệu đàn

Khúc dứt tưởng chừng mày liễu nhíu

Điệu mau dạ xót lạnh tay măng

Mấy lần khóa bạc chưa nghe mở

Thôi ngủ, trong mơ, mộng thấy nàng!

Lộc Bắc

Avril23

Góp ý của Mỹ Ngọc:

MN góp bài phỏng dịch bài số 411, VĂN LÂN GIA...-TAT.

NGHE NHÀ LÁNG GIỀNG ĐÀN TRANH.

Bắc Đẩu ngang trời tối sắp qua,

Buồn vơ vẩn dựa bóng Hằng nga.

Chợt Tranh Tần nổi trên lầu vẽ,

Biết Gái Triệu đàn ở kế nhà.

Khúc trọn dường đang chau nét liễu,

Điệu mau xa xót lạnh tay ngà.

Cửa cài, khóa ngọc còn phong kín,

Thà ngủ thấy nhau trong mộng hoa.

SONG THẤT LỤC BÁT.

Sao Bắc Đẩu ngang tầm đêm tận,

Sầu dưới trăng ngơ ngẩn không đâu.

Tần Tranh chợt tấu họa lầu,

Biết nhà gái Triệu phía sau dạo đàn.

Trọn khúc nhạc dường đang mày nhíu,

Khi điệu mau hẳn chịu buốt tay.

Cửa ngoài, khóa bạc còn cài,

Thà rằng đi ngủ nằm xây mộng vàng.

Mỹ Ngọc phỏng dịch.

Apr. 29/2023

Góp ý của Kiều Mộng Hà:

Đọc bài góp ý của anh Thanh Bình (BS) thấy nói về cô nữ sinh trưởng Đoàn “say nắng” ông Thầy- hơi... hồi hộp- may quá hổng phải thơ thẩn của kmh- Thú thật cái thuở xa xưa cũng có bài thơ thời học trò thương nhớ... vu vơ cố lục trí nhớ, chỉ còn đọng lại 4 câu mở đầu như ri:

Em sợ lắm... thứ hai vào buổi sáng

Giờ việt văn Thầy đến dáng nghiêm trang

Trong lòng em sao run sợ... bàng hoàng

Cố lẩn tránh mỗi lần đôi mắt... chạm kmh

Thi sĩ Từ An Trinh? MH chưa từng... nghe tên!! (thế mới biết: “cái nửa đời đọc thơ cũng chỉ là hạt muối”...)

Thôi thì cảm xúc thế nào thì... bập bẹ nhe quý vị tiền bối... thậm thâm vi diệu...

Góp ý phỏng dịch thoát ý bài:

ĐÊM KHUYA NGHE TIẾNG ĐÀN

của Từ An Trinh

Sao đẩu xoay ngang, trống cuối canh

Ôm sầu tựa cửa trăng xuyên mành

Bỗng nghe thanh khúc đàn Tần gảy

Thoáng nghĩ giai nhân Triệu khảy tranh

Tưởng tượng mày ngài cau nhíu lại

Lo âu mấy ngón buốt khoan/nhanh

Im lìm cổng vẫn cài khoen bạc

Ngủ muộn may ra mộng ước thành

Lục Bát

Đêm tàn bắc đẩu xoay chiều

Sầu ôm bóng chiếc trăng dìu mây tan

Bỗng nghe ai gảy khúc đàn

Gửi vào nỗi nhớ mênh mang đêm dài

Phải là cô Triệu trang đài?

Đàn Tần tuyệt khúc... mày ngài hay cau!

Ngón tay có buốt vuốt đau?!

Then gài khoá bạc... chiêm bao mơ nàng

Kiều Mộng Hà

May01st2023

Góp ý của Khánh Hưng:

TIẾNG ĐÀN ĐƯỢM TÌNH

Vì sao Bắc Đẩu xoay ngang,

Riêng mình trơ trọi - đêm tàn buồn tênh!

Ánh trăng soi rọi mông mênh,

Ngồi đây vơ vẩn chông chênh kiếp phần.

Tần tranh nghe tiếng bâng khuâng,

Vọng từ gác vẽ, bần thần xốn xang...

Biết ngay Triệu nữ võ vàng,

Khúc ca dìu dặt, lệ hàng mày chau.

Chuyển sang gấp rút vội mau,

Thương tay ngà buốt - mái đầu dại tê.

Đôi lần khóa bạc tai nghe,

Cổng chưa thấy mở - não nề ngập tim!

Thôi thì dỗ giấc lim dim,

May ra người ngọc thấy tìm trong mơ...

- Khánh-Hưng

Góp ý của Thanh Vân:

Nghe Ông Cò và các anh chị bàn luận về bài Văn Lân Gia Lý Tranh của Từ An Trinh làm Tv cũng đâm ra mê tiếng đàn của người thiếu nữ đẹp (Triệu Nữ) láng giềng của thi sĩ. Cả hai cùng cô đơn và có tâm trạng buồn. Rồi nghe bài nhạc do anh Phí Minh Tâm gởi kèm, cô Á Đông này đàn bài Bésamo Mucho thật là điệu nghệ. Tv nghĩ đến bài Bao Giờ Biết Tương Tư của Phạm Duy-Ngọc Chánh:

Ngày nào cho tôi biết

Biết yêu em rồi tôi biết tương tư

Ngày nào biết mong chờ

Biết rộn rã buồn vui đợi em dưới mưa

Ôi biết đem tim này

Vắng như lòng giấy tình yêu lấp đầy

Rồi biết quên câu cười

Biết cho đôi dòng lệ rơi

Xin góp 4 câu thơ

Tương tư tiếng đàn và người đẹp

Suốt đêm thoang thoảng tiếng đàn ai

Gởi gấm lòng riêng tim ngỡ say

Sao Đẩu nằm ngang trời sắp sáng

Tương tư người đẹp hẹn đêm mai

Thanh Vân

Có lẽ thi sĩ Từ An Trinh cũng đâm ra tương tư cô láng giềng tài nghệ từ khi nào mà không biết. Mời nghe nhạc:

BAO GIỜ BIẾT TƯƠNG TƯ | PHẠM DUY & NGỌC CHÁNH | TUẤN NGỌC" sur YouTube

BAO GIỜ BIẾT TƯƠNG TƯ | PHẠM DUY & NGỌC CHÁNH | TUẤN NGỌC



Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Sun May 28, 2023 3:54 pm    Tiêu đề: Liêu Trai Chí Dị thế kỷ 21 bài số 20 - " HỮU CẢM "


Liêu Trai Chí Dị thế kỷ 21 bài số 20 - " HỮU CẢM "

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Liêu Trai Chí Dị thế kỷ 21 bài số 20.*

HỮU CẢM (trung lộ nhân quần ngã sở trường)

Lý Thương Ẩn

Vãn Đường

Ông già người Mỹ gốc Tàu Chợ-Lớn, sau khi đọc bài Liêu Trai Chí Dị số 19 trên diễn đàn HDQY thì gọi điện thoại cho Con Cò nói rằng: “Cảm ơn ông Con Cò. Nhờ ông mà tôi biết được bài thơ Tịch Dương Lâu của Lý Thương Ẩn. Trong thời gian ở bên Tàu và cả tháng sau ngày về tới nhà, tôi đã nghĩ nát óc mà không hiểu cho tới khi đọc bài Liêu Trai Chí Dị số 19 của ông. Tôi còn gặp thi hào này hai lần nữa trong chuyến du lịch Trung quốc năm ngoái. Dường như LTẨ thấy tôi khờ khạo nên muốn trêu chọc chơi. Ông làm ơn giải hộ “cơn mê” thứ nhì được không? Sau đó chúng mình sẽ bàn tới “cơn mê” thứ ba.

Cò vui vẻ nhận lời ngay. Ông kể rằng:

Hai ngày sau khi gặp LTÂ ở Tịch Dương Lâu, vào ngày 29 tháng 9 năm 2018, tôi tới thăm Hoàng Hạc Lâu. Lần này khi leo tới tầng chót thì trời nhá nhem tối, nhìn đồng hồ đeo tay thấy 7.30PM. Đang thở hổn hển thì lại nhìn thấy Quan Nhân mà mình đã gặp hai ngày trước ở lầu Tịch Dương. Cũng hình dáng ấy. Cũng trang phục ấy. Tuy biết rằng lại gặp ma nhưng lần này tôi không sợ nữa mà lân la tới gần. Chưa kịp vái chào thì Quan Nhân đã ngoắc tay ra hiệu cho tôi tới đứng trước mặt.

- “Lão trượng có muốn nghe chuyện cổ tích không?”. - Quan Nhân hỏi rất tự nhiên.

- Lão phu rất thích. Thưa Quan Nhân. - Tôi trả lời rất bình tĩnh.

- “Ngày xưa có người Từ Tế nước Sở đem cho xá nhân một vò rượu”. - Quan Nhân kể cho tôi nghe. - “Xá nhân nói rằng: Vò rượu này mấy người uống thì không đủ, một người uống thì có thừa. Hãy vẽ thi, nếu ai vẽ con rắn xong trước thì được vò rượu này. Có một người vẽ xong trước, cầm hũ rượu định uống, tay trái ôm vò, tay phải vẽ rắn, còn nói: Ta sẽ vẽ chân cho mày”. Chưa kịp vẽ xong chân rắn thì có người khác giật lấy vò rượu nói: Rắn vốn không có chân, ông làm sao vẽ chân của nó? bèn uống vò rượu ấy. Người kia mất rượu để uống”.

- Như thế là nghĩa làm sao? Thưa Quan Nhân. Tôi cúi mặt hỏi.

Chờ chừng 2 giây không thấy trả lời, tôi ngẩng mặt lên thì không thấy Quan Nhân đâu nữa! Nhờ ông Cò giải mã giùm.

Con Cò nghe xong thì hiểu liền và trả lời rằng: Chuyện này hơi dài, lại có điển tích bằng chữ nho nữa. Để tôi email cho ông bài thơ Hữu Cảm (Trung Lộ Nhân Tuần Ngã Sở Trường) của Lý Thương Ẩn thì ông sẽ rõ...

Nguyên tác Dịch âm

有感 (中路因循我所長) Hữu Cảm (Trung lộ nhân tuần ngã sở trường)

中路因循我所長 Trung lộ nhân tuần ngã sở trường,

古來才命兩相妨 Cổ lai tài mệnh lưỡng tương phương.

勸君莫強安蛇足 Khuyến quân mạc cưỡng an xà túc,

一琖芳醪不得常 Nhất trản phương lao bất đắc thường.

Chú giải:

Trung lộ: "Dưỡng sinh luận" của Kê Khang chép: "Chí dĩ yếm suy, trung lộ phục phế" (chí đã chán, suy yếu, thì trung niên bỏ phế). Trung lộ tức nửa đời người.

Khuyến quân mạc cưỡng an xà túc: "Tề sách" trong "Chiến Quốc sách" chép: Nước Sở có người Từ Tế đem cho xá nhân một vò rượu. Xá nhân cùng nói rằng: "Vò rượu này mấy người uống thì không đủ, một người uống thì có thừa. Hãy vẽ thi, nếu ai vẽ con rắn xong trước thì được vò rượu này."Có một người vẽ xong trước, cầm hũ rượu định uống, tay trái ôm vò, tay phải vẽ rắn, còn nói: "Ta sẽ vẽ chân cho mày". Chưa kịp vẽ xong thì có người khác giật lấy vò rượu nói: "Rắn vốn không có chân, ông làm sao vẽ chân của nó?", bèn uống vò rượu ấy. Người kia mất rượu để uống.

Dịch thơ

Hữu Cảm (Mòn mỏi đi theo chí sở trường)

Mòn mỏi đi theo chí sở trường

Xưa nay tài mệnh khắc đôi đường

Khuyên anh chớ vẽ thêm chân rắn!

Một chén rượu thơm cũng mất bương!

Lời bàn của Con Cò

Bài thơ làm theo thể tỷ; không thể nào hiểu nổi nếu không đọc điển tích “khuyên quân mạc cưỡng an xà túc”.

Sở trường của Lý thương Ẩn là văn chương (dùng văn chương để tiến thân) mà suốt đời công danh hụt hẫng. Đã biết rằng tài thường khắc với mệnh mà lại chơi trò vẽ rắn thêm chân (xin xem chú giải) đến nỗi một hớp rượu cũng không được uống. Đây là một bài thơ tự trào.

Lý Thương Ẩn dùng điển tích tài tình hơn cả Đỗ Phủ và Lý Bạch. Điển tích ông dùng thiên biến vạn hóa, có khi rất gần gũi, có khi rất xa xôi đòi hỏi cả phân tích lẫn tổng hợp mới hiểu nổi. Hãy thử xét xem ông ví "vẽ rắn thêm chân" với lỗi lầm nào trong đời ông: có lẽ là việc lấy vợ. Được nhận vào làm thư lại trong dinh của Vương Mậu Nguyên là kể như có rượu (bắt được rắn) thì cứ uống lai rai chờ cuộc tranh chấp giữa Vương Mậu Nguyên và phe đối lập trong triều đang ở thời kỳ gay cấn. Lại hấp tấp vồ con gái của họ Vương ̣ (vẽ thêm chân rắn) để sau này, khi Vương Mậu Nguyên thất thế, bị phe đối lập dìm xuống bùn đen (mất luôn cả bình rượu).

Đây là một bài thơ tự trào đặc sắc: Rất súc tích. Rất khiêm nhượng. Rất hoạt kê (hoạt kê phi thường, cười ra nước mắt).

Góp ý của Lộc Bắc:

HỮU CẢM

Nửa đời đeo đuổi cái sở trường

Xưa nay tài mệnh khắc nhau luôn

Khuyên chàng chớ vẽ chân cho rắn

Rượu đục chén con cũng tuyệt đường!

Viết thêm:

Cảm câu Khuyến quân mạc cưỡng an xà túc, viết thêm bài thơ sau:

Uổng phí đời trai mãi trống không

Nệ câu tài mệnh khắc vô cùng.

Chàng ơi, vẽ tiếp thêm đôi cánh,

Bay lượn trời cao, rắn hóa rồng!

Lộc Bắc

Avril23

Góp ý của Mỹ Ngọc:

MN góp bài phỏng dịch bài thơ số 20 HỮU CẢM-LTÂ.

HỮU CẢM.

Đeo đuổi sở trường suốt nửa đời,

Xưa nay tài mệnh chẳng chung đôi.

Khuyên chàng chớ vẽ thêm chân rắn,

Một chén rượu thô cũng mất rồi.

Mỹ Ngọc phỏng dịch.

May 21/2023.

Góp ý của Khánh Hưng:

HỮU CẢM (Trung lộ nhân tuần ngã sở trường) - Lý Thương Ẩn?

TỰ MÌNH HẠI MÌNH

Nửa đời cắm cố sở trường,

Chí mình đà quyết - hướng đường há thay.

Nghịch nhau tài mệnh xưa nay,

Tài hoa bạc mệnh - đắng cay sự đời!

Khuyên ai chớ khéo vẽ vời,

Thêm chân vào rắn - người thời cười chê.

Bồ đào bầu rượu cuồng mê,

Đành thôi mất trọn - ê chề ý ngông...

- Khánh-Hưng

Góp ý của Bát Sách:

Kỳ này ÔC đưa ra một bài rất lạ của Lý Thương Ẩn, BS chưa đọc lần nào, vì trong mấy cuốn Đường Thi mà BS có, không thấy bài này. Nghiền ngẫm vài ba lần mà chưa hiểu ý của tác giả, bèn đọc giải thích và lời bàn của ÔC thì sáng ra một chút, và đồng ý rằng đây là bài thơ tự trào của Lý, tự nhận mình đã vẽ rắn thêm chân nên hoạn lộ vô cùng gian nan vất vả, có tài mà không được trọng dụng, cả đời thất bại, xôi hỏng, bỏng không. Nhưng BS không đồng ý với ÔC, cho rằng việc vẽ rắn thêm chân của Lý có lẽ là việc lấy vợ.

Coi lại tiểu sử của Lý, ta biết được nhiều điều:

& Lý Sinh năm 812, đỗ Tiến Sĩ năm 837, nhờ sự tiến cử, nâng đỡ của Lệnh Hồ Sở. Cuối năm đó, Lệnh Hồ Sở chết, và năm 838, Lý tới làm việc với Tiết Độ Sứ Kinh Châu là Vương Mậu Nguyên. Điều trớ trêu là Vương thuộc phe Lý Đức Dụ, mà cha con Lệnh Hồ Sở, Lệnh Hồ Đào lại theo phe Ngưu Tăng Nhụ, nên Đào coi Lý là kẻ phản bội, vô ơn.

& Vì mến tài, Vương Mậu Nguyên gả con gái là Vương Yến Mỹ cho Lý. Theo Wikipedia, Lý không hối hận khi kết hôn với Yến Mỹ. Đời sống lứa đôi rất hạnh phúc, đầm ấm, vì Yến Mỹ xinh đẹp, ôn hòa, hết mực yêu chồng. Lý cũng rất yêu vợ: khi nàng qua đời, Lý vô cùng đau khổ, làm nhiều bài thơ khóc vợ, như Phá Kính (Tần đài nhất chiếu sơn kê hậu, Tiện thị cô oanh bãi vũ thì), Vô Đề (Tương kiến thời nan, biệt diệc nan) hay Cẩm Sắt (Thử tình khả đãi thành truy ức, chỉ thị đương thời dĩ vọng nhiên). Sau khi vợ chết, Lý đã nhiều lần ghé thăm Sùng Nhượng Trạch, nhà cũ của Vương Mậu Nguyên, là nơi có nhiều kỷ niệm của đôi vợ chồng, đặc biệt là bài Chính Nguyệt Sùng Nhượng Trạch (Bối đăng độc cộng dư hương ngữ)...

Sau khi vợ qua đời, Lý lang thang, sống nương tựa nhiều người, nhưng không tục huyền, chứng tỏ mối chân tình với vợ, dù rằng hồi trẻ, chàng rất bay bướm, mê hai chị em Lư Phi Loan, Khinh Phượng, và cả nữ đạo sĩ Tống Hoa Dương. (Hai chị em họ Lư bị bắt làm cung nhân, Lý ức lắm, mà không giám nói rõ nên làm mấy bài Vô Đề rất khó hiểu, còn nữ đạo sĩ thì Lý làm bài “Nguyệt Dạ Trùng Ký Tống Hoa Dương Tỷ Muội “, viết rõ ràng.

HỮU CẢM (CẢM XÚC)

Theo sở trường nay đã nửa đời,

Xưa nay tài, mệnh ghét nhau thôi,

Anh đừng vẽ rắn thêm chân nữa,

Một chén rượu thơm cũng mất rồi.

Bát Sách.

(ngày 21/05/ 2023)

Góp ý của Kiều Mộng Hà:

Phỏng dịch Thoát ý bài HỮU CẢM của Lý Thương Ẩn

Hữu Cảm

Nửa đời đắm đuối sở trường theo

Tài/mệnh luôn xung nhận phận nghèo

Vẻ rắn thêm chân nào đổi số!!

Rượu ngon đành đợi... chán nằm khều

Lục Bát

Miệt mài rèn luyện sở trường

Nửa đời mới biết tài nhường vận đen

Thêm chân rắn vẫn phận hèn

Bồ đào mỹ tửu kiêng khem đợi thời...

Kiều Mộng Hà

May 22nd2023

Góp ý của Đồ Cóc:

Góp:

Ta trị bệnh này với thuốc này

Bao lần kết quả cũng thật hay

Tiếng đồn lan toả khắp nơi chốn

Sao lần này gập thảm khốc ngay?

Đồ Cóc

Góp ý của Phí Minh Tâm:

Nguyên Tác: Phiên Âm:

有感 - 李商隱 Hữu Cảm - Lý Thương Ẩn

中路因循我所長 Trung lộ nhân tuần ngã sở trường

古來才命兩相妨 Cổ lai tài mệnh lưỡng tương phương

勸君莫強安蛇足 Khuyến quân mạc cưỡng an xà túc

一盞芳醪不得嘗 Nhất trản phương lao bất đắc thường.

Bài Hữu Cảm được khắc đăng trong sách:

· Lý Nghĩa San Thi Tập Chú - Đường - Lý Thương Ẩn 李義山詩集注-唐-李商隱

· Vạn Thủ Đường Nhân Tuyệt Cú - Tống - Hồng Mại 萬首唐人絕句-宋-洪邁

· Ngự Định Toàn Đường Thi - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp 御定全唐 詩-清-聖祖玄燁

Ghi chú:

Trung lộ: Trung lộ là trung đạo con đường đi trung dung, không cực đoan, cực hữu hoặc cực tả. Câu 2 làm sáng tỏ con đường trung đạo là tốt nhất vì tài mệnh khắc kỵ nhau. Có người cho trung lộ là nửa đời người, nhưng không có gì xác nhận như thế.

Nhân tuần: thuận theo tự nhiên, rụt rè không dám làm gì

Ngã sở: theo ngôn ngữ Phật giáo là cái gì tương đối bên ngoài “ta”. Trí Độ Luận quyển 31 viết: Ta là tất cả phiền não căn bản, đầu tiên ngũ tố vì ta, sau đó ngoại vật là ta.

Tài mệnh: khả năng trí tuệ và số mạng, chủ yếu nói đến tài năng không được công nhận và vận mạng không tốt. Trong truyện Kiều của Nguyễn Du: “chữ tài chữ mạng khéo là ghét nhau... chữ tài liền với chữ tai một vần.”

An xà túc: một điển cố. "Tề sách" trong "Chiến Quốc sách" chép: Nước Sở có người Từ Tế đem cho xá nhân một vò rượu. Xá nhân cùng nói rằng: "Vò rượu này mấy người uống thì không đủ, một người uống thì có thừa. Hãy vẽ thi, nếu ai vẽ con rắn xong trước thì được vò rượu này." Có một người vẽ xong trước, cầm hũ rượu định uống, tay trái ôm vò, tay phải vẽ rắn, còn nói: "Ta sẽ vẽ chân cho mày". Chưa kịp vẽ xong thì có người khác giật lấy vò rượu nói: "Rắn vốn không có chân, ông làm sao vẽ chân của nó?", bèn uống vò rượu ấy. Người kia mất rượu để uống.

Một ẩn dụ, vẽ rắn thêm chân, làm chuyện không cần thiết mà còn có thể có hại.

Dịch Nghĩa:

Hữu Cảm Theo Trung Đạo

Trung lộ nhân tuần ngã sở trường

Trung dung theo lẽ tự nhiên phải là sở trường,

Cổ lai tài mệnh lưỡng tương phương

Xưa nay tài và mệnh vốn khắc kỵ/đối chọi nhau.

Khuyến quân mạc cưỡng an xà túc

Khuyên anh chớ gượng vẽ thêm chân rắn,

Nhất trản phương lao bất đắc thường

Nếu không một chén nhỏ rượu thơm đục cũng không được nếm.

Dịch Thơ:

Trung Đạo

Trung đạo sở trường khéo nhắc cân

Bên tài bên mạng luôn tranh phần

Đừng thêm chân rắn khi anh vẽ

Để nếm vị hương chén rượu bần.

Feelings by Li Shang Yin

I follow the middle way, shy of trying my best and speculate

From ancient times, talent/ingenuity and fate/destiny are on opposite sides

Do not attempt to add legs when drawing a snake

You would miss the smell and taste of the unfiltered wine.

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Thu Jun 08, 2023 2:01 am    Tiêu đề: <center><table cellpadding="10" cellspacing="10" width="100%" background="https://trunghocduytan.com/image


Tử Dạ ca kỳ 1

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Tử Dạ ca kỳ 1

*Liêu Trai Chí Dị thế kỷ 21 bài 808

子夜歌其一 Tử Dạ ca kỳ 1

Lý Dục

(Bắc Tống, Liêu)

Từ

Lý Dục 李煜 (937-978) tự Trùng Quang 重光, tự hiệu là Chung sơn ẩn sĩ 鍾山隱士, Chung phong ẩn sĩ 鍾峰隠者, Bạch liên cư sĩ 白蓮居士, Liên phong cư sĩ 蓮峰居士, người đời quen gọi là Nam Đường Hậu Chủ 南唐後 主 hay Lý Hậu Chủ 李後主. Ông là người nhân huệ minh mẫn, văn hay hoạ khéo, biết âm luật. Phủ khố Giang Nam có thu tàng tác phẩm thư hoạ của ông rất nhiều. Ông là vua cuối cùng của triều Nam Đường.

Nhà Tống diệt Nam Đường, phong ông làm An Mệnh hầu; sau ông bị Tống Thái Tổ cho uống thuốc độc chết. Miền Giang Nam được tin Hậu Chủ chết, các phụ lão đều thương khóc.

Hậu Chủ lúc chưa mất nước sinh hoạt rất hào hoa nên từ cũng rất uỷ mị hoan lạc. Sau khi mất nước, bị đưa về nhà Tống, ngày ngày rửa mặt bằng nước mắt. Từ của ông lúc đó cũng rất thê thảm bi ai, đúng là vong quốc chi âm.

(Về thơ, Toàn Đường thi còn chép của ông 18 bài).

Hậu Chủ có 2 hoàng hậu: Đại Nga Hoàng rất tinh thông nhạc lý nhưng chết sớm. Tiểu Nga Hoàng (em kém Đại Nga Hoàng 14 tuổi; Lý Dục đã tư tình với nàng lúc Đại Nga Hoàng lâm bệnh và phong nàng làm hoàng hậu kế vị 4 năm sau khi bà chị mất).

Nguyên tác Dịch âm

子夜歌其一 Tử Dạ ca kỳ 1

尋春須是先春早 Tầm xuân tu thị tiên xuân tảo,

看花莫待花枝老 Khán hoa mạc đãi hoa chi lão.

縹色玉柔擎 Phiêu sắc ngọc nhu kình,

醅浮盞面清 Phôi phù trản diện thanh.

何妨頻笑粲 Hà phương tần tiếu sán,

禁苑春歸晚 Cấm uyển xuân quy vãn.

同醉與閒評 Đồng tuý dữ nhàn bình,

詩隨羯鼓成 Thi tuỳ Yết cổ thành.

Chú giải

縹 phiêu: mập mờ, huyền ảo

擎 kình: dơ lên, cầm dơ lên cao.

醅 phôi: rượu đục

盞 trản: cái chén nhỏ

清 thanh: chỗ rượu trong không có vẩn (nói tới phần rượu trong sau khi đã gạt bọt đục đi)

頻 tần: luôn luôn, thường thường.

笑粲 tiếu sán: cười rộn, phì cười.

禁苑 cấm uyển: vườn nhà vua

羯鼓 yết cổ: tiếng trống của rợ Yết.

Dịch nghĩa

Tử Dạ ca kỳ 1

Tìm xuân thì đợi xuân tới sớm

Ngắm hoa chớ chờ hoa héo đi

Sóng sánh ngón tay ngà

Gạt làn bọt đục trên ly rượu trong

Cười ròn tan hồn nhiên

Xuân tàn trong vườn uyển.

Cùng say kể như hưởng nhàn

Thơ trào ra theo tiếng trống của mọi Yết.

Dịch từ

Tử Dạ ca kỳ 1

Tìm xuân thì đợi xuân về sớm,

Ngắm hoa chớ để hoa tàn dởm.

Huyền ảo nhón tay ngà,

Gạt bọt rượu đục ra.

Cười hồn nhiên sảng khoái,

Thượng uyển xuân suy thoái.

Cùng say để hưởng nhàn

Trống Yết nhịp thơ vang.

Lời bàn của Con Cò

Bài từ theo điệu Tử dạ ca kỳ 1, làm ở tuổi chừng 30, lúc Lý Dục còn ủy mị hoan lạc.

Câu 1 & 2:

Chọn người tình mà chơi thì nên chọn gái trẻ (cỡ mười mấy) ; nếu chọn gái già (cỡ 50) thì dởm lắm. Lý cốt nịnh cô vợ trẻ; sẽ bàn thêm ở dưới).

Câu 3 & 4:

Nhìn ngón tay ngà của em gạt bọt dục trên miệng ly rượu để cho anh thấy phần rượu trong ở đáy ly thì thật là tuyệt (câu 3; ngụ ý rằng ngón tay ngà, sau khi gạt bọt đục, đã ban cho anh một chén rượu trong).

Câu 5 & 6:

Câu 5 tả em khoái trí cười khúc khích.

Câu 6 ngụ ý anh lúc đó ở tuổi 30, cái tuổi xuân nửa vời ở vườn Thượng Uyển.

Câu 7 & 8:

Câu 7: Em và anh cùng uống say sưa để hưởng nhàn.

Câu 8: Nhạc đêm đó là nhạc mọi; thơ của anh tuôn ra theo nhạc mọi (trống của rợ Yết): Câu này ngụ ý rằng đêm đó Lý vui chơi với Tiểu Nga hoàng (cô em kém cô chị 14 tuổi, vì nếu là cô chị tức Đại Nga hoàng thì nhạc khí phải là ống tiêu hoặc đàn tì bà).

Góp ý của Mỹ Ngọc:

MN góp bài phỏng dịch bài từ số 808, Tử Dạ Ca kỳ 1.

Tử Dạ Ca kỳ 1

Tìm xuân hãy đón đầu xuân mới,

Xem hoa chớ đợi hoa tàn vợi.

Tay ngọc phất mơ hồ,

Khơi trong chén rượu thô.

Hồn nhiên cười ròn rã,

Vườn uyển xuân tàn tạ.

Nhàn nhã cùng say sưa,

Thơ theo trống yết khua.

Mỹ Ngọc phỏng dịch.

July 12/2022.

Góp ý của Bát Sách:

Cám ơn ÔC đã soạn bài từ để tặng BS. Sau khi đọc tới đọc lui nhiều lần, BS không hiểu ý ÔC.

Bài từ khuyên người ta nên sớm hưởng những vẻ đẹp của mùa xuân, thưởng xuân khi hoa còn đầy hương sắc, chớ nên đợi tới lúc hoa tàn...

Nàng thiếu nữ, chắc còn rất trẻ, cùng người yêu tình tự, uống rượu, ngâm thơ... nàng lấy bàn tay ngọc, mềm mại, dịu dàng, sửa rượu đục thành rượu trong, đưa cho chàng uống, luôn cười rạng rỡ. Chàng dụ nàng uống chung để hai người cùng say, và bàn luận về chữ nhàn. Khi chàng say thì nghe tiếng trống của rợ Yết trên thành mà nổi hứng làm thơ.

BS thì bị bạn bè chê rằng yêu rất nhiều người mà không ai yêu lại thì làm gì có người trẻ tuổi, mê mình, cùng mình uống rượu, ngâm thơ...

ÔC giải thích rất hấp dẫn, cho là Nam Đường Hậu Chủ Lý Dục tình tự và giao hoan với cô em vợ, sau này được phong là Tiểu Chu Hậu, và bị cầm tù ở Đại Lương cùng với nhà vua.

Những chữ khó thì ÔC đã giải thích rồi.

*Câu phôi phù trản diện thanh, quá súc tích, rất khó dịch. Phôi là rượu đục, chưa lọc, thì những vẩn đục pha lẫn trong ly. Có lẽ những vẩn này nhẹ nên nổi lên (phù), nên nếu hớt đi thì phần còn lại sẽ trong (chữ thanh với bộ thủy). BS nghĩ phôi phù không phải là bọt rượu.

*Tần tiếu sán: tần là thường, luôn luôn, tiếu là cười, sán là tươi sáng, rạng rỡ, vậy 3 chữ này muốn nói là người đẹp luôn luôn cười rạng rỡ.

*Đồng tuý dữ nhàn bình. Đồng tuý là cùng say. Dữ là đều, cùng. Vậy chữ dữ này là thừa, cũng như chữ dữ trong câu lạc hà dữ cô lộ tề phi, vì đã có chữ tề là cùng rồi (Hồ Tông Thốc sửa thơ của Vương Bột). Nhàn bình là nghị luận, bình phẩm về chữ nhàn. BS dịch là tán (bàn tán)

TỬ DẠ CA KỲ NHẤT.

Tìm xuân nên đón xuân thật sớm,

Ngắm hoa chớ đợi hoa già xọm,

Tay ngọc nhẹ hớt xong,

Ly rượu đục thành trong.

Em luôn cười rạng rỡ,

Vườn cấm xuân đâu nữa.

Cùng say, tán chuyện nhàn,

Theo trống tiếng thơ vang.

Bát Sách

(Ngày 13 tháng 07 năm 2022)

Góp ý của Yên Nhiên:

Tình xuân

Xuân tới sớm bõ công người ngóng đợi

Say hương đi nhỡ lần lữa hoa tàn

Men rượu nồng chếnh choáng nõn tay nàng

Thanh thản bước rong chơi vườn thượng uyển

Điệu luân vũ dập dìu tình quyến luyến

Khúc khích cười như suối ngọc trong veo

Và nguồn thơ róc rách nắng vàng reo

Từ bản thượng tiếng chiêng cồng réo rắt

Yên Nhiên


Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Góp ý của Lộc Bắc:

Tử dạ ca kỳ 1.

1-

Tìm xuân nên chọn xuân sớm sủa

Ngắm hoa chớ đợi cành hoa rữa

Ngọc thanh thoát nhẹ nâng

Bọt nổi chén rượu trong

Sao luôn ngại cười luyến?

Xuân xế vườn thượng uyển

Cùng say, nói chuyện nhàn

Thơ theo trống Yết tràn!

2-

Chơi xuân nên chọn chớm xuân

Ngắm hoa chớ đợi hoa cằn héo khô

Tay nâng chén ngọc lên chờ

Khi tan bọt nổi rượu mờ hóa trong

Sao không cười rộn thong dong?

Xế chiều vườn cấm sánh cùng xuân sang

Say sưa bàn luận thú nhàn

Nương theo trống Yết tuôn tràn thành thơ!

Lộc Bắc


Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Góp ý của mirordor:

詩隨羯鼓成 thi tuỳ Yết cổ thành.

Yết cổ là trống của người Yết, và câu thơ này không hàm ý "mọi" nào ở trong đó!

Yết là một sắc dân Hung Nô ở vùng Sơn Tây. Trong thời Ngũ Hồ Thập Lục Quốc (tk 4), thủ lãnh Thạch Lặc (石勒) gốc Yết, nguyên là nô lệ của Tây Tấn nhưng được phong làm tướng vì tài quân sư, đã thành lập nước Hậu Triệu (後趙) ở vùng đất ngày xưa của Ngô, Việt và có một thời lãnh thổ của Hậu Triệu gồm hết vùng Trung Nguyên, lớn thứ nhì trong Thập Lục Quốc. Cuối thời Hậu Triệu người Yết nổi loạn chống sự hà khắc của tướng Nhiễm Mẫn (冉閔, gốc Hán) nên người gốc Yết bị Nhiễm Mẫn tiêu diệt (genocide). Một trong những di tích hiếm hoi của người Yết để lại là cái trống bằng gỗ dâu, có eo ở giữa, bọc da dê hai đầu. Trích từ Mộng Khê Bút Đàm (夢溪筆談, một tác phẩm của 沈括=Trầm Quát, một nhà bác học thời Tống):

羯鼓是一種出自於外夷的樂器。 羯鼓兩面蒙皮,腰部細,用公羊皮做鼓皮,因此叫羯鼓。它發出的音主要是古時十二律中陽律第二律一度。古時,龜茲、高昌、疏勒、天竺等地的居民都使用羯鼓。yết cổ thị nhất chủng xuất tự ư ngoại di đích nhạc khí. yết cổ lưỡng diện mông bì, yêu bộ tế, dụng công dương bì tố cổ bì, nhân thử khiếu yết cổ. tha phát xuất đích âm chủ yếu thị cổ thì thập nhị luật trung dương luật đệ nhị luật nhất độ. cổ thì Quy Tư, Cao Xương, Sơ Lặc, Thiên Trúc đẳng địa đích cư dân đô sử dụng yết cổ.

Trầm Quát viết rất kỹ về cái trống Yết, cho ta biết triều đình thời Đường ưa chuộng một phần vì tiếng nó vang xa, và nghe tựa như tiếng vó ngựa. Chữ 羯=yết viết với bộ 羊=dương và có nghĩa là con dê đực đã thiến. Tôi không nghĩ đây là tên người Yết tự đặt cho mình nhưng bây giờ ta hầu như không biết gì về họ, kể cả ngôn ngữ (một điểm đáng để ý là có một nhà ngữ học gợi ý rằng tiếng người Yết tựa như tiếng Việt trên phương diện âm hưởng)! Hai chữ 天竺 trong câu cuối ở trên cho ta thấy là người Ấn đã dùng yết cổ.

mirordor

Góp ý của Kiều Mộng Hà:

Phỏng dịch thoát ý bài:

TỬ DẠ CA kỳ 1 của Lý Dục (Hậu Chủ)

Tử Dạ Ca Kỳ 1

Ngóng Xuân cần đón Xuân vừa ửng

Xem hoa đừng đợi hoa tàn rụng

Yểu điệu tay búp măng

Hớt bọt rượu trong ngần

Mặt tươi môi cười rạng

Vườn uyển Xuân ảm đạm

Cụng ly say nồng nàn

Trống Yết thơ khề khàng

Lục Bát

Mong xuân sớm ghé... vui xuân

Ngắm hoa hé nụ muôn phần thắm tươi

Tay ngà chuốc rượu tươi cười

Bọt trong ly đợi nhẹ cời hoá trong

Má đào môi mọng cánh hồng

Hoa trong vườn Ngự buồn lòng sắc phai

Bên nhau sao mãi đắm say!!

Đêm tàn trống Yết thơ khai ý tình

Kiều Mộng Hà

June01st2023


Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Góp ý của Khánh Hưng:

Góp ý bài TỬ DẠ CA, Kỳ 1 - Lý Dục

TÂM TÌNH CHIA XẺ

Đón Xuân - ngóng đợi tinh mơ,

Thưởng hoa - chớ hoãn sắc mờ tàn phai!

Tay ngà hớt bọt miệt mài,

Chén quỳnh trong suốt - anh tài trao dâng.

Hồn nhiên cười cợt rỡ ràng,

Nơi vườn thượng uyển, xuân tàn lão niên.

Bên nhau say khướt liên miên,

An nhàn hưởng lạc, huyên thuyên câu lời.

Trống vang rợ Yết chân trời,

Mạch thơ lai láng khôn ngơi tuôn trào...

- Khánh-Hưng

Góp ý của Phí Minh Tâm:

Bài từ này của Lý Dục theo điêu T_Bồ Tát Man do Lý Bạch tiên khởi với song điệu 44 chữ, mỗi đoạn 4 câu, gồm 2 vần trắc và 2 vần bằng. Khâm phổ và bản phiên âm được trình bày trong bản bên dưới:

Inline image

Nguyên tác bài Tử Dạ Ca này khắc đăng trong sách:

· Ngự Tuyển Lịch Đại Thi Dư - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp 御選 歷 代詩餘-清-聖祖玄燁

· Ngự Định Toàn Đường Thi - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp 御定全唐 詩-清-聖祖玄燁

Dịch nghĩa:

Tử Dạ Ca Kỳ 1

Tầm xuân tu thị tiên xuân tảo Tìm mùa xuân thì mong đợi mùa xuân tới sớm

Khán hoa mạc đãi hoa chi lão Ngắm hoa không ai chờ cành hoa già héo.

Phiêu sắc ngọc nhu kình Ngón tay ngọc mềm mại nâng ly màu xanh nhạt

Phôi phù trản diện thanh Gạt làn bọt đục trên miệng ly rượu trong

Hà phương tần tiếu sán Ngại chi cười ròn đánh tan hồn nhiên

Cấm uyển xuân quy vãn Xuân tàn trong vườn cấm tùy tiện đi lại

Đồng tuý dữ nhàn bình Cùng say kể như hưởng nhàn

Thi tùy Yết cổ thành Thơ trào ra theo tiếng trống Khương.

Điền từ:

Điền từ gò bó gượng gạo mà không hát thử được để biết tài năng của mình. Tôi dịch thêm ra một bài thơ cổ phong để che bớt việc làm khá vô vọng này.

Tử Dạ Ca

Tầm xuân mong đợi xuân về sớm,

Ngắm hoa thì muốn hoa màu hợp.

Tay ngón ngọc mong manh

Nâng niu chén rượu xanh.

Vui cười tan tĩnh mịch,

Vườn cấm chờ xuân tịch.

Say hưởng thú nhàn thường,

Rượu thơ đùa trống Khương.

Tử Dạ Xuân Ca

Tầm xuân mong đợi xuân về sớm,

Ngắm hoa không muốn hoa sớm tàn.

Bàn tay ngà ngọc nâng ly nhạt

Gạt bọt rượu thô mép chén vang.

Ngại chi cười lớn tan tịch mịch,

Vườn cấm đìu hiu xuân sắp tàn.

Cùng uống cùng say cùng hưởng lạc,

Trống Khương thúc dục thơ đầy tràn.

Mời nghe hát:

Thật ra các bài từ, trong đó có bài Bồ Tát Man, không phải để đọc mà để hát và nghe. Lời mỗi bài Bồ Tát Man có thể khác nhau, nhưng âm điệu giống nhau cho tất cả các bài cùng điệu. Bên dưới mời nghe bài Bồ Tát Man số 1 của Ôn Đình Quân, hát bằng tiếng bính âm (link màu xanh đậm). Nhớ mở âm thanh và lưu ý số chữ trong bài hát là: 7 7 5 5 5 5 5 5.

· Chân Hoàn Truyện Bồ Tát Man 甄嬛傳菩薩蠻

· Diêu Bối Na - Cao Thanh Bản 姚贝娜 - 高清版

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Thu Jun 15, 2023 2:58 pm    Tiêu đề: Ngu Mỹ Nhân Thảo Hành


Ngu Mỹ Nhân Thảo Hành

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa
NGU CƠ & HẠN VÙ


Ngu Mỹ Nhân Thảo Hành

LTCD thế kỷ 21 bài 996

虞美人草行Ngu Mỹ Nhân Thảo Hành

Tăng Củng

Bắc Tống, Liêu

Tăng Củng 曾鞏 (1019-1083) tự: Tử Cố (子固), hiệu: Nam Phong tiên sinh, người Nam Phong, Kiến Xương (nay là huyện Nam Phong, tỉnh Kiến Xương) ; là quan nhà Tống và là nhà văn đứng trong hàng tám nhà văn lớn thời Đường-Tống trong văn học sử Trung Quốc (bao gồm Liễu Tông Nguyên, Hàn Dũ, Tô Tuân, Tô Triệt, Tô Thức, Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Tăng Củng).

Thuở nhỏ, Tăng Củng là đứa trẻ thông minh, học giỏi. Năm 12 tuổi, ông đã nổi tiếng về tài văn, được lãnh tụ văn đàn lúc bấy giờ là Âu Dương Tu hết sức khen ngợi, cho rằng ông là thiên tài.

Năm Gia Hựu thứ hai (1057) đời Tống Nhân Tông (ở ngôi: 1022-1062), Tăng Củng cùng em là Tăng Bố và anh em Tô Thức, Tô Triệt đi thi Tiến sĩ và đều đỗ cao. Kỳ thi này do Âu Dương Tu làm Chánh chủ khảo.

Thi đỗ, Tăng Củng được bổ làm Tham quân tư pháp ở Châu Thái Bình (nay là phía đông huyện Đang Đồ, tỉnh An Huy). Sau đó, ông được chuyển đến kinh đô Khai Phong (nay thuộc tỉnh Hà Nam), chuyên làm công việc biên soạn và hiệu đính các thư tịch cho sử quán. Tiếp theo, đổi ông tới Việt Châu (nay thuộc huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang) làm Thông phán (tương đương chức Phó châu trưởng). Ở đây, ông xin bãi bỏ nhiều thứ thuế vô lý, và đề ra nhiều biện pháp để cứu đói cho dân.

Ít lâu sau, Tăng Củng được điều động đến làm Tri châu ở Tế Châu (nay là huyện Lịch thành, tỉnh Sơn Đông). Lúc bấy giờ ở đây có nhiều kẻ cướp, nhờ ông vừa tiễu phỉ vừa chiêu dụ, mà nơi ấy sớm được yên.

Thấy ông làm được việc, triều đình đổi ông làm quan ở Tương Châu (nay là huyện Tương Dương, tỉnh Hồ Nam), rồi Hồng Châu (nay là huyện Nam Xương tỉnh Giang Tây). Tại đây, nhờ ông đôn đốc việc dập dịch (ôn dịch) nên cứu sống được nhiều người, được người đời khen tặng là "vạn gia sinh Phật"

Vào thời Tống Thần Tông (ở ngôi: 1067-1085), Tăng Củng được triệu về triều làm Phán Tam Ban viện. Bị Tể tướng là Lã Công Trứ ghen ghét, nên ông chỉ được đổi làm Sử quán tu soạn (làm công việc biên soạn và sửa chữa các sách trong sử quán), dù nhà vua rất muốn trọng dụng ông.

Cuối đời, Tăng Củng còn được cử đi cai quản xứ Vương Điệp Tấu ở quận Iên An, nhưng chỉ mấy tháng sau thì ông phải về để cư tang cho mẹ; rồi ông cũng lâm bệnh mất mấy tháng sau đó (1083), thọ 64 tuổi.

Tác phẩm để lại có Nguyên Phong loại cảo, gồm 15 quyển.

Nguyên tác Dịch âm

虞美人草行 Ngu mỹ nhân thảo hành

鴻門玉斗紛如雪 Hồng Môn ngọc đẩu phân như tuyết,

十萬降兵夜流血 Thập vạn hàng binh dạ lưu huyết.

咸陽宮殿三月紅 Hàm Dương cung điện tam nguyệt hồng,

霸業已隨煙燼滅 Bá nghiệp dĩ tuỳ yên tẫn diệt.

剛強必死仁義王 Cương cường tất tử nhân nghĩa vương,

陰陵失路非天亡 Âm Lăng thất lộ phi thiên vong.

英雄本學萬人敵 Anh hùng bản học vạn nhân địch,

何用屑屑悲紅妝 Hà dụng tiết tiết bi hồng trang.

三軍散盡旌旗倒 Tam quân tán tận tinh kỳ đảo,

玉帳佳人坐中老 Ngọc trướng giai nhân toạ trung lão.

香魂夜逐劍光飛 Hương hồn dạ trục kiếm quang phi,

青血化為原上草 Thanh huyết hoá vi nguyên thượng thảo.

芳心寂寞寄寒枝 Phương tâm tịch mịch ký hàn chi,

舊曲聞來似斂眉 Cựu khúc văn lai tự liễm my.

哀怨徘徊感不語 Ai oán bồi hồi cảm bất ngữ,

恰如初聽楚歌時 Kháp như sơ thính Sở ca thì.

滔滔逝水流今古 Thao thao thệ thuỷ lưu kim cổ,

漢楚興亡兩丘土 Hán Sở hưng vong lưỡng khâu thổ.

當年遺事久成空 Đương niên di sự cửu thành không,

慷慨樽前為誰舞 Khảng khái tôn tiền vị thuỳ vũ.

Chú giải

(1) 虞美人 Ngu mỹ nhân: tức Ngu Cơ, vợ Hạng Vũ (xem thêm chú giải số (6)

鴻門 Hồng Môn:

Cửa Hồng Môn, nơi diễn ra sự kiện Hồng Môn yến. Phạm Tăng (mưu sĩ của Hạng Vũ, được Hạng Vũ gọi là Á Phụ), muốn giết Lưu Bang, Hạng Vũ không nỡ. Lưu Bang trốn về, để Trương Lương ở lại dâng đôi ngọc bích lên Hạng Vũ, đôi chén ngọc lên Phạm Tăng, Phạm Tăng nổi giận đập vỡ đôi chén ngọc. Đây chỉ ý: Hạng Vũ không nghe lời mưu sĩ.

玉斗 ngọc đẩu: chén ngọc.

(2) 咸陽宮殿三月紅 Hàm Dương cung điện tam nguyệt hồng:

Hạng Vũ giết mười vạn hàng binh Tần, khi vào Hàm Dương, lại đốt cung điện của nhà Tần, lửa cháy liền ba tháng. Đây muốn nói Hạng Vũ tàn bạo nên sẽ thất bại.

(3) 陰陵 Âm Lăng:

Khi Hạng Vũ thua trận, chạy đến Âm Lăng lạc lối hỏi một cụ già làm ruộng, cụ già cố ý chỉ sai đường, Hạng Vũ sa vào đầm lầy. Quân Hán đuổi tới, Hạng Vũ liệu không thoát được, nói rằng: “...đó là trời làm mất ta”. Rồi tự vẫn.

(4) 英雄本學萬人敵 Anh hùng bản học vạn nhân địch:

Lúc nhỏ Hạng Vũ học chữ không thành, học kiếm thuật cũng không thành. Chú là Hạng Lương nổi giận, Vũ nói: muốn học cái thuật đánh được muôn người! Lương liền dạy Vũ binh thư, Vũ thích lắm, nhưng cũng không chịu học hành cho thành tựu.

恰 kháp: vừa vặn, như kháp hảo 恰好 vừa tốt.

斂 liễm: cất đi, giấu đi. 斂眉 liễm my: mày chau lại.

(5) 楚歌 Sở ca:

Lúc Hạng Vũ bị vây ở Cai Hạ, nghe quân Hán bốn phía đều hát giọng Sở. Hạng Vũ sợ hỏi: “Hán đã lấy được Sở rồi sao? Sao mà người Sở (trong quân Hán) đông vậy? “

慷慨 khảng khái: hào sảng, rộng rãi, hào phóng.

(6) 慷慨樽前為誰舞 Khảng khái tôn tiền vị thuỳ vũ: (khảng khái trước chén (rượu) gợi ra điệu múa?)

Ngu Cơ luôn đi theo Hạng Vũ, khi thắng lợi cũng như khi thất bại. Trong đêm cuối cùng ở Cai Hạ, Hạng Vũ hát bài Cai Hạ ca, Ngu Cơ múa kiếm, hát hoà theo, lời ca rằng: “Hán binh dĩ lược địa, Tứ diện Sở ca thanh; Trượng phu ý khí tận, Tiện thiếp hà liêu sinh” (Quân Hán lấy hết đất, Khúc Sở vang bốn bề; Trượng phu chí lớn cạn, Tiện thiếp sống làm chi). Rồi Ngu Cơ tự vẫn. Tương truyền nơi máu nàng đổ xuống mọc lên một thứ cỏ hễ có rượu rót gần bên thì cỏ múa lả lướt như Ngu Cơ trong tiệc rượu của Hạng Vũ. Người ta gọi cỏ ấy là “Ngu mỹ nhân thảo”.

Dịch nghĩa

Bài hát về cỏ Ngu mỹ nhân

Chén ngọc ở Hồng Môn vỡ tan như tuyết,

Mười vạn hàng binh thảy đều đổ máu.

Cung Hàm Dương lửa đỏ rực ba tháng trời,

Nghiệp bá đã tan theo tro khói.

Hung cường thì chết, nhân nghĩa thì dựng được vương nghiệp,

Lạc lối ở Âm Lăng nếu không do trời thì do ai?

Anh hùng vốn học được tài sức địch được muôn người (mà thất bại),

Can chi tới việc nhỏ nhặt thương bọn quần hồng!

Ba quân tan nát, ngọn cờ đổ rạp,

Người đẹp ngồi trong trướng ngọc mà già đi.

Hồn thơm bay theo ánh gươm lấp lánh ban đêm,

Máu tươi (thanh huyết) hoá thành cỏ trên đồng.

Tấm lòng trong sáng lặng lẽ gửi lại trên cành giá lạnh,

Khúc hát cũ nghe văng vẳng như nét mày chau.

Ai oán bồi hồi buồn rầu không nói được,

(Nghe) giống như tiếng hát nước Sở vừa cất lên.

Dòng nước cuồn cuộn trôi hết chuyện xưa nay,

Hán, Sở - bên hưng thịnh, bên diệt vong giờ cũng chỉ còn hai nấm đất.

Việc năm xưa truyền lại lâu ngày nào có còn gì nữa,

Vẫn khảng khái vì ai mà múa trước chén rượu..

Dịch thơ

Bài ca Ngu-Mỹ-Nhân (1)

Hồng Môn chén ngọc tan như tuyết

Mười vạn hàng binh bị tiêu diệt.

Hàm Dương cung điện ba tháng hồng, (2)

Nghiệp Bá biến thành mây khói hết.

Hung cường ắt chết nhân nghĩa vương,

Âm Lăng lạc lối trời không thương. (3)

Anh hùng tới mức vạn người địch, (4)

Hà tất nhỏ nhặt thương hồng nhan. *

Ba quân rách nát cờ chao đảo,

Trướng ngọc giai nhân trẻ thành lão.

Hồn thơm trốn lánh ánh gươm bay

Máu tươi trên đồng tưới cỏ nhão.

Lòng thơm ủ rũ lạnh cành cây, **

Khúc hát xưa nghe khiến nhíu mày.

Ai oán bồi hồi buồn chẳng nói,

Thoảng ai ca điệu Sở sầu thay! (5)

Nước trôi cuồn cuộn dòng kim cổ,

Hán Sở hưng vong thảy đều khổ.

Ngày nay còn sắc sắc không không, ***

Khảng khái vì ai múa trên cỏ? (6)

*Hà tất nhỏ nhặt thương hồng nhan: Tác giả ám chỉ Ngu Cơ. Ngu Cơ là một nhân vật lịch sử đáng chiêm ngưỡng; Hạng Vũ thất bại là do không biết nghe lời Phạm Tăng chứ không phải do nàng. Mặt khác, Hạng Vũ đã đối xử với nàng rất quảng đại, hào hùng và cảm động. Câu này ngụ ý rằng Hạng Vũ thất bại là vì chí không lớn chứ không phải vì thương Ngu Cơ.

**Lòng thơm ủ rũ lạnh cành cây: dịch thoát câu Phương tâm tịch mịch ký hàn chi, (Tấm lòng trong sáng lặng lẽ gửi lại trên cành giá lạnh).

*** Sắc sắc không không: Kinh của nhà Phật, nghĩa là có cũng như không.

Lời bàn của Con Cò

Trước khi dịch bài này, ỐC phải để ra 3 ngày đọc lướt qua gần 1000 trang Hán Sở Tranh Hùng và Sử Ký của Tư Mã Thiên; cốt nắm vững những yếu tố quan trọng để khỏi dịch sai.

Bài thơ 20 câu chia làm 5 đoạn, mỗi đoạn có 4 câu thất ngôn. Hai đoạn đầu nói về Hạng Vũ. Hai đoạn kế nói về Ngu Cơ. Đoạn 5 tác giả xét lý do thất bại của Hạng Vũ, không dựa trên chính trị mà dựa trên tâm linh:

Đoạn 1:

Nói rằng Vũ đã phạm 3 lỗi lầm lớn:

Không nghe lời Á phụ Phạm Tăng (câu 1) ;

Trong một đêm giết 10 vạn hàng binh (câu 2) ;

Đốt cung Hàm Dương cháy đỏ rực 3 tháng trời (câu 3) ;

Vì những lẽ đó nên nghiệp Bá của Vũ tan như tro khói (câu 4).

Đoạn 2:

Cắt nghĩa thêm lý do thất bại của Vũ:

(Từ ngàn xưa) kẻ hung bạo thì chết, người nhân nghĩa thì làm vua (câu 5).

(Vũ còn than gì nữa?) lạc lối ở Âm Lăng là do trời xếp đặt (câu 6).

Có sức địch vạn người (nhưng ngu si thì thất bại) (câu 7).

Không phải vì mê gái đẹp (Ngu Cơ) mà thất bại (câu 8).

Đoạn 3:

Đoạn này nói về Ngu Cơ:

Tả quang cảnh rách nát ở Cai Hạ (câu 9).

Ở trong trướng ngọc người đẹp (Ngu Cơ) từ trẻ biến thành già (câu 10).

Hồn thơm (hồn giai nhân) bay theo ánh gươm (câu 11).

Máu tươi (của người đẹp và của hàng vạn binh sĩ) tưới cỏ mềm. (Câu 12).

Đoạn 4:

Đoạn này cũng nói về Ngu Cơ:

Lòng thơm buồn rầu lạnh cả cành cây (câu 13).

Nghe khúc hát xưa khiến nàng chau mày (câu 14).

Và lòng bồi hồi nói chẳng nên lời (câu 15).

Nghe binh Hán ca giọng Sở sầu đứt ruột (câu 16).

Đoạn 5:

Đoạn kết:

Dòng lịch sử cổ kim trôi đi như nước chảy (câu 17).

Hán hưng, Sở vong, đều khổ cả. (Câu 18).

Việc thành bại như sắc như không của nhà Phật (câu 19).

(Ngày nay) Chỉ còn lại hồn của Ngu Cơ múa trên cỏ.

Con Cò góp ý với Tăng Củng về thất bại của Hạng Vũ:

Ngoài 3 lỗi lầm lớn nêu trong đoạn 1 (Không nghe lời Phạm Tăng; Giết 10 vạn hàng binh; Đốt cung A-phòng) ; Vũ còn có có một khuyết điểm lớn nữa: Hiểu biết rất hẹp hòi về chính trị cho nên chỉ có khả năng làm dũng tướng; không có khả năng làm hoàng đế. ÔC khai triển vắn tắt như sau:

- Vũ không biết nhận xét nhân tài nên không tuyển dụng được họ. Trương Lương là một trường hợp điển hình. Lương có tài ngồi trong phòng mà quyết đoán được thành bại ngoài ngàn dăm; Vũ không hiểu được điều đó nên không dùng được Lương, lại để Lương lọt vào tay Lưu Bang.

- Vũ có sẵn nhân tài dưới trướng mà không nghe theo. Phạm Tăng là một thí dụ: Tăng được chú của Vũ là Hạng Lương tuyển dụng và đã giúp cho Vũ chiếm được nước Tần; khi Hạng Lương chết Vũ đã tôn Tăng là Á phụ; nhưng không nghe lời Á phụ, cho Lưu Bang dẫn binh tướng về Thục để sau này làm phản đánh bại mình.

- Khi Vũ may mắn có nhân tài dưới trướng, thì không biết sử dụng: Hàn Tín là một trường hợp điển hình; Tín có tài dùng binh như thần mà Vũ chỉ dùng như một quan chức giữ ngựa; để sau này Lưu Bang dụ về tôn lên làm Nguyên soái.

- Khi Vũ sử dụng nhân tài thì lại không tin tưởng họ để họ phải trốn đi. Trần Bình là một thí dụ: Vũ đã dùng Bình tới chức đô úy nhưng sau lại nghi kỵ Bình để Bình sợ mang họa phải sang phò Lưu Bang. (Bang đã nâng Bình lên tới chức tể tướng để củng cố ngai vàng).

Mặt khác, đối thủ của Vũ là Lưu Bang, tuy thua Vũ về nhiều phương diện (sức khỏe, học thức, gia thế, tư cách), chỉ hơn Vũ cái khả năng nhận xét nhân tài nên đã thu nạp được cả 3 thiên tài mà Vũ thải ra (Trương Lương, Hàn Tín, Trần Bình). Thế là suy vong của Vũ đã hiển hiện dù Vũ có trong tay cả triệu hùng binh. Vũ chỉ giỏi cầm quân, không giỏi cầm tướng; Bang thì lại giỏi cầm tướng hơn cầm quân. Hãy nghe cuộc đối thoại giữa Lưu Bang và Hàn Tín dưới đây. Sau khi có tin Tín mưu phản thì tể tướng Trần Bình hiến kế cho Lưu Bang bắt Tín về triều, dáng từ tước vương xuống tước hầu; một hôm Bang hỏi Tín:

- Trẫm có thể cầm được bao nhiêu quân?

- Thưa bệ hạ mười vạn.

- Còn ông?

- Thưa càng nhiều càng tốt.

- Thế sao ông lại bị trẫm bắt?

- Bởi vì bệ hạ giỏi cầm tướng hơn cầm quân.

Góp ý của Bát Sách:

Cám ơn ÔC đã đưa bài hành của Tăng Củng lên diễn đàn. Bài hành tuy dài, mà BS thì lười, hơi ngại dịch, nhưng trúng tủ của mình nên đã đọc lại Hán Sở Tranh Hùng, Sử Ký Tư Mã Thiên, Wikipedia, các giai thoại... để viết góp ý cho đầy đủ. Bài hơi dài, ACE chịu khó đọc, mong rằng không đến nỗi làm mất thì giờ của quý bạn.

Năm 24 tuổi, Hạng Vũ thu phục được thần mã Ô Truy, và kết hôn với Ngu Cơ thì Vũ không bao giờ rời 2 bảo bối đó trong bao nhiêu năm chinh chiến.

Bài Hành của Tăng Củng, có 5 đoạn:

- Đoạn đầu, nêu lên cái ác của Hạng Vũ, không nghe lời quân sư mà đốt cung A Phòng. Vũ làm nhiều việc ác lắm, BS sẽ nói sau. Đốt cung điện chỉ là chuyện nhỏ, chẳng có chi là ác.

- Đoạn 2, luận về sự thành bại của việc đuổi hươu, thâu đoạt thiên hạ. BS sẽ nói ý kiến của mình sau.

- Đoạn 3 và 4 mới nói tới Ngu Cơ và Hạng Vũ, khi bị vây khốn tại Cai Hạ: Ngu Cơ u sầu, Hạng Vũ nhụt chí. Lúc đó, đêm đã khuya, gió thu lạnh lẽo, trăng thu mờ ảo, nên tiếng tiêu réo rắt của Trương Lương, giọng ca nước Sở ảo não gợi tình hoài hương khiến tướng sĩ và quân lính bỏ trốn hết, chỉ còn 800 đệ tử trung thành và 2 tướng Chu Lan, Hoàn Sở. Quân Sư Hạng Bá thì lẻn qua gặp Trương Lương xin hàng! Hạng Vũ từ biệt Ngu Cơ. Nàng đâm cổ tự sát bằng chính thanh gươm của Vũ. (xin coi đoạn sau). Vũ chạy đến Ô Giang, không chịu qua sông, đem ngựa tặng đình trưởng. Ở trên thuyền, Ô Truy nhìn Vũ, rơi lệ, rồi nhẩy xuống sông, mất dạng. Sau một hồi chiến đấu trong tuyệt vọng, Vũ đâm cổ mà chết, bằng thanh gươm của mình, là thanh gươm mà trước đó, Ngu Cơ đã dùng để tự sát.

- Đoạn 5, tỏ lòng hoài cổ, anh hùng, thành bại cũng chỉ còn 2 nấm mồ hoang.

Hai câu chót thì BS không hiểu rõ ý của tác giả.

Vì Tăng Củng làm quan trong triều, lại thấm nhuần tư tưởng Khổng Mạnh, nên cho rằng có nhân nghĩa thì làm vua, tàn ác thì thất bại.

Thật sự, lịch sử đã cho ta thấy là lý thuyết này không vững: Trịnh Trang Công giết em; Sở Bình Vương giết 3 anh; công tử Quang giết Vương Liêu; Tần Thuỷ Hoàng tàn ác nổi tiếng, giết người như ngoé, đốt sách, chôn học trò đều làm vua. Gần đây thì Lénine, Staline, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, tàn ác dã man ai cũng biết cũng vẫn làm “ vua “.

Trở về thời Hán, Sở, chúng ta dùng lịch sử để nhận xét về 2 nhân vật chính:

1) Hạng Vũ:

- Khi vào Hàm Dương, giết 20 vạn quân Tần. Đời Đông Chu, Bạch Khởi đã giết 40 vạn hàng binh nước Triệu thì còn ác hơn Vũ.

- Giết Tử Anh là cháu của Thuỷ Hoàng, là người đã đầu hàng Lưu Bang, được Bang giao cho Vũ. Đây chỉ là kế mượn dao giết người của Bang.

- Đào mả Tần Thuỷ Hoàng. Điều này thì tệ thật, Vũ đã sai lầm nghe lời xúi dại của bẩy tôi để tìm châu báu.

- Giết Sở Hoài Vương. Hoài Vương tên Mễ Tâm, là một cậu bé nhà quê, xưng là hậu duệ vua Sở, được chú cháu Hạng Lương, Hạng Vũ tôn lên làm vua để có lý do, có chính nghĩa mà cất quân chống Tần. Hoài Vương tự dưng được phú quí mà không biết phận, lại còn tác oai, tác phúc, thiên vị Lưu Bang, nên Vũ mới nổi giận sai người giết. Thử hỏi, nếu Hoài Vương không bị giết thì sau khi diệt Tần, liệu Bang có để cho ông ta tiếp tục làm vua hay không? (Thật ra thì sử gọi ông này là Nghĩa Đế, hoặc Sở Hậu Hoài Vương. Sở Hoài Vương là vua thứ 40 của nước Sở, bị nước Tần lừa, bắt nhốt ở Tần, chết nơi đất khách, nên Hạng Lương, Hạng Vũ mới dùng tên Hoài Vương để khích động lòng công phẫn của dân nước Sở khiến họ đến đầu quân đánh Tần.)

Nhưng Vũ không phải là người bản tính tàn ác:

- Chương Hàm, tướng Tần, đã giết chú của Vũ là Hạng Lương, mà khi thua trận, đầu hàng, Vũ tha không bắt tội.

- Gia đình của Bang, có cha, và vợ con bị Vũ bắt, đã không bị giết mà còn đưa trả tận quân doanh.

- Không giết Bang ở Hồng Môn hội yến, dù Quân Sư Phạm Tăng đã đưa ra 3 kế sách để Vũ diệt trừ hậu hoạn.

- Phạm Tăng, là quân sư, nhiều lần tức giận vì Vũ không nghe lời khuyên của mình, đã vô lễ, phạm thượng mà chưa bao giờ bị trừng phạt. Thí dụ như sau Hồng Môn Hội Yến, Lưu Bang trốn về, sai Trương Lương dâng Vũ ngọc bích, và chén ngọc. Vũ ban chén ngọc cho Phạm Tăng, nhưng giận vì Vũ không nghe lời mình nên Tăng đập chén ngọc vỡ tan. (Hồng Môn ngọc đấu phân như tuyết)

2) Lưu Bang:

- Bang là người nhút nhát, ham mê tửu sắc, có nhiều mưu kế để lừa thiên hạ.

Khi đã lên làm vua, Điền Hoành, tướng nước Tề định về hàng thì đám thuộc hạ đã khuyên: Hán đế trông bề ngoài rộng rãi, nhưng trong bụng hẹp hòi. Vì vậy Điền Hoành và mọi người đều tự sát.

- Bang là người ngạo mạn: Khi Lịch Sinh vào yết kiến, Bang không sửa soạn gì hết, ngồi cho thị nữ rửa chân, khiến Lịch bất mãn mà nói: Túc hạ muốn diệt Tần, cất nghĩa binh thu phục lòng người mà lại đối xử với hiền sĩ bằng cử chỉ ngạo nghễ đó thì ai còn giúp mình lo việc lớn? May là Bang biết phục thiện, thôi rửa chân, sửa sang y phục mà xin lỗi.

- Cha, và vợ con bị Vũ bắt mà Bang không hề lo sợ. Khi Vũ đem Lưu Thái công lên trên thành dọa giết, Bang thản nhiên nói với Vũ: “ đại vương kết nghĩa anh em với tôi, thì cha tôi cũng như cha của đại vương... Nếu đem Thái Công nấu canh thì chia cho tôi một bát“. Dù cho đó là đòn cân não ở trận tiền, ta cũng thấy Bang không có tình cha con sâu nặng.

- Bành Việt, vì kháng cự rất mãnh liệt, bị Bang căm tức, nên khi Việt thua và bị bắt, Bang chém đầu Việt, lóc xương, lấy thịt làm mắm, đưa cho các tướng. Anh Bố ăn một miếng, ói mửa tùm lum. Khi biết rõ nguồn cơn, Bố nổi giận cất quân đánh Hán, dù trước đó, Bố đã bỏ Sở về Hán quy hàng. Việc này của Bang không những dã man, tàn ác, mà còn bỉ ổi, đê tiện.

- Hàn Tín là người có công lớn nhất trong việc diệt Hạng Vũ để Lưu Bang lên ngôi, nhưng Bang lúc nào cũng nghi ngờ Tín, muốn giết. Bang đã giả vờ tuần du Vân Mộng (Hán Cao Tổ ngụy du Vân Mộng) bắt Tín về quản thúc ở kinh đô.

Bang không giết Tín chẳng phải vì nhân từ, mà sợ mang tiếng giết hại công thần. Nhưng sau đó, khi Bang thân chinh đi dẹp Trần Hy, thì ở nhà, Lã hậu đã vu cho Tín tội thông đồng với Hy mà bắt chém. Sử sách không ghi, nhưng biết đâu, đó chính là mưu của Bang để chạy tội?

- Bang là người xảo trá, chuyên môn giả nhân giả nghĩa lừa thiên hạ. Có ít nhất 3 chứng cớ:

*Lập đàn cúng tế và khóc Sở Hoài Vương, khi nghe tin ông bị Hạng Vũ sai người giết chết. Bang có thương gì ông này.

*Khi bị Vũ vây khổn, Trương Lương khuyên Bang tìm một người giống mình, mặc hoàng bào, ngồi long xa, ra hàng để trong lúc Vũ và tướng sĩ chú ý tới xe giả thì Bang dắt gia đình lẻn trốn. Người đóng vai đó là Kỷ Tín. Khi Tín ra đi, Bang còn làm bộ dùng dằng, không nỡ. (dù trong lòng mừng khấp khởi)

*Khi các tướng đem đầu Hạng Vũ về dâng công, Bang còn ôm đầu Vũ khóc sướt mướt, đúng là nước mắt cá sấu!

Hạng Vũ sức địch muôn người, rất quyết đoán, như khi giết Tống Nghĩa là chủ tướng của mình khi Nghĩa chần chờ không đem quân cứu Triệu, nhưng lại có lúc yếu lòng như tha Bang, và gia đình. Vũ bộc trực, không giả dối, lại quá tự cao nên không nghe lời khuyên của Phạm Tăng. Nhưng Vũ bị chính chú mình là Hạng Bá làm nội tuyến cho địch: Bá là bạn của Trương Lương, nên đem bí mật về âm mưu giết Bang báo cho Lương biết mà chuẩn bị. Khi Phạm Tăng sai Hạng Trang giả vờ múa gươm đề tìm cơ hội hạ sát Bang thì Bá lại xông ra múa gươm với Trang, “cho có đôi”, và thường che chắn cho Bang để Trang không có dịp hạ thủ!! Khi Phạm Tăng về hưu, thì Bá được thay làm quân sư. Quân sư vô tài, lại là nội tuyến thì Vũ làm sao mà thành công được. Tuy Vũ có làm một vài điều ác, nhưng đào mả Thuỷ Hoàng, đốt cung A Phòng thì cũng chẳng chết ai.

Như trên đã nói, Bang tàn ác không thua gì Vũ, nhưng khéo che đậy, giả nhân giả nghĩa để lừa thiên hạ, nhưng lý do chính để được nước là vì Bang có người tài trợ giúp, như Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà, Trần Bình, Phàn Khoái... Và cũng tại THỜI.

Nói tóm lại, cương cường tất tử, nhân nghĩa vương là sai hoàn toàn.

Khi bị vây khốn ở Cai Hạ, Hạng Vũ đã than:

CAI HẠ CA

Lực bạt sơn hề, khí cái thế,

Thời bất lợi hề, Chuy bất thệ,

Chuy bất thệ hề, khả nại hà,

Ngu hề, Ngu hề, nại nhược hà?

Khí ngất trời hề, sức nhổ non,

Thời chẳng lợi hề, ngựa chẳng bon,

Ngựa chẳng bon hề, biết làm sao?

Ngu hề, Ngu hề, tính thế nào.

Ngu Cơ trả lời bằng:

BIỆT BÁ VƯƠNG.

Hán binh dĩ lược địa,

Tứ diện Sở ca thanh,

Đại vương ý khí tận,

Tiện thiếp hà liêu sinh?

Hán quân đà chiếm đất,

Bốn mặt Sở ca vang,

Đại vương chí khí cạn,

Sống chi, thiếp chẳng màng.

Sau khi ngâm xong, Ngu Cơ dùng kiếm tự sát. (Hương hồn dạ trục kiếm quang phi). Huyết của nàng làm cỏ ở đó quanh năm xanh mướt.

Ở đây BS phải hỏi anh Tâm và anh Giám: ngựa của Vũ, Thi Viện phiên âm là CHUY, Hán Sở Tranh Hùng (Mộng Bình Sơn) và Sử Ký Tư Mã Thiên (Nguyễn Hiến Lê) phiên âm là TRUY. Chữ nào đúng?

Câu thứ 3 trong bài Biệt Bá Vương, là Đại vương hay Trượng phu ý khí tận.?

Bài Hành của Tăng Củng không dễ dịch, những bản đăng trong Thi Viện cũng vậy vậy thôi. Bát Sách gồng mình dịch thoát ý...

BÀI HÀNH CỎ NGU MỸ NHÂN.

Hồng Môn chén ngọc vỡ tan tành,

Chục vạn hàng binh máu chảy quanh,

Cung điện Hàm Dương ba tháng cháy,

Nghiệp bá đã tàn theo khói xanh...

Hung tàn thì chết, nghĩa thành vua,

Âm lăng lạc lối, số không cho,

Muốn địch muôn người, ta vốn học,

Vì sao phải lụy đám quần thoa.

Ba quân tan nát, cờ chao đảo,

Trướng ngọc giai nhân ngồi ảo não,

Hương hồn đêm núp ánh gươm bay,

Máu đỏ nhuộm xanh bình nguyên thảo.

Cành lạnh hồn thơm lặng lẽ nương,

Khúc cũ vọng về, mi vấn vương,

Ai oán bồi hồi không nói nổi,

Nghe như ca Sở vẳng đêm sương.

Lao xao nước cuốn truyện xưa nay,

Hán, Sở thành hai nấm đất đây,

Truyện xưa truyền lại còn chi nữa,

Khẳng khái vì ai múa tối ngày.

Bát Sách.

(Ngày 05/06/2023)

Góp ý của Kiều Mộng Hà:

Lần này- thay gì phỏng dịch- M Hà xin phép đưa bài thơ NGẬM NGÙI được viết và có mặt trong Thi phẩm TRÁI TIM ĐAU (XB đầu thập niên thế kỷ 21)

Bài thơ được viết-sau khi đọc Hán Sở Tranh Hùng- lòng riêng vẫn yêu quý cặp đôi “trai tài gái sắc” cực kỳ thuỷ chung, đó là Sở Bá Vương Hạng Võ & Hoàng Hậu Ngu Cơ

Bài thơ viết từ cảm xúc và cũng xót xa cho thân phận cùng chồng và 3 con rời bỏ quê hương- sau 6 năm phải chứng kiến đất nước văn minh phồn thịnh lại phải làm... người thua cuộc, đau lòng quá!!

NGẬM NGÙI

Chiến tranh! ăn cắp (của tôi) tuổi mộng mơ.

Hoà bình! nuốt trọn (của tôi) thời tươi trẻ.

Bây giờ, gần cuối cuộc đời... ngấp nghé.

Bốn mươi năm xứ người làm kẻ ly hương.

Mỗi độ Xuân sang nhìn hoa cỏ trong vườn

Hoa tươi đẹp sao lòng nghe buồn bã...

Nhìn cỏ xanh, mây hồng...và hoa lạ

Có hoa nào tên gọi “Ngu Mỹ Nhân”??

Ly rượu trong tay, khấn vái lâm râm

Hoàng hậu Ngu Cơ, mỹ nhân múa kiếm

Tên họ nàng ngàn đời sau kiều diễm

Ly rượu này xin dâng tặng Người đây

Kỳ lạ thay! Từng ngọn cỏ rung lay...

Thoáng như có hồn ai về chứng giám

Cai Hạ thành một đêm nàng chết thảm

Máu thắm. Gươm khua. Cờ đổ. Thành hoang

Ba mươi tháng Tư, ta cũng như nàng

Nước mất. Nhà tan. Cờ loang. Máu đổ...

Hàng triệu binh hùng tan hàng... lệ nhỏ

Hàng vạn tướng tài tù ngục gian nan...

Ngu Cơ ơi! Người Liệt nữ hiên ngang

Cái chết nhẹ như vòng quay múa kiếm

Hai ngàn năm, nhìn gương xưa e thẹn

Ôi Tháng Tư, ôi nước mắt... ngậm ngùi

Kiều Mộng Hà

(Trích trong Thi Phẩm TRÁI TIM ĐAU)

Góp ý của mirordor:

虞美人草=Ngu mỹ nhân thảo bây giờ là một tên của cây anh túc (Papaver rhoeas, poppy/coquelicot) nhưng ngày xưa nó là tên của cây 舞草=vũ thảo (Codariocalyx motorius, dancing plant/sainfoin oscillant) và người đọc tinh mắt có thể thấy các chữ 舞=vũ/múa/dancing/oscillant. Cái tên này mới hợp với truyền thuyết về Ngu Cơ hơn!

Cây vũ thảo là cây độc nhất trên thế giới có lá di động dưới nắng và tiếng động. Hình vẽ ở dưới từ một cuốn sách tiếng Đức (Leguminosae. Natürliche Pflanzenfamilien) cuối tk 19 về thực vật

trong trang zn.Wikipedia nói về cây vũ 舞草 với hàng phụ chú: 左圖是白天的 樣子, 右圖是夜晚的樣子 tả đồ thị bạch thiên đích dạng tử, hữu đồ thị dạ vãn đích dạng tử (hình cành lá ban ngày và đêm). Có một bộ phận xốp ở cuống lá căng hay xẹp tùy áp suất nước ở trong, và áp suất thay đổi tùy nhiệt độ dưới nắng (trên 20°C). Khi đủ nắng, mỗi lá có thể di chuyển lên/xuống hay qua/lại mỗi nửa phút. Lá cũng di chuyển khi được một tiếng hát khoảng 35-40 decibel kích thích. Các bạn có thể vào Youtube xem video về lá vũ thảo "múa". Tôi không biết cái tên Ngu mỹ nhân thảo và truyền thuyết này ra đời từ lúc nào vì theo Wikipedia, cây chỉ mới được "khám phá" tương đối gần đây. Charles Darwin có viết về cây này năm 1880 trong cuốn The Power of Movement in Plants. Phạm Hoàng Hộ liệt kê nó dưới tên tràng quả "động"-Desmodium motorium.

mirordor


Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa
HẠN VŨ
" SỐNG LÀM NGƯỜI HÀO KIỆT
CHẾT LÀM MA ANH HÙNG "


Góp ý của Lộc Bắc:

Nhiều người có ý kiến khác nhau về cái chết của Hạng Võ. Xin lấy ý kiến của hai tác giả cổ thi nổi tiếng:

a- Đỗ Phủ

Đề Ô giang đình

Thắng bại binh gia sự bất kỳ

Bao tu nhẫn sỉ thị nam nhi

Giang Đông tử đệ đa tài tuấn

Quyển thổ trùng lai vị khả tri.

Dịch nghĩa

Việc nhà binh, được thua là không lường được

Nén hổ thẹn nhịn nhục mới là chí trai

Bọn con em đất Giang Đông còn nhiều kẻ tài giỏi

Cuốn đất trở về chưa thể biết được sẽ ra sao! (Thi viện)

ĐỀ ĐÌNH SÔNG Ô

Thắng bại nghiệp binh chẳng hẹn ngày

Nén hờn, nhẫn nhục ấy tài trai

Giang Đông tử đệ bao người giỏi

Gắng gỏi quay về tính đổi thay! (LB phỏng dịch)

b- Lý Thanh Chiếu

Hạ nhật tuyệt cú

Sinh đương tác nhân kiệt,

Tử diệc vi quỷ hùng.

Chí kim tư Hạng Vũ,

Bất khẳng quá Giang Đông.

Dịch nghĩa

Sống phải làm người hào kiệt,

Chết cũng làm ma anh hùng.

Đến nay vẫn nhớ Hạng Vũ,

Không chịu qua Giang Đông. (Thi viện)

TUYỆT CÚ NGÀY HÈ

1-

Sống phải người tài giỏi

Chết làm quỷ anh hùng

Nay còn nhớ Hạng Vũ

Không chịu vượt Giang Đông!

2-

Đương thời sống phải tài danh

Thác về làm quỷ hùng anh một thời

Thế gian Hạng Vũ nhớ đời

Giang Đông không vượt, mệnh trời hết duyên! (LB phỏng dịch)

Phỏng dịch bài Ngu mỹ nhân thảo hành của Tăng Củng.

Bài hành cỏ Ngu mỹ nhân

Hồng Môn chén ngọc tan như tuyết

Mười vạn hàng binh thành biển huyết

Cung điện Hàm Dương ba tháng hồng

Tiêu tan nghiệp bá, khói tro hết

Cứng cỏi thân tàn, nhân nghĩa vương

Âm Lăng lạc lối trời không thương

Anh hùng bản chất vạn người địch

Đâu phải nhỏ nhoi lụy mỹ nương!

Ba quân tan nát cờ điên đảo

Trướng ngọc mỹ nhân ngồi dáng lão

Hồn thơm ánh kiếm đêm bay theo

Máu xanh biến hóa bình nguyên thảo

Lòng son lặng gởi lạnh rừng cây

Khúc cũ thoáng nghe khẽ nhíu mày

Ai oán bồi hồi buồn chẳng nói

Dường như bốn hướng Sở ca vây!

Ngập tràn nước cuốn trôi kim cổ

Hán Sở được thua hai nấm mộ

Chuyện cũ truyền lâu sạch cả rồi

Hiên ngang trước rượu khoe luân vũ!

Lộc Bắc

Mai23

Góp ý của Phí Minh Tâm:

Truyền thuyết: Ngu Mỹ Nhân Thảo và Vũ Thảo

Từ Ngu Mỹ Nhân Thảo không thấy có trong thời Đường Ngụy. Có hơn 10 văn thi nhân, hầu hết là người đời Tống, dùng từ này.

Theo Wikipedia 虞美人 (植物 (wikipedia.org) cũng như trang Bách Độ Bách Khoa 虞美人-百度百科 (baidu.com), Ngu Mỹ Nhân (tên khoa học: Papaver rhoeas), còn được gọi là Lệ Xuân Hoa, Đua Mẫu Đơn, Mãn Viên Xuân, Tiên Nữ Uyển, Ngu Mỹ Nhân Thảo, Cây Thuốc Phiện... là một giống poppy. Hoa có nhiều màu, nhưng màu đỏ máu hợp với truyền thuyết Ngu Cơ Hạng Vũ mà nhiều người kể lại.

Vũ Thảo, theo 舞草 (wikipedia.org) (tên khoa học: Codariocalyx motorius; Tiếng Anh: dancing plant), còn có tên đậu chuông, cỏ khiêu vũ, cỏ ngu mỹ nhân,... là thực vật thuộc họ đậu, có truyền thuyết cũng không kém bi thảm Ngu Mỹ Nhân. Ngày xưa có một cô gái Thái xinh đẹp và tốt bụng tên Đa Y. Cô múa với kỹ năng tuyệt vời. Cô thường đi đến làng của các dân tộc khác nhau biểu diễn các điệu múa cho người dân nghèo. Có một thủ lĩnh đã bắt Đa Y phải múa cho anh ta mỗi ngày. Đa Y từ chối và nhảy sông trầm mình. Người dân đã vớt xác và chôn cất Đa Y. Trên mộ của Đa Y mọc lên một loại cỏ rất đẹp. Mỗi khi tiếng nhạc vang lên là cỏ nhảy múa. Vì vậy người ta gọi là vũ thảo và cho đó là hóa thân của Đa Y.

Về bài thơ Ngu Mỹ Nhân Thảo Hành, chỉ thấy có các trang web Việt Nam cho là của Tăng Củng. Ngay Thi Viện có đăng thêm bài thơ tương tự và cho là của người khác: Bài thơ: Ngu mỹ nhân thảo hành - 虞美人草行 (Nguỵ Ngoạn - 魏玩) (thivien.net). Không thấy trang web chữ Hán nào cho là bài thơ của Tăng Củng. Trong khi, có nơi cho bài thơ là của Hứa Ngạn Quốc 虞美人草行 宋 · 許彥國. pmt

Ngu Thư Đường Thi Thoại - Tống - Triệu Dữ Ngan 娛書堂詩話-宋-趙與虤

Điều Khê Ngư ẩn Tùng Thoại - Tống - Hồ Tử 苕溪漁隱叢話-宋-胡仔

Thi Thoại Tổng Quy - Tống - Nguyễn Duyệt 詩話總龜-宋-阮閱

Bích Kê Mạn Chí - Tống - Vương Chước 碧鷄漫志-宋-王灼

PHỤ BẢN:

Đọc xong bài Ngu mỹ nhân thảo hành tôi có thắc mắc về cỏ Ngu mỹ nhân là cỏ gì? Tìm trên internet thì thấy đó là tên của cây anh túc (Papaver rhoeas, poppy/coquelicot) trùng hợp với hình ảnh của loại hoa mà anh Hoàng Ngọc Khôi đã viết ở chương 22 quyển Xứ Cờ Lá Phong. Xin trích một đoạn khởi đầu:

CHƯƠNG XXII

NGÀY TƯỞNG NIỆM CHIẾN SĨ TRẬN VONG

Hồn tử sĩ gió ào ào thổi

Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi

NGÀY 11 THÁNG 11

TỪ HOA POPPY (ANH TÚC) TỚI BÀI THƠ “IN FLANDERS FIELDS” CỦA JOHN MCCRAE VÀ CÁC BÀI THƠ “TƯỞNG NIỆM” KIỆT XUẤT KHÁC...

Hàng năm cứ gần tới ngày 11 tháng 11 khi ta ra đường lại thấy nhiều người cài trên cổ áo một bông hoa poppy hay là hoa anh túc đỏ thắm, thoạt đầu là hoa thật sau thay bằng hoa plastic. Đó là một hình thức tưởng niệm các chiến binh đã hi sinh xương máu trong Thế chiến I khởi đầu từ năm 1914 và chấm dứt vào năm 1918, ngày 11 tháng 11 lúc 11 sáng là thời điểm ký Hiệp ước đình chiến tại Compiègne, giữa một bên thắng trận là Đồng Minh gồm Pháp, Anh với các nước trong Liên hiệp Anh, Bỉ, Ý, Nhật và Hoa Kỳ, một bên bại trận gồm Đức, đế quốc Áo-Hung, đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, Bảo vv...Hiệp ước chính thức thường được gọi là Hiệp ước Versailles được ký tại Versailles, cách Paris khoảng 10 miles, ngày 28.6.1919.

Thế chiến I đã gây ra những tổn thất to lớn nhất là về sinh mạng, khoảng 9 triệu tới 13 triệu chiến sĩ đã gục ngã nơi sa trường và để ghi ơn cũng như vinh danh các tử sĩ, nhiều nước đã chọn ngày đình chiến là ngày tưởng niệm chiến sĩ trận vong.

Ngày 11.11 thoạt đầu được gọi là Ngày Đình Chiến và lần tưởng niệm đầu tiên đã được tổ chức rất long trọng tại London vào năm 1919 dưới quyền chủ tọa của hoàng đế Anh George V và tổng thống Pháp tại Buckingham Palace. Nhiều nước trong và ngoài Liên Hiệp Anh sau đó cũng chọn ngày 11 tháng 11 làm ngày tưởng niệm các chiến sĩ trận vong trong cả hai Thế chiến lẫn Chiến tranh Triều Tiên và dưới những tên như Ngày Tưởng Niệm, Ngày Cựu Chiến Binh, Ngày Poppy vv...

Tên Ngày Poppy bắt nguồn từ một bài thơ của Y sĩ Trung tá Canada tên John McCrae nhan đề “IN FLANDERS FIELDS”, bài thơ được sáng tác ngay tại chiến trường Flanders ngày 3.5.1915 khi một chiến hữu của ông là Trung úy Alexis Helmer bị gục ngã trong trận chiến Ypres, vùng Flanders thuộc Bỉ, một vùng có những hoa poppies mọc nở bạt ngàn. Một nữ giáo sư trường Đại học Georgia Moina Michael, đọc được bài thơ, cảm khái sáng tác bài thơ “ We shall keep the Faith, Chúng ta phải giữ vững niềm Tin ” và nguyện sẽ đeo hoa poppy vào mỗi ngày tưởng niệm. Phong trào đeo hoa poppy – hoa poppy thật – lan rộng ra khắp đế quốc và Liên hiệp Anh trong ba năm liền. Tại Âu châu, bà Anne E. Guerin cũng cổ động một cách nồng nhiệt và kiên trì. Tại Anh, Thiếu tá George Howson, được sự ủng hộ của tướng Haig cũng hăng hái đề xuất ý kiến lấy hoa poppy làm biểu hiệu cho ngày tưởng niệm và cho rằng màu đỏ thắm của hoa tượng trưng cho máu các chiến sĩ đã đổ ngoài chiến trường. Kết quả của các cuộc vận động trên là Hoa Poppy được chính thức công nhận là hoa tưởng niệm chiến sĩ trận vong trong mọi cuộc chiến từ năm 1921.

...

Năm 1855 sử gia Anh Lord Macauly viết về chiến trường Landen, cách Ypres khoảng 100 miles, xảy ra năm 1693, nói xác của hơn 20,000 tử sĩ bỏ lại chiến trường đã khiến chỉ một năm sau có cả hàng triệu hoa poppy mọc kín cả vùng Flanders. (trích từ Xứ Cờ Lá Phong, Hoàng Ngọc Khôi)

Đoạn cuối cùng không biết có thể coi như câu trả lời cho câu hỏi của mirordor phía trên hay không?

Tôi không biết cái tên Ngu mỹ nhân thảo và truyền thuyết này ra đời từ lúc nào? mirordor




Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa
HOA POPPY TƯỞNG NHỚ
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Fri Jun 30, 2023 2:02 am    Tiêu đề: Khúc Hột Na


Khúc Hột Na

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Liêu Trai Chí Dị thế kỷ 21 bài 743 *

紇那曲其一 Khúc hột na kỳ 1

Lưu Vũ Tích

(Trung Đường)

Từ

Lưu Vũ Tích 劉禹錫 (772-842) tự Mộng Đắc 夢得, người Bành Thành (nay là huyện Đông Sơn, tỉnh Giang Tô) đỗ tiến sĩ năm Trinh Nguyên thứ 9 (793), làm giám sát ngự sử đời Đức Tông. Thời Thuận Tông cùng tham dự vào những chủ trương chính trị tiến bộ cùng Vương Thúc Văn, Liễu Tông Nguyên, sau Vương Thúc Văn bị bọn cường quyền gièm pha, ông cũng bị đổi thành Lãng Châu thứ sử. Ông làm từ hay dùng tục ngữ địa phương, Bạch Cư Dị từng gọi ông là thi hào. Tác phẩm có Lưu Vũ Tích tập.

Nguyên tác Dịch âm

紇那曲其一 Hột na khúc kỳ 1

楊柳郁青青 "Dương liễu" uất thanh thanh,

竹枝無限情 "Trúc chi" vô hạn tình.

周郎一回顧 Chu lang nhất hồi cố,

所唱紇那聲 Sở xướng "Hột na" thanh.

Chú giải

楊柳 Dương-Liễu: Tức "Dương liễu chi", tên một khúc dân ca. Khục dân ca này rất cũ.

竹枝 Trúc-chi: Tức "Trúc chi từ", tên một khúc dân ca. Khúc dân ca này cũng rất cũ.

紇那 Hột-na: Tức Hột-na khúc, tên một khúc dân ca. Khúc dân ca này mới hơn hai khúc trên.

郁 uất: thơm tho, rực rỡ, lộng lẫy, ngào ngạt.

周郎 Chu lang*: Tức Chu Du, danh tướng Đông Ngô thời Tam Quốc, đã đánh thắng Tào Tháo trong trận Xích Bích. Ông rất thạo âm nhạc; mỗi khi một nhạc công tấu sai một nốt nhạc thì ông ngoảnh mặt lại nhìn họ. Điển này rất thông dụng từ thời Tam-Quốc và sau này được dùng rất biến báo tùy trường hợp; thí dụ có trường hợp một nữ nhạc công muốn khách chú ý đến mình thì cố tình gảy sai một nốt để khách ngoảnh mặt nhìn mình.

回顧 hồi cố: ngoảnh mặt lại. Dùng điển của Chu Lang (nói ở trên) ám chỉ người điều khiển chương trình ra hiệu đổi bài.

唱 xướng: hát trước để cho người ta hát theo gọi là xướng.

所 Sở: (danh từ) Nơi chốn, xứ sở. (đại danh từ) Chỉ người làm chủ sự gì, vật gì. Trong bài này ám chỉ người điều khiển chương trình hòa nhạc.

回顧 hồi cố: ngoảnh mặt lại.

Dịch nghĩa

Hột na khúc kỳ 1

Bài ca “Dương liễu" xanh xanh thơm lừng,

Bài ca “Trúc chi" cũng vô cùng tình tứ.

Chu Lang ngoảnh mặt lại, (Lấy điển của Chu Du ám chỉ rằng người điều khiển chương trình ra hiệu muốn đổi bài khác)

Sẽ được chuyển sang điệu mới "Hột na".

(“Dương liễu” và “Trúc chi” là hai khúc dân ca cũ. “Hột-na” là một khúc dân ca mới).

Năm 805, đang làm đồn điền viên ngoại trong triều, tác giả có lỗi bị biếm ra làm tư mã Lãng Châu (nay là huyện Thường Đức, tỉnh Hà Nam) gần 10 năm mới được triệu hồi kinh. Trong thời gian này, ông đã lợi dụng nhàn rỗi, nghiên cứu các điệu khúc và ca khúc dân gian nhuần nhuyễn. Ông đã phổ thơ Đường vào các điệu khúc và ca khúc dân gian và để lại nhiều bài từ theo các điệu "Hột na khúc", "Dương liễu chi" và "Trúc chi từ".

Dịch từ

Hột na khúc kỳ 1

“Dương liễu” ngạt ngào xanh,

“Trúc chi” vô hạn tình.

Chu Lang* một ngoảnh mặt,

“Hột Na” đổi âm thanh.

Lời bàn của Con Cò

Lưu Vũ Tích dùng điển Chu Lang* trong bài này không sáng sủa nên rất khó hiểu (xin đọc kỹ điển Chu Lang*): Con Cò tóm tắt toàn bài như sau:

- Câu 1: Thoạt đầu chơi bài “Dương liễu chi” thật là ngào ngạt xanh,

- Câu 2: Rồi chuyển sang bài “Trúc chi từ” rất tình tứ.

- Câu 3: Bỗng Chu lang* (ám chỉ người điều khiển chương trình) ra hiệu đổi bài,

- Câu 4: Thì khúc “Hột Na” được chơi để kết thúc buổi hòa tấu.

Con Cò dịch hai câu 3 & 4 đại ý nói rằng tác giả dùng điển Chu Lang* để ám chỉ người điều khiển chương trình lúc này ra hiệu cho ban nhạc đổi sang khúc “Hột Na”.

(Ngũ ngôn tứ tuyệt rất súc tích & cô đọng: điển tích dùng trong thể thơ này rất khó khăn; muốn hiểu cách dùng điển trong ngũ ngôn tứ tuyệt thì nên đọc thơ của Lý Bạch và Lý Thương Ẩn và nên đọc cách giải thích về điển của Chu Hy)

Góp ý của Mỹ Ngọc:

MN góp bài phỏnh dịch bài từ KHÚC HỘT NA kỳ 1, LVT.

HỘT NA KHÚC kỳ 1

"Dương liễu" biếc hương bay,

"Trúc chi" tình tự dài.

Chu Lang một ngoảnh mặt,

Khúc "Hột Na" đàn sai.

Mỹ Ngọc phỏng dịch.

Jun. 28/2022.

Góp ý của Bát Sách:

Kỳ này ÔC chọn một bài thật lạ, BS chưa đọc bao giờ, lạ vì đọc hai chữ hột na thì giật mình tưởng là tiếng Việt!!

Thật ra bài này chẳng có gì đặc sắc, nhưng là dịp để ta thấy sự cẩu thả của Thi Viện, vì họ giảng chữ uất trong câu đầu là thơm lừng, và hồi cố là trở lại. Uất là sum xuê, rậm rạp, uất ức, buồn bã, không phải thơm, và hồi cố là quay đầu lại (nhất cố khuynh nhân thành, thơ của Lý Diên Niên)

BS không những biết điển Chu Lang Hồi Cố, mà còn biết cả bài Minh Tranh của Lý Đoan, có 2 câu chót giải thích điển tích đó như ÔC giải thích:

Dục đắc Chu Lang cố,

Thời thời ngộ phất huyền.

HỘT NA KHÚC KỲ NHẤT.

Dương liễu rậm xanh xanh,

Trúc Chi chan chứa tình,

Khi Chu Lang quay mặt,

Sẽ nghe Hột Na thanh.

Bát Sách

(Ngày 29 tháng 06 năm 2022)

@ Phí Minh Tâm xác nhận:

Anh BS,

Anh nói đúng Lý Đoan mới là người đầu tiên xài điển tích Chu Lang cố trong bài Thính/Minh Tranh. Hai thi nhân khác, không mấy có tên tuổi, có xài điển tích này là Lưu Canh trong bài Hòa Chủ Tư Vương Khởi 和主司王起 và Pháp Tuyên trong bài Hòa Triêu Vương Quan Kỹ 和趙王觀妓.

Lý Đoan chết khá lâu Lưu Vũ Tích mới bắt đầu làm thơ và viết từ. pmt

Góp ý của Lộc Bắc:

Hột na khúc kỳ 1

1-

“Dương liễu” tốt xanh xanh

“Trúc chi” vô hạn tình

Chu lang quay đầu hướng

Nơi xướng “Hột Na” thanh!

2-

Tốt tươi Dương Liễu xanh xanh

Trúc chi từ khúc long lanh tình người

Chu lang quay mặt về nơi

Hột na ngâm khúc một thời xướng sai!

Lộc Bắc

Góp ý của mirordor:

Cũng tựa như kỳ 1 của 授經臺=Thụ Kinh Đài, nếu không thấy kỳ 2 của 紇那 曲=Hột Na khúc thì người đọc không hiểu gì cả!

周郎一回顧=Chu Lang nhất hồi cố không có nghĩa là Chu Du ngoảnh mặt lại mà có nghĩa là (chính) Chu Du cũng phải để ý. Điển cố trích từ Chu Du truyện của Tam Quốc Chí với câu 瑜少精意于音乐虽三爵(酒器) 之后其有阙 (缺)误,瑜必知之,知之必顾, 故时人谣曰:曲有误,周郎顾。 Du thiểu tinh ý vu âm, tuy tam tước (tửu khí) chi hậu kỳ hữu khuyết (khuyết) ngộ, Du tất tri chi, tri chi tất cố, cố thì nhân dao viết: khúc hữu ngộ, Chu Lang cố.[Từ thuở nhỏ Du đã hiểu âm nhạc, và sau ba chén rượu, nếu có chỗ thiếu Du (cũng biết) liền, biết thì để ý, vì thế người đồng thời có ca dao: nhạc có chỗ sai, Chu Lang để ý.] Về sau các thi nhân dùng điển cố này để nói muốn làm Chu Du để ý thì cố ý đàn sai, hay nếu đàn đúng thì không sợ Chu Du để ý.

Hột na khúc xuất hiện từ đời Đường nên không có lý do gì liên hệ đến hay do Chu Du sáng tác cả. Theo Đường Âm Quý Thiêm của Hồ Chấn Hanh, 崔成甫= Thôi Thành Phủ (tk 8, bạn của Lý Bạch) dịch Đắc Thể Ca trong đó có câu “得體紇那 也,紇囊得體那”=đắc thể hột na dã, hột nang đắc thể na, và đó là nguồn gốc của hai từ 紇那=hột na. Bài Hột Na Khúc kỳ 2 cho ta biết là Lưu Vũ Tích làm bài khúc này để khen (hay chê?) một nhạc sĩ nào đó bằng cách so sánh nó với những điệu nhạc nổi tiếng khác.

Điều lạ về hai bài khúc là thế này: nếu điển cố bảo Chu Du chỉ để ý nếu có gì sai trong bài hát thì bài Hột Na của người nào đó đúng hay sai?!

mirordor

Góp ý của Phí minh Tâm:

Nguyên tác: Phiên âm:

紇那曲其一-劉禹錫 Hột Na Khúc Kỳ 1 – Lưu Vũ Tích

楊柳郁青青 Dương liễu uất thanh thanh

竹枝無限情 Trúc chi vô hạn tình

周郎一回顧 Chu lang nhất hối cố

所唱紇那聲 Sở xướng hột na thanh

Sách có mộc bản bài thơ/từ:

· Lưu Tân Khách Văn Tập - Đường - Lưu Vũ Tích 劉賓客文集-唐-劉禹錫

· Nhạc Phủ Thi Tập - Tống - Quách Mậu Thiến 樂府詩集-宋-郭茂倩

· Ngự Định Toàn Đường Thi - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp 御定全唐詩-清-聖祖玄燁

Ghi chú:

Hột Na khúc: các khúc ca dân gian; sau đó trở thành từ khúc, một điệu, hai mươi chữ, bốn câu, và ba vần bằng (xem thêm bên dưới).

Hột Na: các hình thức ca múa nhạc truyền thống của nhiều dân tộc, có đặc điểm chung là tính tập thể, người tham gia đứng thành vòng tròn hoặc sắp xếp thành hàng, nắm tay hoặc vịn vai nhau, động tác thân không nhiều, chủ yếu là động tác chân, vừa hát vừa nhảy, chân đạp đất làm nhịp điệu (do đó có tên đạp ca).

Uất: đẹp đẽ, tươi tốt, sum sê, sầm uất

Chu Lang cố: Chu Lang ngoảnh đầu; điển cố miêu tả tâm tình của người đàn - cố tình gảy sai để được chú ý. Chu Lang là Chu Du, tướng nước Ngô thời Tam Quốc, 24 tuổi đã làm Đô Đốc thống lĩnh toàn quân đội nước Ngô. Chu Lang tinh thông âm nhạc, khi nghe đàn sai chỗ nào, cho dù đang say, cũng sẽ quay đầu nhìn người đàn. Do đó có câu nói: Khúc hữu ngộ, Chu Lang cố 曲有误,周郎顾.

Lý Đoan là người đầu tiên xài điển tích Chu Lang cố trong bài Thính Tranh. Hai thi nhân khác, không mấy có tên tuổi, có xài điển tích này là Lưu Canh trong bài Hòa Chủ Tư Vương Khởi 和主司王起 và Pháp Tuyên trong bài Hòa Triêu Vương Quan Kỹ 和趙王觀妓. Lý Đoan chết khá lâu Lưu Vũ Tích mới bắt đầu làm thơ và viết từ.

Dịch nghĩa:

Hột Na Khúc Kỳ 1

Dương liễu uất thanh thanh

Trúc chi vô hạn tình

Chu lang nhất hối cố

Sở xướng hột na thanh

Khúc Đạp Ca

Dương liễu xanh xanh tốt tươi,

Cành trúc dễ thương vô cùng.

Nếu Chu Lang có chiếu cố,

Chắc ộng sẽ khởi xướng khúc Hột Na.

Dịch thơ:

Khúc Đạp Ca

Dương liễu đẹp tươi xanh,

Trúc tình cả ngọn cành.

Chu Lang nếu có mặt,

Sẽ xướng khúc ca thanh.

He Na Folk Song by Liu Yu Xi

The green willow is beautiful

While the bamboo is extremely lovely.

If Zhou Lang were present,

He would start the He Na song.

Thơ và Từ:

Bị biếm làm Tư Mã Lãng Châu (nay là huyện Thường Đức, tỉnh Hà Nam), Lưu Vũ Tích đã để 10 năm nghiên cứu các ca khúc dân gian và phổ nhiều bài thơ vào từ khúc trong đó có các bài từ được nêu trong bài này: Hột na khúc, Dương liễu chi, Trúc chi từ...

Bản bên dưới đối chiếu yêu cầu của luật thi và từ phổ. Luật thi khắt khe hơn từ phổ nếu không áp dụng biệt lệ nhất tam bất luận cho bài Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt. Khi áp dụng biệt lệ từ phổ trở nên khắt khe hơn. Thanh trắc của chữ 1 trong câu 4 đúng cho bài thơ tứ tuyệt, nhưng chưa đạt được yêu cầu của từ phổ.

Luật NGTT

XTXBBv

XBXTBv

XBXTT

XTXBBv

Khâm Từ Phổ

XTTBBv

TBBTBv

XBXXT

BTTBBv

Hột Na Khúc Kỳ 1

Dương liễu uất thanh thanh

Trúc chi vô hạn tình

Chu lang nhất hối cố

Sở xướng hột na thanh

Góp ý của Khánh Hưng:

HỘT NA KHÚC, Kỳ 1 - Lưu Vũ Tích

ÂM GIAI HÁT XƯỚNG

Khúc ca "Dương liễu" thanh tao,

Thơm lừng xanh biếc, dạt dào bên tai.

"Trúc Chi", điệu nhạc trang đài,

Vô cùng tình tứ - ngân dài tiếng vang.

Chu lang để ý giọng đàn,

Ngâm nga âm vực, dịu dàng "Hột Na".

- Khánh-Hưng

Góp ý của Kiều Mộng Hà:

Phỏng dịch thoát ý bài: KHÚC HỘT NA kỳ1 của Lưu Vũ Tích

HỘT NA KHÚC Kỳ 1

Dương liễu mơn non xanh

Trúc chi biêng biếc tình

Chàng Chu vừa xoay mặt

Vang khúc Hột Na thanh

Lục Bát

Liễu xanh, dương biếc tươi cành

Trúc thanh yểu điệu khua nhành đong đưa

Chu lang ngoảnh mặt... chào thua

Tiếng đàn Na Khúc như thừa... một âm

Kiều Mộng Hà

June22th2023

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Thu Aug 10, 2023 4:48 pm    Tiêu đề: Mẫu đơn hàm lộ trân châu khỏa


Mẫu đơn hàm lộ trân châu khỏa

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


LTCD thế kỷ 21 bài 829

菩薩蠻(牡丹含露珍珠顆) Bồ tát man (Mẫu đơn hàm lộ trân châu khoả)

Trương Tiên

(Bắc Tống, Liêu)

Từ

Trương Tiên 張先 (990-1078) tự Tử Dã 子野, người Ngô Hưng, tỉnh Chiết Giang, từng làm quan lang trung. Từ của ông phong cách khá cao, nổi danh ngang với Liễu Vĩnh. Trong Bạch Vũ trai từ thoại, từ của ông được nhận định vừa hàm súc, vừa phát việt. Tác phẩm của ông có An lục tập và An lục từ.

菩薩蠻(牡丹含露珍珠顆) Bồ tát man (Mẫu đơn hàm lộ trân châu khoả)

牡丹含露珍珠顆 Mẫu đơn hàm lộ trân châu khoả,

美人折向庭前過 Mỹ nhân chiết hướng đình tiền quá.

含笑問檀郎 Hàm tiếu vấn đàn lang,

花強妾貌強 Hoa cường, thiếp mạo cường?

檀郎故相惱 Đàn lang cố tương não,

須道花枝好 Tu đạo hoa chi hảo.

一面發嬌嗔 Nhất diện phát kiều sân,

碎挼花打人 Toái noa hoa đả nhân.

Chú giải

檀郎 đàn lang= đàn nô: lời xưng hoa mỹ phụ nữ dùng gọi chồng hay tình lang.

故相惱 cố tương não: cố ý chọc tức nhau.

須道 tu đạo: (từ ghép) đợi nói..., nếu mà nói...

嬌嗔 kiều sân: làm nũng; nổi sùng.

碎挼 toái nọa: vò nát.

Dịch nghĩa

Bồ tát man (Mẫu đơn ngậm sương trân châu mướt)

Mẫu đơn ngậm sương như những hạt trân châu,

Mỹ nhân bẻ cành mẫu đơn đi qua trước sân,

Cười mỉm hỏi chàng:

Hoa tươi hay mặt thiếp tươi?

Chàng thật đáng ghét quá,

Lại nói là hoa tươi chứ!

Lập tức thiếp nổi sùng lên,

Vò nát hoa, đánh chàng liền.

Dịch từ

Bồ tát man (Mẫu đơn sương đượm trân châu mướt)

Mẫu đơn ngậm sương trân châu mướt,

Người đẹp bẻ hoa qua sân trước.

Cười mỉm hỏi thử chàng:

Hoa hay mặt đẹp hơn?

Chàng cố trêu chọc thiếp,

Đáp rằng hoa đẹp thiệt!

Thiếp liền nổi sùng lên,

Vò hoa uýnh chàng liền.

Lời bàn của Con Cò

Bài từ theo điệu Bồ tát man, tả một cuộc rượt đuổi ái tình rất ngoạn mục của một cặp tình nhân. Lời thơ bình đị, thân mật, khéo léo... ; chỉ một chữ 打 đả (đánh) cũng có thể khai triển thành một màn hài kịch dài hàng trăm chữ. Mời các bạn nghe Con Cò khai triển như sau:

Sáng sớm nàng bẻ một nhánh mẫu đơn đi qua trước sân, bông hoa còn ngậm những giọt sương long lanh như hạt trân châu. Chàng ngồi hóng mát trên hè. Nàng mỉm cười hỏi thử chàng: “Hoa đẹp hay mặt em đẹp?”. Chàng trêu tức: “hoa đẹp”. Nàng bèn nổi khùng mắng: “Em uýnh chít anh! ” và cầm nhành hoa đánh chàng. Chàng chạy vô trong nhà. Nàng vứt nhành hoa xuống đất, đuổi theo. Chàng chạy qua phòng khách... vào buồng ngủ... Nàng theo bén gót... Bỗng cửa phòng ngủ đóng sập lại... Họ uýnh nhau kịch liệt trên giường... (bên ngoài không nhìn thấy gì nữa, chỉ nghe tiếng la ú ớ bên trong). Các bạn ngẫm thử xem Tống từ thanh nhã đầu thế kỷ 10 không thua phim sex của Mỹ đầu thế kỷ 21 bao nhiêu.

Góp ý của Bát Sách:

Đây là một bài từ rất nhí nhảnh, dễ thương của Trương Tiên, nhưng không nằm trong những bài nổi tiếng của ông.

Như ÔC đã nói, theo Thi Viện, thì Trương Tiên tự là Tử Dã, thọ tới 88 tuổi (990-1078), làm quan tới chức Lang Trung. Sách của Trần Trọng San có thêm một vài chi tiết: Ông đậu tiến sĩ năm 1030, được Án Thù bổ làm thông phán, rồi thăng dần đến Đô Quan Lang Trung.

Từ của ông nổi tiếng vì nhiều câu rất độc đáo, như đào lý giá đông phong (đào lý cưới gió đông) hay vân phá nguyệt lai hoa lộng ảnh, (mây tan, trăng lặn, hoa đùa bóng) tới nỗi người ta gọi ông là quan Lang Trung “đào lý giá đông phong” hay quan Lang Trung “vân phá nguyệt lai hoa lộng ảnh”.

Ngoài câu hoa lộng ảnh, ông còn 2 câu nữa cũng dùng chữ ảnh:

Kiều nhu lãn khởi, liêm áp quyển hoa ảnh

Ẻo lả, lười dậy, rèm kề bên cuốn bóng hoa.

Liễu kính vô nhân, đọa khinh nhứ vô ảnh.

Đường liễu không người, tơ nhẹ rơi không bóng (liễu nhứ)

Vì có 3 chữ ẢNH, người ta gọi ông là TRƯƠNG TAM ẢNH.

Ông còn có câu thơ dùng 3 chữ TRUNG, nên cũng được gọi là TRƯƠNG TAM TRUNG:

Tâm trung sự, nhãn trung lệ, ý trung nhân.

Việc trong lòng, lệ trong mắt, người trong ý.

Ông là người rất mực phong lưu, hay khôi hài, khi đã lớn tuổi còn cưới thiếp, nên Tô Đông Pha tặng ông bài thơ để trêu chọc, trong đó có câu:

Thi nhân lão hỹ Oanh Oanh tại.

Nhà thơ già rồi, Oanh Oanh còn đó

(Thôi Oanh Oanh trong Tây Sương Ký)

Nếu đúng như lời của Trần Trọng San, và theo giai thoại của Tô Đông Pha thì Trương Tiên quả là ông già... dịch. Bài Bồ Tát Man này đã nói lên tính tình của tác giả. ÔC đàn chủ của mình, 89 tuổi, tuy hành động thì không như Trương Tiên, nhưng lời bàn của ÔC thì cũng địch ngang ngửa, rất gợi tình, đọc xong phải cười mỉm.

Những chữ khó thì ÔC đã giải thích rồi. Chữ kiều sân rất hay, giận nhưng lại nũng nịu, nhõng nhẽo, rất tình tứ.

BỒ TÁT MAN (Mẫu Đơn Hàm Lộ...)

Mẫu đơn sương đượm tươi như ngọc,

Trước sân, người đẹp ôm hoa mọng,

Cười mỉm hỏi bạn tình,

Hoa và thiếp, ai xinh?

Bạn tình cố nói ngược,

Sao đẹp bằng hoa được!

Lập tức nổi tam bành,

Vò nát hoa, đánh anh.

Bát Sách.

(ngày 12 tháng 08 năm 2022)

Góp ý của Mỹ Ngọc:

MN góp bài phỏng dịch số 829. BTM, Trương Tiên.

Bồ Tát Man (Mẫu đơn sương đọng viên châu bảo)

Mẫu đơn sương đọng viên châu bảo,

Cô nàng ngắt trước sân đi dạo.

Cười mỉm hỏi chàng ơi,

Hoa tươi hay mặt tươi?

Chàng đùa nhau chọc giận,

Nói thật hoa hơn hẳn.

Lập tức nàng sùng lên,

Vò hoa đánh chàng liền.

Mỹ Ngọc phỏng dịch.

Aug. 12/2022.

Góp ý của Đồ Cóc:

Góp:

Quỳnh thơm hay môi em thơm?

Nhìn em ngơ ngẩn mắt gờm gờm

Ra điều suy nghĩ thật xôm

So sánh thật kỹ rồi đơm mỹ miều

Thôi đừng mất thì giờ nhiều

Với em đừng có giở chiêu ỡm ờ

Hoa thơm? Em thật sững sờ

Thôi đi chỗ khác đừng mơ tới mùi

Đồ Cóc

Góp ý của Lộc Bắc:

Nhân lúc tìm kiếm thêm tài liệu để phỏng dịch bài từ này thì đọc được một đoạn như phía dưới (quên mất xuất xứ do không ghi lại)

“Hồi em đọc Anh hùng xạ điêu, do dịch giả Cao Tự Thanh dịch, có đoạn nói về cảnh Hoàng Dung dẫn lại lời bài từ này. Chính vì bài từ này mà em đã tìm kiếm rất nhiều, hôm nay lại may gặp được bài thơ này. Bài này quả thật ý tứ dễ thương, hoặc ít nhất thì em nghĩ thế. Sau đây là bản dịch (của Cao Tự Thanh):

Bồ tát man:

Mẫu đơn sân trước tươi mươn mướt

Thiếu nữ hái đem qua sân trước

Cười nụ hỏi người tình

"Hoa xinh hay thiếp xinh?"

Anh chàng ra vẻ tức

Cứ nói hoa đẹp nhất

Người đẹp cố nhịn cười

Xé nát hoa ném người.

Quả thực nếu bài từ được dịch theo nghĩa này thì nó rất dễ thương, y như 2 nhân vật chính trong câu chuyện của Kim Dung vậy.”

Truyện của Kim Dung Lộc Bắc không thuộc, cái này phải nhờ anh Bát Sách mao tôn cương thêm.

Phỏng dịch của Lộc Bắc:

Bồ tát man

Mẫu đơn - điểm chân châu - hạt móc

Mỹ nhân bẻ, trước sân đình bước

Chúm chím khẽ hỏi tình:

“Hoa xinh, mặt thiếp xinh?”

Người đâu thật đáng ghét

Nói liền hoa xinh thiệt!

Lập tức nổi sùng lên

Vò vụn hoa đánh liền!

Lộc Bắc


Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Góp ý của Khánh Hưng:

Bài 829: BỒ TÁT MAN (Mẫu đơn hàm lộ trân châu khỏa) - Trương Tiên

KIẾP HOA BẠC PHẦN

Mẫu đơn lóng lánh giọt sương,

Trân châu tựa thể, nghiêm đường ngoài hiên.

Mỹ nhân tha thướt dáng tiên,

Khuôn viên lả lướt, thoắt liền ngắt hoa.

Tình quân hóng mát bên tòa,

Bóng hồng môi mỉm, cợt cà hỏi ngay:

"Vì hoa tươi thắm, ngất ngây,

Hoặc là chính thiếp, đắm say lòng chàng?"

Người đâu dễ ghét ngang tàng,

Khăng khăng hoa điểm rỡ ràng thế gian...

Sùng me, giận lẫy, võ vàng,

Mẫu đơn sắc đỏ - cô nàng vò ngay.

Đóa huê tan nát trong tay,

Mặc ai hứng chịu - đắng cay trang đài...

- Khánh-Hưng

Góp ý của Phí Minh Tâm:

菩薩蠻 – 張先 Bồ Tát Man – Trương Tiên

Bồ Tát Man là bài từ có 44 chữ. Hai câu đầu 7 chữ và có vần trắc. Sáu câu còn lại mỗi câu 5 chữ. Câu 3 và 4 có vần bằng. Câu 5 và 6 có vần trắc. Câu 7 và 8 có vần bằng. Các chữ trong câu phải có thanh bằng hay trắc theo từ phổ cũng giống như trong thơ Đường luật.

Bài từ này của Trương Tiên có mộc bản trong các sách:

· Tri Giá Ông Tập - Tống - Hoàng Công Quảng 知稼翁集-宋-黃公廣

· Hoa Thảo Hòa Biên - Minh - Trần Diệu Văn 花草稡編-明-陳耀文

· Ngự Định Toàn Đường Thi - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp 御定 全唐詩-清-聖祖玄燁

Ghi chú:


Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Mẫu đơn: tên khoa học Paeonia suffruticosa

Đàn Lang: chỉ Phan Nhạc người nước Tấn, dung mạo tuấn tú, trên đường đi Lạc Dương bị phụ nữ bao vây ném trái cây. Sau này đàn lang trở thành danh từ phụ nữ dùng để chỉ người chồng hoặc người đàn ông mình yêu.

Dịch nghĩa:

Bồ Tát Man

Mẫu đơn hàm lộ trân châu khoả Hoa mẫu đơn ngậm sương như những hạt trân châu,

Mỹ nhân chiết hướng đình tiền quá Mỹ nhân bẻ một cành khi đi qua sân.

Hàm tiếu vấn đàn lang Nàng mỉm cười hỏi chàng:

Hoa cường, thiếp mạo cường Hoa tươi hay mặt thiếp tươi?

Đàn lang cố tương não Chàng có ý phiền hà,

Tu đạo hoa chi hảo Đáp thẳng là cành hoa đẹp.

Nhất diện phát kiều sân Nàng giả vờ hờn dỗi,

Toái noa hoa đả nhân Đánh chàng nát cành hoa.

菩薩蠻 – 張先 Pu Sa Man by Zhang Xian

牡丹含露真珠顆 Peonies glittered with pearl like dew drops,

美人折向庭前過 A beautiful girl collected a branch when passing by the garden.

含笑問檀郎 Smiling, she asked her Tang Lang (boy friend):

花強妾貌強 Am I pretty or the peonies?

檀郎故相惱 Annoyed, he said deliberately

須道花枝好 Peonies looked better than you.

一面發嬌嗔 Acting angry and coquettish,

碎挼花打人 She beat him with the flowers and broke them into pieces.

Điền từ:

Khâm phổ

XBXTBBTv

XBXTBBTv

XTTBBv

XBXTBv

XBBTTv

XTXBTv

XTTBBv

XBXTBv

Bồ Tát Man - Hoa Mẫu Đơn

Mẫu đơn buổi sáng sương còn ngậm,

Bẻ cành người đẹp đi chầm chậm.

Khẽ hỏi để vui cười,

Hoa tươi hay thiếp tươi?

Lòng phiền chàng đáp thẳng,

Hoa thấy đẹp xinh hẳn!

Làm mặt giả vờ hờn

Đánh chàng nát mẫu đơn.

Ghi chú: X: thanh bất luận

B: thanh bằng bắt buộc Bv: thanh bằng vần

T: thanh trắc bắt buộc Tv: thanh trắc vần

Xem thêm:

709 T_Bồ Tát Man Kỳ 1 - Ôn Đình Quân

723 T_Bồ Tát Man - Lý Bạch

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Fri Sep 08, 2023 1:29 am    Tiêu đề: Ngu Mỹ Nhân kỳ 1

Liêu Trai Chí Dị thế kỷ 21 bài 796 *

虞美人其一 Ngu Mỹ Nhân kỳ 1

Lý Dục

(Bắc Tống, Liêu)

Từ



Lý Dục 李煜 (937-978) tự Trùng Quang 重光, tự hiệu là Chung sơn ẩn sĩ 鍾山隱士, Chung phong ẩn sĩ 鍾峰隠者, Bạch liên cư sĩ 白蓮居士, Liên phong cư sĩ 蓮峰居士, người đời quen gọi là Nam Đường Hậu Chủ 南唐後 主 hay Lý Hậu Chủ 李後主. Ông là người nhân huệ minh mẫn, văn hay hoạ khéo, biết âm luật. Phủ khố Giang Nam có thu tàng tác phẩm thư hoạ của ông rất nhiều. Ông là vua cuối cùng của triều Nam Đường.

Nhà Tống diệt Nam Đường, phong ông làm An Mệnh hầu, sau ông bị Tống Thái Tông cho uống thuốc độc chết. Miền Giang Nam được tin Hậu Chủ chết, các phụ lão đều thương khóc.

Hậu Chủ lúc chưa mất nước sinh hoạt rất hào hoa nên từ cũng rất uỷ mị hoan lạc. Sau khi mất nước, bị đưa về nhà Tống, ngày ngày rửa mặt bằng nước mắt. Từ của ông lúc đó cũng rất thê thảm bi ai, đúng là vong quốc chi âm.

(Về thơ, Toàn Đường thi còn chép của ông 18 bài).

Hậu Chủ có 2 hoàng hậu: Đại Nga Hoàng rất tinh thông nhạc lý nhưng chết sớm. Tiểu Nga Hoàng (em kém Đại Nga Hoàng 14 tuổi; Lý Dục đã tư tình với nàng lúc Đại Nga Hoàng lâm bệnh và phong nàng làm hoàng hậu kế vị 4 năm sau khi bà chị mất).

Có thể nói sự chân thực trong cảm xúc là yếu tố quan trọng, xuyên suốt trong các sáng tác của Lý Dục, tạo nên sức rung cảm mãnh liệt và lâu bền. Ở giai đoạn đầu, tác phẩm của Lý Dục phần lớn viết về cuộc sống nơi cung đình (như các bài từ điệu Ngọc lâu xuân, Cán khê sa...), tuy đạt thành tựu nghệ thuật cao nhưng về nội dung không có gì đặc biệt, không vượt ra khỏi khuôn khổ những đề tài quen thuộc của thể loại từ thời Ngũ đại. Bước đột biến trong sáng tác từ của Lý Dục là các sáng tác từ sau khi Nam Đường bị tiêu diệt. Tác giả từ thân phận là quân vương của một nước bị biến thành tù nhân, bị lăng nhục, “sớm tối lấy nước mắt rửa mặt”. Đối với cá nhân tác giả, đây thực sự là một bi kịch tinh thần, từ đây, trong các sáng tác của Lý Dực, không khí của cuộc sống cung đình chấm dứt, tất cả chỉ còn là niềm hoài vọng, là nỗi hận lòng lâu dài và sâu sắc (Như điệu từ Ngu mĩ nhân: Xuân hoa thu nguyệt hà thời liễu... - Trăng thu, hoa xuân bao giờ hết...).

Nguyên tác Dịch âm

虞美人其一 Ngu Mỹ Nhân kỳ 1

春花秋月何時了 Xuân hoa thu nguyệt hà thời liễu,
往事知多少 Vãng sự tri đa thiểu.
小樓昨夜又東風 Tiểu lâu tạc dạ hựu đông phong,
故國不堪回首月明中 Cố quốc bất kham hồi thủ nguyệt minh trung.

雕欄玉砌應猶在 Điêu lan ngọc xế ưng do tại,
只有朱顏改 Chỉ hữu chu nhan cải.
問君能有幾多愁 Vấn quân năng hữu kỷ đa sầu,
恰似一江春水向東流 Cáp tự nhất giang xuân thuỷ hướng đông lưu.

Chú giải

了liễu: xong, hết, đã, rồi

雕欄 điêu lan: lan can chạm trổ

玉砌 ngọc xế: thềm ngọc.

朱顏 chu nhan: Mặt đỏ, sắc mặt của người trung hậu; còn chỉ thời niên thiếu thanh xuân

Dịch nghĩa

Ngu mỹ nhân kỳ 1

Những cảnh đẹp: hoa xuân, trăng thu bao giờ mới hết?
Những chuyện cũ biết nhiều hay ít?
Ngoài gác nhỏ đêm qua gió đông lại thổi,
Chẳng kham ngoảnh đầu nhìn lại cố quốc dưới ánh trăng sáng.

Thềm son bệ ngọc vẫn còn y nguyên đó,
Chỉ có mặt người là đã thay đổi (già đi).
Hỏi lòng chàng có thể có được bao nhiêu sầu?
(Đáp rằng) đầy như một dòng sông xuân chảy hướng về đông.

Dịch từ

Ngu mỹ nhân kỳ 1

Hoa xuân trăng thu bao giờ hết?

Chuyện cũ nhiều hay ít?

Lầu nhỏ đêm qua lại gió đông,

Cố quốc chẳng kham quay ngắm dưới trăng trong.


Thềm lan bệ ngọc không biến cải,

Chỉ mặt người thay đổi.

Lòng chàng chứa được bao nhiêu sầu?

… Đầy như sông xuân trôi đông mực nước sâu…


Lời bàn của Con Cò

Bài từ theo thể Ngu mỹ nhân kỳ 1, mô tả cả một trời sầu.

Có bao nhiêu tâm sự sâu thăm thẳm chứa đựng trong bài từ này? Hỏi thì dễ mà trả lời thì không xuể.

5 câu đầu của phần 1:

Tả bối cảnh của bài từ: vẫn là hoa xuân và trăng thu của ngày xưa gợi lại chuyện cũ. Gió đông (gió xuân) lại thổi mà ta thì không muốn ngoái đầu nhìn cố quốc nữa.

5 câu chót của phần 2:

Đây là lời của của Lý Dục kể lại ý nghĩ của Tiểu Nga Hoàng (bà vợ này sống bên cạnh Lý những tháng cuối cùng và đã tự vẫn chết theo Lý): “Thềm lan bệ ngọc vẫn như cũ; chỉ có mặt chàng đã già nua; nỗi sầu trong lòng chàng to lớn lắm: nó chứa đầy dòng sông Dương Tử chảy xuôi đông trong mùa xuân” (mùa xuân mưa nhiều và tuyết tan trên núi nên sông Dương Tử chứa nhiều nước lắm).

Đó là tâm sự mênh mông của Lý Hậu Chủ, ở tuổi tứ tuần, trong cảnh mất nước, chờ Tống triều hành hình. Thương vậy thay!

Góp ý của mirordor:

Lý Dục (李煜) là con út (thứ 6) của (Nam) Đường Nguyên Tông (唐元宗); anh cả Lý Hoằng Ký (李弘冀) là hoàng thái tử. Tính của Hoằng Ký đa nghi, nghiêm khắc nên Dục thủ thân, tránh việc chính trị, lấy thi họa làm vui. Hoằng Ký, cũng như các em thứ 2-5 chết sớm (sau khi đầu độc em thứ 3 Lý Canh Toại /景遂) nên Dục bị cha ép làm đông cung thái tử, bắt học việc chính trị. Nhưng cả sau khi lên ngôi vua, Lý Dục vẫn:

煜“性骄侈,好声色,又喜浮图,为高谈,不 恤政事。”[3]笃信佛教,“酷好浮屠,崇 塔庙,度僧尼不可胜算。罢朝,辄造佛屋,易 服膜拜,颇废政事。“tính kiêu xỉ, hảo thanh sắc, hựu hỉ phù đồ, vi cao đàm, bất tuất chánh sự.” đốc tín phật giáo, ... khốc hảo phù đồ, sùng tháp miếu, độ tăng ni bất khả thắng toán. bãi triều, triếp tạo phật ốc, dịch phục mô bái, pha phế chánh sự."

Lý Dục mê Phật giáo và dùng làm căn bản cho cả quân sự; Dục mặc cà sa, đọc kinh hàng ngày và nghe các thầy tu tụng kinh trong khi quân Tống đang dưới chân thành (Kim Lăng). Có thuyết bảo rằng Lý Dục bị Tống Thái Tông (宋太宗) ép tử vì những câu thơ trong bài (4-8) Ngu Mỹ Nhân (虞美人).

Có ít nhất 3 虞美人= Ngu mỹ nhân trong lịch sử Tàu (thiếp của Tề Uy Vương, Hạng Vũ, hay phi tần của Hán Thuận Đế). Lý Dục đang ám chỉ người nào và điển tích nào?

mirordor


Góp ý của Mỹ Ngọc :

MN góp bài phỏng dịch bài từ số796, Ngu Mỹ Nhân kỳ 1.

Ngu Mỹ Nhân kỳ 1.

Hoa xuân trăng sáng bao giờ hết,

Chuyện cũ biết nhiều ít,

Đêm qua gác nhỏ gió đông qua,

Quê cũ dám đâu nhìn lại dưới trăng ngà.



Song hoa bệ ngọc còn nguyên cả,

Chỉ mặt người nhìn lạ.

Hỏi chàng sầu chất đã bao rồi,

Đáp, ngập tựa sông xuân nước cuốn đông trôi.

Mỹ Ngọc phỏng dịch.

July 13/2022.


Góp ý của Bát Sách:

Chờ mãi mới thấy ÔC chọn một bài mà BS rất thích, đã dịch rồi khi viết bài Sầu Vong Quốc, và đã gửi ACE rồi. Đây là một trong những bài từ mà BS rất thích, và câu hay nhất, theo ý BS là cố quốc bất kham hồi thủ nguyệt minh trung, đau lòng tới nỗi, một mình trên lầu nhỏ, dưới ánh trăng khuya, tình quê vời vợi, kỷ niệm chập chờn, sầu vong quốc xót xa, nhà thơ vương giả không đành lòng quay đầu nhìn về nước cũ… đau lắm, thảm vô cùng.

Anh Giám hỏi họ Lý có ý dùng điển tích nào không, BS nghĩ là không. Ngu Mỹ Nhân là tên điệu từ thôi. Ngu Cơ của Hạng Vũ thì chắc là đẹp, ông này thua Lưu Bang nên mất nước, và cả hai người đều tự sát. Hán Thuận Đế có phong một nàng họ Ngu chức Mỹ Nhân, (những chức khác như Quý Nhân, Quý Tần, Quý Phi….) Tề Uy Vương có thiếp họ Ngu thì BS không biết.

NGU MỸ NHÂN KỲ NHẤT.

Hoa xuân trăng thu bao giờ hết,

Chuyện cũ nhiều hay ít.

Lầu nhỏ đêm qua lại gió đông,

Nước cũ không đành nhìn lại dưới trăng trong.



Hiên vân, thềm ngọc còn nguyên đó

Chỉ mặt son kém đỏ. *

Hỏi người ai biết có bao sầu,

Tựa như một sông xuân nước chảy về đông.

*Hồi xưa, BS dịch là thay đổi, không đúng vần.

Bát Sách.

(ngày 14 tháng 07 năm 2022)


Góp ý của Phí Minh Tâm :

Ngu Mỹ Nhân là một điệu từ có 56 chữ, chia làm 2 đoạn, mỗi đoạn 4 câu, 2 câu đầu vần trắc, 2 câu cuối vằn bằng. Theo Khâm Phổ, điệu từ này là cách 1 trong 3 cách và có tất cả 1537 bài hát, có thể truy cập nơi đây 历代作品. Khâm Phổ 钦谱 quy định thanh bằng trắc cho bài từ Ngu Mỹ Nhân Cách 1 như trong bảng bên dưới:


Khâm Phổ***

X B X T B B Tv

X T B B Tv

X B X T T B Bv

X T X B X T* T B Bv



X B T T B B Tv

X T B B Tv

T B B T T B Bv

X T X B X T* T B Bv

Ngu Mỹ Nhân Kỳ 1 – Lý Dục

Xuân hoa thu nguyệt hà thời liễu

Vãng sự tri đa thiểu

Tiểu lâu tạc dạ hựu đông phong

Cố quốc bất kham hồi thủ* nguyệt minh trung



Điêu lan ngọc xế ưng do tại**

Chỉ hữu chu nhan cải

Vấn quân năng hữu kỷ đa sầu**

Cáp tự nhất giang xuân thuỷ*...hướng đông lưu

Chú thích: X: thanh bất luận B: thanh bằng Bv: thanh bằng vần

T: thanh trắc Tv : thanh trắc vần

*đậu读 : Trong bài văn cứ đến chỗ đứt mạch gọi là cú 句, nửa câu gọi là đậu 讀. Nghĩa là đến chỗ ấy tạm dừng một tí, chưa phải là đứt mạch hẳn, cũng như dấu phẩy vậy.

**hoán vận换韵: còn được gọi là chuyển vận, đổi vần. Trong thơ luật, câu vần phải cùng một vần. Trong thơ cổ thể, từ, phú… có thể một vần đến hết, cũng có thể vài câu đổi vần.

***Long Phổ 龙谱 cách 1 có phần ít nghiêm khắc hơn Khâm Phổ 钦谱 cách 1:

· không có yêu cầu đậu ở câu 4 của cả 2 đoạn,

· trong câu 3 đoạn 2, chữ 1 và 3 thanh bất luận như trong câu 3 đoạn 1.



Bài từ này được “dịch” và đăng trên các trang nhà Việt Nam như Ngu Mỹ Nhân Kỳ 1 của Lý Dục:

· Long Hồ Vĩnh Long: Ngu Mỹ Nhân 虞美人 Lý Dục (longhovinhlong.blogspot.com)

· Bài thơ: Ngu mỹ nhân kỳ 1 - 虞美人其一 (Lý Dục - 李煜) (thivien.net)

Nhưng nhiều trang web Trung Hoa lại cho là Kỳ 2: 诗词 李煜 虞美人 其二 (sou-yun.cn). Tôi nghĩ việc chọn kỳ có thể là do ý cá nhân vì trong các sách có mộc bản bài từ này không thấy có ấn định kỳ:

· Ngự Định Toàn Đường Thi - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp 御定全唐詩-清-聖祖玄燁

· Hoa Thảo ? Biên - Minh - Trần Diệu Văn 花草稡編-明-陳耀文

· Hoa Am Từ Tuyển - Tống - Hoàng Thăng 花菴詞選-宋-黃昇



Ghi chú:

Ngu Mỹ Nhân 虞美人:

· Ngu Cơ, vợ Hạng Võ thời Hán Sở tranh hùng, Xuân Thu, 206–202 TCN.

· Tựa của một điệu từ, không có nghĩa gì khác.

· Tên một loài hoa (tên khoa học: Papaver rhoeas) theo Wikipedia 虞美人 (植物(wikipedia.org) cũng như trang Bách Độ Bách Khoa 虞美人-百度百科 (baidu.com), còn được gọi là Lệ Xuân Hoa, Đua Mẫu Đơn, Mãn Viên Xuân, Tiên Nữ Uyển, Ngu Mỹ Nhân Thảo, Cây Thuốc Phiện…là một giống poppy. Hoa có nhiều màu, nhưng màu đỏ máu hợp với truyền thuyết Ngu Cơ Hạng Vũ mà nhiều anh kể lại.

Điêu lan: lan can có chạm khắc

Ngọc xê: bậc thang bằng đá ngọc

Chu nhan: mặt hồng hào, dung nhan lúc còn trẻ đẹp



Dịch nghĩa:

Ngu Mỹ Nhân Kỳ 1 Điệu Từ Ngu Mỹ Nhân
Xuân hoa thu nguyệt hà thời liễu Những cảnh đẹp như hoa xuân, trăng thu…bao giờ mới hết?
Vãng sự tri đa thiểu Cũng biết ít nhiều những chuyện đã qua.
Tiểu lâu tạc dạ hựu đông phong Đêm qua lại có gió xuân đến trên gác nhỏ,
Cố quốc bất kham hồi thủ nguyệt minh trung Trong đêm trăng sáng, sao kham chịu được nỗi nhớ quê hương cũ?
Điêu lan ngọc khám ưng do tại Lan can chạm khắc tinh xảo, bậc thang bằng ngọc thạch vẫn còn đó
Chỉ hữu chu nhan cải Chỉ có dung nhan người là đổi thay
Vấn quân năng hữu kỷ đa sầu Thử hỏi lòng nàng có bao nhiêu mối sầu?
Cáp tự nhất giang xuân thủy hướng đông lưu. Chúng có nhiều như nước xuân luôn theo
sông chảy về Đông?


Điền từ:
Khâm Phổ

X B X T B B Tv

X T B B Tv

X B X T T B Bv

X T X B X T* T B Bv



X B T T B B Tv

X T B B Tv

T B B T T B Bv

X T X B X T* T B Bv

Điệu từ Ngu Mỹ Nhân

Hoa thơm trăng sáng bao giờ tiệt?

Chuyện cũ nhiều đâu biết.

Đêm qua gác trọ vắng buồn tênh,

Nhớ nước đau lòng cam chịu… ngắm trăng lên.



Lan can bệ ngọc đều còn đó,

Lại thấy hồng nhan rõ.
Tấm lòng chan chứa những cầu mong,
Tợ nước sông xuân tràn ngập…chảy về đông


Mời nghe hát:

· Ngu Mỹ Nhân Kỳ 1 – Lý Dục (Mở loa, chờ hết quảng cáo)

· 虞美人其一 - 李煜


(Bấm nút Start, chờ quảng cáo vài giây,
rồi bấm Start lại)



虞美人其一- 李煜 Yu Mei Ren Tune – Li Yu

春花秋月何時了 When would beautiful sights like spring flowers, autumn moon… disappear?
往事知多少 I know a few things of the past.

小樓昨夜又東風 Spring wind passed through our flat last night,
故國不堪回首月明中 Under the bright moon, how could one not missing the fatherland?

雕欄玉砌應猶在 The beautifully carved banister and the jade stairs are still there
只有朱顏改 Only the face has changed (older)

問君能有幾多愁 How much sorrow can your heart hold
恰似一江春水向東流 Is it as much as spring water in rivers always flowing East?


Góp ý của Lộc Bắc:

Ngu mỹ nhân kỳ 1

1- Dịch nguyên thể

Xuân hoa thu nguyệt bao giờ hết

Chuyện xưa ít nhiều biết

Gác nhỏ đêm qua có gió đông

Nước cũ khó kham nhìn lại dưới trăng trong!



Thềm son, rào chạm, hẳn còn mãi

Chỉ dung nhan thay đổi

Sầu muộn có bao nhiêu, hỡi chàng?

Giống như sông xuân, dòng chảy hướng về đông



2- Phỏng dịch Nôm

Khi nào hết xuân hoa, thu nguyệt

Chuyện xa xưa cũng biết ít nhiều

Đêm qua gác nhỏ gió xiêu

Khó kham ngoảnh lại chốn yêu trăng tròn



Còn lưu mãi thềm son, rào chạm

Chỉ đổi thay má nám, hồn xiêu

Hỏi chàng sầu muộn bao nhiêu?

Đầy như sông chảy xuôi chiều về Đông!

Lộc Bắc

Góp ý của Kiều Mộng Hà:

Phỏng dịch bài từ: NGU MỸ NHÂN kỳ 1 của Lý Dục

NGU MỸ NHÂN kỳ 1

Xuân/hoa; thu/nguyệt bao giờ hết?

Xong chuyện hiểu nhiều ít!

Lầu nhỏ đêm qua hứng gió đông

Chẳng kham cố quốc ngắm trăng trong



Hiên vân thềm ngọc còn nguyên đó

Khí diện phai sắc đỏ

Tự hỏi lòng ta chứa mấy sầu?

Đầy tựa sông xuân mực nước sâu

Kiều Mộng Hà

Sept04th2023



Góp ý của Khánh Hưng :

Bai' 796: NGU MỸ NHÂN, Kỳ 1 - Lý Dục

TÂM SỰ GIAI NHÂN

Xuân hoa, thu nguyệt chơi vơi,

Khi nào mới dứt - tới thời đông sang?

Ít nhiều dĩ vãng lật trang,

Lắm bao chuyện cũ, võ vàng riêng ta.

Tiểu lâu, gió thổi mượt mà,

Vô phương ngoái lại quê nhà dưới trăng...

Lan can, bệ ngọc, cung vàng,

Hẳn còn nguyên vẹn, rỡ ràng đẹp xinh.

Chỉ duy con tạo vô tình,

Mặt người già khọm, dáng hình xanh xao.

Hỏi chàng: Sầu ngập là bao?

Đáp rằng: Cuồn cuộn sông trào hướng đông.

- Khánh-Hưng



Góp ý của Đồ Cóc:

Góp

Thui thủi phòng tối chờ rạng đông

Tuổi già đơn độc sống như không

Gia đình, quê quán xa vời vợi

Nghiệp đời thê thảm chỉ muốn dông

Đồ Cóc



Góp ý của Thanh Vân:

Đọc bài thơ Ngu Mỹ Nhân của Lý Dục, và được biết ông là vua cuối cùng của triều Nam Đường, sau đó bị bắt ép uống thuốc độc chết. Bài thơ mô tả tâm sự của ông, buồn não ruột vì biết trước số phận bi thảm của mình.

Thật vậy, có gì buồn và tuyệt vọng hơn khi một người đã ở trên đỉnh cao của quyền lực, sống trong phú quý, nhung lụa, với người hầu kẻ hạ ... nay biết là tất cả đã chấm dứt và mình sắp bị hành hình.

Điêu lan ngọc xế ưng do tại

Chi hữu chu nhan cải

Con Cò dịch:

Thềm son bệ ngọc vẫn còn y nguyên đó

Chỉ có mặt người là đã thay đổi (già đi)

Không già đi sao được, trước viễn tượng cái chết gần kề. Lý Dục sống ở những năm 937-978 hưởng dương 41 tuổi... Gần thời đại chúng ta hơn, có Hoàng Hậu Marie-Antoinette, vợ vua Louis XVI của nước Pháp. Sau Cách Mạng 1789, nhà vua đã bị lên đoạn đầu đài ngày 21/01/1793, thì ngày 16/10/1793 đến lượt bà cũng lên máy chém. Bị giam cầm từ đầu năm 1793, cả hai đều bị kết án vì đã muốn bỏ trốn qua biên giới để đến Áo là xứ sở của Hoàng Hậu.... Những người thuộc Cách Mạng Pháp đã buộc tội nhà Vua và Hoàng Hậu phản quốc, muốn âm mưu với nước ngoài (Áo) đem quân về dẹp nhóm Cách Mạng.

Khi bị giam vào ngục tù, người ta kể lại rằng, chỉ một đêm Hoàng Hậu Marie-Antoinette đã bạc trắng cả mái tóc.
Bị giam ở ngục “la prison du Temple” người ta kể là chỉ một đêm tóc bà đã bạc trắng

Nghĩ cũng thương tâm cho trường hợp của nhà vua Louis XVI và Hoàng Hậu Marie-Antoinette, cả hai lên ngôi quá sớm, nhà vua vừa 20 tuổi, bà 19 tuổi. Khi vua cha Louis XV từ trần ở tuổi 64, Louis XVI là cháu nội thứ ba của vua cha, lẽ ra không phải ông lên ngôi, nhưng Cha ruột của ông bị bịnh chết và 2 người anh đầu lòng cũng chết vì ho lao lúc còn bé. Louis XVI được tấn phong Thái Tử khi mới 6 tuổi. Khi Thái Tử vừa 16 tuổi, ông được chỉ định đi cưới Công Chúa Marie-Antoinette của Vương Quốc Áo, 15 tuổi.

4 năm sau, vua Louis XV từ trần. Louis XVI lên ngôi với Marie-Antoinette là Hoàng Hậu. Cả hai đã khiếp sợ trước trách nhiệm phải điều khiển một quốc gia như nước Pháp, đang gặp nhiều vấn đề (ngân sách thiếu hụt, dân chúng chống đối...) nên thay vì mừng rỡ được lên ngôi vua vào năm 1774, cả hai cùng kêu lên: "Cầu xin Chúa bảo vệ chúng con, chúng con còn quá trẻ".

Một triều đại gặp rất nhiều khó khăn và những hiểu lầm vì nhà vua thiếu kinh nghiệm, Hoàng Hậu thì bị chỉ trích là tiêu xài hoang phí, chỉ thích vui chơi... trong khi dân tình đói khổ...

Hoàng Hậu Marie-Antoinette lúc đương quyền


Kết quả là chỉ 15 năm, sau ngày lên ngôi, Cách Mạng Pháp bùng nổ, cả hai đã bị hành hình lúc nhà vua 39 tuổi và Hoàng Hậu 38 tuổi.

Có những số phận hẩm hiu, đau khổ dù lúc đầu được sống trên quyền cao chức trọng ... Âu cũng do định mệnh đã an bài
Nỗi lòng Mỹ Nhân

Hoa, trăng cảnh vật vẫn y nguyên

Thế thái nhân tình cứ viễn miên

Đêm tối âm thầm suy chuyện cũ

Lòng đau nhớ nước ánh trăng xuyên



Cung đình bệ ngọc đâu rồi nhỉ

Nhan sắc như hoa héo tức thì

Ôm ấp tâm tư buồn lữ thứ

Về đông giòng nước thấm sầu bi

Thanh Vân
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Sun Sep 17, 2023 7:17 pm    Tiêu đề: KỶ NIỆM 10 NĂM (2013 - 2023)

KỶ NIỆM 10 NĂM (2013 - 2023)
ĐỪNG HỎI ~ XIN THƯA












Đừng Hỏi
                                                                                  Xin Thưa
                                                                                                  (Cảm tác bài Đừng Hỏi)

Hỏi tình tình đến bao giờ                                                            Rằng tình, tình đến bất ngờ
Phải khi tình biết đợi chờ dưới mưa                                             Nào ai biết được phải chờ dưới mưa
Hỏi người, người đã quên chưa                                                   Thưa người, rằng chẳng giờ quên
Con tim thương nhớ cho vừa những đêm                                    Con tim bối rối ngỡ tin người về!

Hỏi ai, ai có còn yêu                                                                    Rằng ai, ai vẫn còn yêu
Một trời mây tím giăng nhiều tương tư                                        Bông dừa hồng nhạt ráng chiều lãng du
Hỏi anh, còn những cánh thư                                                      Rằng  em, một xấp tình thư
Ngày xưa chép gởi thuở từ mới yêu                                             Tàn theo lửa đỏ nát nhừ hồn xiêu

Hỏi em, có nhớ một điều                                                              Em yêu, ám ảnh mãi điều
Tình như sương khói giữa chiều hoàng hôn                                 Nộ cuồng sóng dữ mạng liều héo hon
Hỏi gì nỗi nhớ cô đơn                                                                   Lơ thơ một chiếc thuyền con
Quên ai từ độ dỗi hờn ra đi                                                          Chơ vơ biển rộng sống còn xá chi

Hỏi gì người vẫn thầm thì                                                             Em yêu một đóa xuân thì
Nhớ thương đong ướt vành mi ai rồi                                             Nước sâu thăm thẳm chia li một đời
Hỏi gì, thư tím vẫn còn                                                                  Em yêu, áo tím lưng trời
Bao đêm ấp ủ mỏi mòn tháng năm                                               Nhớ thương lời nói tiếng cười bâng khuâng

Hỏi gì, em có buồn không                                                             Rằng thưa đâu chỉ buồn không
Yêu xưa đã vội theo giòng mưa tan                                              Ơn em day dứt theo giòng thời gian
Hỏi chi, thêm những ngỡ ngàng                                                    Rằng thưa đâu chỉ ngỡ ngàng
Tình hôm nao cũng vội vàng lãng quên!                                       Em đi để lại muôn vàn tiếc thương!

Hoài Thương Trang                                                                        Lộc Bắc
                                                                                                     22/04/2013








LỜI CỦA TÁC GIẢ HOÀI THƯƠNG TRANG

Nghe lại những bài thơ Htt do chính hai anh Mai Hữu Thọ & Phạm Thúc Tâm thực hiện đưa vào PPS, quả là một công phu tuyệt vời qua hình ảnh ,âm thanh .
Những bài thơ xướng họa của 4 nhà thơ Lộc Bắc, Phan Tịnh , Văn Bổn & Bá Nha thật quá hay , lời thơ trau chuốt bóng bẩy nhức nhối hơn cả những gì Htt viết . Htt trân trọng cám ơn những nhà thơ đa tài ấy . Htt cũng gởi lời cám ơn chân thành nhất đến chị Nguyễn Thị Phước , đã quá lời khen & vì có chị ái mộ nên Htt sẽ tiếp tục làm thơ . Chị nhớ dành thì giờ để đọc thơ Htt nhé & thưởng thức những PPS do anh Mai Thọ & anh Phạm Thúc Tâm thực hiện vì thơ nhạc là hơi thở trong cuộc sống quanh ta có phải ???

Bây giờ là lời cám ơn đến anh Mai Hữu Thọ , vì anh đã , đang đam mê với công việc của mình là đem tất cả thơ nhạc mà anh rất yêu chuộng & quí mến gieo vào lòng những người yêu nghệ thuật mà thơ Htt có lẽ là một trong những lý do đó nên anh không ngần ngại đem phổ biến rộng rãi đến cả nhà Duy Tân cùng bạn bè xa gần - gần xa chăng ? Dù Diệu Huyền đã ưu ái dành cho Htt một góc thơ nho nhỏ xinh xinh trong nhà TrungHocDuyTan.net để có những lúc vui, buồn Htt tìm vào .

Một lần nữa Htt cám ơn anh nhiều , nhiều lắm ...Chúc anh tiếp tục vui mãi trong niềm đam mê của riêng anh.


Hoài Thương Trang !
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Fri Sep 22, 2023 9:13 pm    Tiêu đề: Chùa Cát Tường, sư cầu đặt tên gác


Chùa Cát Tường, sư cầu đặt tên gác

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Liêu Trai Chí Dị thế kỷ 21 bài 962

吉祥寺僧求閣名 Cát Tường tự tăng cầu các danh

Tô Thức

Bắc Tống, Liêu

Lời phi lộ

Bài này không có mục đích truyền đạo, mà chỉ đi sâu vào đạo Phật Nguyên Thủy, để tìm hiểu thực chất của đạo này từ những câu do chính đức Phật nói ra trong 50 năm giảng đạo của Ngài. Con Cò không dựa trên những cuốn kinh Phật vì tất cả kinh Phật đều được viết bởi các vị cao tăng sau khi Phật đã nhập diệt và đều chứa ít nhiều hoang đường. Một trong những trở ngại khi đọc kinh Phật là không biết lời nào do chính đức Phật nói ra và lời nào do các cao tăng mượn lời Phật rồi biến cải đi.

Các học giả thường dùng phương pháp so sánh để đoán lời nào là của Phật: thí dụ trong 20 cuốn kinh cùng chép một lời Phật dạy, nếu có 6 hoặc 7 cuốn viết giống nhau thì câu trong 6 hoặc 7 cuốn đó là câu mà đức Phật đã nói. Người ta nghiệm ra rằng lời của Phật thường sáng sủa, khúc chiết và bình dị.

Albert Einstein, một nhà vật lý học hàng đầu của thế kỷ 20 và cũng là một triết gia uyên thâm đã đi hơi xa khi ông đề nghị thiết lập một tôn giáo đặt tên là universal religion dùng triết lý của đạo Phật làm căn bản; nhưng ông đã nói một câu chứng tỏ ông hiểu Phật học rất sâu rộng: I am not a religious person, but if i was, i would be a buddhist.

Tiểu sử Tô Thức

Tô Thức và em là Tô Triệt là con của Tô Tuân (người đương thời gọi là Tam Tô: Tô Tuân là văn hào viết văn xuôi thời Tống, rất giỏi nuôi con thành tài; Tô Thức và em là Tô Triệt đều là đại thi hào thời Tống)

Tô Thức 蘇軾 (1037-1101) tự Tử Chiêm 子瞻, Hoà Trọng 和仲, hiệu Đông Pha cư sĩ 東坡居士, người đời thường gọi là Tô Đông Pha 蘇東坡, thuỵ Văn Trung 文忠, người My Sơn (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc). Ông từng làm quan Thông phán, Thái thú.

Thái độ của ông rất hào sảng, lạc quan; tuy ông làm quan thăng giáng nhiều lần, song ông không để ý, vẫn ưu du tự tại, đọc sách làm vui, ông là người giàu tình cảm, cho nên phản ánh tới thơ và từ của ông, vừa hào phóng, vừa tình tứ, vừa thâm thúy. Ông là người có tài nhất trong số bát đại gia của Trung Hoa (từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII, gồm có Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên đời Đường, Âu Dương Tu, Tô Tuân (cha Tô Thức), Tô Thức, Tô Triệt (em Tô Thức), Vương An Thạch và Tăng Củng). Ông am hiểu cả Khổng học, Lão học và rất thông suốt Phật học.

Nguyên tác Dịch âm

吉祥寺僧求閣名 Cát Tường tự tăng cầu các danh

過眼榮枯電與風 Quá nhãn vinh khô điện dữ phong,

久長那得似花紅 Cửu trường na đắc tự hoa hồng.

上人宴坐觀空閣 Thượng nhân yến toạ quan không các,

觀色觀空色即空 Quan sắc* quan không* sắc tức không.

Chú giải

過眼 quá nhãn: qua mắt nhìn, nhìn thoáng qua.

榮枯 vinh, khô: tươi, héo; đẹp, tàn.

電與風 điện dữ phong: chớp cùng gió.

*色空 sắc, không: là cụm từ căn bản của Phật học. Sắc tượng trưng cho vật thể (đức Phật lúc đầu chỉ nói sơ lược như vậy; sau này mới phân ra làm ngũ uẩn mà ÔC không muốn đề cập tới trong phạm vi nhỏ hẹp của bài này). Không: sẽ giải nghĩa chi tiết trong phụ bản.

Dịch nghĩa

Chùa Cát Tường, sư cầu đặt tên gác

Nhìn thoáng qua, căn gác chuyển từ tươi đến héo chỉ trong một chớp và gió,

Căn gác lâu bền sao được như hoa hồng.

Sư ông tĩnh tọa xem xét gác trống,

Xét sắc, xét không, sắc tức không.

Dịch thơ

Chùa Cát Tường, sư cầu đặt tên gác

Chớp mắt héo tươi thật khó trông,

Lâu bền sao được như hoa hồng.

Sư ông tĩnh tọa nhìn lầu trống,

Như sắc như không sắc tức không.

Lời bàn của Con Cò

Tô Thức giải nghĩa cụm từ 色空 sắc không của Phật học qua cách nhà sư đặt tên cho căn gác của chùa Cát Tường:

Câu 1:

Ngôi chùa chuyển từ tươi sang héo chỉ trong một chớp nhoáng; chưa kịp nhìn đã héo rồi. (đây là lối thậm xưng rất quen thuộc của các thi sĩ Đường-Tống; giống như Lý Bạch đã viết câu “Sao Sâm sao Tỉnh với tay khều” trong bài Thục đạo nan).

Câu 2:

Mức độ lâu bền của căn lầu còn thua cuộc đời của bông hoa hồng (câu này cũng dùng lối thậm xưng).

Câu 3:

Tô Thức nhấn mạnh rằng sư ông chỉ nhìn chăm chăm vào cái lầu trống mà chưa chịu đặt tên cho căn gác (nhà sư sẽ đặt tên cho nó trong câu 4).

Câu 4:

Sắc tức thị không; không tức thị sắc; sắc sắc không không. Thì ra Tô Thức muốn dùng cụm từ sắc-không của Phật học để đặt tên cho căn lầu của chùa Cát Tường. (Xin xem thêm phụ bản để thấu hiểu ý Sắc-Không của Phật học).

PHỤ BẢN

Trung Đạo & Niết Bàn

(Trích trong Trung Đạo & Niết Bàn, bài số 21 trong 22 bài Vịnh Tam Bảo của Con Cò)

- Trung Đạo là con đường chính của đạo Phật. Đức Phật từ bỏ địa vị Thái tử (bỏ cực lạc) để tu hành; Khi tu hành Ngài lại từ bỏ lối tu khổ hạnh để giác ngộ. Vậy là Ngài đã từ bỏ hai thái cực (cực lạc & cực khổ) để theo Trung Đạo.

- Niết Bàn là cõi hư vô (cõi không) mà linh hồn của kẻ giác ngộ tan biến trong đó, không tái sinh để chịu đau khổ nữa.

- Sắc-Không là một trong những cụm từ căn bản của đạo Phật.

Lời bàn:

Khái niệm về Sắc-Không của Phật học

Một cụm từ bao quát nhất, sâu sắc nhất và cũng khó hiểu nhất của Phật học là cụm từ sắc-không.

Sắc là vật chất, là những gì có hình tướng màu sắc (lúc đầu Phật tổ chỉ nói đơn giản như vậy; sau này mới phân ra thành ngũ uẩn). Sắc tuỳ duyên mà có, cũng tùy duyên mà mất. Đối nghịch với sắc là không.

Không là hư không. Nó không có nghĩa là không hiện hữu mà là không rõ ràng, không vĩnh viễn, không cố định. Nó ở giữa có và không. Nói cách khác, nó vừa có vừa không hoặc không có không không; nói có cũng được mà nói không cũng được. Để có một khái niệm tổng quát, Con Cò xin nêu ra 16 thí dụ sau đây:

Thí dụ 1: Trên với dưới

Người đứng ở Mỹ gọi chiều lên đầu là chiều trên và chiều xuống chân là chiều dưới. Nhưng đối với người đứng ở Việt Nam thì chiều trên của đất Mỹ biến thành chiều dưới của đất Việt và ngược lại. Còn nữa, khi địa cầu quay thì không những chiều mà cả hướng cũng thay đổi trong mỗi satna (1/1000 của 1 giây đồng hồ). Vậy thì trên với dưới chỉ là tương đối. Không phải không có mà là không cố định. Nói có cũng được mà nói không cũng được. Có trên có dưới. Không trên không dưới. Vừa trên vừa dưới. Trên dưới là một.

Đông với tây cũng vậy. Từ Mỹ đi về phía đông thì tới Việt Nam cho nên bảo Việt Nam ở phía đông và Mỹ ở phía tây. Nhưng nếu từ Việt Nam tiếp tục đi mãi về phía đông thì lại tới Mỹ; vậy cũng có thể nói Mỹ ở phía đông và Việt Nam ở phía tây. Vậy đông với tây cũng tương đối. Có đông có tây. Không đông không tây. Vừa đông vừa tây. Đông tây là một.

Tương tự như thế những cặp đối nghịch nhau như bắc với nam, trước với sau, phải với trái cũng không cố định, cũng là một.

Thí dụ 2: Sạch với bẩn

Mắm tôm bỏ vào miệng thì sạch mà bôi vào áo thì bẩn. Sạch bẩn tùy chỗ. Có sạch có bẩn. Không sạch không bẩn. Vừa sạch vừa bẩn. Sạch bẩn là một.

Thí dụ 3: Sát trùng và nhiễm trùng đối với sức khỏe

Ăn những món nhiễm trùng thì sinh bệnh. Chỉ ăn những món đã nấu kỹ để sát trùng thì cũng sinh bệnh vì thiếu sinh tố (vitamin). Vậy nhiễm trùng và sát trùng đều khỏe khoắn và đều sanh bệnh. Sát trùng và nhiễm trùng là một.

Thí dụ 4: Nóng với lạnh

Để một chậu nước đá và một chậu nước nóng hai bên chậu nước mưa. Nếu dúng bàn tay vào chậu nước nóng rồi ngay sau đó dúng nó vào chậu nước mưa thì thấy nước mưa lạnh. Bây giờ sờ tay vào tảng nước đá trước khi dúng nó vào chậu nước mưa thì thấy nước mưa nóng.Vậy nóng lạnh tùy theo trường hợp. Có nóng có lạnh. Không nóng không lạnh. Vừa nóng vừa lạnh. Nóng lạnh là một. Còn nữa, trong vũ trụ chỗ nóng nhất có thể lên đến vạn độ, chỗ lạnh nhất có thể xuống đến âm vạn độ. Con số 0 độ chỉ là một cái mốc danh từ của loài người, không có chỗ nào trong vũ trụ mà nhiệt độ là zero.

Thí dụ 5: Thiện với ác

Giết người thiện là ác. Giết người ác là thiện. Có thiện có ác. Không thiện không ác.Vừa thiện vừa ác.Thiện ác là một.

Thí dụ 6: Quỷ với thần

Quỷ và thần đều là những vị có quyền phép. Quỷ làm việc ác. Thần làm việc thiện. Mà thiện với ác đã là một thì quỷ với thần cũng là một.

Thí dụ 7: Chúng sinh và Phật

Chúng sinh là kẻ vô minh, chưa giác ngộ. Phật là chúng sinh đã giác ngộ. Chúng sinh chưa giác ngộ thì cần Phật pháp. Chúng sinh đã giác ngộ thì không cần Phật pháp nữa. Vậy thì có chúng sinh có Phật. Không chúng sinh không Phật. Vừa chúng sinh vừa Phật. Chúng sinh và Phật là một.

Thí dụ 8: Đúng với sai

Những người chủ trương dùng stem cell (lấy tế bào cuả những bộ phận của người như gan, tim, thận, óc... cấy vào gan, tim, thận, óc... của bào thai súc vật để sau này dùng những bộ phận ấy ghép cho người bệnh) thì coi việc cấy stem cell là đúng vì nó có thể chữa được nhiều bệnh như tiểu đường, Alzheimer, Parkinson, spinal cord injury, multiple sclerosis. Những người phản đối thì bảo việc cấy stem cell là sai vì nó có thể chế ra người nhân tạo tức là lấn quyền Thượng Đế.

Dùng stem cell để phục vụ nhân loại thì cho là đúng. Dùng stem cell để lấn quyền Thượng đế thì cho là sai. Đúng sai tùy mục tiêu. Có đúng có sai. Không đúng không sai. Đúng sai là một.

Thí dụ 9: Lợi với hại

Tôn giáo dạy con người từ bi bác ái. Cái lợi ấy thật hiển nhiên. Tôn giáo cũng có sơ hở để kẻ khác lợi dụng trả thù gây chiến. Những cuộc thánh chiến (holly wars) rùng rợn trong những thế kỷ trước và cuộc khủng bố của Bin Laden ngày 11-9-2001 cho thấy cái hại của tôn giáo cũng hiển nhiên. Lợi hay hại tùy cách áp dụng. Có lợi có hại. Không lợi không hại. Vừa lợi vừa hại. Lợi hại là một.

Thí dụ 10: Thuận với nghịch

Người khác tính luyến ái (heterosexual) khẳng định rằng sex là sự giao hợp giữa nam và nữ. Liên hợp 2 nam, 2 nữ là nghịch thiên nhiên. Người đồng tính luyến ái (homosexual) giải thích rằng sex là sự kết hợp giữa 2 kẻ yêu nhau (2 lovers) nên tình dục giữa 2 nam hoặc 2 nữ cũng thuận với thiên nhiên. Vậy heterosexual và homosexual có thuận có nghịch, không thuận không nghịch, vừa thuận vừa nghịch. Thuận nghịch là một.

Thí dụ 11: Tương đối với tuyệt đối

Khoảng cách giữa 2 nhà thì đo bằng mét. Khoảng cách giữa 2 nước thì đo bằng km. Khoảng cách giữa 2 tinh cầu thì đo năm ánh sáng (light year). Xa ít hay xa nhiều cũng đo được bằng đơn vị đo lường. Cái xa ấy gọi là xa tương đối.

Không gian (space) rộng vô cùng, không thể đo được dù dùng tới tỷ năm ánh sáng làm đơn vị đo lường. Trí tưởng tượng của con người cũng không tới được. Cái xa này gọi là xa tuyệt đối.

Nhưng nếu có một loài nào thông minh hơn loài người để có thể đo được không gian hoặc tưởng tượng được bên ngoài không gian còn có những gì thì cái xa-tuyệt-đối của không gian lại trở thành tương đối.

Vậy giữa tương đối và tuyệt đối cũng không có giới hạn. Có tương đối. Có tuyệt đối. Không tương đối. Không tuyệt đối.Vừa tương đối vừa tuyệt đối.Tương đối với tuyệt đối là một.

Thí dụ 12: Ảo tưởng và thực tại

Một người đi trong đêm tối thấy 1 con rắn nằm ngang đường. Bật đèn lên thì nó chỉ là sợi dây thừng. Con rắn không có trong thực tại mà có trong ảo tưởng. Sợi dây thừng không có trong ảo tưởng mà có trong thực tại. Có có có không. Không có không không. Vừa có vừa không. Có không là một.

Thí dụ 13: Thiêng liêng với nhảm nhí

Người Trung Hoa coi ngày giỗ là ngày thiêng liêng để báo hiếu. Con cháu tụ tập cúng lễ rồi nhậu nhẹt để nhớ ông bà cha mẹ. Người tây phương coi ngày sinh nhật mới là ngày thiêng liêng còn ngày giỗ là ngày nhảm nhí giống như ăn mừng cái chết (celebrate the death). Người Việt lệ thuộc Trung Hoa 1000 năm nên theo phong tục Trung Hoa. Những Việt kiều tại tây phương một vài thế hệ nữa sẽ dần dà bỏ phong tục Trung Hoa theo phong tục tây phương nghĩa là thay ngày giỗ bằng ngày sinh nhật. Vậy ngày giỗ có thiêng liêng, có nhảm nhí, không thiêng liêng không nhảm nhí, vừa thiêng liêng vừa nhảm nhí. Thiêng liêng với nhảm nhí là một.

Thí dụ 14: Họa với phúc

Người ta không làm việc ác để tránh cái họa và làm việc thiện để gây cái phúc. Tránh họa gây phúc để tạo nghiệp tốt và được giải thoát mà lên niết bàn. Hiểu như vậy tuy không sai nhưng chưa đạt tới mức cao siêu của giác ngộ. Tại sao vậy? Không làm việc ác vì muốn tránh cái họa. Làm việc thiện vì muốn hưởng cái phúc.Tránh họa gây phúc vì muốn lên niết bàn. Còn muốn là còn sân si. Còn sân si là chưa giác ngộ.

Người giác ngộ coi việc tránh ác gây thiện như những phản ứng tự nhiên, không cần cân nhắc lợi hại, hơn thiệt, phúc họa. Thấy việc ác thì tự động tránh không cần biết họa hay không họa, giống như vừa đụng phải than hồng là rụt ngay tay về, không kịp sợ phỏng hay không phỏng.Thấy việc thiện thì tự động làm không cần biết phúc hay không phúc, giống như gặp không khí thì tự động thở không kịp biết là cần hay không cần.

Tóm lại việc tránh ác làm thiện không có điều kiện, không có mục tiêu, cũng không vì hư danh. Hiểu được họa và phúc tới mức này là loại được cái muốn, tức là bỏ được sân si. Phúc với họa sẽ giống nhau ở chỗ không vụ lợi, không mục tiêu. Có phúc có họa. Không phúc không họa. Vừa phúc vừa họa. Phúc họa là một.

Thí dụ 15: May với rủi

Tái Ông mất ngưạ là một thí dụ điển hình. Tái Ông mất con ngựa quí (rủi). Vài ngày sau con ngựa trở về mang theo một con ngựa quí khác (may). Đứa con trai duy nhất cỡi con ngựa mới và ngã gẫy chân (rủi). Ít lâu sau nước có loạn, trai tráng cùng lứa tuổi phải đi lính và tử trận gần hết. Con trai của Tái Ông nhờ gẫy chân nên thoát nạn (may). Cái rủi mất ngựa cũ là cái may được ngưạ mới. Cái may được ngựa mới lại là cái rủi ngã gẫy chân. Cái rủi ngã gẫy chân lại là cái may khỏi chết trận. Không may không rủi. Vừa may vừa rủi. May rủi là một.

Thí dụ 16: Lành với độc

Cyanide là 1 chất cực độc, chỉ uống 1 giọt cũng chết nhưng nhỏ 1 giọt vào 1 lu nước rồi múc ra 1 ly để uống thì không sao; nó còn có với 1 lượng rất nhỏ trong hột của nhiều loại trái cây. Nước là 1 chất cực lành nhưng nếu uống nhiều quá cũng sẽ chết vì những khoáng chất trong máu sẽ bị rửa đi (electrolytes will be washed out). Vậy lành độc tùy theo số lượng. Có lành có độc. Không lành không độc. Vừa lành vừa độc. Lành độc là một.

Tổng kết 16 thí dụ trên sẽ thấy rằng trên dưới là một; nam bắc là một; trước sau là một; phải trái là một; lợi hại là một; bẩn sạch là một; lành độc là một; họa phúc là một; đúng sai là một; thiện ác là một; quỉ thần là một; thuận nghịch là một; chúng sinh với Phật là một; tương đối với tuyệt đối là một; hên xui là một;... Có có có không, không có không không, vừa có vừa không, có không là một.

Nhà Phật gọi có là sắc (yết đế) và không có là không (ba la yết đế). Từ đó có câu thần chú xuất hiện trong hàng trăm cuốn kinh Phật: Yết đế - Ba la yết đế - Ba la tăng yết đế - Bồ đề Tát bà ha (sắc tức thị không - Không tức thị sắc - sắc sắc không không).

Chủ trương phá chấp của Phật giáo Đại thừa cũng được khai triển từ sắc-không. (Chấp là lệ thuộc vào bất cứ điều gì kể cả có và không. Phá chấp là không lệ thuộc vào bất cứ điều gì kể cả có và không).

Niết bàn của nhà Phật chỉ là một cõi hư không, dành cho những ai đã giải thoát. Linh hồn của bất cứ ai (khi đã giải thoát) sẽ tan biến trong đó và không tái sinh để chịu đau khổ nữa. Những người nhập Niết bàn là những người đã giải thoát (còn gọi là giác ngộ). Theo Phật học, không ai có khả năng cứu rỗi hoặc kết tội cho mình ngoài chính mình. Hiểu được vô thường, bỏ được vô minh, giữ được Trung Đạo (tránh hai thái cực: cực lạc & cực khổ) là có thể tới được Niết Bàn (tức là Giải Thoát).

Người giải thoát không mơ ước viển vông, không sợ hãi vu vơ, không bị dụ dỗ, đe dọa; biết những gì mình có thể tránh được (như họa, phúc) và những gì mình không thể tránh được (như sinh, lão, bệnh, tử).

Người giải thoát rất an nhiên, tự tại, sống giữa khổ đau mà không cảm thấy đau khổ, sống trong hoan lạc mà không mê cực lạc, biết cái chết đương nhiên đến với vạn vật nên không sợ chết, coi chết là trở về với hư không.

Người giải thoát coi Niết Bàn là điểm đến cuối cùng của đời mình; không tái sinh để đau khổ nữa.

Trong thế kỷ 20 nhiều học giả sau khi nghiên cứu Phật học đã phát biểu câu này: Đạo Phật không lệ thuộc ngôn từ, không lệ thuộc giáo lý, không lệ thuộc kinh sách, không lệ thuộc thần linh, không lệ thuộc giáo chủ; chỉ muốn giải thoát. Con Cò chọn được 5 bài giảng của đức Phật để hỗ trợ cho câu nói đó:

Bài giảng (1):

Một đạo sĩ Bà La Môn biểu diễn xảo thuật phi thân qua sông trước mặt đức Phật và 4 đệ tử của Ngài rồi vỗ ngực khoe rằng y phải tu luyện 20 năm mới học được thuật đó. Ngài bèn móc một đồng xu trong túi ra và nói với 4 đệ tử: “Qua sông kiểu đó có gì hay? Chỉ là một ảo thuật. Thày dùng đồng xu này trả tiền bác lái đò là cả 5 thày trò sẽ sang sông bình an”. Phép lạ mà Hắn đã khổ luyện trong 20 năm không giá trị bằng một xu trong túi của Phật.

Lời giảng này nói lên rằng đạo Phật không lệ thuộc vào thần linh.

Bài giảng (2):

Như Lai hỏi 1 trong 12 đại đệ tử:

- Sau khi giải thoát con sẽ xử trí đạo của thày ra sao?

- Đạo của thày cao siêu tuyệt đỉnh. Sau khi giải thoát con sẽ giữ mãi trong đầu.”

- Con hiểu chưa thấu. Đạo của thày giúp con giải thoát giống như chiếc bè giúp con sang sông. Khi đã sang bờ bên kia (người Trung Quốc gọi là đáo bỉ ngạn) con nên bỏ chiếc bè ấy lại cho người khác dùng, đừng tiếp tục đội nó trên đầu mà đi.

Lời giảng này nói lên rằng đạo Phật không lệ thuộc giáo lý và giáo chủ.

Bài giảng (3):

Một hôm đức Phật gọi một đứa bé chăn bò tới gần để giảng đạo. Đứa bé từ chối, thưa rằng:

- Thày là tăng lữ thuộc giai cấp qúy tộc; con thuộc giai cấp thấp hèn; con không dám đến gần Thày, sợ làm Thày ô uế.

- Ai nói với con như thế?

- Cha mẹ con nói thế; thày giáo nói thế; làng xóm nói thế; cả kinh sách cũng nói thế.

- Họ đã nói sai rồi. Mọi người sinh ra đều bình đẳng. Điều gì đã sai thì dù do cha mẹ, thày giáo, xã hội, các nhà hiền triết đã nói, hoặc kinh sách đã viết, thì cũng vẫn sai. Con cứ tới ngồi cạnh Thày để nghe Thày giảng đạo.

Lời giảng này nói lên rằng đạo Phật không lệ thuộc vào kinh sách.

Bài giảng (4)

Đức Phật thường từ chối không trả lời những câu hỏi thuộc về siêu hình như: Thượng Đế là ai? Vũ trụ có từ đâu? Sau khi nhập diệt Phật tổ trường cửu hay vô thường?

Một hôm đệ tử Malun Kyaputta trách Ngài rằng: hôm nay nếu Thày không giải đáp những câu hỏi trên thì con sẽ bỏ Thày và tăng chúng mà đi.

Ngài ôn tồn trả lời: đạo của ta chủ trương diệt khổ để giải thoát. Những câu hỏi trên không liên hệ đến diệt khổ nên ta không dạy. Con đến với ta để chữa khổ, giống như một người bị mũi tên độc đến tìm lương y để chữa vết thương. Nếu trước khi xin chữa vết thương, người ấy đòi lương y phải giải thích cho biết ai đã bắn tên đó, bắn từ đâu và dùng loại độc gì... thì hắn sẽ chết trước khi chữa thương. Con cũng thế, nếu con đòi Thày phải trả lời những câu hỏi đó mới chịu học đạo của Thày thì con sẽ trở lại luân hồi mà chịu khổ.

Lời giảng này nói lên rằng thần linh không có chỗ đứng trong Phật giáo.

Yếu tố (5):

Lời nói cuối cùng của đức Phật khi sắp nhập diệt: “Ta giảng đạo suốt 50 năm mà không hề nói một lời nào”.

Câu này ngụ ý rằng một người đã giải thoát thì không còn cần tới Pháp của ta nữa; nói cách khác, người đã giải thoát thì có thể vứt bỏ tất cả những Pháp mà ta đã nói vì chúng không còn hữu ích cho người ấy nữa, giống như một người đã qua sông thì có thể vứt bỏ cái bè.

Bài giảng này bao quát nhất; nó nói lên rằng đạo Phật không lệ thuộc vào giáo lý (dù giáo lý đó cao tuyệt đỉnh), cũng không lệ thuộc thuộc vào giáo chủ (dù giáo chủ là đức Phật Cồ Đàm).

VỊNH THƠ

Trung Đạo

Đừng nói sai không đúng

Đừng bảo đúng không sai

Đúng sai cùng hiện hữu

Sai đúng đúng cả hai

Đúng với sai là một

Hay vừa đúng vừa sai

Đó là theo trung đạo

Tâm huyết cuả Như Lai*.

Đừng nói lành không độc

Đừng bảo độc không lành

Độc lành cùng một gốc

Lành độc độc cả hai

Hay vừa lành vừa độc

Như muối trong máu tươi

Đó là theo trung đạo

Đường huyết mạch của Ngài.

Đừng nói không không sắc

Đừng bảo sắc không không

Sắc không cùng có thật

Cùng hư ảo cả hai

Tin theo lời Phật Pháp

Chúng sinh tức Như Lai

Quỷ với thần là một

Họa với phúc không hai

Đó là theo trung đạo

Đường đi đến Phật đài

Đừng ham mê cực lạc

Đừng hành hạ hình hài

Đừng chia phôi thiện ác

Đừng cố chấp đúng sai

Xa lánh hai thái cực

Để dung hoà việc đời

Đó là theo trung đạo

Đường giác ngộ của Ngài.

Đừng chấp nê giáo lý

Đừng tùy thuộc ngôn từ

Đừng trụ vào kinh kệ

Đừng nô lệ suy tư

Phá chấp mà giải thoát

Hòa hợp tiểu đại thừa

Đó là theo Trung Đạo

Của Phật tổ Thích Ca.

Con Cò

* Như Lai: Theo Wikipedia tiếng Việt trong Google, Như Lai (zh. 如來, sa., pi. तथागत tathāgata) là một danh hiệu của Phật được dịch từ chữ tathāgata của tiếng Phạn. Chiết tự của tathāgata là tathā + āgata, Tại sao người Trung Quốc lại dùng cụm từ Như Lai để dịch chữ tathãgata? Nó không giống như dịch; cũng không giống như phiên âm; mà giống như dùng một cụm từ phù hợp với tiểu sử sáng ngời của đức Phật để đặt một danh hiệu cho Ngài: Người đến với nhân loại như thế (sinh ra như thế, lớn lên như thế, tu tập như thế, dạy đời như thế).

NIẾT BÀN

Niết bàn tĩnh tịch hư vô

Linh hồn du nhập như mồ diệt vong

Tái sinh thôi luân hồi xong

Từ khi nhập diệt là không còn gì.

Con Cò

Góp ý của Khánh Hưng:

Bài 962: Cát Tường tự tăng cầu các danh - Tô Thức

GÁC LẦU SẮC KHÔNG

Cát Tường viên tự xa xôi,

Lầu tươi héo hắt giữa trời chớp giông.

Không chi bì đặng hoa hồng,

Sắc bền mơn mởn, dạ lòng phải ưa.

Sư ông thiền định nơi chùa,

Nhìn lên gác trống, há chừa phán ngay:

"Như không, như sắc vật này,

Sắc không là một - xưa nay sự đời."

- Khánh-Hưng

Góp ý của Mỹ Ngọc:

MN góp bài phỏng dịch bài thơ số 962- Cát Tường...Tô Thức.

Chùa Cát Tường Sư Cầu Đặt Tên.

Qua mắt tàn tươi khó nhận ra,

Lâu dài sao sánh kịp hồng hoa.

Sư ông ngồi niệm nhìn lầu trống,

Nhìn sắc nhìn không thẩy một mà.

Mỹ Ngọc phỏng dịch.

Sept. 7/2023.

Góp ý của Phí Minh Tâm:

Nguyên tác: Phiên âm:

吉祥寺僧求閣名 Cát Tường Tự Tăng Cầu Các Danh

蘇軾 Tô Thức

過眼榮枯電與風 Quá nhãn vinh khô điện dữ phong

久長那得似花紅 Cửu trường na đắc tự hoa hồng

上人宴坐觀空閣 Thượng nhân yến tọa quan không các

觀色觀空色即空 Quán sắc quán không sắc tức không

Ghi chú:

Cát tường: điềm tốt, điềm lành

Chùa Cát Tường: chùa ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang; ngày nay có Chùa Cát Tường ở Bắc Kinh, và Chùa Cát Tường ở Hãn Châu, Sơn Tây

Quá nhãn: đi qua trước mắt, mắt nhìn thấy

Vinh khô: cỏ mọc um tùm và khô héo; sự thịnh suy của thế gian. Hai chữ vinh khô được Thiền Sư Vạn Hạnh dùng trong bài thơ:

Thị Đệ Tử Bảo Đệ Tử

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô Thân như bóng chớp có rồi không

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô Tươi thắm vào xuân thu não lòng

Nhậm vận thịnh suy vô bố úy Mặc vận thịnh suy không sợ hãi

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô Như sương trên cỏ mọc bên đồng.

Thân như chiếc bóng chiều tà

Xuân thì tươi tốt, thu qua rụng rời

Xá chi suy thịnh việc đời

Thịnh suy như hạt sương phơi đầu cành.

Điện電: nhanh như điện chớp. Đoạn 32 Kinh Kim Cang 金剛經 có nói:

一切有為法 Nhất thiết hữu vi pháp Tất cả pháp hữu vi

如夢幻泡影 Như mộng huyễn bào ảnh Như mộng ảo, bọt nước,

如露亦如電 Như lộ diệc như điện Như sương sa, điện chớp.

應作如是觀 Ưng tác như thị quán Nên quán sát như vậy.

Na đắc: làm thế nào để có được; làm thế nào để tận dụng; làm thế nào có thể

Thượng nhân: từ để xưng hô người trên mình, một người đức hạnh cao quý, đề cập đến cha mẹ hoặc ông bà, có gần 1000 bài thơ Đường sử dụng từ này. Trong bài thơ, từ thượng nhân dùng để tôn xưng một nhà sư Phật giáo, một vị hòa thượng có từ sau thời Nam Tống.

Yến tọa: ngồi nhàn, ngồi yên; ngồi thiền theo Phật giáo. Trong nghĩa ngồi nhàn, thời Đường, Bạch Cư Dị đã từng dùng hai chữ yến tọa trong bài thơ Bệnh Trung Yến Tọa 病中宴坐. Trong nghĩa ngồi thiền, Kinh Duy Ma Cật- Phẩm Đệ Tử 维摩诘所说经·弟子品 có nói: Phù yến tọa giả,bất vu tam giới hiện thân ý, thị vi yến tọa 夫宴坐者,不於三界现身意,是为宴坐 Vả chăng người ngồi yên lặng là ở trong ba cõi mà không hiện thân ý, mới là ngồi yên lặng.

Quan: xem xét, quan sát

Quán: quán triệt, xét thấu, nghĩ kỹ thấu đạo như trong thiền quán, Quán Tự Tại Bổ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát...

Sắc: một trong 5 uẩn trong Phật giáo: sắc, thọ, tưởng, hành và thức, tượng trưng cho 5 yếu tố tạo thành con người; sắc chỉ thân thể và 6 giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Theo Tự Điển Phật Học Đoàn Trung Còn, sắc là màu sắc, hình sắc, sắc tướng, thể chất... ; sắc là có đối với không.

Không: không có tự tính. Vạn vật, vạn pháp có là do duyên sinh. Chúng do duyên mà thành, do duyên mà trụ, do duyên mà hoại và cũng do duyên mà diệt; chúng không có tự tính, là vô thường, là vô ngã và là không theo Phật giáo. Nghĩa có/không được Thiền Sư Đạo Hạnh đời Lý giải thích trong bài thơ:

Hữu Không Có Không

Tác hữu trần sa hữu Nếu có mảy may có,

Vi không nhất thiết không Nếu không tất cả không.

Hữu không như thủy nguyệt Có không tựa trăng nước.

Vật trước hữu không không Không có cũng không không.

Dịch nghĩa:

Cát Tường Tự Tăng Cầu Các Danh

Sư Chùa Cát Tường Tìm Tên Cho Gác

Quá nhãn vinh khô điện dữ phong

Mắt nhìn thấy sự thịnh suy của thế gian đổi nhanh như gió,

Cửu trường na đắc tự hoa hồng

Làm sao mà trường cửu được như hoa hồng?

Thượng nhân yến tọa quan không các

Sư ngồi thiền quan sát gác trống,

Quán sắc quán không sắc tức không

Quán sắc quán không, sắc tức là không.

Dịch nghĩa bên trên có hơi khác hơn các bài thơ đăng trên Thi Viện, nhất là trong câu 3. Thi Viện chỉ đăng bảng chữ Hán và phiên âm Hán Việt, nhưng không có dịch nghĩa, nên người dịch sai không thể đổ thừa cho Thi Viện được. Không như trong bài Thụ Kinh Đài với từ ngữ và hình ảnh hoàn toàn về Đạo/Lão giáo, từ ngữ trong bài thơ này có thể được hiểu theo Phật giáo.

Câu 1 cho thấy thế gian vô thường, sự đời thay đổi nhanh như chớp, không trường cửu như hoa hồng trong câu 2 (không đúng lắm, nhưng dù sao thảo mộc cũng tồn tại lâu dài hơn). Chữ yến宴 trong câu 3 không dịch là yến tiệc vì như thế trái ngược với ý nghĩa tu hành của tăng ni Phật giáo, ăn chay không cầu kỳ yến tiệc. Trong câu 3, yến tọa宴坐=ngồi yên, ngồi thiền, quan觀=quan sát, không 空=trống không. Tất cả các chữ trong câu 4 - quán, sắc, không - đầy ý nghĩa Phật giáo.

Dịch thơ:

Sư Chùa Cát Tường

Thể thất ngôn:

Thịnh suy trước mắt tợ cuồng phong,

Trường cửu được sao như đóa hồng.

Lặng lẽ ngồi thiền trên gác vắng,

Quán không quán sắc sắc là không.

Thể lục bát:

Thịnh suy thay đổi mấy hồi,

Đâu như hồng thắm một đời thong dong.

Ngồi thiền trên gác trống không,

Quán không quán sắc, sắc không khác gì.

Monk at Ji Xiang Temple Naming His Flat by Su Shi

Your eyes can see worldly affairs changing as quickly as the wind,

How can we make them last as long as the roses?

In the empty flat, the monk sat in meditation,

He contemplated form, contemplated emptiness and concluded that form was the same as emptiness.

September 9, 2023

Góp ý của Kiều Mộng Hà:

Sau khi đọc kỹ... MH chợt hiểu (ngộ) ra bài dịch vừa xong chỉ dịch trên VĂN TỰ- chẳng nói được điều gì hết-

Nay thay bằng bài dịch này

CHÙA CÁT TƯỜNG SƯ CẦU ĐẶT TÊN GÁC

Thoáng satna (*) chẳng vướng mắt trông

Gác vô thường trụ giống bông hồng

Lão tăng tĩnh toạ khai mê ngộ

Sắc chính là Không, Sắc thị Không (**)

Kiều Mộng Hà

Sept07th2023

(*) Satna: cái chớp mắt nhanh bằng 17 satna

(**) Câu trong kinh BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (chỉ 260 chữ cốt lõi của Thiền tông)

Góp ý của mirordor:

吉祥=cát tường nghĩa là điềm lành hay sự may mắn. Tên chùa đã như thế thì tìm được một tên cho các gác cho hợp với bối cảnh là điều khó, nếu ta nghĩ đến câu Tái ông thất mã. Cuộc đời đã là sắc không-vô thường sao sư ông lại còn đặt bày đặt tên cho một cái gác?

Một nghĩa của 上人=thượng nhân là thầy tu nhưng có nhiều từ ngữ trong Phật giáo để gọi người thầy tu, tại sao Tô Thức lại chọn hai chữ 上人? Thượng nhân cũng nghĩa là người trên, kẻ cả, nhưng làm nhà sư thì ở trên cái gì trong khi mục đích của việc tu hành là để trấn áp tham sân si, dục vọng, ngôi thứ?

Như anh Tâm viết, yến tọa không phải là ngồi dự yến tiệc mà là ngồi yên lặng, theo lối kiết già. Tư thế Phật (ở các ngôi tượng) hay sư ngồi có nhiều kiểu và nhiều tên và 宴坐=yến tọa/降魔坐=cát tường tọa chỉ tư thế kiết già. Khi hiểu như thế, người đọc phải phân vân họ Tô muốn nói đến cái gì hay điều gì.

久長那得似花紅=cửu trường na đắc tự hoa hồng: Tại sao thi sĩ, người được sư cầu đặt tên cho cái gác lại so sánh gác, hay tư thế sư ngồi với cái đẹp phù du của hoa hồng, vì cho dù hồng không phải là loài hoa sớm nở tối tàn, nó cũng không nở lâu dài hay vĩnh viễn!?

Nhà sư tĩnh tọa trong một cái gác trống rỗng, nhìn cảnh hoa hồng nở rồi tàn, thấm nhuần được cái nghĩa sắc-không của cuộc đời thì có còn nên muốn đặt tên cho gác?

mirordor

Mirordor góp ý cho cụm từ Như Lai:

Như Lai (如來, như nghĩa là như thế, thus trong Anh ngữ; lai là đến/come) thường được người Việt và Tàu dùng để gọi Thích Ca sau khi đã giác ngộ nhưng các tên để chỉ/gọi Phật chỉ là những ngôn từ người đời đặt ra vì cho dù Thích Đạt Đa Cổ Đàm (Siddhārtha Gautama) là người có thật, Phật chỉ là một khái niệm tôn giáo! Vì Phật chỉ là một khái niệm, các tên dùng để gọi Phật khác nhau tùy các nhánh của Phật giáo. Và dĩ nhiên ta thấy tên nào trên internet hay trong sách báo tùy thuộc vào tôn phái của người viết/nói. Một lối tương đối dễ dùng để hiểu các tên cho Phật là nhóm các tên vào 3 hạng: Phật quá khứ, hiện tại và tương lai. Muốn biết đã có bao nhiêu Phật xưa nay thì chỉ cần nhớ rằng mỗi kiếp ba (kalpa, giai đoạn giữa mỗi lần sáng tạo và tận thế) dài 4.32 tỷ năm có 1000 vị Phật (làm sao người Ấn đi đến các con số này thì người ni không biết nhưng để ý rằng thế có nghĩa rằng Như Lai là vị Phật "áp út"; vì sau Như Lai là Phật cuối cùng của kiếp ba này tên Di Lặc; sau đó là... tận thế!)

Trong những bộ kinh tiếng Pali nguyên thủy chỉ có 7 tên cho Phật nhưng bây giờ phái Nam Tông-Tiểu Thừa có 28 tên cho các vị Phật trong quá khứ - thế có nghĩa là từ lúc các nhà sư ở Tích Lan ngồi xuống để viết bộ Tam Tạng Kinh, Phật tử đã đặt thêm ít nhất 21 tên cho Phật (đa số nằm trong bộ Buddhavaṃsa/Phật Chủng Tính Kinh, viết trong tk 1-2.)

Nhóm Bắc Tông, hay Đại Thừa, chỉ dùng 10 tên gọi cho Phật, trong đó có vài tên quen thuộc với đại chúng người Việt vì trước '75 đa số người Việt theo truyền thống Bắc Tông từ Hoa Lục. Vài tên cho Phật trong Bắc Tông không hề được dùng trong các phái khác của Phật Giáo.

[Một trường hợp đặc biệt là tên A Di Đà không có trong các kinh Pali vì tên này chỉ xuất hiện trong khoảng thế kỷ thứ 2 như là tên của một bồ tát ở đất Ấn rồi được người Tây Tạng và Hoa Lục chiếm hữu vài thế kỷ sau và biến thành tên một vị Phật, và từ đó người Việt có câu khấn/thần chú "nam mô A Di Đà Phật". Thời còn bé, người ni chỉ biết cái tên A Đi Đà này ngoài việc thỉnh thoảng thấy Như Lai trong sách báo;và chỉ sau này mới hiểu tại sao người đồng bào lại có thói quen niệm Phật đó: một số người theo Tịnh Độ Tông tin rằng niệm Phật 10 lần thì sẽ được tái sinh vào xứ Tây Phương Cực Lạc và thoát vòng Luân hồi. Người đời kể rằng Thích Quảng Đức niệm "nam mô A Di Đà Phật" trước khi châm lửa.]

Tên của Phật trong thời chúng ta là Gautama, chuyển âm thành Cổ Đàm. Tên của Phật đi trước đó là Ca Diếp (Kassapa). Và tên của Phật tương lai, Phật cuối cùng của kiếp ba này là Di Lặc (Maitreya), ít nhất trong kinh Hán-Việt của nhánh Bắc Tông. Thế thì cái "Như Lai" ở đâu ra và chỉ Phật nào? Nghiên cứu kinh sách cho thấy cụm từ dịch thành Như Lai có trong các kinh Bắc/Nam Tông nên ta có thể nói rằng nó đã có từ trước thời bộ Tam Tạng Kinh tiếng Pali ra đời nhưng không một ai (các nhà nghiên cứu Phật học) biết nó nghĩa gì! Lý do là thế này: Tathāgata/Như Lai viết trong phạn ngữ là तथागत chuyển ngữ sang chữ Latin thành tathā + gata, hoặc tathā + āgata; thế có nghĩa rằng đây không phải là một từ đơn độc mà là một câu. Khó khăn xảy ra cho các dịch giả là vì một đặc thù trong văn phạm của chữ phạn: hai chữ ā ā đứng cạnh nhau viết lại thành môt chữ ā nên người dịch không biết cái chữ ā ở giữa đứng cho trường hợp nào. Tathā nghĩa là như thế, vậy đó (nguồn gốc của từ Như trong Như Lai) ; nhưng gata là một quá khứ phân từ với nghĩa "đi", trong khi āgata lại có nghĩa "đến". Người Tàu chọn nghĩa đến và cụm từ Như Lai ra đời.

[Ý kiến của người mang tiếng có thói chẻ chữ làm 8 này là xin ngã mũ chào vì người ni nghĩ rằng đây là lối dịch ổn thỏa và hay nhất cho danh hiệu Tathāgata.]

Tathāgata là một trường hợp đặc biệt của văn phạm dưới tên epithet, tạm dịch sang Việt ngữ thành danh hiệu nhưng nó không phải là một chữ hay một tên mà là một câu nói các cuốn kinh Phật đặt vào miệng Thích Ca khi ngài nói đến chính mình trong giai đoạn hiện tại. Tại sao không dùng một đại danh từ ngôi thứ nhất như tôi/ngã thì cũng không ai biết lý do luôn, chỉ có thể đoán ẩu rằng Thích Ca tránh dùng các đại danh từ nói về cái tôi. Tại sao Thích Ca lại rắc rối đến thế khi giảng kinh thì ta chỉ có thể hỏi các nhà chép kinh trước thời Hai Bà Trưng!

Người ni không phải là Phật tử nên không đọc kinh nhà Phật nhưng có thú nghiên cứu chữ Hán qua các bản dịch. Đưa các bạn một trường hợp để suy gẫm: trường hợp các từ prajñā (chuyển âm thành bát nhã, hàm ý trí tuệ) và prajñāpāramitā (chuyển âm thành bát nhã ba la mật đa, hàm ý thông tuệ). Các từ/câu đó có thể dịch dễ dàng và chính xác nhưng tại sao không dịch giả người Tàu hay Việt dịch ra trong các kinh?! Có phải chăng chính các dịch giả người Tàu muốn làm đề tài thêm huyền ảo, cao siêu, và ngoài tầm đại chúng? Có phải vì thế mà Thiền tông chủ trương "bất lập văn tự"?

So sánh một đoạn đối thoại giữa Thích Ca và Ananda trong 3 bản dịch cuốn kinh 大般涅槃经=Đại Bát Niết Bàn - hai cuốn dịch từ tiếng Pali sang Anh ngữ (The Great Discourse on the Buddha's Extinguishment, tỳ kheo Sujato, và Maha-parinibbana Sutta, ni cô Vajira và Francis Story) và một cuốn do Thích Minh Châu địch từ Anh ngữ cho ta thấy:

a) Có người để yên từ Tathāgata không dịch; có người dịch thành the Realized One và TMC chọn lối dịch chung Hán-Việt Như Lai;

b) Cùng một đoạn kinh nhưng ba bản dịch khác nhau khá nhiều, nhất là bản của tỳ kheo Sujato nên nếu không có nguyên bản tiếng Pali thì người đọc sẽ phân vân lời kinh nguyên thủy là thế nào!, ai hiểu/dịch đúng?;

c) Chỉ trong một đoạn kinh, Tathāgata được Ananda dùng như là epithet cho Phật trong khi đó không phải Thích Ca có ý tránh dùng một đại danh từ ngôi thứ nhât mà đang dùng epithet để diển tả ý niệm của các người đi hành hương về Phật ở xứ Thiên Trúc. Trong trường hợp này Tathāgata có thể dịch nôm na thành Người hay Ngài, một đại danh từ ngôi thứ ba trong phần phát ngôn của Thích Ca.

Không phải chỉ phái Bắc Tông mới chú tâm tới vai trò Như Lai trong quá trình tu hành thoát khổ và thoát vòng nhân hồi. Phái Mật Tông có cuốn kinh dưới tựa đề 观自在王如来修行法=Quán Tự Tại Vương Như Lai Tu Hành Pháp (Vajra Sutra Yoga Avalokitesvara Tathagata Cultivation Method)! Không cần đọc kinh, chỉ nhìn tựa đề thôi đã thấy rằng từ Như Lai được dùng cho Quan Âm.

mirordor

Góp ý của Bát Sách:

Gần đây, ÔC đưa ra nhiều bài lạ và khó hiểu làm BS vô cùng vất vả. Bài này của Tô Đông Pha cũng vậy, hai câu cuối thì rõ ràng, muốn nói nhà sư đã NGỘ, hai câu đầu lại rất mơ hồ:

* Quá nhãn vinh khô điện dữ phong: BS hiểu là, sự tươi tốt, hay suy tàn ở trên đời nhanh như chớp và gió, chỉ một thoáng thôi, kể cả cây cỏ, con người, và các triều đại. Nhưng “cửu trường nan đắc tự hoa hồng” thì hơi quá. Những thay đổi trên đời còn mau hơn một đóa hồng thì BS không hiểu được ý của tác giả.

* Cả bài thơ không có chỗ nào để mình hiểu là nhà sư đang tìm tên cho căn gác.

Chùa thì đã có tên rồi.

* Bài này Thi Viện chỉ phiên âm mà không giải nghĩa (dù nhiều khi giải nghĩa không đúng)

* Tuy viết giống nhau, nhưng theo ý BS, thì chữ thứ 5 ở câu 3, phiên âm QUAN là đúng, có nghĩa là quan sát, nhưng 2 chữ thứ nhất và thứ ba của câu chót phải phiên âm là QUÁN, tức là quán triệt, hiểu rất rõ. ACE nghĩ sao?

* BS rất cảm phục PHỤ BẢN của ÔC, đã giải thích rõ ràng bằng những thí dụ để độc giả hiểu thêm về đạo Phật.

* Bài của anh Tâm thật chi tiết, công phu, lại còn thêm mấy bài khác liên quan đến đạo Phật nữa, đọc rất hấp dẫn...

Thú thật với ACE, mới đọc thoáng qua bài thơ, BS vốn hoang đàng, nghĩ ngay tới 2 chuyện tào lao:

1) Hoạ Sĩ Nguyễn Cát Tường, người đã nghĩ ra kiểu áo dài cải tiến cho các bà các cô, may ở tiệm Le Mur do ông làm chủ.

2) Khô Vinh Đại Sư, trụ trì ở Thiên Long Tự nước Đại Lý, thầy của Đoàn Chính Minh. Ông luyện một loại nội công đặc biệt, khiến một nửa người thì khô đét, một nửa thì hồng hào, tươi nhuận. Ông là người đã dùng nội lực đốt cháy cuốn kiếm phổ “Lục Mạch Thần Kiếm” (Trong Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung)

Sư Chùa Cát Tường Cầu Tên Cho Căn Gác.

Trước mắt tươi khô chớp, gió lồng,

Chẳng lâu như thể đóa hoa hồng,

Lặng lẽ tham thiền, coi gác trống,

Hiểu sắc, hiểu không, sắc tức không.

Bát Sách.

(ngày 07/09/2023)

@ Lộc Bắc góp ý:

Đồng ý với nhận xét của Bát Sách về phiên âm chữ 觀: câu 3 phiên âm là Quan nhưng câu 4 nên phiên âm là Quán

@ Ý kiến của mirordor:

Theo Thiều Chửu, chữ 觀 có hai cách đọc, quan và quán, nhưng nghĩa thì chỉ hơi khác nhau, đại khái quan nghĩa là xem xét tổng quát, quán là xem xét kỹ lưỡng; đó là những nghĩa người Việt hiểu 3/4 thế kỷ trước.

Bây giờ nếu dùng Wiktionary thì ta lại thấy rằng lối phát âm quan có cả hai nghĩa:

guān (guan1)

1. to observe; to watch; to view; to see

2. to observe closely; to scrutinise; to investigate

trong khi đó âm quán không có các nghĩa đó!

guàn (guan4)

1. (historical) watchtower on either side of a palace gate

2. (historical) platform; stage; dais; rostrum

3. (Taoism) Taoist temple

4. 20th hexagram of the I Ching

5. a surname

@Phí Minh Tâm góp thêm:

Tôi đồng ý với anh Giám về nghĩa của chữ guān và guán trong tiếng Trung Hoa ngày nay. Tiếng Trung Hoa là một sinh ngữ nên thay đổi qua các thời đại nên không còn là tiếng Trung Hoa thời Đường. Nên cần thận trọng khi tra tự điển chữ Hán vì nhiều chữ thay đổi nghĩa. Trong khi đó, chữ Hán Việt là tiếng thời Đường, là một cổ ngữ bị ngưng đọng từ thời Đường, ngoài trừ một vài chữ tỵ húy của phong kiến Việt Nam mà không cần phải tôn trọng nữa. Có lẽ vì vậy mà đọc thơ Đường theo tiếng Hán Việt đúng âm điệu và niêm vận hơn trong gần 200 thứ tiếng Trung Hoa khác. Chúng ta phiên âm và hiểu theo nghĩa chữ Hán Việt là gần nhất với tiếng Đường. QUAN và QUÁN nghĩa khác nhau theo tự điển Hán Việt:

Tra từ: 觀 - Từ điển Hán Nôm (thivien.net)

Tra từ: 觀 - Từ điển Hán Nôm

Từ điển Hán Nôm - Tra từ: 觀

pmt

Góp ý của Lộc Bắc:

Sư chùa Cát Tường nhờ đặt tên gác

1-

Thoáng mắt héo/tươi như điện giông

Bền lâu sao sánh được hoa hồng

Sư ông tĩnh tọa xem lầu trống

Ngẫm sắc, ngẫm không, sắc tức không.

2-

Thoáng mắt qua, khô/tươi, điện gió

Chuyện bền lâu, chẳng đọ hoa hồng

Trên lầu vắng, ngó sư ông

Ngẫm không, ngẫm sắc, sắc không cũng là!

Lộc Bắc

Aug23

Góp ý của Thanh Vân:

Chùa Cát Tường với Sư ông

Một chớp đổi thay như bão giông

Mấy khi tồn tại như hoa hồng

Sư ngồi thiền định trên lầu vắng

Sắc tức thị không sắc sắc không

Thanh Vân

Góp ý của Đồ Cóc:

Góp

Đời đời, đạo đạo, đạo đời

Sống sao cho phải con người mới nên

Đồ Cóc

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Tue Sep 26, 2023 11:51 pm    Tiêu đề: DẠ NGUYỆT


Dạ Nguyệt

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Dạ Nguyệt

Liêu Trai Chí Dị thế kỷ 21 bài số 147

Đỗ Phủ

Thịnh Đường

Đỗ Phủ 杜甫 (712-770) tự Tử Mỹ 子美, hiệu Thảo Đường 草堂, Thiếu Lăng dã lão 少陵野老, người đời sau gọi là Đỗ Thiếu Lăng, Đỗ Lăng tẩu, Đỗ công bộ hay còn gọi là Lão Đỗ để phân biệt với Tiểu Đỗ là Đỗ Mục. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình quan lại lâu đời ở huyện Củng, nay thuộc tỉnh Hà Nam. Ông nội là Đỗ Thẩm Ngôn, một nhà thơ nổi tiếng thời Sơ Đường. Cha là Đỗ Nhàn, có làm quan.

Thời niên thiếu tính từ năm 712 khi ông mới chào đời cho đến năm 746 kết thúc đợt ngao du lần thứ ba, với khoảng thời gian 35 năm, Đỗ Phủ sống giữa thời kỳ phồn vinh của xã hội phong kiến thời Đường. Công việc chính của ông lúc này là làm thơ, ngao du sơn thuỷ. Với trí thông minh hơn người, Đỗ Phủ bắt đầu sáng tác thơ ca vào lúc bẩy tuổi. Thi tứ của ông phong phú và sâu sắc tùy theo tuổi tác.

Tháng 11 năm 755, An Lộc Sơn nổi loạn ở Phạm Dương và nhanh chóng đánh xuống Lạc Dương, Đồng Quan, Trường An. Tháng 8 năm 756, nghe tin Lý Hanh con của Đường Minh Hoàng lên ngôi ở Linh vũ lấy hiệu Đường Túc Tông; Đỗ Phủ tìm Túc Tông để nhập đoàn, giữa đường ông bị giặc bắt giải về Trường An. Nửa năm trời sống trong vùng địch tận mắt thấy cảnh đất nước bị dày xéo, ông viết khá nhiều bài thơ lâm ly, thống thiết như: Bi Trần Đào, Bi Thanh Bản, Xuân vọng, Ai giang đầu.

Bài Dạ Nguyệt làm năm 756, khi Ðỗ Phủ bị An Lộc Sơn giam cầm ở Trường An. Ðêm trăng nhớ con gái nhỏ còn ở với mẹ tại Phu Châu (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây).

Nguyên bản Dịch âm

月夜 Dạ Nguyệt

今夜鄜州月 Kim dạ Phu Châu nguyệt,

閨中只獨看 Khuê trung chỉ độc khan.

遙憐小兒女 Dao liên tiểu nhi nữ,

未解憶長安 Vị giải ức Trường An.

香霧雲鬟濕 Hương vụ vân hoàn thấp,

清輝玉臂寒 Thanh huy ngọc tý hàn.

何時倚虛幌 Hà thì ỷ hư hoảng,

雙照淚痕乾 Song chiếu lệ ngân can?

Chú giải

只 chỉ: đơn chiếc, lẻ loi.

獨 độc: một mình.

只獨看 chỉ độc khan: chỉ có một người ngắm: ĐP muốn nhấn mạnh rằng đêm nay trong phòng the chỉ có một người ngắm trăng (người đó là vơ; con gái nhỏ không có trong phòng).

憐 liên: thương nhớ.

未解 vị giải: chưa biết giải nghĩa; trong câu này ý nói chưa biết đến ý nghĩa của...

雲 vân: mây; vật mềm như mây, ám chỉ tóc.

鬟 hoàn: uốn tóc, quấn tóc, búi tóc.

濕 thấp: ướt, ẩm thấp.

雲鬟濕 vân hoàn thấp: làm ướt mái tóc.

** 淚痕 lệ ngân: ngấn lệ: nước mắt chảy lâu ngày thành dấu vết trên da.

Dịch nghĩa

Vầng trăng ở Phu Châu đêm nay

Trong phòng khuê chỉ một người đứng nhìn

Ở xa thương cho con gái bé bỏng

Chưa hiểu nỗi nhớ Trường An

Sương thơm làm ướt mái tóc

Ánh trăng trong sáng làm giá lạnh cánh tay ngọc

Bao giờ được tựa bên màn mỏng

Để trăng chiếu cả đôi ta cho ngấn lệ ráo khô?

Dịch thơ

Đêm Trăng

Phu Châu đêm trông trăng.

Phòng khuê riêng một thân.

Thương nơi xa nhi nữ,

Chưa biết nhớ Trường An*.

Sương thơm dầm mái tóc

Trăng thanh lạnh tay măng.

Bao giờ tựa màn mỏng,

Hong ngấn lệ** dưới trăng.

Lời bàn của Con Cò

Lúc đầu vì quá chú ý đến cụm từ 只獨看 chỉ độc khan, (Đỗ Phủ dùng một chữ độc là đủ, sao lại dùng thêm chử chỉ; nhất là trong một câu 5 chữ của thể ngũ ngôn) nên ÔC đã hiểu sai câu 2; cứ tưởng con gái nhỏ là người ngồi trong phòng the trông trăng; nhưng thực ra con gái nhỏ chỉ đóng vai trò thụ động trong bài thơ này ngoài việc được bố thương (theo như Bát Sách hiểu).

Nay viết lại lời bàn như sau:

Đỗ Phủ từ xa tỏ tình với vợ:

Câu 1 & 2:

Đêm nay tại Phu Châu, nàng cô đơn một mình ngồi ngắm trăng trong phòng the. (Con gái nhỏ không có trong phòng)

Câu 3 & 4:

Từ xa ta thương con gái nhỏ, chưa biết nhớ Trường An. Cần phải mổ xẻ cụm từ Trường An* trong câu 4: họ Đỗ không muốn nói rằng con gái không biết nhớ cha (con gái dù rất nhỏ cũng phải biết nhớ cha) ; mà muốn nói rằng con gái còn quá nhỏ (có lẽ chỉ dưới 10 tuổi và giờ này đang ngủ say ở phòng khác) để biết đến việc nước (kinh đô Trường An bị giặc chiếm).

Câu 5 & 6:

Đỗ Phủ tưởng tượng rằng vợ đang ngồi cạnh cửa sổ mở rộng để ngắm trăng cho nên sương dầm mái tóc và trăng chiếu lạnh cánh tay.

Hai câu 7 & 8:

Đến bao giờ chúng mình mới được cùng nhau tựa màn mỏng để phơi khô ngấn lệ dưới ánh trăng... Phơi khô ngấn lệ (làm mờ ngấn lệ đi) thì dù dưới trời nắng cũng khó, chứ phơi dưới ánh trăng thì biết đến bao giờ mới phai mờ. Đỗ Phủ muốn nói rằng cảnh loạn ly này còn dài lắm; không chấm dứt một sớm một chiều đâu. Ngôn từ của Đỗ Phủ dùng rất hàm súc. Dịch ý này trong một câu 5 chữ là một thử thách lớn. ÔC sẽ dùng chữ hong (phơi trong râm mát) để dịch câu này: Hong ngấn lệ** dưới trăng.

Góp ý của Hoàng Xuân Thảo:

Đỗ Phủ cũng như hầu hết các nhà thơ khác trên thế gian rất hiếm có bài nói về tình cha với con gái, có khi còn bị cấm kỵ nữa. Xuất xứ của bài này là trong loạn An Lộc Sơn, Đỗ Phủ đưa vợ con về Phu Châu, Thiểm Tây rồi đi tìm vua Túc tông giữa đường bị quân giặc bắt đem về giam tại Trường An. Bài thơ này ông tả tâm trạng vợ tại Phu Châu rồi nói lên tấm tình của ông đối với vợ.

Góp ý của Kiều Mộng Hà:

Kính phỏng dịch thoát ý bài DẠ NGUYỆT của Đỗ Phủ

ĐÊM TRĂNG

Ngắm nguyệt Phu Châu đêm

Phòng the bóng bên rèm

Chạnh thương con gái nhỏ

Nào biết bố... xa thêm

Trăng lạnh tê tay ngọc

Tóc mây đội sương thềm

Bao giờ tựa song cửa

Đôi bóng... lệ vơi niềm

Lục Bát

Đêm nay ngắm nguyệt Phu Châu

Phòng đơn bóng lẻ lòng sầu lệ chan

Ngùi thương ái nữ hiền ngoan

Vô tư nào biết Trường An cha tù

Hương sương ướp tóc bụi mù

Vầng trăng lạnh buốt gió ù tay tê

Bao giờ rèm cửa phòng khuê

Trăng soi đôi bóng hong khô lệ tràn

Kiều Mộng Hà

Sept16th2023

Góp ý của Phí Minh Tâm:

Nguyên Tác: Phiên Âm:

月夜-杜 甫 Nguyệt Dạ - Đỗ Phủ

今夜鄜州月 Kim dạ Phu Châu nguyệt

閨中只獨看 Khuê trung chỉ độc khan

遙憐小兒女 Dao liên tiểu nhi nữ

未解憶長安 Vị giải ức Trường An

香霧雲鬟濕 Hương vụ vân hoàn thấp

清輝玉臂寒 Thanh huy ngọc tý hàn

何時倚虛幌 Hà thời ỷ hư hoảng

雙照淚痕乾 Song chiếu lệ ngân can

Bài thơ được chép lại trong rất nhiều sách:

· Bổ Chú Đỗ Thi - Đường - Đỗ Phủ 補注杜詩-唐-杜甫

· Cửu Gia Tập Chú Đỗ Thi - Đường - Đỗ Phủ 九家集注杜詩-唐-杜甫

· Lô Xuyên Từ - Tống - Trương Nguyên Cán 蘆川詞-宋-張元幹

· Doanh Khuê Luật Tủy - Nguyên - Phương Hồi 瀛奎律髓-元-方回

· Thạch Thương Lịch Đại Thi Tuyển - Minh - Tào Học Thuyên 石倉歷代詩選-明-曹學佺

· Ngự Tuyển Lịch Đại Thi Dư - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp 御選歷代詩餘-清-聖祖玄燁

· Ngự Tuyển Đường Tống Thi Thuần - Thanh - Cao Tông Hoằng Lịch 御選唐宋詩醇-清-高宗弘曆

· Đường Thi Tam Bách Thủ - Hành Đường Thoái Sĩ 唐诗三百首-蘅塘退士

Ghi Chú:

Phu Châu: địa danh, nay là Diên An, tỉnh Thiểm Tây

Khuê trung: bên trong phòng khách

Vân hoàn: mái tóc đen và xinh đẹp, người phụ nữ trẻ và xinh đẹp

Thanh huy: ánh sáng trong vắng, chỉ ánh sáng của mặt trời và mặt trăng.

Ngọc tý: cánh tay trắng. Sử dụng nhiều hơn để gọi là cổ tay của một người phụ nữ.

Hư hoảng: rèm cửa bị thấm ánh sáng hoặc màn che

Dịch Nghĩa:

Dạ Nguyệt

Kim dạ Phu Châu nguyệt

Khuê trung chỉ độc khan

Dao liên tiểu nhi nữ

Vị giải ức Trường An

Hương vụ vân hoàn thấp

Thanh huy ngọc tý hàn

Hà thời ỷ hư hoảng

Song chiếu lệ ngân can

Đêm Trăng

Vầng trăng ở Phu Châu đêm nay,

Trong phòng khuê chỉ một người đứng nhìn.

Ở xa thương cho con gái bé bỏng,

Chưa hiểu nỗi nhớ Trường An.

Sương thơm làm ướt mái tóc đen,

Ánh trăng trong sáng giá lạnh cánh tay ngọc.

Bao giờ được tựa bên màn mỏng

Để trăng chiếu cả đôi ta cho ngấn lệ ráo khô?

Ðỗ Phủ, trên đường đi Linh Vũ để phò Ðường Túc Tôn, bị lính của An Lộc Sơn bắt đem về giam cầm ở Trường An. Ðêm trăng nhớ vợ và con thơ còn ở lại Phù Châu.


Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Dịch Thơ:

Đêm Trăng

Phu Châu trăng tỏa ánh vàng

Khuê phòng vắng vẻ mình nàng ngó trăng

Các con trong tuổi còn măng

Trường An đâu biết khó khăn dặm đường

Sương rơi ướt mái tóc hương

Ðôi tay ngà ngọc đêm trường giá băng

Bao giờ cùng tựa sau màn

Cùng nhau soi bóng, lệ khan môi hồng.

Moonlight Night by Du Fu

The moon over Fuzhou tonight

Must be watched by my wife alone from her room.

Our son and daughter are too young

To understand and remember their father in Truong An.

A flagrant mist damps her flowing hair,

Her jade arms are cold in the clear moonlight.

When can we again lean together behind the thin curtain,

For the moonlight to reflect on our dried tears?

On A Moonlight Night by Du Fu

Translation by Witter Bynner

Far off in Fuzhou she is watching the moonlight,

Watching it alone from the window of her chamber-

For our boy and girl, poor little babes,

Are too young to know where the Capital is.

Her cloudy hair is sweet with mist,

Her jade-white shoulder is cold in the moon.

...When shall we lie again, with no more tears,

Watching this bright light on our screen?

A Moonlit Night by Du Fu

Translation by Betty Tseng

Back in Fuzhou, at tonight's moon

Alone in her chamber gazes my wife.

I miss my children from a distance,

I've run aground in Changan yet they may be too young to my presence pine.

My wife may have gathered mist in her hair as she by the window yearn,

Her arms may feel the cold of moonshine.

I wonder when we shall be together again to the window curtains lean against,

To let the moon shine on our tears till their trails are dry.

Moonlit Night

Translation by Stephen Owen, The Poetry of Tufu Volume 1

The moon tonight in Fuzhou

she alone watches from her chamber.

I am moved by my children far off there,

who don’t yet know to remember Chang’an.

Fragrant fog, her coils of hair damp,

clear glow, her jade-white arms are cold.

When will we lean at the empty window,

both shone upon, the tracks of our tears dried?

Du Fu managed to get his family to the relative safety of Qiang Village in Fuzhou, which soon fell to rebel forces moving on from conquered Chang’an. Suzong took the throne on August 11, 756, but was initially trying to gather support, and didn’t yet have a headquarters. We don’t know exactly what happened except that by the time Du Fu wrote “Moonlit Night,” he was in rebel-held Chang’an, and it was autumn. He may have been captured and sent back to Chang’an (or Duling, just outside the city, where he would have been registered), but he was clearly not interned and had freedom of movement in the city.

Góp ý của Mỹ Ngọc:

MN góp bài phỏng dịch bài thơ Nguyệt Dạ-ĐP.

ĐÊM TRĂNG.

Trăng tối nay Phu Châu,

Phòng khuê một bóng sầu.

Xa thương con gái nhỏ,

Chưa nhớ Trường An đâu.

Sương móc tóc thơm ướt,

Bóng đêm tay giá đau.

Bao giờ được tựa cửa,

Ráo lệ dưới trăng thâu.

Mỹ Ngọc phỏng dịch.

Sept. 16/2023.

Góp ý của Bát Sách:

# Hai câu đầu, Đỗ nhớ vợ, thương nàng cô đơn, đêm Phu Châu trăng sáng mà nàng trong phòng khuê, một mình vò võ ngắm trăng...

# Hai câu kế, Đỗ thương con gái nhỏ, còn quá ngây thơ để biết nhớ Trường An. Có lẽ cô không có nhiều kỷ niệm về Trường An hoặc không biết Trường An để mà nhớ... Nếu cho rằng nhớ Trường An có ngụ ý nhớ cha thì BS không đồng ý, con thì lúc nào chả nhớ người cha vắng mặt, trừ khi cô bé còn quá nhỏ, mới 1,2 tuổi.

# Hai câu 5, 6, nói về người vợ: sương thơm làm ẩm mái tóc, ánh trăng khuya làm lạnh cánh tay ngọc. Chỗ này BS thấy có gì lấn cấn: nàng ở trong phòng khuê thì sao sương làm ẩm tóc được? ACE nghĩ sao?

# Hai câu chót cũng nói về vợ: Xa nhau, 2 người đều khóc, biết chừng nào được ở bên nhau, cùng tựa màn, chờ cho khô ngấn lệ?

TRĂNG ĐÊM.

Đêm trăng Phu Châu tỏ,

Phòng khuê chỉ em sầu,

Xa thương con gái nhỏ,

Trường An biết nhớ đâu.

Tóc mây sương thơm ướt,

Tay lạnh dưới trăng thâu,

Bao giờ nương màn mỏng,

Khô ngấn lệ bên nhau.

Bát Sách.

(ngày 17/09/2023)

Góp ý của Đồ Cóc:

Góp

Đêm khuya trời lạnh tuyết rơi

Ngồi bên cửa sổ thấy đời mung lung

Tình nhà tình nước lung tung

Buông súng tỵ nạn đường cùng thảm thương

Đâu khi chiến đấu sa trường

Đâu khi nghỉ phép trên đường về quê

Tình con, tình vợ phu thê

Nay mình cô độc ê chề nhớ thương!

Đồ Cóc

Góp ý của Thanh Vân:

Xa cách dặm trường

Phù Châu lặng lẽ ánh trăng buồn

Chốn ấy khuê phòng em chiếc đơn

Thương nhớ con thơ trong tuổi ngọc

Trường An xa cách dặm canh trường

Sương rơi thấm ướt tóc trầm hương

Buốt giá tay ngà cô lẻ lạnh

Biết có bao giờ ta tái ngộ

Cùng nhau 'hong lệ' dưới trăng tròn

Thanh Vân

Góp ý của Lộc Bắc:

Đêm trăng

1-

Phu Châu đêm nay sáng

Phòng chiếc ngắm trăng mơ

Xa thương con gái nhỏ

Chưa biết nhớ thành đô

Sương thơm làn tóc ướt

Ánh lạnh tay ngọc đờ

Khi nao tựa màn mỏng

Chung chiếu ngấn lệ khô!

2-

Đêm nay trăng sáng Phu Châu

Phòng khuê đơn chiếc trên lầu ngắm trông

Xa thương con gái buồn lòng

Tràng An chưa biết nhớ nhung dặm dài

Sương thơm ướt đẫm tóc mai

Ánh trong lạnh lẽo hai tay cứng đờ

Khi nào dựa tấm màn tơ

Chiếu chung đôi lứa lệ khô ngấn vòng

Lộc Bắc

Sept23

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Fri Oct 06, 2023 1:28 am    Tiêu đề: Bồ Tát Man - Tập Cú


Bồ tát man - Tập cú

Mai Hữu Thọ chọn hoa "HẢI ĐƯỜNG"


Liêu Trai Chí Dị thế kỷ 21 bài 823

菩薩蠻-集句 Bồ tát man - Tập cú

Vương an Thạch

(Bắc Tống, Liêu)

Từ

Vương An Thạch 王安石 (1021–1086) tự Giới Phủ, 介甫 hiệu Bán sơn lão nhân 半山老人, người ở Phủ Châu, Lâm Xuyên (tỉnh Giang Tây ngày nay), là một nhà văn lớn thời Bắc Tống và cũng là nhà kinh tế, chính trị lỗi lạc trong lịch sử Trung Quốc. Ông đỗ tiến sĩ năm 1041.

Năm 22 tuổi (1042), ông được bổ dụng làm trợ lý cho quan đứng đầu thủ phủ tỉnh Dương Châu.

Năm 1047, ông được thăng tri huyện Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Năm 1051, ông được sử đến Thương Châu làm Thông phán. Hết nhiệm kỳ này ông được điều về kinh đô.

Năm 1057, ông được thăng làm Thông phán Thương Châu, tỉnh Giang Tô.

Năm 1058 ông lại được điều đi làm quan hình ngục Giang Đông, trông coi việc tư pháp và hành chính Giang Nam. Đến cuối năm này, sau 17 năm làm quan địa phương, ông đã viết một bài trình lên Tống Nhân Tông, nêu rõ các trì trệ hiện thời của Bắc Tống và nêu lên các biện pháp khắc phục, áp dụng tân pháp để cải cách chế độ kinh tế, xã hội và quân sự của nhà Tống.

Lúc còn trẻ, ông đã ưa chuộng Nho học và dốc lòng vào việc quan. Khi tuổi về già, do việc quan không đắc ý, nên ông đem lòng say mê nghiên cứu Phật học. (Phật giáo lúc bấy giờ thiên về Thiền tông, có ảnh hưởng rất lớn đối với học thuật Trung Quốc đời Tống).

Năm 1068, Tống Thần Tông lên làm vua, triều đình nhà Tống gặp phải tình huống khủng hoảng về quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội. Tống Thần Tông lên ngôi và triệu ông về kinh đô Biện Kinh, phong làm Hàn lâm viện Học sĩ.

Năm 1069 ông được thăng Tham tri chính sự.

Năm 1070, ông được vinh thăng Tể tướng và đề ra chính sách cải cách kinh tế, dựng ra phép “Bảo Giáp, Bảo Mã” làm dân bớt bị quấy, thêm giàu; làm quốc khố dồi dào, làm binh lực nước mạnh” nhằm cứu vãn tình thế khó khăn trong nước và chống đỡ sự uy hiếp của hai nước Liêu – Tây Hạ ở phía Bắc và Tây Bắc Trung Quốc, đồng thời có ý đồ xâm lược các nước phương Nam (trong đó có Đại Việt) để bành trướng lãnh thổ. Tân pháp của ông xét theo quan điểm của kinh tế học hiện đại gần với tính chất của một nền kinh tế kế hoạch hoá và phúc lợi công cộng. Để thủ tiêu việc đầu cơ tích trữ và độc quyền, ông đã đưa ra một hệ thống giá cả cố định, đề ra việc trả lương bổng và trợ cấp hưu trí cho quan lại cũng như trợ cấp cho những người khó khăn v.v.

Nhưng sau cùng sách lược của ông thất bại do sự chống đối của các tầng lớp quan lại đương thời. Sau khi về chịu tang mẹ 3 năm ở quê nhà, ông ở lại đó và mở trường dạy học.

Nguyên tác Dịch âm

菩薩蠻-集句 Bồ tát man - Tập cú

海棠亂發皆臨水 Hải đường loạn phát giai lâm thuỷ,

君知此處花何似 Quân tri thử xứ hoa hà tự?

涼月白紛紛 Lương nguyệt bạch phân phân,

香風隔岸聞 Hương phong cách ngạn văn.

囀枝黃鳥近 Chuyển chi hoàng điểu cận,

隔岸聲相應 Cách ngạn thanh tương ứng.

隨意坐莓苔 Tuỳ ý toạ môi đài,

飄零酒一杯 Phiêu linh tửu nhất bôi.

Chú giải

集 tập: sách, tụ hợp lại.

皆臨水 giai lâm thủy: khắp bờ nước trong rừng, ám chỉ khắp bờ suối.

此處 thử xứ: (bên xứ) ấy; đối lại với bỉ 彼 (bên này).

涼 lương: mỏng, mong manh, bạc bẽo, mát mẻ,

莓苔 môi đài: cả 2 chữ đều có nghĩa là rêu; ám chỉ phủ đầy rêu.

飄零 phiêu linh: rơi lả tả, lênh đênh, ngất ngưởng...

Dịch nghĩa

Bồ tát man - Góp nhặt

Hải đường đua nở ở ven bờ nước trong rừng (ven bờ các con suối),

Anh có biết chỗ anh ở hoa hải đường nở thế nào không?

Trăng bạc trắng mờ mờ (huyền ảo),

Cách bờ (suối mà tôi) ngửi thơm lừng.

Chim oanh chuyền (từ) cành này (đến cành kia) luôn luôn gần (nhau),

Cách bờ (suối mà tôi nghe thấy) chúng kêu ríu rít.

(Tôi) Tùy tiện ngồi ờ chỗ phủ đầy rêu,

Ngất ngưởng nhấm nháp một ly rượu (để thưởng thức cảnh đẹp này).

Dịch từ

Bồ tát man - Góp nhặt

Hải đường nở loạn ven suối đấy!

Hoa nở ra sao ở bên ấy?

Trăng bạc sáng mờ mờ.

Cách bờ ngửi thơm tho.

Oanh chuyền cành khăng khít,

Cách bờ nghe ríu rít.

Ngồi chỗ phủ rêu xanh,

Lênh đênh một chén quỳnh.

Lời bàn của Con Cò

Bài từ làm theo thể Bồ-tát-man. Con Cò chiếu theo ngôn từ của nguyên bản, hiểu như sau:

Câu 1 & 2:

Vương An Thạch khoe với bạn rằng ven những con suối trong khu rừng ông đang viếng thăm nở đầy hoa hải đường (câu 1).

Rồi ông hỏi bạn rằng tại xứ bạn đang ở hoa hải đường nở ra sao? (câu 2).

Ông chỉ dùng chữ quân 君 và chữ thử 此 mà giải thích được bài từ là một bức thư viết cho bạn. Nghĩa trọn vẹn của 2 câu đầu là: “Tôi đang chơi trong rừng; hải đường ở đây nở loạn xà ngầu khắp ven bờ những con suối, đẹp như cảnh Tiên. Tại nơi anh ở hải đường nở ra sao? Để tôi tả toàn cảnh cho anh nghe nhé! ”.

Câu 3, 4, 5 & 6:

- Trăng bạc mờ ảo như cảnh Tiên (câu 3).

- Đứng bên này suối mà ngửi thấy mùi thơm của hải đường ở bên kia suối (câu 4).

- Những con chim oanh, đú đởn với nhau, chuyền từ cành này sang cành nọ; tôi đứng ở bờ bên này con suối mà nghe thấy chúng kêu ríu rít ở bờ bên kia (câu 5 & 6).

Câu 7 & 8:

Tôi tùy tiện ngồi xuống một chỗ đầy rêu (câu 7) ;

Rót một cốc rượu để thả hồn lênh đênh trước cảnh đẹp này (câu 8).

Dường như Vương An Thạch không tả cảnh; mà đã quay một cuốn phim ngắn (gồm cả phong cảnh và âm thanh) gửi cho bạn để bạn thông báo cho khán giả của hậu thế. Ông làm quan cùng thời với thi hào Tô Đông Pha và đã từng âm thầm giáo huấn họ Tô đã ngạo mạn sửa 2 chữ trong một bài thơ của ông (nhờ Bát Sách kể lại chuyện này cho độc giả nghe chơi).

Góp ý của Đồ Cóc:

Cách cảm

Ngồi trong cửa sổ nhìn ra

Hoa hồng nặng cánh là đà ngậm sương

Nhập nhoàng đom đóm vấn vương

Trăng mờ phủ cảnh nghê thường đâu đây

Còn nhớ lúc mình lên mây

Em ở đâu đó có hay hắt xì?

Bên nhau tha thiết một thì

In vào tâm khảm chẳng chi mờ nhoà

Đồ Cóc

Góp ý của Mỹ Ngọc:

MN góp ý bài số 823-Bồ Tát Man Tạp cú VAT.

Bồ Tát Man -Tập Cú.

Hải đường bờ suối tưng bừng nở,

Bên anh có đẹp hơn không đó?

Trăng sáng trắng mênh mông,

Thơm lừng dẫu cách sông.

Chuyền cành oanh chắp cánh,

Cách bến nghe lanh lảnh.

Ngồi bệt chỗ rêu phong,

Nhâm nhi chén rượu nồng.

Mỹ Ngọc phỏng dịch.

Sept.29/2023.

Góp ý của Bát Sách:

Hôm nhận được bài này, vì ÔC nhắc BS kể về giai thoại Tô Đông Pha sửa thơ của Vương An Thạch, nên BS có kể sơ qua, hẹn sẽ tra cứu thêm, nhưng cũng không tìm ra chi tiết gì lạ. Xin nhắc ACE là Vương có thời làm Tể Tướng dưới triều Tống Thần Tông, chủ trương Tân Pháp, xui vua đánh Đại Việt (Việt Nam) mà thất bại. Tân Pháp được thi hành từ năm 1070 tới 1085, nhưng không liên tục và đúng như chỉ thị của Vương vì có nhiều người chống đối, trong đó có Tư Mã Quang, Âu Dương Tu và Tô Đông Pha nên thất bại. Khi Thần Tông băng, Triết Tông lên ngôi, mới 10 tuổi, phong Tư Mã Quang làm Tể Tướng nên Tân Pháp bị bãi bỏ hoàn toàn.

Theo Nguyễn Hiến Lê, thì thơ và từ của Vương rất hay, tả tình, tả cảnh đều tuyệt diệu, nhưng ông cũng cân nhắc chọn chữ rất kỹ lưỡng như Giả Đảo. Thí dụ, trong bài Bạc Thuyền Qua Châu, câu thứ 3 là “Xuân phong hựu LỤC Giang Nam ngạn” thì chữ thứ tư làm ông phân vân rất lâu, mới đầu là chữ đáo là đến, chữ quá là qua, chữ nhập là vào, chữ mãn là đầy... Sau cùng là chữ LỤC dùng như động từ, là làm xanh. Gió xuân lại làm xanh bờ Giang Nam thì quả nhiên hay thật.

Bài Bồ Tát Man này của Vương cũng hay lắm, tả một ông già nhàn nhã, ngắm hoa, nhìn trăng, nghe chim hót, ngửi mùi hương thơm thoang thoảng. Ông ngồi trên lớp rêu, uống ly rượu, thấy lâng lâng...

Nhưng BS có chỗ thắc mắc:

* Mấy câu trong bài từ không có vần.

* Ngắm hoa trong đêm trăng thì nhìn đâu có rõ, và sao lại có chim hót?

Có ai giải thích giùm không?

Những chữ khó thì ÔC đã giải thích rồi. BS chỉ nói thêm một chút thôi, và cũng nằm trong phần thắc mắc của BS:

* Chữ CHUYỂN, viết với bộ khẩu 囀là tiếng chim hót trầm bổng, líu lo, ÔC giải thích là chuyển cành, thay đổi chỗ đậu, nghe có lý, nhưng chữ chuyển là thay đổi chỗ có chữ xa là xe 轉. Vậy, theo ý BS, CHUYỂN là tiếng chim hót thì mới hợp ý với câu sau, thanh tương ứng. Cũng như câu thơ của vua Tự Đức viên trung oanh chuyển khề khà ngữ, chuyển là tiếng chim hót.

* Hoa hải đường có thơm không? Vương nghe mùi thơm của hoa hải đường hay mùi thơm nào khác?

BỒ TÁT MAN Tập Cú.

Hải đường nở rộ ven bờ nước,

Nào hay xứ đó hoa đẹp mướt,

Trăng mát sáng lung linh,

Hương thơm thoảng tới mình.

Đậu cành oanh gần lắm,

Ríu rít hoà lời ca,

Trên rêu, ngồi thong thả,

Một ly thấy ngà ngà.

Bát Sách.

(Ngày 30 tháng 07 năm 2022)

Góp ý của mirordor:

và sao lại có chim hót?

Có nhiều loài chim hót ngày đêm. Con nổi tiếng nhất ở Mỹ là mockingbird và ở Pháp là merle. Tôi ngủ ngoài vườn và từng nghe chúng hót thâu đêm. Tôi chưa hề qua Anh nhưng có lẽ các bạn đã nghe tên nightingale và đoán ra tại sao nó có tên đó.

Hoa hải đường có thơm không?

Hì hì... Thạch Sùng (石崇, thời Tấn), Đoạn Thành Thức (段成式, thời Đường) và Tử Khải (徐鍇, thời Nam Đường) bảo rằng hải đường ở Gia Châu có hương và sắc nhưng rất tiếc rằng ta không thể biết họ đang nói về loài cây nào! Muốn trả lời câu này thì phải biết đây là "hải đường" nào. Wikipedia cho ta biết là có 5 loài cây mang tên 海棠=hải đường. Hải đường (trong truyện Kiều) là hải đường Trung Quốc, thuộc chi Malus, và được biết dưới tên Anh ngữ (Chinese) crabapple. Loài hải đường thứ nhì là 木瓜=mộc qua, (Chinese quince) và đây là cành "đào" thường được chưng trong ngày Tết thế hoa mai hay thế hải đường Việt Nam (có một loài hải đường trong chi Camelia (chè-trà) gốc gác Việt Nam và bây giờ đã tuyệt diệt trong thiên nhiên!) Loài thứ ba là 秋海棠=thu hải đường, trong chi Begonia và hình như không có ở Việt Nam. Loài thứ tư là 倒挂金钟=đảo quải kim chung, quen thuộc với chúng ta dưới tên fuchsia (tại sao lại gọi là kim chung trong khi hoa thường có màu đỏ thì tôi không biết!) ; đây không phải là hải đường trong bài thơ của Vương An Thạch vì nó có gốc Nam Mỹ. Loài thứ năm là 仙客来=tiên khách lai, cylamen trong Anh và Pháp ngữ; nó có gốc Tiểu Á; có loài có mùi thơm nhưng chúng được nhập vào Trung quốc từ thời nào thì có lẽ không ai hay.

mirordor

@ BS cám ơn:

Cám ơn Đạo Mò trả lời rõ ràng.

BS thắc mắc cũng có lý lắm chứ. Nhưng ông họ Vương này cũng gàn, ngắm hoa ban đêm, dù là đêm có trăng.

Bình.


Mai Hữu Thọ chọn hoa "HẢI ĐƯỜNG"


Góp ý của Lộc Bắc:

Bồ tát man, Ghép câu

Hải đường nở loạn khe nước biếc

Nơi đó ra sao anh có biết?

Trăng lành trắng lu mờ

Ngát hương thơm cách bờ

Gọi-chuyền oanh kề cận

Cách bờ tiếng hưng phấn

Ngồi đại trên đài rêu

Một chén rượu phiêu diêu!

Lộc Bắc

Jul22

Góp ý của Phí Minh Tâm:

Nguyên tác: Phiên âm:

菩薩蠻 集句 Bồ Tát Man Tập Cú

王安石 Vương An Thạch

海棠亂發皆臨水 Hải đường loạn phát giai lâm thủy

君知此處花何似 Quân tri thử xứ hoa hà tự

涼月白紛紛 Lương nguyệt bạch phân phân

香風隔岸聞 Hương phong cách ngạn văn

囀枝黃鳥近 Chuyển chi hoàng điểu cận

隔岸聲相應 Cách ngạn thanh tương ứng

隨意坐莓苔 Tùy ý tọa môi đài

飄零酒一杯 Phiêu linh tửu nhất bôi

Mộc bản bài từ trong các sách:

· Huy Trần Lục - Tống - Vương Minh Thanh 揮塵錄-宋-王明清

· Hoa Thảo Đọt Biên - Minh - Trần Diệu Văn 花草稡編-明-陳耀文

· Ngự Định Bội Văn Trai Quảng Quần Phương Phổ - Thanh - Uông Hạo 御定佩文齋廣羣芳譜-清-汪灝

Ghi chú:

Bồ Tát Man: Theo Hán Điển Zdic.net, Bách Độ Bách Khoa 百度百科, và trang web Sưu Vân, Bồ Tát Man là một bài từ, bài ca, bài hát của Giáo Phường thời Đường, còn có tên Tử Dạ Ca, Trọng Diệp Kim và nhiều tên khác.

Một nghĩa khác là tiếng người Trung Hoa thời Tống gọi người Hồi. Theo Wiktionary cũng như Hán Ngữ Đại Từ Điển漢語大詞典, Bồ tát man = 菩薩蠻= (bính âm) púsàmán là phiên âm của tiếng Ba Tư مسلمان‎  (mosalmân). Chữ bồ tát ở đây không có nghĩa thông thường người giác ngộ của Phật giáo, chữ man蠻viết giống như trong Nam man南蠻, không biết có hậu ý là man rợ hay không. Tiếng Pháp musulman có lẽ cũng do phiên âm tiếng mosalmân mà ra.

Bồ Tát Man là một điệu từ có 44 chữ, chia làm 2 đoạn, mỗi đoạn 4 câu. Hai câu đầu 7 chữ và có vần trắc. Sáu câu còn lại mỗi câu 5 chữ. Câu 3 và 4 có vần bằng. Câu 5 và 6 có vần trắc. Câu 7 và 8 có vần bằng. Các chữ trong câu phải có thanh bằng hay trắc như yêu cầu của từ phổ. Trình tự gieo vần trong bài này là vần liền aabbccdd, từng cập câu. Điệu từ Bồ Tát Man do Lý Bạch khởi xướng và ông có viết 2 bài (Bình Lâm Mạc Mạc Yên Như Chức và Cử Đầu Hốt Kiến Hành Dương Nhạn). Đến nay có hơn 3344 bài hát viết theo điệu Bồ Tát Man.

Bài Bồ Tát Man của Vương An Thạch hoàn toàn đáp ứng yêu cầu âm vận của Khâm phổ Cách I, mặc dù 6 trong 8 câu là do ông mượn thơ của tiền nhân. So với Cách II với yêu cầu âm vận khắt khe hơn, bài từ cũng chỉ sai thanh ở 4 chữ màu.


Mai Hữu Thọ chọn hoa "HẢI ĐƯỜNG"


Khâm Phổ

Cách I

XBXTBBTv

XBXTBBTv

XTTBBv

XBXTBv

XBBTTv

XTXBTv

XTTBBv

XBXTBv

Khâm Phổ

Cách II

BBTTBBTv

BBTTBBTv

TTTBBv

TBBTBv

TBBTTv

TTBBTv

BTTBBv

BBBTBv

Bồ Tát Man Tập Cú

Vương An Thạch

Hải đường loạn phát giai lâm thủy

Quân tri thử xứ hoa hà tự

Lương nguyệt bạch phân phân

Hương phong cách ngạn văn

Chuyển chi hoàng điểu cận

Cách ngạn thanh tương ứng

Tùy ý tọa môi đài

Phiêu linh tửu nhất bôi

Ghi chú: X: thanh bằng hay trắc cũng được

B: thanh bằng không bắt buộc T: thanh trắc không bắt buộc

B: thanh bằng bắt buộc T: thanh trắc bắt buộc

Bv: thanh bằng vần Tv: thanh trắc vần

Tập cú: góp nhặt, tập hợp lại các câu thơ của người xưa để tạo thành một văn bản mới. Trong bài từ 8 câu này, Vương An Thạch thời Tống đã sử dụng 6 câu thơ của các thi nhân thời Đường, trong đó có 2 câu của Hàn Dũ 韓愈 và 4 câu của Đỗ Phủ 杜甫.

· Quân tri thử xử hoa hà tự 君知此處花何似 trong bài Lý Hoa Tặng Trương Thập Nhất Thự 李花贈張十一署 của Hàn Dũ

· Lương nguyệt bạch phân phân 涼月白紛紛 trong bài Bồi Trịnh Quảng Văn Du Hà Tương Quân San Lâm Thập Thủ Kì Cửu 陪鄭廣文遊何將軍山林十首 其九 của Đỗ Phủ

· Hương phong cách ngạn văn 香風隔岸聞 trong bài Phụng Hòa Quắc Châu Lưu Cấp Sự Sử Quân Tam Đường Tân Đề Nhị Thập Nhất Vịnh Hoa Đảo 奉和虢州劉給事使君三堂新題二十一詠 花島 của Hàn Dũ

· Chuyển chi hoàng điểu cận 囀枝黃鳥近 trong bài Khiển Ý Nhị Thủ Kỳ Nhất 遣意二首 其一 của Đỗ Phủ

· Tùy ý tọa môi đài 隨意坐莓苔 trong bài Bồi Trịnh Quảng Văn Du Hà Tương Quân San Lâm Thập Thủ Kỳ Ngũ 陪鄭廣文遊何將軍山林十首 其五 của Đỗ Phủ

· Phiêu linh tửu nhất bôi 飄零酒一桮 trong bài Bất Kiến 不見 của Đỗ Phủ


Mai Hữu Thọ chọn hoa "HẢI ĐƯỜNG"


Hải đường: Malus spectabilis, có nhiều loại, lá hình trứng hoặc hình bầu dục, hoa nở vào mùa xuân, màu trắng hoặc đỏ.

Lạm phát: rải rác, rối bời, lộn xộn

Giai lâm thủy: khắp bờ nước trong rừng, ám chỉ khắp bờ suối

Thử xứ: bên xứ ấy

Hà tự: làm thế nào tốt hơn, sử dụng giọng điệu của câu hỏi tu từ để chỉ ra sự tự ti

Lương: mỏng, mong manh, mát mẻ

Lương nguyệt: trăng lạnh, trăng mùa thu tháng 7 tháng 8

Hương phong: gió có mùi thơm, ẩn dụ cho bầu không khí xa hoa và dâm dật

Cách ngạn: bờ đối diện của dòng sông suối

Môi đài: rêu, phủ đầy rêu.

Phiêu linh: rơi lả tả, lênh đênh, ngất ngưởng, trôi dạt lang thang, nói đến việc hạ cánh của một vật mềm từ không gian có gió

Dịch nghĩa:

Bồ Tát Man Tập Cú Bồ Tát Man Góp Nhặt

Hải đường loạn phát giai lâm thủy

Hải đường đua nở ở ven bờ suối trong rừng,

Quân tri thử xứ hoa hà tự

Bạn có biết ở nào hải đường nở thế này không?

Lương nguyệt bạch phân phân

Dưới trăng lạnh trắng mờ huyền ảo,

Hương phong cách ngạn văn

Có thể nghe gió và ngửi hương thơm bên kia bờ.

Chuyển chi hoàng điểu cận

Chim hoàng oanh chuyền cành để gần nhau,

Cách ngạn thanh tương ứng

Cách bờ mà còn nghe chúng kêu gọi nhau.

Tùy ý tọa môi đài

Tùy tiện ngồi xuống chỗ phủ đầy rêu,

Phiêu linh tửu nhất bôi

Lang thang nhấp một chén rượu.

Điền từ:

Khâm phổ

XBXTBBTv

XBXTBBTv

XTTBBv

XBXTBv

XBBTTv

XTXBTv

XTTBBv

XBXTBv

Bồ Tát Man

Hải đường nở rộ bên bờ suối,

Nơi nào được thế hoa rừng núi?

Trăng lạnh nhạt lu mờ,

Hương thơm thoảng cách bờ.

Chuyền cành oanh nhảy nhót,

Rồi rủ nhau kêu hót.

Ngồi xuống chỗ rêu phong,

Cạn bình rượu ấm nồng.

Ghi chú: X: thanh bất luận

B: thanh bằng bắt buộc Bv: thanh bằng vần

T: thanh trắc bắt buộc Tv: thanh trắc vần

Mời đọc các bài Bồ Tát Man đã được dịch và phổ biến:

· 709 T_Bồ Tát Man Kỳ 1 - Ôn Đình Quân

· 715 T_Bồ Tát Man Kỳ 7 - Ôn Đình Quân

· 717 T_Bồ Tát Man Kỳ 9 - Ôn Đình Quân

· 721 T_Bồ Tát Man Kỳ 13 - Ôn Đình Quân

· 723 T_Bồ Tát Man - Lý Bạch

· 786 T_Bồ Tát Man Kỳ 1 - Lý Dục

· 829 T_Bồ Tát Man (Mẫu Đơn...) - Trương Tiên

Thật ra các bài từ là bài ca để hát và nghe:

· Bồ Tát Man Lý Bạch 菩薩蠻 李白

· Bồ Tát Man Lý Bạch - Khâu Văn Uyển ngâm xướng 菩薩蠻 李白 - 邱文苑吟唱

· Bồ Tát Man Kỳ 1 Ôn Đình Quân Chân Hoàn Truyện 甄嬛傳(小山重疊金明滅)

· Bồ Tát Man Vi Trang -Tẩy Phàm Diễn 菩萨蛮韦庄- 洗凡演唱

菩薩蠻 集句-王安石 Pu Sa Man Ji Ju by Wang An Shi

海棠亂發皆臨水 Crabapple flowers bloomed wildly on the banks of the creek in the woods,

君知此處花何似 Do you know of any place where crabapple flowers bloom as such?

涼月白紛紛 Under the cool white eerie moon,

香風隔岸聞 You can hear the wind and smell the flagrance on the other side the creek.

囀枝黃鳥近 Where orioles jump from branch to branch to be close to one another

隔岸聲相應 And you can hear their answering calls from the other side of the creek.

隨意坐莓苔 Willingly I sat down on a place covered with moss,

飄零酒一杯 And idly finished a cup of wine.

Góp ý của Khánh Hưng:

Bài 823: Bồ tát man - Tập cú - Vương An Thạch

SAY SƯA ĐẤT TRỜI

Hải đường đua nở sắc màu,

Ngàn hoa mơn mởn thâm sâu núi rừng.

Nơi anh vạn dặm mịt mùng,

Huê thời như thế - tưng bừng vào xuân?

Ánh trăng mờ ảo tia vàng,

Ven bờ sông nước, ngát làn hương thơm.

Chim oanh lượn cánh bồn chồn,

Chuyền cành ríu rít, mãi còn từng đôi.

Rêu xanh phủ đá ngoài trời,

Ngã mình ra tựa, chơi vơi cõi lòng.

Lâng lâng, ngất ngưỡng hư không,

Nhâm nhi, nhấm nháp rượu trong riêng mình..

- Khánh-Hưng

Góp ý của Kiều Mộng Hà:

Phỏng dịch bài số 823: BỒ TÁT MAN tập cú của Vương An Thạch

BỒ TÁT MAN- Tập cú

Hải đường bừng nở tràn bờ suối

Bên đó hoa có bung nứt bụi?

Trăng bàng bạc mơ huyền

Gió luồn hương uyên nguyên

Liền cành oanh quấn quýt

Tiếng gọi nhau riu rít

Ngồi bên hiên phủ rêu

Nhấp nháp rượu... sầu tiêu

Kiều Mộng Hà

Oct03rd2023

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Tue Oct 17, 2023 8:23 pm    Tiêu đề: ANH NẮM TAY EM


Anh Nắm Tay Em

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Thưa các anh chị

Kỳ này xin mời các anh chị đọc bài tâm sự của một bác sĩ tuổi đã cao, ngấp nghé chín chục, về cuộc sống thực của mình đối với bệnh suy thận giai đoạn cuối. Ông đã can đảm đối mặt với bệnh tật nhưng không kém cảm động và lãng mạn. Ông đã vui sống như bài thơ dẫn chứng của nhà thơ Fernand Gignac, bài Le temps qu’il nous reste.

Kèm theo bài của vị bác sĩ này là 2 bài phỏng dịch bài thơ trên của Lộc Bắc và nhà thơ Trần Kim Vân bút danh của bác sĩ Thân Trọng An. Cùng lúc xin mời thưởng thức bản nhạc có cùng tên Le temps qu’il nous reste do nữ ca sĩ Nana Mouskouri trình bày tại link đính kèm phía dưới


Anh Nắm Tay Em

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Anh Nắm Tay Em

ĐặngNgọcThuận MD

Đây là một câu chuyện có thật, chuyện của tôi đang sống thực và rồi mai đây sẽ kết thúc bởi chính tôi.

Cái chết đã được Thượng Đế xếp đặt trước cho những người mắc bệnh Suy Thận như tôi (và biết bao bệnh tật khác nữa, loài người phải cam chịu)

Nhưng nhờ khoa học, con người đã sáng chế ra cái máy Thận Nhân Tạo còn gọi là máy lọc máu, để chống đối cái kế hoạch đó của Thượng Đế.

Không nói thẳng ra song cái máy đó dường như để dành cho những người già cả được xét là không còn ích lợi gì cho xã hội nữa. Mục đích là để kéo dài đời sống của họ ra thêm một vài năm nữa, phẩm chất cuộc đời để riêng sang một bên.

Và đối với những người còn trẻ thì lọc máu chỉ là một cách chữa trị tạm thời trong khi chờ đợi ghép thận khiến họ có thể làm việc trở lại. Họ lại ít nhiều có ích cho xã hội.

Tiếc thay, người cao niên hoàn toàn không dễ chịu đựng phuơng pháp lọc máu. Chỉ xin kể ra đây cái mệt mỏi vô cùng tận sau mỗi kỳ lọc máu mà không nói đến cái lạnh thấu xương tủy trong khi lọc máu. Có hàng trăm tác dụng phụ khác, rất đỗi khốn khổ. Phải chịu đựng một lần lọc máu mới biết được!

Vậy chúng ta hãy quên chuyện khỏi bệnh đi và chỉ nói về chuyện kéo dài đời sống. Ngắn gọn là quãng thời gian còn lại càng đầy rẫy những buổi lọc máu thì cuộc sống càng không có phẩm chất, còn thêm vất vả nữa. Mọi sự khiến nhiều người thuộc lớp tuổi vàng bỏ cuộc đấu bằng cách tự ý thôi không lọc máu nữa hay là... nghĩ đến chuyện tự vẫn!

Đấy là sự kiện sống sượng, phũ phàng và không thương xót! Song giống như mọi việc trên đời này, phải có một mặt tích cực, nếu không kịch tính thì cũng lãng mạn. Fernand Gignac đã ca tụng hay đúng hơn vinh danh mặt an ủi đó cho những người đang chờ chết với một bài thơ thật dài và thật đẹp. Tôi mạn phép tóm tắt bài thơ đó bằng vài dòng thiết yếu, song không kém phần thương đau:

Quãng thời gian ngắn ngủi còn lại cho chúng ta... rồi một trong đôi ta phải ra đi trước.

Nhưng anh nắm tay em có nghĩa là anh yêu em đến tận ngày chót..

Về phần tôi, khi chờ chết tôi sẽ thì thầm với nhà tôi, giọng nói run rẩy đến như nghe không ra:

Cám ơn em vì hạnh phúc mà không có em, anh không bao giờ có được!

Và khi hấp hối, tôi sẽ nắm tay em, miệng ấp úng:

Vĩnh biệt em, em yêu!

Montréal, Sept 04/2023


Thời gian còn lại

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Thời gian còn lại

Thật quan trọng thời gian còn sót lại

Đôi chúng mình may mắn sẽ già chung

Trong mắt anh, em hiền dịu vô cùng

Trong tim em, anh tài hoa tuổi trẻ

Tiếng kinh chiều chậm đưa khi còn bé

Lời qua môi ta giữ vững niềm tin

Tưởng tượng lúc, tay trong tay nắm chặt

Cười nhẹ thôi ánh mắt: “mãi yêu mình”!

Rồi ra đi lần lượt

Kẻ lìa trần nhắm mắt

Nhưng mỉm cười xa nhau

Người nửa đời lạc mất

Mỗi ngày là đêm thâu

Trái tim người vẫn đập

Nhưng vì ai, tại sao?

Tiếng bước chân về, cửa sau hé mở

Tim rộn ràng rạng rỡ dáng thân quen

Nắm chặt tay nhau, quên đi tất cả

Thời gian ôi, ngưng lại thật êm đềm!

Một người phải đi trước

Thiên thu hoài nhắm mắt

Nụ cười nở sau cùng

Một ngày quá mệt, (thôi chung một đường!)

Kẻ đi trước dường như tràn hạnh phúc.

Người theo sau không chậm trễ theo tình

Luôn tưởng nhớ, tay trong tay lần đó

Cười bình an như ngỏ: “mãi yêu mình”!

Lộc Bắc

Sept23

Thời gian còn lại

Trần Kim Vân

Có hề chi quãng thời gian còn lại

Ta vẫn còn lắm dịp già bên nhau

Trong mắt em tình anh nồng thắm mãi

Đáy lòng anh em vẫn thuở ban đầu

Như lời kinh ta nguyện lúc ấu thơ

Nghe em nói anh tự tin đến giờ

Anh thấy mình sánh bước tay trong tay

Mỗi mỉm cười là ngầm nói yêu say

Nhưng hai ta sẽ một người đi trước

Sẽ nhắm mắt vào ngàn thu dừng bước

Với nụ cười lần cuối nở trên môi

Người ở lại mất đi nửa lẽ sống

Ngày lại ngày chỉ thấy dài đêm thôi

Tất nhiên tim vẫn đập nhưng lạnh cóng

đập vì sao? đập cho ai?

Tiếng chân vang lên cửa hé mở rồi

Tim thêm rộn ràng ta lại có đôi

Khi nắm tay nhau là ta quên hết

Thời gian dường cũng đứng lại ngừng trôi

Trong hai ta sẽ một người đi trước

Sẽ nhắm mãi đôi mắt ngủ thật sâu

Với trên môi một nụ cười lần chót

Sẽ có ngày một người vì quá nhọc

Gần như vui khi sớm trước một bước

Để người kia chầm chậm tìm đến sau

Hình dung hai đứa âu yếm tay trong tay

Mỗi lần cười mỉm là một lần đắm say


Le Temps Qu’il Nous Reste

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Le Temps Qu’il Nous Reste

Fernand Gignac

Quelle importance le temps qu'il nous reste

Nous aurons la chance de vieillir ensemble

Au fond de tes yeux vivra ma tendresse

Au fond de mon cœur vivra ta jeunesse

Comme une prière du temps de l'enfance

Ces mots sur tes lèvres me donnent confiance

Je nous imagine ta main dans la mienne

Nos moindres sourires voudront dire je t'aime

Mais l'un de nous s'en ira le premier

Il fermera ses yeux à jamais

Dans un tout dernier sourire

Et l'autre en perdant la moitié de sa vie

Restera chaque jour dans la nuit

Son cœur bien sûr battra,

Mais pour qui? Mais pourquoi?

Ton pas résonne la porte s'entrouvre

Mon cœur bat plus vite et je te retrouve

Quand nos mains se tiennent j'oublie tout le reste

J'ai l'impression même que le temps s'arrête

Mais l'un de nous s'en ira le premier

Il fermera ses yeux à jamais

Dans un tout dernier sourire

Un jour l'un de nous sera trop fatigué

S'en ira presque heureux le premier

Et l'autre s'en tarder viendra le retrouver

Je nous imagine ta main dans la mienne

Nos moindres sourires voudront dire je t'aime

Frank Michael - Le temps qu'il nous reste - Paris 2007

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Mon Oct 30, 2023 3:10 pm    Tiêu đề: Trường An Xuân Vọng


Trường An xuân vọng

Ảnh minh họa


長安春望 Trường An xuân vọng

Lư Luân

(Trung Đường)

Lư Luân 盧綸 (748-800) tự Doãn Ngôn 允言, người Hà Trung (nay là tỉnh Sơn Tây). Trong thời Đại Lịch, đời Đường Đại Tông, thi nhiều lần không đậu, sau có người tiến cử ra làm quan chức uý tại Văn Khanh, lần lần thăng đến chức Hộ bộ lang trung, giám sát ngự sử. Tham gia quân đội nhiều năm, thơ ông phóng khoáng, quan tâm nhiều đến đời sống nhân dân.

Lư Luân là một trong mười tài tử thời Đại Lịch (chín người kia là Cát Trung Phu, Hàn Hoành, Tiền Khởi, Tư Không Thự, Miêu Phát, Thôi Động, Cảnh Vi, Hạ Hầu Thẩm, Lư Đoan).

Nguyên tác Dịch âm

長安春望 Trường An xuân vọng

東風吹雨過青山 Đông phong xuy vũ quá thanh san,

卻望千門草色閑 Khước vọng thiên môn thảo sắc nhàn.

家在夢中何日到 Gia tại mộng trung hà nhật đáo,

春來江上幾人還 Xuân lai giang thượng kỷ nhân hoàn.

川原繚繞浮雲外 Xuyên nguyên liễu nhiễu phù vân ngoại,

宮闕參差落照間 Cung khuyết sâm si lạc chiếu gian.

誰念為儒逢世難 Thuỳ niệm vi nho phùng thế nạn,

獨將衰鬢客秦關 Độc tương suy mấn khách Tần quan.

Chú giải

卻 khước: từ chối. Người ta cho mà mình từ chối không nhận gọi là khước. 卻望 khước vọng: miễn cưỡng ngóng trông...

闕 khuyết: Cái cổng hai từng: làm hai cái đài ngoài cửa có tầng lầu, ở giữa bỏ trống để làm lối đi và để dễ nhìn ra xa gọi là khuyết, cho nên gọi cửa to là khuyết. 宮闕 cung khuyết: cửa cung điện làm theo kiểu trên để có thể kiểm soát những diễn biến xảy ra từ xa; ngày xưa hay ban bố pháp lệnh ở ngoài cửa cung, cho nên gọi cửa cung là khuyết.

為儒 vi nho: kẻ nho sinh hèn mọn này.

逢世難 phùng thế nạn: gặp nạn trên đời.

Dịch nghĩa

Ngắm cảnh xuân ở Trường An

Gió đông thổi mưa qua rặng núi xanh,

Ngắm trông ngàn cổng thấy sắc cỏ êm đềm.

Nhà ở (của mình) chỉ có trong giấc mơ, biết ngày nào đến được?

Khi mùa xuân đến trên sông, có mấy người (từ xa) về đây (để thưởng xuân)?

Dòng sông và đồng bằng uốn lượn ngoài đám mây nổi;

Cung khuyết nhấp nhô trong bóng nắng tàn.

Ai nghĩ là kẻ nho-sinh này gặp nạn?

Một mình đem mái tóc cằn đến làm khách ở Tần quan?

Dịch thơ

Ngắm cảnh xuân ở Trường An

Mưa xuân theo gió vượt non ngàn

Đứng ngắm nơi nơi sắc cỏ hoang.

Nhà tại mộng mơ không tới được,

Xuân về trên sóng mấy ai ham.

Sông đồng uốn lượn ngoài mây nổi,

Cung khuyết so le dưới nắng tàn.

Ai nghĩ nho-sinh này gặp nạn?

Một mình vò võ chốn Tần quan.

Lời bàn của Con Cò

Thấy họ Lư ngắm cảnh xuân ở Trường An mà chán chường:

Câu 1:

Gió xuân đem mưa đổ xuống ngàn núi. Cụm từ 過青山 quá thanh san ÔC dịch là vượt non ngàn.

Câu 2:

Đứng ngắm ngàn vườn không thấy hoa mà chỉ thấy cỏ tranh. Câu này rất khó dịch theo đúng ý của toàn bài: cụm từ ngàn vườn ám chỉ nhiều vườn, dịch là nơi nơi; cỏ tranh dịch là cỏ hoang cho hợp vần. Toàn câu sẽ dịch thoát là: Đứng ngắm nơi nơi sắc cỏ hoang.

Câu 3:

Nhà thì chỉ có trong mộng, biết bao giờ mới có nhà thật để về (lúc này Lư còn nghèo lắm chưa có nhà).

Câu 4:

Xuân về trên sóng chẳng ai ham (Lư ngủ đò trong những ngày xuân sống ở Trường An). Chữ sông ÔC dịch là sóng vì cần một âm trắc.

Câu 5:

Sông & đồng ruộng thì như uốn lượn trong mây (vì ngủ đò nên chỉ nhìn thấy sương mù dầy đặc che khuất sông ngòi và đồng ruộng).

Câu 6:

Cung khuyết của nhà vua thì lô nhô dưới nắng tàn (cái nhìn của Lư, một thí sinh từ xa tới kinh đô để dự thi, còn rất bỡ ngỡ, chưa quen với phong cảnh ở kinh đô).

Câu 7:

Câu này là cái chìa khóa của toàn bài: (Lư đâu muốn ngắm xuân ở đây), kể như tên nho sinh này gặp nạn ở Trường An! Cụm từ nho-sinh tố cáo rằng Lư đang đi thi ở Trường An và kỳ thi này cũng rớt (gặp nạn) như nhiều kỳ thi trước (tiểu sử của Lư nói rằng ông đi thi nhiều lần mà không lần nào đỗ).

Câu 8:

(Khỏi cần bàn thêm nữa) ; Lư thi rớt rồi, một mình nằm vò võ trên thuyền ở Tần quan (nằm chờ kết qủa thi và không biết về đâu vì không có nhà)... Một lần nữa, bài thơ này vẫn cho thấy rằng thơ Đường (tưởng như hoang đường) nhưng tả cảnh thực, tả tình cũng thực; không hư cấu.

Đọc bài thơ tới 2 câu chót mới thấy ý nghĩa của cái cảnh xuân ở Trường An của Lư Luân chỉ là chờ tin thi rớt.

@ mirordor:

Tiểu sử 盧綸=Lô Luân (Thiều Chửu không chua cách đọc Lư và tiếng Triều Châu phát âm là Lô). Lô Luân không thể sinh năm 748 vì cả hai cuốn Cực Huyền Tập và Cựu Đường Thư đều ghi rằng năm Thiên Bảo cuối cùng Lô Luân thi tiến sĩ không đỗ. Thiên Bảo (天寶) là niên hiệu cuối cùng của Đường Huyền Tông, từ 742 đến 756) nên năm 756 Lô Luân còn là con nít chưa thể đi thi nếu sinh năm 748. Có người nghĩ là họ Lô sinh thời Khai Nguyên (713-741), năm 737, và có thể không dự thí được vì loạn An Sử (755-763).

Góp ý của Lộc Bắc:

Xuân ngóng Trường An

Gió đông mưa bám vượt non ngàn

Nghìn cửa ráng trông cỏ sắc nhàn

Nhà ở trong mơ, thời khắc đến?

Xuân về trên sóng mấy ai sang?

Đồng sông uốn lượn ngoài mây nổi

Cung điện lô xô dưới nắng tàn

Ai nghĩ nho hèn đương mắc nạn?

Một thân tóc rối, khách Tần quan!

Lộc Bắc

Sept23

Góp ý của Bát Sách:

Góp Ý Cho Bài TRƯỜNG AN XUÂN VỌNG Của Lư Luân.

Hôm nay, sinh nhật thứ 81, bên ngoài trời mưa, mà tối nay mới được vợ con kéo đi ăn, BS không biết làm gì trong khi chờ đợi nên viết góp ý cho bài thơ của Lư Luân.

Thấy tên quen quen, thì nhớ ra cách đây mấy năm, mình đã góp ý cho bài HỶ NGOẠI ĐỆ LƯ LUÂN KIẾN TÚC của Tư Không Thự. Tư Không tả cảnh nghèo của mình, xấu hổ vì có em bên ngoại là Lư Luân đến thăm. Theo tiểu sử thì cả hai anh em đều nghèo, Lư thì thi hoài không đậu, sau nhờ người giới thiệu mới được chức quan nhỏ, nhưng thủa hàn vi thì rất khổ sở.

Đúng như ÔC nói, bài thơ này Lư làm khi về Tràng An để thi, cảm thấy buồn vì phong cảnh sông núi, đồng ruộng hoang vu, vắng vẻ, mình thì nhớ nhà, một thân nơi đất khách, mái tóc tả tơi...

ÔC lấy bài trên Thi Viện, và BS thấy chữ thứ 3 của câu 5, phiên âm liệu là sai, phải là LIỄU mới đúng. LIỄU NHIỄU, cả 2 chữ viết với bộ mịch, cùng có nghĩa là quấn, vòng quanh, vướng mắc, uốn lượn...

Những chữ khó khác:

# Xuyên: dòng nước, sông,

# Nguyên: cánh đồng, lúc đầu, nguồn...

# Sâm: cây sâm, hay sao Sâm. Sâm Si là so le, nhấp nhô, chỗ cao, chỗ thấp.

# Lạc: rụng, xuống thấp, thuộc về. Lạc đệ là thi rớt, lạc chức là mất chức.

# Chiếu: chiếu, soi, rọi... ánh sáng mặt trời. Lạc chiếu, tịch chiếu là lúc nắng tàn.

# Niệm: mong mỏi, nhớ, nghĩ..

Về họ của tác giả, những sách mà BS có cùng Thi Viện đều ghi là Lư, nhưng khi đọc bài của anh Giám, BS liền tra tự điển Nguyễn Tôn Nhan, thì chữ viết trong bài đúng là LÔ (trang 940).

Về năm sinh, Thi Viện ghi 748-800, những sách khác đều rất sơ sài, không ghi rõ, nhưng Nguyễn Đức Lân cho biết thêm chi tiết: Lô Luân thi rớt, nhưng 4 người con là Giản, Năng, Từ, Cầu đều đậu tiến sĩ, và họ góp nhặt hết thơ của cha, được bao nhiêu bài thì không thấy nói.

TRƯỜNG AN XUÂN VỌNG.

NGẮM XUÂN TRƯỜNG AN.

Mưa bay theo gió vượt non ngàn,

Muôn cửa trông ra sắc cỏ nhàn,

Nhà ở trong mơ, ngày nao tới,

Trên sông xuân mấy kẻ đi ngang,

Đồng, sông uốn lượn ngoài mây nổi,

Cung khuyết lô nhô dưới nắng tàn,

Ai nghĩ nho sinh mà gặp nạn,

Một mình tóc úa chốn Tần quan.

Bát Sách.

(ngày 21/10/2023)

Góp ý của Phí Minh Tâm:

Nguyên tác: Phiên âm:

長安春望-盧綸 Trường An Xuân Vọng - Lư Luân

東風吹雨過青山 Đông phong xuy vũ quá thanh san

卻望千門草色閒 Khước vọng thiên môn thảo sắc nhàn

家在夢中何日到 Gia tại mộng trung hà nhật đáo

春來江上幾人還 Xuân lai giang thượng kỷ nhân hoàn

川原繚繞浮雲外 Xuyên nguyên liễu nhiễu phù vân ngoại

宮闕參差落照間 Cung khuyết sâm si lạc chiếu gian

誰念為儒逢世難 Thùy niệm vi nho phùng thế nạn

獨將衰鬢客秦關 Độc tương suy mấn khách Tần quan

Nguyên tác chữ Hán bên trên dựa vào mộc bản cổ xưa nhất trong sách Ngự Lãm Thi của Lệnh Hồ Sở 御覽詩-唐-令狐楚.Bản này xài chữ nhàn閒 thay vì nhàn閑 trong câu 2.

Sách Ngự Định Toàn Đường Thi của Thánh Tổ Huyền Diệp 御定全唐詩-清-聖祖玄燁 cho dị bản trong các câu:

Câu 2: liễu柳 thay vì thảo草

Câu 4: sanh生 thay vì lai來

Câu 7: đa thất ý多失意 thay vì phùng thế nạn逢世難

Các sách khác có mộc bản bài thơ:

· Cổ Thi Kính - Minh - Lục Thì Ung 古詩鏡-明-陸時雍

· Doanh Khuê Luật Tủy - Nguyên - Phương Hồi 瀛奎律髓-元-方回

· Đường Thi Cổ Xuy - Kim - Nguyên Hảo Vấn 唐詩鼓吹-金-元好問

· Đường Bách Gia Thi Tuyển - Tống - Vương An Thạch 唐百家詩選-宋-王安石

Chú thích:

Đông phong: gió mùa xuân thổi từ hướng Đông

Thanh sơn: núi màu xanh, tên núi Thanh Lâm Sơn ở đông nam huyện Đương Đồ, tỉnh An Huy

Thiên môn: ngàn cửa, vô số cửa, cung điện, lâu đài...

Xuyên nguyên: vùng sông ngòi hoang dã, chỉ xứ sở quê hương

Liễu nhiễu: xoay xoắn, quanh co

Khuyết: tháp ở hai bên cổng vào cung điện, thường có lầu và lối đi quanh để có thể quan sát bốn phía từ trên cao

Cung khuyết: cung điện ngày xưa vua ở; gọi như thế vì cung điện nào cũng có hai khuyết ngoài cổng

Sâm si: không đồng đều, nhấp nhô

Lạc chiếu: ánh sáng mặt trời lặn

Thế nạn: khó khăn của thế gian, gặp phải thời kỳ hỗn loạn.

Tần quan: giữa đất Tần, nơi Trường An tọa lạc

Dịch nghĩa:

Trường An Xuân Vọng Ngắm Xuân Ở Trường An

Đông phong xuy vũ quá thanh san

Gió đông nhẹ đẩy mưa xuân đến rặng núi xanh mờ,

Khước vọng thiên môn thảo sắc nhàn

Nhìn từ xa, nhà ở Trường An như chồng lên nhau, cỏ cây xanh mướt.

Gia tại mộng trung hà nhật đáo

Gia đình đấm ấm trong mơ mộng biết bao giờ có được?

Xuân lai giang thượng kỷ nhân hoàn

Xuân đã trở lại trên sông, thuyền qua lại, nhưng mấy người có thể trở về được?

Xuyên nguyên liễu nhiễu phù vân ngoại

Quê hương (sông và đồng) trải dài đến tận chân trời vượt xa những cụm mây bồng bềnh.

Cung khuyết sâm si lạc chiếu gian

Cung điện Trường An nhấp nhô trong ánh nắng hoàng hôn.

Thùy niệm vi nho phùng thế nạn

Ai có thể hiểu được rằng một nho sinh như tôi sinh ra trong thời buổi khó khăn,

Độc tương suy mấn khách Tần quan

Một mình lăn lóc với mái tóc suy tàn lang thang trong giữa đất Trường An.

Dịch thơ:

Ngắm Xuân Ở Trường An

Phỏng dịch theo thể nguyên tác thất ngôn bát cú:

Gió đông nhẹ thổi mưa về núi,

Chồng chất nhà xây cây cỏ nhàn.

Cuộc sống êm đềm mơ lúc có,

Xuân trên sóng nước cảnh bình an.

Quê hương trải rộng hơn mây nổi,

Cung điện nhấp nhô dưới nắng tàn.

Ai hiểu nho sinh đang khốn đốn,

Cô đơn tóc rối sống lang thang.

Phỏng dịch theo thể thơ Việt song thất lục bát:

Gió từ đông, thổi mưa vào đất,

Nhà Trường An, chồng chất như nêm.

Ước mơ cuộc sống êm đềm,

Xuân trên sóng nước thuyền thêm người về.

Non sông rộng, đồng quê muôn cảnh,

Cung điện xưa, xuyên ánh nắng tàn.

Nho sinh gặp phải gian nan,

Đầu bù tóc rối lang thang giữa trời.

Watching Spring In Chang An by Lu Luan

The East wind blew the spring rain toward the blue mountain,

From the distance, Chang An houses appear to sit one over the other and the grass is lush green.

I wondered when the dream family (peaceful country) would make a comeback?

Spring has returned on the river, boats come and go, but how many people shall return?

The country rivers and fields intertwine toward the horizon farther than the floating clouds,

The royal palaces unevenly glitter in the last sunset lights.

Who could understand that a poor student born in difficult times,

Alone with untrimmed white hair, would roam the streets of Chang An.

Góp ý của Mỹ Ngọc:

MN góp bài phỏng dịch bài số 563 Trương An Xuân Vọng-LL.

Ngắm Xuân Ở Trường An.

Mưa theo gió thổi đến non ngàn,

Chán ngắm ngàn nơi cỏ mọc lan.

Nhà ở trong mơ bao thủa có

Xuân trên mặt sóng mấy ai màng.

Quê hương tít tắp ngoài mây nổi,

Cung điện lô nhô dưới nắng tàn.

Ai thấu nho sinh đang gặp nạn,

Một mình tóc trụi trọ Tần Quan.

Mỹ Ngọc phỏng dịch.

Oct. 22/2023.

Góp ý của Kiều Mộng Hà:

Kính gửi bài phỏng dịch thoát ý bài số 563 TRƯỜNG AN XUÂN VỌNG của Lư Luân

NGẮM CẢNH XUÂN Ở TRƯỜNG AN

Gió đông mưa nhẹ lướt non xanh

Nghìn cửa nhìn ra cỏ sắc thanh

Nghĩ đến nhà xưa thêm nỗi nhớ

Xuân về bến vắng nước long lanh

Cánh đồng uốn khúc ngoài mây nổi

Cung điện lô nhô dưới nắng hanh

Ngẫm nghĩ hàn sinh đời khốn đốn

Tóc còi trơ trọi chốn Tần Quan

Kiều Mộng Hà

Oct23rd2023

Góp ý của Thanh Vân:

Cho Tv góp ý vào thứ bẩy này. (Trường An kinh đô của Trung Quốc thời xa xưa, Tv có đến viếng và xem tượng hàng ngàn binh lính chôn dưới đất thời Tần Thủy Hoàng, tìm thấy được sau này và cho du khách xem... rất ấn tượng!)

Ngắm cảnh Trường An

Gió thổi mưa Xuân giạt núi xanh

Trường An cung điện xếp hàng hàng

Ước mơ một mái nhà êm ấm

Xuân đến bên sông cảnh trí an

Sông núi trải dài tận ngút ngàn

Huy hoàng chiều nắng đẹp Trường An

Có ai thương phận ta lăn lóc

Tóc bạc xác xơ nho sĩ hàn

Thanh Vân

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Mon Jan 29, 2024 3:51 am    Tiêu đề: Túy Ông Đình Ký


Túy Ông Đình Ký

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Túy Ông Đình Ký

*Liêu Trai Chí Dị thế kỷ 21 bài số 918b

醉翁亭記 Túy Ông Đình Ký

Âu Dương Tu

Bắc Tống

Âu Dương Tu (歐陽修, sinh ngày 1 tháng 8, 1007 mất ngày 22 tháng 9, 1072), tự là Vĩnh Thúc, hiệu "Tuý Ông", là nhà thơ kiêm nhà sử học nổi tiếng thời Tống ở Trung Quốc).

Quê ông ở Lư Lăng (nay thuộc tỉnh Giang Tây). Năm Thiên Thánh thứ 7 (1030), ông đỗ đầu khoa thi tiến sĩ; từng giữ các chức quan Hàn lâm học sĩ, Xu mật viện phó sứ, Tham tri chính sự... Dưới thời vua Tống Thần Tông, làm Binh bộ Thượng thư, khi mất được đặt tên thụy là Văn Trung.

Âu Dương Tu là một nhà văn nổi tiếng, một nhà thơ lớn, một nhà sử học, chính trị gia và đồng thời là một nhà làm từ xuất sắc đời Tống. Ông là người khai sáng ra thể loại “thi thoại" (bình luận và ghi chép lại các cuộc bàn luận của các thi nhân,...), cuốn "Lục Nhất thi thoại" là cuốn thi thoại đầu tiên của Trung Quốc. Ông còn viết những bài rất nổi tiếng như Túy Ông đình ký. Mai Thánh Du thi tập, Thu Thánh Phú. Bằng đảng luận. Vì thế, Âu Dương Tu tự xưng mình là "Lục nhất cư sĩ" (cư sĩ với sáu cái "một": một vạn quyển sách, một ngàn thạch văn, một cây đàn, một bàn cờ, một bầu rượu và một thân già).

Thuở thiếu thời

Khi Âu Dương Tu mới 4 tuổi, cha bị bệnh mất, bà mẹ dẫn ông đến Tùy Châu (nay là huyện Tùy, Hồ Bắc) dựa vào người chú để mưu sinh. Mẹ Âu Dương Tu quyết tâm cho ông học hành, nhưng nhà nghèo, không có tiền mua giấy bút. Bà thấy trong cái ao trước nhà có mọc nhiều cói, liền dùng cọng cói thay bút dạy Âu Dương Tu viết chữ trên đất bùn. Cậu bé Âu Dương Tu được mẹ giáo dục từ nhỏ nên sớm yêu thích đọc sách.

Khi lên 10 tuổi, Âu Dương Tu thường xuyên đến 1 nhà có nhiều sách trong làng mượn sách đọc và chép lại những đoạn thấy hứng thú. Một lần, ông đến mượn sách của nhà họ Lý, phát hiện thấy trong đống giấy cũ 1 cuốn sách nhàu nát. Ông giở xem, thấy đó là văn tập của Hàn Dũ, 1 nhà văn nổi tiếng đời Đường, liền mượn chủ nhà, đem về đọc.

Đầu đời Tống, trong xã hội có xu hướng ưa chuộng lời văn hào nhoáng mà coi nhẹ nội dung. Vì vậy, văn phong thời này chú trọng sự đẹp đẽ của ngôn từ nhưng rất trống rỗng, nghèo nàn về nội dung. Âu Dương Tu sau khi đọc tản văn của Hàn Dũ, thấy văn chương lưu loát, lập luận thấu triệt khác hẳn với văn chương thịnh hành đương thời. Ông ra sức nghiền ngẫm, học tập văn phong của Hàn Dũ. Khi trưởng thành, ông tới Đông Kinh thi tiến sĩ, đỗ đầu 3 vòng thi. Khi mới hơn 20 tuổi, tiếng tăm của Âu Dương Tu đã vang dội trên văn đàn.

Làm quan

Sau khi Phạm Trọng Yêm cải cách chính trị thất bại, bị gạt bỏ khỏi triều đình, biếm trích xuống phương nam, người cộng sự của ông là Phú Bật, Hàn Kỳ cũng bị cách hết quan chức. Những người đồng tình không dám ra mặt bênh vực họ Phạm. Chỉ có mình Âu Dương Tu dám dâng sớ lên Tống Nhân Tông, nói: "Từ xưa tới nay, kẻ xấu hãm hại người tốt, đều vu cáo người tốt là bè đảng, chuyên quyền. Phạm Trọng Yêm là nhân tài quan trọng của quốc gia, cớ sao lại bị bãi miễn. Nếu bệ hạ tin theo lời kẻ xấu thì chỉ khiến kẻ xấu đắc ý, quân thù vui mừng". Âu Dương Tu tuy không giữ chức quan cao, nhưng rất quan tâm đến triều đình và mạnh dạn can gián hoàng đế.

Cao Nhược Nạp cho rằng Phạm Trọng Yêm bị biếm trích là đúng. Âu Dương Tu rất phẫn nộ, viết 1 lá thư kịch liệt công kích hắn là kẻ không biết liêm sỉ. Vì việc đó, ông bị giáng chức, điều về địa phương, 4 năm sau mới được trở lại kinh thành. Lần này, Âu Dương Tu lại đứng ra bênh vực tân chính của Phạm Trọng Yêm, khiến bọn quyền quý trong triều nổi giận. Chúng tìm mọi chứng cớ vu vơ, gán cho Âu Dương Tu một số tội danh. Triều đình lại biếm Âu Dương Tu đi Từ Châu (nay là huyện Từ, An Huy).

Từ Châu là nơi có phong cảnh đẹp, 4 xung quanh là núi. Đến Từ Châu, ngoài những giờ làm việc công, Âu Dương Tu thường du lãm sơn thủy. Dựng tòa đình trên Lang Nha Sơn làm nơi nghỉ cho du khách. Âu Dương Tu thường tới tòa đỉnh đó uống rượu. Ông tự xưng là "Túy ông" (ông già say) và đặt tên cho tòa đình đó là "Túy Ông đình". Bài tản văn "Túy Ông đình ký" của ông là 1 kiệt tác được người đời truyền tụng, đến cả Tống Nhân Tông cũng vô cùng yêu thích văn chương của ông.

Cải cách văn phong đương thời, phát hiện nhân tài

Âu Dương Tu làm quan địa phương hơn 10 năm trời. Sau Tống Nhân Tông vì quá mến mộ văn tài, mới triệu về kinh thành, phong làm Hàn lâm học sĩ. Sau khi nhận chức, Âu Dương Tu ra sức đề xướng việc cải cách văn phong.

Một lần, kinh thành tổ chức khoa thi tiến sĩ, ông được cử làm chủ khảo. Thấy đây là 1 cơ hội để cải cách văn phong lựa chọn nhân tài. Âu Dương Tu đọc kĩ các quyển thi, thấy quyển nào chỉ có hình thức hào nhoáng mà nội dung trống rỗng thì đánh trượt hết. Kết quả khóa thi, một số người không đỗ rất căm tức Âu Dương Tu. Một hôm, ông cưỡi ngựa đi ra đường, bị 1 đám thí sinh bị đánh trượt ngăn lại, ồn ào chửi mắng và gây sự. Sau nhờ có lính tuần tra đến giải tán, ông mới được vô sự.

Qua việc đó, văn phong trong thi cử nhờ đó mà có biến chuyển lớn. Mọi người đều theo xu hướng viết những bài văn có nội dung sâu sắc, lời lẽ giản dị. Âu Dương Tu không những chỉ ra sức cải cách văn phong, mà còn chú trọng phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Rất nhiều người vốn không nổi tiếng lắm, nhờ được ông tán thưởng và tiến cử, đều trở thành những danh gia, như: Tăng Củng, Vương An Thạch, Tô Tuân (và hai con là Tô Triệt và Tô Đông Pha).

Trong lịch sử văn học, người ta ghép Âu Dương Tu và 5 người trên cùng với Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên thời Đường thành 1 danh sách, gọi là "Đường Tống bát đại gia" (8 tác gia văn xuôi lớn đời Đường - Tống).

Lời phi lộ

Bài này có 21 câu dài ngắn khác nhau (từ 5 chữ tới 32 chữ) ; câu nào cũng tận cùng bằng chữ dã 也 (một giới tự nằm cuối câu có nghĩa là đấy, vậy, đó, thế, như thế...). Lời văn bình dân nhưng nội dung thâm thúy. Con Cò giữ nguyên số chữ của từng câu. Chữ dã 也 ở cuối câu thì dịch là đấy hoặc vậy. Khách dự tiệc là dân huyện Trừ nên Con Cò dùng chữ dân để dịch chữ khách. (dân là cái đinh của bài ký, rút từ câu của Mạnh Tử: 民為貴, 社稷次之, 君為輕 Dân vi qúy, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Dịch thoát là: Dân quý nhất, tổ quốc hạng nhì, vua hạng ba).

Nguyên tác

醉翁亭記

環滁皆山也

其西南諸峯, 林壑尤美, 望之蔚然而深秀者, 琅琊也.

山行六七裏, 漸聞水聲潺潺, 而瀉出於兩峯之間者, 釀泉也

峯迴路轉, 有亭翼然臨於泉上者, 醉翁亭也.

作亭者誰?山之僧智仙也.

名之者誰?太守自謂也.

太守與客來飲於此, 飲少輒醉, 而年又最高, 故自號曰, 醉翁也.

醉翁之意不在酒, 在乎山水之間也.

山水之樂, 得之心而寓之酒也

若夫日出而林霏開, 雲歸而巖穴暝, 晦明變化者, 山間之朝暮也。

野芳發而幽香, 佳木秀而繁陰, 風霜高潔, 水落而石出者, 山間之四時也。

朝而往, 暮而歸, 四時之景不同, 而樂亦無窮也。

至於負者歌於途, 行者休於樹, 前者呼, 後者應, 傴僂提攜, 往來而不絕者, 滁人遊也。

臨溪而漁, 溪深而魚肥, 釀泉爲酒, 泉香而酒洌; 山餚野蔌, 雜然而前陳者, 太守宴也。

宴酣之樂, 非絲非竹, 射者中, 弈者勝, 觥籌交錯, 起坐而喧譁者, 衆賓歡也。

蒼顏白髮, 頹然乎其間者, 太守醉也。

已而夕陽在山, 人影散亂, 太守歸而賓客從也。

樹林陰翳, 鳴聲上下, 遊人去而禽鳥樂也。

然而禽鳥知山林之樂, 而不知人之樂; 人知從太守遊而樂, 而不知太守之樂其樂也。

醉能同其樂, 醒能述以文者, 太守也。

太守謂誰?廬陵歐陽修也。

Dịch âm

Túy Ông Đình ký

Hoàn Trừ giai sơn dã.

Kì Tây Nam chư phong, lâm hác vưu mĩ, vọng chi uý nhiên nhi thâm tú giả, Lang Da* dã.

Sơn hành lục thất lí, tiệm văn thuỷ thanh sàn sàn, nhi tả xuất vu lưỡng phong chi gian giả, Nhưỡng Tuyền dã.

Phong hồi lộ chuyển, hữu đình dực nhiên lâm vu tuyền thượng giả, Tuý Ông đình dã..

Tác đình giả thùy? Sơn chi tăng Trí Tiên dã.

Danh chi giả thùy? Thái thú tự vị dã.

Thái thú dữ khách lai ẩm vu thử, ẩm thiểu triếp tuý, nhi niên hựu tối cao, cố tự hiệu viết, Tuý Ông dã.

Tuý Ông chi ý bất tại tửu, tại hồ sơn thủy chi gian dã.

Sơn thủy chi lạc, đắc chi tâm nhi ngụ chi tửu dã.

Nhược phù nhật xuất nhi lâm phi khai, vân qui nhi nham huyệt minh; hối minh biến hoá giả, sơn gian chỉ triêu mộ dã.

Dã phương phát nhi u hương, giai mộc tú nhi phồn âm, phong sương cao khiết, thuỷ lạc nhi thạch xuất giả, sơn gian chi tứ thời dã.

Triêu nhi vãng, mộ nhi qui, thứ thời chi cảnh bất đồng, nhi lạc diệc vô cùng dã.

Chí vu phụ giả ca ư đồ, hành giả hưu ư thụ, tiền giả hô, hậu giả ứng, ủ lũ đề huề, vãng lai nhi bất tuyệt giả, Trừ nhân du dã.

Lâm khê nhi ngư, khê thâm nhi ngư phì; Nhưỡng tuyền vi tửu, tuyền hương chi tửu liệt**; sơn hào dã tốc, tạp nhiên nhi tiền trần giả, thái thú yến dã.

Yến hàm chi lạc, phi ti phi trúc, xạ*** giả trung, dịch giả thắng, quang trù giao thác, khởi toạ nhi huyên hoa giả, chúng tân hoan dã.

Thương nhan bạch phát, đồi nhiên hồ kì gian giả, thái thú tuý dã.

Dĩ nhi tịch dương tại sơn, nhân ảnh tán loạn, thái thú qui nhi tân khách tòng dã.

Thụ lâm âm ế, minh thanh thượng hạ, du nhân khứ nhi cầm điểu lạc dã.

Nhiên nhi cầm điểu tri sơn lâm chi lạc, nhi bất tri nhân chi lạc; nhân tri tòng thái thú du nhi lạc, nhi bất tri thái thú chi lạc kì lạc dã.

Tuý năng đồng kì lạc, tỉnh năng thuật dĩ văn giả, thái thú dã.

Thái thú vị thùy? Lư Lăng Âu Dương Tu dã.

Bài này được làm vào năm thứ 6 niên hiệu Khánh Lịch đời Tống Nhân Tông. Lúc ấy tác giả đương nhậm chức Tri Châu ở Trừ Châu. Túy Ông đình nằm ở phía Tây Nam Trừ châu tỉnh An Huy. Sơn tăng Trí Tiên xây một cái đình ở đây. Âu Dương Tư đặt tên cho đình là Túy Ông đình (đình Ông Say) ; ám chỉ mình thường say sưa với dân tại đình này.

Chú giải

*琅琊 Lang Da: Núi Lang Da, nằm ở phía Tây Nam huyện Trừ (có người phiên âm là Từ).

**洌 liệt: thanh khiết. Câu này có người viết là “tuyền liệt nhi tửu hương” nhưng Tô Thức viết lại trong bài bi văn “Túy Ông đình ký” sửa thành “tuyền hương nhi tửu liệt”.

***射 xạ: Một trò chơi thời xưa gọi là đầu hồ 投壶; dùng một tấm thẻ có hình dạng mũi tên ném vào cái bình cổ cao, căn cứ vào số lần trúng mà phân ra thắng thua.

太守 Thái thú:

Là một chức quan trong thời kỳ cổ đại của lịch sử Trung Quốc, đứng đầu đơn vị hành chính "quận".

Chức vụ này được đặt ra từ thời Chiến Quốc. Thời đó, các nước chư hầu được thành lập ở gần biên cảnh, quan đứng đầu nước chư hầu Công, được cha truyền con nối.

Nhà Tần chiếm lục quốc, bãi bỏ chế độ sắc phong, toàn Trung Hoa lập thành 36 quận, quận thú (người đứng đầu quận) do hoàng đế trực tiếp bổ nhiệm và miễn nhiệm.

Nhà Tây Hán thay đổi quận thú thành Thái thú. Thái thú là người đại diện của triều đình trung ương tiếp xúc với dân địa phương, được hưởng lương 2000 thạch. Nhiệm vụ chính của các thái thú trong thời bình là thu nạp các cống phẩm của địa phương (thường là sản vật quý) để dâng nộp về triều đình trung ương theo các hạn định đã được đặt ra. Tại những quận không yên ổn (có sự chống đối của dân địa phương hoặc giáp vùng biên), nhà Hán đặt thêm chức Đô úy có nhiệm vụ phụ trách quân sự, đóng quân đồn trú tại địa phương để đánh dẹp các lực lượng nổi dậy hoặc sự xâm lấn của ngoại bang. Thái thú chịu sự giám sát của các Thứ sử.

Sang thời Đông Hán, triều đình đặt ra chức Kế lại. Người Kế lại có nhiệm vụ thay mặt Thái thú lên báo cáo tình hình với Thứ sử. Kế lại thay mặt thứ sử lên triều đình tâu báo, còn Thứ sử chuyên tâm vào việc ở bản châu.

Nhà Tùy xóa bỏ quận, lập châu (đơn vị hành chính cấp thứ hai), chức thái thú bị bãi bỏ, thời kỳ này quan Thứ sử trở thành chức quan gần tương đương với quan thái thú thời nhà Hán.

Từ thời nhà Tống về sau, chức thái thú chỉ tri phủ (phủ nhỏ gọi là huyện, nhỏ hơn nữa và ở miền núi thì gọi là châu). Âu Dương Tu dùng thái thú để chỉ chức tri huyện; nhưng vùng cai trị mà ông đảm trách lúc này là huyện Trừ, một huyện ở miền núi nên thực ra là chức tri châu.

Bài này được làm vào năm thứ 6 niên hiệu Khánh Lịch đời Tống Nhân Tông. Lúc ấy tác giả đương nhậm chức Tri Châu ở Trừ châu. Túy Ông đình nằm ở phía Tây Nam Trừ châu tỉnh An Huy. Sơn tăng Trí Tiên xây một cái đình ở đây. Âu Dương Tu đặt tên cho đình là Túy Ông đình (đình Ông Say) ; ám chỉ mình thường say sưa với dân Trừ châu tại đình này.

Dịch ký

Bài ký Đình Túy Ông

Núi bọc huyện Trừ đấy,

Tây nam huyện Trừ hang hốc đẹp vô cùng vậy.

Xa xa cây cỏ thanh tú xum xuê, Lang Da* đấy.

Sáu bảy dặm sườn non, đang nghe suối chảy rì rầm, bỗng nước lao thẳng xuống giữa hai ngọn núi, suối Nhưỡng đấy.

Đường núi quanh co, đình bên suối có mái như chim xòe cánh, đình Tuý Ông đấy.

Ai xây đình vậy? sơn tăng Trí Tiên xây đấy.

Ai đặt tên đình? thái thú tự đặt đấy.

Thái thú mời dân uống rượu tại đây, uống ít mà say, vì nhiều tuổi nhất, nên tự lấy tên mình, Túy Ông đấy.

Nghĩa Túy Ông không nằm tại rượu, nằm tại phong cảnh núi sông đấy.

Thú vui sông núi, thấy trong rượu cảm trong lòng đấy.

Như khi nắng lên làm tan sương rừng, khói mây bay về tụ hội; hang hốc tối tăm dần, núi đổi sáng thành chiều đấy.

Cỏ dại ngoài đồng tỏa hương, cây to bóng râm đậm màu, gió sương tinh khiết, nước xuống thấp đá nhô lên, cảnh trông như bốn mùa vậy.

Sáng vào núi, tối quay về, cảnh bốn mùa chẳng giống nhau, niềm vui cũng vô cùng vậy.

Người dân khuân vác hát trên đường, bộ hành nghỉ dưới cây, kẻ trước hô, người sau ứng, cúi ngẩng hả hê, dìu nhau qua lại không ngớt, dân Trừ chơi đấy.

Tới khe câu cá, khe sâu thì cá béo, suối Nhưỡng cất rượu, suối thơm cho rượu ngon, ốc núi rau đồng, la liệt bày trước mặt dân, tiệc thái thú đấy.

Yến tiệc vui say, không đàn không sáo, thẻ** ném chai, cờ giành thắng, ly thẻ ngổn ngang, đứng ngồi ồn ào náo nhiệt, dân chung vui đấy.

Da mồi tóc bạc, lảo đảo ngả nghiêng trước tiệc, thái thú say đấy.

Tới khi ác lặn đầu non, bóng người tán loạn, thái thú ra về dân theo sau đấy.

Cây rừng mờ mờ, tiếng chim trầm bổng, khi dân về hết chim muông vui đấy.

Chim muông chỉ biết vui chơi cùng rừng núi, đâu biết được niềm vui của dân; dân chỉ biết theo thái thú mua vui, đâu biết thái thú mua cái vui của dân vậy.

Say thì cùng vui vầy, tỉnh thì vịnh cảnh vui ấy, thái thú đấy.

Thái thú là ai? Lư Lăng Âu Dương Tu đấy.

Lời bàn của Con Cò

Trước hết, Con Cò nhắc các bạn đọc lại phần tiểu sử của Âu Dương Tu (nhất là những khúc tô đậm) để biết công lao của ông đối với nền văn học Trung Quốc (rồi lan tỏa tới Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam). Ông là Ân sư của Tô Đông Pha và đã dẫn dắt họ Tô trở thành thi hào lớn nhất thời Tống.

Ký là một loại tản văn tự sự, như bút ký, hồi ký, nhật ký, du ký, phóng sự, ký sự, tùy bút. Đặc điểm của ký là lấy phi hư cấu làm chất liệu để tạo thẩm mĩ. Ký xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học của Trung Quốc, nó ra đời từ thời tiền Hán. Đến đời Đường, Tống, bên cạnh những tác phẩm chép sử, đã thấy có các tập bút kí ghi chép những nhân, vật, sự việc có thật (phi hư cấu) trong xã hội. Âu Dương Tu là người đầu tiên phá vỡ cái vỏ biền ngẫu của ký. Trước kia, ký giống như cái trống (mặt thì kêu to, lòng thì trống rỗng). Ông đã biến lối văn biền ngẫu kêu mà rỗng thành lối văn biển ngẫu bình dân mà trữ tình; nhờ thế mà ký diễn đạt được mọi tư tưởng tiến bộ trong tản văn.

5 câu chót tóm tắt ý chính trong bài Túy Ông Đình Ký:

- Tới khi ác lặn đầu non, bóng người tán loạn, thái thú ra về dân theo sau đấy.

- Cây rừng mờ mờ, tiếng chim trầm bổng, khi dân về hết chim muông vui đấy.

- Chim muông chỉ biết vui chơi cùng rừng núi, đâu biết được niềm vui của dân; dân chỉ biết theo thái thú mua vui, đâu biết thái thú mua cái vui của dân vậy.

- Say thì cùng vui vầy, tỉnh thì vịnh cảnh vui ấy, thái thú đấy.

- Thái thú là ai? Lư Lăng Âu Dương Tu đấy.

Một ngàn năm sau, tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln cũng nói một câu tương tự: “Government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the earth”.

Góp ý của mirordor:

Có nhiều lối đọc một bài văn để lấy dữ kiện trong bài, hay để hiểu ý tác giả qua những dữ kiện đó. Đạo Mò vì méo mó nghề nghiệp (phân tâm), đọc để biết thêm ít nhiều về tác giả. Âu Dương Tu bị vu tội loạn luân với con dâu và suýt bị tử hình rồi bị biếm làm thái thú Trừ Châu (滁州) năm Khánh Lịch thứ 6 (1046), lúc mới 39 tuổi, nhưng đã tự xem là thương nhan bạch phát (蒼顏白髮) trong bài ký nói về việc du ngoạn núi Lang Da (琅琊山). Mặc dù bài ký sự có tựa đề là Túy Ông Đình, ngoài việc nói rằng đình có mái cong như cánh chim (ngôi đình ta thấy trong các hình bây giờ được xây thời nhà Thanh nhưng có lẽ phản ảnh sự kiện này), thái thú họ Âu Dương tả toàn cảnh núi rừng quanh đó. Và người đọc nên để ý tới việc tác giả viết trong cái nhìn của một người bàng quan về đời sống, cảm nghĩ của thái thú họ Âu Dương.

Viết khách quan và dùng chữ 樂=lạc nhiều lần như thể chủ ý muốn người đọc phải phân vân tác giả vui vì lý do gì trong khi vừa suýt chết vì bị vu cáo và đang sống trong hoàn cảnh biếm trích. Tại sao một chính trị gia mới 39-40 tuổi với ý hướng kinh bang tế thế lại có thể vui khi đang bị biếm khỏi kinh đô? Có lý do gì đó tác giả mới viết dài dòng rằng chim rừng vui hót sau khi du khách ra về (chuyện dĩ nhiên) nhưng không biết loài người vui chuyện gì (cũng dĩ nhiên), và người đồng du biết thái thú vui nhưng không biết nỗi vui của thái thú là gì; có phải chăng các từ cầm điểu (禽鳥) và nhân (人) có thể ngụ ý các quan lại trong triều ở Biện Kinh? Tại sao phải nhắc lại hoài rằng ta đang là một thái thú trong một ký sự về du ngoạn núi Lang Da? Cái đình với mái hình cánh chim hình như chưa hề có tên, và chính Âu Dương Tu đặt tên cho nó; thế thì bài ký sự là để kể lại cuộc du ngoạn, hay để nói lên tâm sự của chính tác giả, tâm sự của một người đang bị thất thế và biết mình có nhiều kẻ thù?

Có lẽ ít người đọc để ý tới hàm ý trong 4 chữ 山餚野蔌=sơn hào dã tốc; hào là thịt, tốc là rau và sơn hào dã tốc là thịt rừng, rau hoang. Cụm từ này tương phản với thành ngữ 山肴海味=sơn hào hải vị dùng cho các món ngon vật lạ chỉ các nhà quyền quí mới có; không cần phải có quyền cao chức trọng, luôn dự tiệc tùng hát xướng (非絲非竹=phi ty phi trúc) ở triều đình với bạn đồng liêu mới là hoan lạc. Cụm từ 衆賓=chúng tân dùng để chỉ những du khách đồng hành với thi-văn sĩ đi chơi núi chứ không phải để chỉ đám thường dân do quan thái thú cai trị, và hàm ý rằng nếu không có bạn đồng liêu thì ta vẫn có thể vui sống với người cùng thị hiếu nơi hoang dã.

Tiệc nào cũng có rượu, cho dù chỉ là tiệc bày lúc du ngoạn với sơn hào, dã tốc, nhưng tác giả nói rõ rằng không có nhiều rượu và ông ta say vì nước suối Nhưỡng - 酿 viết với bộ tửu và có nghĩa là cất rượu hay rượu - trong và thơm như rượu, và vì thấy du khách đồng hành vui chơi rất bình dân. Mới quanh 40 tuổi đã thấy mình già nhưng có thể vui say giữa thiên nhiên và thường dân; rất tiếc rằng cái mộng kinh bang tế thế không cho phép Âu Dương Tu có thể tự mãn với những nhận xét về thiên nhiên, thời tiết, nhân tình thế thái và hạnh phúc.

mirordor

@ Ốc góp thêm ý:

ỐC góp thêm ý với Đạo Mò

Xét theo tiểu sử cá nhân, lịch sử đương thời, cùng cách cư xử với học trò, với bạn tri kỷ & bạn đồng triều, và lòng yêu chuộng vẻ đẹp thuần túy (chống lại vẻ hào nhoáng bề ngoài) thì thấy rằng tất cả 21 câu trong bài Túy Ông Đình đều ăn khớp với con người của Âu Dương Tu. Còn nữa, xét lịch sử một ngàn năm sau thì thấy lời vu cáo đương thời không thể vùi dập được con người cương trực.

ÔC

Góp ý của Mỹ Ngọc:

MN góp bài phỏng dịch bài số 918b Túy Ông Đình Ký-ÂDT.

Túy Ông Đình Ký.

Huyện Trừ núi bao,

Núi phía tây nam, hang động đẹp vô ngần,

Xa nhìn phong cảnh xum xuê tươi mát, Lang Da đó.

Vào núi chừng sáu bẩy dậm, thoáng nghe tiếng nước róc rách, từ khe hai giải núi, suối Nhưỡng đó.

Đường núi quanh co, có một ngôi đình, mái cong như cánh chim bay trên mặt suối, Túy Ông đình đó.

Ai xây đình này?

Nhà Sư Trí Tiên chùa núi đấy.

Ai đặt tên đình?

Thái Thú tự lấy tên mình đặt đấy.

Thái Thú mời khách đến đây uống rượu, uống ít mà say, Ông lớn tuổi nhất, nên lấy tên là Túy Ông.

Túy Ông không phải người say vì rượu, mà say vì cảnh đẹp núi sông đấy.

Niềm vui say cùng sông núi, có được trong lòng như có được trong rượu vậy.

Khi nắng lên, cây rừng hiện rõ, mây lui về hốc tối: ánh sáng thay đổi sớm chiều trên núi đấy.

Hoa rừng thơm ngát, cây to bóng mát, sương gió trong lành, nước rút đá nhô, bốn mùa trên núi đó.

Sáng tới thăm, chiều trở về, khung cảnh bốn mùa thay đổi, niềm vui vô tận đấy.

Người khuân vác ca hát, bộ hành nghỉ dưới cây, kẻ trước hỏi, người sau thưa, khom lưng dắt díu nhau, tới lui liên tục, dân Trừ sinh hoạt đó.

Cá câu bên suối, suối sâu cá mập, nước suối nấu rượu, suối thơm rượu sảng khoái, thịt rừng rau dại, la liệt bày trước mặt, bữa tiệc của Thái Thú đấy.

Niềm vui của tiệc rượu, không phải ở đàn sáo, đua ném tên, thắng đấu cờ, ly chén bừa bãi, ngồi đứng ồn ào, mà là sự tập hợp của tân khách.

Một người tóc bạc già nua đang say sỉn, Thái Thú đang say đấy.

Chẳng mấy chốc, mặt trời lặn, bóng người tản mát, Thái Thú về, khách khứa về theo đấy.

Rừng cây sẫm tối, tiếng hót bổng trầm, người đi hết, chim chóc vui.

Tuy nhiên, chim chỉ biết vui cùng rừng núi, không hiểu được niềm vui của người dân, dân chỉ biết du hí cùng Thái Thú để tìm vui, họ đâu biết Thái Thú đã tìm cái vui của họ làm niềm hạnh phúc của mình đấy.

Say cùng nhau vui thú, tỉnh ghi chép lại cuộc vui thú này, Thái Thú làm đó.

Thái Thú là ai? Là Âu Dương Tu người gốc Lư Lăng đó.

Mỹ Ngọc phỏng dịch.

Nov. 15/2023.

Góp ý của Lộc Bắc:

Để dễ đọc, dễ trình bày và có thể ngâm vịnh được Lộc Bắc đã chuyển thể bài Túy Ông đình ký từ thể ký thành thể thơ; thể thơ này hao hao giống như thể hát nói do đó số câu không khớp với bài nguyên bản. Bài phỏng dịch có 27 câu so với nguyên bản 21 câu; tuy nhiên vẫn giữ nguyên nội dung và trình tự của nguyên bản.

Phỏng dịch Bài ký Đình Túy Ông

Núi non bao bọc huyện Trừ

Tây Nam hang hốc gió ru bốn bề

Lang Da cây cỏ xum xuê

Đường mòn suối Nhưỡng sơn khê hai bờ

Đường quanh co, đình bên suối mái cánh cong, đình Túy Ông đấy

Ai xây đình vậy? sơn tăng Trí Viên

Ai đặt tên đình? Thái thú đặt tên

Đây chốn Thái Thú mời dân uống rượu vui chơi, ca hát.

Sao gọi Túy Ông? vì nhiều tuổi nhất

Nghĩa của tên thật? từ cảnh núi sông

Vui thú núi sông

Cảm xúc trong lòng, qua dòng rượu gợi!

Nắng bạt sương rừng. Mây tụ, hang hốc tối tăm, núi quang chuyển tối

Bóng rợp cây cao, tỏa hương cỏ rối, tinh khiết gió sương, đá nhô cạn thủy, tứ quý đề huề

Sáng vào núi, tối quay về

Cảnh bốn mùa chẳng giống nhau gì, niềm vui vô cùng vậy!

Dân phu hát dạo, người dựa gốc cây; trước hô sau ứng, cúi ngẩng hả hê, qua lại không ngơi, dân huyện Trừ chơi đấy!

Khe sâu cá béo. Nước trong suối Nhưỡng cất rượu ngon. Ốc núi rau đồng bày la liệt, tiệc thái thú đãi dân.

Yến tiệc vui say, không đàn không sáo. Ném thẻ đầu hồ, cờ giành phần thắng, ly thẻ ngổn ngang, đứng ngồi náo nhiệt. Khách lên tinh thần

Da mồi tóc bạc, lảo đảo ngiêng thân, thái thú say khướt!

Ác lặn đầu non, bóng người tán loạn Thái thú về dân theo chậm bước

Cây rừng mờ mờ, chim kêu suốt lượt, người vắng chim vui

Chim muông vui mừng rừng núi, dân theo thái thú vui chơi

Thái thú mua cái vui của dân chúng.

Say thì quan dân phóng túng

Tỉnh, người ghi lại ký, thơ

Ai? Thái thú Âu Dương Tu!

Lộc Bắc

Góp ý của Phí Minh Tâm:

醉翁亭記-歐陽修 Túy Ông Đình Ký - Âu Dương Tu

Bài Túy Ông Đình Ký được viết vào năm Tống Nhân Tông Khánh lịch năm thứ 5 (1045), khi Âu Dương Tu đang giữ chức Thái Thú Trừ Châu. Tại Trừ Châu, ông đã thực hiện một sự cai trị đơn giản và khoan dung, phát triển sản xuất và cho phép người dân địa phương sống một cuộc sống yên bình và ổn định. Tuy nhiên, mặc dù toàn bộ triều đại Bắc Tống lúc bấy giờ đã tiến bộ về chính trị, gió mưa thuận lợi, nhưng những thiếu sót tích lũy của đất nước Trung Hoa không thể mất đi. Điều này khiến ông cảm thấy lo lắng và đau lòng.

Bài này là một hiện tượng văn học của Trung Hoa cổ đại. Tiếc là tôi không đọc được chữ Hoa để thưởng thức văn phong của bài. Nghiên cứu văn tự, bài có văn tự rất phức tạp và có những tình tiết khó hiểu hết được.

Bài văn xuôi gồm 21 câu, chia làm 4 đoạn:

Câu 1 đến 6: Cảnh đẹp trong vùng Túy Ông Đình

Câu 7 đến 11: Cảnh thay đổi từ sáng đến chiều

Câu 12 đến 14: Sự yên bình và vui chơi của dân

Câu 19 đến 21: Niềm vui của chim muông, người dân và tác giả

Bài viết này là kết quả nghiên cứu trên internet và có tiết mục như bên dưới:

· Nguyên tác

· Phiên âm

· Thành ngữ và ẩn dụ

· Câu có hình thức đặc biệt

· Từ ngày nay có nghĩa khác

· Từ sống động được dùng khác từ loại

· Từ có nhiều nghĩa

· Ghi chú thêm về từ ngữ

· Dịch nghĩa

· Bản dịch Anh ngữ

· Bình luận

Nguyên tác:

醉翁亭記-歐陽修 Túy Ông Đình Ký - Âu Dương Tu

1. 環滁皆山也。

2. 其西南諸峰,林壑尤美,望之蔚然而深秀者,琅琊也。

3. 山行六七里,漸聞水聲潺潺而瀉出於兩峰之間者,釀泉也。

4. 峰迴路轉,有亭翼然臨於泉上者,醉翁亭也。

5. 作亭者誰?山之僧智仙也。

6. 名之者誰?太守自謂也。

7. 太守與客來飲於此,飲少輒醉,而年又最高,故自號曰醉翁也。

8. 醉翁之意不在酒,在乎山水之間也。

9. 山水之樂,得之心而寓之酒也。

10. 若夫日出而林霏開,雲歸而岩穴暝,晦明變化者,山間之朝暮也。

11. 野芳發而幽香,佳木秀而繁陰,風霜高潔,水落而石出者,山間之四時也。

12. 朝而往,暮而歸,四時之景不同,而樂亦無窮也。

13. 至於負者歌於途,行者休於樹,前者呼,後者應,傴僂提攜,往來而不絕者,滁人游也。

14. 臨溪而漁,溪深而魚肥。釀泉為酒,泉香而酒洌;山餚野蔌,雜然而前陳者,太守宴也。

15. 宴酣之樂,非絲非竹,射者中,弈者勝,觥籌交錯,起坐而喧譁 者,眾賓歡也。

16. 蒼顏白髮,頹然乎其間者,太守醉也。

17. 已而夕陽在山,人影散亂,太守歸而賓客從也。

18. 樹林陰翳,鳴聲上下,遊人去而禽鳥樂也。

19. 然而禽鳥知山林之樂,而不知人之樂;人知從太守游而樂,而不知太守之樂其樂也。

20. 醉能同其樂,醒能述以文者,太守也。

21. 太守謂誰?廬陵歐陽修也。

Phiên âm:

Túy Ông Đình Ký – Âu Dương Tu

1. Hoàn Trừ giai sơn dã.

2. Kỳ Tây Nam chư phong, lâm hác vưu mỹ, vọng chi úy nhiên nhi thâm tú giả, Lang Da dã.

3. Sơn hành lục thất lý, tiệm văn thủy thanh sàn sàn, nhi tả xuất vu lưỡng phong chi gian giả, Nhưỡng Tuyền dã.

4. Phong hồi lộ chuyển, hữu đình dực nhiên lâm vu tuyền thượng giả, Túy Ông đình dã.

5. Tác đình giả thùy? Sơn chi tăng Trí Tiên dã.

6. Danh chi giả thùy? Thái thú tự vị dã.

7. Thái thú dữ khách lai ẩm vu thử, ẩm thiểu triếp tuý, nhi niên hựu tối cao, cố tự hiệu viết, Tuý Ông dã.

8. Túy Ông chi ý bất tại tửu, tại hồ sơn thủy chi gian dã.

9. Sơn thủy chi lạc, đắc chi tâm nhi ngụ chi tửu dã.

10. Nhược phù nhật xuất nhi lâm phi khai, vân quy nhi nham huyệt minh, hối minh biến hoá giả, sơn gian chi triêu mộ dã.

11. Dã phương phát nhi u hương, giai mộc tú nhi phồn âm, phong sương cao khiết, thuỷ lạc nhi thạch xuất giả, sơn gian chi tứ thời dã.

12. Triêu nhi vãng, mộ nhi quy, thứ thời chi cảnh bất đồng, nhi lạc diệc vô cùng dã.

13. Chí vu phụ giả ca ư đồ, hành giả hưu ư thụ, tiền giả hô, hậu giả ứng, ủ lũ đề huề, vãng lai nhi bất tuyệt giả, Trừ nhân du dã.

14. Lâm khê nhi ngư, khê thâm nhi ngư phì, Nhưỡng tuyền vi tửu, tuyền hương chi tửu liệt, sơn hào dã tốc, tạp nhiên nhi tiền trần giả, thái thú yến dã.

15. Yến hàm chi lạc, phi ty phi trúc, xạ giả trung, dịch giả thắng, quang trù giao thác, khởi toạ nhi huyên hoa giả, chúng tân hoan dã.

16. Thương nhan bạch phát, đồi nhiên hồ kỳ gian giả, thái thú túy dã.

17. Dĩ nhi tịch dương tại sơn, nhân ảnh tán loạn, thái thú quy nhi tân khách tòng dã.

18. Thụ lâm âm ế, minh thanh thượng hạ, du nhân khứ nhi cầm điểu lạc dã.

19. Nhiên nhi cầm điểu tri sơn lâm chi lạc, nhi bất tri nhân chi lạc; nhân tri tòng thái thú du nhi lạc, nhi bất tri thái thú chi lạc kỳ lạc dã.

20. Túy năng đồng kỳ lạc, tỉnh năng thuật dĩ văn giả, thái thú dã.

21. Thái thú vị thùy? Lư Lăng Âu Dương Tu dã.

Bài văn xuôi gồm 21 câu với nghệ thuật sử dụng chữ. Nhiều chữ được xài nhiều lần và có nghĩa khác nhau:

歸quy 3 lần

其kỳ 4 lần

樂lạc 11 lần

之chi 17 lần

也dã 21 lần

而nhi 24 lần

Thành ngữ và ẩn dụ:

Quang trù giao thác: sự tương tác giữa bình rượu và sổ ghi nợ rượu rất phức tạp. Mô tả bữa tiệc và đồ uống.

Phong hồi lộ chuyển: đường núi quanh co. Ẩn dụ cho một bước ngoặt mới sau khi trải qua nhiều thăng trầm.

Phong sương cao khiết: gió sương tinh khiết. Thời tiết mát mẻ và sương giá lạnh trắng.

Tiền hô hậu ứng: người phía trước gọi và người phía sau trả lời. Sử dụng như một phép ẩn dụ để lặp lại phần đầu và phần cuối của một bài viết.

San hào dã tốc: thịt rừng và rau dại. Món ngon vật lạ của miền rừng núi hoang dã.

Túy ông chi ý bất tại tửu: ý định của người say rượu không có trong rượu. Ẩn dụ là không có ý định ban đầu hoặc sau này ở đây. Cũng ẩn dụ cho việc làm với động cơ thầm kín.

Thủy lạc thạch xuất: nước rút đá hiện ra, đá lộ ra sau khi mực nước giảm xuống. Ẩn dụ cho sự thật được bộc lộ đầy đủ.

Câu có hình thức đặc biệt:

1. Câu đảo từ:

Câu 13: Chí vu phụ giả ca ư đồ, hành giả hưu ư thụ, tiền giả hô, hậu giả ứng, ủ lũ đề huề, vãng lai nhi bất tuyệt giả, Trừ nhân du dã. Phải là: ư đồ ca, ư thụ hưu

Câu 20: Túy năng đồng kỳ lạc, tỉnh năng thuật dĩ văn giả, thái thú dã. Phải là: dĩ văn thuật chi

2. Câu phán đoán:

Chữ 也dã ở cuối câu 1, câu 4 và câu 21 biểu thị sự phán đoán. Trong những câu khác, chữ 也dã là dấu hiệu đánh giá mẫu câu.

3. Câu tinh lọc (bỏ bớt chữ):

Câu 9: Sơn thủy chi lạc, đắc chi tâm nhi ngụ chi tửu dã. Đầy đủ là: đắc chi vu tâm nhi ngụ chi vu tửu dã.

Câu 20: Túy năng đồng kỳ lạc, tỉnh năng thuật dĩ văn giả, thái thú dã. Đầy đủ là: thuật chi dĩ văn.

Từ sống động được dùng khác từ loại:

1. Sơn hành lục thất lý - sơn: dọc thung lũng, danh từ được dùng làm trạng từ

2. Hữu đình dực nhiên lâm vu tuyền thượng giả - dực nhiên: giống như đôi cánh chim sải rộng, danh từ được dùng làm trạng từ

3. Danh chi giả thùy – danh: đặt tên, danh từ được dùng làm động từ

4. Tự hào viết túy ông dã – hào: danh hiệu, danh từ dùng làm động từ

5. Nhi bất tri thái thú chi lạc kỳ lạc dã - lạc: lạc thú

6. Chí vu phụ giả ca vu đồ ca: bài hát, danh từ dùng làm động từ

7. Tạp nhiên nhi tiền trần giả - tiền: phía trước, danh từ làm trạng từ

8. Thái thú yến dã - yến: bữa tiệc, danh từ là động từ

Từ ngày nay có nghĩa khác:

1. Phi ti phi trúc: không phải lụa, không phải tre – trúc: nhạc cụ thổi; tre

2. Tứ thì chi cảnh bất đồng: phong cảnh bốn mùa khác nhau- thì: mùa; thời gian

3. Dã phương phát nhi u hương: hương hoang dã lan tỏa thơm ngát – phát: khai mở; lan tỏa

4. Lâm phi khai: sương rừng tiêu tán - khai: tiêu tán; mở

5. Đồi nhiên hồ kỳ gian giả: giữa những người say xỉn - đồi nhiên: vẻ say xỉn; vẻ suy đồi

6. Túy ông chi ý bất tại tửu: ý định của người say không có trong rượu – ý: hương vị; ý muốn, ý định

醉翁亭 Túy Ông Đình

Từ có nhiều nghĩa:

Quy:

1. Thái thủ quy (hồi khứ) nhi tân khách tòng: thái thú quay đi và khách theo sau

2. Vân quy (tụ long) nhi nham huyệt minh: mây tụ tập lại và hang động trở nên tối tăm

3. Mộ nhi quy (hồi lai): trở về lúc hoàng hôn

Vị:

1. Thái thú vị (vi) thùy: ai đã nói

2. Thái thú tự vị (mệnh danh) dã: thái thú tự gọi mình: đặt tên

Lâm:

1. Hữu đình dực nhiên lâm (cư cao hướng hạ) vu tuyền thượng giả: có ngôi đình như dương cánh trên bờ suối

2. Lâm (kháo cận) khê nhi ngư: câu cá gần suối

Tú:

1. Vọng chi úy nhiên nhi thâm tú (tú lệ) giả: xa nhìn cây cối tốt đẹp tươi mát

2. Giai mộc tú nhi phồn âm: cây xum xuê bóng mát

Lạc:

1. Sơn thủy chi lạc (lạc thú): thú vui của phong cảnh

2. Nhân tri tòng thái thủ du nhi lạc (hoan lạc): người dân biết đi cùng thái thú để vui chơi (tìm niềm vui)

3. Nhi bất tri thái thủ chi lạc kỳ lạc dã: nhưng không biết rằng niềm vui (hạnh phúc) của thái thú chính là niềm vui (cái vui của người khác)

nhi:

1. Khê thâm nhi ngư phì: suối sâu cá béo (kề nhau)

2. Ẩm thiểu triếp túy, nhi niên hựu tối cao, biểu đệ tiến: uống ít hơn nhưng thường say xỉn, và (anh ấy) là người lớn tuổi nhất, biểu hiện ngày càng tiến bộ.

3. Tạp nhiên nhi tiền trần giả: nhiều phẩm vật linh tinh bày trước mặt

4. Nhược phu nhật xuất nhi lâm phi khai: Nếu mặt trời mọc và sương rừng tiêu tán (tiếp nối)

Chi:

1. Vọng chi úy nhiên nhi thâm tú giả: xa nhìn cây cối tốt đẹp tươi mát, chữ đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ không được dịch được

2. Danh chi giả thùy: tên ai, chỉ Túy Ông Đình (đại danh từ)

3. Túy ông chi ý bất tại tửu: ý của người say không ở trong rượu (trợ từ)

4. Sơn thủy chi lạc: niềm vui của núi sông (trợ từ)

Ghi chú thêm về từ ngữ:

Túy Ông Đình 醉翁亭: là ngôi đình đầu tiên trong bốn gian hàng nổi tiếng ở Trung Hoa, nằm trong Khu thắng cảnh núi Lang Da, phía tây nam thành phố Trừ Châu, tỉnh An Huy.

Túy Ông: ông già say rượu, danh hiệu Âu Dương Tu tự cho mình

Phong Lạc Đình 豐樂亭: được xây cất giữa triều đại nhà Tống và nhà Thanh, cũng nằm trong Khu thắng cảnh núi Lang Da, ở phía nam Trừ Châu (thành phố Hoàng Sơn), dưới chân phía bắc của núi Phong Sơn, cách Túy Ông Đình gần 400km

Hoàn Trừ: bao quanh thành phố Trừ Châu

Trừ Châu: nay là huyện Lang Da, thành phố Trừ Châu, tỉnh An Huy

Kỳ: đại danh từ, dùng để chỉ thành phố Trừ Châu.

Vưu: phi thường, đặc biệt.

Úy nhiên nhi thâm tú giả, Lang Da dã: thảm cây cối tươi tốt rậm rạp, và đó là núi Lang Da

Sàn sàn: tiếng nước chảy.

Nhưỡng Tuyền: tên nguyên thủy là Pha Ly Tuyền, suối trong núi Lang Da, dưới chân đình Túy Ông, có tên Nhưỡng vì tương truyền nước trong có thể cất ra rượu.

Dực nhiên: giống như một con chim dang rộng đôi cánh

Trí Tiên: thiền sư đời Tống Nhân Tông khánh lịch (1041-1048) trụ trì Tu viện Khai Hoa, người xây đình Túy Ông

Danh: tên, đặt tên, danh từ được dùng làm động từ

Tự vị: tự xưng, đặt tên theo bí danh của chính mình.

Hào: bí danh, danh từ được dùng làm động từ

Niên hựu tối cao: lâu đời nhất.

Lâm phi: sương mù trong rừng

Hối minh: chỉ thời tiết nhiều mây và âm u

Chí vu: liên từ, ở đầu câu, chỉ ra sự chuyển tiếp giữa hai đoạn văn và đề cập đến một vấn đề khác.

Hưu vu thụ: nghỉ ngơi dưới gốc cây.

Ủ lũ: lom khom, chỉ người già

Đề huề: chỉ những người trẻ đang đi bộ.

Ty: tơ, nhạc cụ có dây như đàn

Trúc: tre, nhạc cụ thổi như sáo

Thương nhan: khuôn mặt già nua

Lạc kỳ lạc: hạnh phúc cho niềm vui của người khác

Lư Lăng: tổ tiên của Âu Dương Tu ở huyện Lư Lăng nay là Tế Châu, thành phố Tế An, tỉnh Giang Tây

Dịch nghĩa:

Túy Ông Đình Ký Ghi Chép Về Đình Túy Ông

1. Hoàn Trừ giai sơn dã

Trừ Châu có núi bao bọc chung quanh.

2. Kỳ Tây Nam chư phong, lâm hác vưu mỹ, vọng chi úy nhiên nhi thâm tú giả, Lang Da dã.

Núi ở phía tây nam Trừ Châu có hang động đẹp, xa nhìn cây cối tốt đẹp tươi mát, đó là núi Lang Da.

3. Sơn hành lục thất lý, tiệm văn thủy thanh sàn sàn, nhi tả xuất vu lưỡng phong chi gian giả, Nhưỡng Tuyền dã.

Đì vào núi sáu bảy dặm, thoạt nghe tiếng nước róc rách, bỗng thấy nước lao thẳng xuống giữa hai ngọn núi, đó là suối Nhưỡng Tuyền.

4. Phong hồi lộ chuyển, hữu đình dực nhiên lâm vu tuyền thượng giả, Túy Ông đình dã.

Đường núi quanh co, có một ngôi đình mái cong lên như cánh chim bay trên mặt suối, đó là đình Túy Ông.

5. Tác đình giả thùy? Sơn chi tăng Trí Tiên dã.

Ai xây đình này? Đó là sư sống trên núi tên Trí Tiên.

6. Danh chi giả thùy? Thái thú tự vị dã.

Ai đặt tên cho đình? Thái thú tự đặt đó.

7. Thái thú dữ khách lai ẩm vu thử, ẩm thiểu triếp túy, nhi niên hựu tối cao, cố tự hiệu viết, Túy Ông dã.

Thái thú mời dân đến đây uống rượu, uống ít mà say xỉn vì nhiều tuổi nhất, nên tự đặt danh hiệu cho mình là Túy Ông.

8. Túy Ông chi ý bất tại tửu, tại hồ sơn thủy chi gian dã.

Túy Ông không có ý say vì rượu, mà say vì cảnh đẹp của núi sông.

9. Sơn thủy chi lạc, đắc chi tâm nhi ngụ chi tửu dã.

Niềm vui cùng sông núi, có được trong lòng như là có trong rượu vậy.

10. Nhược phù nhật xuất nhi lâm phi khai, vân quy nhi nham huyệt minh, hối minh biến hóa giả, sơn gian chi triêu mộ dã.

Nếu nắng lên làm sương tan cây rừng hiện rõ, mây bay về hang hốc tối tăm, ánh sáng dần thay đổi, núi sẽ trở thành chiều tối.

11. Dã phương phát nhi u hương, giai mộc tú nhi phồn âm, phong sương cao khiết, thủy lạc nhi thạch xuất giả, sơn gian chi tứ thời dã.

Cỏ dại tỏa hương thơm, cây xum xuê bóng mát, gió sương trong sạch, nước xuống thấp đá nhô lên, cảnh trông như bốn mùa vậy.

12. Triêu nhi vãng, mộ nhi quy, thứ thời chi cảnh bất đồng, nhi lạc diệc vô cùng dã.

Sáng vào núi, tối quay về, cảnh bốn mùa không giống nhau, do đó niềm vui cũng vô cùng vậy.

13. Chí vu phụ giả ca ư đồ, hành giả hưu ư thụ, tiền giả hô, hậu giả ứng, ủ lũ đề huề, vãng lai nhi bất tuyệt giả, Trừ nhân du dã.

Người khuân vác hát ca, bộ hành nghỉ dưới cây, kẻ trước gọi, người sau thưa, lom khom dìu dắt nhau, không ngớt qua lại, người dân Trừ sinh hoạt như thế.

14. Lâm khê nhi ngư, khê thâm nhi ngư phì, Nhưỡng tuyền vi tửu, tuyền hương chi tửu liệt, sơn hào dã tốc, tạp nhiên nhi tiền trần giả, thái thú yến dã.

Câu cá bên khe, khe sâu thì cá béo mập, suối Nhưỡng như có rượu, hương thơm của nước làm cho rượu thêm ngon, thịt rừng rau dại bày la liệt trước mặt, đó là bửa tiệc của thái thú.

15. Yến hàm chi lạc, phi ty phi trúc, xạ giả trung, dịch giả thắng, quang trù giao thác, khởi toạ nhi huyên hoa giả, chúng tân hoan dã.

Yến tiệc vui say, không đàn không sáo, đua ném tên, thắng tranh cờ, ly chén ngổn ngang, ngồi đứng ồn ào, dân khách chung vui.

16. Thương nhan bạch phát, đồi nhiên hồ kỳ gian giả, thái thú túy dã.

Một người tóc bạc gương mặt già nua, lảo đảo ngã nghiêng trước tiệc, đó là quan thái thú đang say rượu.

17. Dĩ nhi tịch dương tại sơn, nhân ảnh tán loạn, thái thú quy nhi tân khách tòng dã.

Khi mặt trời lặn trên đầu núi, bóng người tản mát, thái thú ra về, quan khách về theo.

18. Thụ lâm âm ế, minh thanh thượng hạ, du nhân khứ nhi cầm điểu lạc dã.

Cây rừng sẫm mờ, tiếng chim trầm bổng, khi người đi hết chim muông vui mừng.

19. Nhiên nhi cầm điểu tri sơn lâm chi lạc, nhi bất tri nhân chi lạc; nhân tri tòng thái thú du nhi lạc, nhi bất tri thái thú chi lạc kỳ lạc dã.

Tuy nhiên chim muông chỉ biết cái thú vui của rừng núi, nhưng đâu biết được niềm vui của người; người chỉ biết theo thái thú để vui chơi, nhưng đâu biết được niềm vui của thái thú, chính là niềm vui đó (của người dân).

20. Túy năng đồng kỳ lạc, tỉnh năng thuật dĩ văn giả, thái thú dã.

Say thì cùng vui vầy, tỉnh thì ghi chép lại cảnh vui ấy, đó là thái thú.

21. Thái thú vị thùy? Lư Lăng Âu Dương Tu dã.

Vậy thái thú là ai? Đó là Âu Dương Tu người gốc Lư Lăng.

Bản dịch Anh ngữ: Zuiwengting Ji - Wikipedia

Zuiwengting Ji 醉翁亭記 (pinyin: Zùiwēngtíng Jì; lit. 'An Account of the Old Toper's Pavilion') is a semi-autobiographical essay by Ouyang Xiu (1007–1072 CE). The title refers to himself and the Zuiweng Pavilion (Zuiwengting) near Chuzhou City, Anhui, China.[1] The essay's most well-known line is: The Old Toper cares not for the wine, his interest lies in the landscape (醉翁之意不在酒,在乎山水之間也), an idiom still used in modern Chinese to describe someone with an ulterior motive.

English translation

Around Chu are all mountains, and as for the peaks in its southwest, their forests and valleys are especially beautiful. Looking toward Langye, one sees that it is lush and deeply flowering. Walking into the mountains six or seven li, one gradually hears the chan chan sound of water flowing, streaming out between two peaks. This is the "Brewer's Spring." Returning to the mountain path, there is a pavilion with outstretched wings, which the spring descends toward. This is the Pavilion of the Old Toper. As for who built this pavilion, it was the Buddhist priest of the mountain, Zhi Xian. As for who named it, the Grand Warden named it after himself. The Grand Warden and his guests come here to drink, and drink but a little and are at once intoxicated. As he got older, the Grand Warden gave himself the name "Old Toper." The Old Toper cares not for the wine, his interest lies in the landscape. The happiness of mountains and streams is obtained in the heart and lodged in wine.

Imagine the rising sun and the parting of the forest mist, the return of clouds and the darkening of cliff-side caves. These changes between darkness and brightness are the sunrise and sunset in the mountains. The country fragrance is faintly redolent; fine trees flower and flourish in the shade; the wind is high and the frost is pure; the water level lowers and the riverbed rocks come forth: these are the four seasons amid the mountains. One goes out at sunrise and returns at sunset. The scenes of the four seasons are not the same, and their pleasures are likewise inexhaustible. Those carrying burdens sing along dirt paths, those walking rest under trees. Those in the front call out, and those at the back respond. Hunched over old folks and those leading children by the hand, coming without stopping, these are the outings of the people of Chu. Fishing just before the brook, the stream is deep and the fish are plump. Brewing the spring water into wine, the spring water is fragrant and the wine is pure.

Mountain game meat and wild vegetables are laid out in an assortment for the Grand Warden's feast. The happiness of the feast and drinking has nothing to do with strings and flutes. The shooters of dice hit their mark, and players of Chinese chess are victorious. Wine cups and game tallies cross back and forth, and people sit and stand in an uproar. The multitude of guests is happy. Senile-looking and white-haired, slumped amidst them is the Grand Warden, drunk. Shortly afterwards, the setting sun is behind the mountains and the peoples' shadows scatter disorderly.

The Grand Warden returns and the guests follow. The forest of trees is dark, and the sound of birds is all over: the traveling people have left and the birds are pleased. Naturally, the birds know the pleasures of the mountains and forests, and do not know the happiness of people. People know to take after the happiness of the Warden, but do not know that the happiness of the warden is their own happiness. The Grand Warden is one who can share their happiness when drunk, and can express it in literature when sober. What is the Grand Warden called? He is Ouyang Xiu of Luling.

Bình luận:

Chủ ý của Âu Dương Tu khi viết bài Túy Ông Đình nằm gọn trong câu 19: Nhiên nhi cầm điểu tri sơn lâm chi lạc, nhi bất tri nhân chi lạc; nhân tri tòng thái thú du nhi lạc, nhi bất tri thái thú chi lạc kỳ lạc dã.

Câu này có 5 chữ lạc với nghĩa khác nhau. Tạm dịch:

Tuy nhiên chim muông chỉ biết cái thú vui (danh từ) của rừng núi, nhưng đâu biết được niềm vui của người; người dân chỉ biết theo thái thú để vui (động từ) chơi, nhưng đâu biết được niềm vui (hạnh phúc) của thái thú, chính là cái niềm vui đó (của người dân).

Ông khéo léo đem thú vui của núi đồi thành niềm vui của chim muông, dùng niềm vui của chim muông khơi dậy niềm vui của người chỉ biết theo vui chơi. Người dân không biết được niềm vui của ông. Niềm vui của ông thì khác, là gì không phải ai cũng hiểu được. Ba chữ lạc kỳ lạc viết đầy đủ phải là thái thú chi lạc kỳ Trừ nhân chi lạc.

Một chánh sách cai trị lý tưởng “Niềm vui của người cai trị là hạnh phúc của người dân”. Viết cách khác, “Hạnh phúc của người dân là niềm vui của người cai trị”.

Góp ý của Thanh Vân:

Chuyện đình Túy Ông

Huyện Trừ có núi bọc chung quanh

Hang động Tây Nam cảnh tuyệt trần

Cây cỏ Lang Da thanh thản mọc

Trên cao suối nước đổ rì rầm

Ngôi đình mái cong chim xòe cánh

Bên suối sơn tăng xây đã lâu

Tên đặt Tuý Ông đình Thái thú

Mời dân uống rượu chén cùng nâng

Thảnh thơi sông núi hòa hương rượu

Nắng sáng tản sương, mây buổi chiều

Núi biếc cỏ thơm cây rạp bóng

Bốn mùa dân chúng sống bình yên

Ra khe câu cá rượu thơm bày

Yến tiệc vui chơi thẻ ném chai

Thái thú với dân men lảo đảo

Chiều tà tàn tiệc ngật ngà say

Chim muông ca hót nơi rừng núi

Dân chúng an nhiên hưởng thú nhàn

Thái thú Lư Lăng bày cảnh trí

Âu Dương hoan lạc sống cùng dân!

Thanh Vân

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Mon Jan 29, 2024 9:04 pm    Tiêu đề: CHÚC XUÂN


CHÚC XUÂN

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


CHÚC XUÂN

Cuối năm Ất Mão nâng ly chúc

Năm mới an khang vui hết mực

Bè bạn họp hành xoa, phú, thơ...

Giáp Thìn gia quyến luôn sung túc!

Lộc Bắc

Jan24


CHÚC TẾT

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Xin họa lại thơ anh Lộc Bắc cho vui Diễn đàn gần cuối năm

CHÚC TẾT

Tiễn biệt năm Mèo trân trọng chúc

Tiệc tùng trà rượu vui chừng mực

An khang thịnh vượng quý vô song

Bằng hữu anh em như thủ túc

Giáng Nga


CẢM ƠN

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


CẢM ƠN

Xin "tiếp lời" chị Giáng Nga và anh Lộc Bắc:

Cám ơn anh Lộc Bắc nha

Còn thở còn viết tà tà mua vui

Hăm Ba Táo gửi nụ cười (GN)

Bạn bè, đồng nghiệp đọc chơi đỡ ghiền

Về trời táo chẳng huyên thuyên

Chỉ tâu gia chủ thiếu tiền mua voi! (LB)

Mua voi tôi bán xe hơi

Vừa nhanh vừa mạnh bằng mười voi kia

Bao giờ đi Cam-pu-chia

Thì tôi lại tậu voi kia về nhà (TVK) *

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Mon Jan 29, 2024 9:05 pm    Tiêu đề: Tiễn Mão Nghênh Thìn


Tiễn Mão Nghênh Thìn

Mai Hữu Thọ
chọn ảnh minh họa


Tiễn Mão Nghênh Thìn

Tiễn cựu nghinh tân

Mèo đi Rồng đến, tới gần kề,

Thêm tuổi càng thêm tác động quê!

Chìa khóa nằm đâu, tìm bắt mệt,

Cell phone trốn mất, thấy: vui ghê!

Chuyện xưa cổ tích tự nhiên đến,

Chuyện mới thời nay bới mới về.

Tống biệt Mèo, nghênh Thìn

mới đến,

Mong tâm, sức khoẻ vẫn tràn trề.

SVĐG

January 28, 2024,

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Fri Feb 02, 2024 3:57 am    Tiêu đề: TẾT NÀY...  ~ NGÀY XUÂN

        TẾT NÀY...                               NGÀY XUÂN
                                                                          (Lẩy bài TẾT NÀY)
Tết này anh ở rất xa                                            Người nơi vạn dặm
Giao thừa bên ấy người ta thế nào?                    Giao thừa ra sao,
Chắc là chẳng có hoa đào                                    Một cánh hoa đào,
Chẳng đi chợ tết dạt dào niềm vui                       Du xuân chợ tết?

Xứ người, chỉ một anh thôi                                    Quê người độc chiếc
Nhớ thương, em dấu ngậm ngùi vào tim               Nỗi nhớ ngậm ngùi 
Đất trời như cũng lặng im                                     Vòi või thương ôi
Trên cành lộc biếc, tiếng chim gọi đàn...                Chim trời biệt xứ

Nắng xuân vẫn cứ mơ màng                                  Nắng xuân tư lự
Mà mình hai nẻo dặm đàng cách xa                       Hai nẻo hai thân
Tết này em chẳng mua hoa                                   Hoa đẹp vô phần
Sơ sài mấy món, thế là cũng xong                         Sơ sài lá ngón

Giao thừa đến, em chỉ mong                                   Giao thừa ước mọn
Gặp trên mạng ảo, chúc anh mấy lời                       Mạng ảo dăm câu 
Để nơi góc bể, chân trời                                          Chúc người vui vẻ
 Bao điều may mắn mỉm cười với anh...                   Qua cầu Dạ Lan...

       Dạ Lan                                                              Lộc Bắc


Solenzara by Enrico Macias



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tuyển chọn THƠ của MAI THỌ Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2, 3
Trang 3 trong tổng số 3 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân