TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Xướng, Họa, Cảm Tác, Lẩy Thơ, Tập Thơ - LỘC BẮC
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Xướng, Họa, Cảm Tác, Lẩy Thơ, Tập Thơ - LỘC BẮC
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2, 3  Trang kế
 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tuyển chọn THƠ của MAI THỌ
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Tue Aug 25, 2020 2:45 am    Tiêu đề: NHỚ ~ QUÊN



NHỚ ~ QUÊN


NHỚ

Nhớ sao là nhớ,  nhớ mênh mang
Nhớ lũy tre xanh nhớ xóm làng
Nhớ cảnh chiều vàng khi nắng xuống
Nhớ hàng phượng đỏ lúc hè sang
Nhớ bờ đê nhỏ trăng soi sáng
Nhớ biển sóng cao gió phũ phàng
Nhớ cội tre già cho bóng mát
Nhớ sao là nhớ,  nhớ mênh mang

Bá Nha


QUÊN

Quên đi chẳng đặng nén lòng mang
Quên chuyện đau thương viết mấy hàng
Quên nghĩa thủy chung khi khốn khó
Quên tình lạnh lẽo lúc giầu sang
Quên ngày thực tập màu blouse trắng
Quên tết chợ hoa sắc áo vàng
Quên nói một lời khi giã biệt
Quên đi chẳng đặng nén lòng mang!

Lộc Bắc


Gợi Nhớ Quê Hương
Song Ca Đặc Biệt Hai Chị Em Ruột Thúy Huyền - Thanh Hồng



Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Sat Apr 03, 2021 9:33 pm    Tiêu đề: Phóng Tác : Nghịch Duyên ~ Duyên Hờ! ~ Nhạt nhòa ~ DUYÊN ~ Hờ hững


MỜI XEM : Những bài thơ phóng tác : Nghịch Duyên ~ Duyên Hờ! ~ Nhạt nhòa ~ DUYÊN ~ Hờ hững

Xin vui lòng bấm vào link dưới đây :



http://maithousa.blogspot.com/2021/04/we-meet-only-to-part-coming-and-going.html?view=timeslide


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Fri Jun 11, 2021 6:49 pm    Tiêu đề: Kiên Nhẫn


Kiên Nhẫn


Kiên Nhẫn

Nếu em chẳng hé một lời
Anh đem im lặng lấp nơi tim mình
Tháng năm chịu đựng lặng thinh
Tối khuya sao giữ, đêm trinh cúi đầu

Bình minh rồi sẽ đến mau
Bóng đêm tan biến, em trào suối yêu
Suối vàng lan tỏa những chiều
Bầu trời lấp lánh sao nhiều bao la

Lời em chắp lại bài ca
Bầy chim anh dưỡng cánh đà vút cao
Lời thơ em hát ngọt ngào
Biến thành hoa nở lao xao cây rừng!

Lộc Bắc
Juin21

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Sun Jun 20, 2021 9:27 am    Tiêu đề: HÔM NAY NGƯỜI HẾT YÊU NGƯỜI

HÔM NAY NGƯỜI HẾT YÊU NGƯỜI


Cuối tuần xin giới thiệu ca, nhạc sĩ Mỹ George Glenn Jones với bản nhạc danh tiếng nhất của ông “He Stopped Loving Her Today”, nhân tiện xin mời đọc bài phỏng dịch vần lời bản nhạc này.

Chúc lành

Thân kính

Lộc Bắc.



George Glenn Jones (September 12, 1931 – April 26, 2013) was an American musician, singer, and songwriter. He achieved international fame for his long list of hit records, including his best-known song "He Stopped Loving Her Today", as well as his distinctive voice and phrasing. For the last two decades of his life, Jones was frequently referred to as the greatest living country singer. (Wikipedia)

Mời nghe bản nhạc trên theo 2 links sau:

George Jones - He stopped loving her today




Alan Jackson He Stopped Loving Her Today George Jones' Funeral



Lời nhạc:

He Stopped Loving Her Today

George Jones



He said "I'll love you till I die",

She told him "You'll forget in time"

As the years went slowly by,

She still preyed upon his mind



He kept her picture on his wall,

Went half-crazy now and then

He still loved her through it all,

Hoping she'd come back again



Kept some letters by his bed

Dated nineteen sixty-two

He had underlined in red

Every single "I love you"



I went to see him just today,

Oh, but I didn't see no tears

All dressed up to go away,

First time I'd seen him smile in years



He stopped loving her today

They placed a wreath upon his door

And soon they'll carry him away

He stopped loving her today



“You know she came to see him one last time

Oh, and we all wondered if she would

And it kept runnin' through my mind

This time - he's over her for good”



He stopped loving her today

They placed a wreath upon his door

And soon they'll carry him away

He stopped loving her today



Phỏng dịch vần:

HÔM NAY NGƯỜI HẾT YÊU NGƯỜI

Anh từng nói: “yêu em đến thác”

Nàng trả lời: “quên hết thôi mà!”

Tháng năm lặng lẽ trôi qua

Rập rình tâm trí nàng là của anh



Anh treo ảnh nàng trên tường lục

Nửa cuồng điên mỗi lúc, mỗi thời

Yêu nàng suốt cả cuộc đời

Ước ao cô ấy về chơi bình thường



Vài lá thơ bên giường nghiêm chỉnh

Mốc thời gian một chín sáu hai

Dưới chân một gạch đỏ dài

Những câu: “Anh mãi thương hoài em yêu”



Bữa hôm nay buổi chiều đến đấy

Ngạc nhiên thay không thấy lệ rơi

Áo quần tề chỉnh rong chơi

Lần đầu tôi thấy nụ cười thủy chung



Từ hôm nay anh ngừng yêu dấu

Một vòng hoa trên bậu cửa nhà

Chẳng lâu thân xác rời xa

Hôm nay chàng hết mặn mà dấu yêu!



“Nàng thăm anh một chiều lần cuối

Chúng tôi đều tự hỏi có, không?

Hoang mang tâm trí ngộ rằng:

Giờ đây anh mới nhìn nàng người dưng!”



Từ hôm nay anh ngừng yêu dấu

Một vòng hoa trên bậu cửa nhà

Chẳng lâu thân xác rời xa

Hôm nay chàng hết mặn mà dấu yêu!

Lộc Bắc

Jui21



Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Sat Jul 10, 2021 10:37 pm    Tiêu đề: ĐÀN SẾU


ĐÀN SẾU


ĐÀN SẾU

Đôi khi hình như người chiến sĩ

Không về nhà sau cuộc chiến nơi xa

Không chỉ được vùi nông xương cốt, mà

Sếu trắng là hóa thân - hậu kiếp!!

Chuyện xẩy ra đã lâu quên hết

Kể từ đó, vừa bay vừa khóc thầm

Lý do sao ta thường cảm thấy

Nghe tiếng trên cao, buồn bã lặng câm!

Chúng bay, chúng bay. Trầm buồn, thong thả

Từ tinh mơ cho tới lúc chiều rơi

Chừa một khoảng trống trong đàn giữa chúng

Có lẽ, bạn ơi. Để dành chỗ riêng tôi!

Rồi ngày sẽ tới. Chắc gần kề nhập đám

Cùng đàn bay cao, cao tít trời xanh

Tôi chợt khóc than bằng tiếng sếu rõ rành

Cho người tôi yêu; cho người tôi bỏ lại!

Đôi khi hình như người chiến sĩ

Không về nhà sau cuộc chiến nơi xa

Không chỉ được vùi nông xương cốt, mà

Sếu trắng là hóa thân- hậu kiếp!!

LB

Juil21

CRANES

Some times it seems that the soldiers

Who never come home from war

Were not just buried, but

Were transformed to pure white cranes

It happened so long ago

They have been flying and crying even since

May be that’s why we often find ourselves

Sadly looking quietly to the sky

They fly, they fly. Sadly. Slowly

From early morning til the setting sun

They leave an empty space between them

Perhaps, my friend. They are saving it for me

The day will come: it may be close for me to join them

To fly with them high in the deep blue sky

And then will I cry with a crane’s voice

For those I love; for those I left behind

Some times it seems that the soldiers

Who never come home from war

Were not just buried, but

Were transformed to pure white cranes

[Lyric]



Cranes журавли.wmv


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Sun Jul 18, 2021 4:25 pm    Tiêu đề: SEN LÁ


SEN LÁ


Sen Lá!

Hè về xanh mướt lá sen non

Ngắm sững ngẩn ngơ chẳng biết mòn

Tròn trịa mát xanh vương ánh mắt

Mượt mà nhung lụa thả say hồn

Xôn xao theo gió khoe màu biếc

Dào dạt nương nhau dạo khúc hồng

Ẩn dưới bùn sâu sang cọng ngó

Khiêm nhường khoe nét lá sen con.

Đàm Giang


LÁ SEN

Nắng hạ chuồn bay sen lá non

Phong ba bão táp chẳng hao mòn

Mưa rơi làm nón che làn tóc

Dược liệu tam cao* trốn mất hồn

Cá lóc nướng trui thay bánh tráng

Vật liệu thiên nhiên gói cốm, hồng

Gần bùn không ám mùi ô uế

Kề cận hoa xinh mấy búp con!

Lộc Bắc

Juil21

*Tam cao: cao máu, cao đường, cao huyết áp

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Sat Nov 20, 2021 12:48 am    Tiêu đề: TỲ BÀ HÀNH


TỲ BÀ HÀNH

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


TỲ BÀ HÀNH

元和十年,予左遷九江郡司馬。明年秋,送客湓浦口,聞船中夜彈琵琶者,聽其音,錚錚然有京都聲;問其人,本長安倡女,嘗學琵琶於穆曹二善才。年長色衰,委身為賈人婦。遂命酒,使快彈數曲,曲罷憫然。自敘少小時歡樂事,今漂淪憔悴,轉徙於江湖間。予出官二年 恬然自安,感斯人言,是夕,始覺有遷謫意,因為長句歌以贈之,凡六百一十六言,命曰琵琶行。

Nguyên Hoà thập niên, dư tả thiên Cửu Giang quận tư mã. Minh niên thu, tống khách Bồn phố khẩu, văn thuyền trung dạ đàn tỳ bà giả, thính kỳ âm, tranh tranh nhiên hữu kinh đô thanh; vấn kỳ nhân, bản Trường An xướng nữ, thường học tỳ bà ư Mục, Tào nhị thiện tài. Niên trưởng sắc suy, uỷ thân vi cổ nhân phụ. Toại mệnh tửu, sử khoái đàn sổ khúc, khúc bãi mẫn nhiên. Tự tự thiếu tiểu thời hoan lạc sự, kim phiêu luân tiều tuỵ, chuyển tỷ ư giang hồ gian. Dư xuất quan nhị niên điềm nhiên tự an, cảm tư nhân ngôn, thị tịch, thuỷ giác hữu thiên trích ý, nhân vi trường cú ca dĩ tặng chi, phàm lục bách nhất thập lục ngôn, mệnh viết Tỳ bà hành.

Năm Nguyên Hoà thứ 10, ta về giữ chức tư mã ở quận Cửu Giang. Qua mùa thu năm sau, đêm ra tiễn khách bên bến sông Bồn, chợt nghe thuyền ai có tiếng đàn tỳ bà vọng lại. Nghe trong tiếng đàn thánh thót, âm vang điệu nhạc ở kinh đô. Bèn hỏi gốc gác. Người đàn bà trả lời rằng “Tôi vốn là con hát, quê ở Trường An, học đàn tỳ bà với hai danh sư Mục và Tào. Nay tuổi đã cao, nhan sắc tàn tạ, lấy chồng làm con buôn (thường theo thuyền buôn đi đây đi đó) ”. Nghe vậy, cho dọn rượu ra đãi, xin nàng đàn lại cho nghe. Đàn xong cảm xúc vô vàn, nàng bèn kể lại cuộc đời mình từ lúc còn trẻ, vui sướng, cho tới lúc lưu lạc giang hồ khổ nhọc. Ta về đây làm quan đã được hai năm thanh thản yên ổn. Hôm nay nghe nàng nầy nói chuyện, cảm thương cho số phận lưu đầy! Bèn làm một bài thơ dài tặng nàng ta, gồm 616 chữ, gọi là Tỳ bà hành.

Diễn Nôm lời tựa:

TỲ BÀ HÀNH

Nguyên Hòa niên hiệu thứ mười

Ta về Tư Mã dưới trời Cửu Giang

Thu sau tiễn khách lên đàng

Thuyền ai đàn vẳng vọng sang tỳ bà

Kinh đô điệu nhạc kiêu sa

Lần tìm gạn hỏi gần xa rõ ràng

Thưa rằng: con hát Trường An

Mục, Tào sư phụ bảo ban dạy nghề

Tuổi cao, nhan sắc ê chề

Lấy chồng thương lái không về đã lâu

Nghe ra, dọn rượu giải sầu

Xin nàng đàn lại mấy câu tâm tình

Đàn xong cảm xúc vô minh

Nàng bèn kể chuyện đời mình truân chiên

Trẻ măng vui sướng đảo điên

Về già lưu lạc khắp miền khổ đau

Hai năm giáng chức qua mau

Bình yên, thanh thản ưu sầu nhạt phai

Nghe nàng giãi bạch hôm nay

Lại thương số phận lưu đày bấy lâu!

Trên thuyền giấy bút tuôn mau

Bài thơ dài dặc nhiều câu tặng nàng

Sáu trăm mười sáu chữ vàng

“Tỳ Bà Hành” tựa, ngổn ngang ân tình!

LB

Sept21

TỲ BÀ HÀNH

Bến Tầm Dương đêm khuya tiễn khách

Lá phong rơi, lau lách buồn thiu

Người xuống ngựa, khách thuyền neo

Rượu nâng dợm uống, sáo-tiêu ước gì!

Say chẳng vui. Biệt ly sầu thảm

Buồn chia tay sông đẫm bóng trăng

Tỳ bà chợt vẳng mông lung

Chủ nhân nán lại, khách không lên đàng

Lần tiếng đàn tìm sang dò hỏi

Tỳ bà im, giọng nói ngại ngùng

Cập thuyền xin gặp khiêm cung

Thắp đèn, thêm rượu để cùng chung vui

Mời mọc mãi đáp lời lần lữa

Ôm tỳ bà che nửa mặt hoa

So dây, vặn trục vài ba

Dẫu chưa nên khúc, nghe ra hữu tình

Dây dây nhấn, thanh thanh có ý

Chẳng khúc nao đắc chí với đời

Cau mày gảy mãi không ngơi

Giãi bày tâm sự đâu đuôi ngọn ngành

Nhẹ nắn vuốt, chậm nhanh gảy tiếp

Đầu Nghê Thường, sau khúc Lục Yêu

Ào ào dây lớn mưa chiều

Nỉ non dây nhỏ riêng điều héo hon

Tiếng rào rào, nỉ non lẫn lộn

Châu nhỏ to rắc chốn ngọc bàn

Trong hoa oanh hót đùa vang

Ngập ngừng suối nước chảy tràn bãi khe

Suối đóng băng, đàn nghe ngưng bặt

Việc không thông đàn thoắt lặng câm

Sầu riêng u uẩn trong tâm

Vô thanh vượt trội thanh âm rộn ràng

Nước tung tóe vỡ tan bình bạc

Như kỵ binh dáo mác sáng ngời

Khúc xong vuốt giữa đàn; Thôi

Bốn dây lụa xé vang trời một phen!

Thuyền đông tây lặng yên tức khắc

Chỉ trăng thu vằng vặc giữa dòng

Trầm ngâm dắt phím đàn xong

Sửa sang y phục, thong dong nét mày!

Tự thưa thốt thiếp đây thành phố

Lăng Hà Mô nhà trọ kinh kỳ

Mười ba học được đàn tỳ

Giáo phường đệ nhất tiếng đi xa gần

Gảy hết khúc, thầy đàn cũng phục

Điểm trang xong, ấm ức Thu Nương

Ngũ Lăng trai trẻ tranh cuồng

Một bài khen thưởng cả rương lụa đào

Vành lược bạc, trâm đầu gõ vỡ

Quần lụa hồng, rượu ố đó đây

Năm nao cũng vậy vui vầy

Thu trăng, xuân gió hây hây an nhàn

Em đi lính, rồi tang dì chết

Nhan sắc tàn chiều hết, sớm đi

Trước nhà vắng vẻ ngựa xe

Về già mới được yên bề khách thương

Chồng tham lợi coi thường ly biệt

Đến Phù Lương mải miết mua trà

Cửa sông đơn độc lại qua

Quanh thuyền trăng sáng sương sa lạnh lùng

Giữa đêm khuya, trẻ trung nhớ lại

Khóc mộng nhòe má tái, nhạt son.

Tỳ bà nghe tiếng đã buồn

Lại thêm tâm sự nguồn cơn ngậm ngùi

Cùng luân lạc bên trời lận đận

Gặp gỡ nhau chẳng hẳn thân quen

Năm rồi từ biệt đế kinh

Lưu đầy ngọa bệnh bên thành Tầm Dương

Xứ hẻo lánh Tầm Dương không nhạc

Suốt cả năm đàn hát chẳng nghe

Sông Bồn đất thấp, nhiều khe

Lau vàng, trúc võ quanh hè gió đưa

Ở chốn đây sớm trưa nghe được:

Vượn hú buồn, quốc gọi máu văng

Xuân hoa nở. Thu ánh trăng

Thường thường uống rượu muộn mằn mình ta

Cũng chẳng thiếu sơn ca, thôn địch

Thật khó nghe cúc kích, ê a

Đêm nay nghe tiếng tỳ bà

Tựa nghe tiên nhạc âm ba rõ ràng

Xin nán lại dạo đàn một khúc

“Tỳ bà hành” sáng tác vì nàng

Lời cảm động, đứng tần ngần

Rồi ngồi xuống gẩy muôn phần luyến dây

Đàn buồn thảm, trước đây chưa cất

Thẩy bao người che mặt xót xa

Chiếu này ai khóc thiết tha?

Giang Châu tư mã lệ nhòa áo xanh!

Lộc Bắc

Sept21

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Wed Nov 24, 2021 7:32 pm    Tiêu đề: TRƯỜNG HẬN CA


TRƯỜNG HẬN CA
Bạch Cư Dị

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


TRƯỜNG HẬN CA

Bạch Cư Dị

Vua Hán thích, nghiêng thành đổ nước

Tại vị lâu chưa được thỏa mong

Nhà Dương gái đẹp má hồng

Nhà cao cửa khép ngoài không biết gì

Sắc trời cho bỏ đi khó được

Một ngày kia vua rước về kinh

Miêng cười, mắt luyến đẹp xinh

Sáu cung son phấn ghen tình buồn tênh

Tiết xuân lạnh Hoa Thanh hồ tắm

Nước suối tuôn tẩy ấm mỡ đông

Hầu nâng đứng dậy như bông

Lần đầu ân sủng thỏa mong đủ đầy!

Cài dao vàng, tóc mây, hoa mặt

Trướng phù dung ấm áp đêm xuân

Đêm xuân ngắn, dậy muộn mằn

Quân vương triều sớm hết cần để tâm

Bao yến tiệc thừa ân bận bịu

Xuân rồi xuân nũng nịu xuân tình

Hậu cung gái đẹp ba nghìn

Nhưng lòng sủng ái chỉ riêng một nàng

Điểm trang xong nhà vàng hầu hạ

Yến tiệc tan, say cả đêm xuân

Toàn gia cắt đất phong quan

Sướng thay, một gái vẻ vang cả dòng!

Trong thiên hạ đổi lòng cha mẹ

Sinh con trai coi nhẹ, gái hơn

Tầng mây cung điện Ly Sơn

Nhạc tiên gió thoảng lũng non tiếng tràn

Điệu ca múa hòa đàn, sáo trúc

Vua tháng ngày không lúc nào ngơi

Ngư Dương trống trận vang trời

Nghê thường điệu múa tơi bời nát tan

Khói mù mịt chín lần thành khuyết

Nghìn ngựa xe chạy miết tây nam

Cờ hoa đương phất, ngưng trầm

Cổng tây ra khỏi cỡ trăm dặm ngoài

Bỗng sáu quân, dừng hoài lần lữa

Gái mày ngài trước ngựa chết đau

Nữ trang đầy đất chẳng cầu

Chim vàng, lông biếc cài đầu vãi vương

Cứu chẳng được quân vương bưng mặt

Quay đầu nhìn máu mắt buồn thiu

Bụi vàng tản, gió hắt hiu

Thang mây Kiếm Các vòng veo lắm vành

Dưới Nga My bộ hành thưa thớt

Ủ rũ cờ, ngày sắc buồn tênh

Sông Thục biếc, núi Thục xanh

Lòng vua chiều sớm chỉ dành nhớ nhung

Xót lòng đau, hành cung vọng nguyệt

Kẻng đêm mưa, đứt ruột tiếng nghe

Chuyển xoay, xe chúa trở về

Dùng dằng tới chỗ, bước đi không đành

Gò Mã Ngôi chung quanh bùn đất

Mày ngọc đâu đá nát còn trơ

Vua tôi ướt áo lệ mờ

Hướng đông quen vó ngưa dò cửa đô

Về tới nơi vườn hồ như cũ

Thái Dịch sen, liễu rủ Vị Ương

Sen như mặt, mày liễu sương

Cảnh thời như vậy khôn vương lệ sầu

Buổi gió xuân lý đào vạn đóa

Lúc mưa thu rớt lá ngô đồng

Tây cung, Nam Nội cỏ bồng

Đầy thềm lá rụng, quét không một lần

Tóc bạc trắng, ca nhân một đám

Chốn tiêu phòng, tỳ giám già nua

Đóm bay cung điện gió lùa

Đèn côi, bấc lụn ngủ chưa mộng lành

Tiếng trống chậm cầm canh đêm mới

Sáng tinh mơ vời vợi ánh sao

Sương hoa phủ nặng mái lầu

Lạnh căm, chăn ấm bạn bầu cùng ai?

Sống chết lìa, năm dài xa cách

Trong chiêm bao hồn phách chưa từng

Hồng Đô đạo sĩ Lâm Cùng

Giỏi dang pháp thuật, tinh thông gọi hồn

Cảm thương vua sầu buồn nhung nhớ

Sai âm binh bổ trợ kiếm tìm

Cưỡi mây, đạp gió điện êm

Lên trời, xuống đất nổi chìm khắp nơi

Dưới suối vàng, trên trời Bích Lạc

Cả hai nơi chẳng nhác dáng hiền

Chợt nghe ngoài biển núi tiên

Rập rờn trên sóng một miền hư vô

Lầu gác đẹp mây tô năm sắc

Bao nàng tiên vẻ mặt tuyệt trần

Một nàng tên gọi Thái Chân

Mày hoa, da tuyết, dáng thần chẳng sai!!

Gõ then ngọc mái tây cửa khuyết

Tiểu Ngọc kia chuyển tiếp Song Thành

Nghe tin vua Hán thăm mình

Trong màn hoa gấm thất kinh ngỡ ngàng

Bồi hồi dậy áo choàng, đẩy gối

Vén trướng màn tìm lối bước ra

Tóc mây rối lệch còn mơ

Mũ hoa không chỉnh, gót đưa xuống thềm

Cơn gió nhẹ lay êm áo lục

Hệt như xưa múa khúc nghê thường

Âm thầm nét ngọc lệ vương

Hoa lê một nhánh xuân đương mưa rào

Tạ ơn vua nghẹn ngào nước mắt:

“Cõi âm dương cách mặt, khuất lời

Chiêu Dương ân ái đứt rồi

Bồng lai cung điện tháng ngày dài lâu!

Nơi cõi tiên cúi đầu nhìn xuống

Bụi mịt mù mất hướng Trường An

Mượn vật cũ, chút tình thân

Thoa vàng, hộp khảm về trần gởi mang

Thoa một nhánh, hộp dâng một phiến

Bẻ thoa vàng, chẻ miếng hộp đau

Tấm lòng vàng khảm bền lâu

Trời cao, trần thế gặp nhau phúc phần! ”

Nhắc mấy câu ân cần ly biệt

Lời thề xưa chỉ biết hai người

Trường Sinh, song thất thề bồi

Không người, cõi vắng trao lời nửa đêm:

“Ở trên trời, nguyện chim chung cánh

Dưới trần gian, ước nhánh cây liền

Trời dài, đất rộng có biên

Hận này dằng dặc đảo điên khôn cùng! ”

Lộc Bắc

Sept21

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Sat Dec 25, 2021 8:17 pm    Tiêu đề: CUỘC XƯỚNG HỌA BẠCH CƯ DỊ / NGUYÊN CHẨN


CUỘC XƯỚNG HỌA BẠCH CƯ DỊ / NGUYÊN CHẨN

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


LTCD thế kỷ 21 bài số 136a

CUỘC XƯỚNG HỌA BẠCH CƯ DỊ / NGUYÊN CHẨN

Lời phi lộ

Lưu đày (bị biếm) là sợi dây cột chặt Nguyên Chẩn với Bạch Cư Dị. Mối tình bạn này rất phi thường và được thể hiện qua hai bài thơ xướng họa sau đây:

(Bài thơ xướng của Bạch Cư Dị)

舟中讀元九詩 Chu trung độc Nguyên Cửu thi

把君詩卷燈前讀 Bả quân thi quyển đăng tiền độc,

詩盡燈殘天未明 Thi tận đăng tàn thiên vị minh.

眼痛滅燈揂闇坐 Nhãn thống diệt đăng do ám toạ,

逆風吹浪打船聲 Sóc phong xuy lãng đả thuyền thanh

Dịch nghĩa

Trong thuyền đọc thơ Nguyên Cửu

Lấy quyển thơ của ông để trước đèn đọc

Đọc hết thơ, đèn lụn bấc, trời chưa sáng hẳn.

Mắt mỏi, tắt đèn ngồi nhìn bóng ám của mình (để nhớ tới ông).

Gió bấc thổi sóng vỗ vào mạn thuyền nghe lao xao sầu.

(Nguyên Cửu tức Nguyên Chẩn).

Dịch thơ

Trong thuyền đọc thơ Nguyên Cửu

Để thơ ông kế bên đèn, đọc, *

Thơ hết, đèn tàn, sáng đã lâu. *

Mỏi mắt, tắt đèn, ngồi, bóng đổ, *

Gió xô ngàn sóng vỗ thuyền sầu./.

Chú giải

* 8 dấu phẩy (,) 1 dấu chấm (.) và 1 dấu chấm hết (./.) cho biết ÔC dùng quốc ngữ (chứ không dùng chữ nôm để dịch thơ BCD. 4 dấu phẩy (,) trong hai câu đầu làm cho nghĩa của hai câu thêm sáng tỏ. 4 dấu phẩy (,) trong câu 3 mô tả 4 động tác riêng biệt của tác giả lúc đọc thơ của bạn trong thuyền. Một lần nữa cho thấy dấu của quốc-ngữ giúp rất nhiều trong cách dịch thơ Đường.

Lời bàn của Con Cò

Bài thơ phác họa một hình ảnh ngậm ngùi:

- Một bạn già cùng cảnh ngộ (biếm) chong đèn trong thuyền đọc thơ của bạn cho tới sáng.

- Lúc đọc hết thơ thì trời đã sáng bạch,

- Bèn tắt đèn ngồi nhìn bóng của mình dưới ánh nắng bình minh mà nghĩ tới bạn (đang bị biếm như mình),

- Nghe sóng vỗ mạn thuyền, sầu âm ỉ...

(Bài thơ họa của Nguyên Chẩn)

Nguyên tác Dịch âm

酬樂天 “舟泊夜讀微之詩” Thù Lạc Thiên "Chu bạc dạ độc Vi Chi thi"

知君暗泊西江岸 Tri quân ám bạc Tây giang ngạn,

讀我閑詩欲到明 Độc ngã nhàn thi dục đáo minh.

今夜通州還不睡 Kim dạ Thông Châu hoàn bất thụy,

滿山風雨杜鵑聲 Mãn sơn phong vũ đỗ quyên thanh.

Dịch nghĩa

Đáp Lạc Thiên "Thuyền đậu, đêm đọc thơ Vi Chi"

Được biết ông nghỉ đêm ở bờ sông Tây (tức Trường Giang),

Ngồi đọc quyển thơ của tôi viết lúc nhàn rỗi, cho tới sáng.

Đêm nay ở Thông Châu tôi cũng chưa ngủ được,

(Trong) Mưa rừng gió núi, (nghe) tiếng chim đỗ quyên than...

Chú giải:

Khoảng năm 815, Bạch Cư Dị bị biếm đi Giang Châu, còn Nguyên Chẩn đã bị biếm đi Thông Châu từ năm 810, cách xa nhau cả vạn dặm. Trên thuyền đến Giang Châu, Bạch Cư Dị nghỉ đêm mang quyển thơ của Nguyên Chẩn ra đọc, rồi viết bài "Chu trung độc Nguyên Cửu thi". Nguyên Chẩn nhận được, hồi đáp trong bài này.

Dịch thơ

Đáp Lạc Thiên "Thuyền Đậu, Đêm Đọc Thơ Vi Chi"

Biết ông nghỉ tạm sông Dương Tử,

Thức đọc thơ tôi, sáng đã lâu.

Nay ở Thông Châu, tôi cũng thức:

Núi non, mưa, gió, cuốc kêu sầu... *

Chú giải

* Giống như trong bài thơ xướng, trong hai câu 3 & 4 của bài này, 4 dấu phẩy (,) ngắt ra từng sự việc và dấu hai chấm (:) diễn tả rằng câu 4 là túc từ của câu 3 (tôi thức để nhìn núi non, mưa, gió, và nghe cuốc kêu sầu...).

Lời bàn của Con Cò

Trong bài thơ họa, Nguyên Chẩn nói rằng tôi biết ông đang nghỉ tạm ở Tây giang (Trường giang, Dương Tử giang) trên đường đi đày tới Giang Châu mà thức đến sáng để đọc thơ của tôi. Tôi (hiện bị đày ở Thông Châu từ 5 năm nay) cũng không ngủ được, đêm nằm nghe mưa đập gió gào, cuốc kêu thê lương.

Góp ý của Phí Minh Tâm:

Bài xướng của Bạch Cư Dị:

Nguyên tác: Phiên âm:

舟中讀元九詩 Chu Trung Độc Nguyên Cửu Thi

把君詩卷燈前讀 Bả quân thi quyển đăng tiền độc,

詩盡燈殘天未明 Thi tận đăng tàn thiên vị minh.

眼痛滅燈揂闇坐* Nhãn thống diệt đăng do ám toạ,

逆風吹浪打船聲 Nghịch phong xuy lãng đả thuyền thinh.

Ngự Định Toàn Đường Thi Quyển 438 trong Khâm Định Tứ Khố Toàn Thư cho 1 dị bản trong câu 3 với chữ ám暗=tối tăm thay vì ám闇=mờ tối.


Mộc bản trong các sách có nơi xài chữ ám暗, có nơi xài chữ ám闇: Bạch Thị Trường Khánh Tập - Đường - Bạch Cư Dị 白氏長慶集-唐-白居易, Bạch Hương San Thi Tập - Đường - Bạch Cư Dị 白香山詩集-唐-白居易, Vạn Thủ Đường Nhân Tuyệt Cú - Tống - Hồng Mại 萬首唐人絕句-宋-洪邁, Ngự Tuyển Đường Tống Thi Thuần - Thanh - Cao Tông Hoằng Lịch 御選唐宋詩醇-清-高宗弘曆, Ngự Định Toàn Đường Thi Lục - Thanh - Từ Trác 御定全唐詩錄-清-徐倬, Ngự Định Toàn Đường Thi - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp 御定全唐詩-清-聖祖玄燁.

Ghi chú:

Nguyên Cửu: tức Nguyên Chẩn, tự là Vi Chi, người xứ Hà Nam (779-831), bạn thân của Bạch Cư Dị

Phong xuy lãng đả: gió thổi sóng đánh, thuyền trúng gió, gặp sóng; hình ảnh ẩn dụ về sự gian khổ, nguy hiểm.

Năm Đường Hiến Tông Nguyên Hòa thứ 10 (năm 815), tể tướng Vũ Nguyên Hành bị ám sát chết. Bạch Cư Dị trình thư yêu cầu nghiêm trị kẻ giết người. Vì thế ông xúc phạm đến những người có quyền lực và bị giáng chức làm Tư Mã Giang Châu. Ông phải đi từ Trường An, đến Tương Dương vào tháng 9, rồi ngồi thuyền trên sông Hán, vào sông Dương Tử, đi về phía đông đến Giang Châu, Cửu Giang. Trong cuộc hành trình dài trên sông nước và cô đơn này, ông thường nhớ đến người bạn thân là Nguyên Chẩn. Vào một đêm cuối thu, Bạch Cư Dị đọc tập thơ của Nguyên Chẩn và làm bài thơ này.

Bản thân Nguyên Chẩn cũng bị biếm đi Thông Châu (nay là Đại An, Tứ Xuyên) 5 tháng trước đó. Bản đồ bên dưới cho thấy khoảng cách giữa hai người bạn, ngày nay chỉ hơn 1000 cây số và 14 giờ xe. Nhưng vào đêm BCD đọc thơ NC, khoảng cách gần như vạn dặm, đi thuyền mất cả năm.

Bài xướng của BCD rất u buồn leo lét dưới ánh đèn dầu. Chữ đăng được xài trong 3 câu đầu với 3 trạng thái diễn tiến tự nhiên của đèn. Đọc sách dưới đèn, đèn gần tàn hết tiêm, tắt đèn ngồi trong bóng tối nghĩ đến chính trị bất công bất lợi, nghĩ đến tình bằng hữu... và đến tương lai sự nghiệp.

Dịch nghĩa:

Trong Thuyền Đọc Thơ Nguyên Cửu

Cầm đọc quyển thơ của bạn trước đèn,

Đọc hết thơ, đèn gần hết tiêm, mà trời chưa sáng hẳn.

Mắt đau mỏi, tắt đèn, vẫn ngồi trong bóng tối

Nghênh gió thổi sóng vỗ vào mạn thuyền.

Dịch thơ:

Trong Thuyền Đọc Thơ Nguyên Cửu

Bên đèn vui đọc thơ Nguyên Cửu,

Thơ hết đèn mờ dứt canh thâu.

Mỏi mắt tắt đèn ngồi trong tối,

Gió to sóng lớn nặng ưu sầu.

Reading Yuan Zhen Poems in a Boat by Bai Ju Yi

Holding your small book of poetry in front of a lamp,

Poems were read, lamp wick almost exhausted, yet the day not bright.

My eyes tired, I turned off lamp and sit still in darkness,

The wind blowed up strong waves loudly beating the sides of the boat.

Reading Yuan Zhen’s Poems on a Boat

Your poems in hand, reading

By lamplight, finishing them

As the oil burns low before

The break of day; my eyes are sore, so I

Blow out the light; sitting

In the dark, listening to wavelets

The wind bring up, splashing

Against the side of the boat.

Translation by Rewi Alley

Bài họa của Nguyên Chẩn khi đọc được bài xướng của BCD:

Nguyên tác: Phiên âm:

酬樂天舟泊夜讀微之詩 Thù Lạc Thiên ‘Chu Bạc Dạ Độc Vi Chi Thi’

知君暗泊西江岸 Tri quân ám bạc Tây giang ngạn,

讀我閑詩欲到明 Độc ngã nhàn thi dục đáo minh.

今夜通州還不睡 Kim dạ Thông Châu hoàn bất thụy,

滿山風雨杜鵑聲 Mãn sơn phong vũ đỗ quyên thinh.

Bài thơ được đăng trong các sách từ thời Đường đến Thanh: Nguyên Thị Trường Khánh Tập - Đường - Nguyên Chẩn 元氏長慶集-唐-元禛, Vạn Thủ Đường Nhân Tuyệt Cú - Tống - Hồng Mại 萬首唐人絕句-宋-洪邁, Thạch Thương Lịch Đại Thi Tuyển - Minh - Tào Học Thuyên 石倉歷代詩選-明-曹學佺, Ngự Định Bội Văn Trai Vịnh Vật Thi Tuyển - Thanh - Trương Ngọc Thư 御定佩文齋詠物詩選-清-張玉書, Ngự Định Toàn Đường Thi - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp 御定全唐詩-清-聖祖玄燁, Giang Tây Thông Chí - Thanh - Tạ Mân 江西通志-清-謝旻. Vài mộc bản xài dị thể của chữ quyên䳌 thay vì quyên鵑.

Ghi chú:

Lạc Thiên: tên tự của Bạch Cư Dị

Vi Chi: tên tự của Nguyên Chẩn

Tây giang: tên của nhiều con sông khác nhau ở Trung Hoa, nhưng ở đây Nguyên Chẩn nói đến hạ lưu sông Dương Tử ở Nam Kinh. Gọi Tây Giang vì sông bắt nguồn từ hướng Tây. Nguyên Chẩn còn nói đến Tây giang trong bài Tương Ức Lệ 相忆泪 trong câu Tây giang lưu thủy đáo giang châu 西江流 水到江州

Thông Châu: tên một châu cổ đại. Vạn Châu thời Tây Ngụy, Đường đổi thành Thông Châu, Tống đổi ra Đạt Châu, hiện nay là Đại An, Tứ Xuyên. Đỗ quyên: tên loài chim, còn được gọi là đỗ vũ và tử quy. Theo truyền thuyết, đỗ quyên là hồn của Thục Đế đầu thai. Cuối xuân đầu hạ. nó thường kêu khóc ngày đêm, giọng thê lương thảm thiết.

Dịch nghĩa:

Đáp của Lạc Thiên ‘Đêm Đậu Thuyền Đọc Thơ Vi Chi’

Được biết anh nghỉ đêm ở bờ Tây Giang/ Trường Giang/Dương Tử Giang

Đọc quyển thơ của tôi viết lúc nhàn rỗi cho tới sáng.

Ở Thông Châu đêm nay tôi cũng chưa ngủ được,

Khắp núi, đầy gió mưa, nghe chim đỗ quyên kêu

Dịch thơ:

Đáp của Lạc Thiên ‘Đêm Đậu Thuyền Đọc Thơ Vi Chi’

Đậu thuyền nơi bến sông Dương Tử

Đọc quyển thơ nhàn suốt đêm thâu.

Đang ở Thông Châu không ngủ được,

Núi rừng mưa gió đỗ quyên sầu.

Reply to Luo Tian “Reading Wei Zhi Poems

When Mooring at Night” by Yuan Zhen

I know you moored at ngiht on the Yangtze river,

And read until dawn the poems I wrote in leisure times.

In Tong Zhou tonight I could not sleep either,

Rains and winds all over the mountain and I heard the cuckoo cry.

Thắc mắc:

1- Bài xướng của BCD có tựa là: Chu Trung Độc Nguyên Cửu Thi. Bài đáp của Nguyên Chẩn có tựa là: Thù Lạc Thiên ‘Chu Bạc Dạ Độc Vi Chi Thi’. Tại sao không là: Thù Lạc Thiên ‘Chu Trung Độc Nguyên Cửu Thi’?

2- Họa một bài thơ không khó. Dịch một bài thơ không khó. Dịch bài thơ xướng không khó. Dịch bài thơ họa không khó. Dịch bài thơ họa cho thành bài thơ họa lại bài thơ dịch của bài thơ xướng, mới là một thử thách.

Thơ xướng:

Chu Trung Độc Nguyên Cửu Thi

Trong Thuyền Đọc Thơ Nguyên Cửu

Bả quân thi quyển đăng tiền độc Bên đèn vui đọc thơ Nguyên Cửu,

Thi tận đăng tàn thiên vị minh Thơ hết đèn mờ dứt canh thâu.

Nhãn thống diệt đăng do ám toạ Mỏi mắt tắt đèn ngồi trong tối,

Nghịch phong xuy lãng đả thuyền thinh Gió to sóng lớn nặng ưu sầu.

Thơ hoạ:

Thù Lạc Thiên ‘Chu Bạc Dạ Độc Vi Chi Thi’

Đáp Lạc Thiên ‘Đêm Đậu Thuyền Đọc Thơ Vi Chi’

Tri quân ám bạc Tây giang ngạn Đậu thuyền nơi bến sông Dương Tử

Độc ngã nhàn thi dục đáo minh Đọc quyển thơ nhàn suốt đêm thâu.

Kim dạ Thông Châu hoàn bất thụy Đang ở Thông Châu không ngủ được,

Mãn sơn phong vũ đỗ quyên thinh Núi rừng mưa gió đỗ quyên sầu.

Góp ý của Mirordor:

Bản đồ của anh Tâm về khoảng cách giữa Cửu Giang, Giang Tây và Đại An, Tứ Xuyên không chính xác lắm. Tên các địa danh Hoa Lục thay đổi nhiều lần qua các thời đại và 江州=Giang Châu có thể ở Quảng Tây, Tứ Xuyên, hay Giang Tây tùy thời! Tên Giang Châu cũng chỉ có ý nghĩa tựa như tên Tiêu Tương, để chỉ vùng đất xa xăm mà các văn-thi nhân bị đi đày. Cửu Giang cũng là nơi Lý Bạch bị cầm tù một thời gian.

Đại An (Thông Châu ngày xưa) là 大安, Da'an trong bính âm, một địa khu của 自貢=Tự Cống (Zigong), Tứ Xuyên. Bạch Cư Dị bị biếm về 九江=Cửu Giang, tên bính âm là Jiujiang, ở Giang Tây.

MN xin góp bài phỏng dịch:

CUỘC XƯỚNG HỌA BẠCH CƯ DỊ/ NGUYÊN CHẤN.

TRONG THUYỀN ĐỌC THƠ NGUYÊN CỬU.

Thơ của anh bên đèn mở đọc,

Đèn lu thơ hết, bóng đêm tàn.

Tắt đèn, mắt mỏi ngồi trong tối,

Sóng vỗ thuyền lay gió ngút ngàn.

ĐÁP LẠC THIÊN: THUYỀN ĐẬU, ĐÊM ĐỌC THƠ VI CHI.

Biết bạn đến Tây Giang đậu lại,

Đọc thơ tôi đến tận canh tàn.

Thông châu tôi cũng đêm nay thức,

Mưa gió cuốc kêu khắp núi ngàn.

Mỹ Ngọc.

Dec. 3/2021.

Góp ý của Lộc Bắc:

Họa một bài thơ không khó. Dịch một bài thơ không khó. Dịch bài thơ xướng không khó. Dịch bài thơ họa không khó. Dịch bài thơ họa cho thành bài thơ họa lại bài thơ dịch của bài thơ xướng, mới là một thử thách. PMT

Góp thêm ý:

Dịch thơ Đường luật riêng lẻ đã khó, dịch cùng lúc hai bài Đường luật xướng họa thì khó khăn tăng lên gấp bội, một phần dịch phải dùng đúng thể thơ với đầy đủ luật lệ, một phần phải giữ đúng ý và phong cách của hai bài xướng họa!

Phỏng dịch hai bài Xướng họa của Lý Bạch và Nguyên Chẩn:

Bài Xướng: Trong thuyền đọc thơ Nguyên Cửu

Trước đèn cầm quyển thơ ông đọc

Thơ hết đèn tàn chửa sáng tinh

Mắt mỏi, tắt đèn chìm bóng tối

Gió lên sóng vỗ mạn thuyền nhanh

Đáp Lạc Thiên: Thuyền đậu đêm đọc thơ Vi Chi

Được biết Tây giang đêm bạn nghỉ

Thơ tôi đọc dứt sáng chưa tinh

Đêm nay thao thức Thông Châu bến

Khắp núi mưa dầm tiếng cuốc nhanh

Lộc Bắc

Góp ý của Đồ Cóc:

Góp:

Bạn thơ

Cùng đọc thơ nhau lúc đêm trường

Nhớ nhau cô đọng một giọt sương

Cố tri tình bạn sao sâu thẳm

Đọc đi đọc lại thơ đường khôn nguôi

Đồ Cóc

Góp ý của Yên Nhiên:

Khoảng năm 815, Bạch Cư Dị bị biếm đi Giang Châu, còn Nguyên Chẩn đã bị biếm đi Thông Châu từ năm 810, cách xa nhau cả vạn dặm. Trên đường đến Giang Châu, Bạch Cư Dị neo thuyền nghỉ qua đêm, mang quyển thơ của Nguyên Chẩn ra đọc, rồi viết bài Chu Trung Độc Nguyên Cửu Thi. Nguyên Chẩn nhận được bài thơ và hồi âm.

Trong thuyền đọc thơ

Chong ngọn đèn khuya đọc thơ anh

Dầu hao thơ cạn chửa tàn canh

Mắt mỏi tắt đèn ngồi trong tối

Gió nổi mạn thuyền sóng vỗ quanh

By lamplight I stay up reading your poems

Before daybreak, the oil burns low, my eyes are tired

I blow out the light and sit in the dark

The winds howl, splashing wavelets against the side of the boat

Yên Nhiên

Chu Trung Độc Nguyên Cửu Thi

Bả quân thi quyển đăng tiền độc

Thi tận đăng tàn thiên vị minh

Nhãn thống diệt đăng do ám tọa

Nghịch phong xuy lãng đả thuyền thinh

Bạch Cư Dị (772-846)

*

Hồi âm "Trong thuyền đọc thơ"

Ghé bến sông kia tạm neo thuyền

Thơ nhàn bạn thức đọc thâu đêm

Nơi này tôi không sao chợp mắt

Gió núi mưa rừng rộn tiếng quyên

You moored your boat for the night

And read my poems until dawn

Tonight in the mountain neither do I sleep:

Rain and winds and the cuckoo cry

Yên Nhiên

Thù Lạc Thiên Chu Bạc Dạ Độc Vi Chi Thi

Tri quân ám bạc Tây giang ngạn

Độc ngã nhàn thi dục đáo minh

Kim dạ Thông Châu hoàn bất thụy

Mãn sơn phong vũ đỗ quyên thinh

Nguyên Chẩn (779-831)

Góp ý của Bát Sách:

Góp ý cho 2 bài xướng họa của Bạch Cư Dị và Nguyên Chẩn.

Hai bài này, LB đưa ra bất ngờ, mà BS lu bu quá, cố mà viết một chút gọi là góp mặt với anh chị em thôi.

Bài xướng là của Bạch: Chu Trung Độc Nguyên Cửu Thi.

Bài họa của Nguyên: Thù Lạc Thiên Chu Dạ Bạc Độc Vi Chi Thi.

Thấy hai cái đầu đề, thì BS cũng thắc mắc, như anh Tâm, tại sao bài của Nguyên không có tựa là Thù Lạc Thiên Chu Trung Độc Nguyên Cửu Thi?

Hai bài này đúng là xướng họa, và coi góp ý của ACE, BS rất cảm phục vì ai cũng dịch 2 bài này theo kiểu xướng họa luôn. Như đã nói nhiều lần, BS rất sợ làm thơ họa, vì phải giữ đúng vần, đúng chữ nên rất khó và đôi khi phải dùng chữ gượng ép, có khi tìm chữ không ra. Trong Giai Thoại Làng Nho của cụ Lãng Nhân có kể truyện một nhà nho ái quốc, vì hoạt động chống chính phủ Bảo Hộ của Pháp nên bị tù ở Côn Đảo mấy năm. Khi được thả về, ông này nghèo quá, phải dựng một căn nhà lá ở bờ sông Hồng, làm quán bán bánh và nước để độ nhật. Nhưng vì nhà gần bờ đê quá, không đúng luật, sắp bị đuổi. Một người bạn nghe tín, gửi tặng một bài thơ, trong đó có 2 câu:

Cứ tưởng chân đê là vững chãi,

Ai ngờ mặt đất cũng lênh đênh.

Trong nhiều ngày, chủ nhân, vốn vui vẻ, tươi cười thì lại nhăn nhó, coi rất táo bón. Khi thấy ông ấy vui vẻ lại, mọi người hỏi thăm thì mới biết, ông khổ sở vì không sao họa được thơ của bạn, và đã trả lời bằng 2 câu thơ:

Nó mà có đuổi thì ông xéo,

Chỉ ức vì mày hạ vận ĐÊNH.

Chữ ĐÊNH thì đúng là tử vận, vì ngoài chữ lênh đênh thì không còn chữ nào khác nữa. Và BS dựa vào truyện này để biện minh cho việc mình không ưa họa thơ.

Về bài thơ của Bạch:

- câu thứ hai, thiên vị minh là trời chưa sáng, ÔC đã giải nghĩa như vậy, nhưng lại dịch sáng đã lâu.

- câu thứ ba, do ám tọa, là ngồi hay ở trong tối, ÔC giải nghĩa là ngồi nhìn bóng ám của mình thì BS không đồng ý. Trong câu thơ, không có nói gì tới bóng cả.

Lối dịch của ÔC rất độc đáo, với nhiều chấm và phẩy, nhưng BS đề nghị, đổi 3 chữ ngồi, bóng đổ, bằng ngồi trong tối.

ÔC đừng có trách BS hay chỉ trích, đá giò lái... BS lúc nào cũng cảm phục ÔC.

Đó cũng là một nỗi khổ và khó khăn của thơ họa. Vì muốn giữ vần ÂU, ÔC phải dịch gượng là sáng đã lâu. Nếu dùng chưa sáng đâu có được không?

Đây là hai bài dịch của BS:

Chu Trung Độc Nguyên Cửu Thi.

Trước đèn ngồi đọc quyển thơ anh,

Thơ hết, đèn tàn, chửa mãn canh,

Mỏi mắt, tắt đèn, ngồi trong tối,

Gió thổi mạn thuyền, sóng vỗ quanh.

Thù Lạc Thiên Chu Dạ Bạc Độc Vi Chi Thi.

Biết thuyền anh đậu ở bờ tây,

Đọc quyển thơ nhàn tới sáng nay,

Thông Châu đêm đó tôi thao thức,

Gió mưa đầy núi, cuốc kêu ai.

Viết thêm:

Bây giờ là quá nửa đêm. Gửi bài xong mới nhớ tới bài Tống Cung Nhân Nhập Đạo của Hàn Tông, tức Hàn lục sự, và bài Hoạ Hàn Lục Sự Tống Cung Nhân Nhập Đạo. Hai bài này đều theo thể thất ngôn bát cú, nhưng không đúng âm vận với nhau.

Bát Sách.

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Sat Jan 15, 2022 6:13 pm    Tiêu đề: NHỚ NGƯỜI YÊU


NHỚ NGƯỜI YÊU

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


LTCD thế kỷ 21 bài số 273

NHỚ NGƯỜI YÊU

Mời các bạn thưởng thức mức nhớ người yêu trong bài thơ 有 所 思 - Hữu-Sở-Tư của Lư Đồng và trong bài thơ phổ nhạc Gọi-Em-Là-Đóa-Hoa-Sầu của Phạm Thiên Thư.

A. NHỚ NGƯỜI YÊU TRONG BÀI THƠ SỞ HỮU TƯ CỦA LƯ ĐỒNG

Lư Đồng, 盧仝 (778 - 835), còn gọi là Lô Đồng, có bút hiệu là Ngọc Xuyên Tử, người đất Tề Nguyên (nay thuộc Hà Nam của Trung Quốc). Ông học rộng, thơ hay. Sống vào thời Đường Hiến Tông (802-821). Được Đường Hiến Tông mời vào triều phong làm Gián nghị đại phu nhưng ông không nhận, chỉ thích ẩn cư trong núi Thiếu Thất, dạo chơi sơn thủy, uống trà làm thơ. Bài Hữu Sở Tư của ông rất nổi tiếng.

Nguyên tác Dịch âm

有 所 思 Hữu Sở Tư.

當 時 我 醉 美 人 家. Đương thì ngã túy mỹ nhân gia

美 人 顏 色 嬌 如 花 Mỹ nhân nhan sắc kiều như hoa

今 日 美 人 棄 我 去 Kim nhật mỹ nhân khi ngã khứ

青 樓 珠 箔 天 之 涯 Thanh lâu châu bạc thiên chi nha

涓 涓 嫦 娥 月 Quyên quyên thường nga nguyệt (1)

三 五 二 八 盈 又 鈌 Tam ngũ nhị bát doanh hưu khuyết (2)

翠 眉 蟬 髮 生 別 籬 Thúy my thiền phát sinh biệt ly

一 望 不 見 心 斷 絕. Nhất vọng bất kiến tâm đoạn tuyệt

心 斷 絕 兮 幾 千 里. Tâm đoạn tuyệt hề kỳ thiên lý

夢 中 醉 臥 巫 山 雲. Mộng trung túy ngọa Vu sơn vân (3)

覺 來 淚 滴 湘 江 水. Giác lai lệ trích Tương giang thủy (4)

湘 江 兩 岸 花 木 深. Tương giang lưỡng ngạn hoa mộc thâm

美 人 不 見 愁 人 心. Mỹ nhân bất kiến sầu nhân tâm

含 愁 更 奏 綠 綺 琴 Hàm sầu cánh tấu lục y cầm (5)

調 高 弦 絕 無 知 音. Điệu cao huyền tuyệt vô tri âm

美人兮美人 Mỹ nhân hề! Mỹ nhân!

不知為暮雨兮為朝雲 Bất tri vi mộ vũ hề! Vi triêu vân?

相思一夜梅花發 Tương tư nhất dạ mai hoa phát

忽到窗前疑是君 Hốt đáo song tiền nghi thị quân.

Chú giải:

(1) Thường nga, còn gọi là hằng nga tức mặt trăng.

(2) Tam ngũ (3x5=15): chỉ ngày rằm. Nhị bát (2x8=16): chỉ ngày 16.

(3) Vu sơn: núi Vu, còn gọi là Vu giáp. Tục truyền rằng Sở Tương vương ban ngày thường nằm mơ chăn gối với một người đàn bà tự xưng là thần núi Vu. Nàng nói: “Thiếp thường làm mây buổi sớm (triêu vân) và làm mưa buổi chiều (mộ vũ). Người đời sau dùng cụm từ mây mưa (vân vũ) để chỉ việc giao hoan.

(4) Tương giang: sông Tương, chảy qua Hồ Nam, một biểu tương của mối tình dang dở. Trong bài Trường Tương Tư của Lương Ý Nương có 4 câu danh tiếng khắp 5 châu trong suốt hai thiên kỷ: Quân tại Tương giang đầu. Thiếp tại Tương giang vĩ. Tương tư bất tương kiến. Đồng ẩm Tương giang thủy (Chàng ở đầu sông Tương. Thiếp ở cuối sông Tương. Nhớ nhau mà chẳng thấy nhau. Cùng uống nước sông Tương).

(5) Lục ỷ cầm: Cây đàn lục ỷ của Tư Mã Tương Như đời Hán. Ông nổi tiếng với khúc Phụng Cầu Hoàng (chim phụng trống tìm chim phụng mái).

Dịch thơ

Nhớ Người

Hôm ấy ta say tại nhà người

Mỹ nhân như hoa đẹp tuyệt vời

Nay đã bỏ ta đi biệt tích

Rèm bạc lầu xanh ngồi ngó trời.

Nước trong bóng trăng trôi.

Mười lăm vừa tròn mười sáu khuyết.

Tóc xanh mày biếc gây chia phôi.

Trông vời chẳng thấy đau khôn xiết.

Ngàn dặm xót đau ai xa khơi.

Trong mây núi Vu mơ say khướt,

Tỉnh gíấc sông Tương lệ trào rơi.

Đôi bờ sông Tương hoa cỏ mượt,

Lòng xót xa hề chẳng thấy người.

Ngậm buồn lục ỷ khôn tấu được,

Điệu cao dây đứt tri âm ơi!

Người đẹp! Người đẹp ơi!

Mặc cho mây sớm bay hay mưa chiều rơi

Một đêm nhớ nhau hoa mai nở

Vội tới bên song ngỡ thấy người.

Lời bàn của Con Cò cho bài Sở Hữu Tư

Bài dịch giữ nguyên thể cổ phong, tổng cộng có 19 câu, 131 chữ. Giữ nguyên số chữ trong mỗi câu. Cố gắng dịch sát nghĩa và bảo tồn âm hưởng của nguyên bản.

15 câu đầu với những hình ảnh vu vơ: trăng, nước... hoặc những điển tích như núi Vu, sông Tương, đàn Lục Ỷ.

4 câu kết rất cảm động: Ngày xưa ta vẫn cùng em đứng bên song này ngắm hoa mai. Đêm nay ta tới bên song, nhìn hoa mai mà tưởng là em (không thấy em là người ta nhớ mong, chỉ thấy hoa mai thôi).

B/ NHỚ NGƯỜI YÊU TRONG BÀI THƠ NGUYÊN BẢN CỦA PHẠM THIÊN THƯ

GỌI EM LÀ ĐÓA HOA SẦU

Ngày xưa áo nhuộm hoàng hôn

Dáng ai cắp rổ lên cồn hái dâu

Tiếng nàng hát vọng đôi câu

Dừng tay viết mướn lòng sầu vẩn vơ

Lều tranh còn ủ chăn mơ

Mối tình là một bài thơ vô đề

Ẩn Lan ơi! mái tóc thề

Gió xuân nay có vỗ về suối hương

Đêm nao ngồi học bên tường

Nến leo lét lụi, chữ vương vắt chìm

Ngoài song thoảng tiếng hài im

Như trăng buông hạt tơ chìm kiêu sa

Lan cười đưa đến cho ta

Sợi dài tóc buộc chùm hoa ngâu vàng

Sách thơm áp má mơ màng

Tỉnh ra hương thoảng bóng lan chập chờn

Nhớ khi em dỗi em hờn

Hai ta chia sẻ nắm cơm cháy vừng

Nhớ đêm nằm võng ngó trăng

Đếm ngôi sao sáng lại rằng sáng sao

Giọng em lanh lảnh tiếng cao

Răng em tươi hạt ngọc nào long lanh

Nền trời mây lại qua nhanh

Viền trăng vương phải đầu cành vỡ tan

Những đêm trời tối như than

Bắt con đom đóm trên giàn mồng tơi

Cho em, em cất tiếng cười

Hất tay em thả đóm trời tung bay

Vòi ta đuổi bắt lại ngay

Thả đi, đòi lại mãi đầy đọa nhau

Gọi em là đóa hoa sầu

Lan đòi nụ bưởi cài đầu làm duyên

Nhặt son trên núi mài nghiên

Thơ anh em điểm dấu son màu hồng

...

Bài thơ phổ thành nhạc của Phạm Duy

Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu

Ngày xưa áo nhuộm hoàng hôn

Áo nhuộm hoàng hôn, áo nhuộm hoàng hôn

Dáng ai cắp rổ, cắp rổ lên cồn

Lên cồn hái dâu (ư...) vàng

Tiếng nàng hát vọng đôi câu

Hát vọng đôi câu, hát vọng đôi câu

Dừng tay viết mướn, ối a lòng sầu

Lòng sầu vẩn vơ, vẩn vơ sầu.

Lều tranh còn ủ trong mơ

Còn ủ trong mơ, còn ủ trong mơ

Mối tình là một bài thơ vô đề

Ẩn Lan ơi! Ơi mái tóc thề

Ẩn Lan ơi! Ơi mái tóc thề

Mùa Xuân nay làn gió có về, vỗ về hương xưa

Ðêm nao học dưới trăng mờ, dòng chữ hững hờ...

Thoảng nghe tiếng hài của em

Tiếng hài của em, tiếng hài của em

Như sương lắng động, lắng động trên thềm

Trên thềm ngõ sau, ngõ sau (ư...) nhà

Em cười đem lại cho nhau

Ðem lại cho nhau, đem lại cho nhau

Sợi tơ mớ tóc ối a buộc vào

Buộc vào với hoa, với hoa ngâu vàng

Ngủ quên trên sách mơ màng,

Tập sách thơm ngoan, áp má mê man

Gió lùa tỉnh dậy mùi lan chập chờn

Ẩn Lan ơi, em dỗi em hờn

Ẩn Lan ơi, em dỗi em hờn

Ẩn Lan ơi, như những cơn buồn, nỗi buồn thơm lâu

Em ơi! Gọi em là đóa hoa sầu...

Là đóa hoa sầu...


Hà Trần - Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu (Phạm Duy, thơ: Phạm Thiên Thư) PBN 124


Lời bàn của Con Cò cho bài Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu

Bài thơ của Phạm Thiên Thư có nhiều ý hay nhưng lời thơ thì chưa đạt tới cao độ của dòng thơ lục bát. Hai câu:... Gọi em là đóa hoa sầu... Mối tình là một bài thơ vô đề... duyên dáng một cách bất ngờ nhưng một số câu khác thì chưa hoàn hảo.

Thế nhưng bài thơ này đã lọt vào tay Phạm Duy, một phù thủy chuyên phổ thơ lục bát ca dao. Ông bỏ một vài đoạn; láy một vài câu; thêm một vài chữ... rổi khoác áo gấm cho nó. Cái áo gấm đó là nét dịu dàng, mềm mại, uyển chuyển của lục bát ca dao.

Sau cùng, ca sĩ Trần Thu Hà lại đem hết tài nghệ của mình để biến nó thành một con yêu tinh.

Cảm ơn cả 3 người: Phạm Thiên Thư - Phạm Duy - Trần Thu Hà đã cộng tác với nhau để cống hiến cho đời một tác phẩm văn nghệ.


Góp ý của Phí Minh Tâm :


Góp ý của Phí Minh Tâm:

Ngày 20 tháng 9, 2020, Anh Cò gởi đến Nhóm nguyên bài cổ thi Hữu Sở Tư của Lô Đồng với bài thơ dịch của Tản Đà. Cụ bị nhiều bạn chê là dịch không sát nghĩa. Hôm nay Anh Cò chỉ chuyển lại Nhóm 4 câu đoạn cuối của bài thơ. Tôi cũng thích 4 câu này, nhất là 2 câu chót, vì nó tóm lược ý của cả bài thơ. Tôi tạm dịch nghĩa và dịch đoạn thơ theo từ ngữ và hiểu như hầu hết mọi người. Tương tư đến mất trí, thấy hoa nở tưởng người yêu đến.

Phiên âm:

Mỹ nhân hề! Mỹ nhân!

Bất tri vi mộ vũ hề! Vi triêu vân?

Tương tư nhất dạ mai hoa phát

Hốt đáo song tiền nghi thị quân.

Dịch nghĩa:

Người đẹp ơi! Hỡi người đẹp!

Không biết nàng là mưa tối hay mây mai?

Thương nhớ nhau suốt đêm, hoa mai nở,

Vội đến bên cửa sổ vì ngỡ thấy nàng.

Dịch Thơ:

Người đẹp của tôi! Người đẹp ơi!

Nàng là mây sớm hay mưa rơi

Một đêm nhung nhớ hoa mai nở

Vội đến bên song ngỡ bóng người



(Cuối năm 2021 Con Cò quyết định dùng nguyên bài thay vì chỉ dùng 4 câu chót của bài Hữu Sở Tư, thư ký LB)

Câu áp chót của đoạn thơ được hiểu khác trong bản dịch trọn bài bên dưới:

Nguyên tác: Phiên âm:

有 所 思 - 盧仝 Hữu Sở Tư – Lô Đồng

當時我醉美人家 Đương thì ngã túy mỹ nhân gia

美人顔色嬌如花 Mỹ nhân nhan sắc kiều như hoa

今日美人棄我去 Kim nhật mỹ nhân khí ngã khứ

青樓珠箔天之涯 Thanh lâu châu bạc thiên chi nhai.

天涯娟娟常娥月 Thiên nhai quyên quyên thường nga nguyệt

三五二八盈又缺 Tam ngũ nhị bát doanh hựu khuyết

翠眉蟬鬢生別離 Thúy mi thiền mấn sanh biệt ly

一望不見心斷絶 Nhất vọng bất kiến tâm đoạn tuyệt.

心斷絶幾千里 Tâm đoạn tuyệt kỳ thiên lý

夢中醉卧巫山雲 Mộng trung túy ngọa Vu Sơn vân

覺來淚滴湘江水 Giác lai lệ tích Tương giang thủy.

湘江兩岸花木深 Tương giang lưỡng ngạn hoa mộc thâm

美人不見愁人心 Mỹ nhân bất kiến sầu nhân tâm

含愁更奏綠綺琴 Hàm sầu canh tấu Lục Ỷ cầm

調髙弦絶無知音 Điều cao huyền tuyệt vô tri âm.

美人兮美人 Mỹ nhân hề mỹ nhân

不知為暮雨兮為朝雲 Bất tri vi mộ vũ hề vi triêu vân

相思一夜梅花發 Tương tư nhất dạ mai hoa phát

忽到窗前疑是君 Hốt đáo song tiền nghi thị quân.


Ghi chú trong mộc bản NĐTĐT:

· nhất bổn vô thiên nhai nhị tự 一本無天涯二字 (cột 3) một bản không có 2 chữ thiên nhai

· nhất bổn vô nhị bát nhị tự 一本無二八二字 (cột 4) một bản không có 2 chữ nhị bát

Mộc bản bài Hữu Sở Tư trong Ngự Định Toàn Đường Thi Quyển 388 cho 2 dị bản như nói trên trong khi NĐTĐT Quyển 17 Nhạc Phủ Tạp Khúc và mộc bản trong Nhạc Phủ Thi Tập 乐府诗集 của Quách Mậu Thiển (1041-1099) không có dị bản.

So với các mộc bản trên đây, câu 6 và 7 trong văn bản của ThiVien viết sai các chữ đỏ:

三五二八盈又鈌 Tam ngũ nhị bát doanh hưu khuyết

翠眉蟬髮生別籬 Thuý my thiền phát sinh biệt ly

khuyết 缺 (không toàn vẹn) không phải quyết 鈌, mấn鬢 (tóc mai) không phải phát髮 (tóc), ly離 (lìa tan) không phải ly籬 (hàng rào).

Từ ngữ:

Hữu sở tư: tên một bài nhạc phủ thời Hán nói về tình yêu nam nữ

Thanh lâu: nhà điếm, nơi xướng ca mỹ nữ, nơi cư trú của người đẹp

Châu bạc: màn làm bằng dây chuỗi hột

Hằng nga: thường nga, chị Hằng, mặt trăng

Tam ngũ: ba năm là 15, ngày 15 của tháng, ngày rằm

Nhị bát: hai tám là 16, ngày 16 của tháng

Thúy mi: mày xanh đậm, phụ nữ Trung Hoa cổ đại vẽ mày dài xanh lá cây, từ dùng chỉ người phụ nữ đẹp

Thiền mấn: một kiểu búi tóc của phụ nữ Trung Hoa cổ đại; từ dùng chỉ người phụ nữ đẹp

Vu sơn: núi Vu. Tục truyền rằng Sở Tương vương ban ngày thường nằm mơ chăn gối với một người đàn bà tự xưng là thần núi Vu. Nàng nói: “Thiếp thường làm mây buổi sớm (triêu vân) và làm mưa buổi chiều (mộ vũ). Người đời sau dùng cụm từ mây mưa (vân vũ) để chỉ việc giao hoan.

Lệ: nhắc điển tích Tương phi Nga Hoàng và Nữ Anh khóc vua Thuấn.

Tương giang: sông Tương, chảy qua Hồ Nam; một biểu tượng của mối tình bị ngăn cách.

Lục Ỷ cầm: là cây đàn của Tư Mã Tương Như (179 - 117 TCN), một từ phú gia nổi tiếng, danh thủ đàn cầm thời Tây Hán. Tương Như có khúc “Phượng Cầu Hoàng” làm Trác Văn Quân say đắm, bỏ nhà đi theo sống trong cảnh nghèo khó. Lý Bạch có bài thơ Thính Thục Tăng Tuấn Đàn Cầm 聽蜀僧浚 彈琴: Thục tăng bão Lục ỷ 蜀僧抱緑綺 Tây hạ nga mi phong 西下峨眉峰.

Mỹ nhân: Hán Ngữ Đại Từ Điển cho định nghĩa:

· Người có ngoại hình xinh đẹp

· Người có đạo đức phẩm hạnh

· Danh xưng dành cho phi tần cung nữ.

Sách Hậu Hán Thư - Hoàng Hậu Kỷ Tự 皇后纪序 phân 3 cấp bậc mỹ nhân: nguời có trí tuệ, cung nữ, và ca kỹ.

Triêu vân: tên nữ thần Vu Sơn; tên nữ tỳ của Hà Giang Vương Nguyên Sâm thời Bắc Ngụy; tên người thiếp của Tô Thức thời Tống; mây buổi sớm ban mai.

Tương tư: thương nhớ nhau, nói khao khát do nam và nữ yêu nhau nhưng không thể được ở bên nhau; bịnh tương tư; cây hoặc trái hồng đậu.

Nhất dạ: suốt một đêm; một đêm nhất định nào đó.

Hoa mai: hoa nhiều cánh nở vào mùa Xuân, màu hồng, trắng, đỏ, vàng... ; một loại hoa màu trắng như bông tuyết; ở đây ẩn dụ tóc bạc trắng như hoa mận.

Bình luận:

Hữu Sở Tư là một bài thơ cổ thể nói về Tương Tư. Khi còn được thương yêu, thì say sưa, ăn nằm ở dề nhà người yêu mặt lúc nào cũng như hoa. Khi bị bỏ rơi, phải uống rượu và nằm mơ mộng nhìn trời qua rèm cửa thanh lâu.

Khi được yêu, đêm như trăng tròn, không một lần dạ héo hon. Khi bị bỏ rơi, lòng cách xa ngàn dặm, ngồi cô đơn trên núi Vu, nước mắt chảy ngập sông Tương. Dù hai bờ sông cây cỏ xanh rậm, không giai nhân lòng ngẩn ngơ. Khảy đàn, đàn đứt dây. Tương tư đến mê sảng, hoa mai nở mà ngỡ người yêu trở về.

Có người cho bài thơ nói lên lý tưởng của Lô Đồng, phản ảnh sự tham nhũng của triều đại và những khó khăn của người dân vào thời điểm đó. Lô Đồng, khi còn trẻ, ẩn cư ở núi Thiếu Thất, gia cảnh nghèo khó, chăm chỉ học hành, rất có ý chí tế dân, nhưng cả đời không làm quan. Năm 835, ông bị các hoạn quan sát hại cùng với Tể tướng Vương Nhai trong biến cố Cam Lộ 甘露之变 vì cư ngụ tại nhà Vương Nhai lúc đó.

Dịch thơ:

Dịch 19 câu chia làm: 4 câu, 4 câu, 3 câu, 4 câu và 4 câu. Trong 4 câu đầu, câu 1 của mộc bản thành câu 3 trong bản dịch:

Hũu Sở Tư

Mỹ nhân nhan sắc kiều như hoa

Kim nhật mỹ nhân khi ngã khứ

Đương thì ngã túy mỹ nhân gia

Thanh lâu châu bạc thiên chi nha

Thiên nhai quyên quyên thường nga nguyệt

Tam ngũ nhị bát doanh hưu khuyết

Thúy my thiền mấn sinh biệt ly

Nhất vọng bất kiến tâm đoạn tuyệt

Tâm đoạn tuyệt hề kỳ thiên lý

Mộng trung túy ngọa Vu sơn vân

Giác lai lệ trích Tương giang thủy

Tương Giang lưỡng ngạn hoa mộc thâm

Mỹ nhân bất kiến sầu nhân tâm

Hàm sầu cánh tấu Lục Ỷ cầm

Điệu cao huyền tuyệt vô tri âm

Mỹ nhân hề mỹ nhân

Bất tri vi mộ vũ hề vi triêu vân

Tương tư nhất dạ mai hoa phát

Hốt đáo song tiền nghi thị quân

Nhớ Ai

Gương mặt cô nàng đẹp như hoa.

Hôm nay nàng đã quyết rời ta,

Không còn say khướt nơi nàng ở.

Qua rèm lầu xanh nhìn trời xa.

Suối suối trăng thanh phủ núi non,

Mười lăm mười sáu đã vơi tròn.

Mày xanh tóc búi sanh ly biệt,

Không thấy một lần dạ héo hon.

Lòng đà dứt khoát xa ngàn dặm.

Mộng ngồi uống rượu đỉnh Vu Sơn.

Nước mắt tuôn rơi làm sông ngập.

Sông Tương cây cỏ rậm hai bờ,

Vắng bóng giai nhân lòng ngẩn ngơ.

Buồn tình khởi tấu đàn Lục Ỷ,

Điệu cao dây đứt tri âm hờ!

Diễm kiều ơi hỡi! Ôi diễm kiều!

Cho dù mây sớm hay mưa chiều,

Một đêm thương nhớ tóc mai bạc,

(hoa mai nở),

Vội đến bên song ngỡ người yêu.

Thoughts by Lu Tong

For a time, I got drunk at her place,

Her face was as beautiful as flowers.

She has decided to leave me

And today I was looking the infinite sky through the bead curtain of the blue palace (whore house).

The flood of moonlight covered the sky.

Only the 15 and 16, the moon was already crescent.

Green eyebrows and hair knots were sources of separation.

Once not seen caused a dissected heart (suffering).

Separation by thousands of miles was already decided.

In dream, I was drinking on top of Wushan (mountain of love).

In reality, my tears filled the Xiang river (river of love sickness).

Both sides of the Xiang river were covered with thick plants and flowers.

Not seeing her sickened man’s heart.

In sadness, I stroked a tune on the Lu Qi zither.

The string broke on a high note and no one shared or cared.

Beautiful woman! Oh beautiful woman!

Were you a late night rain or an early morning cloud?

Lovesick for only one night, white plum flowers had blossomed (my hair had turned gray).

Suspecting she was coming, I rushed to the front window.

Góp ý của Bát Sách:

Hữu Sở Tư là một điệu nhạc phủ đời Hán, và là đầu đề một bài thơ của Lư Đồng. Bài thơ này rất nổi tiếng và rất hay, đã có quá nhiều người dịch. Bát Sách cũng có thử vài lần,và không mấy ưng ý với “tác phẩm“ của mình... Vả lại, BS thích nhất là 4 câu cuối.

Trong mục Thi Nhạc Giao Tình kỳ này, ÔC chọn bài “Gọi Em Là Đoá Hoa Sầu”của Phạm Duy, phổ nhạc bài thơ của Phạm Thiên Thư, và bài Hữu Sở Tư của Lư Đồng, cũng chỉ dùng 4 câu cuối (đã đổi thành nguyên bài: LB) thật đúng ý của BS.

A) Về bài nhạc: lẽ dĩ nhiên là hay, vì Phạm Duy, khi phổ nhạc, ông chỉ lấy những câu hay, đôi khi thay đổi chút ít cho hợp với dòng nhạc, có khi chỉ lấy ý. Câu hay nhất “gọi em là đóa hoa sầu” thì cả thi sĩ và nhạc sĩ đều lấy làm đầu đề. BS không giám lạm bàn về đề tài này.

B) Về bài thơ: Tựa để Hữu Sở Tư được một đồng nghiệp có tài nhưng vắn số là bác sĩ Hoàng Ngọc Quỳnh ở Bỉ dịch là Nhớ Ai. Trong cuốn thơ xuất bản năm 1998, cô chỉ dịch 4 câu của đoạn áp chót (Tương giang lưỡng ngạn hoa mộc thâm...) khác với ÔC. Thấy cái tựa này, BS chợt nhớ lại một đêm nhậu cách đây hơn 30 năm, có Trần Mộng Lâm, bạn cùng lớp; nhà thơ, văn Nguyễn Bá Dĩnh; hoạ sĩ Vi Vi Võ Hùng Kiệt, và BS. Vừa uống, vừa nói chuyện đời, chuyện trên trời dưới biển, và uống hết 3 chai Remy Martin VSOP. BS say ngất ngư, mà còn làm một bài thơ, chỉ nhớ 4 câu:

Bốn thằng cưa hết ba chai,

Nghe lòng chợt thấy nhớ ai ơ hờ,

Rượu vào đời đẹp như mơ,

Vung tay, múa bút làm thơ tặng người.

BS nhắc chuyện này, vì bài thơ cũng dùng 2 chữ nhớ ai, nghe chơi vơi, mơ hồ...

Bốn câu chót của Hữu Sở Tư như sau:

Mỹ nhân hề, mỹ nhân,

Bất tri vi mộ vũ hề, vi triêu vân,

Tương tư nhất dạ mai hoa phát,

Hốt đáo song tiền nghi thị quân.

(Mộ vũ là mưa chiều, triệu vân là mây buổi sáng. Tuy có 2 chữ Vân, Vũ là Mây Mưa, nhưng tác giả không nghĩ gì đến giao hoan đâu, mà chỉ muốn nói người đẹp chợt đến, chợt đi, thoáng qua như mây và mưa thôi. Hai câu cuối, BS hiểu là tác giả tương tư cả đêm, hoa mai nở, bóng hoa thấp thoáng trước cửa sổ, làm tác giả tưởng rằng đó là người yêu.

Đây là bản dịch:

Nhớ Ai.

Người đẹp đâu rồi, ôi tịch liêu,

Nào hay mây sớm với mưa chiều,

Một tối tương tư mai đã nở,

Thấp thoáng bên rèm tưởng dáng yêu.

Mấy câu thơ này làm BS nhớ tới Oanh Oanh truyện hay Hội Chân Ký của Nguyên Chẩn, kể về mối tình của Thôi Oanh Oanh và Trương Quân Thuỵ, trong đó cũng có 4 câu thơ na ná như vậy:

Đãi nguyệt tây sương hạ,

Nghênh phong hộ bán khai,

Cách tường hoa ảnh động,

Nghi thị ngọc nhân lai.

(Đợi trăng ở dưới mái tây, Cửa hé mở để đón gió, Cách tường thấy bóng hoa lay động, Tưởng chính là người ngọc tới)

Chờ trăng dưới mái hiên tây,

Khép hờ cửa, đón gió bay lọt nhà,

Bên tường lay động bóng hoa,

Tưởng đâu người ngọc vì ta đến tìm.

Theo sử, thì Lư Đồng sinh năm 778, Nguyên Chẩn sinh năm 779, vậy cùng lứa tuổi, ý thơ giống chỉ vì tư tưởng lớn gặp nhau, và cả hai cùng lãng mạn... Đến đời Nguyên, Vương Thực Phủ lấy cốt truyện của Nguyên Chẩn, viết ra tuồng Tây Sương Ký.

Bát Sách.

Viết thêm:

Hồi xưa, coi Tiếu Ngạo Giang Hồ, mê Lệnh Hồ Xung, và Nhậm Doanh Doanh hợp tấu bản nhạc cùng tên do Lưu Chính Phong và Khúc Dương hợp soạn.

Kỳ này, góp ý xong cho bài Hữu Sở Tư, thì vô tình thấy trong phim bộ, có bản Hữu Sở Tư, với tiêu và sáo, rất hay, có phụ đề chữ Nho. ÔC coi có cho vào bài được không? Và nhờ anh Tâm coi phụ đề chữ Nho, nếu kịp đọc thì phiên âm giùm.

https://www.pinterest.ca/pin/862509766120089274/

Bình.

@ Hoàng Xuân Thảo:

Dec 30, 2020, 5:23:31 PM

Nghe mê ly quá.

@ Phí Minh Tâm trả lời:


Từ video anh BS. Nhạc và lời lấy từ trang web khác:

Ái ngã hảo bất hảo 爱我好不好 Hãy yêu em dù tốt xấu

Thốn khứ nhất thân kiêu ngạo 褪去一身骄傲 Em đã mất niềm tự hào

Tàng bất trụ đích tịch liêu 藏不住的寂寥 Không che dấu nỗi cô đơn

Đẳng bất đáo y kháo 等不到依靠 Không thể chờ tựa vào anh.

@ LB phỏng dịch lời bài sáo bên trên:

Đây là bài “Hữu sở tư” trong phim “tiếu ngạo giang hồ 2013” do Hoắc Kiến Hoa đóng vai chính, không có liên quan gì đến bài Hữu Sở Tư của Lô Đồng. Lời phụ đề trong clip sáo trúc này được phỏng dịch như sau:

NỖI NHỚ

Yêu em, được không bậu?

Rũ khỏi thân lòng kiêu ngạo

Giấu không nổi sự tịch liêu

Chờ hoài nơi nương náu!

LB

Góp ý của Thanh Vân:

Kỳ này Ông Cò đưa ra bài Hữu Sở Tư của Lư Đồng mà ông đặt cho tựa đề là Nhớ Người Yêu.

美人兮美人 Mỹ nhân hề! Mỹ nhân!

不知為暮雨兮為朝雲 Bất tri vi mộ vũ hề! Vi triêu vân?

相思一夜梅花發 Tương tư nhất dạ mai hoa phát

忽到窗前疑是君 Hốt đáo song tiền nghi thị quân.

*Anh Bát Sách dịch như sau mà Tv rất thích.

Nhớ Ai.

Người đẹp đâu rồi, ôi tịch liêu,

Nào hay mây sớm với mưa chiều,

Một tối tương tư mai đã nở,

Thấp thoáng bên rèm tưởng dáng yêu.

BS

Giữa mùa dịch bịnh Covid mà Ông Cò đưa bài thơ diễn tả cảnh thiếu vắng người đẹp, anh chàng tương tư nên trông thấy hoa mai mà tưởng tượng ra nàng. (Nó đìu hiu thảm não làm sao!)

Và rồi trong chủ đề Thi Nhạc Giao Tình, Ông Cò ghép bài thơ "Gọi em là đóa hoa sầu" của Phạm Thiên Thư mà Phạm Duy phóng tác ra thành nhạc

Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu

Ngày xưa áo nhuộm hoàng hôn

Dáng ai cắp rổ lên cồn hái dâu

Tiếng nàng hát vọng đôi câu

Dừng tay viết mướn lòng sầu vẩn vơ

Lều tranh còn ủ chăn mơ

Mối tình là một bài thơ vô đề

...

Đề tài của Ông Cò trùng hợp với thời thế hiện nay khi dịch bịnh lan tràn, nơi nào chính phủ cũng có biện pháp cách ly, nội bất xuất ngoại bất nhập và các cặp tình nhân có khi phải chia cắt vì ở 2 thành phố khác nhau, không cách nào tái hợp. Buồn lắm nhỉ!...

Nghĩ miên man, Tv bỗng nhớ đến bài Biệt Ly một sáng tác của Dzoãn Mẫn

Biệt ly nhớ nhung từ đây

Chiếc lá rơi theo heo may

Người về có hay

Biệt ly sóng trên giòng sông

Ôi còi tàu như xé đôi lòng

Và mây trôi nước trôi

Ngày tháng trôi cùng lướt trôi

Mấy phút bên nhau rồi thôi

Đến khi bóng em mờ khuất

Người về u buồn khắp trời

Người ra đi với ngàn nhớ thương

Mấy phút bên em rồi thôi

Dáng em sống trong hồn tôi

Xa cách ta còn tìm đâu ngày vui

Biệt ly ước bao đường tơ

Réo rắt trong muôn hương mơ

Thành sầu tiễn đưa

Biệt ly ước mong hoàng hôn

Êm đềm về ru ấm tâm hồn

Người yêu đương cách xa

Đành sống vui cùng gió sương

Biệt Ly (Dzoãn Mẫn) - Thu Hà


•Hay bài "Tiễn Em" thơ Cung Trầm Tưởng do Phạm Duy phổ nhạc

Lên xe tiễn em đi

Chưa bao giờ buồn thế

Trời mùa Đông Paris

Suốt đời làm chia ly.

Tiễn em về xứ Mẹ

Anh nói bằng tiếng hôn

Không còn gì lâu hơn

Một trăm ngày xa cách

Tuyết rơi mỏng manh buồn

Ga Lyon đèn vàng

Cầm tay em muốn khóc

Nói chi cũng muộn màng.

...

Đây là bài nhạc do Tuấn Ngọc hát với cảnh Paris và cảnh nước Pháp vào mùa đông tuyết giá (hợp với khung cảnh khi Tv viết những dòng này)


Cuối năm nói chuyện nhớ nhung, xa cách, chia ly, buồn thương man mác...

Nhưng, để cùng chúc nhau năm mới 2022 tươi vui hơn, nhiều triển vọng sáng sủa hơn và các người yêu nhau sẽ tái hợp.

Tv họa dựa theo thơ của anh Bát Sách:

Tưởng nhớ xa xăm bóng dáng yêu

Đợi mây, trông gió mến thương nhiều

Ngoài sân mai nở ngờ ai đến

Tái hợp ôm em dáng mỹ miều!

Thanh vân

Góp ý của Đồ Cóc:

Góp:

Nhớ

Trời đổi mùa sắp vào thu

Tâm hồn, thân thể âm u lạ thường

Nửa đêm những nhớ với thương

Anh đi biệt dạng trên đường tòng chinh

Ngắm hoa quỳnh nở một mình

Nâng hoa em nhớ chúng mình say sưa

Liền da liền thịt thủa xưa

Mà nay vô vọng mây mưa xa vời

Đồ Cóc

Góp ý của Lộc Bắc:

Niềm riêng.

Thuở ấy nhà nàng say khướt qua

Người đâu nhan sắc đẹp như hoa

Bây giờ người bỏ ta đi mất

Lầu xanh, rèm ngọc- ngóng trời xa!

Cuối trời xinh xinh chị Hằng tuyệt

Mười lăm, mười sáu đầy lại khuyết

Mày biếc, tóc mây sống biệt ly

Hoài trông chẳng thấy buồn da diết!

Lòng đứt đoạn, xa ngàn dặm

Trong mộng say sưa mây núi Vu

Tỉnh lại lê rơi dòng Tương đẫm

Sông Tương bờ bến cỏ hoa xâm

Người yêu không thấy xót đau thầm

Buồn ngâm ráng gẩy Lục Ỷ cầm

Điệu cao, dây đứt vắng tri âm!

Mỹ nhân hời, mỹ nhân!

Chẳng biết, chiều mưa rơi hay sớm mây vần?

Một đêm nhớ nhau mai trắng nở

Bên song chợt thấy ngỡ tình nhân!

Lộc Bắc

Góp ý của Yên Nhiên:

Phỏng dịch

Nỗi nhớ

Vừa say đắm với người yêu

Mặn mà hương sắc mỹ miều như hoa

Mà nay em đã rời ta

Bên rèm lặng ngắm nơi xa xa mờ

Đất trời bàng bạc trăng mơ

Trăng tròn lại khuyết hững hờ trêu ngươi

Tóc mây mày liễu hỡi ơi

Sao đành đoạn tuyệt bời bời tâm can

Vu Sơn tàn giấc mộng vàng

Tỉnh ra nước mắt hai hàng tuôn mau

Dòng Tương hoa cỏ khoe màu

Giai nhân nào thấy để sầu héo hon

Ôm đàn dạo khúc nỉ non

Nghẹn ngào dây đứt đâu còn tri âm

Qua đêm mai nở trắng ngần

Bóng hoa lay động trước sân-ngỡ nàng!

Yên Nhiên

Góp ý của Mỹ Ngọc:

NHỚ NHAU.

Nhà người đẹp hôm ta say khướt,

Em như hoa tha thướt dáng kiều.

Em đi bỏ lại người yêu,

Lầu xanh trướng gấm buồn hiu ngắm trời.

Suối trong bóng nguyệt trôi,

Mười lăm mười sáu tròn rồi khuyết vơi.

Tóc mây mày liễu xa xôi,

Tìm đâu cho thấy tơi bời tâm can.

Lòng đà dứt khoát dậm ngàn,

Say nằm mộng núi mơ màng mây sa.

Tỉnh rồi lệ ngập Tương Hà,

Sông Tương đôi ngạn mượt mà cỏ hoa.

Vắng người yêu dấu xót xa,

Ngậm sầu lục ỷ cầm ca hững hờ,

Tri âm vắng, đứt dây tơ...

Người đẹp ơi, người đẹp dấu yêu,

Là làn mây sớm, giọt mưa chiều.

Một đêm tưởng nhớ, khi mai nở,

Vội ngó qua song ngỡ bóng kiều.

Mỹ Ngọc phỏng dịch.

Jan.1/2022.

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Sat Jan 29, 2022 5:22 pm    Tiêu đề: KÝ VIỄN


KÝ VIỄN

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Ký Viễn

Lý Bạch

(Bát Sách viết tặng ÔC)

Hôm nay là ngày 11 tháng giêng tây, năm 2022. Sáng thức dậy, nhìn ra vườn, thấy tuyết phủ trắng xoá, thật sạch sẽ, vì mọi thứ tạp nhạp còn sót lại từ mùa thu đã được che kín. Ánh nắng vàng rực rỡ, trời trong xanh, thấp thoáng vài đám mây trắng lững lờ... trông thì đẹp lắm, nhưng lúc đó ở bên ngoài là -240C, thêm gió nữa là người đi bộ có cảm giác tương đương với -360C. Với cái lạnh như vậy, nếu không vì việc gì cần thiết thì chẳng ai muốn ra đường. BS ngồi nhâm nhi ly cà phê sữa nóng, vừa nhìn ra vườn, vừa nghe nhạc. Chợt nghe lại bản Tóc Xưa của Ngô Thụy Miên, do Bằng Kiều hát.

Bằng Kiều - Tóc Xưa (Ngô Thụy Miên, Thơ: Dương Văn Thiệt)


Nguồn gốc bài hát này là một chuyện thật buồn:

Vào khoảng đầu thập niên 2010, một đồng nghiệp của BS là bác sĩ Dương Văn Thiệt, định cư ở Anh quốc, đã gặp cảnh không may là mất đi người bạn đời đầu gối, tay ấp trong bao nhiêu năm trời. Nỗi nhớ thương tha thiết của anh lúc nào cũng vời vợi trong lòng, nhưng anh chỉ âm thầm chịu đựng, cho đến một buổi sáng kia, khi vừa mơ màng thức giấc thì thấy một sợi tóc của chị vương trên gối.

Anh bồi hồi xúc động, làm bài thơ TÓC XƯA, mà quý vị đã nghe qua giọng hát của Bằng Kiều. BS thích hai đoạn này nhất:

Ngày nào nhặt tóc quanh đây,

Sợi nằm bên gối, sợi bay ra vườn,

Sợi dài buộc mối yêu thương,

Sợi ngắn cột lấy nỗi buồn xa quê...

******

Sợi nhìn ngày tháng qua mau,

Tóc xanh hôm trước bạc mầu hôm nay,

Tóc xưa giờ đã xa bay,

Sợi buồn ở lại, ngắn dài xót xa.

Anh Thiệt gửi bài thơ cho một người bạn là bác sĩ Lê Văn Thu. Vì quen thân với nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, anh Thu nhờ ông này phổ nhạc. Đọc bài thơ, ông Miên xúc động vô cùng, cảm thông với tác giả, nên chỉ vài ngày sau là cho ra đời một nhạc phẩm tuyệt vời...

Bát Sách biết nhiều người không may bị hoá vợ, bạn bè hoặc đồng nghiệp:

* Có người chụp hình mình đang khóc trước mộ vợ, đưa lên diễn đàn, rồi ít lâu sau lại gửi hình chụp chung với người yêu mới...

* Có người, sau đám tang vợ, đi đâu, kể cả đi ăn, cũng mang theo hũ tro cốt... vậy mà chỉ ít lâu sau là con tim đã vui trở lại...

Đó là chuyện thường tình... Người xưa cũng vậy thôi. Khi BS chưa biết gì, có bà Tương Phố, ông Đông Hồ đã làm thơ khóc chồng và khóc vợ, nhưng rồi cả 2, người tái giá, kẻ tục huyền, nên báo Phong Hoá có đăng bài thơ diễu, theo lời kể của gia mẫu:

Giọt châu Tương Phố, giọt lệ Đông Hồ,

Như mưa như gió, thế rồi cũng khô.

Thời gian biến đổi hư vô,

Đá vàng cũng nát, huống hồ nhân tâm,

Hồ Đông đã nối cung cầm,

Sông Tương cũng bắc độ dăm nhịp cầu.

Nhưng có vài người mà BS rất ngưỡng mộ, vì họ không giống thiên hạ, là anh Dương Văn Thiệt, anh NTK, một đồng nghiệp trẻ của BS ở Montréal, và ÔC Nguyễn Văn Bảo, đàn chủ nhóm LTCD 21 của chúng mình.

BS phải nói lòng vòng như vậy, cốt để viết bài này tặng ÔC, nhân ngày giỗ 30/01 của Bà Cò sắp tới... và BS chọn bài Ký Viễn của Lý Bạch.

寄遠 KÝ VIỄN.

美人在時花滿堂, Mỹ nhân tại thời hoa mãn đường,

美人去後餘空床。 Mỹ nhân khứ hậu dư không sàng,

床中繡被卷不寢, Sàng trung tú bị quyển bất tẩm,

至今三載聞餘香。 Chí kim tam tải văn dư hương,

香亦竟不滅, Hương diệc cánh bất diệt,

人亦竟不來。 Nhân diệc cánh bất lai,

相思黃葉落, Tương tư hoàng diệp tận,

白露濕青苔。 Bạch lộ thấp thanh đài.

Ghi chú:

*Ký là gửi.

*Tú là thêu, nhiều mầu, hoa lệ, đẹp đẽ.

*Bị là cái chăn, áo ngủ.

*Quyển là xếp lại.

*Tẩm là ngủ.

*Diệc là cuối cùng, rốt cuộc.

*Diệt là hết.

*Lộ là sương, móc.

*Thấp là ướt, thấm nước.

*Đài là rêu.

Nếu viết ra văn xuôi thì bài thơ sẽ như sau đây:

Khi người đẹp còn thì hoa đầy nhà,

Sau khi người đẹp ra đi thì chỉ còn chiếc giường không,

Trong giường, tấm chăn thêu cuộn lại, không ai nằm,

Tới nay đã ba năm rồi mà còn nghe mùi hương thừa...

Cuối cùng thì hương cũng không tan, người cũng không tới,

Thương nhớ nhau, lá vàng rụng hết, sương trắng làm ướt rêu xanh.

Chữ VĂN trong văn dư hương, sao giống Việt Nam quá, vì mình cũng hay nói NGHE mùi, thay vì ngửi mùi. Những câu thơ trong bài đều nói lên nỗi nhớ thương tha thiết, nhất là 2 câu cuối, với cảnh buồn của mùa thu, lá vàng rụng hết, sương trắng phủ rêu xanh... Đó là dùng cảnh buồn mà tả nỗi lòng.

Theo ý của bài thơ, thì người đẹp bỏ Lý mà đi, nàng không chết.

Thi Viện cho rằng bài thơ được làm vào năm 734.

Theo tiểu sử thì Lý sinh năm 701, kết hôn với cháu gái tướng công họ Hứa năm 726, khi làm bài thơ năm 734, thì nàng bỏ đi đã 3 năm, tức là 731, vậy thì Lý và Hứa đã sống với nhau được 5 năm (731 trừ 726). Lý có 4 đời vợ, nhưng BS không biết bà họ Hứa là thứ mấy?

Tặng ÔC bài này thì không hoàn toàn thích hợp, vì nàng họ Hứa bỏ Lý mà đi, còn bà Cò thì về miền tiên cảnh, nhưng BS không tìm ra bài nào vừa hay vừa diễn tả được nỗi lòng người ở lại như Ký Viễn. Thôi thì bỏ đi hay ra đi vĩnh viễn đều là xa nhau cả, niềm đau nỗi khổ cũng tương tự mà thôi...

Đây là bài dịch cũ của BS:

GỬI NƠI XA.

Người đẹp còn đây, hoa ngập phòng,

Người đẹp đi rồi, giường bỏ không,

Trên giường chăn cuộn không ai ngủ,

Ba năm còn thoảng chút hương nồng,

Hương không bay đi hết,

Người cũng chẳng trở về,

Tương tư lá vàng rụng,

Sương ẩm rêu não nề.

Bài này theo đúng âm điệu của nguyên tác, nhưng BS thấy nó không có vẻ Việt Nam, nên chưa ưng ý. Bèn theo cách của Yên Nhiên, dịch thoát theo thể lục bát, và đổi cái tựa đề:

TÌNH XA.

Có em hoa nở đầy nhà,

Em đi, giường trống, mình ta ngậm ngùi,

Trên giường, chăn gấm cuộn rồi,

Ba năm còn thấy quyện mùi hương xưa,

Đâu đây nghe thoảng hương thừa,

Mà người đẹp biết bây giờ nơi nao?

Tương tư, rụng hết lá đào,

Rêu xanh, sương trắng gợi bao nỗi niềm.

Bát Sách.

Góp ý của Con Cò:

Nguyên tác Dịch âm

寄遠 Ký Viễn

美人在時花滿堂 Mỹ nhân tại thì hoa mãn đường,

美人去後餘空床 Mỹ nhân khứ hậu dư không sàng.

床中繡被卷不寢 Sàng trung tú bị quyển bất tẩm,

至今三載聞餘香 Chí kim tam tải văn dư hương.

香亦竟不滅 Hương diệc cánh bất diệt,

人亦竟不來 Nhân diệc cánh bất lai.

相思黃葉落 Tương tư hoàng diệp lạc,

白露濕青苔 Bạch lộ thấp thanh đài.

Dịch thơ

Gửi Người Đi Xa

Mỹ nhân tại đây hoa khắp nhà

Mỹ nhân khuất dạng giường dư thừa

Trên giường chăn gấm gấp chẳng đắp

Ba năm dư hương còn như xưa

Hương vẫn không bay mất

Người nay đã về chưa?

Tương tư lá vàng ngập

Sương trắng ướt rêu thưa.

Lời bàn của Con Cò

4 câu đầu có hai đặc điểm:

a/ Câu 3 dùng tới 5 chữ vần trắc ở cuối câu (tú bị quyển bất tẩm) để tả cái chăn gấp quá kỹ, gấp tới 5 lần. Hay tàn nhẫn. Bài dịch chỉ dùng được 4 chữ vần trắc liền nhau ở cuối câu này (chăn gấm gấp chẳng đắp).

b/ Câu 3 & 4: Người đi đã 3 năm mà chăn vẫn còn dư hương. Có giặt đâu mà dư hương không mất! Đồng bào của Lý Bạch đã quen thói ở dơ; thế mà giới sĩ phu Giao-Chỉ còn bắt chước: Xếp tàn y lại để dành hơi: không giặt quần áo cũ để ngửi mồ hôi của người yêu.

4 câu kết dùng ba màu xấu xí để tả nỗi buồn lúc xa cách người yêu:

- Màu vàng dơ của lá úa,

- Màu trắng nhợt của sương mai,

- Màu xanh đục của rêu.

Một bài cổ phong bát cú toàn bích.

Góp ý của Kim Oanh:

Tình Xa

Người đây hoa ngập phòng

Vắng rồi giường trống không

Chăn buồn không ai ngủ

Ba năm ủ hương nồng

Mùi xưa còn phảng phất

Hồn ẩn khuất nơi nao

Thương nhớ rụng hoa đào

Sưong ẩm rêu xanh xao.

Kim Oanh


Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Góp ý của Yên Nhiên:

Gửi người xa

Nàng ở đây, nhà đầy hoa nở

Vắng nàng rồi, giường bỏ trống không

Chăn gấm cuốn, chẳng ai nằm

Dư hương lưu luyến ba năm ngậm ngùi

Người biền biệt tăm hơi đâu thấy

Thoảng hương kia còn đấy gợi sầu

Lá vàng rơi rụng nhớ nhau

Sương đêm thấm ướt bạc màu rêu xanh

Yên Nhiên

Góp ý của Phí Minh Tâm:

Nguyên Tác: Phiên Âm:

寄遠 -李白 Ký Viễn – Lý Bạch

美人在時花滿堂 Mỹ nhân tại thời hoa mãn đường

美人去後空餘床1 Mỹ nhân khứ hậu không dư sàng

床中綉被卷不寢2 Sàng trung tú bị quyển bất tẩm

至今三載猶聞香3 Chi kim tam tải do văn hương

香亦竟不滅 Hương diệc cánh bất diệt

人亦竟不來 Nhân diệc cánh bất lai

相思黃葉落4 Tương tư hoàng diệp lạc

白露點青苔5 Bạch lộ điểm thanh đài

Dị bản:

Inline image

Bài Ký Viễn được đăng như thủ 2 của Trường Tương Tư Nhị Thủ trong Ngự Định Toàn Đường Thi quyển 169 御定全唐詩巻. Mộc bản này được sử dụng bên trên và cho các dị bản:

1 花餘空 hoa dư không thay vì 空餘床không dư sàng

2 更不巻cánh bất quyển thay vì 卷不寢quyển bất tẩm

3 聞餘香văn dư hương thay vì 猶聞香do văn hương

4 盡tận thay vì 落lạc

5 濕thấp thay vì 點điểm

6 此篇一作寄逺 Thử thiên nhất tác Ký Viễn

Ngự Định Toàn Đường Thi Quyển 25 御定全唐詩卷二十五 đăng cả 3 bài Trường Tương Tư của Lý Bạch trong 1 bài duy nhất nơi trang 91 đến 93 thành Trường Tương Tư Tam Thủ. Lý Thái Bạch Văn Tập (Đồ Thư Quán) chỉ đăng thủ 1 nơi trang 54 李太白文集 第54頁 (圖書館) và Phân Loại Bổ Chú Lý Thái Bạch Thi (Đồ Thư Quán) Đệ Tam chỉ đăng thủ 2 nơi trang 205 分类补注李太白诗三 第205页 (图书馆). Như thế NĐTĐT đã gom 2 bài Trường Tương Tư của Lý Bạch đăng trong 2 sách khác nhau và 1 bài khác, chưa tìm được mộc bản khác ngoài NĐTĐT, làm thành 1 bài Trường Tương Tư Tam Thủ. Thủ 3 là bài Ký Viễn.

Bài Trường Tương Tư Tam Thủ cổ nhất đăng trong Nhạc Phủ Thi Tập Thập Nhị

樂府詩集十二 của Quách Mậu Thiển 郭茂倩 (1041-1099), thủ 1 có một dị bản, thủ 2 và 3 (bài Ký Viễn) không có dị bản nào.

Inline image

Ghi chú:

Ký viễn: gởi cho người ở xa

Mỹ nhân: người phụ nữ có ngoại hình xinh đẹp, người có đạo đức tốt, danh hiệu phi tần

Thời hoa: hoa nở theo mùa

Mãn đường: tràn ngập sảnh đường

Hoa mãn đường: hoa đầy sảnh, nhà tràn đầy vui tươi, hạnh phúc

Khứ hậu: sau khi đi rồi

Tú bị: chăn được thêu hoa văn màu sắc

Bất tẩm: không ngủ, không đắp

Chi kim: cho đến bây giờ

Dịch Nghĩa:

Ký Viễn

Mỹ nhân tại thời hoa mãn đường

Mỹ nhân khứ hậu không dư sàng

Sàng trung tú bị quyển bất tẩm

Chi kim tam tải do văn hương

Hương diệc cánh bất diệt

Nhân diệc cánh bất lai

Tương tư hoàng diệp lạc

Bạch lộ điểm thanh đài

Gửi Người Phương Xa

Khi người đẹp còn ở đây thì nhà đầy hoa,

Khi người đẹp đi rồi thì chỉ còn lại chiếc giường trống cô đơn.

Chiếc chăn thêu được xếp lại không ai đắp

Nay đã ba năm mà còn phảng phất mùi hương của nàng.

Hương thơm không bao giờ hết,

Người ra đi không bao giờ trở lại.

Thương nhớ nàng cho đến khi lá vàng rụng hết

Và sương trắng tan đẫm ướt rêu xanh.

Bình loạn:

Bài thơ này không theo thông lệ, không tóm lược ý nghĩa ở phần kết trong hai câu chót, mà có thể nói là toàn bộ ý nghĩa nằm trong hai câu đầu. Những câu sau chỉ khai triển và bổ túc ý nghĩa chủ yếu khi nàng còn sống và sau khi nàng đã mất. Chữ viễn đây tạm dịch là ở xa, nhưng câu 6 cho biết là nàng đã chết vì không bao giờ còn trở lại.

Khi nàng còn sống, nhà đầy hoa thơm ngát, tràn ngập vui tuơi hạnh phúc. Sau khi nàng mất rồi, bông hoa cũng rơi rụng, chỉ còn lại một chiếc giường trống rỗng. Chiếc giường nhắc nhở hình dáng yêu kiều của nàng, tiếng nói dịu dàng của nàng, hương thơm mái tóc của nàng, vị ngọt của môi nàng, da thịt mềm mại ấm áp của nàng...

Bây giờ nhà trống không, giường trống không, không tiếng nói yêu thương, không lời nhắc nhở, trách móc nhẹ nhàng... Khi nàng còn sống, càng hạnh phúc bao nhiêu, thì bây giờ không có nàng, càng cô đơn lạnh lẽo, càng thương nhớ nàng bấy nhiêu.

Dịch Thơ:

Gửi Người Phương Xa

Người đẹp còn đây nhà đầy bông

Người đẹp đi rồi phòng trống không

Chăn gối nệm giường không đổi nếp

Ba năm còn thoảng chút hương nồng

Hương thơm không tiêu tán

Dù người không lai vãng

Thương nàng lá vàng rụng

Rêu xanh ướt sương tan.

The FairLady by Li Bai Translation by Sun Yu

When the fair lady was here,

I filled our house with flowers;

But she went away,

Leaving her empty couch behind!

There stands her couch, with the embroidered quilts all folded.

Could I sleep anymore?

It is three years since then;

Her sweet perfume still lingers...

The perfume never dies out;

She never comes back again.

I think of her till the yellow leaves

All fall off from the trees,

And the white dew wets the green moss, twinkling silently.

Góp ý của Lộc Bắc:

Nhưng có vài người mà BS rất ngưỡng mộ, vì họ không giống thiên hạ, là anh Dương Văn Thiệt, anh NTK, một đồng nghiệp trẻ của BS ở Montréal, và ÔC Nguyễn Văn Bảo, đàn chủ nhóm LTCD 21 của chúng mình. (cả ba người đều ở vậy LB)

LB không hoàn toàn đổng ý với góp ý của anh Bát Sách về ÔC. ÔC hiện tại còn ở vậy có thể là ngoài ý muốn; nếu “ngày đó” không có chuyện bị tào tháo đuổi thì sự thể có thể khác đi. Nhưng LB rất chịu ÔC ở chỗ, khi bà Cò bị Alzheimer lâu năm ÔC đã không đưa vào nhà dưỡng lão để được tư do bay nhảy, mà đã tận tâm chăm sóc bà cho đến tận cuối đời. Một người đàn ông tuyệt hảo, một đại trượng phu rất đáng khâm phục...!

Phỏng dịch bài Viễn Ký:

Gửi chốn xa

Khi em còn, nhà đầy hoa hạnh

Em bỏ đi, giường lạnh âm thầm

Chăn thêu cuộn kỹ không nằm!

Hương yêu phảng phất ba năm vẫn còn

Phấn son chưa nhạt hết

Người mãi chẳng quay lui

Nhớ nhau vàng lá rụng

Rêu xanh, sương trắng vùi!

Lộc Bắc

Góp ý của Mỹ Ngọc:

GỬI PHƯƠNG XA.

Người đẹp còn nhà hoa ngập đầy,

Người đi giường trống chẳng còn ai.

Chăn thêu xếp gọn không người ngủ,

Hương đã ba năm vẫn chẳng phai.

Vẫn thơm thoang thoảng mãi,

Người vẫn biệt tăm hoài,

Thương nhớ lá vàng rụng,

Rêu xanh đẫm sương mai.

Mỹ Ngọc phỏng dịch.

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Sun Feb 06, 2022 1:05 pm    Tiêu đề: BỤI TẦN Ô


BỤI TẦN Ô

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


BỤI TẦN Ô

Giá băng vùi dập tần ô

Buồn vương nghĩ tưởng bến bờ dặm xa

Nhớ thương bóng dáng mẹ già

Sương giăng mờ mịt nhạt nhòa kính đeo!

Thuở mới tới phận nghèo áo mỏng

Đi chợ “sôn” mua áo lạnh ba màu

Quê hương bỏ lại phía sau

Bao thay đổi, thủy chung màu không dứt.

Mẹ ngày xưa nấu canh cải cúc

Nước trong khe không váng chút mỡ màng

Nếm canh ngon cha nói khẽ khàng.

Má bây nấu; Chà, thơm ngon hỉ!

Tết Mậu Thân chị em về quê nghỉ

Sợ điêu linh chẳng dám ra ngoài

Ăn mì Nhật, trụng tần ơ hái mỗi ngày

Ngon chẳng khác đại tửu gia Thế Giới!

Mớ tần ô nay... nhớ thương sao vời vợi

Tôm, thịt bằm nấu nước thiệt trong

Đậu phụ chiên thanh đạm nở căng phồng

Mẹ nhìn xuống cười tươi chừng hả dạ...

Bão tuyết lộng, cô đơn, băng giá.

Canh cải cúc tỏa hương, trong vắt... Mẹ về

Hỏi han, an ủi, chở che

Bầy con dưới thế bộn bề lo toan

Tần ô: cải cúc hoa vàng!

Lộc Bắc

Dec2022





Bụi tần ô – Hàng Bè

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Bụi tần ô – Hàng Bè

(Lộc Bắc sưu tầm)

Tháng 11, trời mưa rả rích, mưa hoài mưa hủy, mưa tạnh được đâu vài tiếng đồng hồ, lại mưa dài dai dẳng.

Chiều hôm nay, trời đột nhiên buồn, quăng mưa đá xuống lộp độp, làm mấy bụi rau tần ơ của tui vừa trổ ngọn xanh tươi, bị đá đè, nằm rạp bên lề mấy cái chậu, thấy rầu ghê. Mưa đá hột to thế này, thêm độ hai trận mưa dằng dai nữa thì mấy bụi rau của tui chắc sẽ mau về chầu cát bụi!

Ngồi bên song cửa buồn hiu, đợi cho cơn mưa đá dứt hạt, thấy từng hạt đá đóng cục to bằng đầu lóng tay còn nằm lăn trắng xoá trong sân, tui trùm cái áo lạnh mua đã lâu ngày, màu xanh trắng đỏ, tuôn vội ra sân để vổ về mấy bụi rau tội nghiệp.

Cái áo lạnh ba màu này tui thương lắm, dù đã cũ, mua từ hồi mới qua Tây, từ dạo mùa đông năm ấy...

Ngày đầu tiên bước xuống phi trường, nhìn thấy cây cờ ba màu tươi rực rở, tui chợt nhớ tới ngọn cờ vàng ba sọc đỏ của mình, tự nhiên lòng chùng xuống. Quê hương buồn rớt lại phía sau lưng rồi!

Một mình trên xứ người xa lạ, giữa mùa đông giá buốt, ngoài kia trời lạnh thấu xương với sương mù dày đặc, trắng mù con mắt. Làm sao xuyên thấu màn suơng trắng để nhìn về quê mẹ xa lắc bên kia bờ đại dương đây?

Theo đoàn người bước vào trong đại sảnh của phi trường ấm áp rộng bao la, tui nhìn quanh ngơ ngác. Có những bàn tay vẩy, đưa ra chào đón. Có những nụ cười rạng rỡ tươi vui, có kẻ qua người lại xôn xao như dòng nước. Mắt tui thêm một lần, vương vướng lệ, lòng buồn vui khó tả.

Thế rồi, vào một dịp cuối năm đi dạo phố, lang thang trên những con đường xa lạ còn chưa kịp làm quen, cùng con đi sắm sửa áo quần cho mùa đông năm đó, tui lựa ngay chóc một cái áo ấm có ba màu xanh, trắng, đỏ, gọi là để làm kỷ niệm cho mối ân tình vừa nhen nhúm trong tim.

Rồi thời gian qua đi...

Thế mà đã bao năm rồi nhỉ? Bao nhiêu quần áo cũ năm này qua năm khác, thay ra, đem cho hết hội từ thiện, nhà thờ, vậy mà cái áo cũ rích này tui vẫn giữ bên tui.

Ngày xưa mới qua, phải nhọc nhằn đi học lại, tới mùa thu, mùa đông tui lại lôi cái áo ấm ba màu ra mặc. Lúc ra đi làm hãng sở, tới mùa thu, mùa đông, lâu lâu thấy buồn, lại lôi cái áo xanh trắng đỏ này ra, mặc để nhớ về những ngày chân ướt chân ráo trên xứ người, dù cho nay đi làm có tiền, cứ mỗi độ “mùa soldes” về, ham rẻ, lại đi tha quần áo về chất từng gói. Lại có cô bạn đồng nghiệp dễ thương, tính tình hồn nhiên như cây cỏ, cô này già rồi mà còn để tóc bông bê như một con búp bế tròn quay, nói tới nói lui với tui hai ba lượt:

– Ê, mi, răng mỗi lần mi mặc cái áo này, tau thấy hợp với mi ghê.

Không biết hợp cái gì? Hợp kiểu áo? Hay hợp cái sặc sỡ của ba màu xanh, trắng, đỏ? Thôi kệ, nghe có người khen cũng thấy vui vui nên ôm cái áo, giữ hoài. Nay thì cái áo cũng tới tuổi xế chiều na ná giống tui nên tui ít diện nó ra ngoài, mà chỉ mặc trong nhà thôi.

Ngoài sân, mưa đá đã ngưng, từng nạm hột trong vắt còn đầy trên lá. Tui nhìn mà thương cho cái bụi tần ơ mới lớn không bao lâu, nay nằm xẹp, xuôi cò thẳng cẳng vì trận mưa đá rơi đùm đụp trên đầu của chúng. Tui sợ qua ngày mai mà mưa đá thêm một trận dai dẳng như lời cảnh báo của đài khí tượng quốc gia thì ôi thôi rồi, chậu tần ơ ơi!

Nhớ hồi Tết Mậu Thân, tui đi học xa về nhà ăn Tết, mà năm đó phải bó chân bó cẳng nằm nhà. Thành phố giới nghiêm, Ba mạ không cho ra khỏi cổng vì sợ cả thành phố bị Việt Cộng tấn công vô như ở Huế. Mấy chị em ngồi buồn hiu, chán đời vì không chất nhau lên xe đi ăn hàng, ăn vặt được. Nhớ bún bò Huế, nhớ bánh bột lọc. Nhớ bánh cuốn chả lụa thịt chấy, bún chả thịt nướng, xôi chè... Mà thôi thì đành chịu!

Cả ngày cứ phải lấy ra mấy gói mì tôm, hồi đó gọi là mì Nhật, mà nấu tới nấu lui, để tìm chút hạnh phúc. Hạnh phúc nhất là có cái vườn rau của Bà Cô trồng trước sân nhà. Đủ thứ rau, Cải con, sà lách, rau húng, tần ơ. Mỗi lần nấu mì gói là mấy chị em tụi tui ra vặt xà lách và cải non chưa kịp lớn của bà cô vào để trộn ăn với mì. Thêm chút nước mắm, ớt, tiêu vào là cứ hít hà ăn ngon như được mời cao lương mỹ vị, chẳng khác gì Mì Hoành Thánh Tôm của Thế Giới đại tửu gia, Ba mạ hay dẫn con cái đi ăn ngày cuối tuần.

Con cháu xum vầy về ăn Tết, Bà Cô vui ra phết, miệng cười tươi môi đỏ nhai trầu, vui theo bầy cháu, nhứt là tui, cứ đi theo ôm hót, nịnh nọt bà cô đã trồng cho vườn rau xanh mướt để có mà ăn với mì gói trong thời chinh chiến!! (ý nói là Tết Mậu Thân với ba cái thằng cha VC ác ôn...)

Mẹ tui hay hái cải tần ơ vô nấu canh. Tui còn nhớ canh rau lúc nào mẹ nấu, nước dùng cũng trong vắt, dù nấu với thịt viên hay với tôm cũng vậy. Canh rau muống, canh cải bẹ xanh, bẹ trắng, mẹ nấu đều ngon hết. Truớc bữa ăn, ba thường có thói quen cầm muổng, múc nước canh ra chén riêng và thử vài muổng nước để hít hà khen mẹ:

– Chà, mạ bây nấu nước canh ngon ghê!!

Có lẽ vì học theo thói quen của Ba mà sau này, ăn canh rau hay ăn món nước như phở, bún bò, hủ tiếu thì tui cũng đều múc ra vài muổng nước dùng trước, nếm thử để tìm cái hương vị ngọt ngào của nó!

Và chắc chắn cũng học được theo Mẹ, mà nay tui nấu tô canh nào nước cũng phải trong veo, ngọt ngào thì tui mới vừa ý.

Hôm nay, hái nắm tần ơ ngoài sân vô nấu canh mà tui nhớ mẹ vô cùng. Tự nhủ phải nấu một tô canh thiệt ngọt, thiệt thơm phức như là mẹ nấu. Ngọn rau tần ơ còn xanh mướt tui vừa hái đem vô sau trận mưa đá phủ phàng làm cho bầm dập hết vài cọng, tui rửa sạch và nấu với bầy tôm vừa bóc vỏ. Mùi tần ơ thơm ngát lan tỏa trong bếp, phảng phất mùi hương hoa cúc. À, phải rồi, rau tần ơ có người còn gọi là rau cải cúc.

Phảng phất hình như mẹ đang từ bàn thờ nhìn xuống, âu yếm mỉm cười. Tui sẽ xới một chén cơm trắng gạo thơm thật nóng, múc một tô canh tần ơ thiệt thơm cùng dĩa đậu phụ chiên dòn, dọn ra trên bàn thờ. Rồi mời mẹ ăn tối cùng tui. Rồi hai mẹ con ngồi nói chuyện đời... Tui cũng còn có thói quen mỗi khi ăn, hay nhìn lên mẹ, thăn thỉ kể lễ những vui buồn trong cuộc sống.

Ờ, thì ra còn có hơn hai tuần lễ nữa là tới ngày giỗ mẹ. Tui định viết email nhắc mấy em bên kia bờ Đại tây dương,

– năm nay nhớ mua đồ Bio cúng giỗ Ngoại nghe chưa.

Cho nó “à la mode “, vì bây giờ ai cũng ăn thịt thà, trứng, cá, rau củ, đều là Bio hết.

Mà mẹ thì lúc còn sanh tiền, rất chi “à la mode”, thứ nào mới ra đều theo dõi, biết hết! Đừng trông qua mặt Mẹ! Mấy em bên đó mà nghe được, sẽ rủ ra cười.

Còn nhớ những ngày chị em thay phiên nhau đi mua quà Noël về cho Mẹ gói để làm quà tặng bạn bè, người quen, mà chị em tụi tui mua không vừa ý Mẹ. Cho nên Mẹ hơi ưu phiền!!

Thế là mấy chị em len lén bấm nhau ra ngoài hành lang ngồi rúc rích, nói lén mẹ:

– Đó thấy chưa, mua không đúng ý mà! mẹ già chớ cái chi mẹ cũng biết hết, đừng trông qua mặt nghe.

Tui nghe mùi hương thoang thoảng của rau tần ơ mà ngồi buồn vui nhớ tới mẹ.

– Nhớ những ngày vui khi Mẹ còn son trẻ, bên Ba, bên tụi tui, lớn nhỏ chắt chiu.

– Nhớ những ngày vui khi Mẹ trần ai qua được để gặp lại chị em tui trên xứ lạ quê người.

– Nhớ những ngày vui khi Mẹ tuổi già bóng xế, nụ cười luôn đằm thắm ngọt ngào, quây quần bên con cháu lao nhao một bầy, cho tới ngày ước hẹn theo Ba.

Chiều cuối thu mưa dầm, buồn tê tái, ngước mắt nhìn lên, vẫn thấy nụ cười của Mẹ, dịu dàng, thanh thoát. Nụ cười đầy ấp ủ, yêu thương.

Ngồi ăn tối với bát canh rau tần ơ thơm tho, trong vắt, cận kề bên mẹ để thấy dù ngoài kia bão to gió lớn, dù mưa đá, tuyết rơi, dù cho lạnh lẽo, cô đơn, thì lòng vẫn thấy tràn đầy hơi ấm của Mẹ hiền luôn dõi theo, từ nơi cõi xa xăm kia, mây trời vạn dặm, để bảo bọc chở che cho đàn gà con dưới thế.

(Nguồn: dtphorum.com)

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Fri Feb 18, 2022 12:22 am    Tiêu đề: Giang Nam Lữ Tình


Giang Nam ngày nay


LTCD thế kỷ 21 bài 604

江南旅情 Giang Nam Lữ Tình

Tố Vịnh

(Thịnh Đường)

Tổ Vịnh 祖咏 (699-746) người Lạc Dương (nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc).

Nguyên tác Dịch âm

江南旅情 Giang Nam lữ tình

楚山不可極 Sở sơn bất khả cực,

歸路但蕭條 Quy lộ đãn tiêu điều.

海色晴看雨 Hải sắc tình khán vũ,

海色晴看雨 Giang thanh dạ thính triều.

劍留南斗近 Kiếm lưu nam đẩu cận,

書寄北風遙 Thư ký bắc phong dao.

為報空潭橘 Vị báo Không Đàm quất,

無媒寄洛橋 Vô môi ký Lạc kiều.

Chú giải

Không Đàm: tên một xã của huyện Hu Dị nói trên

南斗 nam đẩu: Chòm sao nam đẩu, đối nghịch với chòm sao bắc đẩu 北斗.

劍留南斗近 Kiếm lưu nam đẩu cận: gươm giữ lại gần sao nam đẩu; câu này Thi Viện dịch là làm quan ở (xa tận) miền nam.

無媒寄洛橋 vô môi ký Lạc Kiều: không có người làm môi giới để ký thác tại cầu Lạc Dương: Thi Viện dịch là chưa có người mang giùm (quýt) vể nhà ở gần cầu Lạc Đương.

Dịch nghĩa

Tình khách ở Giang Nam

Núi non đất Sở trùng điệp,

Đường về quê cũ tiêu điều.

Biển quang đãng có thể nhìn thấy mưa ngoài xa,

Ban đêm nghe nước triều chảy xiết trên sông.

Làm quan ở miền nam,

Gửi thư về quê bắc xa vời.

Được báo cáo quất ở Không Đàm đã chín,

Chưa có người mang giùm về nhà ở gần cầu Lạc Dương.

(Tác giả quê ở Lạc Dương, làm bài này khi làm huyện uý Hu Dị thuộc tỉnh Giang Tô).

Dịch thơ

Tình xa ở Giang Nam

Núi Sở nhìn trùng điệp,

Đường về quê lao đao.

Biển tạnh mưa xa tít,

Đêm triều sông rì rào.

Làm quan gần Nam đẩu,

Thư về Bắc thế nào?

Quất Không Đàm đã chín,

Lạc Dương gởi làm sao?

Lời bàn của Con Cò

Bài thơ ngũ ngôn bát cú có cấu trúc khác thường: 6 câu đầu chỉ dọn đường cho 2 câu cuối. Tố Vịnh tả thời gian mình làm quan xa nhà ngàn dặm; đường quê cách trở núi non; thơ viết cho vợ cũng khó gửi về. Đêm nằm nhắm mắt nghe nước triều rì rào trên sông... mở mắt ra chỉ thấy mấy trái quất chín vừa hái từ Không Đàm. Ông ngồi dậy; không ăn quất chín mà trầm ngâm... thầm mơ ước rằng có ai về gần cầu Lạc Dương để ta nhờ gửi quất này về nhà (cho em)...

Họ Tố không tả chữ nào về mùi vị của trái quất nhưng Con Cò cảm thấy ngọt lịm trên lưỡi và mát rượi trong ruột... Thì ra quất trong thơ Đường ngọt hơn quất ở ngoài đời.

Tố phu nhân chưa được ăn quất chín của miền Không Đàm nhưng bà đã hưởng trọn lòng ưu ái của chồng trong những năm ông làm quan ở Giang Tô; kể cũng sướng một đời làm vợ của Tố Vịnh! (chồng thấy của ngon là nhớ ngay tới vợ; không bạc bẽo như ai, hễ thấy gái đẹp là theo liền!).

Tái bút:

ÔC hỏi nhỏ 4 cô nữ sĩ trong nhóm LTCD thế kỷ 21 câu này nhé: Các cô thích loại quất nào hơn? Quất ngoài đời hay là quất trong lòng của lang quân?

Góp ý của Mirordor:

南斗=nam đẩu và 空潭=không đàm là cái... chi chi?

Thi Viện chú thích rằng nam đẩu là "sao nam đẩu đối nghịch với sao bắc đẩu", và đó là cương ẩu. Nam đẩu là tên tắt của nam đẩu tinh, một nhóm 6 ngôi sao trong nhị thập bát tú. Chúng nằm trong chòm Sagittarius (Nhân Mã-人马), tạo thành hình một cái đấu, trông tựa như chòm sao Ursa Major (Đại hùng-大熊). Chỉ những người sống gần đường xích đạo mới thấy được chòm sao này và có thể rằng thi sĩ họ Tố biết đến tên nó chỉ qua nhị thập bát tú, vì ông ta từ chức sớm, về hưu ở Nhữ Phần (Phu Dương, An Huy bây giờ) và địa phận của Giang Nam (trong thơ văn) nằm trong vòng đỏ của hình dưới.

Người Tàu thời xưa tin Nam Đẩu tượng trưng cho thọ mạng thiên tử và người tu đạo Lão thờ Nam Đẩu tinh để mong sống lâu. Và người Hán xưa cũng có thành ngữ "nam đẩu tại Ngô" để chỉ hướng Nam vì đất Ngô ở Giang Nam ngày xưa không thuộc Hán. Dù sao chăng nữa nam đẩu không phải là "một" ngôi sao.

Người ni tìm không ra 空潭=không đàm như là một địa danh hay điển tích và không hiểu 空潭橘 là gì. 橘=quất là cây quít; người Tàu gọi trái quít là quất tử. Các trang chữ Hán trên mạng giải thích 潭橘 là quít ở 潭/Ngô Đàm (吴潭的 橘子=Ngô Đàm đích quất tử). Nhưng người ni cũng không tìm ra Ngô Đàm ở đâu!

mirordor

Góp ý của Mỹ Ngọc:

MN góp bài phỏng dịch bài thơ GIANG NAM LỮ TÌNH- Tố Vịnh.

TÌNH KHÁCH GIANG NAM.

Núi Sở trải cùng đường,

Lối về quá thảm thương.

Biển quang mưa thấy rõ,

Sông vắng triều nghe cương.

Kiếm để gần nam đẩu,

Thư trao tận bắc phương.

Quít Không Đàm đã biết,

Không trạm gửi Lạc Dương.

Mỹ Ngọc phỏng dịch.

Feb. 1/2022.

Góp ý của Bát Sách:

Lúc này BS thấy ÔC chọn bài càng ngày càng khó, càng rắc rối, và tác giả cũng không mấy tiếng tăm. Tổ Vịnh thì ít người biết đến, các cuốn Đường Thi của BS đều không có thơ của ông, trừ Trần Trọng San đăng 2 bài, và Trần Trọng Kim có một bài. Đây là lần đầu BS đọc Giang Nam Lữ Tình, thấy cũng vậy vậy, không gây xúc động và cảm hứng. Đọc lời giới thiệu và lời bàn của ÔC, BS mới hiểu tại sao bài này được chọn cho ngày lễ tình nhân. Trong mấy ngày, BS đọc đi đọc lại nhiều lần, mà không hiểu rõ ý tác giả, có nhiều thắc mắc, như câu kiếm lưu Nam Đẩu cận chẳng biết định nói gì; vị báo Không Đàm quất cũng vậy, chẳng biết Không Đàm ở đâu. Thi Viện thì giảng là được báo cáo là quất ở Không Đàm đã chín, mà vị báo là chưa báo, vậy lời giảng ấy có đúng không?

Anh Giám nói Nam Đẩu là một chòm sao thì đúng lắm, gồm 6 ngôi sao, còn Bắc Đẩu là một chòm gồm 7 sao. Bắc Đẩu chỉ thấy ở Bắc bán cầu, Nam Đẩu chỉ thấy ở nam bán cầu, thì dù Tổ Vịnh, bị biếm, đang làm huyện uý ở Giang Tô cũng đâu có thấy được Nam Đẩu mà giữ kiếm ở đó như trong câu thơ.

Kỳ này BS không cà kê thêm nữa, không giải nghĩa chữ khó, chỉ xin dịch thoát theo thể song thất lục bát để chiều ý đàn chủ.

Tâm Tư Xa Nhà Khi Ở Giang Nam.

Rặng non Sở chập chùng không dấu,

Lối về quê sao xấu tiêu điều,

Biển trong, xa thấy mưa nhiều,

Bên sông đêm vắng nghe triều nhẹ dâng.

Giữ thanh kiếm ở gần nam đẩu,

Gửi thư về gió thấu được đâu,

Quất Không Đàm chửa báo nhau,

Nhờ ai gửi tới bên cầu Lạc Dương.

Bát Sách.

(feb 03, 2022)

Tái bút: trong bài dịch, BS dùng 2 chữ gửi, giống như nguyên tác có 2 chữ ký.

Góp ý của Lộc Bắc:

TÌNH KHÁCH GIANG NAM

1-

Núi Sở liền không dứt

Đường về xơ xác trông

Trời trong mưa biển rõ

Triều sóng, tiếng đêm sông

Lưu kiếm gần Nam đẩu

Thư trao tít Bắc phong

Không Đàm nghe quýt chín

Cầu Lạc chẳng ai mang!

2-

Chập chùng rặng Sở không ngơi

Đường lên quê cũ xa vời buồn thiu

Trời quang mưa biển những chiều

Tiếng sông đêm chảy, thủy triều đoán nghe

Làm quan Nam đẩu gần kề

Bắc phong thơ gửi bộn bề trần ai

Không Đàm nghe quýt chín sai

Gửi về cầu Lạc, nhờ ai mang dùm!?

Lộc Bắc

Góp ý của Yên Nhiên:

Tình lữ thứ

Đường về cố lý nẻo mông lung

Núi thẳm non cao vẫn điệp trùng

Sắc biển chói lòa: mưa sắp đổ

Đêm nghe tiếng sóng: thủy triều dâng

Quê xa gió Bắc trông tin nhạn

Trấn thủ phương Nam việc kiếm cung

Quýt ngọt vào mùa đang trĩu chín

Không người phu trạm–gửi ai cùng?

Yên Nhiên

*

Giang Nam Lữ Tình

Sở sơn bất khả cực

Quy lộ đãn tiêu điều

Hải sắc tình khán vũ

Giang thanh dạ thính triều

Kiếm lưu nam đẩu cận

Thư ký bắc phong dao

Vị báo Không Đàm quất

Vô môi ký Lạc kiều

Tổ Vịnh (699-746)

Góp ý của Phí Minh Tâm:

Nguyên tác: Phiên âm:

江南旅情-祖咏 Giang Nam Lữ Tình - Tổ Vịnh

楚山不可極 Sở sơn bất khả cực

歸路但蕭條1 Quy lộ đãn tiêu điều

海色晴看雨 Hải sắc tình khán (khan) vũ

海色晴看雨 Giang thanh dạ thính triều

劍留南斗近 Kiếm lưu Nam Đẩu cận

書寄北風遙2 Thư ký bắc phong dao (diêu)

為報空潭橘 Vị báo Không Đàm quất

無媒寄洛橋 Vô môi ký Lạc kiều

Dị bản:

Mộc bản của Ngự Định Toàn Đường Thi - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp 御定全唐詩-清-聖祖玄燁 cho 2 dị bản:

1 khách tự 客自 thay vì lộ đãn 路但 2 tặng贈 thay vì ký寄

Inline image

Mộc bản trong sách đời Nguyên, Tống, Minh... bên dưới không cho dị bản:

· Đường Âm - Nguyên - Dương Sĩ Hoằng 唐音-元-楊士弘

· Văn Uyển Anh Hoa - Tống - Lý Phưởng 文苑英華-宋-李昉

· Cổ Kim Thi San - Minh - Lý Phàn Long 古今詩刪-明-李攀龍

· Thạch Thương Lịch Đại Thi Tuyển - Minh - Tào Học Thuyên 石倉歷代詩選-明-曹學佺

Ghi chú:

Giang Nam: khu vực phía nam hạ lưu sông Dương Tử. Ý nghĩa khác nhau tùy thời đại. Thời Hán, là phần đất phía nam của sông Dương Tử ở tỉnh Hồ Bắc và các tỉnh Hồ Nam và Giang Tây, và sau đó phía nam của các tỉnh Giang Tô, An Huy và Chiết Giang. Thời Nam Bắc Triều, Giang Nam là phần đất Nam Triều cai trị, nam sông Dương Tử. Thời Nam Đường, Giang Nam là khu vực Kiến Đô (thành phố Nam Kinh ngày nay).

Lữ tình: suy nghĩ và cảm xúc của những người sống xa quê hương

Sở sơn: núi đất Sở, đất nước Trung Hoa cổ đại Xem thêm phụ đính Sở Hương (trong bài 504 Nam Hồ - Ôn Đình Quân), và Sở Thủy (trong bài số 475 Kinh Phiếu Mẫu Mộ - Lưu Trường Khanh).

Hải sắc: quang cảnh trên biển, thường bị ảnh hưởng bởi màu sắc của bầu trời, đáy nước...

Kiếm lưu: bị lưu giữ lại làm việc quan; kiếm nói là võ quan

Nam Đẩu: 1) tên sao, nhóm sáu tinh tú ở phía nam sao Bắc Đẩu, có hình cái đấu do đó có tên gọi 《汉语大词典》: 南斗: 星名. 即斗宿, 有星六颗. 在北斗星以南, 形似斗, 故称. 《 hán ngữ đại từ điển 》: nam đẩu: tinh danh. tức đẩu tú, hữu tinh lục khỏa. tại bắc đẩu tinh dĩ nam, hình tự đẩu, cố xưng. 2) mượn ý chỉ khu vực phía nam. Người xưa có câu "Nam Đẩu tại Ngô".

Bắc phong: gió từ phương Bắc

Không Đàm: tên huyện Ngô Đàm; nghĩa thông thường là vực sâu trong suốt như trong bài thơ Quá Hương Tích Tự của Vương Duy: Bạc mộ không đàm khúc, An thiền chế độc long Hoàng hôn phủ xuống khuỷu đầm trong vắng, Tinh tấn hành thiền chế ngự rồng độc.

Môi: mối, nguyên nhân, nhân cái gì mà đến như môi giới

Lạc kiều: cầu Thiên Tân trên sông Lạc ở thành Lạc Dương

Dịch thơ:

Tình Quê

Nước non dài vô tận,

Đường về quê đìu hiu.

Ngày nhìn mây trời biển,

Đêm nghe tiếng thủy triều.

Sống Nam do sự nghiệp,

Dành Bắc lòng thương yêu.

Muốn gởi quà cho mẹ,

Người mang chẳng nhận nhiều.

Feelings of an Expatriate by Zu Yong

The fatherland extends without boundaries,

However, the road home is lonely and sad.

You can see rains in the ocean through the bright sun rays.

You can hear the water flow at night and know the high tide.

My official duty requires me to station in the South,

And news from home comes only through the North wind.

Informed that the Kong Dan tangerines are in season,

I would love to send some home, but no one would deliver to Luo Yang.

Góp ý của Thanh Vân:

Ông Cò đưa bài Giang Nam Lữ Tình của Tố Vịnh để dành cho ngày Lễ Tình Yêu. Thanh Vân không dám nói về chữ nghĩa của bài thơ này vì đã có Ông Cò và các anh trong nhóm, với sự hiểu biết về Hán học và thơ Đường cũng như với tài uyên bác, đã luận bàn về bài thơ rồi.

Tv chỉ xin góp chút ý về khái niệm của 'tình yêu’ trong ngày Valentine. Ông Cò cho là " Tác giả ngồi dậy, không ăn quả quít mà trầm ngâm... thầm mơ ước rằng có ai về gần cầu Lạc Dương đế ta gởi quít này về nhà (cho em) "...nghĩa là tác giả nhớ nhung vợ đang ở xa và mong sao nàng thưởng thức hương vị ngọt ngào của quả quýt mà mình đang có trong tay. Như vậy thì Tố Vịnh yêu vợ vô cùng.

Người Pháp thường nói: "Il n’y a pas d’amour, il n’y a que des preuves d’amour" (Pierre Reverdy). Không có tình yêu mà chỉ có bằng chứng của tình yêu.

Nói nôm na theo tiếng Việt là: "Yêu thì dễ rồi, nhưng phải chứng minh cho được cái tình yêu đó là thật, thì mới thật sự là yêu". Nghĩa là nói yêu trên đầu môi chót lưỡi thì ai nói cũng được, tình yêu thật sự phải đi kèm theo hành động và bằng chứng.

Trường hợp của tác giả bài thơ Giang Nam Lữ Tình, thấy quả quít ngon thì nhớ vợ, ao ước phải chi vợ mình cũng được ăn để biết quả quít ấy ngọt ngào thế nào, đó là tình yêu thật sự, tình yêu đến từ trái tim nồng nàn.

Trên đời này ai mà không muốn có một người yêu mình thật tình và đúng nghĩa? Nhưng Yêu và được đáp lại thì đó mới là một tình yêu đẹp.

Trong âm nhạc Việt Nam, có bài Ngày Đó Chúng Mình, sáng tác của nhạc sĩ Phạm Duy, diễn tả được tình yêu nồng thắm giữa đôi trai gái

Ngày đó có em đi nhẹ vào đời

Và đem theo trăng sao đến với lời thơ nuối

Ngày đó có anh mơ lại mộng ngời

Và se tơ kết tóc giam em vào lòng thôi

Ngày đôi ta ca vui tiếng hát với đường dài

Ngâm khẽ tiếng thơ khơi mạch sầu lơi

Ngày đôi môi đôi môi đã quyết trói đời người

Ôi những cánh tay đan vòng tình ái

Ngày đó có ta mơ được trọn đời

Tình vươn vai lên khơi tới chín trời mây khói

Ngày đó có say duyên vượt bể ngoài

Trùng dương ơi giữ kín cho lâu đài tình đôi

...

Mời nghe danh caKhánh Ly trình diễn bài này qua tiếng đệm dương cầm của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi. (Tv tặng bài này cho ÔC vì biết ông thích bài hát này và chúc ông nghe để hồi tưởng những ngày hạnh phúc bên Bà Cò, người vợ yêu quí của ông)

Ngày Đó Chúng Mình (Phạm Duy) - Khánh Ly

Kính chúc quý thân hữu có được tình yêu nồng thắm nhân ngày Lễ Saint Valentin

Thanh Vân


Ngày Đó Chúng Mình - Phạm Duy - Khánh Ly


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Sat Feb 19, 2022 8:03 pm    Tiêu đề: Hải Để Hữu Minh Nguyệt


Hải Để Hữu Minh Nguyệt

Trăng tròn soi bóng nước


Tuyệt cú - Hải để hữu minh nguyệt

LTCD thế kỷ 21 bài 590

絕句 - 海底有明月 Tuyệt cú - Hải để hữu minh nguyệt

Giả Đảo (Trung Đường)

(Tặng HKG & ĐT & PHL)

Giả Đảo (賈島,779-843), tự Lãng Tiên, hiệu Kiệt Thạch Sơn Nhân, người Phạm Dương, tỉnh Hà Bắc (nay thuộc ngoại ô Bắc Kinh).

Thời trẻ, thi nhiều lần không đỗ, ông đi tu tại Lạc Dương, pháp danh là Vô Bản. Sau đến kinh đô Trường An, ngụ tại chùa Thanh Long. Ở đấy, ông gặp được Hàn Dũ và nghe lời danh sĩ này hoàn tục.

Sách Tân Đường thư chép:

“ông thi nhiều lần không đỗ, đời Đường Văn Tông (ở ngôi: 826-840), có người gièm pha, bị giáng chức làm Chủ bạ Trường Giang (nay là huyện Bồng Khê, tỉnh Tứ Xuyên). Lúc đó ông đã năm mươi tuổi. Năm sáu mươi hai tuổi, ông được đổi làm Tư thương tham quân ở Phổ Châu (nay là An Nhạc, tỉnh Tứ Xuyên).

Năm 65 tuổi, ông mất ở nơi làm quan, tức Phổ Châu.

Tác phẩm của ông để lại là Trường Giang tập, gồm 10 quyển. Đa phần viết theo thể thơ ngũ ngôn luật thi và ông tỏ ra sở trường về thể loại này.

Từ điển văn học (bộ mới) viết:

Đặc sắc của thơ Giả Đảo là lạ lùng, trầm tĩnh, ít có niềm vui và nỗi buồn bồng bột. Phong cách cô đơn hiu quạnh đó đã từng được một số nhà thơ cuối Đường rất chuộng. Do vậy họ tôn sùng ông, sớm chiều cúng bái ông như Phật và sau này phái Giang hồ cuối thời Tống cũng suy tôn Giả Đảo là ông Tổ. Thật ra, ngoài một số câu thật hay, thơ ông ít có bài toàn bích. Có lẽ do quá say sưa với việc gọt giũa câu chữ nên ông coi nhẹ sáng tạo nghệ thuật hoàn chỉnh toàn bài. Ở những bài tương đối chỉnh thì tình ý lại khô khan, không mấy xúc động. Lại thêm đấy phần nhiều là thơ thù tạc, ít phản ánh sinh hoạt xã hội, tâm hồn rõ ràng không rộng mở.

Nguyên tảc Dịch âm

絕句-海底有明月 Tuyệt cú - Hải để hữu minh nguyệt

海底有明月 Hải để hữu minh nguyệt,

圓於天上輪 Viên ư thiên thượng luân.

得之一寸光 Đắc chi nhất thốn quang,

可買千里春 Khả mãi thiên lý xuân.

Dịch nghĩa

Tuyệt cú - Đáy biển có trăng sáng

Dưới đáy biển có vầng trăng sáng,

Tròn như vòng trăng trên trời.

Chỉ cần một tấc ánh sáng đó,

Có thể mua được vẻ xuân rộng ngàn hải lý.

Dịch thơ

Tuyệt cú - Đáy biển có trăng sáng

Đáy bể có vừng nguyệt,

Tròn như trăng đỉnh trời.

Chỉ dài một tấc thôi,

Thắp xuân ngàn dặm khơi.

Lời bàn của Con Cò

Bài ngũ ngôn tứ tuyệt thể phú mô tả cái huyền diệu của bóng trăng trong một đêm rằm mùa xuân dưới đáy biển.

Câu 1 & 2:

Xác định thời điểm, và thời tiết thích hợp cho hình dạng của một bóng trăng (phản chiếu) dưới đáy biển (đêm rằm & tròn như mặt trăng trên trời). Tác giả, lênh đênh trên mặt biển (nhìn xa ngàn dặm khơi) ; mặt biển thì yên sóng lặng gió (hình dạng của bóng trăng phản chiếu dưới đáy bể không bị méo mó bởi sóng nước).

Câu 3:

Ánh sáng của bóng trăng dưới đáy biển chỉ dài một tấc mà tạo sinh khí cho một vùng rộng lớn (sẽ nói trong câu 4),

Câu 4:

Câu này mới thực sự tiêu biểu cho ngũ ngôn tứ tuyệt: Khả mãi thiên lý xuân (Nghĩa đen là có thể mua ngàn dặm xuân; Con Cò dịch là: Thắp xuân ngàn dặm khơi): thắp sáng ngàn dặm nước biển trong đêm xuân cho muôn loài sinh vật sống dưới nước (cá, tôm, sò, ốc, san hô, rong, rêu...). Hết sức siêu việt!

(Con Cò cho rằng lời bình luận của Tự điển văn học (bộ mới) không phù hợp với bài thơ này).

ÔC cũng tặng bài này cho LB vì Y rất cần mẫn trong nhiệm vụ thư ký, lại còn hay dịch ngũ ngôn tứ tuyệt ra nguyên thể.

Góp ý của Isamurai:

Cám ơn Ông Cò. Bài thơ của Giả Đảo phải đọc vài lần mới "thấm”, may quá tác giả không "xĩn xĩn" như Lý Bạch nên sống được (thay vì đi mò trăng và mò tôm), và làm việc đến 65 tuổi (thượng thọ thời ấy). Xin phụ thêm mấy vần Nôm:

Đáy biển có trăng sáng

Tròn như ở trên trời

Với chút ánh trăng đó

Mua Xuân về ngàn khơi.

PHL

Góp ý của Mỹ Ngọc:

MN góp bài phỏng dịch bài thơ TUYẬT CÚ-HẢI ĐỂ HỮU MINH NGUYẬT- GIẢ ĐẢO

TUYỆT CÚ- ĐÁY BIỂN CÓ TRĂNG.

Bóng trăng đáy biển sáng lòa

Tròn vo như thể hằng nga trên trời.

Chỉ cần một tấc đó thôi,

Đủ mua được vẻ xuân tươi dậm ngàn.

Mỹ Ngọc phỏng dịch.

Feb.13/2022.

Góp ý của Lộc Bắc

Tuyệt cú_Đáy bể trăng sáng soi

1-

Đáy bể vầng trăng sáng

Tròn vo xe trời lăn

Có được một tấc cần

Đủ mua vạn dặm xuân

2-

Vầng trăng đáy bể rọi soi

Tròn vo như thể xe trời vần xoay

Chỉ cần một tấc sáng này

Đủ mua vạn dặm xuân đầy sóng ru!

Lộc Bắc

Góp ý của Bát Sách:

Đọc điện thư của LB, BS mới biết là mình chưa góp ý cho bài này, phải vội vàng làm ngay, sợ không kịp.

Bài này thật tình không mấy gợi hứng cho BS, và cũng không có chữ gì khó, chẳng có điển tích, rất mộc mạc, bình dị.

Những bài trong Thi Viện đều dịch LUÂN là bánh xe, BS không đồng ý, luân là cái vòng, hay vầng, vì Tầu họ gọi mặt trời là Nhật Luân, mặt trăng là Nguyệt Luân.

Trái lại, lần này thì BS đồng ý với ÔC, nghĩ rằng Giả Đảo đang đi thuyền trên biển, và vì thời tiết tốt nên trời trong, biển lặng khiến trăng rằm tròn và sáng, in bóng xuống nước vẫn còn giữ được hình tròn mà không bị méo mó. Vầng trăng nhỏ như vậy mà chiếu sáng cả ngàn dặm, như đem mùa xuân đến cho nhân thế.

Dịch theo thể ngũ ngôn:

Đáy Biển Có Trăng Sáng.

Đáy biển bóng trăng trong,

Tròn tựa ở trên trời,

Chỉ cần tấc ánh sáng,

Mua xuân ngàn dặm khơi.

BS không hài lòng với thể này, bèn dịch theo lục bát, nghe dịu hơn, chỉ kẹt chữ thứ 2 của câu đầu không tìm được chữ có vần bằng, nhưng bù lại, BS rất hài lòng với câu cuối

Dưới biển có bóng trăng trong,

Soi vào đáy nước như vòng trên không,

Chỉ cần tấc sáng mông lung,

Là mua được cả một vùng trời xuân.

Bát Sách.

(ngày 13 tháng 2 năm 2022)

Góp ý của Yên Nhiên:

Ánh nguyệt

Ngân nhũ một vầng sáng giữa trời

Lung linh đáy biển ánh trăng ngời

Giá như vốc được tơ vàng đó

Miên viễn tình xuân muôn sắc tươi

Yên Nhiên

*

Tuyệt Cú - Hải Để Hữu Minh Nguyệt

Hải để hữu minh nguyệt

Viên ư thiên thượng luân

Đắc chi nhất thốn quang

Khả mãi thiên lý xuân

Giả Đảo (779–843)

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Wed Mar 02, 2022 8:24 am    Tiêu đề: MỘT MAI TÔI VĨNH BIỆT


MỘT MAI TÔI VĨNH BIỆT


MỘT MAI TÔI VĨNH BIỆT

(Thơ phỏng dịch)

Nơi chiến trường, nếu mai tôi chết

Gởi quan tài giã biệt quê hương

Áo hoa vài chiếc huy chương

Mẹ ơi, lính trận đảm đương không tồi!

Thưa với cha, một thời quậy phá

Nay hết lo con đã công thành

Em thơ cố gắng học hành

Sao cho thật giỏi, xe anh cứ xài!

Xin các chị, đừng ai ủ rũ

Đừng xót xa, em ngủ yên bình

Em yêu dấu, tạ ơn tình

“ĐỜI NGƯỜI LÍNH CHIẾN TỬ SINH LẼ THƯỜNG! ”

Lộc Bắc

01Mars 22

TâmTư Người Lính Trận

(Thơ phỏng dịch)

Chiến trường dù phải hy sinh

Cổ quan an giấc hồn linh trở về

Huân chương ngực áo thỏa thê

Mẹ ơi, bổn phận vẹn thề non sông

Ba lo lắng trẻ long bong

Giờ đây con đã thành công rạng ngời

Em trai cố học nên người

Xe anh giữ lấy trọn đời của em

Chị ơi chớ u sầu thêm

Hoàng hôn em chị ngủ yên giấc dài

Xin ngăn dòng lệ hỡi Ai

Trận chiến sinh tử thân trai sá gì!


Kim Oanh

Úc Châu 3/2022

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Thu Mar 31, 2022 5:46 pm    Tiêu đề: TÔI SẼ ĐI THĂM - Je Vais Visiter


TÔI SẼ ĐI THĂM - Je Vais Visiter

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Thế nào cũng có một lần,

Ghé thăm quê những người dân anh hùng.

Je Vais Visiter

J’espère être un jour en Ukraine,

Témoignant de mes propres yeux

La destruction de ce beau lieu

Par la main d’une bête humaine.

J’irai, la guerre étant éteinte,

Visiter ce pays si vaillant

Qui pourra jouir, dès ce moment,

De la vie sans aucune crainte.

Je marcherai sur le chemin,

Où milliers d’âmes innocentes

Ont rencontré leur fin violente,

En quête d’un abri lointain.

Je pleurerai les logements

Réduits à néant par les sauvages

Et ceux qui, durant ces carnages,

Ont succombé tragiquement.

Je verrai les champs de bataille,

Où ses bons et braves soldats

Se sont battus avec éclat,

Jour après jour, vaille que vaille.

J’irai faire à notre bon Dieu

Les suppliques les plus ferventes

Pour les gens à jamais absentes,

Violemment ôtées de ce lieu.

J’entendrai le chant des colombes,

Au lieu de lourds bombardements,

Et verrai de beaux bâtiments,

À la place de tristes tombes.

***

Tu nous as montré, chère Ukraine,

Que, si l’on aime sa nation,

On peut briser toute agression

Et triompher enfin sur la haine.

Trần Văn Lương

Cali, 3/2022


TÔI SẼ ĐI THĂM

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Rồi đây tôi sẽ đi thăm

Ukraine xứ sở nghìn năm anh hùng!

Dẫu cho bom lửa mịt mùng

Toàn dân đoàn kết chung lưng diệt thù!

TÔI SẼ ĐI THĂM

Tôi hy vọng một ngày có mặt

Tại Ukraine, tận mắt được nhìn

Sự hủy diệt chốn đẹp xinh

Do tay dã thú mượn hình người ta

Sẽ viếng lúc, chiến qua trận tắt

Để đi thăm vùng đất can trường

Anh hùng giữ vững quê hương

Toàn dân sống lại thiên đường tự do

Tôi dạo bước quanh co đại lộ

Vạn linh hồn khốn khổ thơ ngây

Lìa đời bạo lực đó đây

Tìm nơi trú ẩn qua ngày điêu linh!

Tôi buồn khóc nhà-dinh đẹp đẽ

Bị san bằng bởi kẻ dã man

Hiền hòa vô tội lương dân

Cũng chung số phận; vô thần sát thương!

Tôi sẽ thăm chiến trường thuở đó

Nơi chiến binh chứng tỏ can trường

Oai hùng đánh bại đối phương

Tháng ngày tích tụ huân chương liễu nhành

Tôi sẽ gặp ơn lành Thiên Chúa

Lời cầu xin chất chứa giãi bày

Cho người mãi mãi xuôi tay

Đau thương oan nghiệt nơi đây trút sầu!

Tôi sẽ nghe bồ câu gọi bạn

Để thay cho bom đạn réo sôi

Ngắm nhìn nhà đẹp nơi nơi

Thay cho bia mộ đơn côi muộn phiền!

***

Ukraine thân, bạn hiền cho thấy

Nếu yêu thương, giữ lấy quê nhà

Bẻ tan xâm lược thối tha

Để rồi chiến thắng vượt qua hận thù!

Lộc Bắc

Mars22

Về Đầu Trang
LE-HOA
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 02 Feb 2009
Số bài: 1015

Bài gửiGửi: Sat Apr 02, 2022 12:21 pm    Tiêu đề: P.Họa: TÔI SẼ ĐI THĂM /L.Bắc (Thu Chi Lệ)

P. Họa: TÔI SẼ ĐI THĂM –Lộc Bắc (Je Vais Visiter /TVL)

Tôi Sẽ Đi Thăm (Thu Chi Lệ)

Tôi hẹn một ngày sẽ đi thăm
Ukraine nước nhỏ bên Biển Đen
Một đất nước muôn ngàn diễm lệ
Kẻ dã tâm nuôi mộng xâm lăng

Khi chiến tranh đã tàn khói lửa
Tôi sẽ thăm một nước ngoan cường
Người lính Ukraine đầy dũng cảm
Một lòng thề chết với quê hương

Trên những con đường xưa hoành tráng
Dân nơi thiên đường tự do đi
Nhưng một thời khói lửa điêu linh
Đã tìm ẩn trú tận hầm sâu
Bao kẻ vùi thây dưới bom đạn
Thương xót người dân tội tình gì!

Tôi cầu mong Đấng Lành Thượng Đế
Lời cầu xin tha thiết giải bày
Cho người đã vĩnh viễn rời xa
Mong trút hết nỗi sầu hôm nay

Vẳng nghe tiếng hót bồ câu trắng
Một nơi khói lửa mới vừa tan
Tôi nhìn những lâu đài sụp đỗ
Mồ chôn chiến sĩ thấy lòng đau!

Hỡi người dân Ukraine thân ái,
Vì lòng ái quốc mãi trong tim
Đã đứng lên chống kẻ hung tàn
Rồi chiến thắng đánh tan hận thù…


Thu Chi Lệ
(02.04.2022)



TÔI SẼ ĐI THĂM (L.Bắc)

Rồi đây tôi sẽ đi thăm

Ukraine xứ sở nghìn năm anh hùng!

Dẫu cho bom lửa mịt mùng

Toàn dân đoàn kết chung lưng diệt thù!

Tôi hy vọng một ngày có mặt

Tại Ukraine, tận mắt được nhìn

Sự hủy diệt chốn đẹp xinh

Do tay dã thú mượn hình người ta

Sẽ viếng lúc, chiến qua trận tắt

Để đi thăm vùng đất can trường

Anh hùng giữ vững quê hương

Toàn dân sống lại thiên đường tự do

Tôi dạo bước quanh co đại lộ

Vạn linh hồn khốn khổ thơ ngây

Lìa đời bạo lực đó đây

Tìm nơi trú ẩn qua ngày điêu linh!

Tôi buồn khóc nhà-dinh đẹp đẽ

Bị san bằng bởi kẻ dã man

Hiền hòa vô tội lương dân

Cũng chung số phận; vô thần sát thương!

Tôi sẽ thăm chiến trường thuở đó

Nơi chiến binh chứng tỏ can trường

Oai hùng đánh bại đối phương

Tháng ngày tích tụ huân chương liễu nhành

Tôi sẽ gặp ơn lành Thiên Chúa

Lời cầu xin chất chứa giãi bày

Cho người mãi mãi xuôi tay

Đau thương oan nghiệt nơi đây trút sầu!

Tôi sẽ nghe bồ câu gọi bạn

Để thay cho bom đạn réo sôi

Ngắm nhìn nhà đẹp nơi nơi

Thay cho bia mộ đơn côi muộn phiền!

***

Ukraine thân, bạn hiền cho thấy

Nếu yêu thương, giữ lấy quê nhà

Bẻ tan xâm lược thối tha

Để rồi chiến thắng vượt qua hận thù!

Lộc Bắc

Mars22
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Thu Apr 21, 2022 4:37 pm    Tiêu đề: CẢM ƠN CÔ GS, TS THU CHI LỆ


CẢM ƠN CÔ GS, TS THU CHI LỆ

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Chân thành cảm ơn cô GS, TS Thu Chi Lệ (Lệ Hoa) đã cảm tác từ hình ảnh & bài thơ của DS, TS Lộc Bắc:"TÔI SẼ ĐI THĂM", đã làm thêm sự thăng hoa của nền Thi Văn trang mạng T.H. Duy Tân thêm hào hứng, sống động! Ngoài ra chúng ta còn biết thêm sự tàn bạo vô nhân đạo của đế chế Putin & lòng căm ghét của người đời với đế chế Putin !
Bảo vệ thể chế TỰ DO DÂN CHỦ là nhiệm vụ thiêng liêng của mỗi con người của chúng ta !!!

(Mai Hữu Thọ)

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Wed May 04, 2022 11:50 pm    Tiêu đề: Bái Tân Nguyệt - Lý Đoan


Bái Tân Nguyệt - Lý Đoan

MHT chọn ảnh minh họa


LTCD thế kỷ 21 bài 593

拜新月 Bái Tân Nguyệt

Lý Đoan

(Trung Đường)

Lý Đoan 李端 tự Chính Kỷ 正己, người đất Triệu, đỗ tiến sĩ năm Đại Lịch thứ 5. Con Cò không tìm được ngày sinh và ngày mất của ông nhưng biết ông chơi rất thân với Lư Luân 盧綸 (748-800). Ông để lại rất ít thơ (chừng vài chục bài). Con Cò chỉ dịch 5 bài trong dòng thơ lãng mạn của ông.

Nguyên tác Dịch âm

拜新月 Bái tân nguyệt

開簾見新月 Khai liêm kiến tân nguyệt,

即便下階拜 Tức tiện há giai bái.

細語人不聞 Tế ngữ nhân bất văn,

北風吹裙帶 Bắc phong xuy quần đái.

Dịch nghĩa

Vái trăng mới

Mở rèm thấy trăng vừa mới nhú lên,

Liền bước xuống thềm vái trăng.

Lâm râm khấn không ai nghe thấy,

Gió bấc thổi dải quần bay lên.

Dịch thơ

Vái trăng mới

Vén màn thấy trăng mới,

Bước xuống thềm khấn vái.

Lâm râm chẳng ai nghe.

Dải quần gió bấc thổi.

Lời bàn của Con Cò

Bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt thể phú tả một thiếu phụ mong chồng bằng cử chỉ hồn nhiên, nồng nàn và chân thật.

10 chữ trong hai câu đầu kể rằng:

(Nàng thường ân ái với chồng dưới ánh trăng dịu ngọt chiếu qua của sổ; trong phòng không thắp đèn). Đêm nay, nàng vén màn cửa, thấy trăng non vừa lên, liền bước vội xuống thềm khấn vái (xin trăng dẫn đường cho chàng về...).

10 chữ trong hai câu cuối cực kỳ súc tích:

- (細語人不聞 Tế ngữ nhân bất văn): Khấn nhỏ chẳng ai nghe. Chẳng cần nghe mà ai cũng hiểu những gì nàng đã khấn (những điều nàng khấn rất phổ thông trong giới cô phụ chờ chồng: chúng rườm rà và ngượng ngùng lắm, 5 chữ của câu ngũ ngôn không thể nào tả hết được, cho nên đành phải hiểu ngầm. Khéo thật.

- (北風吹裙帶 Bắc phong xuy quần đái): Gió bấc thổi dải quần. Câu này là một tuyệt chiêu; có hai yếu tố rất kín đáo trong đó:

1/ Gió bấc thổi từ phương bắc xuống, khá lạnh, làm tắt ngúm cơn khao khát đang nóng bỏng trong lòng thiếu phụ.

2/ Nó lại thổi ngay vào cái dải quần (dân Giao-Chỉ gọi là dây rút quần), tức là cái chìa khoá để mở động đào nguyên.

Thế là ước mơ giao hoan của nàng trong đêm nay đã tiêu tan. Nhưng ước mơ ấy sẽ còn trỗi dậy trong những đêm kế tiếp. Thương vậy thay! Và cũng hy vọng vậy thay!

Góp ý của Mỹ Ngọc:

MN xin gởi lại bài phỏng dịch bài 593, Bái Tân Nguyệt, như sau.

VÁI TRĂNG MỚI.

Vén rèm thấy nguyệt mới,

Bước xuống vái trăng vội.

Khấn nhỏ chẳng ai nghe,

Dải quần gió bấc thổi.

Lục bát.

Vén rèm thấy bóng trăng đêm,

Trăng non vành khuyết xuống thềm cầu may,

Khấn thầm chẳng có ai hay,

Một cơn gió bắc tốc bay dải quần.

Mỹ Ngọc phỏng dịch.

Apr.26/2022.

Góp ý của Phí Minh Tâm:

Nguyên tác: Phiên âm: Dịch thơ:

拜新月-李端 Bái Tân Nguyệt - Lý Đoan Lạy Trăng Mới

開簾見新月 Khai liêm kiến tân nguyệt Mở mành nhìn trăng mới,

即便下階拜 Tức tiện há giai bái Liền bước xuống thềm lạy

細語人不聞 Tế ngữ nhân bất văn Khấn nhỏ người không nghe,

北風吹裙帶 Bắc phong xuy quần đái Gió lay dây cột váy.

Bài tuyệt cú vần trắc hơi khác thường được đăng trong sách Nguyên, Tống, Minh, Thanh... Tôi chép ra đây vài nguồn để các anh chị cần nghiên cứu thêm. Chỉ sách nhà Thanh thôi, mà có nơi nói tựa là 耿湋詩 Cảnh Vy Thi, có nơi nói có thể là thơ của Lý Đoan (ám chỉ là cũng có thể của ai khác)...

· Đường Âm - Nguyên - Dương Sĩ Hoằng 唐音-元-楊士弘

· Nhạc Phủ Thi Tập - Tống - Quách Mậu Thiến 樂府詩集-宋-郭茂倩

· Thạch Thương Lịch Đại Thi Tuyển - Minh - Tào Học Thuyên 石倉歷代詩選-明-曹學佺

· Ngự Định Toàn Đường Thi - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp 御定全唐詩-清-聖祖玄燁

· Ngự Định Toàn Đường Thi - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp 御定全唐詩-清-聖祖玄燁

· Ngự Định Toàn Đường Thi - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp 御定全唐詩-清-聖祖玄燁

· Ngự Định Từ Phổ - Thanh - Vương Dịch Thanh 御定詞譜-清-王奕清

· Lịch Đại Thi Thoại - Thanh - Ngô Cảnh Húc 歷代詩話-清-吳景旭

Ghi chú:

Một bài thơ 20 chữ dễ hiểu miêu tả phong tục lạy trăng mới. Tuy nhiên. mỗi người sẽ hiểu bài thơ khác nhau vì nhiều chữ có hai nghĩa.

* Câu 1, Khai liêm kiến tân nguyệt không hiểu có gì đặc biệt hay mà nhiều thi sĩ nhà Minh đã chép lại nguyên văn trong thơ của họ. Trong câu này, chữ liêm簾 dịch là rèm hay mành cũng được, rèm cho nhà giàu như châu liêm 珠簾 = rèm ngọc, mành cho nhà nghèo như trúc liêm 竹簾 = mành tre.

Trăng mới (tân nguyệt新月), còn gọi là trăng non, là trăng liềm khuyết đầu tháng hay trăng rằm tròn giữa tháng? Trong tín ngưỡng, người ta lạy đêm rằm trăng sáng hay lạy trăng liềm đêm tối om?

Thiên văn học định nghĩa trăng mới hay trăng non là giai đoạn mặt trăng đầu tiên, khi mặt trăng và mặt trời có cùng kinh độ hoàng đạo. Ở giai đoạn này, mặt trăng không nhìn thấy được bằng mắt. Trong âm lịch, trăng mới bắt ngày đầu tiên của tháng. Đúng hơn là ngày đầu tiên của tháng là ngày trăng mới khi hình trăng lưỡi liềm có thể nhìn thấy đầu tiên.

Nếu tìm hình ảnh trăng mới 新月 hay new moon trên internet, chúng ta sẽ thấy hầu hết là hình trăng tròn.

* Câu 2, mở rèm thường ít khi bước ngay xuống thềm sân với nhà khá giả. Nhà nghèo, vén mành là bước ngay ra ngoài. Cũng trong câu 2, chữ bái拜 có 2 nghĩa khác nhau: vái và lạy. Thiếu phụ trong hình bên dưới đứng vái chứ không quỳ lạy. Và trăng là trăng rằm.

* Câu thơ 3 không có gì đặc biệt.

* Ở câu thơ 4, tôi không cùng ý với Thi Viện, các tiền bối và dịch giả đã dịch quần đái 裙帶 = dải quần (Việt ngữ). Chữ quần裙 = váy (Việt ngữ) ; không thấy có tự điển nào dịch là quần (Việt ngữ). Muốn dịch ra chữ Việt quần (trousers, pants), chữ Hán phải là 褲khố, 褲子khố tử, hoặc 長褲trường khố. Hình như phụ nữ Trung Hoa cổ đại mặc váy, không mặc quần như ngày nay.

Ngoài ra chữ đái 帶 cũng có 2 nghĩa: lai hay vành và dây cột. Phụ nữ nghèo không mặc áo choàng bên ngoài, nên có thể để lộ dây cột váy. Chớ ăn mặc như thiếu phụ trong hình trên, làm sao có thể thấy dây cột váy được để mà gió lay. Họa chăng phụ nữ cổ xưa cũng mặc váy ngoài áo (xem 2 hình đầu) như hiện nay.

Phí minh Tâm

Góp ý của Bát Sách:

Mấy bài ngũ ngôn tuyệt cú này, vì dùng ít chữ nên cô đọng, rất khó dịch. Bái Tân Nguyệt là một thí dụ.

*Bái là vái, không phải lậy, viết bằng 2 chữ thủ, tượng hình 2 bàn tay chắp vào nhau.

*Chữ Tân, trong Tân Nguyệt, anh Tâm thắc mắc đúng lắm, BS nghĩ, có lẽ là trăng đầu tháng chứ không phải trăng tròn.

*Tức là tức thì.

*Tiện là bèn, liền, làm ngay.

Vậy là 2 chữ này cùng một nghĩa. BS thắc mắc tại sao tác giả lại dùng như vậy? Để nhấn mạnh sự vội vã, nóng lòng của thiếu phụ? Trong tự điển, nếu dùng 2 chữ Tức Tiện liền nhau, như chữ kép thì có nghĩa là dù cho, dù có, không thích hợp với ý của bài thơ.

*Quần là quần hoặc váy, xiêm. Mà đàn bà đời xưa đâu có mặc quần, phải là giải váy, thắt ngang eo.

Đây là bản dịch theo sự hiểu biết của BS. Gió bắc lạnh có làm cho thiếu phụ mất hứng như ÔC nghĩ hay không thì BS xin chịu. BS thì nghĩ ngược lại, khi lạnh thì người thiếu phụ càng nhớ chồng hơn nữa, mơ tới sự ôm ấp của chàng để truyền hơi ấm cho mình...

Vái Trăng Mới.

Vén rèm thấy trăng mới,

Vội xuống thềm vái ngay,

Khấn nhỏ nghe chẳng được,

Giải xiêm, gió bắc lay.

Bát Sách.

(26/02/2022)

Góp ý của Mirordor:

北風吹裙帶 Bắc phong xuy quần đái

Muốn biết 裙帶 là gì thì một cách hợp lý là hỏi người... Tàu, hay bắt Google images tìm hình cho câu 北風吹裙帶. Có trang cho ta 羅帶=la đái thay vì quần đái; 羅 la là lụa mỏng. Và hình cho quần đái là thế này:

Góp ý của Lộc Bắc:

Khác thường lệ, bài này viết dài hơn một chút thay vì chỉ dịch thơ xuông.

Kỳ này ÔC cho một bài làm vừa ý mọi người, bài ngắn chỉ có 20 chữ, bốn câu theo thể cổ thi, không có niêm luật, điển tích rắc rối. Bài tuy gieo vần trắc nhưng ngay trong nguyên bản đã gợi sẵn âm vận và ÔC cho thêm chữ giẢI quần vừa liêu trai vừa khớp vần với chữ mỚi và bÁi; đọc xong bài là đã đủ ý và âm vận để dịch, nên loáng cái đã dịch xong. Tuy nhiên nhàn cư vi bất thiện thấy thiên hạ bàn quá nên lăn tăn, già lão vốn đã khó ngủ, lăn tăn sinh ra mất ngủ, sáng dậy mệt lử cò bợ nhưng cũng trình làng nỗi niềm gây mất ngủ đêm qua:

Câu 1:

- Chữ liêm dịch là rèm hay màn cũng được, mùa hè (miền Bắc) mát mẻ, dùng rèm, các mùa khác lạnh dùng màn che gió lùa, tuyết giăng...

- Tân nguyệt: tìm trên nét thấy hình ảnh đa số là trăng tròn, có lẽ hình ảnh trăng sáng đẹp đẽ, làm người ta hứng khởi, gợi nhớ nhiều điều... nhưng “chộp” được một hình như sau:

(Xin lỗi không copy đuợc hình)

Hàng trên: Tân nguyệt - Nga mi nguyệt - Thượng huyền nguyệt - Đột nguyệt.

Hàng dưới: Tàn nguyệt - Hạ huyền nguyệt - Đột nguyệt - Mãn nguyệt.

Trăng mới là trăng kiểu sơ tam, sơ tứ nguyệt mông lung, chưa được là trăng lưỡi liềm (nga mi nguyệt)

Câu 2:

Chữ bái 拜, tượng hình gồm hai bàn tai chắp lại, được giải nghĩa là vái chứ không phải là lậy/lạy; đàn ông thường chỉ vái còn đàn bà, do mềm yếu, nên khi có điều kiện sau khi vái thường lạy để tỏ lòng thành với các đấng thần linh.

Việc dịch bái là lạy cũng không sai, trong Tam thiên tự có chuỗi từ: Qui về, Tầu chạy, Bái (拜) lạy, Qụy quỳ..., chữ vái có thể do chữ bái đọc trại ra! hơn nữa trong các câu: người mẹ bảo con “lạy ông bà đi” hay học trò xưa chào thầy “lạy thày ạ” không có nghĩa là phải quỳ xuống, dập đầu lạy mà chỉ cần cúi đầu, khoanh/chắp tay vái rồi thưa thốt là đủ.

Câu 3:

Khấn trong đó hàm ý “thầm thì” nên chẳng ai nghe được.

Câu 4:

Người Tàu xưa có mặc quần và có chữ quần không? Có lẽ là có:

Cuộc sống của người miền Nam, gần xích đạo nóng bức, nên phần che phía dưới của cơ thể rất sơ sài, xưa thì vỏ cây, lá... sau văn minh hơn dệt vải được thì chẳng cần biết may vá chỉ cần quấn quanh che đậy như sà-rông bây giờ. Họ mặc váy, bên trong váy có đồ lót (khố) hay không thì tùy; ngay đến thời gần đây, thời của bà Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến phụ nữ nhiều người vẫn để tơ hơ, nên mới có chuyện ngủ ngày, con cúi, hái dừa...

Những hình ảnh trên Internet thường vẽ hình người nữ miền Bắc ngày xưa mặc váy dài đẹp đẽ, nhưng đó chỉ là hình ảnh trong cung vua chúa hoặc phụ nữ trong các gia đình quyền quý. Ngàn năm trước Trung Hoa còn sống hoang dã, chiến tranh liên miên, đói nghèo, làm lụng vất vả thì dân đen làm sao có váy dài mà mặc. Và điều quan trọng nhất là nơi đây khí hậu rất lạnh, nhiều nơi có băng tuyết nên chắc chắn họ phải mặc quần để ít tốn vải, dễ làm việc, di chuyển, cưỡi ngựa... và để giữ ấm. Nhìn lại phụ nữ hiện nay ở các xứ lạnh như Mỹ, Canada... hay những sắc tộc thiểu số ở biên giới phía Bắc VN thường mặc váy vào mùa hè ấm vừa che thân vừa khoe dáng, nhưng đến mùa lạnh hay mùa đông thì quần là vật tối cần thiết đễ giữ ấm phần dưới thân thể. Mà có quần thì phải có giải quần cho khỏi tụt và chỉ tụt khi cần thiết!

Ca dao Việt có câu:

Cái thúng mà thủng hai đầu

Bên ta thì có bên tầu thì không!

Và bên Tầu có chữ Hồng quần = quần màu đỏ để chỉ phái đẹp. Làm thơ rất ít khi dùng chữ Trường khố để chỉ quần dài vì chữ khố gần âm với chữ ố, thô và vần trắc nên khó dùng!

Mirordor tìm được chữ quần đái 裙帶

LẠY TRĂNG MỚI

1-

Vén màn nhìn trăng mới

Vội xuống thềm vái lạy

Lâm râm chẳng ai nghe

Gió bấc quần lơi giải!

2-

Vén màn vừa thấy trăng non

Xuống thềm vội vái nguồn cơn giãi bày

Khấn thầm để chẳng ai hay

Một làn gió bấc khẽ lay giải quần!

Lộc Bắc

Góp ý của Yên Nhiên:

Khấn trăng

Vén mành, vầng trăng non hiển hiện

Thầm thì lời cầu nguyện thiết tha

Cúi mình trước bóng hằng nga

Gió lùa se sắt, dải là phất phơ

Yên Nhiên

*

Bái Tân Nguyệt

Khai liêm kiến tân nguyệt

Tức tiện há giai bái

Tế ngữ nhân bất văn

Bắc phong xuy quần đái

Lý Đoan (Trung Đường)

Góp ý của Đồ Cóc:

Góp:

Bái Nguyệt

Khuyết hay tròn, trăng cùng ta

Một thời hưởng thú tà tà ái ân

Say sưa đắm đuối ân cần

Thịt da vào khớp tuyệt trần Vu Sơn

Trăng soi nhễ nhại bao cơn

Tình nồng chất ngất đội ơn trăng vàng

Từ ngày khuất núi bóng chàng

Còn ta với Nguyệt thênh thang gối giường

Đồ Cóc

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Thu May 19, 2022 7:28 pm    Tiêu đề: CÒ TRẮNG


CÒ TRẮNG

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


CÒ TRẮNG

LTCD thế kỷ 21 bài số 135

CÒ TRẮNG

Lời phi lộ

Lý Bạch, trong bài Bạch Lộ Tư, đã tả nét đẹp siêu việt của cò trắng lúc nó đáp xuống hồ thu bằng một bút pháp khách quan (LTCD thế kỷ 21 bài số 37). Bạch Cư Dị, ngược lại, lồng vào vẻ đẹp của cò trắng ý nghĩ chủ quan của mình. Mời thưởng thức bài Bạch Lộ để thấy hai vẻ đẹp khác nhau của hai con yêu tinh Cò Trắng.

Nguyên tác Dịch âm

白鷺 Bạch Lộ

人生四十未全衰 Nhân sinh tứ thập vị toàn suy,

我為愁多白髮垂 Ngã vị sầu đa bạch phát thuỳ.

何故水邊雙白鷺 Hà cố thuỷ biên song bạch lộ,

無愁頭上亦垂絲 Vô sầu đầu thượng diệc thuỳ ty?

Dịch thơ

Cò Trắng

Người đời bốn chục vẫn chưa già

Sầu muộn đang làm trắng tóc ta

Cò trắng ven sông đi một cặp

Không sầu sao tóc trắng như tơ?

Lời bàn của Con Cò

Có 3 thứ tóc bạc trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt này:

Câu 1 & 2:

- Bình thường thì 40 tuổi tóc còn xanh; 50 tuổi tóc lốm đốm; 60 tuổi tóc muối tiêu; 80 tuổi tóc mới bạc trắng. Khi buồn thì tóc bạc trắng trong vài năm, vài tháng, thậm chí vài ngày. Ngũ Tử Tư không nghĩ được cách thoát qua cửa ải sang Ngô mà bạc đầu trong một đêm. Sau thế chiến thứ hai, thủ tướng Nhật, tuân lệnh cùa Nhật hoàng không cho mổ bụng tự tử, cũng bạc đầu trong một đêm. Hai câu đầu của bài thơ này giải thích rằng, ở tuổi bốn mươi, lẽ ra tóc mình vẫn xanh, chỉ vì buồn phiền mà bỗng nhiên thành trắng.

Câu 3:

- Cò trắng có lông trắng nên tóc trắng từ lúc sơ sinh. Đây là thứ tóc bạc bẩm sinh, không liên hệ tới buồn phiền. BCD thừa hiểu như vậy. Ông chỉ muốn mượn lông trắng của cò trắng để thi vị hóa món tóc trắng do phiền não của mình.

Câu 4:

- Bạch Cư Dị bạc đầu ở tuổi tứ tuần, lúc bị biếm.

Tuy bạc đầu hơi sớm nhưng cũng thường thôi. Điều bất thường là: Ông ước mong biến thành cò để từ nay đỡ phiền muộn. Ông hỏi cò rằng: “Mi không sầu mà sao tóc mi cũng trắng như tơ?” Loài cò không biết nói nên trả lời không được. Con Cò là loài người đội lốt cò xin trả lời giùm nó: loài Cò Trắng mà ông đang ngắm vô tư lắm; ông cứ hóa thành nó là tóc ông sẽ xanh mướt đến lúc ông xuống lỗ!

Góp ý của Phí Minh Tâm:

Nguyên tác: Phiên âm:

白鷺-白居易 Bạch Lộ - Bạch Cư Dị

人生四十未全衰 Nhân sinh tứ thập vị toàn suy,

我為愁多白髮垂 Ngã vị sầu đa bạch phát thùy.

何故水邊雙白鷺 Hà cố thủy biên song bạch lộ,

無愁頭上亦垂絲 Vô sầu đầu thượng diệc thùy ty?

Bài Bạch Lộ được đăng trong các sách như: Ngự Định Toàn Đường Thi - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp 御定全唐詩-清-聖祖玄燁, Ngự Định Toàn Đường Thi Lục - Thanh - Từ Trác 御定全唐詩錄-清-徐倬, Bạch Thị Trường Khánh Tập - Đường - Bạch Cư Dị 白氏長慶集-唐-白居易, Bạch Hương San Thi Tập - Đường - Bạch Cư Dị 白香山詩集-唐-白居易, Vạn Thủ Đường Nhân Tuyệt Cú - Tống - Hồng Mại 萬首唐人絕句-宋-洪邁.

Ghi chú:

Bạch lộ: loại cò, có lông trắng và chân dài, có thể lội nước để săn mồi.

Thùy ty: lông trắng rũ xuống

Chuyện lẩm cẩm, không ăn nhầm vào đâu. Ngay thời BCD, 40 không phải là già, 70 mới hiếm như Đỗ Phủ nói. Đem chuyện tóc bạc và lông trắng mà gắn cho nguyên do là lo lắng buồn rầu, theo tôi nghĩ, đúng là chuyện trà dư tửu hậu.

Dịch nghĩa:

Đời người bốn mươi tuổi vẫn chưa suy yếu,

Ta vì lắm chuyện lo lắng buồn rầu nên tóc bạc.

Nhưng tại làm sao đôi cò trắng bên dòng nước,

Không có gì lo buồn mà đầu cũng đầy lông trắng rũ xuống?

Dịch thơ:

Cò Trắng

Bốn mươi cơ thể đã suy đâu,

Tóc bạc vì ta lắm chuyện rầu.

Cò trắng song đôi bên bến nước,

Không sầu, lông trắng rũ từ đầu.

White Egret by Bai Ju Yi

In life, 40 is not old age,

Because of worries and sorrows, my hair has turned gray.

But why the pair of egrets on the water edge

Having no sorrows, but have white feathers hanging from their heads?

Góp ý của Mirordor:

何故水邊雙白鷺 hà cố thủy biên song bạch lộ

無愁頭上亦垂絲 Vô sầu đầu thượng diệc thuỳ ty

Người Việt địch bài thơ này sẽ hoặc gặp khó khăn, hoặc có hứng thú chọn chữ để dịch 白鷺, vì tên tiếng Việt cho con chim này không chính xác, khác nhau tùy vùng và tùy người hiểu. Thuộc chi Egretta, tiếng Việt là diệc, trong đó có những con mà ta gọi là cò, diệc, v.v...

Câu thơ cuối làm tôi liên tưởng tới giai thoại về cá trong cuộc đối thoại giữa Trang Tử và Huệ Tử "Ông không phải là cá sao biết cá vui?" và câu "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ! " của Nguyễn Du. Làm sao ta biết rằng chim sống không ưu tư, lo âu? Ca dao Việt có bài

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi, ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Nhân cách hóa loài vật, hay cảnh vật, là một thói quen chung của nhân loại nhưng sự khác biệt giữa màu lông và tóc giữa cò trắng và người là ở điểm thời gian. Nhiều bài thơ dùng hình tượng tóc mai (鬓=mấn) đổi màu nhưng tùy tâm trạng của thi nhân; tóc bạc vì âu lo, hay tóc bạc là biểu tượng của thời... không còn trẻ nữa! Và có thể rằng họ Bạch nói về cả hai vì khi trên đường đến vùng Giang Châu ông đã 33 tuổi rồi.


Góp ý của Lộc Bắc:

CÒ TRẮNG

Đời người bốn chục vẫn còn mơ.

Ta bởi đa sầu tóc bạc phơ

Bờ nước, tại sao đôi cò trắng.

Không buồn, đầu cũng khác gì tơ?

Lộc Bắc

Góp ý của Mỹ Ngọc:

MN góp bài phỏng dịch bài thơ số 135, Bạch Lộ.

CÒ TRẮNG.

Người đời bốn chục đã già đâu

Ta bởi buồn nhiều tóc trắng phau.

Sao lạ, đôi cò bên bến nước,

Vô lo, đầu cũng xõa tơ màu.

Mỹ Ngọc phỏng dịch.

May 12/2022.

Góp ý của Yên Nhiên:

Sầu tư

Bốn mươi tuổi sức chưa tàn tạ

Mà lụy phiền sớm đã bạc đầu

Kìa đôi cò trắng phau phau

Vô ưu tóc cũng vì đâu bời bời?

Yên Nhiên

Góp ý của Đồ Cóc:

Góp:

Bạc cò

Tóc ta trắng tựa lông cò

Ta già, chim trẻ sao so được nào

Đời hành ta chốn lao xao

Biết là kiếp tạm vẫn hao thân mòn

Đồ Cóc

Góp ý của Bát Sách:

Bài Bạch Lộ này ngắn gọn, ý rất lạ.

Người hay ba hoa, kỳ này không ba hoa, chỉ dịch thôi.

Cò Trắng.

Người đời bốn chục đã già đâu,

Mái tóc pha sương chỉ tại sầu.

Cò trắng một đôi bên bờ nước,

Không buồn sao tóc trắng phau phau?

Bát Sách.

(Ngày 12/05/2022)

Góp ý của Kim Oanh:

Cò Trắng

Cuộc đời bốn chục chẳng hề gì

Tóc bạc bởi mình quá lụy bi

Cò bạch ven sông sao cũng vậy

Không sầu lông trắng hỏi phiền chi?

Kim Oanh

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Tue May 24, 2022 10:00 am    Tiêu đề: TS Lộc Bắc Dịch thơ Vương Chí Hoán


TS Lộc Bắc Dịch thơ Vương Chí Hoán

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Xuất tái - Lương Châu từ 出塞-涼州詞 • Ra ải - Khúc Lương Châu

Thơ » Trung Quốc » Thịnh Đường » Vương Chi Hoán

出塞-涼州詞

黃河遠上白雲間,

一片孤城萬仞山。

羌笛何須怨楊柳,

春風不度玉門關 Xuất tái - Lương Châu từ

Hoàng Hà viễn thướng bạch vân gian,

Nhất phiến cô thành vạn nhận san.

Khương địch hà tu oán “Dương liễu”,

Xuân phong bất độ Ngọc Môn quan.

Dịch nghĩa

Xa xa, sông Hoàng Hà leo lên tận khoảnh mây trắng

Một vuông thành cô quạnh, muôn trượng núi cao

Tiếng sáo người Khương cần chi thổi bài “Chiết liễu”

Vì gió xuân nào có qua cửa ải Ngọc Môn đâu!

Bản dịch của Trần Trọng San

Sông Hoàng lên tít mây xanh,

Núi cao muôn trượng, mảnh thành cô đơn.

Sáo đâu cần oán liễu dương,

Gió xuân thổi đến Ngọc quan được nào.

RA ẢI, LƯƠNG CHÂU TỪ

1-

Sông Hoàng cao tít tận mây ngàn

Một mảnh thành cô, đỉnh núi tràn

Khương sáo cần chi bài liễu oán

Gió xuân đâu vượt Ngọc môn quan!

2-

Hoàng hà cao tít trắng mây

Đỉnh non vạn đỉnh, thành xây một thành

Sáo đâu cần oán Liễu thanh

Gió xuân không lọt qua mành Ngọc môn!

Lộc Bắc

Mai22

Bản dịch của Điệp luyến hoa

Hoàng Hà xa thẳm tới mây xanh,

Vạn nhận núi cao, một mảnh thành.

Khương địch thổi chi bài Chiết liễu?

Gió xuân đâu quá Ngọc Môn quan.

Tống biệt 送別 • Tiễn bạn

Thơ » Trung Quốc » Thịnh Đường » Vương Chi Hoán

送別

楊柳東風樹,

青青夾禦河。

近來攀折苦,

應為別離多。 Tống biệt

Dương liễu đông môn thụ,

Thanh thanh giáp ngự hà.

Cận lai phan chiết khổ,

Chỉ vị biệt ly đa.

Dịch nghĩa

Ở cửa đông có trồng hàng dương liễu,

Xanh tươi cạnh bên lạch nước chảy qua hoàng cung.

Gần đây đang khốn khổ bị vin bẻ,

Vì người ta tiễn đưa nhau nhiều.

Bản dịch của Cao Tự Thanh

Dương liễu ngòi đông mọc,

Xanh xanh ánh nước mây.

Gần đây vin bẻ khó,

Chỉ bởi lắm chia tay.

TIỄN ĐƯA

1-

Dương liễu trồng đông ngõ

Xanh tươi lạch chúa qua

Gần đây vin bẻ quá

Do lắm cuộc chia xa!

2-

Rặng dương trồng ở cửa Đông

Xanh tươi tưới tắm lạch rồng kề bên

Gần đây vin bẻ triền miên

Bởi chưng tiễn biệt gặp phiên quá nhiều!

LB

Mai22

Bản dịch của Nguyễn Minh

Ở cửa đông có trồng dương liễu

Dáng xanh xanh gần nẻo ngự hà

Gần đây bị bẻ tối đa

Chỉ vì ly biệt diễn ra hơi nhiều

Cửu nhật tống biệt 九日送別 • Tiễn bạn ngày trùng cửu

Thơ » Trung Quốc » Thịnh Đường » Vương Chi Hoán

九日送別

薊庭蕭瑟故人稀,

何處登高且送歸。

今日暫同芳菊酒,

明朝應作斷蓬飛。

Cửu nhật tống biệt

Kế đình tiêu sách cố nhân hy,

Hà xứ đăng cao thả tống quy.

Kim nhật tạm đồng phương cúc tửu,

Minh triêu ưng tác đoạn bồng phi.

Dịch nghĩa:

Ở huyện Kế xa xôi này bạn thân thiết không nhiều,

Biết lên cao ở đâu, lại còn tiễn bạn nữa?

Tạm thời thôi hãy cứ cùng uống chén rượu cúc đã,

Sáng mai mới tiễn đưa.

Bản dịch của Cao Tự Thanh

Đình hoang xơ xác người xưa ít,

Đâu chốn lên cao tiễn kẻ về.

Nay vẫn còn chung men rượu cúc,

Mai ngày đã hoá cánh bồng xoay.

TIỄN ĐƯA NGÀY SONG CỬU

1-

Thê lương đình Kế bạn thưa dần

Đâu chốn lên cao để tiễn chân

Giờ tạm dùng chung men rượu cúc

Sớm mai mới đứt, cỏ bồng phân!

2-

Buồn đình Kế bạn thân thật hiếm

Đâu chốn cao, làm điểm tiễn đưa

Giờ dùng rượu cúc hương xưa

Sớm mai mới cắt dây dưa cỏ bồng!

LB

Mai22

Bản dịch của Nguyễn Minh

Huyện Kế xa bạn thân thật hiếm

Lên cao đâu? Còn tiễn bạn vàng?

Hôm nay rượu cúc tạm dùng

Sáng mai mới tiễn lên đàng bạn ta

Yến từ 宴詞 • Yến từ

Thơ » Trung Quốc » Thịnh Đường » Vương Chi Hoán

宴詞

長堤春水綠悠悠,

畎入漳河一道流。

莫聽聲聲催去棹,

桃溪淺處不勝舟 Yến từ

Trường đê xuân thuỷ lục du du,

Quyến nhập Chương hà nhất đạo lưu.

Mạc thính thanh thanh thôi khứ trạo,

Đào khê thiển xứ bất thăng chu.

Dịch nghĩa

Bờ đê dài ngăn nước mùa xuân xanh biếc và mêmh mông,

Đưa nước nhập vào sông Chương thành một dòng xuôi chảy.

Đừng nghe tiếng mái chèo khuấy nước giục giã lên đường,

Vì dòng suối có hoa đào trôi thì cạn thuyền khó mà đi nổi.

Chữ "yến" có 3 nghĩa: yên nghỉ, lấy rượu thịt thết đãi nhau, an ủi. Trong tiêu đề bài này, chữ "yến" dường như bao hàm cả 3 nghĩa, nên tựa đề giữ nguyên không dịch.

Bản dịch của Nguyễn Minh

Nuớc xuân xanh biếc bờ mênh mông

Chảy nhập Chương Hà một nhánh thông

Chèo khuấy đừng nghe, ly biệt tới

Nặng sầu thuyền khó vượt dòng nông

YẾN TỪ

Đê dài nước biếc xuân mênh mông

Chảy nhập Chương Hà một nhánh sông

Mặc kệ tiếng chèo khua giục giã

Đào trôi dòng cạn khó thuyền thông!

Lộc Bắc

Mai22

Bản dịch của Trần Đông Phong

Nước xuân man mác biếc đê dài

Tiếp nhập sông Chương một nhánh khơi

Nghe tiếng chèo khua đừng vội nhé

Suối Đào nước cạn thuyền không đi.

Đăng Quán Tước lâu 登鸛雀樓 • Lên lầu Quán Tước

Thơ » Trung Quốc » Thịnh Đường » Vương Chi Hoán

登鸛雀樓

白日依山盡,

黃河入海流。

欲窮千里目,

更上一層樓。 Đăng Quán Tước lâu

Bạch nhật y sơn tận,

Hoàng Hà nhập hải lưu.

Dục cùng thiên lý mục,

Cánh thướng nhất tằng lâu.

Dịch nghĩa

Mặt trời dần khuất sau núi rồi lặn mất,

Hoàng Hà chảy đổ mãi vào biển cả.

Muốn phóng mắt nhìn xa hết ngàn dặm,

Hãy lên thêm một tầng lầu nữa.

Quán Tước lâu giờ tại huyện Vĩnh Tế tỉnh Sơn Tây.

Bản dịch của Khương Hữu Dụng

Bóng ác gác non cao

Sông Hoàng lọt biển sâu

Muốn cùng muôn dặm mắt

Lên nữa một tầng lầu

LÊN LẦU QUÁN TƯỚC

1-

Bóng ác nương sau núi

Hoàng hà nhập biển sâu

Muốn nhìn muôn dặm trước

Lên tiếp một khung lầu!

2-

Bóng ô đã gác non đoài

Sông Hoàng cuồn cuộn ra ngoài biển Đông

Muốn nhìn vạn dặm thỏa lòng

Bước thêm lầu nữa, ước mong toại nguyền!

Lộc Bắc

Mai22

Bản dịch của Trần Trọng San

Mặt trời đã khuất non cao

Sông Hoàng cuồn cuộn chảy vào bể khơi

Muốn xem ngàn dặm xa xôi

Hãy lên tầng nữa trông vời nước non

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Wed Jun 15, 2022 6:44 pm    Tiêu đề: VƯƠNG CHIÊU QUÂN CA


VƯƠNG CHIÊU QUÂN CA

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


VƯƠNG CHIÊU QUÂN CA

LTCD thế kỷ 21 bài 493

王昭君歌 VƯƠNG CHIÊU QUÂN CA

Lưu Trường Khanh

(Thịnh Đường)

Lưu Trường Khanh 劉長卿 (709-780) tự Văn Phòng 文房, người Hà Gian (nay là huyện Hà Gian, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) đỗ tiến sĩ năm Khai Nguyên thứ 21, làm quan đến thứ sử Tuỳ Châu. Tác phẩm có Lưu Tuỳ Châu tập. Văn của ông thường bình đị, sáng sủa, trung thực và rất ít điển tích. Xin mời thường thức bài này.

Nguyên bản Dịch âm

王昭君歌 Vương Chiêu Quân ca

自矜嬌豔色 Tự căng kiều diễm sắc,

不顧丹青人 Bất cố đan thanh nhân.

那知粉繪能相負 Na tri phấn hội năng tương phụ,

卻使容華翻誤身 Khước sử dung hoa phiên ngộ thân.

上馬辭君嫁驕虜 Thướng mã từ quân giá kiêu lỗ,

玉顏對人啼不語 Ngọc nhan đối nhân đề bất ngữ.

北風雁急浮雲秋 Bắc phong nhạn cấp phù vân thu,

萬里獨見黃河流 Vạn lý độc kiến Hoàng Hà lưu.

纖腰不復漢宮寵 Tiêm yêu bất phục Hán cung sủng,

雙蛾長向胡天愁 Song nga trường hướng Hồ thiên sầu.

琵琶弦中苦調多 Tỳ bà huyền trung khổ điệu đa,

蕭蕭羌笛聲相和 Tiêu tiêu Khương địch thanh tương hoà.

誰憐一曲傳樂府 Thuỳ liên nhất khúc truyền nhạc phủ,

能使千秋傷綺羅 Năng sử thiên thu thương ỷ la.

Chú giải

丹青人 Đan thanh nhân: Người thợ (họa sĩ) vẽ hình dung (chỉ Mao Diên Thọ) ; người Việt gọi là thợ vẽ truyền thần.

嫁驕虜 Giá kiêu lỗ: cưới người tù binh kiêu căng (chỉ thiền vu Hồ).

Tiểu sử Vương Chiêu Quân

Hồ Hàn Nha là thiền vu đầu tiên đến Trung Nguyên triệu kiến. Hán Tuyên Đế tiếp đãi ông ta như khách quý, đích thân ra đón từ bên ngoài Trường An và mở yến tiệc chiêu đãi long trọng. Thiền vu Hồ Hàn Nha ở Trường An hơn một tháng. Ông ỵêu cầu Hán Tuyên Đế giúp ông trở về. Hán Tuyên Đế đồng ý, cử hai viên tướng dẫn một vạn quân hộ tống ông về Mạc nam. Lúc đó, Hung Nô đang thiếu lương thực, triều Hán còn cho họ ba vạn đấu lương thực. Hồ Hàn Nha rất cảm kích, quyết tâm hòa hảo với triều Hán. Các nước Tây Vực nghe tin Hung Nô hòa hảo với triều Hán, cũng tranh nhau đến giao hảo. Sau khi Hán Tuyên Đế mất, con là Lưu Thích nối ngôi, tức là Hán Nguyên Đế. Không lâu sau, thiền vu Chất Chi xâm phạm các nước Tây Vực, còn giết mất sứ giả của triều Hán. Triều Hán phái quân đội tới Khang Cư đánh bại thiền vu Chất Chi và giết được Chất Chi. Thiền vu Chất Chi bị chết, địa vị của thiền vu Hồ Hàn Nha được ổn định.

Năm 33 trước Công nguyên, Hô Hàn Nha lại đến Trường An một lần nữa xin kết làm thân thiết với triều Hán. Hán Nguyên Đế đồng ý. Trước đây, mỗi lần kết thân, triều Hán đều chọn một công chúa hoặc một người con gái trong vương thất để gả cho thiền vu Hung Nô. Lần này, Hán Nguyên Đế quyết định thay bằng một cung nữ. Ông cử người vào hậu cung truyền đạt: “Ai tình nguyện lấy vua Hung Nô sẽ được đối đãi như công chúa”.

Cung nữ trong hậu cung đều được chọn lựa trong dân gian. Họ vào hoàng cung, bị giam giữ như chim trong lồng, ai cũng mong tới ngày được ra khỏi cung vua. Nhưng nghe nói phải rời đất nước sang Hung Nô thì không ai muốn đi. Trong số cung nữ có Vương Tường, còn gọi là Vương Chiêu Quân nhan sắc rất xinh đẹp, lại rất có kiến thức. Nghĩ đến tương lai của mình, cô xin tình nguyện đi Hung Nô. Các đại thần đang lo không tìm được người; nay thấy có người tình nguyện ghi tên, liền vội báo tên họ lên Hán Nguyên Đế. Hán Nguyên Đế bảo các đại thần chọn ngày để tổ chức lễ thành hôn cho Hồ Hàn Nha và Vương Chiêu Quân ở Trường An. Hồ Hàn Nha được một cô vợ trẻ trung xinh đẹp như vậy thì hết sức vui mừng. Khi Hồ Hán Nha và Vương Chiêu Quân tạ ơn Hán Nguyên Đế. Hán Nguyên Đế thấy Vương Chiêu Quân xinh đẹp, phong thái lại tự nhiên như vậy thì luyến tiếc, nhưng không có cách gì lấy lại được.

Nghe nói, Hán Nguyên Đế về tới nội cung càng nghĩ càng thấy hối tiếc, ông liền hạ lệnh cho đem bức vẽ chân dung Vương Chiêu Quân đến cho mình xem. Nhìn qua thì có vẻ giống, nhưng hoàn toàn không có vẻ mĩ miều khả ái như người thật. Nguyên là cung nữ sau khi tiến cung nói chung đều không được giáp mặt hoàng đế mà do thợ vẽ vẽ chân dung, dâng lên cho hoàng đế tuyển chọn. Có người thợ vẽ là Mao Diên Thọ, khi vẽ chân dung cho cung nữ, cô nào có tặng phẩm biếu xén thì được vẽ đẹp lên. Vương Chiêu Quân không chịu biếu tặng phẩm nên Mao Diên Thọ không vẽ nàng đẹp như người thật. Hán Chiêu Đế nổi giận, cho giết ngay Mao Diên Thọ.

Vương Chiêu Quân được các quan chức triều Hán và Hung Nô hộ tống, rời khỏi Trường An. Nàng cưỡi ngựa, lên đường trong gió buốt vượt ngàn dặm tới Hung Nô làm yên chi (hoàng hậu) của thiền vu Hồ Hàn Nha. Lâu dần, Vương Chiêu Quân quen dần với cuộc sống ở Hung Nô, có quan hệ rất tốt với họ, được người Hung Nô yêu mến và tôn trọng. Vương Chiêu Quân xa cách quê hương, sinh sống lâu dài ở Hung Nô. Nàng khuyên Hồ Hàn Nha không được gây chiến tranh với triều Hán và còn truyền bá văn hóa Trung Quốc tới Hung Nô. Từ đó về sau, Hung Nô với triều Hán hòa hảo trong hơn 30 năm không có chiến tranh. (Trích trong Thi Viện)

Dịch nghĩa

Bài hát Vương Chiêu Quân.

Tự cho mình sắc đẹp diễm kiều,

Chẳng để ý gì đến người vẽ hình.

Không biết nét phấn hoạ có thể sai lạc,

Để dung nhan như hoa làm lỡ phận mình.

Lên ngựa từ giã vua đi lấy chồng Hồ kiêu căng,

Mặt ngọc đối diện chồng (Thiền Vu) khóc không nói một lời.

Gió bấc thổi, nhạn bay gấp trong mây mùa thu trôi,

Vạn dặm chỉ thấy nước sông Hoàng Hà chảy.

Người đẹp lưng thon không trở về cung Hán để được sủng ái,

Đôi mày đẹp nhìn mãi phía trời Hồ, buồn bã.

Tì bà gãy lên những khúc sầu đau,

Vi vu tiếng sáo Khương hoà theo.

Thương ai một khúc nhạc phủ truyền lại,

Để ngàn thu đời còn thương tiếc lụa hoa đẹp./.

Dịch thơ

Bài hát Vương Chiêu Quân

Tự nghĩ mình kiều diễm,

Không thưởng thợ truyền thần.

Chẳng dè cây bút ưa phụ rẫy,

Dung nhan đành phản bội bản thân.

Lên ngựa biệt vua lấy chồng Rợ,

Mặt ngọc nín thinh mắt đẫm lệ.

Nhạn vượt mây thu bay vội vàng,

Nghìn dặm buồn trông nước sông Hoàng.

Lưng ong uất hận rời cung Hán,

Mày ngài hướng Hồ vạn niềm đau.

Tỳ bà tấu những thiên khổ hận,

Vi vu sáo Khương hòa âm sau.

Cảm thương ta viết thiên nhạc phủ,

Ngàn thu thương xót kiếp hoa sầu./.

Lời bàn của Con Cò

Vương Chiêu Quân là một tuyệt thế giai nhân được nữ giới Việt Nam cảm thương nhất trong lịch sử Trung quốc. Con Cò còn nhớ năm 1941 (lúc 7 tuổi) đã từng giấu quyển truyện Chiêu Quân Cống Hồ của hai người chị gái (hơn mình 8 và 10 tuổi) cho tới khi được chuộc bằng một gói kẹo mới chịu trả lại. Đó là một quyển sách khổ nhỏ, dầy khoảng 100 trang dịch từ chuyện Tàu sang quốc ngữ. Hai chị giấu kỹ giữa những cuốn truyện viết bằng thơ lục bát như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Nhị Độ Mai, Thạch Sanh, Phương Hoa... Hồi đó mình hiểu rất mơ hồ về chữ cống; chữ Hồ thì mù tịt nhưng rất tò mò vì hai chị luân phiên đọc đi đọc lại nhiều lần mà lần nào cũng khóc sướt mướt.

Tới năm 2018 mình có dịch 2 bài thất ngôn tứ tuyệt của Bạch Cư Dị, trong đó ông nói rất sơ sài về số phận hẩm hiu của Chiêu Quân và thái độ hèn yếu của triều Hán (Xin xem LTCD thế kỷ 21 bài số 104: Chiêu Quân Từ kỳ 1 & 2).

Lần này gặp một bài thơ cổ phong 14 câu trình bày tình sử của Chiêu Quân dưới dạng một bài nhạc phủ; lời thơ trang trọng, bình dị, và cảm động, dựa vào lịch sử Trung Quốc.

Về phẩm chất thì bài ca cổ phong này gần như toàn bích*. Toàn bài có 14 câu; 4 câu đầu là mở đề nói về lược truyện rất gọn gàng; 4 câu kế tả tâm trạng của Chiêu Quân lúc giã biệt cung cấm; 4 câu tiếp theo khai triển nỗi đau của Chiêu Quân trên con đường ngàn dặm tới đất Hồ; 2 câu kết là niềm thương xót của tác giả đối với Chiên Quân...

Vương Chiêu Quân là một trong tứ đai mỹ nhân của Trung quốc (ba người kia là Tây Thi, Điêu Thuyền và Dương Qúy Phi). Bà xử sự rất hợp lẽ, tính tình rất nhu mì, tư thế rất can đảm, hành động rất chững chạc. Bà đóng trọn vai hoàng hậu khả ái của thiền vu Hung nô nhưng không sao nhãng sứ mệnh của một cựu công dân Hán tộc. Vùng biên giới Hán - Hồ được hưởng thái bình trong 30 năm là nhờ ân đức của bà. Thật xứng đáng là một đấng Anh-Thư trong lịch sử Trung quốc.

Về tư tưởng, bài ca thiếu vài câu đề cập tới công lao của Chiêu Quân*. Lưu Trường Khanh tả Vương Chiêu Quân như một cung nữ tuyệt thế giai nhân bị triều Hán lỡ tay ban cho chúa Hung Nô rồi tiếc hùi hụi. Ông không nói tới việc bà đã chọn cách này để thoát ly cung cấm mà vươn lên thành một đấng Anh-Thư của hai dân tộc Hán & Hồ. Bà không những là một tuyệt thế giai nhân mà còn là một tuyệt thế vỹ nhân.

Trong phạm vi của bài này, Con Cò chỉ bàn tới sứ mạng của một Hoàng hậu Hung Nô gốc Hán, không bàn tới thái độ của Hán Đế. (Hán Nguyên Đế chém đầu Mao Diên Thọ vì tiếc rẻ Hắn đã làm cho ông mất một cung nữ đẹp tuyệt trần; chứ không phải để trừ khử một tên ma đầu trong nội cung).

*Theo thiển ý của Con Cò, nếu bài ca viết vài câu đề cập tới công đức của Chiêu Quân thì mới thật sự là toàn bích.

Góp ý của Mỹ Ngọc:

MN góp bài phỏng dịch bài thơ số 493, Vương Chiêu Quân.

Khúc ca Vương Chiêu Quân.

Vì tự kiêu xinh đẹp,

Coi thường kẻ họa hình.

Nào hay phấn vẽ sai đường nét,

Phải chịu dung nhan hại phận mình.

Lên ngựa biệt vua về với Mọi,

Nhìn nhau mặt ngọc im không nói.

Mây thu gió Bắc én tung bay,

Chỉ thấy Sông Hoàng ngàn dậm dội.

Lưng ong biệt Hán dời ân sủng,

Mày liễu qua Hồ hướng khổ đau.

Tấu khúc tì bà bao uất hận,

Vi vu Khương sáo tiếp cung sầu.

Thương ai viết nhạc lưu truyền lại,

Để xót lụa là vạn kiếp sau.

Mỹ Ngọc phỏng dịch.

May 1/2022.


Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


* Góp ý của Lộc Bắc:

BÀI CA VƯƠNG CHIÊU QUÂN

Tự kiêu nhan sắc đẹp

Bất kể vẽ truyền thần

Nào hay phấn họa gây sai lạc

Để lỡ mày hoa hại tấm thân

Lên ngựa lìa vua lấy Hồ rợ

Mặt ngọc nhìn người khóc nức nở

Bắc phong nhạn vội theo mây sầu

Vạn dặm chỉ thấy sông Hoàng mau

Eo thon không về cung Hán nữa

Đôi mày xa ngóng cõi Hồ đau

Điệu khổ dây rung đàn tỳ bà

Sáo Khương phơ phất tiếng giao hòa

Thương ai một khúc truyền nhạc phủ

Sai khiến ngàn thu xót lụa là!

Lộc Bắc

* Góp ý của Yên Nhiên:

Hững hờ

Còn nhau đã chẳng đoái hoài

Giờ đây xa cách quan hoài mà chi

Mưa ngâu đưa tiễn người đi

Hoa trôi nước cuốn sầu bi muộn rồi

*

Indifference

Til one moment in time

Torn in between

Holding on or letting her go

Yên Nhiên

Về Đầu Trang
LE-HOA
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 02 Feb 2009
Số bài: 1015

Bài gửiGửi: Thu Jun 16, 2022 6:26 pm    Tiêu đề: Xin PH "Bài Ca Vương Chiêu Quân (ds.ts. Lộc Bắc)




* Xin PH “Bài Ca Vương Chiêu Quân“ (ds.ts. Lộc Bắc)


Khúc Tỳ Bà VƯƠNG CHIÊU QUÂN

Giai nhân tự mãn dung nhan đẹp
Có phải xem thường kẻ họa hình
Cho nên tay vẽ gây sai lạc
Nét khuyết trên mi hại phận mình

Từ nay biệt Hán về Hồ rợ
Cánh nhạn ngàn xa mấy dặm sầu
Nhìn dung nhan ấy ai tiếc nuối
Sông Hoàng mây nước đã mù khơi

Má hồng biệt Hán không ân sũng
Mày liễu qua Hồ với khổ đau
Tay rung khúc tỳ bà ai oán
Xa xót nghìn thu phận má đào..

Thu Chi Lệ
(Ngày 16.06.2022)

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Sat Jul 09, 2022 6:52 pm    Tiêu đề: Re: Xin PH "Bài Ca Vương Chiêu Quân (ds.ts. Lộc Bắc)

LE-HOA đã viết :



* Xin PH “Bài Ca Vương Chiêu Quân“ (ds.ts. Lộc Bắc)


Khúc Tỳ Bà VƯƠNG CHIÊU QUÂN

Giai nhân tự mãn dung nhan đẹp
Có phải xem thường kẻ họa hình
Cho nên tay vẽ gây sai lạc
Nét khuyết trên mi hại phận mình

Từ nay biệt Hán về Hồ rợ
Cánh nhạn ngàn xa mấy dặm sầu
Nhìn dung nhan ấy ai tiếc nuối
Sông Hoàng mây nước đã mù khơi

Má hồng biệt Hán không ân sũng
Mày liễu qua Hồ với khổ đau
Tay rung khúc tỳ bà ai oán
Xa xót nghìn thu phận má đào..

Thu Chi Lệ
(Ngày 16.06.2022)





*** CẢM ƠN :
DS, TS Lộc Bắc & DS, KS Mai Hữu Thọ nghiêng mình thán phục sự đóng góp nghệ thuật của GS, TS Thu Chi Lệ (GS Lệ Hoa) trong bài : "VƯƠNG CHIÊU QUÂN" với Bài Thơ Phụ Họa độc đáo và phần ảnh động lịch sử "VƯƠNG CHIÊU QUÂN CỐNG HỒ" vô cùng sống động y như thật !!! Đa tạ Cô đã đóng góp vào trang nhà DUY TÂN những bài hay, nghệ thuật & ý nghĩa vô cùng !!!


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Sat Jul 09, 2022 7:15 pm    Tiêu đề: NÓI TRUYỆN VỚI CHIM OANH


NÓI TRUYỆN VỚI CHIM OANH

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


LTCD thế kỷ 21 bài số 7.

NÓI TRUYỆN VỚI CHIM OANH

Có một lần Con Cò bay tới New York tham dự một Hội Chợ Quốc Tế. Khi viếng gian hàng Trung quốc thì thấy một gã tuổi chạc tứ tuần, bận trang phục kiểu thi nhân thời Đường, đi quanh quẩn trong phòng triển lãm, miệng lẩm bẩm ngâm thơ nghe không rõ vì giọng của gã nhỏ mà chung quanh thì ồn ào. Tuy nhiên, lúc gã đi sát qua mặt thì nghe được một câu thơ của Lý Thương Ẩn. Cò nghĩ gã là một tài tử đang dùng thơ của họ Lý cho việc quảng cáo nên cố lắng tai, hy vọng sẽ nghe được điều gì mới mẻ của văn hào thâm thúy này. Nhưng sau khi dò hỏi mấy du khách đứng gần thì khám phá ra hai điều lỳ lạ:1/ Mình trông thấy cái này thì mọi người trông thấy cái khác. 2/ Mình nghe thấy ngâm thơ thì mọi người chỉ nghe thấy tiếng ồn ào.

Cò đặc biệt chú ý đến một cái ghế đẩu bên cạnh một cái bàn tròn kê ngay giữa phòng triển lãm. Dưới mắt mọi người, có một chậu hoa đặt trên ghế đẩu và nhiều bát đĩa cổ đặt trên mặt bàn. Nhưng mình lại thấy hoàn toàn khác: bàn và ghế trống trơn, gã ngâm thơ lúc nãy, bây giờ tự xưng là Ân, đi lững thững tới ngồi trên ghế và một con chim oanh bay tới đậu trên mặt bàn. Chim và người tâm sự với nhau rất tương đắc. Mình nhớ được hết những lời họ nói, khá ngắn gọn. Mỗi câu chim oanh nói đều được Ân phụ họa, giống như một màn xướng họa giữa người và chim.

- Chim oanh: Tôi là kẻ bần cùng, nay đây mai đó, ca hát nghêu ngao mua vui cho đời.

- Ân: Ta cũng như mi, sinh ra đời để làm thơ trữ tình cho thiên hạ đọc.

- Chim oanh: Tôi sống vật vờ bất định, không nhà cửa, chỉ đậu trên những cành hoa.

- Ân: Ta cũng chỉ được đời ban cho chức thư lại quèn, sống trong nhà tranh vách đất.

- Chim oanh: Hót hay trong lúc ngặt nghèo là bản chất của tôi, lúc thanh bình tôi không hót hay như thế.

- Ân: Làm thơ hay trong cảnh bần hàn là tài riêng của ta, nếu được giầu sang thì chưa chắc thơ ta đã hay.

- Chim oanh: Tôi hót khi nắng, khi mưa, trong gió sớm, trong sương chiều. Mọi nhà đóng cửa cài then thì tôi hót ở ngoài vườn.

- Ân: Ta làm thơ trong lúc vui, lúc buồn, lúc trẻ, lúc già. Không ai đọc thì ta cất thơ trong tủ.

- Chim oanh: Còn mùa xuân thì tôi còn đậu trên cành mà hót.

- Ân: Ta còn sống thì còn làm thơ.

- Chim oanh: Trong thành New York này, chỗ nào có nhiều cành hoa cho tôi đậu?

- Ân: Địa vị nào trong xã hội xứng cho ta thi thố tài năng?

Nghe đến đây, Cò nhận ra họ đang bàn tới bài thơ Lưu Oanh của Lý Thương Ẩn. Đúng lúc đó thì gã tên Ân và con chim oanh cũng biến mất. Cò bỗng nhìn thấy trên ghế đẩu có bình hoa và trên bàn tròn có bát đĩa cổ, y như mọi người vẫn thấy từ nãy tới giờ. Cò tưởng mình mê sảng, bèn gọi điện thoại về nhà hỏi con gái thì được trả lời rằng cái PC của mình trong thư phòng đã mở sẵn bài 流鶯 Lưu Oanh của Lý Thương Ẳn. Thì ra bài thơ này đã tu luyện thành tinh và thấy tâm sự của Cò hao hao giống tâm sự của tác giả bài thơ nên muốn giao liên.

Nguyên tác Dịch âm

流鶯 Lưu Oanh

流鶯漂蕩復參差 Lưu oanh phiêu đãng phục sâm si,

渡陌臨流不自持 Độ mạch lâm lưu bất tự trì.

巧囀豈能無本意 Xảo chuyển khởi năng vô bổn ý,

良晨未必有佳期 Lương thần vị tất hữu giai kỳ.

風朝露夜陰晴裡 Phong triêu lộ dạ âm tình lý,

萬戶千門開閉時 Vạn hộ thiên môn khai bế thì.

曾苦傷春不忍聽 Tằng khổ thương xuân bất nhẫn thính,

鳳城何處有花枝 Phụng thành hà xứ hữu hoa chi.

Chú giải:

Bài này tác giả mượn vật ngụ tình, phản ánh cuộc sống lưu lạc không gặp vận, không chốn nương thân, cuộc sống "mười năm ở chốn kinh thành đói và rét" (thập niên kinh sư hàn thả ngạ - Phàn Nam giáp tập tự) của tác giả.

Phiêu đãng phục sâm si: Phiêu đãng, sâm si: chỉ sự vật vờ, lưu lạc.

Phụng thành: Tức kinh thành. Bài thơ Dạ của Đỗ Phủ có câu: "Bộ thiềm ỷ trượng khan ngưu đẩu, Ngân Hán dao ưng tiếp phụng thành" (Đi dạo dưới trăng, chống gậy nhìn sao Ngưu Đẩu, Sông Ngân xa xa như sà xuống thành phượng). Triệu Thứ Công chú rằng: "Con gái Tần Mục Công là Lộng Ngọc thổi tiêu, chim phụng liền sà xuống thành, nên gọi là Đan phụng thành. Về sau người ta gọi kinh thành là phụng thành".

Dịch thơ

Chim Oanh Lưu lạc

Chim oanh phiêu lãng sống vật vờ,

Lúc ở ven sông lúc bụi bờ.

Bản tính hót hay là hữu ý,

Thanh bình vị tất đã nên thơ*.

Sương đêm gió sớm dầm mưa nắng,

Cửa đóng then cài chơi nhởn nhơ.

Từng xót thương xuân oanh muốn đậu,

Chỗ nào thành Phụng lắm cành hoa?

Lời bàn của Con Cò

Bài thơ thuộc thể tỷ.

Lý Thương Ẩn dùng lời của chim oanh để viết tiểu sử của mình. Những câu trong ngoặc là nghĩa bóng, nói về LTẨ.

- Câu 1:

Chim oanh sinh ra đời để sống phiêu lãng ca hát (mình sinh ra đời để làm thơ trữ tình).

- Câu 2:

Nó sống vật vờ vô định, không nhà cao cửa rộng, chỉ đậu trên mấy cành hoa (mình chỉ được đời ban cho chức thư lại quèn và sống khiêm nhượng trong nhà tranh vách đất).

- Câu 3 & 4:

Hót hay là bản chất của nó, lúc thanh bình thì chưa chắc nó hót hay như vậy (làm thơ hay là tài thiên phú của mình, nếu được hưởng hạnh phúc thì chưa chắc thơ mình hay như vậy).

- Câu 5 & 6:

Nó hót trong trời nắng hay trời mưa, trong gió sớm hay sương chiều, ngàn nhà đóng cửa cài then thì nó hót ngoài vườn (mình làm thơ trong lúc vui, lúc buồn, lúc trẻ, lúc già, không có ai đọc thì cất thơ trong tủ).

- Câu 7:

Chim oanh còn đậu trên cành là còn mùa xuân (mình còn sống thì còn làm thơ).

- Câu 8:

Chỗ nào trong thành Phụng có nhiều cành hoa cho chim oanh đậu? (địa vị nào trong xã hội xứng cho mình thi thố tài năng?).

Bài thơ này thuộc tỷ (dùng sự việc để ám chỉ ý chính nhưng không nói rõ ý chính), khác với thể hứng (dùng sự việc để ám chỉ ý chính rồi nói rõ ý chính). Thể tỷ mới giúp LTẨ khoe khoang tài năng mà vẫn được đời khen là khiêm nhượng.

*Câu 4 gõ đúng tim đen của Con Cò: Cuối đời lưu vong miệt mài dịch thơ Đường. Thơ chất đống trong tủ cả ngàn bài. Bán không ai mua. Cho không ai lấy. Vợ thì thà lên chùa nhổ cỏ làm công quả còn hơn đọc thơ của chồng. Con cháu không đọc được tiếng Việt. Mấy con mọt sách cũng kén ăn: chúng thich đục mấy chỗ quảng cáo trong báo biếu chứ không thèm đục thơ của mình. Nhưng mình vẫn tự nhủ: cứ tiếp tục dịch bởi vì chả còn bao nhiêu thời giờ để dịch nữa. Đúng là "Thanh bình vị tất đã dịch thơ".

Góp ý của Phí Minh Tâm:

流鶯-李商隱 Lưu Oanh - Lý Thương Ẩn

流鶯漂蕩復參差 Lưu oanh phiêu đãng phục sâm si,

渡陌臨流不自持 Độ mạch lâm lưu bất tự trì.

巧囀豈能無本意 Xảo chuyển khởi năng vô bổn ý,

良晨未必有佳期 Lương thần vị tất hữu giai kỳ.

風朝露夜陰晴裡 Phong triêu lộ dạ âm tình lý,

萬戶千門開閉時 Vạn hộ thiên môn khai bế thì.

曾苦傷春不忍聽* Tằng khổ thương xuân bất nhẫn thính,

鳳城何處有花枝 Phụng Thành hà xứ hữu hoa chi.

Inline image

Lý Nghĩa San Thi Tập Chú - Đường - Lý Thương Ẩn 李義山詩集注-唐-李商隱 và Ngự Định Toàn Đường Thi - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp 御定全唐詩-清-聖祖玄燁 cho dị bản trong câu 7 với chữ tư思 thay vì nhẫn忍.

Ngự Định Bội Văn Trai Vịnh Vật Thi Tuyển - Thanh - Trương Ngọc Thư 御定佩文齋詠物詩選-清-張玉書 và Ngự Định Uyên Giám Loại Hàm - Thanh - Trương Anh 御定淵鑑類函-清-張英 không cho dị bản.

Lưu ý: Thi Viện phiên âm sai câu 5 và câu 7.


Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Ghi chú:

Lưu oanh: loại chim oanh không có chỗ ở nhất định; chữ lưu流 gồm 3 chữ thủy氵, khứ去 và xuyên川, lưu là chảy xuyên như nước, uyển chuyển

Phiêu đãng: đung đưa trong không khí với gió, lang thang vô định, lưu lạc

Sâm si: xuất hiện không đồng đều, đa dạng và phức tạp, không nhất quán; mâu thuẫn, vật vờ

Tự trì: tự kềm chế, sửa chữa, duy trì, kiểm soát hoặc đối phó với bản thân

Chuyển: chim quay lại và hót

Khởi năng: làm thế nào nó có thể được; làm thế nào nó có thể được.

Vô bổn: không có nguồn gốc, xuất xứ

Lương thần: ngày tốt lành; thần là lúc mặt trời mới mọc

Vị tất: không nhất thiết

Giai kỳ: thời gian tốt nhất, tuyệt vời

Phong triêu: buổi sớm nhiều gió; bài Sử Hoàn Đô Tương Đông Tác 使还都湘东作 của Trương Cửu Linh có câu: “phong triêu tân thụ lạc, nhật tịch lĩnh viên bi 風朝津樹落,日夕嶺猿悲”.

Lộ dạ: đêm sương phủ đầy

Âm tình: ẩn dụ cho đắc chí nhưng thất ý; thoả được lòng mong muốn của mình, nhưng không được vừa lòng

Vạn hộ thiên môn: thật nhiều người

Khai bế: mở và đóng, âm dương thay đổi

Thương xuân: nỗi buồn và sự chán nản do mùa xuân đến. Câu xưa nói đến hình phạt vào mùa xuân: trời không nắng nên gọi là xuân thương.

Bất nhẫn: không thể chịu đựng được, không thể chịu nổi, cảm thấy khó khăn về mặt tình cảm

Phụng/phượng thành: Kinh thành Trường An; bài thơ Dạ夜 của Đỗ Phủ có câu: “Bộ thiềm ỷ trượng khán Ngưu Đẩu, Ngân Hán dao ưng tiếp Phụng thành 步蟾倚杖看牛鬥,銀漢遙應接鳳城 Đi dạo dưới trăng, chống gậy nhìn sao Ngưu Đẩu, Sông Ngân xa xa như sà xuống Thành phượng”.

Triệu Thứ Công có ghi chú về bài thơ của Đỗ Phủ như sau: “Con gái Tần Mục Công là Lộng Ngọc thổi tiêu, chim phụng liền sà xuống thành, nên gọi là Đan Phụng Thành. Về sau người ta gọi kinh thành là phụng thành”.

Hoa chi: cành hoa, dùng để chỉ nơi sinh sống của chim oanh. Phượng Thành tuy rằng có hoa cùng cành, nhưng chim oanh không thể làm nhà, nên có đau thương xuân, không cam lòng nghe chim hót sầu đau.

Dịch nghĩa:

Chim Oanh Lưu Lạc

Chim oanh lưu lạc khắp nơi, bay lên đáp xuống,

Lúc ở bờ ruộng lúc ở bến sông, không tự chủ được mình.

Làm sao chim quay đầu hót mà không có ý,

Ngày tốt chưa chắc hẳn là có thời gian đẹp đẽ.

Dầu trong gió sớm sương đêm hay trời mưa trời nắng,

Bất kể muôn ngàn nhà cửa đóng hay mở chim oanh vẫn cứ bay.

Ta từng buồn khổ khi mùa xuân hết, không chịu nổi nghe tiếng chim hót,

Ở Kinh thành nơi nào có cành hoa cho chim oanh đậu không?

Dịch thơ:

Oanh Lưu Lạc

Chim oanh lưu lạc khắp nơi nơi,

Vườn ruộng bến sông rừng biển khơi.

Múa hót quay đầu không có ý,

Ngày lành chưa hẳn lúc vui chơi.

Dù cho sương gió ta thư thả

Bất kể dân tình như thảnh thơi.

Xuân hết chán nghe tiếng hót xướng,

Kinh thành nào chỗ được yên ngơi.

Wandering Oriole by Li Shang Yin

Oriole, wandering everywhere, flying up and down, in the paddy field, near the river, crossing his own path, unable to hold himself.

How could he have no intention to hum beautifully? When it comes to a good day, there may not be a good time.

It does not matter whether there is early wind on a sunny day or the night is overcast, and when the thousands of doors open and close.

I suffer the end of spring and couldn't bear to listen to his chirping anymore. Where are the flowering branches in the capital for him to perch?

Góp ý của Lộc Bắc:

CHIM OANH LƯU LẠC

Con oanh phiêu lãng vật vờ trôi

Bờ ruộng, bến sông chẳng quyết đời

Hát khéo nào đâu không chủ ý

Sáng lành chưa hẳn trọn ngày tươi

Gió mai, sương tối trong mưa, nắng

Ngàn cửa, vạn nhà mở, khép nơi

Từng khổ thương xuân nghe chẳng nỡ

Phụng thành còn chỗ, nhánh hoa lơi?

Lộc Bắc

Jul22

Góp ý của Mỹ Ngọc:

MN góp bài phỏng dịch bài thơ số 7, LƯU OANH.

CHIM OANH LƯU LẠC.

Chim oanh lưu lạc vật vờ bay,

Bất kể rừng sông khắp đó đây.

Hót khéo nào đâu không bản tính,

Ngày lành chẳng dễ xuất kỳ tài.

Sương chiều gió tối trời mưa nắng,

Vạn cửa ngàn nhà cổng mở cài.

Từng khổ thương xuân nghe chẳng đặng,

Phụng thành nao chốn có hoa cây.

Mỹ Ngọc phỏng dịch.

July 2/2022.

Góp ý của Yên Nhiên:


Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Cánh chim trời | Lãng tử

Phiêu du khắp nẻo dặm đường xa

Bờ ruộng bến sông ấy cửa nhà

Chiều tối mưa sương ngày nắng giãi

An nhiên múa hót với ngâm nga

Cổng người khép, mở nào hay biết

Phát tiết tinh anh lọ gió hòa

Mỗi độ Xuân tàn lòng thống khổ

Đất lành chim đậu mách giùm ta

Yên Nhiên

Góp ý của Kim Oanh:

Chim Oanh Lưu Lạc

Chim Oanh lưu lạc khắp nơi

Băng rừng xuyên ruộng biển khơi xoãi mình

Líu lo chẳng gợi ý tình

Chỉ mong nắng đẹp yên bình sớm mai

Sương đêm gió chuyển mưa đầy

Nhà nhà cửa đóng chim bay chẳng màng

Nỗi buồn cam chịu xuân tàn

Kinh thành liệu có an nhàn ẩn thân

Kim Oanh

Góp ý của Bát Sách:

Đọc bài trong Thi Viện thì thấy câu thứ 5, chữ Hán viết LỘ DẠ, phiên âm ngược là DẠ LỘ, và chữ chót câu thứ 7 là chữ THÍNH, phiên âm là KHÁN.

Đọc bài của ÔC thì thấy đã sửa rồi.

ÔC và anh Tâm đã chú giải những chữ khó, BS không viết thêm cho dài dòng, nhưng muốn nói 2 điều:

1) Câu chót, vừa than cho chim oanh, vừa than cho mình: Ở kinh thành có cành nào cho chim đậu, và có chức quan nào cho ta? Oanh và ta đều lưu lạc, phong trần, lênh đênh khắp nơi.

2) Câu BS thích nhất và thông cảm nhất là số 4: lương thần vị tất hữu giai kỳ: buổi sáng hiền lành chưa chắc đã có một ngày tốt đẹp. Ở tuổi của ACE chúng ta, sáng thức dậy thấy thoải mái, trời đẹp, nhưng không ai biết chắc là cả ngày sẽ yên lành trôi qua... BS không bi quan, nhưng nhớ có một danh nhân đã nói: nếu khi đi ngủ, để đồng hồ báo thức là ta đã lạc quan rồi. Vậy thì BS là người lạc quan từ bao nhiêu năm nay, vì đêm nào cũng để đồng hồ báo thức cả.

CHIM OANH LƯU LẠC.

Chim Oanh lưu lạc lại lênh đênh,

Ruộng lúa, ven sông chẳng tự mình,

Cất tiếng ca hay nào cố ý,

Sáng lành chưa chắc được ngày yên,

Sương đêm, gió sớm, dù mưa nắng,

Vạn cửa ngàn nhà đóng mở then

Tiếng hót thương xuân nghe chẳng nỡ,

Phụng thành đâu chốn có cành chen?

Bát Sách.

(ngày 02 tháng 07 năm 2022)



Chim OANH cổ đỏ hót rất hay !


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Wed Aug 03, 2022 11:39 pm    Tiêu đề: Du Hội An Phùng Vị Thành Giả Ca, Cao Bá Quát


Du Hội An Phùng Vị Thành Giả Ca, Cao Bá Quát

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Dạo Hội An, gặp đào hát thành Vị

1-

Cùng than gặp gỡ muộn

Gặp gỡ chốn quê người

Đàn sáo đêm trăng sáng

Mấy thu làng nước trôi

Lệ khô tràn rượu quý

Lòng tắt nến hồng tươi

Bè bạn dần tan tác

Tiếc chi khúc hát đời!

2-

Cùng than thở gặp nhau quá muộn

Gặp gỡ nhau tại chốn quê người

Đàn ca trăng sáng chơi vơi

Quê nhà lưu lạc phương trời bao thu

Rượu quý đầy, lệ khô hiu hắt

Nến hồng tươi, hồn tắt đã lâu

Thưa dần bè bạn còn bao

Tiếc gì khúc hát thương trao ấm nồng!

Lộc Bắc

Aug22

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Sun Aug 28, 2022 5:23 pm    Tiêu đề: Hỷ ngoại đệ Lư Luân kiến túc - Tư Không Thự


Hỷ ngoại đệ Lư Luân kiến túc - Tư Không Thự

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


LTCD thế kỷ 21 bài số 536

喜外弟盧綸見宿 Hỷ ngoại đệ Lư Luân kiến túc

Tư Không Thự

(Trung Đường)

Tư Không Thự 司空曙 (720-790), tự Văn Minh 文明, người Quảng Bình 廣平 (nay thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc), thi nhân đời Đường, là một trong "Đại Lịch thập tài tử". Ông có họ hàng gần với Lư Luân 盧綸 (cũng là một trong "Đại Lịch thập tài tử").

Nguyên tác Dịch thơ

喜外弟盧綸見宿 Hỷ ngoại đệ Lư Luân kiến túc

靜夜四無鄰 Tĩnh dạ tứ vô lân,

荒居舊業貧 Hoang cư cựu nghiệp bần.

雨中黃葉樹 Vũ trung hoàng diệp thụ,

燈下白頭人 Đăng hạ bạch đầu nhân.

以我獨沉久 Dĩ ngã độc trầm cửu,

愧君相見頻 Quý quân tương kiến tần.

平生自有分 Bình sinh tự hữu phận,

況是霍家親 Huống thị hoắc gia thân.

Dịch nghĩa

Mừng gặp em họ Lư Luân

Ban đêm yên tĩnh, bốn bề không có hàng xóm,

Ở nơi hoang dã vì nhà vốn bần cùng.

(Chung quanh nhà chỉ có) Cây lá vàng dầm trong mưa,

(Và) Lão ông đầu bạc dưới ánh đèn.

Tôi là người trầm luân đã bấy lâu nay,

Hổ thẹn được ông lại thăm viếng mấy lần.

Bình sinh đã có tình phận với nhau,

Huống hồ ta còn có tình anh em họ./.

Tác giả làm quan tới Thuỷ bộ lang trung, nhưng lúc còn hàn vi nhà nghèo xơ xác, em họ là Lư Luân lại thăm, ông viết ra bài này.

Dịch thơ

Mừng gặp em họ Lư Luân

Đêm tĩnh bốn bề vắng,

Nơi ở nghèo xác xơ.

Lá vàng trong mưa lũ,

Đèn soi đầu bạc phơ.

Tôi trầm luân cô độc,

Anh đến thăm bất ngờ.

Dễ thường có duyên phận,

Huống chi họ hàng sơ./.

Lời bàn của Con Cò

Bài thơ này tả cái nghèo mạt rệp, một cái nghèo được liệt vào hạng trầm luân bởi vì vừa nghèo vừa cô đơn (bài dịch sẽ giữ nguyên hai chữ trầm luân này).

- Nhà làm ở nơi hoang vu đến nỗi một người hàng xóm nghèo cũng không có (4 bề không có hàng xóm).

- Không những nghèo tiền nghèo bạc mà còn nghèo cả thân thích, bạn bè: được một người anh em họ tới thăm kể như là có tiền kiếp với người đó!

Tư Không Thự nghèo hơn Đỗ Phủ vì họ Đỗ, tuy nghèo nhưng còn có nhiều bạn nhậu.

Viết thêm:

Trong bài này Tư có ca tụng tình bạn của Lư Luân nhân việc đoái tưởng đến cảnh nghèo của mình. Nhưng ÔC vẫn cho rằng than nghèo là việc chính. Hãy để ý tới câu chót: còn một lý do nữa khiến anh đến thăm tôi, đó là chúng ta còn là anh em họ.

ÔC

Góp ý của Bát Sách:

Để chứng minh cho lập luận của mình, rằng Tư Không Thự làm bài Giang Thôn Tức Sự để tả cảnh nghèo, khác với ý của anh Tâm và BS, nên ÔC đưa bài Hỷ Ngoại Đệ Lư Luân Kiến Túc. Bài này thì BS không phản đối ÔC được, vì nó tả cảnh nghèo thật.

Tư Không Thự sinh năm 766, lúc trẻ nhà nghèo, sau mới làm việc trong mạc phủ của Vi Cao, tiết độ sứ Kiếm Nam, rồi dần thăng đến tả thập di, rồi Thuỷ bộ lang trung. Tiếc rằng ta không biết ông nghèo trong bao nhiêu năm.

Lư Luân là em bên ngoại của Tư Không Thự, sinh năm 773, tức là trẻ hơn Tư Không, và theo ý bài thơ thì Lư đã có quan chức, sống phong lưu khi Tư Không còn nghèo nàn... Theo tiểu sử thì Lư cũng lận đận lắm, vì thi rớt nhiều lần, sau được người giới thiệu mới làm Uý tại Văn Khanh, rồi mới thăng từ từ tới Hộ Bộ Lang Trung. Lư Luân trẻ hơn Tư Không Thự, lại lận đận, mà khi làm quan rồi, Tư Không còn nghèo thì biết ông phải chịu nghèo rất lâu, lúc tóc đã bạc. (câu 4)

Bài thơ này của Tư Không Thự rất lạ, BS mới đọc lần đầu.

# Mới đọc cái đề là BS đã thắc mắc vì 2 chữ kiến túc. Em đến chơi thì kiến hoặc túc, chỉ cần một chữ, sao phải dùng 2. Coi trong sách của thầy Trần Trọng San, BS tìm được một bài khác của Tư Không Thự, có tên là Văn Dương Quán Dĩ Hàn Thân Túc Biệt. Và hiểu rằng chữ túc chỉ là trợ từ, chữ chính quan trọng ở bên cạnh, là kiến hay biệt.

# Dĩ: bởi vì, dùng, xử dụng, lấy (dĩ hoà vi quý)

# Trầm: chìm, lặn, mai một, âm thầm, luân lạc, say đắm.

# Quý: hổ thẹn, xấu hổ.

# Tần: thường xuyên, sự lặp lại nhiều lần. (Tam cố tần phiền thiên hạ kế, nói việc Lưu Bị tam cố thảo lư mời Khổng Minh.)

# Hoắc: tan mau, nhanh chóng, chớp sáng. Theo ý câu thơ thì Hoắc là họ người, phải viết hoa mới đúng. Nhưng BS lại thắc mắc, tại sao tác giả lại nhắc đến họ Hoắc? Muốn nói đến tình họ hàng, anh em của mình với Lư Luân, thì dùng điển họ Hoắc là không đúng, vì Hoắc Khứ Bệnh và Hoắc Quang đời Hán là 2 anh em cùng cha khác mẹ, không phải anh em họ.

Bài thơ tả cảnh nghèo, nghèo đến nỗi em họ tới thăm mà còn xấu hổ... BS thích nhất 2 câu 3 và 4, đối rất chỉnh, tả cảnh buồn và cảnh tác giả một mình cô đơn dưới ánh đèn. Trong thơ có câu bạch đầu nhân cho ta biết thời hàn vi của tác giả dài lắm, đầu đã bạc mà chưa khá.

Vui Vì Em Họ Bên Ngoại Ghé Thăm.

Đêm yên, chẳng có láng giềng,

Nghiệp nhà cùng quẫn nơi miền hoang sơ,

Lá vàng, cây rũ trong mưa,

Dưới đèn tóc trắng bơ phờ một thân.

Từ lâu, ta vẫn phong trần,

Thẹn vì em đã mấy lần ghé thăm.

Đôi ta chắc vướng duyên ngầm,

Huống chi mình có tình thân họ hàng.

Bát Sách.

Góp ý của Lộc Bắc:

Mừng gặp em họ Lư Luân

Đêm lắng, láng giềng không

Chốn quê, nhà khốn cùng

Trong mưa cây úa lá

Đầu bạc dưới đèn chong

Chìm nổi từ bao thuở

Em thăm thấy thẹn lòng

Bình thường ai phận nấy

Huống họ ngoại bao dung!

Lộc Bắc

Góp ý của Phí Minh Tâm:

Nguyên tác: Phiên âm:

喜外弟盧綸見宿1 Hỷ Ngoại Đệ Lư Luân Kiến Túc

司空曙 Tư Không Thự

靜夜四無鄰 Tĩnh dạ tứ vô lân

荒居舊業貧 Hoang cư cựu nghiệp bần

雨中黃葉樹 Vũ trung hoàng diệp thụ

燈下白頭人 Đăng hạ bạch đầu nhân

以我獨沉久 Dĩ ngã độc trầm cửu

愧君相見頻 Quý quân tương kiến tần

平生自有分2 Bình sinh tự hữu phận

況是蔡家親 3 Huống thị Thái gia thân

Dị bản:

Mộc bản trong Ngự Định Toàn Đường Thi cho 2 dị bản:

1 Trong tựa, phóng 訪 thay vì kiến見

2 Câu 7, hữu thâm 有深 thay vì tự hữu 自有

3 Có mộc bản khắc chữ Hoắc 霍thay vì Thái 蔡 trong câu 8

Inline image

Bỏ các dị bản, văn bản đăng trong sách đời Đường và Thanh... giống y nhau và xài chữ Thái蔡 trong câu 8.

Mộc bản trong sách Đường Âm của Dương Sĩ Hằng đởi Nguyên, cũng như Đường Thi Tam Bách Thủ của Hành Đường Thoái Sĩ, xài chữ Hoắc 霍 thay vì Thái 蔡 trong câu 8.

Mộc bản trong sách Cực Huyền Tập của Diêu Hợp đời Đường khắc vô tứ lân 無四鄰 thay vi tứ vô lân 四無鄰 trong câu 1.

Bài thơ trên đây được đăng trong sách:

· Ngự Định Toàn Đường Thi - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp 御定全唐詩-清-聖祖玄燁

· Ngự Định Toàn Đường Thi Lục - Thanh - Từ Trác 御定全唐詩錄-清-徐倬

· Văn Uyển Anh Hoa - Tống - Lý Phưởng 文苑英華-宋-李昉

· Đường Thi Kỷ Sự - Tống - Kế Hữu Công 唐詩紀事-宋-計有功

· Chúng Diệu Tập - Tống - Triệu Sư Tú 衆妙集-宋-趙師秀

· Đường Âm - Nguyên - Dương Sĩ Hoằng 唐音-元-楊士弘

· Cực Huyền Tập - Đường - Diêu Hợp 極玄集-唐-姚合

Ghi chú:

Ngoại đệ: anh em họ

Lư Luân: em họ của của Tư Không Thự, cũng là thi nhân trong nhóm Đại Lịch Thập Tài Tử 大曆十才子

Kiến túc: ngủ lại đêm

Hoang cư: nơi ở vắng vẻ. thường được sử dụng khiêm tốn cho nơi cư trú

Cựu nghiệp: sự nghiệp của tổ tiên

Bình sinh: thường xuyên; niềm vui bình thường, tình bạn; giao tiếp cũ; tình bạn cũ; cuộc sống này

Tự hữu phận: có riêng phần mình, có duyên phận riêng

Gia thân: người thân trong gia đình

Dịch nghĩa:

Hỷ Ngoại Đệ Lư Luân Kiến Túc

Mừng Gặp Em Họ Lư Luân

Tĩnh dạ tứ vô lân

Đêm khuya yên tĩnh bốn phía không có hàng xóm láng giềng,

Hoang cư cựu nghiệp bần

Sống ở vùng hoang dã vì nhà nghèo khó.

Vũ trung hoàng diệp thụ

Số phần như cây héo lá tắm trong mưa bão,

Đăng hạ bạch đầu nhân

Như lão già đầu bạc dưới ánh đèn mờ.

Dĩ ngã độc trầm cửu

Mặc cảm vì đã cô đơn một thời gian dài,

Quý quân tương kiến tần

Không thể tránh khỏi cảm thấy xấu hổ khi bạn thường xuyên đến thăm an ủi.

Bình sinh tự hữu phận

Hai ta là thi hữu, khi sinh ra đã có duyên phận,

Huống thị Thái gia thân

Huống chi chúng ta cùng là người trong gia đình họ Thái.

Bình luận:

Theo Đường Tài Tử Truyện 唐才子傳, Tư có biệt tài, nhưng tnh tình cương trực, không thích kẻ quyền thế nên con đường công danh bấp bênh, gia cảnh bần hàn. Tư và Lư rất thân thiết, gần gũi nhau.

Bài thơ sử dụng kỷ thuật tương phản rất hiệu quả. Phần đầu tiêu cực, buồn bã, nghèo nàn; phần hai tích cực, vui tươi, đầm ấm. Bốn câu đầu mô tả ngôi nhà nơi hoang dã, yên tĩnh vào ban đêm, người nghèo cô độc như cây lá úa trong mưa lạnh, một lão già tóc bạc dưới ánh đèn. Một bức tranh về cuộc sống cô đơn, một hình ảnh đầy cay đắng và buồn bã. Bốn câu sau cho thấy có niềm vui khi bạn, mà cũng là thân nhân đến thăm. Mơ hồ có chút bi thương khi thấy hổ thẹn vì trầm cảm được an ủi khi có bạn đến thăm.

Bài thơ còn sử dụng một kỹ thuật văn chương khác gọi là “bỉ hứng” (hứng khởi và so sánh = exuberance and comparison), xài ví dụ tăng cường cho nhau. Hai câu:

Vũ trung hoàng diệp thụ,

Đăng hạ bạch đầu nhân,

vừa đối xứng hoàn hảo vừa là hai ẩn dụ, nhưng không phải là phép ẩn dụ bình thường. mà là một bước sử dụng hình ảnh so sánh để làm nổi bật ý. Sử dụng lá vàng rơi rụng trong mưa để so sánh với sự già nua của con người, mái đầu bạc dưới ánh đèn.

Dịch thơ:

Vui Với Em Họ Lư Luân

Đêm vắng xa thôn làng.

Nhà nghèo ở đất hoang.

Cây khô trong gió bão,

Đầu bạc dưới đèn vàng.

Trầm cảm trong hiu quạnh,

Tủi thân được hỏi han.

Bình sanh do số phận,

Ta quyến thuộc thân bằng.

Happy to Have His Cousin Lu Lun Staying Over by Si Kong Shu

In the quiet night having no neighbors in all four directions,

I live in the wilderness due to family poverty.

Like a tree with yellow leaves battered by the rain,

With same fate as a white hair old man under the lamp.

I feel depressed because of such long loneliness,

And ashamed of your frequent visits to encourage me.

As poets, we were born into our destiny,

Furthermore, we are cousins carrying the Thai family name.

Overjoyed when My Cousin Lu Lun Stays for the Night by Si Kong Shu

Translation by Betty Tseng

Out here without a neighbor in the still of night,

In ruins are family property leaving me to survive poverty in the wilds.

Surrounded by trees of yellowing leaves in the rain,

I sit by a lamp with a head of grey becoming senile.

Long and alone I have dwelled in frustration and deprivation,

Yet you come often to visit still, feeling ashamed I have little to say for myself.

Perhaps predestined is our fellowship in life,

Furthermore, related by blood we are, making us ever so tight.

Góp ý của Đồ Cóc:

Góp

Kiếp trước tướng cướp hay du côn

Kiếp này trả nợ đến ghê hồn

Tình, tiền cùng khó mà không có

Thui thủi một thân sống cô hồn

Một đêm mơ màng nghe tiếng dép

Hốt hoảng tỉnh ngay thấy một ôn

Hoá ra thằng bạn cùng xóm cũ

Bị gậy gập nhau lúc xồn xồn

Đồ Cóc

Góp ý của Mỹ Ngọc:

MN góp bài phỏng dịch cho bài thơ sổ 536, Hỷ Ngoại Đệ..., TKT.

MỪNG GẶP EM HỌ LƯ LUÂN

Đêm vắng xóm làng xa,

Đồng hoang một mái nhà.

Trong mưa vàng sắc lá,

Dưới bấc trắng đầu già.

Ngại bởi ta thường ẩn,

Thẹn vì em vẫn qua.

Đời này duyên phận định,

Mới họ hàng thân gia.

Mỹ Ngọc phỏng dịch.

Aug. 23/2022.

Góp ý của Yên Nhiên:

Mừng gặp cậu em họ ngoại

Nhà nghèo ẩn dật nơi hoang vắng

Không láng giềng đêm lặng tư bề

Đèn khuya tóc bạc ủ ê

Võ vàng cây lá não nề mưa rơi

Đành yên phận sống đời cô quạnh

Thảng hoặc em cám cảnh ghé thăm

Âu là cốt nhục tình thâm

Mừng mừng tủi tủi mỗi lần gặp nhau

Yên Nhiên

Góp ý của Thanh Vân:

Bài “Hỷ ngoại đệ Lư Luân kiến túc” của Tư Không Thự tả cuộc sống ở thôn quê hoang dã nghèo nàn đạm bạc đến nỗi có bạn Lư Luân (mà cũng là họ hàng) đến thăm nhưng tác giả hổ thẹn cho cảnh cơ hàn của mình.

Đọc bài thơ và góp ý của các thành viên LT 21, Thanh Vân nghĩ đến một bài thơ tương tự của Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến “Bác Đến Chơi Nhà”. Tuần trước, Tv cũng nêu một bài thơ của Nguyễn Khuyến nói về mùa thu ở thôn quê, một sự trùng hợp, tuần này Tv lại muốn nhắc đến nhà thơ VN này

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta.

Trong khi Tư Không Thự diễn tả cái nghèo cùng cực (mà Ông Cò nói là nghèo mạt rệp, liệt vào hạng trầm luân, vừa nghèo vừa cô đơn, không có thân thích bạn bè), thì Nguyễn Khuyến nói đến việc không có gì để đãi bạn: Chợ thì xa, không có trẻ để sai bảo, ao sâu không thể chài cá, vườn rộng khó bắt gà, cải, cà bầu, mướp ngoài vườn chưa đơm trái để hái, đến miếng trầu cũng không có để mời bạn. “Bác đến chơi đây ta với ta”... chỉ có một tình bạn chân thật, cùng hoàn cảnh, cùng tâm trạng để chia sẻ cay đắng ngọt bùi với nhau. Với những câu thơ gần như xin lỗi và giãi bày về hoàn cảnh túng quẫn của mình, Cụ Tam Nguyên Nguyễn Khuyến cho thấy một cuộc sống thanh đạm, giản dị khi về vườn ở ẩn, may mà có bạn hiền còn nghĩ đến mình ghé thăm.

Nghĩ thật chua xót cho cái nghèo của các sĩ phu, có tài và học cao đỗ đạt nhưng vì thanh liêm, chính trực, không biết nịnh nọt a dua nên bị thất sủng phải lui về nơi vắng vẻ để lánh đời.

Hàn vi trong sạch, để tiếng thơm

Kẻ sĩ từ quan trốn lánh đời

Lui về thôn dã vui thanh tịnh

Quên hết thế gian bỏ cuộc chơi

Thanh Vân góp ý

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Wed Dec 21, 2022 7:27 pm    Tiêu đề: THƠ XUÂN


THƠ XUÂN

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Thưa các anh chị.

Tết cũng sắp đến, nhân lúc hưỡn đọc được bài rất hay về Tết của ông đồ nho tân thời Đỗ chiêu Đức bèn phỏng dịch giải sầu, cùng lúc mời các anh chị đọc để chuẩn bị đón Tết năm Mèo!

Thân kính

Lộc Bắc

Xuân sớm ở An Quán kỳ 1

1-

Canh ba chuông dứt gà eo óc

Lác đác dăm nhà nghe pháo trúc

Ra cửa dựa buồn, trong cửa xem

Đèn đường chẳng mấy, nến phòng ít.

2-

Canh ba chuông dứt gà kêu

Vài nhà pháo trúc lèo tèo thinh không

Dựa buồn ngoài cửa, vào trong

Đèn đường hiu hắt, quanh phòng nến thưa!

Xuân sớm ở An Quán kỳ 2

Khách nói thời xưa lúc thịnh thời

Cửa son, tường trắng mé sông soi

Mà nay xuân sớm mang bùn-én

Làm tổ quẩn quanh Hồ xóm thôi!

ĐÊM XUÂN ĐỌC SÁCH

Người nay chẳng biết thuở xưa-xuân

Buồn bã xuân nay với cổ nhân

Thế sự ra sao giờ khác trước

Đừng lầm trước mắt giả thành chân

Biết bao danh lợi, tan mưa sáng

Vô số hùng anh, hóa bụi trần

Thói tật, tự cười, không bỏ được

Gần đây nâng sách vẫn chuyên cần!

Lộc Bắc

Dec22


Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Góc Việt Thi:

Thơ Xuân Cao Bá Quát (1)

1. Bài thơ AN QUÁN TẢO XUÂN (Kỳ 1):

安館早春 (其一) AN QUÁN TẢO XUÂN (Kỳ nhất)

三更鐘斷雞咿喔, Tam canh chung đoạn kê y ốc,

落落數家聞爆竹。 Lạc lạc sổ gia văn bộc trúc.

出門倦倚立門看, Xuất môn quyển ỷ lập môn khan,

路少燈行室稀燭。 Lộ thiểu đăng hành thất hi chúc.

高伯适 Cao Bá Quát

* Chú thích:

- Y Ốc 咿喔: Từ Tượng thanh dùng để diễn tả tiếng gà EO-ÓC gáy.

- Lạc Lạc 落落: là Lác đác, là thưa thớt.

- Sổ 數: Tính từ chỉ số lượng, SỔ là Một vài; Động từ là Đếm; Danh từ đọc là SỐ: là Con số, chữ số.

- Bộc Trúc 爆竹: Bộc là nổ, trúc là tre. BỘC TRÚC là tiếng tre nổ, nói đúng hơn là "tiếng mắt tre nổ." Ngày xưa, chưa có pháo, người ta đốt các mắt tre già ở dưới gốc cho nó nổ thành tiếng để xua tan những xui xẻo, buồn lo... của năm cũ cho nó qua đi. Sau nầy, khi chế tạo được pháo rồi, nhưng vì Tập Quán Ngôn Ngữ đã quen, người ta vẫn dùng từ Bộc Trúc để chỉ pháo luôn. Cho nên khi dịch từ Bộc trúc, phải biết đó là PHÁO, chứ không phải tiếng tre nổ nữa!

- Quyển Ỷ 倦倚: Vẻ Mõi mệt mà dựa vào (cái gì đó...)

- Chúc 燭: là ngọn đuốc, ngọn nến hay ngọn đèn... trong nhà.

* Nghĩa bài thơ:

XUÂN SỚM Ở AN QUÁN (bài 1)

Tiếng chuông trống canh ba vừa điểm xong thì tiếng gà cũng bắt đầu eo- óc gáy. Lác đác mấy nhà xa xa đã nghe tiếng pháo đì đẹt nổ. Bước ra đứng tựa cửa uể oải lặng ngắm cảnh đêm giao thừa, trên đường đã thưa người chong đèn đi lại mà trong nhà cũng chỉ leo lét có một ngọn nến mà thôi!

* Diễn Nôm:

AN QUÁN TẢO XUÂN (Kỳ nhất)

Tiếng gà eo-óc trống canh ba,

Lác đác pháo tre vẳng mấy nhà.

Ra cửa mõi mòn trông cảnh trí,

Đèn vắng đường thưa nến lập lòa!

Lục bát:

Tiếng gà eo-óc canh ba,

Pháo tre lác đác mấy nhà vọng sang.

Cảnh đêm tựa cửa bàng hoàng,

Đường thưa người vắng chập choàng nến đêm.

Đỗ Chiêu Đức diễn Nôm.

2. Bài thơ AN QUÁN TẢO XUÂN (Kỳ 2):

安館早春 (其二) AN QUÁN TẢO XUÂN (Kỳ 2)

客話當初繁盛時, Khách thoại đương sơ phồn thịnh thì,

粉墻朱戶照江湄。 Phấn tường chu hộ chiếu giang my.

即今春早銜泥燕, Tức kim xuân tảo hàm nê yến,

猶倚胡家門裡飛. Do ỷ Hồ gia môn lý phi.

高伯适 Cao Bá Quát

* Chú thích:

- Đương Sơ 當初: là Lúc ban đầu, là Trước đây.

- Phấn Tường Chu Hộ 粉墻朱戶: là Tường quét vôi trắng như bột phấn, cửa sơn màu chu đỏ như son: Chỉ nhà giàu ngày xưa.

- Giang My 江湄: là Ven sông, bờ sông, bến sông.

- Tức Kim 即今: Như hiện nay, Hiện nay đây.

- Hàm Nê 銜泥: là Ngậm bùn; HÀM NÊ YẾN 銜泥燕: là Chim Én ngậm bùn để làm tổ, chỉ sự phồn vinh và đầm ấm của một gia đình đang thịnh vượng. Hai câu thơ chót lấy ý của hai câu thơ cuối trong bài Ô Y Hạng 烏衣巷 của Lưu Vũ Tích 劉禹錫:

舊時王謝堂前燕, Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến,

飛入尋常百姓家. Phi nhập tầm thường bách tính gia.

Có nghĩa:

Chim én ngày xưa ở hai nhà Vương, Tạ, thì giờ đã bay hết vào nhà của những bá tánh bình thường hết cả rồi!

- Hồ Gia 胡家: là nhà họ Hồ. HỒ là một họ lớn đứng hàng thứ 13 trong Bách gia tính 百家姓, nên cũng có thể dùng để chỉ chung các dân chúng bình thường sống chung quanh làng xóm.

* Nghĩa bài thơ:

XUÂN SỚM Ở AN QUÁN (bài 2)

Khách nói rằng: Trước đây khi nơi nầy còn phồn thịnh, thì cửa son đỏ loét tường phấn trắng tinh phản chiếu lấp lánh bên ven sông. Như hiện nay xuân về sớm và các con én cũng đã ngậm bùn để làm tổ bay vào cửa của các nhà dân bình thường khác cả rồi!

Bài thơ cảm khái trước cảnh tang thương biến đổi, vật đổi sao dời nhưng thiên nhiên thì vẫn vô tình dửng dưng, mùa xuân vẫn cứ đến sớm mặc cho cảnh trí đã đổi thay, lại làm cho ta nhớ đến hai câu thơ của Sầm Tham 岑參 trong bài SƠN PHÒNG XUÂN SỰ 山房春事 là:

庭樹不知人去盡, Đình thọ bất tri nhân khứ tận,

春來還發舊時花。 Xuân lai hoàn phát cựu thời hoa.

Có nghĩa:

Cây vườn chẳng biết người đi hết,

Xuân về vẫn trổ những hoa xưa!

Thiên nhiên qủa vô tình đến dửng dưng trước cuộc thế tang thương biến đỗi!



* Diễn Nôm:

AN QUÁN TẢO XUÂN (Kỳ 2)

Khách bảo lúc xưa khi phồn thịnh,

Cửa son tường phấn chiếu ven sông.

Như nay xuân đến bầy chim én...

Ngậm bùn làm tổ cửa nhà dân!

Lục bát:

Khi xưa phồn thịnh nơi đây,

Cửa son tường trắng ánh đầy ven sông.

Nay thì xuân đến vắng không,

Ngậm bùn chim én bay vòng nhà dân!

Đỗ Chiêu Đức diễn Nôm

3. Bài thơ XUÂN DẠ ĐỘC THƯ:

春夜讀書 Xuân Dạ Độc Thư

今人不見古時春, Kim nhân bất kiến cổ thời xuân

惆悵今春對古人。 Trù trướng kim xuân đối cổ nhân.

世事幾何今不古, Thế sự kỷ hà kim bất cổ,

眼前莫認幻為真。 Nhỡn tiền mạc nhận huyễn vi chân

幾多名利終朝雨, Kỷ đa danh lợi chung triêu vũ,

無數英雄一聚塵。 Vô số anh hùng nhất tụ trần.

自笑俗拘拋未得, Tự tiếu tục câu phao vị đắc,

邇來攜卷太諄諄。 Nhĩ lai huề quyển thái truân truân.

高伯适 Cao Bá Quát

* Chú Thích:

- Độc Thư 讀書: là Xem Sách mà cũng có nghĩa là Học Hành nữa, vì ngày xưa Xem Sách tức là đang Học Tập đó.

- Trù Trướng 惆悵: là Do dự, Ngập ngừng, là Chần chừ Ngơ Ngẩn.

- Huyễn Vi Chân 幻為真: là Lấy ảo làm thực, lấy huyễn hoặc làm thực tế.

- Triêu Vũ 朝雨: là Mưa buổi sáng.

- Tụ Trần 聚塵: là Bụi phủ, Bụi mờ.

- Tục Câu 俗拘: Tục ở đây có nghĩa là Thói Thường, nên Tục Câu có nghĩa là những câu nệ tầm thường, những thói xấu tầm thường khó bỏ. PHAO VI ĐẮC là Không dứt bỏ được.

- Nhĩ lai 邇來: là Gần đây, là Dạo nầy.

- Huề Quyển 攜卷: là Cầm quyển sách lên, ý chỉ Học tập.

- Truân Truân 諄諄: là Cần mẫn, Chăm chỉ.

* Nghĩa Bài Thơ:

Đọc Sách Đêm Xuân

Người của ngày hôm nay không thấy được mùa xuân của thuở xưa, nên giờ ta đang ngẩn ngơ trước mùa xuân hôm nay mà đối mặt với người xưa trên sách vở. Chuyện đời biết như thế nào mà nói, vì hôm nay chứ không phải ngày xưa nữa, nên đừng có nhận lầm những cái huyễn hoặc trước mắt là thực tế (mà phải phân biệt cho rõ ràng). Biết bao nhiêu danh lợi chỉ đến trong đêm như một giấc mộng, rồi kết thúc bằng một trận mưa sáng trôi đi tất cả, cũng như vô số anh hùng tụ hợp rồi cũng tan biến như lớp bụi mờ. Ta tự cười mình vì cái tật xấu xưa nay không bỏ đi được, nên gần đây hễ cứ cầm quyển sách lên là cứ đọc một cách chăm chỉ như ngày xưa vậy!

Biết được rằng Xưa không phải là Nay nữa, Xuân xưa khác xuân nay và Chuyện xưa cũng khác với Chuyện ngày nay, bằng chứng là biết bao danh lợi chỉ thoáng qua như giấc mộng trong đêm, anh hùng hào kiệt rồi cũng tan biến như bụi trần. Biết thế, mà vẫn cứ thế, hễ cầm được quyển sách lên là lại cứ muốn chăm chỉ mà học tập theo gương của người xưa, để làm gì?! Vì rốt cuộc cũng có được gì đâu?! Cao Bá Quát vừa cười mình ngớ ngẩn có thói quen xấu khó bỏ, lại vừa đề cao mình là người luôn luôn chăm chỉ học tập mặc dù biết rằng đọc sách chỉ là nhại lại những cái bã của cổ nhân!

* Diễn Nôm:

Xuân Đọc Sách Xưa

Người nay chẳng thấy được xuân xưa,

Ngơ ngẩn xuân nay trước cổ thư.

Bao nả chuyện đời kim khác cổ,

Chớ lầm trước mắt thực làm hư.

Biết bao danh lợi theo mưa sáng,

Vô số hùng anh khuất bụi mờ.

Thói xấu cười mình không bỏ được,

Hễ cầm quyển sách cứ khư khư!

Lục bát:

Người nay không thấy xuân xưa,

Xuân nay ngơ ngác người xưa đâu rồi.

Chuyện đời kim cổ đổi vời,

Chớ lầm hư thực thực rồi hóa hư.

Lợi danh như sáng mưa thu,

Anh hùng bao kẻ mịt mù trần ai.

Cười mình tật cũ khó phai,

Quơ nhằm quyển sách miệt mài thâu canh.

Đỗ Chiêu Đức diễn Nôm

Hẹn bài viết tới:

Thơ xuân của CAO BÁ QUÁT phần 2.

杜紹德

Đỗ Chiêu Đức

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Wed Jan 25, 2023 12:13 am    Tiêu đề: MỪNG THƯỢNG THỌ


MỪNG THƯỢNG THỌ

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


MỪNG THƯỢNG THỌ

Kính chúc mừng anh tuổi chín mươi

Đau thương, trầm cảm nhẹ môi cười

Nêu gương can đảm bao gian khó

Mẫu mực trung thành mọi cuộc chơi

Con thảo, vợ hiền người ngưỡng mộ

Thân khen, bạn thưởng biết bao lời

Niềm vui mã tước lòng thanh thản

Cảm nhận phúc âm tự nước Trời!

Lộc Bắc

14Jan23

Viết tặng anh Đặng Ngọc Thuận tuổi chín mươi

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7318

Bài gửiGửi: Wed Feb 08, 2023 1:44 am    Tiêu đề: ĐAM MÊ...


ĐAM MÊ MẠT CHƯỢC


Gởi đến các anh chị một bài cảm tác về một môn chơi tao nhã thịnh hành trong giới trẻ trước năm 75. Môn mạt chược hay mã tước.

Thân kính

Lộc Bắc

ĐAM MÊ...

Trò chơi mã tước đẹp như mơ

Chờ đến ngày vui dạ thẫn thờ

Sẵn ba thiếu một, thầy lang đợi

Thập tử nhất sinh, kẻ bệnh chờ

Vung vẩy tay xoa như rửa ốc

Nín hơi ngón nặn tựa làm thơ

Sút khung buông xả vơi trầm cảm

Sống được trăm năm khỏi vật vờ!

Lộc Bắc

Fev23

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tuyển chọn THƠ của MAI THỌ Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2, 3  Trang kế
Trang 2 trong tổng số 3 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân