TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Tống Biệt Hành - Trầm Tử Thiêng -Thơ : Thâm Tâm
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Tống Biệt Hành - Trầm Tử Thiêng -Thơ : Thâm Tâm
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2, 3, 4, 5  Trang kế
 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Âm nhạc Việt
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Wed Dec 03, 2014 10:26 pm    Tiêu đề: Mưa Trên Biển Vắng - lời Việt Nhật Ngân - Lâm Thúy Vân & Ngọc Lan trình bày

Về Đầu Trang
ledinhduc
Niên Khóa 1968-1975


Ngày tham gia: 12 Jan 2008
Số bài: 801
Đến từ: PR/SG/California/Arizona

Bài gửiGửi: Fri Dec 05, 2014 3:12 am    Tiêu đề:

Mây ơi, mây hởi, cánh mây giang-hồ ...

Cám ơn chị Thuý Loan đã cho nghe một bài hat thật hay của Ngọc Lan .....

Lê đình Đưc'
_________________
Thời gian trôi qua, tình quê không phôi pha.....
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Wed Dec 10, 2014 2:57 pm    Tiêu đề:

Chị cảm ơn sự góp ý của Đức

TL


Được sửa bởi THUY LOAN ngày Wed Dec 10, 2014 3:07 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Wed Dec 10, 2014 3:07 pm    Tiêu đề: Ông Lái Đò - Sáng tác của Hiếu Nghĩa

Ƭôi đã gặρ một chiều trên bến nước
Ông lái đò ngồi đợi khách sang sông
Gió đưa nhẹ đôi hàng lau lả lướt
Ông lái buồn đưɑ mắt mỏi mòn trông
Một dĩ νãng tự ngàn xưɑ chiếu dội
Mỗi chiều νề sống lại giữa hồn ông
Ông chỉ muốn cuộc đời xưa đen tối
Xóa nhòa đi trong cùng tận đáу lòng
Mới ngày nào trên bến sông νắng lặng      
Đời buồn tênh như lỡ một cung đàn
Ƭhuуền đò ông mang nặng sầu cô quạnh
Lẵng lờ đưa bao khách lạ sang sông  
Khách qua đò ngàу xưa hờ hững quá
Trả công ông để lại một νài xu
Họ νới ông hai cảnh đời xa lạ
Ѕang sông rồi không một tiếng ρhân ưu
Ѵà cứ thế giòng đời trôi lặng lẽ
Bến ngàу xưa tưởng ngủ muôn đời        
Ông lái đò trong tuổi già bóng xế
Ϲòn mong gì thấу được ánh hồng tươi
Nhưng một hôm ánh hồng lên rực rỡ
Non sông rền một điệu nhạc oai hùng
Giòng sông xưa chuуển mình lên hăm hở
Muôn hoa tươi căng thẳng nhựa sống hùng
Ông lái đò giờ đâу già уếu lắm
Ϲũng thấу lòng sống lại tuổi đôi mươi
Hồn rung mạnh trước cảnh đời tươi thắm
Nỗi mừng νui không thốt được nên lời
Ƭừ hôm đó bến đò ông sống dậу
Bɑo nhiêu chiều đã đón ƙhách sang sông
Những người ƙhách ƙhông giống ngàу xưɑ ấу
Họ νề đâу hồn nặng trĩu bên lòng
Họ νề đâу bụi νương mình trên nếρ áo
Đường xɑ xăm tóc lộng gió tơi bời
Họ đi rồi ông thấу buồn áo não
Vì họ quɑ bến ấу một lần thôi        
Và từ đó bên hàng lɑu lả lướt        
Khách ngàу xưɑ không trở lại sang sông
Nên mỗi chiều thả thuуền trên bến nước        
Ông lái buồn đưɑ mắt mỏi mòn trông


Ông Lái Đò - Hoàng Oanh trình bày


Ông lái đò-Hùng Cường
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Wed Dec 17, 2014 4:50 pm    Tiêu đề: TÌNH SỬ CỦA HOÀNG THI THƠ VÀ LAM PHƯƠNG


Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và ca sĩ Thuý Nga


Trong đời sống âm nhạc trước 1975, có nhiều mối tình nghệ sĩ mà câu chuyện của nó cũng ly kỳ và ngang trái không khác gì nội dung các bài hát thời đó, trong đó phải kể đến mối quan hệ giữa Hoàng Thi Thơ và Lam Phương và nữ ca sĩ Thúy Nga.
Nói về tài năng thì chưa có ai đặt Lam Phương và Hoàng Thi Thơ lên bàn cân để đo đếm, nhưng nói về sự đào hoa thì Hoàng Thi Thơ có thể chấp Lam Phương cả hai tay.

Trong khi rất thành công về mặt thương mại với nhiều bài hát được nhiều thế hệ khán giả yêu thích thì nhạc sĩ Lam Phương lại luôn được xem là nhạc sĩ bất hạnh nhất trong tình yêu.
Cho đến cuối đời Lam Phương vẫn sống trong cô đơn và “sớm mai thức giấc nhìn quanh một mình” cho dù nét nhạc của ông thuộc loại tài hoa bậc nhất.

Những sáng tác của Lam Phương đa số có đề tài về tình yêu tan vỡ, cả khi ở trong nước lẫn ra hải ngoại. Đó là các bài
-       Cỏ Úa (Bão tố triền miên ngày em về nhà đó, buồn hắt buồn hiu ngõ đêm sầu cô liêu),
-       Tình Nghĩa Đôi Ta Chỉ Thế Thôi (Thôi là hết, chia ly từ đây, người phương trời kẻ sống bơ vơ),
-       Biết Đến Bao Giờ (Đời là vạn ngày sầu biết tìm nơi chốn nào, ta quen nhau bao lâu nhưng tình đã có gì đâu),
-       Như Giấc Chiêm Bao (Em ơi còn những gì, ngoài một đời chia ly)…
Cũng có một thời gian ông tràn trề hạnh phúc khi cưới vợ lần thứ nhất với nữ ca sĩ, kịch sĩ Túy Hồng và cho ra đời nhiều bài lạc quan tin yêu như Ngày Hạnh Phúc, Em Là Tất Cả,
hoặc lần cưới người vợ thứ hai ở hải ngoại để cho ra đời các tác phẩm Bài Tango Cho Em, Tình Đẹp Như Mơ, Mùa Thu Yêu Đương…

Tuy nhiên rốt cuộc cả 2 mối tình đều tan vỡ, âm nhạc của ông lại nhuộm một màu đau thương như trong
-       Một Đời Tan Vỡ (Tình một đời tình mang lừa dối. Còn tình một đêm sóng vỗ ra đi), hoặc
-       Lầm (Anh đã lầm đưa em sang đây) và
-       Một Mình (Sớm mai thức giấc nhìn quanh một mình).

Trong các mối tình không thành của Lam Phương, có tình yêu đơn phương dành cho nữ ca sĩ tài sắc Thúy Nga (không phải Thúy Nga Paris).

Tới năm 1955, khi mới 17 tuổi, Lam Phương đã trở nên nổi tiếng với loạt bài ăn khách là Kiếp Nghèo, Chuyến Đò Vĩ Tuyến, Trăng Thanh Bình.



Nhạc sĩ Lam Phương


Còn Thúy Nga lúc đó đã 18 tuổi với chất giọng Alto đã chinh phục được hầu hết trai Saigon khi đó, và được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đem lòng yêu mến, ông đã trở thành một người thầy, người anh dẫn dắt trong con đường âm nhạc và cũng là người tình đầu tiên của Thúy Nga.
Đến năm 1957, khi Thúy Nga chính thức là vợ Hoàng Thi Thơ, Lam Phương khi ấy đang hành quân ở vùng thôn vắng nghe được tin đã vô cùng đau đớn và viết bài hát cuối cùng tặng người trong mộng:


Một chiều hành quân qua thôn xưa lúc nắng xuân chưa nhạt màu,
Chạnh lòng tìm người em gái cũ : Em tôi đã đi phương nào ?
Nghẹn ngào nhìn qua hàng tre xanh ngắm bóng chim đua trên cành,
Giờ tìm đâu hình bóng cũ : Em ơi em về đâu ? (Chiều Hành Quân)

Để đáp lễ, Hoàng Thi Thơ đã viết bài :

Ai cấm được tình yêu  / Ai ép lòng cô liêu  / Khi lòng còn say nước non tình tứ… / Tha thiết tình người ơi  / Ao ước tình tình vơi  / Mong tình còn mãi  / Đến hơi tàn cuối  / Tha thiết tình người ơi  / Ao ước tình tình vơi  / Mong tình còn mãi thiết tha trong đời. (Yêu Mãi Còn Yêu)


Trong khi Lam Phương đau khổ vì người yêu đi lấy chồng, thì ở bên kia chiến tuyến tại Hà Nội, khi nghe lén trên Đài phát thanh Sài Gòn về thông tin nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ cưới ca sĩ Thuý Nga thì cô ca sĩ Tân Nhân đã xỉu lên, xỉu xuống và bỏ ăn mấy ngày vì đau khổ.
Cô Tân Nhân và Hoàng Thi Thơ có cùng quê ở Quảng Trị, học cùng trường, sau này cùng đi theo kháng chiến.
Cô Tân Nhân theo kháng chiến từ lúc mới 16 tuổi, theo đoàn văn công Bình Trị Thiên.
Năm 1949 trong 1 lần bị Pháp càn, đơn vị tan tác, các thành viên đoàn chạy vào rừng sâu thoát và mất liên lạc…
Tin đồn về trận càn Phong Lai dù được cải chính của Việt Minh nhưng vẫn lan truyền về đất Nghệ Tĩnh.
Tin cô Tân Nhân bị giết làm bàng hoàng thầy trò ngôi trường nổi tiếng một thời cô theo học.
Trường Huỳnh Thúc Kháng đã làm lễ tưởng niệm cô học trò Tân Nhân. Người bạn học cùng quê trước đó là Hoàng Thi Thơ – lúc này đang công tác ở Nghệ An – nghe tin như tan nát cả cõi lòng. Anh đã thể hiện nỗi nhớ thương Tân Nhân bằng bài hát Xuân chết trong lòng tôi:


Xuân ơi Xuân / Chim xa đàn / Xuân ơi Xuân / Ngờ đâu Xuân chết trong lòng tôi / Trong tiếng đàn… / Ôi chim xa cành / Bướm lìa hoa / Trùng phùng xa lắm…

Khi trở về và nghe được bài hát này, cô Tân Nhân đã rất xúc động.
Nỗi thương nhớ dành cho người (ngỡ) đã chết của Hoàng Thi Thơ đã làm động lòng cô nữ sinh.  Cô lại lên đường ra Nghệ An và gặp lại Hoàng Thi Thơ lúc đó cũng đang tìm cô, rồi bắt đầu một tình sử đẫm nước mắt.
Hoàng Thi Thơ một lần về công tác và thăm quê nhà đã bị Pháp bắt  giam một thời gian và ở lại luôn miền Nam sau hiệp định Geneve 1954 chia cắt đất nước.
Chàng đã bỏ lại cô Tân Nhân với đứa con trong bụng và vào Sài thành.
Cô Tân Nhân ôm hận, nén nhớ thương về lại Bắc, tự nguyện dấn thân cho kháng chiến và trở thành một ca sĩ huyền thoại của nhạc đỏ với bài Xa Khơi của Nguyễn Tài Tuệ.

Bài hát nói về nỗi nhớ thương của người con gái đất Bắc đối với người trai nơi miền Nam. Bài hát hợp cả với chất giọng lẫn hoàn cảnh nên Tân Nhân trình bày đạt cảm xúc cao độ:

Nắng tỏa chiều nay / Thuyền về mái động chiều nay / Nhìn phương Nam con nước vơi đầy thương nhớ / Nhớ thương anh ơi (Xa Khơi)

Đứa con kết quả của mối tình lãng mạn ấy sống cùng mẹ trên đất Bắc với hai nỗi đau riêng là không được biết mặt cha và chịu một lý lịch có cha là nhạc sĩ dưới chế độ Sài Gòn…
Đứa con lúc đầu lấy họ mẹ, mang tên Trương Nguyên Việt, sau đó lấy tên khác là
Lê Khánh Hoài với họ của người cha kế. Ngoài ra còn có bút danh Triệu Phong (là quê quán của Hoàng Thi Thơ) khi viết báo.

***Nói thêm về Hoàng Thi Thơ, cả 2 lần đất nước biến động, ông đều di cư không chủ đích.
1-     Lần đầu năm 1954 khi ông được phân công công tác ở quê nhà rồi bị Pháp bắt và kẹt lại luôn khi đất nước chia đôi.
2-      Lần thứ hai năm 1975 thì khi đó ông đang cùng đoàn nghệ sĩ Việt Nam lưu diễn ở Nhật vào tháng 4. Sau đó thì đoàn tụ lại với vợ con tại Hoa Kỳ. Cuộc đời Hoàng Thi Thơ dù trải qua nhiều biến cố nhưng ông vẫn được toại nguyện của mình khi “tình còn mãi đến hơi tàn cuối” năm 2001.
Còn Lam Phương đến gần cuối đời vẫn đang còn ôm nhiều mối tình tan vỡ trong cô độc.



(theo Trương Văn)
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Thu Dec 18, 2014 12:55 am    Tiêu đề: Một Mình - Sáng tác Lam Phương - Khánh Hà trình bày

Sớm mai thức giấc, nhìn quanh một mình
Ngoài hiên nắng lóe, đàn chim giật mình
Biết lời tỏ tình, đã có người nghe

Nắng xuyên qua lá, hạt sương lìa cành
Ðời mong manh quá, kể chi chuyện mình
Nắng buồn cuộc tình, bỗng tắt bình minh

Ðường xưa quen lối, tình dối người mang
Tình duyên trăm mối, một kiếp đa đoan
Cố tìm tình chồng chất ngổn ngang

Còn bao lâu nữa khi ta bạc đầu
Tình cờ gặp nhau, ngỡ ngàng nhìn nhau
Ðể rồi còn gì nữa cho nhau

Sáng trưa khuya tối, nhìn quanh một mình
Ðường quen không tới, tìm nhau ngại ngùng
Chỉ vì đời mình, chưa có bình minh


Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Tue Dec 23, 2014 3:33 pm    Tiêu đề: Bừng Sáng : Sáng tác Song Ngọc - Trình bày : Trần Thái Hoà, Thế Sơn, Chí Tài

Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Sun Jan 11, 2015 3:42 pm    Tiêu đề: "Mưa rừng" - Sáng tác Huỳnh Anh - Trình bày Như Quỳnh

(Theo Wikipedia tiếng Việt)

Bài hát "Mưa rừng" được soạn giả cải lương Hà Triều - Hoa Phượng nhờ nhạc sĩ Huỳnh Anh viết riêng cho Thanh Nga năm 1961 khi tuồng cải lương "Mưa rừng"  đã gần kề - do lúc đó Huỳnh Anh đang tập cho Thanh Nga ca tân nhạc . Bài hát nhanh chóng nổi tiếng theo vở tuồng năm 61 và bộ phim năm 62 khẳng định tên tuổi Huỳnh Anh. Bài hát nhanh chóng được phát đi phát lại nhiều lần trên làn sóng của đài Phát Thanh Sài Gòn và về sau được nhiều danh ca trình bày lại như Sơn Ca, Thanh Thúy, Phương Dung, Thanh Tuyền, Mộng Tuyền... đều thành công, trở thành một trong những ca khúc yêu thích nhất miền Nam Việt Nam lúc đó.

Mưa rừng ơi ! Mưa rừng !
Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên
Phải chăng mưa buồn vì tình đời,
Mưa sầu vì lòng người
Duyên kiếp không lâu.

Mưa từ đâu mưa về ?
Làm muôn lá hoa rơi tả tơi
Tiếng mưa gió lạnh lùa ngoài mành
Lá vàng rơi lìa cành
Gợi ta nỗi niềm riêng

Ôi ! ta mong ước xa xôi,
nhưng đêm mãi cô đơn gửi tâm tư về đâu ?
Mưa thương ai ? Mưa nhớ ai ?
Mưa rơi như nức nở mưa rơi trong lòng tôi.

Mưa rừng ơi ! Mưa rừng
Tìm đâu hỡi ơi bóng người xưa
Mỗi khi mưa rừng về muộn màng,
Bóng chiều vàng dần tàn
Lòng thương nhớ nào nguôi
.


Về Đầu Trang
Lan Mimosa



Ngày tham gia: 21 Feb 2010
Số bài: 685

Bài gửiGửi: Mon Jan 19, 2015 2:22 am    Tiêu đề: Blue Danube - Johann Strauss II

BEAUTIFUL BLUE DANUBE!


Màn khiêu vũ tuyêt đẹp trong tiếng nhạc dìu dặt của bản valse nổi tiếng - Blue Danube.


Nguồn Net
Ngày nay mọi người biết đến Blue Danube như là một bản hòa tấu, nhưng thực ra ban đầu nó là một ca khúc. Johann Strauss Jr. sáng tác bản nhạc An der schönen blauen Donau ( = On the Beautiful Blue Danube – Trên dòng sông Danube xanh xinh đẹp) năm 1867 với phần lời do Josef Weyl viết. Ca khúc  trình diễn không gây được chú ý. Sau đó Johann Strauss Jr đã chuyển soạn bản nhạc cho dàn nhạc hoà tấu và thành công rực rỡ.

Lâu nay, đã thành truyền thống, trong buổi hòa nhạc mừng năm mới ở thành Vienne, Áo bao giờ cũng kết thúc bằng Blue Danube. [Còn bắt đầu buổi hòa nhạc thì bằng Frühlingsstimmen (= Voices of Spring), cũng là một bản valse của Strauss Jr. viết năm 1883]


The blue Danube - 2013 New Year's Concert of the Vienna Philharmonic Orchestra


Johann Strauss Jr. hay còn gọi Johann Strauss II sinh năm 1825 tại Vienne, kinh đô của nước Áo và cũng là kinh đô âm nhạc của thế giới thời bấy giờ. Cha ông , Johann Strauss I, là một nhạc trưởng nổi tiếng bấy giờ, không muốn con theo nghề nhạc lắm bất trắc của mình, nên thủa bé ông đã phải lén cha học đàn. Người ta kể có lần bắt gặp con chơi đàn, ông bố đánh con thừa sống thiếu chết - để "con quỷ âm nhạc" ra khỏi người nó, như cách ông giải thích cho vợ đang nóng ruột nhìn ông đánh con. Ông không thể ngờ rằng điệu valse do ông ra sức phổ biến ở Vienne nói riêng, châu Âu nói chung, sau này sẽ được con ông làm cho vang danh thế giới.


Chả biết hên hay xui, năm Johann ở tuổi thiếu niên thì ông bố theo bồ nhí, bỏ bê hai mẹ con, và Johann được thoải mái theo đuổi niềm say mê âm nhạc của mình. Johann thành lập một ban nhạc nhỏ để chơi các sáng tác của mình và các tác giả khác. Xem Johann chơi nhạc nhiều người đã đánh giá tài cậu con tuổi teen đã vượt cha. Tuy nhiên do uy thế ông cha lớn, chả mấy ai muốn mời ông con chơi nhạc. Phải đợi đến mấy năm sau ông bố bệnh chết, Johann, lúc này 24 tuổi, mới thoát khỏi áp lực của cha. Kết hợp hai ban nhạc của mình và bố thành một dàn hòa tấu lớn, Johann đi lưu diễn khắp nơi, không chỉ trong phạm vi Áo - Hung mà còn qua tận kinh thành Petersbourg của Nga, vượt Đại tây dương qua tận Mỹ .

Ông mất năm 1899 tại Vienne.



Johann Strauss II đã viết trên 500 tác phẩm đủ loại, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là các bản valse.

Có một giai thoại với bản valse Blue Danube: Cũng như bố, ông khá đa tình, có đến 3 đời vợ. Một lần ông cặp bồ với một cô gái, thuê phòng khách sạn cho cô ở. Một hôm nghe tiếng chuông, cô gái ra mở cửa thì thấy bà Strauss đang nhìn mình. Cô tái mặt, chờ đợi nghe một màn chửi rủa sỉ nhục, thậm chí cả một trận đòn .. Nhưng không, bà chỉ nhẹ nhàng cảm ơn cô đã đem đến cho ông niềm vui sống, báo cho cô biết ông ấy đang bệnh, xin cô nhớ nhắc ổng uống thuốc đúng giờ, rồi ra về. Lát sau ông đến khách sạn, phòng đã trống không. Ông đoán ra sự việc, tha thẩn thả bộ dọc dòng Danube.
Đứng trên bến sông, những xúc cảm dữ dội trong ông tuôn trào  ... và tiếng nhạc bỗng bật  ra trong trí khởi nguồn cho bản Blue Danube bất hủ sau này, bản nhạc trữ tình được giới mộ điệu vinh danh là Vua của những bản nhạc Valse.

Ở Việt Nam mọi người biết Blue Danube từ rất lâu, qua phiên bản tiếng Việt của nhạc sĩ Phạm Duy : Dòng Sông Xanh

Một dòng xanh xanh, một dòng tràn mông mênh
Một dòng nồng ý biếc, một dòng sầu mấy kiếp
Một dòng trời xao xuyến, một dòng tình thương mến
Một dòng còn quyến luyến, một dòng nhớ
Quay về miền đời lúc mơ huyền

Ánh dương lên xôn xao, hai ven bờ sông sâu
Cười ròn tiếng người, đẹp lòng sớm mai.
Những cô em tươi môi ngồi giặt yếm yên vui
Thả ý thắm theo người chở gió về xuôi.
Hát vang lên cho vui, cô nàng ngồi bên tôi

Ðời là khúc nhạc, đời là tiếng thơ
Nước sông reo như ru cuồn cuộn sóng trôi xa
Là tiếng hát mơ hồ mời đón lòng ta.
Sông về sông dào dạt ý

Hát tang bồng theo tầu mà đi
Ai giang hồ sau ngàn hải lý
Lỡ tình duyên nơi đâu đó ghé qua kinh kỳ.
Ôi, mắt em hoe như mây chiều rơi, rơi vàng lòng đời.
Ôi, mắt em xanh như đêm dài, để người quên kiếp mai.
Sông về, sông cười ròn tiếng
Yêu mối tình bên bờ thành Vienne.

Ðôi giang hồ quay về bờ bến
Ngỡ mình vui trong ánh sáng muôn sao Thiên Ðàng.
Ngày ấy, có tiếng ai khoan hò thuyền về.
Ngày ấy, có dáng em soi dòng chiều hè.
Ngày ấy, có tiếng ta hát gọi tình về
Nước sông miên man trôi đi.
Ngày ấy, lúc đến với em một lời thề.
Ngày ấy, lúc nói với em một chuyện gì.
Ngày ấy, lúc vui cuộc sống nhịp tràn trề
Nước sông miên man trôi đi....


Dòng Sông Xanh — Ca sĩ Thái Thanh


Dòng sông xanh - Ca sĩ Ngọc Hạ
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Sat Jan 24, 2015 3:52 pm    Tiêu đề: Bóng Chiều Xưa - Sáng tác Dương Thiệu Tước

Bóng Chiều Xưa - Dương Thiệu Tước - Ngọc Hạ



Bóng Chiều Xưa - Dương Thiệu Tước - Vũ Khanh
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Wed Feb 04, 2015 3:47 pm    Tiêu đề: Kiếp Tha Hương - Sáng tác Lam Phương

Kiếp Tha Hương - Lam Phương - Thanh Thúy


Chiều đi lặng lẽ màn đêm dần trôi.
Bâng khuâng vì gió đông đến tim côi
Ngã mình nghe lá khô nhẹ rơi.
Thấy lòng bớt cô đơn
giữa ánh đèn kinh đô sáng soi.

Hồn theo làn khói về nơi mộng mơ.
Chim non mỏi cánh tung gió chơi vơi.
Thẫn thờ nghe tiếng chuông ban chiều,
ngỡ rằng câu hát mỹ miều
vì đời mình chỉ biết cô liêu.

Thương cho thân gái đường xa
mang vào kiếp không nhà
trời đông thiếu chăn êm.
Thương ai chốn xa xôi,
chiều nay trên bến sông
nghe đông sang lạnh lùng.

Giờ đây đừng khóc sầu chi đàn ơi !
Lên vai cùng lê đôi gót tha hương.
Mình dìu nhau khắp nơi chân trời,
tìm vần thơ ngát hương đời
để dệt thành câu hát quê hương.


Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Wed Feb 11, 2015 2:40 pm    Tiêu đề: Nắng Có Còn Xuân - Sáng tác Đức Trí

Mùa xuân ơi, ta nghe mùa xuân hát bên kia trời
Đồi núi xanh ngời
Đâu đây tiếng đàn cầm buông lả lơi
Đâu đây tiếng lòng tôi nghe tả tơi
Và em tôi, lung linh giọt sương trắng trong vời vợi
Em biết yêu rồi
Em yêu những chiều ngồi nghe gió rơi
Em yêu tiếng đàn tôi, yêu thế thôi
Như bao giọt sương còn vương mình trên lá
Như bao nụ hoa ngát xinh môi em cười
Như xuân chờ đông tình ta còn xa quá
Nên anh chờ em chẳng biết đến bao giờ
Đêm nay từng đàn chim trắng về
Xa em biết ngày xuân nắng có còn vương trên môi em


Nắng Có Còn Xuân - Đức Trí - Khánh Hà



Nắng Có Còn Xuân - Đức Trí - Ngọc Hạ
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Sat Mar 14, 2015 2:03 pm    Tiêu đề: Một Miếng Trầu Duyên - Lời & Nhạc của Hoàng Thi Thơ

Một Miếng Trầu Duyên - Ca sĩ Ái vân & Anh Dũng
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Sat Apr 18, 2015 10:43 am    Tiêu đề: Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ - Tác giả Nguyễn Đức Quang

Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
Lê sau bàn chân gông xiềng một thời xa xăm
Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loàng xoàng

Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người
Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi
Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi
Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian

Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại
Xương da thịt này cha ông ta miệt mài
Từng giờ qua
Cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi
Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang
Trên bàn chông hát cười đùa vang vang
Còn Việt Nam
Triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng

Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng
Mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm
Da chan mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân tươi
Ôm vết thương rĩ máu ta cười dưới ánh mặt trời
Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam
Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian
Hỡi những ai gục xuống ngoi dậy hùng cường đi lên


Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ - Tác giả Nguyễn Đức Quang - BHXNK



Được sửa bởi THUY LOAN ngày Sat Aug 15, 2015 10:21 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Wed Apr 22, 2015 11:32 pm    Tiêu đề: Việt Nam Về Trong Nỗi Nhớ - Sáng tác Trúc Hồ & Trầm Tử Thiêng

Hình bóng cố hương nghìn năm, gọi ta như sóng xô bờ
Thành những bước chân mộng du, men theo lối về quê cũ
Để nghe con sông con suối với mái tranh cây đa đầu làng
Cùng trách những câu thật đau: "Người đi đi mãi mới về !"

Làng xóm xiết bao tình thân, ngày xưa như mới hôm nào  
Mẹ nấu chín xong nồi khoai, quanh thôn tiếng gà eo óc
Bình minh vang sau khóm trúc, hứa mang thêm tin vui một ngày
Làng xóm xiết bao tình thân, ngày xưa như mới hôm nào

Hình bóng ấu thơ còn đâu, từ khi lên sáu lên mười
Đàn đúm hát câu đồng dao, trên không cánh diều căng gió
Tuổi thơ thơm như sách mới, sáng như gương soi lên mặt trời
Chờ tối đến mơ gặp tiên, cùng bay đua khắp trăm miền ...

Hỡi bóng mát xa tuổi thơ thân yêu đâu vì đâu tan hoang nỗi nhớ
Hỡi tiếng hát bên vành nôi năm xưa ru mẹ ru, ru hỡi ru hời

Nhiều lúc thức nguyên cả đêm, đàn ca như trút nỗi niềm
Nhạc Rap với âm điệu Soul, thua câu hát vè điệu lý
Dù quen bao nhiêu cô gái, có mắt xanh Tina, Rosa
Lòng vẫn cứ không bình yên, bằng yêu tên Thúy tên Hồng ...

Đời sống với bao nổi trôi, buồn đau pha lẫn tiếng cười
Nhiều lúc giữa nơi phồn hoa, bon chen guốc giày xe pháo
Lòng chưa quên đôi chân đất, bước gian nan đi trên quê nghèo
Giờ có trách ai hận ai, thì con tim vẫn thua dài

Hỡi những bước chân VN lưu vong đang còn phiêu du trên thế giới
Hãy cất tiếng ca cùng tôi câu ca mang tình thương gởi tới quê nhà

Một thoáng đã bao đổi thay, giờ đây vui ít hơn buồn
Tìm mãi có đâu ngày xưa, quanh năm phố phường huyên náo
Đường quen xuôi chân anh tới, có ơn em cho anh tình đầu
Rồi cứ vẫn như phụ nhau, từ khi hai đứa hai trời

Cuộc sống hứa chia đều nhau, giờ sao bên khuyết bên đầy
Để những bước chân trẻ thơ, lang bang dưới gầm cao ốc
Đời đôi khi quên nuôi nấng, những đứa con chơ vơ lạc loài
Giọt máu ném ra ngoài sân, thì em trong số vô phần

Có những lúc ngấn lệ trên mi ai trách hờn nhau xa nhau lâu quá
Có tiếng hát vang động trên Freeway mang lời ca thương xót quê nhà

Người dẫu cố quên thì quên, lòng ta nỗi nhớ vẫn đầy
Mạch nước nhớ bao đời sông, chim muông nhớ rừng nhớ núi
Bàn chân phiêu lưu khắp lối, nhớ năm xưa trong tay mẹ hiền
Ngày trước nhớ con đường đi, giờ ta vẫn nhớ lối về

Hình bóng cố hương nghìn năm, gọi ta như sóng xô bờ
Càng tiếc nhớ bao thời xưa, quê hương bếp hồng lửa ấm
Tình ta khôn nguôi mơ ước, nối bên đây bên kia chung lòng
Để mãi mãi cho ngày mai, đường quê hương nối thêm dài

Hỡi kiếp sống mang khổ đau chưa qua, bên niềm mơ tương lai chưa tới
Hãy cất tiếng qua đại dương mênh mông ta cùng ca chung nỗi mong chờ
Hỡi những bước chân VN lưu vong đang còn chu du trên thế giới
Hãy cất tiếng ca cùng tôi câu ca mang tình thương gởi tới quê nhà
Hỡi những bước chân VN lưu vong đang còn gian nan trong nỗi nhớ
Hãy cất tiếng ca cùng tôi câu ca mang tình thương gởi tới quê nhà




Được sửa bởi THUY LOAN ngày Sun Aug 16, 2015 12:15 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Mon Apr 27, 2015 12:13 pm    Tiêu đề: Việt Nam Minh Châu Trời Ðông - Sáng tác Hùng Lân

Việt Nam, minh châu trời Ðông!
Việt Nam, nước thiêng Tiên Rồng!
Non sông như gấm hoa uy linh một phương,
Xây vinh quang ngất cao bên Thái Bình Dương.

Từ ngàn xưa tài danh lừng lẫy khắp nơi,
Tiếng anh hùng tạc ghi núi sông muôn đời.
Máu ai còn vương cỏ hoa,
Giục đem tấm thân xẻ với sơn hà.

Giơ tay cương quyết ta ôn lời thề ước:
Hy sinh tâm huyết mong báo đền ơn nước.
Dù thân này tan tành gói da ngựa cũng cam,
Thề trọn niềm trung thành với sơn hà nước Nam.


Việt Nam Minh Châu Trời Ðông - Hợp Ca



Được sửa bởi THUY LOAN ngày Fri Aug 28, 2015 4:48 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
Lan Mimosa



Ngày tham gia: 21 Feb 2010
Số bài: 685

Bài gửiGửi: Sun May 10, 2015 1:41 pm    Tiêu đề: VỀ ĐÂU MÁI TÓC NGƯỜI THƯƠNG - Tác giả: Hoài Linh

Hồn lỡ sa vào đôi mắt em
Chiều nao xõa tóc ngồi bên rèm
Thầm ước nhưng nào đâu dám nói
Khép tâm tư lại thôi
Đường hoa vẫn chưa mở lối

Đời lắm phong trần tay trắng tay
Trời đông ngại gió lùa vai gầy
Lầu kín trăng về không lối chiếu
Gác cao ngăn niềm yêu
Thì thôi mơ ước chi nhiều

Bên nhau sao tình xa vạn lý cách biệt mấy sơn khê
Ngày đi mắt em xanh biển sâu, mắt tôi rưng rưng sầu
Lặng nghe tiếng pháo tiễn ai qua cầu

Đường phố muôn màu sao thiếu em
Về đâu làn tóc xõa bên rèm
Lầu vắng không người song khép kín
Nhớ em tôi gọi tên, chỉ nghe tiếng lá rơi thềm



VỀ ĐÂU MÁI TÓC NGƯỜI THƯƠNG - Sáng tác HOÀI LINH - Ca sĩ : HOÀNG OANH & PHƯƠNG DUNG
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Tue May 12, 2015 12:22 pm    Tiêu đề: Tình Đầu Một Thời Áo Trắng - Sáng tác Trầm Tử Thiêng

Một thời quá khứ xa xôi lòng còn tiếc nhớ khôn nguôi
Một thời áo trắng bên kia nhìn về rưng rưng một trời
Tình đầu với những đêm mưa nằm chờ tiếng dế bên hiên
Áo trắng thư sinh, và lòng giây trắng tinh nguyên

Một thời áo trắng ngây thơ đời còn quá đỗi đơn sơ
Tình đầu vẫn tiếng rao khuya hàng quà thơm ngon từng mùa
Tình đầu chớm biết yêu em từ độ mái tóc chia ngôi
Bỡ ngỡ tinh khôi phút chốc xoa tay vào đời

Em còn nhớ không em trong ta một thời áo trắng
Mỗi ngày tháng thân yêu xôn xao kỷ niệm xa gần
Em còn nhớ em đi đêm xưa lòng thuyền sướt mướt
Khi bờ bến thân yêu sau lưng còn ngập dấu chân

Dòng đời cứ ngỡ hôm qua nhìn lại ngót mấy mươi năm
Một thời áo trắng xa xưa chợt về nghe em gọi thầm
Mộng đời réo bước chân đi mộng tình réo phút chia phôi
Tiếc nhớ khôn nguôi áo trắng xa ta đời đời

Từ độ áo trắng phôi pha thành vòng ngũ sắc lung linh
Dòng lệ nối tiếp trôi theo dòng đời, trôi theo cuộc tình
Vì đời sớm bước chân đi, vì tình sớm biết chia phôi
Tiếc nhớ khôn nguôi áo trắng xa ta đời đời ...
Vì đời sớm bước chân đi, vì tình sớm biết chia phôi
Tiếc nhớ khôn nguôi áo trắng xa ta đời đời ...



Tình Đầu Một Thời Áo Trắng - Sáng tác Trầm Tử Thiêng



Được sửa bởi THUY LOAN ngày Sat Aug 15, 2015 10:07 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Fri May 22, 2015 5:19 pm    Tiêu đề: HÀ HUYỀN CHI - Tâm sự về nhạc phẩm “Lệ Đá”



HÀ HUYỀN CHI - Tâm sự về nhạc phẩm “Lệ Đá” sáng tác cùng TRẦN TRỊNH


Nhà thơ Hà Huyền Chi có tên thật Đặng Trí Hoàn, sinh ngày 21/12/1935 tại Hà Đông, Hà Nội. Năm 1954 một mình đi vào Nam. Năm 1957 nhập ngũ theo đời binh nghiệp (Võ bị QG Đà Lạt), năm 1975 qua Mỹ và hiện cư ngụ tại Washington State, vùng Tây Bắc Hoa Kỳ.

Hà Huyền Chi tập làm thơ hồi còn rất trẻ, tác phẩm đầu tay của ông là “Saut” Đêm xuất hiện vào năm 1963. Đến nay ông đã in 22 tập thơ, 8 truyện dài. (Giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật bộ môn Thơ, 1971). Đóng 8 phim và đạo diễn 2 phim (Giải Tượng vàng 1972, Đạo diễn xuất sắc nhất cho bộ môn phim tài liệu). Ông còn dùng nhiều bút hiệu khác như : Mậu Binh, Hồ An, Mã Tử, Hạc Bút Ông… Cũng tính đến nay, ông đã có 409 bản nhạc phổ thơ từ 48 nhạc sĩ. Nhưng nhạc phẩm được nhiều người ưa thích nhất là bài “Lệ Đá” do Trần Trịnh soạn nhạc và ông đặt lời, và bài “Goá Phụ Ngây Thơ” doTrần Thiện Thanh phổ nhạc sau này.

Tác phẩm Hà Huyền Chi đã xuất bản gồm Saut Ðêm (1963), Còn Gì Cho Anh, Khu Vườn Chim Sẻ, Những Nụ Gai Mòn, Rừng Ái Ân, Vũng Tối Ðầy (1970), Bước Ðam Mê, Mưa Ðêm Trong Chiến Hào (1971), Trên Cánh Ðồng Mây, Cho Mặt Trời (1975), Tên Nô Lệ Mới (1979), Như Ðá Ngàn Năm (1981), Cõi Buồn Trên Ta (1984), Ðời Bỗng Dưng Thừa (1987), Không Gian Vương Dấu Giày (1988), Hành Trình 30 Năm Thơ Hà Huyền Chi, Thơ Ðen (1991), Thơ Kẽm Gai, Tháng Một Buồn (1994), Thơ Trong Da Ngựa (1995), Một Túi Bình Sinh Một Túi Thơ, Ðồng Thiếp (1996), Bão Ðầy (1998), Bên Trời Mài Kiếm (thơ song ngữ-Anh,Việt 1999)



Theo nhà thơ Hà Huyền Chi cho biết, do tình cờ khi ông còn ở binh chủng Nhẩy Dù ông đã viết nhiều truyện ngắn và thơ. Có bài thường xuyên đăng trên báo quân đội, nên nhẩy vào nghề báo chí rồi nhẩy vào điện ảnh như một thử thách, vì có lúc ông làm phụ tá trưởng phòng Điện ảnh của cục Tâm Lý Chiến. Làm Đạo diễn trong Đạo diễn đoàn thuộc Nha Điện Ảnh của Bộ Thông Tin.

Nhà thơ Hà Huyền Chi vốn mê thơ, nên từ lúc ông còn đi học đã tập làm thơ, do nghĩ rằng làm thơ là lối đi dễ nhất để vào thế giới văn chương. Tuy nhiên theo ông tâm sự, để đi vào đường văn chương, bước đầu người ta nên tập viết truyện dài, sau đó tập viết truyện ngắn. Cuối cùng mới nên tập làm thơ, bởi thơ vốn là đỉnh cao nhất của văn chương. Còn ông đã đi ra khỏi cái quy luật thứ tự đó.
 
Có người thống kê, nhà thơ Hà Huyền Chi là thi sĩ có thơ được phổ nhạc nhiều nhất và người phổ thơ ông nhiều nhất là nhạc sĩ Mai Anh Việt, với 65 bài. Vì thế có người nhận xét “thơ Hà Huyền Chi mang nhiều chất nhạc”. Có lẽ khi ông làm thơ đã có ý niệm đem phổ nhạc, ý niệm này xuất phát từ khi nhạc phẩm “Lệ Đá” được ông đặt lời sau bản nhạc chưa lời của Trần Trịnh.

Luận về người làm văn chương – nghệ thuật

Khi nói về những người đang làm văn chương nghệ thuật hôm nay, theo nhà thơ Hà Huyền Chi cho biết :
- “Trước hết, chúng ta đang có tình trạng lạm phát số người muốn tự khoác cho mình chiếc áo thi sĩ, nhạc sĩ. Nhiều người đã tự bỏ tiền ra in thơ hay nhạc, mà trong lúc chưa nắm vững được kỹ thuật căn bản, nhập môn, của niêm luật, vần điệu, thanh điệu, hợp âm và phối âm.
“Tình trạng trăm hoa đua nở này không có lợi cho sự tiến hóa chung của hai bộ môn nghệ thuật này. Nếu không muốn nói là có hại.

“Chúng ta hãy thử tưởng tượng, trên bất kỳ một sân khấu nào, ai cũng có quyền nhẩy lên ca, ngâm bạt mạng, thì sớm muộn gì cũng giết chết các sinh hoạt này”.

Rồi nhà thơ tâm sự tiếp : là một người thích sưu tập về thơ (collection, chưa là selection) mà ông không có cách gì mua được cho đầy đủ những thi tập được ấn hành ở hải ngoại. Có thể nói, mỗi tuần đều có “thi tập” mới ra lò. Về âm nhạc cũng vậy, các CD nhạc đang ở mức độ lạm phát, tràn ngập thị trường từ VN đem sang ở hải ngoại ấn hành. Nếu không nói các CD “thượng vàng hạ cám” đều xuất hiện hàng ngày. Chưa kể “trận giặc hạ giá” của các CD sản xuất từ VN gửi sang, đã tàn phá thị trường ca, ngâm. Có lẽ vẫn còn tình trạng lạm phát này dài dài.

CD hải ngoại bây giờ khó tiêu thụ, vì bây giờ gặp nạn các ca nghệ sĩ thường làm giá quá đáng, đòi “cát-sê” cao ngất từ 3 tới 5 ngàn đô cho một bài hát thâu âm, đang giết chết giới sản xuất. Giống như giới tài tử điện ảnh Mỹ đòi thù lao vài chục triệu đô cho mỗi phim, khiến hàng loạt các rạp chiếu phim phá sản vì giá vé cao. Cũng thế, ca sĩ hải ngoại đòi thù lao từ 3 tới 5 ngàn đô cho một bài hát thâu âm. Khiến giá bán một CD quá cao so với giá CD sản xuất từ VN, cho nên vẫn còn bế tắc, nan giải chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm”.
Nói về nhạc phẩm Lệ Đá trước đây, nhà thơ Hà Huyền Chi cho biết :

Ngó lui mấy chặng đường Lệ Đá

- Nhạc phẩm “Lệ Đá” trước hết không phải là một bài thơ phổ nhạc. Phải nói là tôi đã đặt lời cho bản nhạc (vốn không tên) của nhạc sĩ Trần Trịnh. Do một cơ duyên đặc biệt, do người bạn tên Đông chơi Clarinet, giới thiệu Trần Trịnh đến với tôi, khi đó Trần Trịnh (giữa thập niên 1960) chưa có nhiều tiếng tăm trong làng tân nhạc thời bấy giờ :
- Nhạc Trần Trịnh khá lắm, nhưng rất ít người biết đến. Xin anh giúp thằng bạn em một lần, đặt lời ca giùm cho nó.



Tôi liền lắc đầu : “Em biết là anh vốn mù nhạc mà !”
- Em biết chứ, nhưng em thành thực nghĩ rằng chỉ có anh mới giúp được nó.
Còn Trần Trịnh cười hiền lành nói thêm :
- Xin anh giúp cho. Tôi nghĩ là sẽ có cách…
Bấy giờ tôi thẳng thắn đặt điều kiện :
- Nể thằng em, coi như tôi chấp thuận trên nguyên tắc. Tuy nhiên, tôi cần nghe anh đàn bản nhạc này vài lần để có khái niệm về nhạc tính. Và tôi cũng cần ý kiến thẩm định về nhạc thuật của bài này với những Pianist như Dzương Ngọc Hoán ( Pianist, chồng ca sĩ Quỳnh Giao)

Chúng tôi kéo nhau lên đài phát thanh Quân Đội, Trần Trịnh ngồi vào piano. Và điều ngạc nhiên là tôi ưa ngay cái âm hưởng buồn ngất ngây dịu nhẹ đó, rất Pianissimo ấy. Melody thật tha thiết, ngọt ngào, bắt nhĩ. Khi ấy Đông đã kéo Dzương Ngọc Hoán qua và Hoán khen bản nhạc này không tiếc lời, khiến tôi có ngay quyết định giúp Trần Trịnh. Tôi nghe Trịnh đàn thêm vài lần nữa và cố gắng nhập tâm cái âm hương của bản nhạc.

Hôm sau, tôi đem đến Trần Trịnh lời ca thứ nhất của Lệ Đá. Kết quả ngoài sức tượng tượng, là không biết bằng cảm hứng nào đó, tôi đã hòa được cái rung cảm đích thực của thơ tôi vào nhạc Trần Trịnh. Trần Trịnh mừng rỡ tới sững hồn. Anh và Hoán cùng hân hoan hát Lệ Đá khiến tôi cũng choáng ngợp trong niềm vui.

Lập tức tôi viết lời 2. Buổi trưa nắng gắt, dưới mái tôn thấp lè tè của quán cơm lính trong trại. Trên chiếc bàn bọc nhôm nóng bỏng, cáu bẩn, tôi thả hồn bay với Lệ Đá. Tôi viết thật dễ dàng, và khóc cũng dễ dàng với lời 2 này.

Tôi cứ vừa viết vừa khóc thế đó, như khi ngồi chép lại những dòng nàỵ Tôi bỏ dở bữa ăn, đem lời 2 lên đài Quân Độị gặp Nhật Trường trước phòng vi âm. Tôi đưa Lệ Đá ra khoe, Nhật Trường hát ngay với nỗi hân hoan bốc lửa. Hắn túm ngay lấy Trần Trịnh đòi soạn cấp kỳ hoà âm cho ban nhạc và 2 bè khác cho Mai Hương, Như Thủy ca. Khoảng nửa giờ sau Lệ Đá được thâu cấp kỳ. Nhật Trường, Mai Hương, Như Thủy, mỗi nguời trên tay một bản Lệ Đá “mì ăn liền” say mê hoà ca với nỗi xúc động đồng thiếp. “Take one Good take !” Hát và thâu hoàn chỉnh ngay lần thứ nhất.
Nhật Trường như bay ra khỏi phòng vi âm ôm lấy tôi và Trần Trịnh :
- Ông đặt lời thần sầu. Bản này sẽ là Top Hit.
Tôi nhún nhường:
- Top Hit được là nhờ nhạc Trần Trịnh bay bổng như diều đấy chứ.
Nhật Trường cướp lời :
- Nhưng ông là gió lớn. Đại phong mà…

Lời bài hát Lệ Đá (1)  sáng tác cuối thập niên 60

Hỏi đá xanh rêu…bao nhiêu tuổi đời / Hỏi gió phiêu du…qua bao đỉnh trời / Hỏi những đêm sâu… đèn vàng héo hắt
Ái ân… bây giờ là nước mắt / Cuối hồn một… thoáng nhớ mong manh
Thuở ấy tôi như… con chim lạc đàn / Xoải cánh cô đơn…bay trong chiều vàng / Và ước mơ sao…trời đừng bão tố / Để yêu thương… càng nhiều gắn bó / Tháng ngày là… men say nguồn thơ

Điệp khúc

Tình yêu… đã vỗ… cánh rồi / Là hoa.. rót mật… cho đời / Chắt chiu… kỷ niệm… dĩ vãng / Em nhớ gì… không em ơi
Mầu áo thiên thanh… thơ ngây ngày nào / Chìm khuất trong mưa… mưa bay rạt rào / Đọc lá thư xưa…một trời luyến tiếc / Nhớ môi em…và mầu mắt biếc / Suối hẹn hò… trăng xanh đầu non



Lời bài hát Lệ Đá (2)  sáng tác cuối thập niên 60

Tượng đá kiên trinh… ru con đời đời / Là nét đan thanh… nêu cao tình người / Là ánh chiêu dương… đẩy lùi bóng tối / Tháng năm xa… trùng trùng sóng gối / Ngóng nhìn từ… bát ngát chân mây
Bài hát ca dao… theo tôi vào đời / Và giữ cho tim… tôi xanh nụ cười / Nào biết trong em… còn nhiều trống vắng / Trái yêu đương… chỉ là trái đắng / Gã tật nguyền… buông trôi niềm tin

Điệp khúc

Tình yêu… đã vỗ… cánh rồi / Là hoa… rót mật… cho đời / Chắt chiu… kỷ niệm… dĩ vãng / Em nhớ gì… không em ơi
Tương đá kiên trinh… ôm con đợi chồng / Nhạc lá thu mưa… hay chân ngựa hồng / Lệ đá tuôn rơi… dòng dòng nối tiếp / Ngóng chinh phu… đời đời kiếp kiếp / Suối vọng tìm… trăng xanh đầu non


Cái ma kiếp của một bài ca được yêu chuộng thường yểu tử, và xuống cấp. Nhưng Lệ Đá thì không. Nó may mắn thoát khỏi định số ước lệ ấý. Vào những năm 67, 68 nhạc phẩm “Lệ Đá” được cất tiếng thường xuyên hầu như ở khắp mọi sinh hoạt văn nghệ mà thời kỳ này nhạc Trịnh Công Sơn đang được mọi người hâm mộ. Lệ Đá góp mặt hàng đêm ở các phòng trà, tiệm nhảy. Lệ Đá vào khuê phòng, ra máy nước. Rồi quán cà phê cũng Lệ Đá, phim ảnh cũng Lệ Đá với tiếng hát Khánh Ly, phim do Thanh Nga, Đoàn Châu Mậu diễn xuất, và Bùi Sơn Duân đạo diễn.

May sao, Lệ Đá vẫn chưa trở thành nhạc sến, nhạc đứng đường. May sao, tôi vẫn được yên thân, bởi vẫn giữ kín cơ duyên “nhảy dù” vào nghề viết lời nhạc. Để mọi người đều hiểu lầm rằng Trần Trịnh phổ thơ tôi.

Khi ấy tôi viết thêm lời 3 cho Lệ Đá khi đi công tác ở Sóc Trăng, Cà Mau. Nơi Rừng Mắm của Bình Nguyên Lộc với muỗi mòng dễ nể. Nhà văn Bình Nguyên Lộc dọa, chỉ cần quơ tay một cái là đã túm được cả chục con muỗí. Bạn bè hăm, trâu bò còn phải ngủ trong mùng. Khách sạn tỉnh lẻ không khá gì hơn mấy quán trọ trong phim Anh Hùng Xạ Điêu, Cô Gái Đồ Long. Thực khách vừa nhâm nhi, vừa quơ chưởng, đuổi muỗí. Mới chập tối, tôi đã chui vô chiếc mùng thố. Và buồn tình tôi viết lời Lệ Đá 3:

Lệ Đá lời 3 (Tháng 9, 1968)

Từ những đam mê… xa trong cuộc đời / Từ những cơn vui… tan theo nụ cười / Từ phút trao đi… cuộc tình thứ nhất / Giá băng khi… tuổi hồng đã mất / Dấu bèo chìm… khuất sóng xa khơi
Dòng tóc mây thơ… trên vai rủ mềm / Mười ngón tay em… đan trong tủi phiền / Lời hứa cao bay… cuộc tình cút bắt / Giấc mơ hoa… đầu đời đã tắt / Có gì vừa… trôi qua tầm tay

Điệp khúc

Người đi… đi mãi… không về/ Thời gian… xoá vội… câu thề / Bóng anh… nhạt nhoà… bóng núi / Em với tình… yêu trăng soi
Lạy chúa ngôi… ba nghe con nguyện cầu / Và giúp cho con… quên đi tình sầu / Lời thánh ru êm… giọt đàn thống hối / Chúa trên cao… mỉm cười thứ lỗi / Những giọt đàn… vang trong trời tin


Sáng hôm sau, chỉ có Chúa ngôi ba mới biết được cơn sợ hãi của tôi đến cỡ nào khi thức giấc. Trong mùng tôi, cả trăm con muỗi đen đủi no căng đu mình say ngủ an bình !!!

Lệ Đá lời 4 (Riêng cho Khánh Liên, tháng 4, 1975)
Chiều 27/4/1975 tôi còn cái hẹn với người tình Khánh Liên ở Thị Nghè. Tình hình thời cuộc lúc đó biến chuyển cực nhanh, nên tôi không đến được với Khánh Liên, tôi đã không thể thu xếp để tới chỗ hẹn, nói lời từ giã cuối cùng với nàng. Nỗi buồn đeo cứng lấy tôi. Khi ngồi nín thở dưới hầm, khi ráng ngoi nhìn mặt sông Lòng Tảo lần cuốí. Nhìn mặt sông cuồn cuộn đau, khi thấp thoáng nghĩ ngàn dặm sẽ chia lìa cùng Sài Gòn, quê hương và người tình Khánh Liên…
Nên bài lời 4 này khởi viết từ tháng 4 và được hoàn chỉnh vào tháng 7/1975.

Lệ Đá lời 4

Từ nỗi xa đau… như đêm và ngày / Mỏi cánh thư bay… bay trong mùa đầy / Hòn đá đeo trên… cuộc đời héo hắt / Mãi bơi trong… vực sầu nước mắt / Chút tình buồn… lãng đãng men say
Người lỡ chia xa… đôi bên địa cầu / Tình lỡ chia xa… hai bên đỉnh sầu / Người đã xa khơi… cuộc tình tách bến / Chút hương xưa… làm thành vốn liếng / Cũng cùn mòn… theo chân thời gian

Điệp khúc

Muà xanh… đã khép… mắt đời / Hè khô… nức nở… ma cười / Gió thu… liệm vàng… nỗi nhớ / Đông xám… màu tang… nơi nơi
Một nét sao bay… trên khung trời buồn / Ngọn lá me khô… lăn trên mặt đường / Tưởng tiếng chân quen… tìm về lối ngõ / Tiếng chân xưa… chỉ là tiếng gió / Gió thở dài… lung lay hồn trăng


Không rõ điều gì đã khiến tôi không xa rời được cái giao hưởng của Lệ Đá 1, 2, khiến đôi khi, khúc này hầu như là một phó bản, mô phỏng của khúc trước. Nó dẫn tôi quanh quẩn trong trình tự ấy không rời.

Lệ Đá lời 5 (Riêng cho Nguyệt Lãng)
Có lẽ tôi là một kẻ chung tình mang trái tim phản trắc. Năm 1992, tôi đắm hồn vào một tình yêu mới. Nguyễn Tà Cúc – Nguyệt Lãng – Ác Bà Bà, là  Ba đại ác nhân và mỹ nhân, đã cho tôi hạnh phúc và hành tôi điêu đứng không cùng.

Nguyễn Tà Cúc thì không thể nào không… tà cho được. Nàng đến với tôi như một tiểu muội thứ thiệt. Rồi tôi đổ đốn đâm ra yêu tiểu muội, qua một phân thân của nàng là Nguyệt Lãng (sóng trăng).
“Tháng Một Buồn” in năm 1993, là thi tập ghi dấu tình tôi với nàng. Rồi Nguyệt Lãng lại phân thân, lần nữa. Từ cây bút hoa bướm hiệu đoàn, Ác Bà Bà soi kính chiếu yêu vào đời sống, văn chương. Và chứng tỏ năng khiếu trong lãnh vực phê bình văn học, và đàn hạch tư cách bất chính của nhà văn. Trong và ngoài văn chương.

Tôi xa nàng từ 1993. Dù cái tình của chúng tôi vẫn là ngàn đời chẳng thể chia xa. Và từ tháng Mười 1992 đến tháng Chạp 2002, đã là hơn 10 năm vèo qua trong thân tình, chúng tôi vẫn chưa hề giáp mặt nhau, dù chỉ một lần. Dù tôi đến Cali nhiều bận. Rất nhiều bận. Không gặp, phải chăng là cố gắng phi thường của chúng tôí. Để giữ cho tình mãi đẹp. Cho dù, những năm sau này, tiểu muội của tôi đã trong tình trạng không còn ràng buộc bởi hôn nhân.

Lệ Đá lời 5

Từ lúc yêu trăng… tiêu hoang cuộc đời / Từ phút say hoa… tương tư biển trời / Muội rót cho huynh… ngọt ngào suối biếc / Đắm say trên…từng hàng chữ viết / Cũng muộn phiền… suốt kiếp chưa vơi
Sợi tóc biên cương… xa hơn ngàn trùng / Nguyệt lãng sông chiạ.. tang thương chẳng cùng / Là nhánh phong lan… vì người vẫy gió / Lúc trăng vơi… người còn mãi nhớ / Vẫn nồng nàn… thơm hương tịnh yên

Điệp khúc

Tình đau… lấp lánh… cuối trời / Ngàn khuya… gió thở… vai người / Tóc đêm… mượt mà… suối nhớ / Trăng đắm… hồn sị.. trăng trôi
Tình lỡ đăng quang… sông vui, dặm phiền / Còn chút dư hương… vương trên cỏ hiền / Để mãi thương nhau… đời này kiếp khác / Những đêm sâu… thảng lời gió hát / Khúc tình hoài… trăm năm, ngàn năm


NGUYỄN LÊ QUAN


Lệ Đá - Khánh Ly


Lệ Đá - Vũ Khanh


Lệ Đá - Lệ Thu

Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Wed Jul 15, 2015 4:38 pm    Tiêu đề: Trường Cũ Tình Xưa - Sáng tác của nhạc sĩ Duy Khánh

Hôm nay tôi trở về thăm trường cũ
Nhiều nét đổi thay tường mái rêu mờ
Bên hiên hằng giờ tìm những bạn xưa
May ra có còn đôi đứa
Vẫn yên vui sống đời học trò..

Bâng khuâng đợi chờ người sao chẳng đến?
Hỏi lá hỏi hoa chỉ thấy im lìm
Cây dương đầu trường còn khắc hàng tên
Hoa leo phũ phàng đan kín
Tiếng ve ru nghe gợi buồn thêm ..

Bạn cũ xa rồi, có người về đất buông xuôi
Năm ba đứa bạt phương trời
Hai thằng chờ đầu quân năm tới..

Ve ơi, hát gì điệu nhạc lâm ly
Khóc người biền biệt sơn khê
Cố nhân đi bao giờ mới về?

Hôm nay trở lại nhiều khuôn mặt mới
Thầy đó trường đây bạn hữu đâu rồi?
Bao nhiêu kỷ niệm hoa bướm ngày thơ
Vang trong nỗi niềm nhung nhớ
Có ai đi thương về trường xưa?


Trường Cũ Tình Xưa - Trình bày Duy Khánh


Trường Cũ Tình Xưa - Trình bày Hương Lan
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Thu Jul 23, 2015 2:07 pm    Tiêu đề: Nổi buồn hoa Phượng & Lưu bút ngày xanh - Sáng tác nhạc sĩ Thanh Sơn

Nỗi buồn hoa phượng
Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn,
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương
Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi,
Phút gần gũi nhau mất rồi
Tạ từ là hết người ơi!.

Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng,
Biết ai còn nhớ đến ân tình không
Đường xưa in bóng hai đứa nay đâu,
Những chiều hẹn nhau lúc đầu,
Giờ như nước trôi qua cầụ.

Giã biệt bạn lòng ơi! Thôi nay xa cách rồi kỷ niệm mình xin nhớ mãi,
Buồn riêng một mình ai chờ mong từng đêm gối chiếc
Mối u hoài này ai có hay.

Nếu ai đã từng nhặt hoa thấy buồn
Cảm thông được nỗi vắng xa người thương.
Màu hoa phượng thắm như máu con tim
Mỗi lần hè thêm kỷ niệm
Người xưa biết đâu mà tìm.


Lưu bút ngày xanh  
Lòng xao xuyến mỗi khi hoa phượng rơi
Nhắc lại câu chuyện buồn
Trường còn kia ôi mái đổ tường rêu
Nơi kỷ niệm êm ái
Đâu dư âm của tiếng nói ngây thơ
Ngày hai đứa dìu nhau đến sân trường
Cùng đuổi bướm hái hoa trên cuối đường
Tiếng cười vạn tình thương.

Và thuở ấy biết bao nhiêu buồn vui
Gói trọn trong tuổi đời
Tình đẹp như trang giấy kết vần thơ
Như một nụ hoa trắng
Nhưng bao nhiêu yêu dấu đã phai mờ
Thời gian nỡ vùi chôn tuổi học trò
Người em gái mến thương nơi chốn nào
Bao giờ mình gặp nhau.

Có những lần hoàng hôn rớt trên vai
Bước chân đi lòng nuối tiếc ai hoài
Nhặt hoa rơi mà không nói nên câu
Nhớ nhau vì đâu
Biết nói gì tình ta trót chia phôi
Khép tâm tư dành riêng mến một người
Ngày xanh ơi! Ngày xanh chết trong tim
Biết đâu mà tìm.

Người ơi nhắc đến chi kỷ niệm xưa khiến lòng tôi bùi ngùi
Ngày biệt ly hai đứa đứng nhìn nhau
Anh cài cành hoa tím
Hoa xưa đây nhưng bóng dáng em đâu
Dòng nhật ký đã ghi nốt tâm tình
Và đôi lúc nhớ nhau lưu bút còn
Để lại chuyện buồn vui ...


LK Nổi buồn hoa Phượng&Lưu bút ngày xanh-Trình bày Như Quỳnh,Hương Lan,Hoàng Oanh.
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Sat Aug 01, 2015 12:27 am    Tiêu đề: Ngày Đá Đơm Bông - Sáng tác Nhật Ngân & Loan Thảo

Buổi tối ngủ trên đồi hỏi hòn đá nhỏ
Con đường nào, con đường nào dẫn đến một dòng sông
Một dòng sông mà em vẫn thường ra ngồi giặt áo
Và con đò, và câu hò theo nước trôi xuôi

Buổi sáng ngồi trên rừng hỏi ngàn lá đổ
Con đường nào, con đường nào dẫn đến một miền quê
Một miền quê trời hanh nắng ruộng khô cằn sỏi đá
Đợi mưa về, đợi mưa về cho lúa đơm bông

Ơ hớ hơ quê mình giờ đây con sông xưa thuyền có xuôi ngược
ơ hớ hơ kẽo kẹt võng đưa ơ hớ hờ ...tiếng ru ngọt môi

Thường những buổi trưa buồn hỏi mình khe khẽ
con đường nào, con đường nào dẫn đến những ngày xưa
Ngày xưa đó mẹ ra đứng cười rung làn tóc trắng
Tre cuối làng, cầu sau vườn theo gió đong đưa

Buổi sáng hỏi mây trời đi hoài có rõ
Con đường nào, con đường nào dẫn đến một ngày vui
Một ngày vui bầy chim sáo rủ nhau về xây tổ
Mưa sẽ về, mưa sẽ về cho đá đơm bông



Ngày Đá Đơm Bông - Duy Khánh trình bày

Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Wed Nov 11, 2015 3:49 pm    Tiêu đề: Nhạc sỹ Anh Bằng ốm nặng



Hôm 11/11, nguồn tin từ đài truyền hình SBTN ở Mỹ cho biết nhạc sỹ Anh Bằng đang trong tình trạng nguy kịch và “có lẽ chỉ cầm cự được hai tuần nữa”.


Fanpage kênh truyền hình SBTN của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ phát đi lời kêu gọi mọi người cầu nguyện cho nhạc sỹ.
SBTN cho biết cuối tuần qua, ông được đưa đi cấp cứu. Ông đã chống chọi căn bệnh ung thư gan gần tám năm qua, từng được chữa khỏi nhưng nay lại tái phát.
Hôm thứ Hai 9/11, ông đã từ chối chữa trị vì cơ thể không còn đủ sức chống chọi và được bác sỹ cho về nhà. Bác sỹ thông báo cho người nhà biết “có lẽ ông chỉ còn cầm cự được cao nhất là hai tuần nữa”.

‘Một người yêu quê hương’
Hôm 11/11, từ Sài gòn, nhạc sỹ Tuấn Khanh trao đổi với BBC: “Bên cạnh nỗi buồn khi nghe tin sức khỏe của nhạc sỹ Anh Bằng đang xấu đi, tôi còn có niềm tiếc nuối to lớn, vì ông là một nhạc sỹ tài ba thuộc thế hệ vàng son của miền Nam.
Tầm vóc của ông khó có một nhạc sỹ nào về sau đạt được, xét cả về mặt sáng tác đa dạng lẫn tính cách kín tiếng, không cần những lời ca tụng mà vẫn miệt mài với âm nhạc qua nhiều thập kỷ”.
Năm ngoái, tên tuổi của nhạc sỹ Anh Bằng bị ảnh hưởng phần nào trong vụ tranh cãi xoay quanh một ca khúc nổi tiếng.
Thời điểm đó, ông Khúc Ngọc Chân, một nhạc công Cello trong dàn nhạc giao hưởng Việt Nam lên tiếng khẳng định ca khúc “Nỗi lòng người đi” của Anh Bằng vốn là sáng tác của ông với tên gốc “Tôi xa Hà Nội”.
Tuy vậy, nhạc sỹ Tuấn Khanh nói với BBC rằng ông và nhiều thế hệ yêu âm nhạc vẫn có lòng tin đấy là tác phẩm của Anh Bằng vì “đó là tiếng lòng thật sự của một người phải rời bỏ quê hương sau biến cố”.
Ông Khanh nhận định di sản mà nhạc sỹ Anh Bằng để lại là “một tình yêu quê hương, dân tộc qua âm nhạc mà không phụ thuộc vào một chính thể nào, cũng như những tác phẩm mẫu mực cho các thế hệ nhạc sĩ tiếp nối”.
Nhạc sỹ Anh Bằng sinh năm 1926, được nhiều người yêu nhạc biết đến qua các ca khúc nổi tiếng: “Chuyện tình Lan và Điệp”, “Anh còn nợ em", "Căn gác lưu đày", "Chuyện giàn thiên lý", "Khúc thụy du", "Mai tôi đi"...
Đến nay, chỉ vài ca khúc trong số này được cấp phép phổ biến tại Việt Nam.
Năm 1975, ông cùng gia đình di tản sang Mỹ và vẫn tiếp tục hoạt động âm nhạc với Trung tâm sản xuất và phát hành băng nhạc cassette Dạ Lan (1981 - 1990).
Ông còn là người sáng lập Trung tâm Asia, một trong hai trung tâm sản xuất âm nhạc lớn nhất của cộng đồng người Việt tại hải ngoại, năm 1981.


BBC TIẾNG VIỆT

*********************************************** **


Nhạc sĩ Anh Bằng - Những sáng tác bất hủ


Published on Jun 6, 2015
Những sáng tác bất hủ của nhạc sĩ Anh Bằng
1. Khúc Thụy Du (thơ Du Tử Lê)
2. Chuyện Giàn Thiên Lý (thơ Yên Thao )
3. Chuyện Hoa Sim (thơ Hữu Loan )
4. Hàn Ni - Mùa Thu Lá Bay 2 (Anh Bằng & Lê Dinh )
5. Hận Tình (Anh Bằng & Mạc Phong Linh )
6. Lẻ Bóng (Anh Bằng & Lê Dinh )
7. Ngoại Ô Buồn
8. Nó (Anh Bằng & Hoàng Minh)
9. Sầu Lẻ Bóng
10. Anh Biết Em Đi Chẳng Trở Về (thơThái Can )
11. Anh Còn Nợ Em (thơ Phan Thành Tài )
12. Anh Cứ Hẹn (thơ Hồ Dzếnh )
13. Bây Giờ Còn Nhớ Hay Không (thơ Nhất Tuấn)
14. Chuyện Hoa Tigon (thơ T.T.Kh )
15. Chuyện Người Con Gái Áo Sen
16. Chuyện Tình Hoa Trắng (thơ Kiên Giang )
17. Gõ Cửa (đây là sáng tác của Mạnh Quỳnh, tác giả bài Bến Sông Chờ)
18. Huế Xưa (Anh Bằng hoặc Châu Kỳ)
19. Nếu Hai Đứa Mình (Anh Bằng & Lê Dinh)
20. Nỗi Lòng Người Đi


Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Fri Nov 13, 2015 11:24 am    Tiêu đề: Nhạc sỹ Anh Bằng qua đời

Nhạc sĩ Anh Bằng đã qua đời tối ngày 12/11 tại nhà riêng ở Nam California, Hoa Kỳ.


Sinh năm 1926 ở Thanh Hóa, ông di cư vào Sài Gòn năm 1954.
Từ đó cho đến 1975, ông viết nhiều ca khúc quen thuộc với thính giả miền Nam như Nỗi Lòng Người Đi, Chuyện Tình Lan Và Điệp…
Theo đài SBTN ở Mỹ, ông đã từng gia nhập quân lực Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1957 trong binh chủng Công Binh, sau đó chuyển sang Nha Tâm Lý Chiến.
Sau biến cố 1975, ông cùng gia đình di tản sang bang California, Hoa Kỳ.
Từ đó, ông vẫn viết thêm nhiều ca khúc mới như Anh Còn Nợ Em, Khúc Thụy Du.
Đến nay, chỉ vài ca khúc trong số này được cấp phép phổ biến tại Việt Nam.
Năm 1975, ông cùng gia đình di tản sang Mỹ và vẫn tiếp tục hoạt động âm nhạc với Trung tâm sản xuất và phát hành băng nhạc cassette Dạ Lan (1981 - 1990).
Ông còn là người sáng lập Trung tâm Asia, một trong hai trung tâm sản xuất âm nhạc lớn nhất của cộng đồng người Việt tại hải ngoại, năm 1981.


BBC TIẾNG VIỆT
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Sun Nov 15, 2015 4:14 pm    Tiêu đề: Tiểu sử nhạc sĩ Anh Bằng

Anh Bằng (tên thật Trần An Bường, 1926-2015) là một nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam với số lượng sáng tác khoảng 650 tình khúc để lại cho đời. Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của nhạc vàng và nhạc hải ngoại, là người đã sáng lập Trung tâm Asia vào năm 1980.

Ngoài những tác phẩm của chính ông, Anh Bằng còn là một trong nhóm ba người hợp tác soạn nhạc với bút hiệu Lê Minh Bằng.

Tiểu sử

Anh Bằng sinh năm 1926 tại thị tứ Điền Hộ, nay thuộc xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, giáp giới tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 100 km về phía Nam. Năm 1935, ông xa gia đình để học Tiểu chủng viện Ba Làng tại huyện Tĩnh Gia, thuộc tỉnh Thanh Hóa, sau đó ông lại tiếp tục theo học trung học ở Hà Nội. Vì gia đình anh em ông chống Việt Minh, vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông bị Việt Minh bắt giam ở trại Lý Bá Sơ. Các anh em ông bị tuyên án tử hình nhưng sau được thả, riêng người anh Trần An Lạc bị Việt Minh thủ tiêu. Ông theo gia đình di cư vào Nam năm 1954 và sinh sống ở khu Bà Chiểu, Sài Gòn cho đến năm 1975.

Trong thời kỳ 1954-1975, ông rất nổi tiếng với nhiều tác phẩm sáng tác và phổ nhạc. Các tác phẩm như "Nỗi lòng người đi" (đánh dấu cuộc di cư vào Nam), "Nếu vắng anh" (phổ từ bài thơ "Cần thiết" của nhà thơ Nguyên Sa), "Hoa học trò (Bây giờ còn nhớ hay không)", "Người thợ săn và đàn chim nhỏ"... đã được các ca sĩ Tuấn Ngọc, Ngọc Lan, Khánh Ly thể hiện rất thành công.

Ông gia nhập Quân lực Việt Nam Cộng hòa năm 1957 ngành Công binh sau chuyển sang Nha Chiến tranh Tâm lý trong Đại đội 2 Văn nghệ đến năm 1962 thì giải ngũ. Cũng trong thời gian trong quân đội, ông là đạo diễn cùng là diễn viên trong ban kịch Liên đoàn Công binh lưu diễn từ Quảng Trị vào Bình Định. Anh Bằng sáng tác vở kịch Đứa con nuôi. Tác phẩm này đoạt "Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc" thời Đệ nhất Cộng hòa. Những vở kịch khác do ông soạn tiếp theo nhau ra đời là Hoa Tàn Trên Đất Địch, Lẽ Sống và Nát Tan. Sau khi giải ngũ ông tiếp tục hoạt động trên đài truyền thanh VTVN, phụ trách ban Sóng Mới.

Cũng vào thời gian hoạt động ở Sài Gòn, ông hợp tác trong nhóm Lê Minh Bằng quản lý nhà xuất bản và hãng đĩa Sóng Nhạc. Quán cà phê Làng Văn nổi tiếng một thời ở Sài Gòn cũng do ông kinh doanh.

Năm 1975, ông cùng gia đình di tản sang Hoa Kỳ ở độ tuổi 50, và vẫn tiếp tục hoạt động âm nhạc với Trung tâm sản xuất và phát hành băng nhạc cassette Dạ Lan (1981-1990). Thời gian sau này ông cộng tác với Trung tâm Asia. Thời kỳ tại hải ngoại, ông sáng tác nhiều ca khúc, đáng kể có "Anh còn nợ em", "Căn gác lưu đày", "Chuyện giàn thiên lý", "Khúc thụy du", "Kỳ diệu", "Mai tôi đi"...

Trung tâm Asia đã thực hiện một số chương trình ca nhạc và DVD để vinh danh ông, như Asia 15: Tình ca Anh Bằng (1997), Asia 52: Huyền thoại Lê Minh Bằng (2006), Asia 62: Anh Bằng - Một đời cho âm nhạc (2009), Golden Asia DVD 1: Anh Bằng - Dòng nhạc lưu vong (2011).

Ông mất ngày 12 tháng 11 năm 2015 tại tư gia ở quận Cam, tiểu bang California, Hoa Kỳ vào lúc 8h55 tối (giờ địa phương), hưởng thọ 90 tuổi sau 8 năm chống chọi với căn bệnh ung thư gan, mặc dù đã chữa khỏi nhưng chứng bệnh lại tái phát.


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

*********************************************** ***

Người Thợ Săn Và Đàn Chim Nhỏ (1974)
Một người thợ săn âm thầm mang súng lang thang vào rừng.
Bầu trời bình minh muôn ngàn tia nắng sớm xuyên màn sương.
Một vài cụm mây như chùm hoa trắng bay trong trời xanh,
Rất xinh và rất xinh.

Kìa một bầy nai vươn sừng ngơ ngác phóng nhanh vào rừng.
Còn một bầy chim vô tình vẫn hót líu lo đùa chơi.
Nào ngờ thợ săn đang cầm cây súng bắn lên cành cây.
Chim chết chim lạc bầy

Ngay hôm sau cũng nơi này
Chim đang kêu vang gọi bầy.
Nào ngờ bên gốc cây
Người thợ săn hôm trước
Núp thân sau lùm cây.

Chim yên tâm sống vô tình,
Yêu thương nhau trên đầu cành.
Đạn vụt bay đến nhanh
Cả bầy chưa tung cánh
Xác rơi trên đất lành.

Rồi người thợ săn âm thầm mang súng mang chim trở về.
Lề đường bầy chim không thù không oán hót cho người nghe.
Rượu nồng thịt thơm bao người nâng chén no say đùa vui
Đâu biết chim ngậm ngùi !


Người Thợ Săn Và Đàn Chim Nhỏ - Sáng tác Anh Bằng - Khánh Ly trình bày
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Tue Dec 22, 2015 2:50 pm    Tiêu đề: Thuyền Viễn Xứ - Sáng tác Phạm Duy

Thuyền viễn xứ
Phạm Duy

Chiều nay sương khói lên khơi
Thùy dương rũ bến tơi bời
Làn mây hồng pha ráng trời
Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người

Thuyền ơi viễn xứ xa xưa
Một lần qua giạt bến lau thưa
Hò ơi giọng hát thiên thu
Suối nguồn xa vắng chiều mưa ngàn về

Nhìn về đường Cổ Lý Cổ Lý xa xôi
Đời nhịp sầu lỡ bước bước hoang mang rồi
Quay lại hướng làng Đà Giang lệ ướt nồng
Mẹ già ngồi im bóng mái tuyết sương mong con bạc lòng

Chiều nay gửi tới quê xưa
Biết là bao thương nhớ cho vừa
Trời cao chìm rơi xuống đời
Biết là bao sầu trên xứ người

Mịt mờ sương khói lên hương
Lũ thùy dương rũ bóng ven sông
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường


Thuyền Viễn Xứ - Phạm Duy - Ngọc Hạ trình bày


Lệ Thu - Thuyền Viễn Xứ - Thu Âm Trước 1975

Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Thu Dec 24, 2015 3:36 pm    Tiêu đề: Đêm thánh vô cùng

"Đêm Thánh vô cùng" hoặc "Đêm yên lặng" (tiếng Đức: "Stille Nacht"; tiếng Anh: "Silent Night") là một trong những ca khúc Giáng sinh nổi tiếng, với phần lời gốc do linh mục Josef Mohr viết bằng tiếng Đức và phần giai điệu do nghệ sĩ organ Franz Xaver Gruber sáng tác năm 1818, cả hai đều là người Áo. Phiên bản đang được sử dụng rộng rãi ngày nay có đôi chút khác biệt với nguyên bản của Gruber. Ca khúc này đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào tháng 3 năm 2011.[1]

Franz Xaver Gruber, vẽ bởi Sebastian Stief (1846)

Ca khúc được sáng tác hoàn tất vào ngày 25 tháng 12 năm 1818 và được trình diễn lần đầu tại Nhà thờ Thánh Nicôla (Nicola-Kirche) ở Obendorf thuộc nước Áo. Linh mục Mohr viết lời cho bài hát từ năm 1816, nhưng mãi đến đêm vọng Lễ Giáng Sinh năm 1818 mới tìm gặp nghệ sĩ Gruber để nhờ soạn phần giai điệu cũng như phần phối âm cho đàn ghita. Có lẽ linh mục Mohr muốn có một ca khúc Giáng Sinh mới dành cho Thánh lễ nửa đêm Giáng Sinh, nhưng đàn phong cầm của nhà thờ đã bị hỏng. Lúc đầu, Gruber không đồng ý với đề nghị của Mohr vì e rằng giáo dân đến dự lễ sẽ không thích loại âm nhạc được trình bày với đàn ghita, bởi lẽ lúc đó quy chế về nhạc cụ trình diễn thánh ca phải là phong cầm. Nhưng vì không còn sự lựa chọn nào khác, Gruber phải chấp nhận và bắt tay vào việc. Chỉ trong vài giờ đồng hồ, phần nhạc của ca khúc được hoàn tất. Lúc đầu, người dự lễ tỏ ra kinh ngạc khi nghe ca khúc được trình bày với đàn ghita, nhưng chẳng bao lâu mọi người bị mê hoặc bởi giai điệu ngọt ngào của bài hát.

Từ đầu thập niên 1900, Nhà thờ Thánh Nicôla bị lũ lụt tàn phá, thị trấn được dời lên một nơi an toàn hơn ở thượng nguồn dòng sông, một ngôi nhà thờ mới được xây dựng bên cạnh một chiếc cầu. Một nhà nguyện nhỏ gọi là Stille-Nacht-Gedächtniskapelle (Nhà nguyện Tưởng nhớ Ca khúc Đêm Yên Lặng) được dựng lên ngay tại địa điểm của ngôi nhà thờ cũ bị phá hủy, và ngôi nhà kế cận được biến thành nhà bảo tàng, quanh năm thu hút du khách đến từ khắp nơi trên thế giới, nhưng đông nhất vẫn là trong tháng 12.

Mặc dù bản gốc của ca khúc đã bị thất lạc, một bản viết tay của Mohr đã được tìm thấy vào năm 1995, các nhà nghiên cứu xác định nó thuộc vào khoảng năm 1820. Điều này cho thấy linh mục Mohr đã viết lời bài hát vào năm 1816 khi ông được phân công đến một nhà thờ hành hương ở Mariapfarr (Áo), và phần nhạc được sáng tác bởi Gruber vào năm 1818. Đây là bản cổ nhất, cũng là bản viết tay duy nhất của Mohr. Giai điệu được sáng tác bởi Gruber chịu ảnh hưởng của âm nhạc truyền thống tại các vùng nông thôn, phảng phất những nét đặc trưng của dân ca Áo.

Năm 1859, John Freeman Young (Giám mục Giáo phận Florida, Hoa Kỳ) cho ra đời bản dịch tiếng Anh của ca khúc, và nó trở thành bản được nhiều người biết đến nhất hiện nay.[2] Nói chung, các phiên bản hiện nay có giai điệu được sử dụng thường là chậm, theo lối hát ru, có một chút khác biệt so với bản nguyên gốc của Gruber (đặc biệt là ở các dòng cuối cùng) có tiết tấu linh hoạt, gần như nhạc khiêu vũ. Ngày nay, lời và giai điệu ca khúc đã được đưa vào phạm vi công cộng của điều luật tác quyền.

Ca khúc vẫn thường được trình diễn không cần nhạc đệm theo lối a cappella. Mặc dù được sáng tác bởi hai tín hữu Công giáo, bài hát này cũng có một vị trí đặc biệt trong các nhà thờ thuộc Giáo hội Luther. Người ta tin rằng ca khúc Giáng Sinh này đã được dịch ra hơn 140 ngôn ngữ trên khắp thế giới, và là một trong những bài hát được yêu thích nhất mọi thời đại.[3][4]

*** Phần chuyển ngữ và đặt tựa tiếng Việt của nhạc sĩ Hùng Lân.

Ca khúc này cũng từng được hát cùng một lúc bằng tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Đức trong ngày hưu chiến đêm Giáng sinh [5] năm 1914 trong Chiến tranh thế giới thứ I, vì đây là một thánh ca mà các binh sĩ của cả hai bên của cuộc chiến đều biết.

Tham khảo
1. ^ “Österreichische UNESCO-Kommission - Nationalagentur für das Immaterielle Kulturerbe - Austrian Inventory”. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
2. ^ Underwood, Byron Edward, "Bishop John Freeman Young, Translator of 'Stille Nacht'", The Hymn, v. 8, no. 4, October 1957, pp. 123–132.
3. ^ Ronald M. Clancy, William E Studwell. Best-Loved Christmas Carols. Christmas Classics Ltd, 2000.
4. ^ “Silent Night”. Silent Night Web.
5. ^ Stanley Weintraub, Silent Night: The Remarkable Christmas Truce of 1914. New York: Free Press, 2001.


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hợp Ca "Đêm Thánh Vô Cùng"- Nhạc sĩ Hùng Lân

Đêm Thánh Vô Cùng - Silent Night - Ca sĩ Elvis Phương trình bày
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Sat Feb 06, 2016 1:10 am    Tiêu đề: Xuân Này Con Không Về - Sáng tác Trịnh Lâm Ngân (Trần Trịnh, Lâm Đệ và Nhật Ngân)

Con biết bây giờ mẹ chờ tin con
Khi thấy mai đào nở vàng bên nương.
Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về,
Nay én bay đầy trước ngõ mà tin con vẫn xa ngàn xa

Ôi nhớ xuân nào thuở trời yên vuị
Nghe pháo giao thừa rộn ràng nơi nơi
Bên mái tranh nghèo, ngồi quanh bếp hồng
Trông bánh chưng chờ trời sáng
Ðỏ hây hây những đôi má đào

DK:
Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm
Mái tranh nghèo không người sửa sang.
Khu vườn thiếu hoa vàng mừng xuân.
Bầy trẻ thơ ngây chờ mong anh trai
Sẽ mang về cho tà áo mới
Ba ngày xuân đi khoe xóm giềng.

Con biết không về mẹ chờ, em trông.
Nhưng nếu con về bạn bè thương mong.
Bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường
Không lẽ riêng mình êm ấm?
Mẹ ơi, con xuân này vắng nhà.
.................................................
.................................................
.................................................

Mẹ thương con xin đợi ngày mai


Xuân Này Con Không Về - Duy Khánh trình bày
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Wed Jun 01, 2016 5:03 pm    Tiêu đề: Ta Về - thơ Tô Thùy Yên

Published on Aug 11, 2015
(Lời của MinhDuc :
Nguyên bài thơ "Ta Về" của Tô Thùy Yên thì rất dài, đã được nhạc sĩ Ngu Yên phổ nhạc rất hay, nhưng lại thiếu những câu đắc ý, nên tôi đành phải tự nghêu ngao ‎hát cho thỏa thôi!)Phần chọn hát:

Ta về một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ
Mười năm đá cũng ngậm ngùi thay

Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp
Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu
Mười năm mặt sạm soi khe nước
Ta hóa thân thành vượn cổ sơ

Ta về qua những truông cùng phá
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay
Chỉ có thế. Trời câm đất nín
Đời im lìm đóng váng xanh xao

Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ nỗi lẻ loi

Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này

Ta về khai giải bùa thiêng yểm
Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi
Hãy kể lại mười năm chuyện cũ
Một lần kể lại để rồi thôi

Ta về như giấc mơ thần bí
Tuổi nhỏ đi tìm một tối vui
Trăng sáng soi hồn ta vết phỏng
Trọn đời nỗi nhớ sáng khôn nguôi

Ta về như hạc vàng thương nhớ
Một thuở trần gian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữu hạn
Đành không trải hết được lòng ta


Ta Về - thơ Tô Thùy Yên - Minh Duc trình bày
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Mon Jul 11, 2016 10:21 pm    Tiêu đề: Giòng An Giang - Tác giả: Anh Việt Thu

Giòng An Giang sông sâu nước biếc
Giòng An Giang cây xanh lá thắm
Lả lướt về qua Thất Sơn
Châu Đốc giòng sông uốn quanh
Soi bóng Tiền Giang Cửu Long.

Giòng An Giang trăng lên lấp lánh
Giòng An Giang tung tăng múa hát
Đêm đến giòng sông thở than
Bên mấy hàng cây hắt hiu
Đã mấy mùa xuân thái bình.

Giòng An Giang đáy nước in sâu
Nhịp cầu tre ngắm bóng say sưa
Nắng vẫn chiếu trên làn sóng nhấp nhô
Nắng vẫn chiếu trên gò má hây hây mơ màng, ngây thơ.
Cô thôn quê đang giặt yếm trên sông
Tiếng sáo vắng trên đồng lúa xanh tươi
Trâu lang thang, đôi cò trắng tung bay dập dìu.

Giòng An Giang ai qua vẫn nhớ
Giòng An Giang xinh xinh nước biếc
Đây những thuyền ai lắc lơ
Đôi mái chèo trăng lướt qua
Lơ lững vầng trăng vỡ tan.

Giòng An Giang xanh xanh khóm trúc
Giòng An Giang lơ thơ bến nước
Đây những người thôn nữ xinh
Duyên dáng chuyền tay dắt nhau
Múc mấy vầng trăng đổ đi ...

Đây những người thôn nữ xinh
Duyên dáng chuyền tay dắt nhau
Múc mấy vầng trăng đổ đi ...


Giòng An Giang - Tác giả: Anh Việt Thu - Ca sĩ: Ánh Tuyết
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Âm nhạc Việt Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2, 3, 4, 5  Trang kế
Trang 4 trong tổng số 5 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân