TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - TIN TỨC
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

TIN TỨC

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
tintuc



Ngày tham gia: 26 Nov 2012
Số bài: 106

Bài gửiGửi: Wed Jan 23, 2013 1:12 am    Tiêu đề: TIN TỨC

SGN TV News 22-1-2013 - Tin Việt Nam



SGN TV News 22-1-2013 - Tin Á Châu



SGN TV News 22-1-2013 - Tin Thế Giới




Vietface News 22-1-2013 - Tin Hoa Kỳ



Vietface TV News 22-1-2013 - Tin Buổi Tối
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7360

Bài gửiGửi: Wed Jan 23, 2013 3:23 am    Tiêu đề: Quyền lực thứ tư - Quyền lực chính trị của BÁO CHÍ - TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH ...

Như đã tiên đoán từ đầu, TIN TỨC sẽ là ngọn đuốc mới, đem đến diễn đàn Duy Tân những điều hay mới lạ, kịp lúc, kịp thời, và chắc chắn làm tăng thêm phần sắc thắm của Diễn Đàn Trung Học Duy Tân .  Hoan hô & cám ơn TIN TỨC .
Mai Hữu Thọ  


Quyền lực thứ tư - Quyền lực chính trị của báo chí, truyền hình, truyền thanh ...
NGUYỄN BÙI KHIÊM


“T. Jefferson đã mạnh mẽ tuyên bố rằng: nếu phải chọn giữa một bên là một chính phủ không có báo chí và một bên là báo chí không có chính phủ, ông sẽ - không do dự một giây nào để chọn điều thứ hai”

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, truyền thông đại chúng (TTĐC) đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Một số tập đoàn truyền thông khổng lồ đang nắm giữ vị trí độc quyền, chiếm lĩnh không gian thông tin toàn cầu, thao túng dư luận và tác động mạnh mẽ đến ý thức xã hội toàn cầu. Thông tin là một nhu cầu thiết yếu, vì vậy, TTĐC ngày càng thâm nhập sâu vào các lĩnh vực, trước hết là trong lĩnh vực chính trị (do đặc thù của hoạt động chính trị mang tính tổ chức cao nên nhu cầu về thông tin càng lớn).

Ở nhiều nước trên thế giới, thể chế chính trị được xây dựng trên cơ sở học thuyết tam quyền phân lập của Montesquieu. Quyền lực nhà nước được phân bổ cho hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp theo nguyên tắc độc lập – ngang bằng – chế ước lẫn nhau, nhằm mục đích phòng ngừa lạm dụng quyền lực. Theo Montesquieu, thực hiện những nguyên tắc này là cơ sở để đảm bảo tự do chính trị. Ngày nay, sự vượt trội về kinh tế, tiềm lực quân sự – được trợ lực bởi một hệ thống truyền thông bùng nổ dựa trên nền tảng công nghệ cao – đã góp phần củng cố uy thế của một số quốc gia phương Tây, đứng đầu là Mỹ. Bên trong các quốc gia này, cuộc đấu tranh giữa các thế lực chính trị, các đảng phái cũng diễn ra quyết liệt. Chân dung một nền chính trị, từ thể chế, con người đến những xung đột lợi ích… cũng được thể hiện rõ rệt qua hệ thống TTĐC. TTĐC đã thực sự trở thành một thứ quyền lực xã hội, như Erich Bagiactam (Thụy Điển) đã chỉ rõ: “Báo chí nghiêm túc nghiên cứu các vấn đề quyền lực và thực tiễn vận dụng quyền lực, mà bản thân nó là một thứ cân bằng quyền lực kiểm soát”. Lý luận và thực tiễn đều cho thấy, TTĐC có mối quan hệ khăng khít với chính trị và các nhánh quyền lực khác.

Trong ý tưởng đề cao vai trò của nó, từ những năm 1798, người ta còn gọi báo chí là quyền lực thứ tư (Fourth Power). Đó là khái niệm có ý nghĩa biểu trưng cho sức mạnh chi phối, tác động của báo chí đối với đời sống xã hội. Tất nhiên, đó cũng chỉ là những cách nói đề cao vai trò của TTĐC, bởi vì dù có độc lập đến đâu thì TTĐC cũng là những sản phẩm do các thế lực chính trị nuôi dưỡng và sử dụng, mọi hoạt động của nó không nằm ngoài mục đích phục vụ chế độ chính trị đó. Cũng cần nói thêm rằng, do đặc điểm của chế độ chính trị và phương thức tổ chức quyền lực nhà nước, nên “quyền lực thứ tư” mới được công nhận và đóng vai trò thực sự quan trọng, rõ nét ở mỗi thể chế chính trị. Có thể nhận diện “quyền lực thứ tư” với những đặc điểm cơ bản sau đây:

1. Với tư cách là “quyền lực thứ tư”, TTĐC phương Tây được hình thành từ sớm và phát triển mạnh mẽ trong ba thế kỷ gần đây, có thể được xem như một thiết chế chính trị bên ngoài, có vị trí độc lập tương đối với nhà nước (do tính chất tư nhân và hoạt động tìm kiếm lợi nhuận). Do không có được nền tảng nhà nước, nên “quyền lực thứ tư” không có sức mạnh cưỡng chế (không có tính bắt buộc) như các nhánh quyền lực khác. Thực chất của “quyền lực thứ tư” chỉ là sự quy ước với tư cách là một thiết chế dân chủ trực tiếp (quyền lực trực tiếp) mang tính thuyết phục, tư vấn, gợi mở.

2. Trong tư duy chính trị học về quyền lực và cấu trúc của nó, “quyền lực thứ tư” là quyền lực không chính thống, quyền lực phi thiết chế. Tuy nhiên, thực tiễn chính trị khẳng định, TTĐC có thể đạt tới đỉnh cao và trở thành quyền lực thứ tư khi nó tác động mạnh mẽ, tích cực tới các nhánh quyền lực trong xã hội, thúc đẩy quá trình hoạch định và thực thi chính sách nhà nước có hiệu quả. Sự tác động của hệ thống TTĐC trong đời sống chính trị được thể hiện rất đa dạng và phong phú, ở cả sức ảnh hưởng tới các quan điểm chính trị với vị trí là phương tiện được tổ chức và chỉ đạo bởi một hệ thống chính trị nhất định. Phạm vi tác động của TTĐC cũng không chỉ giới hạn ở bên ngoài đối với thể chế chính trị mà còn gắn bó mật thiết với các yếu tố cấu thành của nó. Điều đó cho thấy, sự xuất hiện của “quyền lực thứ tư” và tác động của nó đến quá trình thực thi quyền lực chính thức đã làm đảo lộn quan niệm về quyền lực của Montesquieu.

3) Về bản chất, xuất phát từ mục đích của cuộc đấu tranh nên thực chất quyền lực của TTĐC chính là quyền lực của công luận (quyền tự do ngôn luận), là “uy tín tri thức” (sức mạnh của lời nói, của sự ảnh hưởng); quyền được nói lên những vấn đề bức xúc, gai góc trong cuộc sống hay những nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp xã hội để đem lại công bằng, dân chủ cho họ. Nhìn chung, những thẩm quyền của TTĐC nằm trong lĩnh vực tư tưởng, tinh thần. Song, với những đặc tính như: khả năng xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và tạo áp lực mạnh mẽ, nên thẩm quyền của TTĐC có lúc còn vượt trội hơn so với sức mạnh của quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế. Đồng thời, “quyền lực của báo chí không chỉ nằm trong quyền công bố sự thật… mà còn nằm trong quyền cung cấp những hình thức xuất hiện công bố”.

4) Kiềm chế và đối trọng là nguyên tắc nền tảng, phổ quát chi phối sự vận hành mọi thể chế chính trị phương Tây và TTĐC cũng không nằm ngoài sự tác động của quy luật đó. Mặc dù không có sự quản lý chính thức nào đối với TTĐC; song, trên thực tế vẫn có cơ chế “kiềm chế và đối trọng” chống lại sự thái quá của giới truyền thông ở cả trong và ngoài ngành. Cụ thể: kiềm chế từ bên ngoài gồm các đạo luật về chống bôi nhọ danh tiếng và sự giám sát của các tổ chức do báo giới thành lập. Kiềm chế từ bên trong được thực hiện bởi các “thanh tra viên” được các tờ báo chỉ định để điều tra dư luận xã hội về các hoạt động và uy tín của tổ chức truyền thông.

Sản phẩm của TTĐC chính là dư luận xã hội. Với khả năng cung cấp, điều khiển quá trình thông tin, TTĐC có vai trò, sức mạnh đặc biệt trong việc phản ánh, khơi nguồn, điều hoà tâm trạng và chỉ đạo dư luận xã hội; qua đó tác động mạnh đến việc hình thành chủ trương, chính sách, những đối sách của các thế lực cầm quyền. “TTĐC có khả năng tác động thường xuyên có hệ thống và tính đến những thay đổi trong cuộc sống… Chính báo chí có khả năng bắt kịp được tình hình thay đổi trong từng ngày và chính vì vậy, trong trường hợp cần thiết có khả năng thay đổi định hướng công chúng”.

Ở đâu có quyền lực thì ở đó có sự quản lý. Những nhận định, đánh giá chính là quyền lực vạn năng của báo chí. Là thiết chế đối trọng với ba nhánh quyền lực truyền thống, TTĐC có vai trò kiểm tra, giám sát các hoạt động của các cơ quan công quyền. Vai kiểm soát của TTĐC chủ yếu dựa trên sức mạnh của dư luận xã hội mà báo chí là người đại diện. Xã hội phát triển, cùng với quá trình dân chủ hóa đã tạo thuận lợi cho TTĐC khẳng định vai trò và khả năng tác động trực tiếp đến ý thức của công chúng trong việc phản ánh những thiếu sót, sai lầm hay biểu dương những nhân tố tích cực của cơ quan, tổ chức nhà nước. “Quyền năng vô hạn của hệ thống TTĐC là cơ chế kết nối người dân với các nhà hoạch định chính sách”. Sức lan toả mạnh mẽ của thông tin là một sức mạnh vô hình đặt giới hạn đối với những gì chính phủ có thể làm. Vì vậy, “việc đưa tin của phương tiện TTĐC vừa tạo ra yêu cầu, vừa là sản phẩm của việc chính phủ hành động”[10]. Thực tế cho thấy những hoạt động điều tra nghiêm túc của TTĐC làm cho những thông tin cần thiết, có ý nghĩa quốc gia hoặc có tầm quan trọng đặc biệt đối với người dân bị giấu giếm, che đậy trở nên công khai, minh bạch; giúp cho các cơ quan chính phủ và các tổ chức được điều tra thực hiện đúng những mục tiêu và cam kết đã đề ra và phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình.

Điều đó cho thấy, TTĐC là công cụ hỗ trợ chế độ pháp quyền rất hiệu quả để tạo lập sự ổn định xã hội và giúp xã hội vận động theo hướng tích cực. “Một tờ báo độc lập đóng vai trò không thể thiếu trong việc duy trì nền dân chủ đại diện. Nếu không có thông tin có thể tin cậy được về hoạt động của các đại diện, công dân sẽ cảm thấy họ khó có thể kiểm soát những viên chức được bầu. Nếu không có phương tiện truyền thông, các chính trị gia sẽ khó có thể giao tiếp với cử tri và giám sát lẫn nhau”. Vì vậy, theo quan niệm phương Tây, “báo chí có chức năng như người cận vệ trung thành, canh giữ nền dân chủ và giám sát sự công bằng xã hội”. Tuy nhiên, trong nền chính trị tư sản, ngoài TTĐC, còn có nhiều thiết chế khác cùng tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà nước (như phe đối lập, viện công tố, toà án, các tổ chức, các nhóm lợi ích…). Khác với kiểm soát của các cơ quan nhà nước chủ yếu sử dụng biện pháp hành chính và kinh tế đối với các vi phạm, hoạt động kiểm soát của TTĐC tỏ ra rất hiệu quả, thậm chí còn nghiêm khắc và mạnh mẽ hơn vì nó cung cấp không chỉ cơ sở pháp lý mà cả cơ sở, chuẩn mực đạo đức về các sự kiện và nhân vật. Vai trò kiểm tra, giám sát của các phương tiện TTĐC càng đặc biệt quan trọng khi hoạt động của phe đối lập yếu và hệ thống kiểm tra, giám sát của nhà nước chưa hoàn thiện. Đồng thời, so với các thiết chế tư pháp (viện công tố, toà án…) thì phạm vi phê phán, phản biện của TTĐC rộng hơn nhiều, bao gồm cả các cơ quan, tổ chức nhà nước (cả tổng thống, chính phủ, hoàng gia), các chính sách của nhà nước và với ngay cả TTĐC (dường như không hạn chế đối tượng).

“Nhân dân sống trong một xã hội cởi mở không đòi hỏi các thiết chế của họ hoàn toàn không thể mắc sai lầm, song thật khó nếu họ chấp nhận một điều mà họ không được phép kiểm soát”[14]. Vì vậy, quyền được biết của công chúng trở thành hạt nhân của triết lý báo chí tự do và nó định hướng con đường đi cho báo chí trong quan hệ với hệ thống chính trị. Được bảo vệ bởi sự can thiệp của chính phủ bằng một điều luật đã tồn tại 200 năm trong Hiến pháp Hoa Kỳ, báo chí đã tự mình trở thành “người giám sát chính phủ”, người ghi lại các sự kiện công cộng và là người phân xử không chính thức các hành động của công chúng. Người ta cho rằng, đây cũng chính là yếu tố đã truyền cảm hứng cho Thomas Jefferson (một trong những người sáng lập ra nền dân chủ Mỹ) kiên quyết ủng hộ việc giám sát chặt chẽ của báo chí, bởi ông thấy rằng, nếu không có tinh thần trách nhiệm và tự do tuyên truyền tư tưởng thì sức phát triển và sáng tạo của quốc gia sẽ bị kìm hãm và người dân sẽ không được hưởng tự do. Vì vậy, T. Jefferson đã mạnh mẽ tuyên bố rằng: nếu phải chọn giữa một bên là một chính phủ không có báo chí và một bên là báo chí không có chính phủ, ông sẽ “không do dự một giây nào để chọn điều thứ hai”./.

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7360

Bài gửiGửi: Sat Mar 09, 2013 1:14 am    Tiêu đề: "Vì người ta cần ánh mặt trời"

"Vì người ta cần ánh mặt trời"

             
          Thơ NGUYỄN ĐẮC KIÊN
    ( trích từ Đài Á Châu Tự Do  RFA )  
                         
Vì khó khăn và bị bao vây như vậy nên bài viết của Nguyễn Đắc Kiên trở thành một trận sóng thần thông tin khi một nhà báo trẻ, đã vượt lên sợ hãi công khai viết một bài viết phản bác lại tuyên bố của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi ông này đi ngược lại mọi quy chuẩn chính trị cáo buộc nhóm kiến nghị 72 là suy thoái đạo đức, khi họ đòi hỏi phải bỏ Điều 4 Hiến pháp, phải tam quyền phân lập và phi chính trị hóa quân đội.
Bài viết của Nguyễn Đắc Kiên đã phá sản tận cốt lõi lập luận và thói quen áp đặt dư luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là những lãnh đạo chóp bu. Sau bài viết nảy lửa này anh trở lại đời sống âm thầm của một người cầm viết tự do vì đã chính thức bị cho thôi việc tại tờ báo mà anh cộng tác.
Nguyễn Đắc Kiên không những là một nhà báo giỏi, can trường mà anh còn là một nhà thơ tài năng. Góc nhìn của Nguyễn Đắc Kiên trong tập thơ mang tên “Những số không vòng trắng” khiến chúng ta có dịp hiểu thêm về thái độ của anh trước thời cuộc hiện nay. Anh làm thơ không để thưởng thức một cách bình thản, với trà ngon với hương đồng gió nội hay bên khói hương trầm đọc thơ như thói quen của những người muôn năm cũ. Thơ của Kiên xoắn sâu vào lòng người, bẻ gãy sự vô cảm đang ăn mòn từng tế bào xã hội, bắt người đọc phải chọn thái độ mặc dù chỉ là một suy tư, và hơn hết chúng mang đến cho người đọc những thông tin đến trái tim chứ không phải khối óc.
Tập thơ mỏng chưa tới trăm trang với 13 bài thơ được tác giả cho là thơ lẻ và một bài kịch thơ 4 hồi. Những bài thơ được gọi là lẻ ấy có bài như một phán xét nghiêm khắc, có bài như nỗi đắng cay tràn qua mi mắt. Lại có bài vừa đọc lên thấy lâng lâng hạnh phúc nhưng tới cuối bài thì trở thành hụt hẫng, xót xa.
Thơ Nguyễn Đắc Kiên không có chỗ trống cho người đọc trú chân, anh buộc khách đọc thơ anh phải đồng hành, bỏ dép lê chân trên con đường đầy sạn sỏi. Những viên sỏi ấy làm khách khập khiễng đã đành, chúng còn bắt người dẫm lên chúng phải cúi xuống nhìn cái tác nhân gây ra đau đớn ấy.
Bài thơ “Vì người ta cần ánh mặt trời” của anh khiến không ít người giật mình. Con đường mà nhà thơ dẫn chúng ta đi sao quen thuộc quá. Chúng ta đã gặp nó từ khi ngồi trên ghế tiểu học với những bài học lịch sử dài đằng đẵng. Bao nhiêu xương máu đã đổ xuống mảnh đất này nhưng đến bây giờ vẫn chưa ngừng đổ. Tuy có ít hơn, có âm thầm hơn nhưng vẫn là máu. Máu của người mất đất, của những tiếng nói đòi được nói. Máu rơi từ những lên tiếng kêu gào đòi tự do, điều mà hàng trăm năm cả dân tộc bị vùi dập vì thiếu thốn. Máu rơi nhưng quá ít người để ý, quá ít người quan tâm. Cuộc sống vẫn trôi như không có gì xảy ra. Cả cuộc sống đang ngủ vùi như chưa bao giờ được ngủ. Bài thơ lay lắt gọi, thảng thốt đánh thức những trái tim gần như lạnh giá.

Vì người ta cần ánh mặt trời

tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
bốn ngàn năm, giờ lại ngót trăm năm.
hết phong kiến độc tài, đến lũ bạch tuộc thực dân,
hết quân, hết vương, đến lũ tượng thần chủ nghĩa.
bao thế hệ siết rên trong gọng kềm nô lệ.
chuyên chế dã man đục rỗng chí con người.
cha tôi, ông tôi, bao thế hệ ngủ vùi.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế.
không ánh mặt trời, bóng tối chí tôn,
lũ quỷ ám thừa cơ toàn trị,
khủng bố dã man, reo rắc những kinh hoàng,
biến lẽ sống thành châm ngôn “mày phải sợ”.
mày phải sợ mày ơi mày phải sợ,
sợ nữa đi có sợ mãi được không,
cốt tủy mục rỗng rồi trí óc cũng tối đen,
mày lại đẻ ra lũ cháu con “biết sợ”.
bao thế hệ đã ngậm ngùi mắc nợ,
lũ chúng ta lẽ nào lại mắc nợ mai sau,
còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,
sống cho xứng danh xứng con người trên mặt đất.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
cũng chưa thấy có ngày mai nào không thể.
vì người ta cần ánh mặt trời,
tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi!



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân