TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Pleiku
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Pleiku

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Du Lịch
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
henry chang



Ngày tham gia: 01 Oct 2008
Số bài: 1223
Đến từ: Hawaii

Bài gửiGửi: Mon Dec 03, 2012 1:02 am    Tiêu đề: Pleiku


Mắt biếc Pleiku

Biển Hồ đẹp, càng làm Pleiku thêm tuyệt vời trong mùa hoa dã quỳ nở rộ này. Đến với Biển Hồ mênh mông mà dịu êm giữa chập chùng núi rừng mới hiểu vì sao trái tim nhạc sĩ Nguyễn Cường muốn vỡ tan vì nét duyên dáng của “viên ngọc bích” núi rừng Tây nguyên.

Biển Hồ nhìn từ trên cao như một tấm gương phẳng lặng - Ảnh: Doãn Vinh


Con đường với hai hàng thông ba lá cổ thụ dẫn vào Biển Hồ (còn gọi là hồ Tơ Nưng) như thơ mộng hơn vào tiết cuối thu. Trời se lạnh. Mặt hồ xanh trong màu ngọc bích, phẳng như một tấm gương không tì vết. Điểm xuyết trong màu xanh bạt ngàn của rừng thông ven hồ là những thảm hoa dã quỳ khoe sắc vàng rực rỡ, in bóng lung linh xuống mặt nước.

Trong khung cảnh lung linh ấy còn gì tuyệt hơn trên chiếc thuyền độc mộc đi một vòng quanh hồ, đưa máy lên chộp ngay những khoảnh khắc thiên nhiên không dễ bắt gặp lần thứ hai giữa biển nước bao quanh là trùng trùng núi cao.

Đêm xuống bên ánh lửa bập bùng, vừa nếm ngụm rượu cần ở làng Brel, nghe già làng kể những truyền thuyết huyền bí về Biển Hồ, đối với người trai đất Bắc như tôi điều gì còn có thể tuyệt hơn. Có nhiều phiên bản được truyền miệng về Biển Hồ, nhưng câu chuyện của già làng Brel nghe buồn man mác.

Đó là câu chuyện Biển Hồ từng là buôn làng sầm uất với những dòng suối trong veo. Ngày ngày tiếng chiêng, tiếng trống rộn rã khắp núi rừng. Rồi một năm nọ, trâu bò cả làng đều chết. Dân làng cho là Giàng (Trời) ghét bỏ nên cùng tộc trưởng vào rừng săn bắt nai đem về làm lễ cúng.

Lễ xong, mọi người đang vui say bỗng mặt đất rung chuyển mạnh làm sụp đổ cả làng xuống vực sâu, nước tràn mênh mông, không một ai sống sót. Riêng có vợ chồng Mạc Mây đi thăm bà con ở xa nên tránh được tai nạn thảm khốc. Họ xem hồ Tơ Nưng là chứng tích của một sự kiện bi thảm khó quên được.


Một góc Biển Hồ nên thơ vào buổi sớm - Ảnh: Doãn Vinh


Bỏ qua câu chuyện bi thảm kia để đến với những đồi chè trải dài tít tắp không kém gì cao nguyên Mộc Châu hay những vườn cà phê trĩu quả mới cảm nhận được sự trù phú của vùng đất đỏ bazan này. Ở đây có hàng thông cổ thụ lãng mạn mà nhạc sĩ Nguyễn Cường đã mô tả hàng thông xanh trong đôi mắt em trong bài hát nổi tiếng Đôi mắt Pleiku. Con đường thông sâu hun hút với những thân cây xù xì dẫn lối vào những đồi chè xanh mướt thật sự là không gian lý tưởng cho những chuyến du ngoạn ngắn ngày.

Về đây mới biết không chỉ Buôn Ma Thuột mới có cà phê ngon. Cà phê ở đây cũng là đặc sản. Mùa này về Gia Lai đang là những ngày cuối thu hoạch cà phê, du khách có thể xin phép chủ vườn tham quan, trải nghiệm một ngày lao động với những người hái thuê cà phê tứ xứ. Sau đó chắc chắn bạn sẽ được nhâm nhi ly cà phê đậm đặc nguyên chất, có vị đắng xen lẫn vị chua thanh quyến rũ ở cuống họng...

Rời Biển Hồ, rời Pleiku mà câu hát của Nguyễn Cường vẫn bên tai: “Em đẹp thế Pleiku ơi...”, và một câu hỏi nữa cũng cứ lởn vởn: “Sao có quá ít du khách về đây thế?”.


Thảm hoa dã quỳ mọc ven Biển Hồ - Ảnh: Tiến Thành



Một góc Biển Hồ - Ảnh: Tiến Thành



Con đường thông ba lá dẫn vào danh thắng Biển Hồ - Ảnh: Tiến Thành


Trải nghiệm hái cà phê chín ở Biển Hồ - Ảnh: Tiến Thành


Biển Hồ, hay hồ Tơ Nưng (còn gọi là hồ Ia Nueng) là hồ nước ngọt vốn là miệng núi lửa đã ngưng hoạt động. Từ Pleiku theo quốc lộ 14 đi về Kon Tum, khi đến km7 thì rẽ về tay phải. Hồ sâu 30m, rộng khoảng 230ha có rừng thông bao quanh. Khi du ngoạn tới Biển Hồ, bạn cần mang áo ấm mặc vào buổi sáng và buổi chiều muộn để tránh rét.

Biển Hồ không chỉ là nơi cung cấp nước ngọt cho thành phố Pleiku mà còn là vựa cá lớn với đủ loại cá nước ngọt như cá chép, trắm, đá, trôi... Du khách đến đây cũng nên nếm thử một loại tép nhỏ xíu nhưng thịt rất thơm và ngọt đặc biệt ở đây.

TIẾN THÀNH/TUỔI TRẺ ONLINE

---------------------
Về Đầu Trang
thichvui



Ngày tham gia: 16 Jul 2012
Số bài: 238

Bài gửiGửi: Thu Dec 06, 2012 4:24 pm    Tiêu đề: Chuyện quê nhà: Kỳ lạ quán cà phê vừa bán vừa… đuổi khách ở phố núi Pleikú

Chuyện quê nhà: Kỳ lạ quán cà phê vừa bán vừa… đuổi khách

Cali Today News – Thời buổi kinh tế khó khăn việc buôn bán làm ăn phải cạnh tranh ráo riết nên việc coi “khách hàng là thượng đế” là điều bắt buột của các doanh nghiệp. Thế nhưng câu nói đó lại không đúng với một số quán xá “kỳ lạ”, khách hàng quá đông đến độ người chủ phải đuổi đi bớt. Chúng ta đã từng nghe nói đến bún chửi, cháo mắng…nay lại có thêm quán cà phê đuổi khách. Bài viết chúng tôi trích đăng từ Dân Trí viết về quán cá phê kỳ lạ này, nó có gì đặc biệt mà khách hàng dù bị đuổi vẫn quay lại vào ngày khác? Mời quý vị theo dõi để biết đuợc những điều lạ kỳ này.
Quán không tên, không biển hiệu, cũng chẳng bàn ghế sang trọng hay bất kì một bản nhạc nào, thế nhưng, quán cà phê của ông Chín Gia Lai lại đông đến mức vừa bán vừa phải… đuổi khách.


Ông Chín chủ quán (đang đứng) cho biết 'đuổi khách cũng phải có nghệ thuật'

Nằm ngay mặt tiền của con đường Đinh Tiên Hoàng (TP. Pleiku, GiaLai) quán cà phê của ông Ngô Hồng Hà (72 tuổi, tên thường gọi là ông Chín Thứ) ở số nhà 66 không có bất kì một biển hiệu hay đồ trang trí nào, nhưng quán luôn tấp nập khách trong và ngoài tỉnh đến thưởng thức cà phê từ lúc hơn 3 giờ sáng hàng ngày đến tận chiều tối.

Đến Phố núi Pleiku
- nơi được xem là một trong những vựa cà phê lớn nhất Việt Nam, hẳn rằng du khách sẽ không khó lựa chọn cho mình một quán cà phê vừa sang trọng lại được phục vụ tận tình. Vậy nhưng, nhiều du khách vẫn rỉ tai nhau và tìm đến quán cà phê của ông Chín Thứ để được thưởng thức hương vị cà phê Phố núi và nhất là chứng kiến cảnh mà người dân Phố núi “nghiền” cái vị đắng của loại nước uống này đến mức nào. Nhưng có lẽ điều đặc biệt nhất của quán “Chín Thứ” chính là trí nhớ tài tình của ông chủ quán khi có thể nhớ đến từng chi tiết khẩu vị thưởng thức cà phê của hàng trăm khách “ruột”…

Thấy anh bạn tôi vừa dựng xe, chưa kịp vào kiếm chỗ ngồi, ông Chín đã cất giọng gọi lớn “1 phê đen ít đường”. Thấy tôi ngạc nhiên thì bạn liền giải thích: “Ai hay đến đây uống là ông Chín đều nhớ như in khẩu vị thưởng thức cà phê của người đó, nên khách vừa ngồi xuống là có cà phê uống luôn không cần chờ đợi hay phải chế thêm gì cả”.

Loay hoay kiếm mãi mà vẫn chưa tìm được cho mình một chỗ để ngồi, chúng tôi đành cầm ly cà phê của mình rồi tìm một chỗ ngồi dưới nền vỉa hè trước quán. Không chỉ có chúng tôi phải ngồi dưới nền vỉa hè, mà nhiều vị khách mới đến cũng cùng chung cảnh ngộ. Khách đến ngày càng đông, chỗ ngồi càng “khan hiếm”, sau khi nhìn quanh một lượt, con trai ông chủ quán liền đến chỗ ông khách đang ngồi đọc báo và nói: “Uống xong rồi thì đứng lên mà về chứ ngồi đây làm gì nữa, hay chờ người ta nấu mì tôm mang ra ăn xong nữa mới chịu về”!

Nghe vậy, anh bạn đi cùng liền nhanh lời: “Tại quán đông quá nên ai ngồi uống lâu là bị đuổi để lấy chỗ cho người mới đến ngồi, mọi người hay gọi đây là quán cà phê đuổi. Có người còn bị đuổi thẳng kiểu như “uống xong rồi thì biến đi cho người ta bán chứ ngồi đây làm gì” hay “đứng dậy đi về, đây không phải chỗ ngồi để đọc báo”…”.

Bị đuổi miết, nhưng quán của ông Chín vẫn ngày càng đông khách, những vị khách đến thưởng thức cà phê ở quán “đuổi” với đủ thành phần từ già đến trẻ, từ bác xe ôm đến những cán bộ nhà nước, và ngay cả những ông chủ doanh nghiệp bước xuống từ chiếc ô tô sang trọng. Và khi bị đuổi thì những vị khách cũng chỉ vui vẻ đứng lên tính tiền ra về mà hề không giận dữ.


Ông Thanh (đội mũ bảo hiểm) đã uống ở đây hơn 10 năm và không muốn đến quán nào khác mặc dù bên cạnh nhà ông cũng rất đông quán cà phê.

Bởi tất cả họ đều thông cảm khi biết ai cũng muốn thưởng thức cà phê “Chín Thứ”. Chỉ tính riêng buổi sáng, quán của ông Chín phải phục vụ ít nhất cũng vài trăm lượt khách đến thưởng thức cà phê. Và cao điểm nhất là thời gian từ 6-7 giờ sáng, nếu không vừa bán vừa… đuổi thì có lẽ quán của ông Chín chẳng có chỗ để đứng.

Tiếp xúc với chúng tôi, một số vị khách cho biết, tuy xung quanh nhà mình không thiếu quán cà phê, nhưng mỗi sáng họ vẫn chạy xe cả chục km từ nhà đến quán nhà ông Chín để thưởng thức cà phê của quán. Chỉ với lý do duy nhất “Tôi đã uống cà phê ở đây cả chục năm nay, quen cách pha chế ở đây nên bây giờ uống chỗ khác thấy không có cảm giác ngon và nhạt miệng kiểu gì ấy”.

Có “thâm niên” uống cà phê ở quán ông Chín hơn 10 năm nay, ông Trần Văn Thanh (72 tuổi, nhà trên đường Lê Lợi, TP. Pleiku) cho biết: “Hôm nào mưa to quá thì tôi ở nhà, còn sáng nào tôi cũng tự chạy xe đến đây uống cà phê, uống ở đây cả chục năm rồi nên tôi không thích đi uống chỗ khác. Đến đây uống vừa hợp khẩu vị mà vừa không phải kêu gọi gì cả”.

Thưởng thức xong ly cà phê “đuổi”, chúng tôi được ông Chín đồng ý tiếp chuyện vào chiều tối, bởi cả ngày ông bận phục vụ cả nghìn lượt khách. Sau một ngày làm việc tất bật, so với cái tuổi 72 của mình, ông Chín khỏe mạnh, quắc thước và có trí nhớ ít ai sánh bằng. Ông cho biết, quán cà phê này ông đã mở cách đây 27 năm, sau khi nghỉ làm nghề thợ may.

Khách đến quán ông không chỉ là những vị khách quen thuộc ở Gia Lai, mà còn có rất nhiều khách du lịch ở các tỉnh khác đến: “Phần lớn khách đến uống quán tôi là những vị khách quen thuộc uống ở đây cả chục năm nay. Nhưng có hôm cả đoàn khách du lịch hàng chục người đi xe ô tô ở ngoại tỉnh cũng tìm đến quán để uống, rồi cả khách nước ngoài nữa…”, ông Chín nói.

Chia sẻ về cách thu hút khách, ông Chín cho biết ngoài bí quyết pha chế cà phê (không thể tiết lộ) thì ông còn bí quyết quan trọng không kém đó là ghi nhớ trong đầu cách uống cà phê của từng người: “Khách chỉ cần đến đây uống thường xuyên vài lần, là mình phải để ý và nhớ xem họ uống cà phê đen hay cà phê sữa, nhiều đường hay ít đường… để lần sau họ đến là mình có thể đem ra ngay mà không cần phải chờ khách gọi, chứ chờ khách phải gọi thì quán phục vụ không kịp”, ông Chín chia sẻ.

Theo Dân Trí
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7359

Bài gửiGửi: Thu Dec 06, 2012 5:33 pm    Tiêu đề: CÒN MỘT CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ - Thơ: Vũ Hữu Định - Nhạc: Phạm Duy - Anh Dũng

RIÊNG TẶNG 2 BẠN HENRY CHANG & THÍCH VUI NHẠC PHẨM :
"CÒN MỘT CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ" - PLEIKU
MHT



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Du Lịch Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân