TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - KẺ CÔ ĐON
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

KẺ CÔ ĐON

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Diem Khanh



Ngày tham gia: 04 Jul 2008
Số bài: 579

Bài gửiGửi: Thu Feb 23, 2012 7:59 pm    Tiêu đề: KẺ CÔ ĐON
Tác Giả: NGUYÊN HÒA

 


   
KẺ CÔ ĐƠN
                            NGUYÊN HÒA


Trời đã xế chiều. Ánh nắng còn chói chang chiếu lấp lánh trên nóc nhà ngói đỏ phía trước mặt ông Như.  Mỗi lần có việc về làng, đi ngang qua ngôi nhà đồ sộ tọa lạc trên một vùng đất rộng lớn, xung quanh có tường gạch tô xi măng dày cộm là ông cảm thấy buồn rây rức trong lòng. Hình như có một vật gì chận ngang cổ họng, làm ông mắc nghẹn. Nhà mình xây dựng nên, đổ mồ hôi, nước mắt gần suốt một đời người để đầu tư vô nó mà mình không được ở. Nghĩ có tức không chớ? Tức muốn ói máu. Ông Trời hãy ngó xuống mà coi. Như thế có công bằng không, hỡi Hoàng Thiên, Thánh Thần, Thổ Địa?
   Ông ghé quán chị Bảy, người hàng xóm tốt bụng của ông trước đây. Ông mua một ít thực phẩm và vài thứ cần thiết để dùng tại chòi rẫy của ông ở tận dãy núi phía xa.
Vừa trông thấy ông, bà chủ quán lộ vẻ mừng rỡ, đon đả;
 - Chào cậu Như! Cậu khỏe chứ? Dạo này trông người hơi ốm ra đó. Rán giữ gìn sức khỏe nhé! Mợ Đại có khỏe không? Sao mợ không đi mua . Để cậu đi mua hoài vậy?
Hiệp sĩ Phương Cựu cười gượng:
- Bả ta đi làm và ngụ tại bịnh xá Ninh Chữ. Bà không còn ở chỏi nữa.
Thật ra, bà Đại đã chia tay với ông, sau khi hai người có một đứa con trai với nhau Vì nhiêừ lý do, nhất là dị biệt về tư tưởng, cách suy nghĩ, quan niệm sống, nên họ.bái bai nhau. Lương duyên chấp nối và tính tình không hợp nhau sau thời gian chung sống. Họ đã chán ngấy nhau.
- Lần này cậu cần thứ gì nào?
- Xin chị bán cho 5 kí gạo, chục gói mì tôm, bột ngọt, 1 lít nước mắm, vài hủ chao, cá khô, xấp bánh tráng, chị Bảy!
Trước đây, hai vợ chồng ở rẫy nắm sát khu rừng. Vì thế xa cách hàng quán cùng chợ búa. Họ dùng lương khô cho tiện, khỏi mất công đi lại hằng ngày.
Bà Đại, một góa phụ, làm bạn với ông mới đây. Hai tâm hồn cô đơn, đau khổ, kết bạn để chia vui, sẻ buồn, hủ hỉ bên nhau trong chiếc chòi tranh vác lá bé nhỏ. Túp lều đơn sơ kiểu dã chiến nằm quạnh quẽ, lẻ loi cạnh khu rừng cây bát ngát. Họ canh tác các loâi nông sản như ngô, sắn, khoai, đậu... để kiếm sống hằng ngày, ngõ hâu nuôi cái dạ dày. Bao tử quả là chúa tể tâm thân tứ đại vốn vô thường và giả tạm của kiếp nhân sinh.
Khộng ngờ cuộc đời của ông lao đao, lận đận, ba chìm bảy nổi chín long đong đủ thứ như thế. Nào chuyện binh nghiệp, lính tráng, nào lương duyên chồng vợ. Càng nghỉ, ông càng buồn bã khổ đau. Dĩ vãng lại hiện về, mỗi lúc mỗi rõ nét, trong tâm thức của người hùng cô độc. Đời ông gặp nhiều bất hạnh, xui xẻo, phiền não. Thế mà ai nào biết cho cảnh ngộ kém may mắn của mình  
                                           ooo    
Ông Như mồ côi cha từ bé. Mẹ già hay đau yếu. Nhà nghèo ở một vùng thôn quê  hẻo lánh. Một nơi” chó ăn đá, gà ăn muối” “ Khỉ ho cò gáy” Bà con giúp đỡ cho ăn học hết bậc tiểu học. May mắn thi đậu vào lớp đệ thất, trường tỉnh. Học khá, nhà nghèo, Trường thương giúp đỡ con em hiếu học, giới thiệu cho một gia đình người Bắc di cư khá giả. Cà nhà làm công nhân, viên chức chính phủ. Họ nhận Như làm con nuôi, cho ăn học, đài thọ hết mọi thứ. Như còn được học bổng của nhà trường nữa. Khỏe ru bà rù.
   Từ thuở hoa niên, chàng đã có chí, quyết tâm học giỏi để đi Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt
ngõ hầu trở thành sĩ quan chính quý hiện dịch. Con đường binh nghiệp là hoài bão, sở thích và ước mơ của cậu học sinh trung học lúc bấy giờ. Như có khiếu văn chương chút chút. Chàng thường ngâm khẻ cho vui:
                “ Làm trai cho đáng nên trai
                   Xuồng đông, đông tĩnh, lên đoài, đoài tan”
                   “ Nhiệt tính mơ ước võ quan
                     Chỉ huy, lãnh đạo hiên ngang sa trường.
                     Giang hồ, gối tuyết, nằm sương
                     Tung hoành giữ nước nêu gương anh hùng.”  
Chàng khoái mặc bộ lễ phục trắng toát, súng gắn lưỡi lê vung cao, thanh kiếm tuốt lóng lánh, chiêc mũ cát két uy nghi lẫm liệt, dáng bước hiên ngang, oai hùng của người SVSQ trường này.
     Quả thật, Như khoái lắm! Như mê lắm! Như ham muốn lắm! Như ước gì lớn lên mình sẽ trở thành sĩ quan hiện dịch để có thể thi thố tài năng, chỉ huy, lãnh đạo chiến đầu cang trường. Từ sĩ quan cấp úy, dần dần vinh thăng lên cấp tá, tướng, phụng sự tổ quốc, bảo vệ hữu hiệu quê hương đất nước chống ngoại xăm.
                 “ Ở đời muôn sự của chung
                  Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi.”
    Ngay từ thuở bé, Như để lộ tính tình khác biệt với nhiều bạn trẻ cùng trang lứa.trong xóm. Vốn ít nói, cương nghị, giàu tự ái, ngã chấp quá cao. Tánh nết tỏ ra chi li tửng tí. Quá cẩn thận, tủn mủn, thích gọn gàng, ngăn nắp, thẩm mỹ, bắt mắt. Nhưng nổi bật nhất là tánh khí kiên cường bất khuất,  không chịu nhường nhịn ai. Không chịu thua ai. Không chịu nhịn nhục, nhẫn nại, nhường bước người nào. Thà chết chừ không để kẻ khác chơi trội, chơi trên cơ, hay hiếp đáp mình, bắt nạt mình. “ Thà chết vinh hơn là sống nhục.” Như kết bạn với với Nguyên và Văn từ hồi.mới vào ngưỡng cửa Trường Trung Học Duy Tân. Họ chơi thân với nhau vì gia đình đều nghèo. Họ rũ nhau, sau này nếu cha mẹ không chu cấp cho ăn học nổi, thì họ sẽ thi vào Trưởng Thiếu Sinh Quân để được gởi đi học văn hóa cao hơn.
   Tuy nhiên, đến năm đệ lục, vì tự ái quá lớn, tánh bướng bỉnh nặng nề, kiên cường bất khuất quyết cải lại, hơn thua với thầy M. dạy môn Vật Lý. Thế là Như bị đuổi học vì lý do nhỏ nhặt, lảng xẹt. Chỉ vì không chế ngự được lòng nóng nảy, hung hăng quá cao của mình.
              “ Vô minh ngã chấp long lanh
                 Che mờ lý trí khổ mình chẳng ngưng.”
Giờ đây, nghĩ lại, ông thấy mình quả thật nông nổi, hời hợt, tự ái vặt, lời nói hành động bất cần hậu quả. Có hối lỗi cũng quá muộn màng.
  Như rời trướng Duy Tân. Mất tất cả. Xa cha mẹ nuôi. Học bổng cũng tan tành theo mây khói. Chàng ra Nha trang học tư. Nhờ người quen giới thiệu gia đính khá giả giúp ăn học. Hai bạn thân, bạn nối khố từ lúc hàn vi, Nguyên và Văn trở thành giáo viên tốt nghiệp sư phạm. Họ dạy học ờ xa, gửi tiền giúp đỡ Như tiêu vặt và mua sách vở.Như cố gắng học đậu bắng Tú Tài I để được thi vào trường Võ Bị Đà Lạt. Tuy nhiên chàng không may bị hỏng nên thiếu điều kiên nộp đơn vào trung tậm quân sự mình yêu thích và mơ ước cả đời. Đến khi chàng đậu Tú Tài bán phần thì nhà trường đòi hỏi phải có bằng Tú Tài II. Như cố gắng học chương trình lớp Đệ Nhất cho kỹ. Nhưng chàng thi hỏng mãi, Rõ chán ngấy. Số chàng làm sao ấy. Thế là chàng đến tuổi động viên vào quân đội để làm tròn nghĩa vụ của người thanh niên trong thời loạn. “Xếp bút nghiên theo việc kiếm cung” Sau khi tốt nghiệp trường Bộ Binh Thủ Đức với cấp bậc chuẩn úy, chàng đổi về Tiểu Khu Khánh Hỏa. May mắn chàng làm việc tại Quân Trấn Nha Trang. Chàng khỏi tàc chiến. Khỏe ru bà rù hà. Chàng có trách nhiệm lo an ninh, trật tự trong thành phố biển có nhiều thắng cảnh nổi tiếng khăp VN và Đông Dương. Trong thời kỳ phục vụ tại đậy, chàng hạnh ngộ với Nữ, cô gái xinh xắn. Rồi hai người thành vợ chồng. Vì Như không chịu luồn cúi, hùa theo kẻ xấu, cắp chỉ huy tham nhũng. kết bè phái ăn hối lộ, nên chàng bị thuyên chuyển đến đơn vị tác chiến. Điều không may xảy ra là chàng bị tai nạn ở Cam Ranh, do xe Mỹ đụng vào chiếc xe chàng quá giang
   Vì thương tật trầm trọng, chàng đựợc bác sĩ điều trị đưa ra hội đồng y khoa. Chàng giải ngũ về sống ở quê nhà. Tuy tật nguyền nhưng sức khỏe còn tốt. Như ra sức làm nông. Chàng vỡ đất hoang làm ruộng muối. Đôi phu thê Như- Nữ lúc bấy giờ có sáu con. Nhờ thương tật và rời khỏi quân đợi nhiều năm, nên sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chàng không bị tập trung tù cải tạo bởi chính quyền mới, như bao nhiêu viên chức và sĩ quan chế độ cũ lúc bấy giờ. Bà xã của Như hành nghề y tá chích dạo. Những lúc rỗi rãnh nàng phụ chồng làm ruộng muối. Chẳng bao lâu, họ trở nên khá giả, đầu tư tiền bạc, cất ngôi nhà ngói đồ sộ nhất làng.
   Tuy nhiên, sự thành công của cặp phu thê này làm nhiều người trong xóm ganh tỵ nhất là nhà cấm quyền địa phương. Họ tỏ ra không ưa tên ngụy tánh tình can cường bất khuất, ít chịu khuất phục, mềm mỏng với người khác, nhất là cán bộ cách mạng hay tổ trưởng, thôn trưởng...Họ tìm cách chèn ép, ăn hiếp ông đủ điều. Có người tỏ ra lạnh lùng, kỳ thị, thù ghét Như một cách công khai. Nhất là họ có những hành vi ngang ngựơc, ác cảm ra mặt với người hùng sa cơ thất thế. Ông không nhịn được. Ông cự lại, chống trả thẳng tay. Kết quả họ đưa ông lên trụ sở xã, rồi giam giữ ông tại đây một cách bất hợp pháp, bất chấp luật lệ nhà nước XHCN. Họ xài luật rừng. Nói một đường, làm một nẻo. Quả là
“ Lý của kẻ mạnh nhất là lý đúng nhất.” ( “La raison du plus fort est toujours la meilleuse.” như thi hào Pháp La Fontaine đã nói) . Họ nhốt ông để chờ cấp có thẩm quyền giải quyết.
   Lúc ấy, Như  bực tức, bất mãn vô cùng. “ No mất ngon, giận mất khôn”. Vì thế đêm đến, lợi dụng không có ai canh giữ, ông cậy cửa bỏ trốn, sau khi chơi ngỏng, tè ra khắp nơi trong phòng, rồi bôi bẩn bàn ghế, chiếu chăn, mùng màn, cửa nẻo hôi thối vô cùng. Ông đón xe lên gặp chính quyền thị xã. Ông trình bày nổi oan ức của mình. Tại đây họ xác nhận ông có đến. Họ đề nghị ông trở về địa phương để tiếp tục giải quyết.
Sau khi hồi trang trình diện chính quyền Phương Cựu,  họ không khiển trách gì cả. Họ nhỏ nhẹ bảo ông lên ngồi sau xe đạp cho một du kích chở ông lên thị xã gặp nhân viền phụ trách việc này. Họ chở ông đến đồn công an  Bạn dân liền nhốt ông vào lô cốt tức thì. Phòng giam thị xã kín mít, tối ôm như địa ngục. Chỉ có một lỗ nhỏ trên nóc nhà. Căn phòng chật chội, phỏng chừng  3 x 4 mét, nhưng giam tới mấy chục phạm nhân. Họ chen chúc nhau. Có người chỉ đứng được một chân vì phòng nhốt quá tải tù nhân. Họ ăn, uống, tiều, đại tiện tại chỗ.  Ông bị tù suốt mấy tháng, hôi thối chật chội, đau khổ, trong thế đưng` như vậy. Đúng là địa ngục trần gian. Nhà tù XHCN như thế đó.” Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngọai.” câu nói của người xưa rất chí lý.
      Sau đó, ông được trả tự do vè nhà để “ Tiếp tục sản xuất”. Trải qua sự đau khổ  trong thời gian bị giam cầm, đày đọa, khổ sở hết mực, ông chợt tỉnh ngộ. Dưới chế độ này, một chế độ độc tài đảng trị, thiếu tự do dân chủ, thật đau khổ cho đám dân ngu khu đen không biết kêu oan với ai, trong khi hành pháp lập pháp tư pháp chỉ là một do đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, nhưng là chủ ngục, cũng bị khổ cực đọa đày như tội nhân trong lao xá. Đó là nhà tù rộng lớn do công an trị. Vì vậy các câu nói:
  “ Khôn thì sống, mống thì chết” hay “ Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết là sống” không còn giá trị nữa trong xã hội hiện tại. Phải nói rằng:
“ Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết cũng chết luôn.” Thông minh, lanh lợi cách mấy, chưa chắc tồn tại dưới chế độ này.  Học hành thi cử hay xin viêc làm gì cũng phải khai lý lịch ba đời. Phải đút lót, hối lộ. Đông tiền đi trước là đồng tiền khôn. Có tiền mua Tiên cũng được.
 Lúc bấy giờ, ông sống nhu hòa, dè dặt hơn. Ông không còn gắt gổng, mắng nhiếc chửi bới, rày la, vợ con nữa. Có lẽ bà Nữ đau khổ. chịu đựng sự khó tính của chồng từ ngày sống chung với ông cho tới lúc sanh sáu mặt con. Các con ông cũng thường lắm le, lắm lét nhìn ông. Chúng sợ ông ghê lắm! Có lẽ trước kia ông khó tính quá! Nghiêm khắt quá! Cố chấp quá! Thực ra, ông rất thương yêu vợ con. Lo cho vơ con. Lo cho tương lai gia đình có mái ấm an vui hạnh phúc. Nơi cư trú, nghỉ ngơi thoải mái, sau một ngày lao động vất vả. Ông có thói quen sống cần kiệm, chi tiêu dè sẻn, tính toán từng li từng tí..Thường để dành từng đồng, sống rất kham khổ. Có lúc cả nhà ăn bắp ran suốt tuần lễ. Không phải ông lãnh đạm, khô khan, cằn cỗi, như gỗ đá. Tuy thương vợ con nhưng ông thường không biểu lộ tình cảm của mình ra ngoài, bởi vì ông ngại họ sẽ lờn mặt ông, khó cho ông chỉ huy, điều động, ra chỉ thị, sắp xếp, sai bảo họ làm việc theo ý ông. Nay nghĩ lại, ông nhận thấy mình quá dở, quá độc tài, không rành tâm lý hành xử với vợ con trong nhà, nói chi với người ngoài, chắc còn sai sót, thiếu khôn ngoan, khéo léo, tế nhị, lịch sự nhiều. Ông thật quá vụng về. Quá vô minh. Quá ngã chấp. Quá khó khăn, khó tánh, tủn mủn, vị kỷ, độc đoán, u mê, ám chướng.  
     Thật ra, đời người, hay kiếp nhân sinh cũng vô thường, giả tạm. Thấy đó, mất đó. Ông Như nhớ lại, bài “ Sám Hồng Trần” có các câu thơ đáng ghi vào lòng:
                       “ Thông minh, tài trí, anh hùng
                         Si mê, dại dột, cũng chung một gò.
                         Biển trần lắm nỗi cam go
                          Mau mau tỉnh giấc qua đò sông mê.
                          Cuộc đời nên chán, nên chê
                          Mau tìm giải thoát mà về mới khôn.      
                          Vong hồn ơi ! Hỡi vong hồn!
                          Cuộc đời nay biển, mai cồn tỉnh chưa?
                          Tỉnh rồi một giấc say sưa
                          Sẽ xin niệm Phật để đưa hồn vế
                          Hồn về Cực Lạc nước kia !                        
                          Mà xa hang quỳ, mà lìa kiếp ma.
                          Nhờ ơn Đức Phật Di Đà
                           Phóng ra một ngọn chói lòa hào quang
                          Trong khi tiếp dẫn rõ ràng
                          Rước hồn ra khỏi sáu đàng nghiệp nhơn...”
       Có thể nói không ngoa, bao nhiêu bất hạnh cứ đổ trút xuống gia đình ông từ lúc ông ở tù về. dù ông cố gắng thay đổi tính tình, bớt hà khắc, giảm nghiêm nghị với vợ con và hàng xóm láng giềng, hòa đồng với mọi người, chấp hành luật pháp XHCN. Tuy nhiên bà xã không chung thủy với ông. Bà dan díu với người khác. Hầu như cả làng ai cũng biết việc này. Họ xì xào, bàn tán, đồn rùm beng. Đúng là “ Việc trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã hay.” Tạị ông quá chủ quan! Quá tin vợ! Cứ nghĩ bà Nữ luôn nễ nang ông, sợ chồng. Trong suốt thời gian chung sống với nhau có nhiều mặt con, ông luôn luôn là chủ gia đình. Ông quyết định mọi thứ.Bà chìu chuộng làm theo ý lang quân. Ông còn nhớ hồi mới quen Nữ. Gia dình bà gốc Bắc di cư 1954, Công giáo, khó khăn không chấp nhận ông, chàng rể người ngoại đạo. Họ chỉ gả con cho vị hôn phối cùng đạo thôi. Lúc đó bà Nữ còn trẻ lắm. Tuy nhiên, bà trót yêu người hùng Ninh Thuận say đắm Những cuộc hò hẹn gặp nhau tại bãi biển Nha Trang. Thời gian đó thật là hạnh phúc nhất đời anh chàng lãng tử, sống xa nhà phục vụ trong quân đội. Ông thương cô tình nhân bé nhỏ xinh xinh vô cùng. Hai người hay đi dạo trên bãi cát trắng xóa, mịn màng dưới ánh trăng đẹp dịu dàng hay ngồi bên nhau tâm sự cạnh bóng cây dương liễu. nghe tiếng sóng vỗ rì rào bất tận. Gió biển lộng về mát rượi. Trời đêm, mặt nước thường lung linh diễm lệ. Tậm cảnh cũng mơ màng, lãng mạn, thân ái, say sưa, quyến rũ như tình yêu của họ. Chàng- nàng thù thỉ tâm tình, thì thầm bên nhau, rất vui tươi, thú vị   Họ tha hồ dệt mộng, dệt tưong lai, ước thệ yêu thương nhau suốt đời. Như sẽ cải đạo để làm vui lòng ông bà nhạc mẫu.    Ông quyết định mọi việc hôn nhân. Nàng chỉ một mực chìu chuộng người tình  Không đòi hỏi gì ở chàng. Chỉ muốn lấy được chàng làm chồng. Thế là mộng đẹp dệt thành gấm vóc rực rỡ. Tình yêu kết trái. Nàng có bầu . Chàng phải tiến hành các thủ tục hôn phối nhanh chóng
 Sau ngày đám cưới, họ sống rất hạnh phúc bên nhau. Bỗng nhiên tai nạn xảy đến cho ông như đã kể trên. Ông bị thương tật được giải ngũ. Ông vế sống với vợ con ở quê nhà. Nào ngờ... mà thật ra trên đời này mấy ai học được chữ ngờ. Bà đã ngoai tình trong lúc ông ở tù ba tháng. Một phần cũng vì vợ đa tình, đa cảm, lãng mạn, dễ xiêu lòng trước sự tán tỉnh chọc ghẹo, hứa hẹn, của người khác phái, trong lúc buồn bã cô đơn. Một phần tại vì người bạn hoc cùng lớp ngày xưa với ông Như, ngụ cùng xóm, say mê nhan sắc “ Gái năm con còn trông mòn con mắt.”Anh ta là bạn thân được Như thuê làm việc phụ rẫy cho mình. Anh này làm chung với cậu bé 13 tuổi, cũng người ở nhà minh, chuyên coi ngôi rẫy nằm cạnh khu rừng Phương Cựu. Ban đêm hai người thường ngủ chung tại chiếc chòi sát rẫy trồng hoa mầu như ngô, sắn, khoai lang... Tồi hôm ấy, bà Nữ ra thăm rẫy trong lúc lang quân bị tù. Bà ngủ lại đêm trong chòi nói trên. Thẳng bé biết điều, vào nằm trong cùng sát vách lá. Tiếp theo là anh T. bạn ông Như. Nằm ngoài cùng là người đẹp năm con còn láng mướt. Nam nữ thọ thọ bất thân. Âm dương kề nhau như nam châm hút sắt. Gái khôn cho mấy trai dỗ lâu buồn cũng phải xiêu. Thế là:
        “ Tình tang mây nước chàng nàng
            Ăn quen khó nhịn, những lần gặp nhau.”
   Anh T, tình nhân của bà xã ông Như, trước đây có hai người bạn đồng ngũ người Sài Gòn. Họ kể chuyện nam nữ nằm gần nhau hay chung chạ tiếp xúc dễ sanh tình cảm và ham muốn thể xác, khó kềm giữ được. Cùng ở chung sư đoàn 23 Bộ Binh, Quân Lực VNCH, trên cao nguyên. Trung úy Nhân và Tr.úy Trang đều bảnh trai quen với  hai chị em, Hoa, Hồng, nữ sinh lớp 11 lúc ấy. Tối hôm đó, họ lại nhà mẹ cô ta ở ngay phồ Pleiku để thằm giai nhân thành phố đất đỏ, mưa phùn quanh năm suốt tháng . Họ ở chơi, tán gẫn với các cô tới khuya. Mưa gió dai dẳng làm họ không về dơn vị được. Hai hiệp sĩ khôi ngô tuấn tú đào hoa phong nhã xin ngủ lại nhà bà góa phụ, mẹ của các nàng xinh xắn nói trên. Bà ta đồng ý cho hai người ngủ bên trong chiếc giường to. Cón bà nằm phía ngoài cùng. Trời đêm quá lạnh. dù có chăn mền nhưng cũng va chạm nhau lúc họ trăn qua trở lại vì lạ chỗ. Da thịt kề nhau, cạ nhau. Hai chàng trai cảm thấy nóng ran, nghe lòng ham muốn rạo rực. Vả lại mẹ các cô chừng bốn mươi xuân xanh. Đang tuổi hồi xuân cô đơn một bóng lâu ngày. Bả nõn nà xinh đẹp quá. Gái hai con trẻ trung gợi cảm nam nhân sung sức nhất là lính chiến xa nhà lâu nay. Tr/ Úy Trang kề tai nói nhỏ bạn:
 - Mày chịu khó ra ngoài một chút nhé!
Tr/ Úy Nhân hiểu ý, liền bước ra khỏi giường. Thế là chàng nàng ôm nhau nồng nàn say đắm. Nhân vừa lạnh run vừa rạo rực trong lòng trong khi đứng bên ngoài chờ đơi. Hiệp một xong. Trang tự động rời giừờng. Nhân vào. Tình tang mây nước tiếp màn 2. Thanh niên cừờng tráng, sung sức. Cứ thế hai chàng một nàng tha hồ yêu nhau trong đêm đông lạnh lẽo. Người góa phụ son trẻ cũng khao khát tinh yêu và tình dục. Đó là món ăn cần thiết của con người cũng như của chúng sanh. Hễ còn hơi thở là còn ái nhiễm, ái dục, còn ham muốn, còn tham sân si, thất tình lục dục gắn liền với tầm thân tứ đại của kiếp nhân sinh.      
 Trở lai việc bà Nữ ngoại tinh với anh T cùng xóm  Chẳng bao lâu tin vợ thiếu chung thủy với phu quân lan truyền khắp xóm. Ông Như tức mình gọi thằng Tèo giúp việc coi rẫy. Ông hăm dọa gặng hỏi đủ thứ. Cuối cùng nó khai:
_ Con ngủ vùi không rõ vụ này. Buổi tối, con nằm sát vách. Chú T nằm kề cháu. Thím Nữ nằm ngoài cùng. Con ngủ say vì ban ngày lao động vất vả  Con không biết gì khác đâu.
 Thế là rõ mười mươi. Bà xã đang mang bầu. Ông Như nghi T là tác giả. Ông giân cành hông quyết ly dị vợ cho đã nư. Các con theo mẹ. Ông Như bỏ nhà, đi vô rẫy sống một mình. Ngôi nhà đúc có vòng  rào xây gạch kiên cố, không ai ở hết. Bà xã dẫn con về Gò Đền sống với song thân. Ngôi nhà tòa xử bán để chia của cho đôi phu thê đã ly dị. Tuy nhiên ông Như cưong quyết không cho bán vì đó là tài sản ông chắc chiu cả đời.
-Ai dám bán nó tao chém ngay.
Thành thử vợ con ông không dám bén mãn lại đó. Ông cũng sống ở rẫy. Ngôi nhà hiu quạnh hoang vắng như Chùa Bà Đanh vì chằng ai cư ngụ
  Sau đó, ông quen với cô gái lỡ thời làm y công cho bệnh xá Ninh Chữ. Hai người có một con với nhau. Bây giờ họ tạm sống ngoài rẫy . Những lúc nàng đi làm chỉ có một mình người hùng vào ra đơn chiếc. Cũng có khi ông đến bệnh xá thăm nàng. Ông ra bãi tắm Ninh Chữ ngồi dưới gốc cây dương. Ông nhìn trời trăng mây nước, nghe sóng vỗ rì rào bất tận. Tiềng gió thổi vi vu, qua rặng dương liễu mơ màng giải sầu.  Sau đó bà Nữ cũng tái giá với một người cùng đạo ở địa phương sau khi sanh đứa thứ bảy. Thắng bé út này không rõ ai là cha. Ông Như hay Anh T? Chỉ có trời mới biết. Phải đi thử máu DNA mới có thể rõ chính xác ai là bố ruột đứa bé. Tuy nhiên bà Nữ không chịu gá nghĩa với anh chàng độc thân đa tình T. Anh này tỏ ra say mê nhan sắc của bà. Có lẽ ngại tai tiếng nên hai ngươi chia tay dù bà Nữ và ông Như đã ly hôn,
             “ Tình yêu quả thật nhiêu khê
                Thất tình. lục dục tràn trề cuốn lôi.
                Yêu thương, ham muồn đeo hoài
                 Khổ đau hệ lụy, tươi vui khó bền.”
                                  ooo
      Hai kẻ cô đơn Như- Đại gặp nhau, yêu nhau, có con rồi tình cũng nhạt phai dần. Cuối cùng họ cũng bái bai nhau. Bà Đại nuôi con. Ông Như trở lại đời sống độc thân như lúc chia tay với bà Nữ. Ông cảm thấy buồn bã hiu quạnh vô cùng khi sống một mình trong chiếc chỏi tại khu rẫy, cạnh núi rừng hoang vắng, đìu hiu. Khung cảnh thâm sơn cùng cốc làm cho kẻ cô đơn càng thắm thía nỗi buồn lẻ bóng thâu đêm suốt sáng. Ông thấy thương bà Nữ và các con quá. Bao năm rồi, họ đã khổ nhiều về ông. Ông bíêt lỗi mình quá nặng. Ăn năn cũng muộn màng. Ông quá khắt khe, lãnh đạm, tham đắm chạy theo chủ nghĩa vật chất mà quên tình cảm, nuôi dưỡng tình nghĩa phu thê, tình phụ tử thiêng liêng cao quý.
 Nhìn ánh nắng lẻ loi thoi thốp trên đỉnh núi xa xa, hoàng hôn buông phủ cảnh vật. Bóng tối bắt đầu lan nhanh khi ông về đến chòi, bất giác ông thở dài ngăm khẻ vài câu thơ giải sầu:
         “ Cuối đời hiu quạnh cô đơn
            Tỉnh yêu vắng bóng nỗi buồn bao la.
            Vợ con xa cách mịt mờ
            Ước gì sống lại ngày xưa với nàng .
            Phu thê mái ấm rỡ ràng
            Chúc cho hạnh phúc huy hoàng tương lai.
            Bây giờ tu tịnh cuối đời      
            Thị phi thiên hạ xa rời, an vui “.

                             NGUYÊN HÒA
                                 
                                   
                                 
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân