TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - NHỚ MẸ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

NHỚ MẸ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Diem Khanh



Ngày tham gia: 04 Jul 2008
Số bài: 579

Bài gửiGửi: Tue Dec 14, 2010 3:26 pm    Tiêu đề: NHỚ MẸ
Tác Giả: MINH CẨM



NHỚ MẸ

     

      MINH CẨM

      Trước mặt Khanh là biển cả xanh rờn. Đại dương mênh mông bát ngát trải dài vô tận. Chiếc tàu to lớn đồ sộ vô cùng, chở du khách du lịch từ Hoa Kỳ sang Mễ Tây Cơ. Con tàu 14 tầng lầu, có sức chứa gần cả vạn người. Tàu này có đầy đủ tiện nghi. Tàu có tổ chức nhà hàng, khách sạn nhằm phục vụ cho các nhu cầu của hành khách. Tàu cũng có các câu lạc bộ, thể dục, thể thao, thư viện đọc sách. Các phòng điện toán, điện thoại. Phòng tiếp khách. Phòng chiếu phim. Phòng trình diễn hòa tấu âm nhạc. Phòng chơi đàn. Phòng diễn kịch. văn nghệ... Con tàu du lịch này giống như một thành phố nổi trên đại dương bao la bát ngát vậy.

      Lúc bấy giờ, Khanh liếc nhìn ông Bố mỉnh và bà Dì ghẻ, người vợ kế của ông. Họ đang ngồi ăn uống vui vẻ, vừa xem màn ảnh truyền hình. Cha mẹ vợ chàng cũng đang ngồi cạnh đấy. Không khí thật ấm áp, tưng bừng, náo nhiệt trên tàu. Thức ăn toàn đồ biển tươi tắn, bổ dưỡng, vừa mới nấu, còn bốc khói. Hưong vị thơm phứt hợp khẩu các khách du lịch vô cùng. Ông Bố và bà Dì chàng cũng như anh chị em chàng, đều khoái xơi món cua ghẹ và tôm hủm luộc hay xào. Họ ưa thích thưởng thức các món ăn hải sản nói trên vô cùng. Lúc này, hai ông suôi đang ăn tôm, ghẹ và nhấm nháp bia Heineken lai rai ngon lành. Họ vừa trò chuyện thích thú vui vẻ hết nói. Trong lùc đó hai bà suôi cũng tâm sụ bên nhau. Họ trông có vẻ tâm đầu ý hợp, tâm đắc như nhị vị lang quân của mình vậy.

      Khanh đưa mắt nhìn họ, rồi nhìn bầu trời mùa Xuân xanh biếc. Những cụm mây trắng mịn như nhung đang trôi lãng đãng qua lại. Rồi chàng liếc nhìn biển cả rộng mênh mông. Đại dương trải dài, một màu xanh thẳm đến vô cùng tận. Tự nhiên Khanh thấy nhớ thương hiền mẫu quá cố của mình da diết. Bỗng nhiên, Khanh bắt gặp ý nghĩ vừa thoáng hiện trong tâm thức của chàng. Chàng nhủ thầm:

      -Phải chi Mẹ mình còn sống. Chỗ ngồi kia của bà kế mẫu, bà Thu, chính là vị trí của Má mình. Bà sẽ hưởng hạnh phúc và thú vui cùng chồng con. Bao nhiêu năm trước, Bà đã phải vất vả gian truân, lo cho chồng con, nhất là giai đoạn sau tháng 4/1975. Chồng bà bị tập trung cải tạo nhiều năm trong các trại giam của ché đô mới. Bà vĩnh viễn giã tư trần thế quá sớm. Hiện tại, cuộc sống của dân tị nạn như gia đình chàng cũng như bao nhiều người Việt Nam khác, phần đông sung túc thoải mái tại xứ Cờ Hoa. Một quôc gia giàu mạnh, tự do, dân chủ vào bậc nhất trên thế giới ngày nay. Thỉnh thoảng, họ tổ chức đi tour, đi du lịch, ngõ hầu tham quan các danh lam thắng cảnh khắp nơi trên hành tinh này. Ông bà ta có các câu nói quen thuộc trong dân gian như sau:
       ” Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
        “Đi cho biêt đí, biết đây
      “ Ở nhà với Mẹ, biết ngày nào khôn. ”
Và sâu sắc hơn:
       “ Người giàu ở nhà quê, không bằng người vỉa hè đô thị. ”
      Ý câu cuối muốn nói dân làm ăn, buôn bán ở vỉa hè thành phố, đô thị, dễ sinh sống hơn, kiếm nhiều tiền hơn, vì có dịp tiếp xúc nhiều người hơn, mở mang kiến thức hơn. Dễ xoay sở kiếm ăn hơn là dân, tuy có của, nhưng ở vủng thôn quê hẻo lành, xa xôi “ Khỉ ho cò gáy””nơi “ Chó ăn đá gà ăn muối”. Kiểu “ Thôn quê hẻo lánh ít người Văn minh tiến bộ khớ thời mở mang” Vì vậy, kiến thức của họ, những người ở thôn quê, cũng như ở vùng cao và vùng sâu, thường thường bị hạn chế về nhiều mặt. Đời sống khó phát triển bằng dân cư ngụ ở thành thị, vốn đông dân cư, sinh hoạt đa dạng hơn, phải không, kính thưa quý vị?
               ooo
       Trở lại trường hợp chàng Khanh thương nhớ người Mẹ quá cố của mình. Bà vĩnh viễn từ giã chồng con ở cái tuổi còn trẻ trung. Mới cán mức “ Tứ thập nhi bất hoặc” có mấy năm. Cỏn bà Thu, kế mẫu của chàng, quả là số đỏ đến gõ cửa nhà bà. Bà như từ trên trời rơi xuống. Không biết sao Ba chàng lại chọn người đàn bà này? Đúng là duyên nợ của cặp phu thê chắp nồi nói trên. Thực ra, anh em Khanh không ưa chút nào bà Thu. Bà quá thông minh, khôn ngoan, lanh lợi và ranh mãnh hết nói nên có nhiều mánh lới, thủ đoạn làm mê hoặc Bố chàng Hoặc giả chàng có ảo tưởng như thế chăng? Bà đã tỏ ra ngon ngọt sao với ông Đình, Bố chàng, nên người hùng, cựu Quan Ba, Đại Đội Trưởng ĐĐ Trinh Sát trong Quân Đội VNCH trước kia, đã xiêu lòng. Nghe nói Ba chàng đã mê bà Thu ngay hồi bà còn trẻ. Hồi trước, bà cũng có nhan sắc, học sinh thi hỏng Tú Tài I, rồi xin làm giáo viên trường láng. Sau đó, bà kết hôn với một Sĩ Quan QLVNCH. Ông Đình mê bà. nhưng “ Đò tình lỗi nhịp” vì ông Sanh, bạn đồng ngũ với ông, đã lọt mắt xanh của người đẹp An Xuân- Bà Láp. Trời xui đất khiến, sau đó, ông Sanh đổi về Đai Đội do ông Đình làm ĐĐT. Ông Sanh trở thành ĐĐ Phó, phụ tá bạn mình, ông Đình. Lúc bấy giờ đã lập gia đình với Bà Lệ (tức Mẹ của Khanh). Ông Đình vốn đa tình, đa cảm, lãng mạn, nên có nhiều bạn gái, như một số nam nhân khác. Nhất là những quân nhân trong thời chiến. Họ sống rày đây mai đó. Kiếp sống phong trần, gian khổ, hiểm nguy vô vàn. Họ phải đối diện với kẻ thù, với chết chốc, thương vong hằng ngày, hắng đêm. Họ thường phải sống xa nhà, xa người thân. Đời quân ngũ, kiếp sống giang hồ phiêu lãng đó đây, trong nhiệm vụ cầm súng bảo vệ quê hương đất nước, chống kẻ thù xăm lược, đe đọa an ninh và mạng sống của đồng bào. Bởi thế cuộc tình của họ với nữ nhân, đôi khi cũng ba chìm, bảy nổi, chín long đong. Đúng là: “ Đoạn trường ai có qua cầu mới hay. ” (Kiều)
       Xin trở lại trường hợp của ông Đình và bà Thu nói trên.
     Lúc bấy giờ. Ba Má Khanh tuy trở thành phu thê chậm hơn cặp vợ chồng ông bà Sanh nhưng Mẹ chàng hầu như sanh năm một. Tỉnh sử của ông Đình bà Lệ cũng lâm ly, gây cấn, nhiều tình tiết hấp dẫn lắm, bà con ạ.
   Trước kia, Bà Lệ, Mẹ của Khanh, là một phụ nữ duyên dáng xinh xắn. Bà có dáng người nhỏ nhắn nhưng siêng năng, siêng làm. Bà vốn là một cô giáo dạy tiểu học trong nhiều năm. Bà gặp ông Đình, quê Quảng Bình, nhưng ông sanh trưởng tại thành phố Đà Lạt. ông là cựu học sinh trường trung học Trần Hưng Đạo tại thành phố đầy sương mù và mưa bụi nói trên. Thi hỏng Tú Tài I, người hùng thi vào Trường Bộ BinhThủ Đừc, học khóa 19 SQĐPQ tại đây. Ra trường, trở thành Chuẩn Úy, ông đổi về phục vụ tại tỉnh Ninh Thuận. Thị trấn khô. Thành phố “nóng như ran” quê hương của Mẹ chàng. Hai bên gặp gỡ. Họ quen nhau rồi yêu thương nhau. Cuối cùng, họ đã nên duyên Tấn Tần.
       Cặp phu thê này có tất cả bốn trai và một cô gái út. Tuy nhiên, đứa em trai kề Khanh đã vắng số. Nó từ trân năm bảy tuổi. Thằng em kế nó bị bịnh chậm phát triển về cơ thể lẫn trí óc. Nó nhỏ xác như một cậu bé lên 10. Tâm trí lại khờ khạo như một đưa trẻ. Nó nói năng lấp bấp như một đứa trẻ ngọng nghịu bẩm sinh. Do đó, nó được hưởng tiền bịnh Disability SSI, ngay từ lúc gia đình Khanh định cư tại xứ Cờ Hoa. Nó có thẻ Medicaid nện khỏi tốn kém tiền y tế, tiền BS, tiền thuốc men nhiều. Ông Đình lãnh thêm món tiền bịnh của nó gần bảy trăm đô hàng tháng, cũng sống thoải mái về mặt tài chánh hơn.
   Có thể nói, sau ngày 30 tháng 4 đen, Bố của Khanh vì là Đại Úy ĐĐT Trinh Sát của chế dộ cũ, nên bị tập trung cải tạo gần bảy năm. Ông bị chuyển qua nhiều trại giam XHCN. Ông phải lao đông khổ sai rất khổ cực, và đói rách thê thảm. Mẹ chàng phải chăm sóc, nuôi dưỡng một đàn con dại. Ngoài ra, Bà phải dành dụm, chắc chiu tiền bac ngõ hầu đi thăm nuôi chồng đang học tập cải tạo mút chỉ cà tha. Ngôi nhà khang trang của song thân Khanh, ở Khu Tam Giác, gần đuờng Ngô Gia Tự ngày nay, lúc ấy, bị nhà nươc XHCN tịch thu vì Bố cậu bị buộc tội là sĩ quan ngụy, có nợ máu với nhân nhân và cách mạng. Bố cậu cũng như bao nhiêu sĩ quan viên chức khác của chế dộ cũ bị chính quyền mới lưu đày dài hạn mà không có án xét xử chi cả. Vì vậy, Me con cậu khổ sở vô cùng. Đói lắm! Rách lắm! Thê thảm lấm. Mẫu thân chàng còn có mẹ già (tức Bà Ngoại của Khanh) phải săn sóc, ngoài việc nuôi dưỡng đàn con nhỏ của minh và lo thăm nuôi chồng đang cải tạo. Tuy bà Lệ, mẹ Khanh, được lưu dung sau ngày 30 tháng 4. Nhưng đồng lương lúc đó thật eo hẹp. Tiền lương này cộng với mười ba kí gạo trộn bo, khoai sắn ăn độn, cho đỡ đói qua ngày đọan tháng. Lúc đo cả nước đều thiếu ăn và thiếu thốn nhiều thứ khác cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của người dân ngu khu đen.
    Gần bảy năm sau Bố chàng được tha khỏi trại tù tập trung cải tạo XHCN.. Nhưng khi ông về đoàn tụ với gia đình, thì bị chính quyền địa phương và công an khu vực, chíeu cố tận tình. Ông bị họ đì sát ván vì là Ngụy quân có nợ máu với nhân dân và cách mạng như đã bị kết tội nói trên.. Ông phải làm thuê, làm mướn để kiếm sống hằng ngày, ngõ hầu nuôi bản thân và giúp đỡ gia đình vợ con khỏi chết đói. Tuy nhiên, ông bị thất nghiệp dài dài. Đói quá đầu gối phải bò. Đói quá phải làm liều. Ông hay lén lút nầu rượu lậu để bán kiếm sông qua ngày. Ông bị công an phường cho làm kiểm điểm. Họ muốn cho ông đi học tập cải tạo trở lại. May mà có một cán bộ người Bắc thương tình cho hoàn cảnh khó khăn của ông. Ông ta giúp đỡ ông Đình hết sức mình. Ông này có người con trai là công an Thị Xã can thiệp giúp ông Đình khỏi đi tập trung cải tạo một lần nữa. Nếu không, thì không biết số phận ông Đinh sẽ ra sao nếu ông bị còng tay đi tù vì tôi nấu rưou lậu, bất tuân lịnh của công an Phường. Nhờ vậy ông Đình cứ di chuyển lò rượu lậu để nấu bán kiếm sống qua ngày đoạn tháng. ” Nín thở qua sông. ” Mẹ Khanh tiếp tục dạy học để gia đình khỏi đi kinh tế mới. Bà con thuộc lòng câu ngạn ngữ thời thượng lúc bầy giờ:
      “ Lao động là vinh quang.
        Lang thang là chết đói.
        Hay nói ở tù. Lù khù đi kinh tế mới. ”
      Khanh còn nhớ có lần Bố và Khanh đi vượt biên tại bãi biển Vĩnh Hảo. Khôi, anh rụôt của Khanh, không chịu đi vì anh ta sợ bị công an bắt giam ghép tôi “ Phản quốc” sẽ bị tù tập trung cải tạo mút mùa lệ thủy, giống như bao nhiêu nạn nhân khác lúc bấy giờ.
  Tuy nhiên, chuyến đi ấy rủi ro bị lộ. May mà hai cha con và anh Thi đáp xe đò về lại thị xã PR an toàn. Sáng hôm ấy, vừa về tới nhà, Ba cậu vội vàng xách búa rìu đi vào Dinh Tỉnh cũ để chặt cây như thường lệ. (Lúc đó Tổ Hợp Tác tư nhân do ông Lê Ẩn (Nghe nói ông này có bà con vời Bí Thư Tỉnh Ủy Thuận Hải Lê Hiền lúc bấy giờ. Tỉnh Thuận Hải bao gồm ba tỉnh cũ là Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy ghép lại. Tỉnh này quá rộng lớn.) Tổ Hợp Tác chuyên chặt cây, sửa sang nhà cửa, dinh thự chợ búa cho chính quyền XHCN lúc bấy giờ. Quả thật cái số hai cha con và anh Thi thiếu may mắn trong chuyến vượt biên đêm hôm ấy. Số là những người tham gia vượt biên đang chờ tín hiệu của ghe suồng vào rước họ lúc đêm khuya hôm ấy. Bỗng nhiên, một thanh niên là nhân viên hỏa xa thuộc Nhà Ga Vĩnh Hảo, cũng có ý định đi ké. Y cầu may. Đêm đó y lai vãng gần khu vực đám người chờ tín hiệu xuống thuyền để ra khơi lên tàu đang nằm đợi họ ở ngoài xa. Y cứ rảo bước qua lại khu vực nói trên, miệng không ngừng huýt sáo, như ra tín hiệu gì đó. Ai cũng tưởng y là công an hay nhân viên an ninh hoặc du kích đang ra tín hiệu cho đồng bọn tiến lại để tóm cổ những kẻ chuẩn bị ra tàu vượt biên. Một nghi mười ngờ. Trông gà hóa cuốc. Có tịt quỵt đuôi. Thế là mạnh ai nấy dọt lẹ để phi tang. Nào các thùng xăng dầu, thực phẩm... chôn giấu dưới bãi biển. Họ phải bỏ lại hết trơn. Họ vội vã bỏ của chạy lấy thân.
    Sau này, anh Thi có dịp nói chuyện với anh chàng nhân viên hỏa xa kia, mới vỡ lẽ thì đã qúa muộn. Sự hiểu lầm thật đang tiếc. Thật tai hại, bỏ lỡ cả chuyến đi đã chuẩn bị lâu dài, tốn tiền mua sắm xăng, dầu, lưong thực, dụng cụ thuốc men... Khi về tới ga Vĩnh Hảo, anh Thi vì cảm thấy khát nước quá, nên ghé vào nhà ga xin nước uống. Tại đây anh gặp người thanh niên nhân viên ga xe lửa. Chính anh này hồi khuya đã tới khu vực ấy. Anh ta tính cầu may tìm đường đi vượt biên ké, nếu có cơ hội thuận tiện. Anh này thú thực mình là cán bộ hỏa xa, đoàn viên thanh niên Cộng sản Hổ Chí Minh. Dù được ưu đãi nhờ có thành tích đi thanh niên xung phòng trước đây, và gia đình có công với CM. Tuy nhiên, sau khi hai người trò chuyện tâm sự một lác, anh ta nói, không e dè sợ hãi gì cả, khi biết chắc chắn, vì mình quấy rày mà nhóm người của anh Thi bị lỡ chuyến vượt biên. Thật đáng tiếc. Anh thú thực mình thích cuộc sống tư do, dân chủ, thoải mái tại các xã hội theo chủ nghĩa tư bàn tây phương. Anh ta không thích chế độ độc tài, đàng trị, chủ trương nền kinh kế chỉ huy. Chủ trương cải tạo công thương nghiệp. Chủ trương “Ngăn sông cấm chợ. ” Mọi sinh họat kinh tế, sản xuất, làm ăn đều phải vào hợp tác hóa. Làm ăn tập thể. Khẩu hiệu” cũ mèm xưa như trái đất” cứ nghe các đồng chí lãnh đạo nói mãi, ca tụng mãi, hô hào mãi. “Đảng lãnh đạo. Nhà nước quản lý. Nhân dân làm chủ. ” Trong khi đó thỉ hầu như nhân dân cả nước vẫn cứ nghèo khổ, ăn cơm độn khoai sắn qua ngày đoạn tháng.
   Vì thế, anh không thích lối sống, mọi thứ hầu như bị gỏ bó, kiềm soát, quản lý bởi chính quyền. Thiếu tự do dân chủ. Chủ trương hợp tác mọi mặt sinh họat xã hội. Cha chung không ai quan tâm, có trách nhiệm săn sóc, hay tỏ ra nhiệt tình thực sự, đóng góp hết năng lực, sức vóc cũng như của cải của minh cho tập thể. Bao tử chúa tể muôn loài thuộc về mỗi cá nhân. Đâu phải Hợp Tác Xã chỉ có một cái dạ dày để nhồi thực phẩm chung hằng ngày. Hợp tác làm ăn thật bất hợp lý vô cùng. Vì vậy, anh ta thích vuợt biên, tìm đường ra hải ngoại. Thích sống đời tự do, thích bay nhảy, sống thoải mái. Anh ta, dù là cán bộ nhà nước. Được ưu đãi vỉ là công nhân viên quốc doanh XHCN. Vào thời kỳ ấy, anh ta oai lắm đó! Ngon lành lắm đó, bà con ạ! Tuy nhiên, anh ta không ham thích chút nào. Xã hội độc đảng, độc quyền, độc tài đảng trị. Thiếu tự do dân chủ, làm sao phát triển đây? Do đó anh ta thĩch tìm cách xoay sở các tình huống đễ vượt biên là vậy. Kết quả hôm ấy anh ta làm cho nhóm người kia hiểu lầm. Họ phải bỏ của chạy lấy người. Thật là hư bột, hư đường hết ráo. Thật tội nghiệp cho họ. Mất cả tiền bạc, lẫn cả thời gian chuẩn bị để đầu tư, đóng góp cho cuộc đi xa tìm tự do, bất thành. Đúng la người định không bằng trời định. Số đỏ chưa tới. Họ gặp rủi ro do hiểu lầm mà hư sự.
      Kết cuộc, sáng hôm ấy, công an đến bãi thu hết chiến lợi phẩm nòi trên do đám người vượt biên hụt, bỏ lại, vì sự cố ngộ nhận tai hại đã xảy ra.
    Khanh còn nhớ lời Mẹ dặn trước khi chàng theo cha vượt biên hôm ấy:
      - Mẹ cầu mong Thiên Chúa và Đức Mẹ Đồng Trinh Maria ban phước lành cho cha con và cháu Thi gặp nhiều may mắn trong chuyến đi này. Nếu con qua đó bình an, rán học hành thành tài nghe con. Sau đó con và Ba hãy bảo lãnh Mẹ và anh em còn lại sang định cư tại Mỹ nghe con. Mong mọi người có nhiểu may mắn tới bờ bến tự do an toàn. Chuyến viễn hành thành công tốt đẹp. Lạy Chúa Cứu Thế và Đức Mẹ Maria ban phúc lành cho họ.
   - Thưa Mẹ! Con xin ghi nhớ lời dặn của Mẹ hôm nay. Con cũng cầu mong Mẹ, anh em con còn lại được ơn Bề Trên ân sủng ban cho khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn và thành công trong cuôc sống.
   Kết quả chuyến đi bị trục trặc, không diễn tiến suông sẻ, tốt đẹp như ý muốn của mọi người. Lý do vì sự hiểu lầm thật lãng nhách. Anh chàng nhân viên hỏa xa kia đã vô tình phá hoại đám người vượt biên. Anh ta đã làm họ không ra đi được.
  Tuy nhiên, sự đời biết đâu mà lường. May rủi bất ngờ cứ xảy ra. Biết đâu Bố con và anh Thi của Khanh đi trót lọt ngày hôm ấy. Khi ra khơi có thể tàu của họ bị cướp biền Thái Lan làm hại hay bị bão tố tai nàn phủ chụp xuống bất ngờ thì sao? Cũng có thể ba người đi lọt sang Mỹ an toàn. Nhưng sự việc bất ngờ khó đoán khó định. Chỉ cầu may. Mỗi người đều có số phần của mình. Tương lai của cuộc đời của kiếp nhân sinh thật khó lường, khó đoán được chắc chắn.
   Cuối cùng gia đình Khanh cũng qua định cư tại HK diện HO như đã kể trên. Mẹ chàng vắng số đã vể với Chúa lúc tuổi còn xuân sắc, mới bốn bó hơn.
     Xin trở lại cặp phu thê của người bạn của Bố Khanh. Ông bà Sanh- Thu. Lúc bấy giờ song thân Khanh có đông con như thế. Thời điểm trước năm 1975 ở VN.
  Trong khi đó ông Sanh và bà Thu ưng nhau chỉ có một con trai duy nhất. Lúc đầu ông Sanh giữ chức ĐĐP của ĐĐ do ĐU Đình chỉ huy, như đã kể trên. Sau đó ông Đình vì nhu cầu quân vụ được cấp trên cử làm ĐĐT ĐĐ Trinh Sát của Tiển Khu NT. Ông Sanh trở thành ĐĐT đơn vị. ĐĐ ông được chuyển về coi an ninh phi trường Thành Sơn. Tr Úy Sanh nhàn cư vi bất thiên. Khỏe ru bà rù, chỉ lo canh giữ an ninh khu vực sân bay. Ông ưa thú vui cờ bạc nhậu nhẹt quá tải. Ông thua bài dài dài. Do đó, ông đã làm ra nhiều việc bất chính như ăn xén tiền mua lương thực, quân tiếp vụ... của lính để lấy tiền cờ bạc ăn chơi. Ông bị cấp trên phát hiện và kỷ luật ông. Ông bị thuyện chuyển lên phục vụ trong Sư Đoàn 23 Bộ Binh ở cao nguyên trung phần. Ông bị dịch sát hại trong trận đánh Tân Cảnh. Nhiều ngưởi bị bắt và bị tử thương tại mặt trận ác lịệt này. Ông trở thành cố ĐU. Bà Thu, vợ ông lãnh tiền tử tuất của lang quân trong khi mang bầu đứa con trai đầu lòng của hai người. Bà trở thành góa phụ nuôi dưỡng đứa con trai mồ cồi cha từ đó.
    Sau đổi đời, nhờ có gia đình cách mạng, bà được ưu đãi trong chế độ mới. Bà làm Hiệu trưởng một trường tiểu học. Bà cũng có uy và ngon lành lắm đó. Bà vẫn thở chủ nghĩa độc thân ở vây nuôi con ăn học thành tài. Nó tốt nghiệp Đại Học và trở thành cán bộ thuế vụ nhà nước XHCN. Nó rất có uy và kiếm được nhiều tiền. Nó xây nhà lầu ở cùng Mẹ tại thành phố quê hương nắng gió.
      “ Đứa con chưa thấy mặt Cha
        Công Mẹ nuôi dưỡng tỏ ra nên người.
        Cán bộ nhà nước hơn ai
        Lầu cao chói lọi, quyền oai đầy mình.  
        Nhận viên thuế vụ tài tình
        Đặc quyền đặc lợi, thông minh làm giàu. ”
     Lúc bấy giờ, Mẹ Khanh sống với Bố tại xứ Cở Hoa chưa tới hai năm. Bà đang làm Nail thì bị bịnh ung thư gan Ông anh ruột của Khanh, anh Khôi, tức người con trai trưởng của gia đình chàng, đang học trong trường dạy sửa xe hơi, phải xin nghỉ tạm một thời gian để đưa Mẹ mình về quê nhà lo hậu sự. Bịnh ung thư gan hiện tại không có thuốc chữa khỏi được. Tây Y đã đầu hàng. Hai mẹ con về nhà người thân ở Sài Gòn. nhà người cháu của Bà. nhà anh Thi, để chữa bịnh gan bằng thuốc Bắc. Còn nước còn tát. Thiên hạ mách thế. Thi gọi bà Lê là Cô. Chình nhờ ông Dượng Đình, chổng của Cô mình giúp y. Cho y làm hậu cứ của Đai Đội tại Tháp Chàm lúc ấy. ĐĐ Trinh Sát của Tiểu Khu NT do ông chỉ huy trước kia. Vì vậy, hiệp sĩ Thi khỏe ru bà rù hà. Khỏi tác chiến. Chỉ ở hậu cứ hưởng nhàn. Chữ thọ to như Núi Cà Đú của tỉnh Ninh Thuận Phan Rang. Thi nhớ ơn ông Dượng Đình vô cùng. Thi cứ gọi ông Đình là “ Chú” cho thân mật hơn. Bà Lệ luc bấy giờ ở tạm tại nhà cháu Thi của mình tại Sài Gòn để chữa bịnh ung thư gan nói trên.
 Thật vậy, bà chữa bịnh bằng thuốc bắc một thời gian, bịnh không khỏi. Bịnh trở nên càng ngày càng trầm trọng. Thế là Khôi thuê xe đò chở Mẹ về quê nhà. Trên tuyến đường SG-PR bà Lệ đã trút hơi thở cuối cùng giữa đường. Xe về tới PR, chàng lo an táng hiền mẫu tử tế tại nghĩa trang Cà Đú. Khôi làm giấy khai tử của Mẹ để về HK lãnh tiền bảo hiểm nhân thọ “ Life Insurance”. Mẹ chàng khi qua Mỹ một thời gian ngắn đã đóng tiền bảo hiểm nhân thọ cho Hảng Bảo Hiểm Monumental tại thành phố đia phương.
  Ông Đình nghe tin vợ chết buồn thương. đau khổ vô cùng. Nước mắt ràn rụa không kềm giữ được. Người bạn đường, người vợ hiền, lanh lợi đảm đang, chịu bao nhiều gian khổ vất vả để thắm nuôi chồng đang cải tạo mút mùa lệ thủy tại các trại tù XHCN trước kia. Bây giờ nàng đã ra người thiên cổ ở tuổi còn xuân sắc, đang sống tại xứ sở tư do dân chủ giàu mạnh nhất thế giới. Chưa hưởng vui thú bao lâu thì đã vội vã bỏ chồng con ra đi vĩnh viễn. Thật tội nghiệp cho hiền thê. Ông Đình như muốn gào lên nhưng giọng ông bị nghẹn ngào tức tửi khi nghe tin sét đánh này
      - Tại sao em nở bỏ anh và các con ra đi sớm vậy em?
   Các con ông cũng than khóc da diết vì thuơng nhớ Mẹ chúng vô cùng. Tình mẫu tử thật là thiêng liêng cao qúy. Chúng tiếc thương hiền mẫu đã sớm giã từ cõi thế vốn vô thường và giả tạm này. Chúng gào lên:
        - Mẹ ơi! sao Mẹ nở bỏ chúng bơ vơ côi cút. Chúng con mất Mẹ như mất hết tất cả, Mẹ ôi là Mẹ ơi!
    Khanh và Bè Quỳnh, con gái Út trong gia đình, khóc rấm rứt. Chúng khóc một hồi cho vơi biết niềm khổ đau tiếc thương hiền mẫu đã vắng sồ. Ngay cả thằng Khôn, vốn khùng khình, lúc này cũng không cầm được nước mặt. Nó khóc òa khi nhìn mọi người ủ dột mày châu khóc kể thảm thiết khi cả nhà nghe tin Mẹ đã từ trần ở VN.    
 Sau đó, ông Đình trở lại thị xã qưê hương của cố hiền thê để lo tổ chức làm tuần kỷ niệm tròn một năm ngày bà từ trần. Thế là ông lại kỳ ngộ với Bà Thu, người vợ của bạn mình, Cố ĐU Sanh. Hiện tại Bà làm Hiệu trường trường công lập xã An Xuân. Bà Thu từ lâu rất thích đi Mỹ, dù bà được chế độ mới ưu đãi. Con bà cũng làm cán bộ nhà nước XHCN như đã nói trên. Ông Đình góa vợ. Bà Thu góa chồng. Thế là tình cũ không rũ cũng tới. Ngày xưa người hùng quê quán Quãng Bình. sanh quán tại thành phố Hoa Anh Đào Đà Lạt, đã mê tít người đẹp Bà Láp An Xuân. Hai bên đang cô đơn phòng không chiếc bóng nên sáp vô cái rụp. Nàng khác đạo của chàng. Mặc dù chàng trước kia cung củng đạo Phật với nàng. Chàng cưới bà Lệ nên theo đạo của vợ. Đạo Công Giáo. Bà Thu chịu khò hàng ngày cứ buổi xế chiều là cuốc bộ từ An Xuân xuống thôn Cà Đú để học giáo lý tại nhà thờ địa phương do một linh mục quản nhiệm giảng dạy. Nàng muốn làm vừa lòng ông xã tương lai vậy mà. Dầu sao theo đạo Chúa của người yêu cũng là cách làm chàng cảm động, sẽ kết hôn chính thức với mình và bảo lãnh mình qua vùng “ Đất Hứa” vùng Thiên Đàng Trần Tục xứ Cờ Hoa giàu mạnh nhất thế giới, như thiên hạ thường ca tụng.
Sau đó, bà Thu trở thành vợ chánh thức của Bồ Khanh. Bà qua Mỹ sống nhàn rỗi thoải mái. Bà ở nhà Khanh, giữ con cho vợ chồng Khanh. Sau đó bà giữ con cho vợ chồng Khôi. Bà lấy tiền gởi về cho con trai một, yêu quý của bà ở VN. Ông Đình, Ba chàng, đi làm nuôi bà. Bà khỏe ru bà rù hà. Càng nghĩ Khanh càng thương tiếc Mẹ mình vắng số.
    “Chỗ ngồi kia đáng lẽ là chỗ của Má đó. ” “ Bà Thu quả là số đỏ. ” Khanh nhủ thầm. Chàng bâng khuâng xao xuyến cõi lòng. Chàng cứ nhớ thương người Mẹ thân yêu của mình đã khuất bóng gần mười lăm năm nay.
    - Mẹ ơi! Con nhớ Mẹ lắm, Mẹ có biết không?
     Thành thật mà nói, cả nhà anh em Khanh không ưa gì cô Thu. Cô ta đã o bế và chiếm lấy trái tim đa tình lãng mạn, cô đơn của Cha họ. Nhưng gẫm cho cùng, xét cho kỷ” Con tim có những lý lẽ mà lý trí không thể nào hiểu nỗi” như một triết gia Tây phương đã nói.  (Le coeur a des raisons que La Raison ne connait point). Cuối cùng mọi thành viên trong đại gia đình Khanh cũng thông cảm cho hoàn cảnh của ông Đình, thận phụ của họ. Nhìn mọi người vui vẻ, thoải mái, vui chơi trên tàu du lịch, Khành vốn có chút năng khiếu về văn thơ, ngâm khẻ sau lời nhủ thầm:
    - Con nhớ Mẹ vô vàn Mẹ kính yêu của con. Nguyện cầu Mẹ được Thiên Chúa ân sủng ban phước lành cho Mẹ an vui hạnh phùc trong coĩ Vĩnh Hằng. (Người theo Đạo Chúa có đức tin vũng mạnh là sau khi họ chết được Chúa gọi về nước Thiên Đàng. Được hầu bên Thanh Nhan Chúa)
       “ Bây giờ vui vẻ cả nhà
        Ngao du sơn thủy Cờ Hoa xứ người.
        Tự do, dân chủ, thảnh thơi
         Làm ăn khắm khá, Mẹ thời ở đâu?
        Bà Dì, Ông Bố bên nhau
        Đi chơi đây đó, dạt dào tình tang.
        Mẹ mình về với suối vàng
        Một đời khổ cực thênh thang chưa hề. ”
        Nhớ về hiền mẫu lê thê
        Mong cho Mẹ hưởng tràn trề ân sâu.
        Nhớ thương Mẹ biết dường nào
        Nguyện cầu Mẹ được ở vào Cõi Thiên.
        Mẫu thân hạnh phúc vô biên
        Vĩnh Hằng Mẹ hưởng mãi miền Vô Ưu. ”

      MINH CẨM



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân