TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - BUỔI HỌP MẶT ĐỒNG MÔN
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

BUỔI HỌP MẶT ĐỒNG MÔN

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Thu Oct 07, 2010 1:56 pm    Tiêu đề: BUỔI HỌP MẶT ĐỒNG MÔN
Tác Giả: THANH ĐÀO

         


         
BUỔI HỌP MẶT ĐỒNG MÔN
                                  THANH ĐÀO    
         
                           

     Hôm ấy tại Quán Cà Phê Cỏ Hồng trước Chùa Tỉnh NT/ PR, trên đường Trưng Nữ Vương, thuộc phường Phủ Hà, có cuộc họp mặt của các đồng môn Duy Tân ( ĐMDT). Thật là vui mừng gặp lại Thầy Nguyễn Quảng Tuân,  cựu HT Trường THDTPR và các bạn ĐMDT trước kia. Khổ chủ thiết đãi Thầy và các bạn cưu HSDT là hai anh. Đó là anh Nguyễn Xuân Bảo và anh Phạm Văn Khôi. Hai nhà Mạnh Thường Quân tổ chức bữa tiệc hôm ấy là hai doanh thương làm ăn khắm khá, sau cuộc đổi đơi đầy bi thảm tang thương của MNVN. Thầy Tuận và các bạn ĐMDT thưởng thức món ăn cây nhà lá vườn. Món gà luộc chắm với nước mắm gừng tuyệt vời. Trong thời buổi kinh tế,  tuy đổi mới, nhưng còn nhiều mặt khó khăn trong đời sống của người dân hiện nay. Hôm nay, anh em được  nhấm nhí món ăn này, coi như sang rồi đó! Anh Bảo và vợ đang ngụ tại Sài Gòn (SG). Nghe anh em bàn tán, họ kinh doanh sản xuất món hàng xuất khẩu gì đó. Lợi nhuận khá cao trong vịệc làm ăn của cặp phu thê này. Riêng anh Khôi và bà xã trẻ trung của anh làm ăn phát tài lâu nay. Anh đang là chủ nhân chiếc xe hơi đắc giá. Anh dùng xe này đứa rước vị cựu HT của Trường THDT. Ngôi trường thân yêu của họ nay đã đổi tên rồi.
                                                       ooo    
  Lúc bấy giờ, Minh thật bàng hoàng xúc động khi gặp lại một số thân hữu ĐMDT sau nhiều năm xa cách nhau vì tang thương biến đổi của thời cuộc và đất nước. Ngồi bên cạnh Minh là bạn PVH. Văn là bạn thân của chàng. Trong thời HSDT ba chàng Ngự Lâm Pháo Thủ, Minh- Văn- Như là ba người bạn chí thân từ hồi vào học TRDT niên khóa 1955-56. Bây giờ họ cũng bước qua tuổi “ Ngũ thập tri thiên mênh” cả rồi. Ba chàng hiệp sĩ nay đều ít nhiều lao đao lân đận trong tình yêu và hôn nhân cũng như trong cuôc sống sinh nhai hằng ngày. Riêng Như đang sống cô đơn ở Phương Cựu. Anh đã trải qua hai cuộc tình đều dang dở. Bà Chánh thất, góc Bắc Kỳ, quê Nha Trang, nhỏ hơn lang quân cả giáp. Ăn ở với nhau có năm mặt con mà phải chia tay vì sự thiếu thủy chung của cô vợ còn trẻ trung xinh xăn và hơi đa tình lãng mạn này. Bà kế của Như,  có môt con với ông, người tình chắp nối. Nhưng hai bên không hợp nhau. Họ đã chia tay. Mỗi người sống mỗi nơi. Ông  sống cu ki ngoài rẩy ở PC. Còn bà tình nhân sống ở Ninh Chữ. Tội nghiệp cho các con bơ vơ sống với mẹ thiếu tình thương của ông bố mình. Bà lớn có chồng khác và săn sòc năm con. Bà kế ở vậy nuôi thắng con giống cha như đúc.
      Còn ông bạn Văn của ông Minh thì sao? Ông ta  cũng lao đao lận đận trong hôn nhân và gia đình. Trong lúc ông Văn bị tâp trung cải tạo suốt bốn năm dài lao lý, khổ sai lao động, vì tội vượt biên trốn ra nước ngoải. Ông bị CA bắn bị thương chân và bị bắt tại chỗ. Thật là bi thảm cho một con người khi sa cơ thất thế. Bà xã đã se duyên cùng tên cán bộ XHCN có chức có quyền. Họ đã xây tổ ấm ở Long Khánh lâu rồi. Hiên tại hiệp sĩ PT đã kỳ ngộ với cô bạn đồng nghiệp, cô giáo Lệ, quê quán “Nha Trang. Miền thùy dương cát trắng” của nhạc sĩ Minh Kỳ. Hai người đã có hai con với nhau. Cuôc sống của họ tạm ổn định. Minh cũng mửng cho bạn mình tìm lại hạnh phúc hôn nhân trong quãng đời còn lại.
  Ngồi kề bên Minh là Bảo và Lai. Hai người bạn học cùng lớp Sư Phạm NT niên khóa 1959-60. Hai anh này vốn học trên Minh một lớp ở DT năm nào. Sau khi tốt nghiệp SP họ được Bộ QGGD bổ dụng dạy học tại Tỉnh Bỉnh Thuận. Bảo làm HT ở một trưởng vùng thôn quê hẻo lánh. Làng Bỉnh Thạnh, vùng xôi đậu trong thời chíến tranh Nam Bắc tương tàn. Vì vậy anh cứ chạy trốn xa khi nghe tin đối phương từ mật khu mò về làng dài dài. Lai thì đang dạy ở Sông Mao thì bị động viên khóa HSQ Tham Mưu. Còn Minh làm giáo viên dư khuyết ( GVDK. Chuyên môn dạy thế các GV nghỉ bảo sản hay đau bịnh. Nếu không thì làm việc tại Ty Tiểu Học BT. Trụ sở nằm trên đường Trần Hưng Đạo thành phố Phan Thiết. Cũng gần Rạp Hát Hổng Lợi và  cạnh nhà BS Ung Văn Vy vào thời điểm ấy.
        Lúc bấy giờ Minh đang dạy thế cho bà Dần,vợ ông giáo Nho tại thị trấn Long Hương Quận Tuy Phong. Thị trấn náy nằm cách xa Hòa Đa, Phan Rì Thành hay PR Cửa khoảng ba mươi km. LH.tọa lạc cách xa thành phố PT khoảng 90 km.
   Có thể nói LH là vùng mát mẻ gần biển. Thức ăn hải sản phong phú. Long Hương, Long Phước, ( hai nơi cách nhau một con sông nhỏ) là vùng có khí hậu ôn hòa mát mẻ thoải mái dễ chịu không oi bức như thành phố PR của Minh, Lúc ấy có bạn ĐM Nguyễn Ngọc Ô cũng dạy tại đây. Cùng ở trọ nhà một người dân với Minh có vợ chồng Ng X Thâm Góc Nha Trang) và Vũ thị Kỹ Mão ( Bắc di cư 54) cùng khóa SPNT.. Ô và anh Trang, quê NT, ở trọ phòng bên cạnh.
  Sau đò Minh lại chuyển về dạy tại thị xã PT. Lúc đầu chàng làm GVDK dạy hầu hết các trường trong thành phố biển lúc bấy giờ. Nào trường Phú Trinh ( gần Trường Tư Thục Bạch Vân, Quân Đừờng Hàm Thuận, cũng như Bịnh Viện Tỉnh BT). Lúc bấy giờ
( 1960) thầy Dương, phu quân của cô Nam góc Huế, đang làm Quân Trưởng Quận Hàm Thuận. Quận này lúc ấy lãnh thổ rộng lớn kéo dải tới vùng Ma Lâm (VL) cây số 17 theo đường tỉnh lộ. Sau này ML trở thành Quận lỵ Thiện Giáo cũng thuộc tỉnh BT. Minh cũng dạy các trương Nữ THPT, Nam GHPT, Đức Long, Đức Nghịa, Đức Thắng...
    Sau đó chàng chính thức dạy tại Trướng Nam PT. Năm 1964 chàng đổi về dạy tại tỉnh nhà. Vào tháng 6/1966 Minh  động viên khóa 23 VBTĐ cùng Lũy, Bảo và một số bạn bè đồng trang lứa. Họ phải lên đường làm tròn nghĩa vụ quân sự của người trai trong thời loạn, ngõ hầu bảo vệ quê hương đất nuớc chống kẻ thù xăm lược. Lũy cũng học cùng lớp với Ô, Luôn, Bảo và Lai. Lúc ấy. mấy người bạn cùng lớp chơi thân với nhau lâu dài. Thật vậy Bộ Ngũ huynh đệ Nguyễn Ngọc Ô ( khác với Nguyễn văn Ô, quê An Thạnh. Sau này y theo bên kia. Sau ngày MNVN hoàn toàn bị sập tiệm y đổi tên Ng Hữu H. làm Phó CHT/UBNDT Ninh Thuân phụ tràch về công thương nghiệp.. Anh ta rất giàu có sau ngày Đổi Mới KTTT theo Tư Bản CN nhưng tư tưởng HCM chỉ đạo ) , Bảo, Lai, Luôn, Lũy rất gắn bó thân tình với nhau. Tình bạn của họ rất là thắm thiết keo sơn.. Luôn ngày xưa khéo tay. Anh vẽ họa, sơn hình rất đẹp. Anh ta là học trò cưng của Thầy Mai dạy Lý Hóa và Vạn Vật. Anh chuyên vẽ hình trên giấy bản lớn cho Thầy Mai minh họa trong lúc dạy Vạn Vật vào thời kỳ ấy. Riêng anh Ng ng Ô thỉ học xuất sắc vô vùng. Anh tuớng hơi lùn, lưng cong, da ngăm đen. Tuy nhiên anh thông minh học giỏi có bộ nhớ thật đáng nễ. Anh lại có hoa tay vẽ và viết chữ rất đẹp. Anh học SP NT trước Minh một năm. Anh dạy tại Long Hương lúc bấy giờ.Về sau anh chuyển lên dạy Trung Học tại Tuy An thuộc tỉnh Phú Yên. Nghe nói anh làm HT. Một hôm anh về Tuy Hòa mua phần thưởng cho HS thì bị bên kia chận bắt.
( Sau này thằng Mười, em ruột của Lá và của Ô, HS lớp 10 THDT, niên khóa 1972-73, lớp do chàng dạy AV, cho biết Ô theo phía bên kia. Không phải anh ta bị họ bắt lên núi như tin đồn trước đây. Sau ngày 30 tháng 4 năm1975 thì gia đình ba má Lá và Mười mới biết Ô đã ra đi vĩnh viễn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vừa qua như lời tuyên bố của kẻ chiến thắng, bạn của anh Ô)
    Trở lại năm người bạn chơi thân nhau nói trên hiện nay còn có ba hiệp sĩ. Ô thì hy sinh trong cuộc chiến vừa qua trên nùi rứng Trường Sơn. Anh Luôn chủ nhà hàng Cỏ Hồng cũng ra đi vĩnh viễn vì bị bịnh hiểm nghèo nào đó. Lai thì làm rẫy ở Phủ Hà. Anh ta nhậu như hủ chìm. Nghe nói cứ sáng xỉn chiều say. Em anh, anh Ph, Anh này nhỏ hơn anh khá bộn. Ph giống mẹ da trắng đẹp trai. Sau này cũng là GV tốt nghiệp SP Quy Nhơn. Anh tình nguyện thi vào trường SQCTCT/ ĐL. Tốt nghiệp thiếu /úy. Sau đổi đời anh vuợt biên thành công định cư tại Úc. Ph học chung lớp với anh NgTh N.Tấn Tài. Nghe nói con cái của Ph, học giỏi như cha. Đỗ kỹ sư tại Úc việc làm lương cao. Tuy nhiên mái ấm gia đình hôn  nhân không êm ả.
 Xin trở lại buổi họp mặt các ĐMTPR. Nhiều vị gốc GS và cựu HSDT tham gia buổi họp hay vắng mặt chiều hôm ấy vì lý do nào đó. Họ đã chịu bao khổ đau thê thảm trong lao tù của chính quyền mới. Một số người vốn là cán bộ, viên chức hành chành hay SQ quân lực VNCH, sau đổi đời thật bi thảm, tang thương hết nói. Họ bị lùa vào các.trại tù dựng lên khắp MNVN và cả MB nữa. Thật vậy, Minh và các bạn đổng nghiệp DT như TNQ, PHC, NVT, D ( Anh này học cùng lớp với NVT, đã cắt động mạch cánh tay tự sát trong trai tù SM, sau đó), Lũy. Ch. ( Huế. GS Ch bị tử vong vì bịnh bao tử không có thuốc chữa tại Trại A ( Giam giữ SQ cấp Đ /Úy lên Tr Tá) , Bảo. TCP... củng các cựu GSDT như Thầy Ngh( PR), H (NT), Th- Hoa- Mè ( Huế). T ( Hòa Đa), Hạnh ( Bắc), S ( Bắc)...  bị tập trung cải tạo tại trại giam Mỹ Đức rồi chuyền đến Tổng Trại Tù Binh 8 ở Sông Mao> Họ bị khổ sai lao động. TTTB8 bao gồm ba trại ( Trại A,  Trại B ( Cấp Tr /Úy.) Trại C
( Cấp Th/ Úy). Sau đó, một số chuyển đi làm đường hay trồng bông ở Lương Sơn. Rồi họ bị lùa đi làm Đập Nước Cà Lon Sông Lũy thuộc tỉnh BT. Sau khi hoàn tất Đập Tràn Sông Lũy, đoàn tù này bị giam tại Hàm Trí BT. Sau đò một số tù nhân chuyển ra trại giam Sông Cái hay A 30 Phù Yên. Thầy trò DT khổ sở đau thương không bút mực nào tả nổi. Nhà cầm quyền cai trị bắt tù nhân khổ sai bẳng cách khống chế cái bao tử của kẻ tội đồ, trót đầu thai lầm thế kỷ. Bởi vì cái dạ dày hay bao tử là Chúa Tể muôn loài mà! Bao Từ có thể nói, nó là Thượng Đế của chùng sanh đó. “Khi đói đầu gối phải bò” như thiên hạ thường có ý kiến. Một nhà văn cũng tỏ ra chí lý khi nhận xét:
       - Nữ nhi muốn giữ được con tim của nam nhân, trước hết phải nắm được cái bao tử của anh ta.”
 Ông bà ta cũng tỏ ra thực tế khi tuyên bố:
-Có thực mới vực được đạo.
Hay sâu sắc hơn:
“ Ở dời “Dĩ thực vi tiên”
Không ăn, không uống như tiền bỏ đi.” .
-Nơi nào có gạo Đạo ở. Nơi nào không gạo Đạo đi,
 Trong nhiều nằm trời  họ khải chịu khổ sai lao động tại các trại tù xa xôi, hẻo lánh, gần núi rứng bao la bát ngát. Họ đói lắm. Khổ lắm. Rách lắm. Bị tơi tả hoa lá cành trong cõi
“ Địa Ngục Trần Gian” Một số người phài bỏ mình vì đói khát, bịnh tật hay bị bắn bỏ khi trồn trại không chạy thoát khỏi tầm súng của CA hay Cảnh vệ coi giữ tù nhân .  Hoặc bị tra khảo, đánh đập tàn nhẫn khi họ bị kỷ luật, bị giam trong nơi tăm tối cùm kẹp đói khát, lạnh lẽo, khổ đau vô vàn. Sau nhiều năm tập trung cải tạo, họ còn sống sót và được trả tự do về với gia đình vợ con, cha mẹ hay người thân là may lắm rồi! Phước đức của tổ tiên, ông bà cha mẹ lớn lắm đó. Nếu không, tù nhân dễ bỏ mình trong khi khổ sai cải tạo vì đói, khát, bịnh tật, bị bạc đãi, bị gông cùm tra khảo, hành hạ đánh đập vỉ những đòn thù của kẻ chiến thắng. Thiếu gì người vào tù. rồi không bao giờ trở lại với người thân nữa..
       “ Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại.” như cổ nhân thường nói đó.
  Ngoài ra còn có bao thảm kịch gia đình đã xảy ra như cơm bữa vào thờii kỳ đen tối ấy. Có khi anh chồng đang cải tạo xa nhả, bà xã trẻ đẹp ôm con dại biết làm sao sống đây? Làm sao nuôi bầy con thơ đây? Lấy tiền đâu mua quà để đi thăm nuôi chồng trong tù đây? Một người đàn bà trẻ, tay yều, chân mềm, không có tài sản, không nghề nghiệp. Một số cán bộ, có chức, có quyên trong chế độ mới hay những kẻ lắm tiền nhiều của đã quyến rũ các bà vợ Ngụy còn trẻ trung và có nhan sắc. Vì thế một số cô, số bà đã sa ngã vì ham bả vinh hoa phú quý hay những lời hứa hẹn, dụ dỗ, đường mật, hay hăm dọa, của kẻ có chức có quyền. Một số bà vợ của kẻ tù đầy ở xa, đã tỏ ra mềm lòng, thiếu chung thủy với lang quân lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, phải thành thật nói rằng, đa phần các cô, các bà vợ trong lúc chồng bị tập trung cải tạo vẫn giữ được thủy chung son sắt với lang quân. Vẫn ở vậy lo buôn bán tảo tần hay bươn chải kiếm tiền nuôi con dại và đi thăm nuôi chồng. Những người đàn bà MNVN này thật đáng ngợii ca và vinh danh. Đúng là “ Tiết hạnh khả phong.” Họ đáng vinh danh vậy.
                                           ooo
       Trở lại các bạn ĐM tham dự buổi họp mặt tại Quán Cà Phề Cỏ Hồng vào ngày hôm đó. Thầy Tuân, cựu HTTHDT, tỏ ra cảm động và vui mừng được gặp gỡ các học trò xưa của mỉnh. Thầy từ SG ra PR thăm ngôi trường cũ, Trường THDT, trường công lập lớn nhất PR/NT. Thầy từng làm HT ngôi trường thân yêu của HS quê nhà gần 10 năm trời. Luôn tiện Thầy ghé thăm các thân hữu, bạn bè,  đồng nghiệp trước đây. Cuôc đời quả tang thương biến đổi. Một số thầy cô đã ra đi vĩnh viễn. Một số lưu lạc giang hổ không biết hiện sống nơi đâu, sau ngày MNVN hoàn toàn bị sụp đổ. Thầy bùi ngùi kể lại một số Thầy đã ra đi từ hải ngoại như Thầy NK Ngữ ở HK , Thầy TN Mai ở Hòa Lan...Một số Thầy cô đã từ trần trong nước như Thầy NĐ Thai ( ra đi tại SG), Thầy ĐH Kha vĩnh biệt trần gian ở tuổi 62 tại PR...Đời ngưởi vốn vô thường và giả tạm. Con người thấy đó, mất đó.
              Trong buổi gặp mặt hôm ấy, anh em ĐM DT cũ rất vui vẻ tâm tình trò chuyện thoải mái với nhau, sau thời gian cách xa nhau vì cuộc sống kinh tế khó khăn và vì thời cuôc tang thương biến đổi của thời cuộc và đất nước
       Buổi họp mặt ĐMDT này thật hiếm hoi, quý báu và vui vẻ vô cùng. Đúng là dịp tốt cho các bạn ĐM, các thân hữu, ngày xưa gặp lại nhau và đón tiếp Thầy HT có công lao to lớn trong việc phát triển và xây dựng ngôi trường khang trang, đồ sộ, xinh đẹp và nổi tíếng nhất của vùng quê hương nắng gió của tỉnh NT thân yêu của chúng ta.
                           “  Hân hoan kỳ ngộ thầy trò
                             Đồng Môn hạnh phúc sáng lòa hôm nay.
                             Cuộc đời giả tạm mây bay
                             Tình xưa, nghĩa cũ, vun đầy con tim.”

                                         THANH ĐÀO
   
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân