TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - THÙNG RÁC BIẾT ĐI
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

THÙNG RÁC BIẾT ĐI

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4763
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Mon Aug 16, 2010 6:56 pm    Tiêu đề: THÙNG RÁC BIẾT ĐI
Tác Giả: PHAN ĐÔNG HÀ




THÙNG RÁC BIẾT ĐI

Thùng rác là một vật chứa các thứ phế thải, các thứ vứt đi không còn dùng đến, ít ra là đối với những người đem vứt bỏ. Nói như thế bởi vì trên thực tế có khi những thứ là rác rưởi đối với người này, nhưng lại là cần thiết cho kẻ khác. Hình ảnh những em bé nghèo nàn bươi móc, gôm nhặt những thứ vặt vảnh trên bãi rác quê hương đủ nói lên điều đó. Vậy rác, theo ý niệm là những thứ vứt đi, phế thải, nhưng không hẳn là những thứ thối tha không còn dùng được.
Ngay trong thời điểm khoa học phát triễn vượt bật, các phi hành gia cũng còn phải tái xữ dụng những lượng nước tiểu do họ  thải ra, sau khi qua các hệ thống chắc lọc, làm cho tinh khiết trở lại để dùng trong những chuyến bay thám hiễm không gian lâu ngày, mà phi thuyền không mang theo nhiều nước là để khắc phục về mặt trọng lượng cho nhu cầu trọng tải của phi thuyền.
Trên đất Mỹ, nước thải mà nhà nhà đổ ra hàng ngày không phải cứ cho chảy ra sông ra biển như các nước nghèo nàn lạc hậu, mà đều được thanh lọc, tinh chế, khử trùng để tái xử dụng, ít ra là để cung cấp lượng nước cho việc tưới tiêu cây cỏ. Nói như vậy để chúng ta thấy rằng, lượng rác mà chúng ta phế thải vứt bỏ hằng ngày trong các thùng rác, bằng gổ, bằng nhựa, hay bằng sắc tây trong nhà hay ngoài ngỏ, chưa hẳn là thứ ghê tởm, bẩn thĩu, mất vệ sinh, không còn dùng được. Rác rưởi cũng có nhiều loại, nhiều thứ, có thứ bỏ đi không ai ngó tới, nhưng cũng có thứ tái xữ dụng lại sau khi tái chế biến. Vì thế mà bên Mỹ, thường mỗi nhà đều có hai loại thùng rác khác nhau: thùng rác Đen, thường dành cho loại rác phế thải,vặt vãnh bỏ đi như đầu tôm xương cá, các thức ăn thừa  hư hỏng vv…Thùng rác Xanh, dành cho loại rác “ recycle” như giấy vụn, sách báo củ, có thể tái chế, xữ dụng lại. Thế nhưng, một khi đã vứt bỏ, cho vào thùng rác, thông thường người ta thường cho là dơ nhớp, nhất là các loại mà các bà nội trợ vứt đi, loại rác này thường dơ bẩn tanh hôi nên cũng chẳng ai muốn rớ tay vào thùng, vì sợ mất vệ sinh, do vậy mà các nhà sản xuất họ sáng chế ra các thùng rác nhỏ có nắp đậy thường để cạnh bếp, để tránh ruồi muỗi bu bám và giảm bớt hôi hám trong nhà. Mỗi khi cần mở cho rác vào, chỉ cần dùng chân đạp vào “bi đan” cho nắp mở ra để khỏi bẩn tay.
Xem như vậy đủ thấy họ xem rác là thứ gớm giếc, mặc dù trước đó, có thứ, nó là thứ đồ ăn mà ta mua về để ăn, sau khi chế biến ra món ăn, nó là thứ thơm ngon khoái khẩu. Cũng thứ đó, nhưng nếu vứt đi, lại xem nó như thứ hôi hám, dơ bẩn. Lấy thí dụ: Một con gà chẳng hạn, ta mua về, thịt được luộc lên, còn lòng đem nấu cháo, nồi cháo sẽ thơm ngon, ai cũng muốn gắp miếng gan, miếng mề. Nhưng nếu chơi sang một chút, hay biếng nhác, không có thì giờ, bộ lòng đem vứt bỏ vào thùng rác, thì nó lại trở thành thứ dơ bẩn hôi hám, ngại rớ tay vào.
Như vậy Thùng Rác chỉ là vật chứa, nói chung là các thứ phế thải không còn dùng, mà trước đó nó chưa hẳn là thứ dơ bẩn, hôi hám, mất vệ sinh nhất. Từ ý niệm này, ta nghĩ đến con người chúng ta. Đồ ăn, thức uống mà ta cho là thứ thơm ngon, tinh khiết khoái khẩu, cần thiết cho cuộc sống, nhưng sau khi dùng, rồi nó sẻ đi đâu? Nó còn nguyên hay biến mất ? Nó tinh khiết hay dơ bẩn ? nó còn thơm tho, như ban đầu hay thối tha ghê tởm ? Và nó được chuyễn đi đâu ?
Đặt ra các câu hỏi là để chúng ta quan tâm đến, chứ điều này thì ai cũng biết. Đồ ăn thức uống sau khi thu nhập vào cơ thể nó được tinh lọc, chuyễn hóa những phần bổ dưỡng nuôi cơ thể, phần cặn bả, phân hủy, sau đó được chuyển xuống ruột già, đây là một “bị” rác còn dơ bẩn hơn bất cứ loại rác nào mà ta đã vất vào thùng rác trong nhà hay ngoài ngỏ. Về thức uống, lượng nước nói chung, gồm Bia, Rượu, các thứ giải khát đủ loại, sau khi dùng, được dung nạp cho cơ thể, phần còn lại, cũng trở thành lượng nước thải được chuyển tới chứa ở bàng quang. Đồ ăn, thức uống, mà ta đã dùng, cả hai thứ này bây giờ nó là thứ dơ bẩn nhất, với tên gọi không mấy văn hoa. Nó là thứ phế thải mất vệ sinh, chờ được tống ra ngoài. Cơ thể chúng ta dung chứa các thứ phế thải này, vậy con người chúng ta cũng chẳng khác nào một thùng rác. Nói cho văn hoa một chút là “Thùng Rác Sinh Học”.

Có một triết gia đã từng bảo rằng: Con người chỉ là một cây sậy, một cây sậy có tư tưỏng. Đúng ! Đó là ông muốn nói về mặt thể lực và tinh thần. Chứ về mặt thể chất và cấu tạo, con người  cũng chỉ là một động vật, một động vật thượng đẳng, nghĩa là đứng trên hết các loài động vật khác, nhờ vào bộ óc biết suy nghĩ tính toán, biết sáng chế phát minh. Nhưng thể chất và cấu tạo, theo  nguyên lý hình thành, cũng chỉ do tứ đại: Đất Nước Gió Lữa duyên hợp mà thành, thiếu, hay hao hụt một thứ nào đó là bệnh hoạn, mất đi một thứ trong tứ đại là tan rả, là chết. Nhu cầu của cái ăn, cái uống, là để nuôi dưỡng, bỏ sung và duy trì cho cái tứ đại, nghĩa là duy trì sự sống. Nhưng rồi, con người vì có tư tưởng, nhờ có bộ óc, biết tính toán, biết suy nghĩ, biết sáng chế như đã nói, nên con người còn muốn vươn xa hơn, từ lối sống thiên nhiên như thời tiền sử, ăn lông ở lổ, tiến đến ăn no mặc ấm, con người còn tham lam hơn, lại muốn ăn ngon mặc đẹp. Từ ăn để sống, trở nên sống để ăn. Để đạt được những nhu cầu đó, con người lại phải bon chen, tranh dành, hung hãn, phân biệt, hơn thua, cũng từ cái tư tưởng đó. Nhưng cái tư tưởng này ở đâu ra ? Chẳng phải ở trong óc, trong đầu chúng ta hay sao! Mà một cái đầu xem ra cũng chẳng mấy tinh khiết, nên tư tưởng có lẽ vì vậy mà mới đưa đến những điều chẳng hay.
Thật vậy, chúng ta nghĩ lại mà xem. Cái đầu của chúng ta, như là bộ chỉ huy của cơ thể. Không phải ngẩu nhiên mà tạo hóa tạo ra con người và muôn vật đều có những thuận lợi, và những giới hạn, điều đó là để cân bằng mọi sinh thái, mà ta gọi là “luật bù trừ” nói sơ vài con vật để thấy rỏ: Như con Cóc, trông vừa hiền từ, vừa chậm chạp, nếu nó không có chất độc trên lớp da, các động vật khác sẻ kết liễu loài Cóc. Con Cọp, giống có răng nanh, thuộc loài ăn thịt, sức vóc to lớn mạnh bạo, hung dữ, nếu cái cổ của nó mềm mại xoay trở nhẹ nhàng, để đôi mắt có thể nhìn ngang liếc dọc, thì nhiều loài sẽ bị nó tiêu diệt, nhưng kỳ lạ thật, trời cho cái cổ của nó  cứng đơ, mắt chỉ nhìn được phía trước, nhờ vậy giảm bớt sự linh hoạt trong thế săn mồi. Thế nên theo dân gian, ông bà ta có dặn, gặp Cọp là chạy chữ Chi ( Z ) may ra mới thoát là vậy.
Trở lại con người, với cái đầu có bộ óc biết suy nghĩ, có chất xám tạo thông minh, nhưng đâu phải chỉ có thế, nó cũng là một thùng rác nhỏ đấy bạn ạ! Tôi không nói quá đâu. Này nhé... Miệng chúng ta đâu có thơm tho gì, sáng nào cũng phải tẩy uế, súc bỏ cấu bẩn, cho bớt hôi hám. Mũi chúng ta hít thở không khí trong lành, nhưng cũng lưu lại thứ mà “từ chẳng tiện gọi tên”. Mắt thì thải Ghèn, đâu có sạch sẽ ! Tai chúng ta cũng dung chứa thứ mà chẳng khác nào phần ở ruột già, ít ra là tên gọi. Xem như vậy, thì khuôn mặt, bên ngoài cứ tô vẻ cho sáng sủa, chứ thực chất bên trong toàn thứ dơ bẩn, có đẹp đẻ gì lắm, mà lại cứ phô trương, tranh dành, hơn thua cho lắm, thế nên người đời có câu nói đùa: “ Hơn thua cho lắm, tắm cũng ở truồng” nhìn lại thử có đẹp đẽ gì đâu!!!
Nhưng nói cho cùng, được làm người cũng thật đáng quý, bởi vậy  mới gọi là động vật thượng đẳng. Ngoài những chổ dung chứa các thứ cặn bã dơ nhớp, như đã nói, tạo hóa lại ban cho con người một vật quý, ngay trong lòng ngực, trung tâm của vủ trụ (con người cũng là một vủ trụ) một Trái Tim Kỳ Diệu. Một trái tim nhỏ bé, nhưng tươi hồng, trong sạch, chẳng khác nào một đóa sen. Trái tim nhìn từ hình dạng, màu sắc, bản chất có khác nào một búp sen hồng, tinh khiết vươn lên từ bùn nhơ, mà chẳng dơ mùi bùn.
      Trái tim ta đó, một Búp Sen hồng tươi đẹp.
Nhịp dập cho ta cuộc sống, sống để dâng mọi tình thương cho người, cho đời, cho muôn vật. Từ bi như lời PHẬT dạy, mới xứng đáng, là con người có lý tưởng, chân chính, nhân bản. Bằng không, con người chỉ là THÙNG RÁC BIẾT ĐI.

                                                                                                                         PHAN ĐÔNG HÀ



Về Đầu Trang
tdt



Ngày tham gia: 08 Aug 2010
Số bài: 246

Bài gửiGửi: Mon Aug 16, 2010 10:08 pm    Tiêu đề:

Thế là phường "GIÁ ÁO TÚI CƠM " đã được PĐH nâng cấp thành "THÙNG RÁC BIẾT ĐI".
  Thú vị lắm ! Quá đúng ! sống mà không có cái tâm, không có lợi cho ai thì chỉ là cái "THÙNG RÁC BIẾT ĐI" :fight:  :flog:  :thank:  :ban-sung-02:  :ban-sung-01:  :cheer:  :cheer:  ][color=darkblue]:by
e:
 :bye:
[/col[/i]or][/b][/col[/i]or][/b]i][b]
Về Đầu Trang
lamnvo



Ngày tham gia: 28 Feb 2009
Số bài: 238

Bài gửiGửi: Thu Aug 19, 2010 5:34 pm    Tiêu đề: Thùng Rác Biết Nói

"Thùng Rác Biết Đi" thật đáng kinh tởm, cứ suy nghĩ đến phương diện sinh lý của cơ thể con người do PĐH mô tả, tôi lại muốn nôn mữa. Ôi ...! cái tôi thật đáng ghét, thật đần độn vì tôi đã mang nó suốt bao năm dài, trang điểm cho nó mỗi khi tiền tụy, thuốc thang cho nó mỗi khi đau ốm mà không hiểu nó bẩn thỉu đến chừng ấy. Tính tôi vốn cả thẹn, tôi không muốn chia sẻ sự khám phá mới mẻ này với đồng loại chưa đọc PĐH vì tôi ngại họ sẽ bịt mũi khinh khi tôi. Tôi thương hại cô bạn đồng nghiệp Linda ngồi chung phòng. Gương mặt cô ta là một lớp phấn dày che đậy những tổ ong lổ chỗ bẩm sinh, đường chì xanh trên mi chỉ làm đôi mắt thêm thâm quầng vì những buổi làm quá ca mất ngũ và sau lớp sơn son bóng loáng chỉ là đôi môi thâm nặng tuổi đời. Cô đã tâm sự với tôi rằng cuộc sống của cô không dễ chịu và trời bắt cô làm một người con gái xấu. Cô trang điểm vì muốn vẻ đẹp chung quanh được hài hòa và tạo ảo giác về một niềm tin cho bản thân. Tôi muốn nói thật với Linda rằng cô tốn tiền, tốn công vô ích vì nhan sắc cô không xấu xí bằng hai thứ phế vật mang chữ "C" bên cạnh lớp phấn son. Có lẽ Linda sẽ khóc ngất khi hiểu sự thật và khi tôi nhìn thấy cô khóc, tôi cũng sẽ khóc theo.

Thân thể tôi chỉ là một thùng đựng rác! Thế mà từ bấy lâu nay tôi cứ ca tụng nó như một kỳ quan của tự nhiên, tôn sùng nó như một thượng phẩm mà thượng đế đã bỏ công nhào nặn và o bế chăm sóc nó như một bà mẹ nâng niu đứa con đẻ đau đứt ruột. Khi viếng thăm Rome, tôi đứng lặng hằng giờ chiêm ngưỡng những bức tượng khỏa thân với những cơ bắp nổi vòng, căng cứng như muốn bật tung nhựa sống, đem lại can đảm và hy vọng cho con người. Tôi thường tự mỉm cười vớ vẩn, lâng lâng nghe tiếng tơ lòng rung động nhẹ nhàng trong lứa tuổi vừa chớm yêu thương khi bắt gặp một tà áo thướt tha, một ánh mắt ngượng ngập vội nhìn hay một ánh môi hồng e ấp nụ cười hửu ý. Tôi đã quá dại khờ, tốn thời giờ thả hồn vào vóc dáng phù du và những tác phẩm điêu khắc mỹ thuật ca tụng cái đẹp thân xác của  bậc thầy Michelangelo thật là vô thưởng vô phạt - vì dưới lớp da dày vài mili mét, về mặt sinh lý, chỉ là một cái thùng rác hôi hám chứa ít nhất ba phế vật mang chữ C mà ai cũng có và ai cũng ghê tởm.

Xác thân tôi thật đáng thương hại vì nó không có quyền từ chối khi được sinh ra. Tôi chỉ là sản phẩm của một cuộc truy hoan mà cha mẹ tôi thường ngụy biện rằng tôi là sợi dây liên kết thiêng liêng tình yêu chung thủy của họ. Ngay cả sự kết tinh của tôi cũng chỉ là một sự tình cờ vì trong số hằng triệu tinh trùng anh chị em, lớp chết lớp bị thương khi đấu tranh vượt đường âm đạo, tôi chỉ là gả vai u thịt bắp may mắn có thể đục thủng noản cầu: một vật phế thải nếu không hữu dụng sau kỳ kinh nguyệt. Tôi lại có thêm một lý do để giận cha mẹ đã sinh ra cái tôi đựng rác hôi hám.

Tình thật tôi nào muốn ăn diện ganh đua với ai. "Hơn thua cho lắm tắm cũng ở truồng!" Tôi đã từng sung sướng trong niềm vui thơ trẻ khi khoác chiếc áo mới mỗi độ xuân về. Tôi đã trang trọng trong bộ đồng phục học sinh khi nghiêm chỉnh đứng dưới lá quốc kỳ tưởng niệm tiền nhân. Tôi cạo râu sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề để tỏ lòng tôn trọng đồng nghiệp khi đi làm. Tôi đã công toi! Dưới lớp y phục chả là gì cả, một cái thùng đựng rác có dác vàng cũng chỉ là một cái thùng đựng rác. Tôi tự ghê tởm thể xác của tôi nhưng tôi không thể hủy diệt nó vì mớ đạo lý hổn tạp đã in sâu vào óc tôi rằng tự vẫn là phủ nhận công ân sinh thành; và có lẽ tôi chỉ ngụy biện:  Tôi thèm sống một cách hèn nhát, dầu cho chung quanh cuộc sống có rất nhiều thùng rác biết đi như tôi.

Thể xác tồi tệ như vậy, chả trách gì các nhà sư Tây Tạng đã vứt nó đi cho diều tha quạ mỗ sau khi thể xác hoàn thành sứ mạng. May mắn thay tôi cũng có trái tim nhưng than ôi nó chỉ là một trái tim vật lý làm việc không ngơi nghĩ để tiếp tục dung dưỡng cái túi da hôi hám và mang máu nuôi sống cái nảo bộ bất bình, chống đối lại chính thể xác của tôi. Không! Tôi hiểu lầm rồi! Trái tim theo PĐH chỉ là một biểu tượng về tâm linh và hình ảnh tiểu vũ trụ, đóa sen hồng, ... chỉ là phần minh họa ấn tượng cho những người đầu óc đần độn, rác rưỡi như tôi.

"Sống để dâng mọi tình thương cho người, cho đời, cho muôn vật". Đó mới chính là cái tâm nhân ái mà PĐH muốn nói đến. Thế thì nguy rồi vì tôi không có cái tâm cao thượng như vậy. Tôi chỉ biết thương thân, thương vợ con phát xuất từ lòng ích kỷ. Giả sử tôi muốn thương người, thương đời, tôi cũng không thể nói bằng cái miệng suông vì cái bọn người nghèo khổ khôn ngoan và khó tính lắm: Họ không thích ăn lời an ủi để no hơi và giữ cho cái thùng rác biết đi của họ được trong sạch. Tôi phải hiến tặng những vật chất cụ thể nhưng đồng lương ba cọc ba đồng của tôi tan biến nhanh như khói thuốc sau khi thanh toán chồng bills tiền nhà, tiền điện, ... tôi vẫn còn chật vật lo cho thằng con học đến nơi đến chốn và rồi ... tôi phải thay cái xe cà rịch cà tàng theo tôi mười lăm năm nay như một con ngựa già khốn khổ, và rồi ... Ôi ..! tôi không muốn kể tiếp những nhu cầu cá nhân để tự bôi xấu. Tôi tệ hơn cả một "average Joe on the street" nên tôi xin từ bỏ trái tim cao thượng và lạy trời, chỉ mong sao sự ích kỷ của tôi không báo hại đến người đồng loại và là một gánh nặng của xã hội.

Tôi cũng chẳng có lý tưởng chi chân chính để sống ngoại trừ ham muốn thấp hèn: cơm ăn, áo mặc, nhà ở và không động phạm đến ai. Tôi chẳng có lý tưởng tôn giáo nào cả vì sự huyền bí của thiên đàng và địa ngục vẫn còn đang trong vòng tranh luận. Có thể tôi sẽ chọn lý tưởng Hồi Giáo vì nghe nói cỏi vĩnh hằng của họ có một bầy mỹ nữ hầu hạ nhưng tôi e rằng theo không nổi vì tôi chỉ là một gả nhát gan không dám "tử vì đạo". Tôi cũng chẳng có lý tưởng chính trị an bang cứu độ dân tộc vì sau những trận đòn thù dã man trong trại cải tạo, tôi cạch Việt Cộng tới già. Tôi sợ đến mức mà ngay cả thằng oắt con hải quan phi trường hỏi hơn lớn tiếng là trái tim không lý tưởng của tôi muốn đứt cả những dây chằng và cái túi túi phân hôi hám cứ muốn nhỏ giọt.

Không! Không! một cuộc đời đáng sống theo PĐH, đối với tôi, chỉ là những số không to tướng! Tôi chỉ là một phường giá áo túi cơm đáng bị mĩm cười thú vị vì tôi chẳng có lợi cho ai cả. Tôi chưa bao giờ mỉa mai nguyền rủa ai và tôi hứa sẽ tiếp tục im lặng như vậy khi những người có trái tim vĩ đại và lý tưởng cao xa gọi tôi là "Thùng Rác Biết Đi". Còn nữa, tôi rất biết hối lỗi và tôi sẽ dặn vợ con dùng xác làm phân bón cây khi tôi vĩnh viễn không thể van xin những trái tim từ ái.

Ngọc Lâm
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân