TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Xóm Mả Thánh Tây: Tư Nhị (toàn truyện)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Xóm Mả Thánh Tây: Tư Nhị (toàn truyện)
Chuyển đến trang 1, 2  Trang kế
 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
lamnvo



Ngày tham gia: 28 Feb 2009
Số bài: 238

Bài gửiGửi: Sun Aug 09, 2009 3:28 am    Tiêu đề: Xóm Mả Thánh Tây: Tư Nhị (toàn truyện)

Bài được huỷ theo yêu cầu.

Được sửa bởi lamnvo ngày Tue Sep 29, 2009 2:29 pm; sửa lần 4.
Về Đầu Trang
Thất Pháp



Ngày tham gia: 01 Aug 2009
Số bài: 134

Bài gửiGửi: Sun Aug 09, 2009 4:36 am    Tiêu đề:

Tiếp đê....

Đang hấp dẫn mà tự nhiên bị cắt ngang xương!
Về Đầu Trang
Nói không Được



Ngày tham gia: 07 Nov 2007
Số bài: 509
Đến từ: Viet Nam

Bài gửiGửi: Sun Aug 09, 2009 5:02 am    Tiêu đề:

Truyện hấp dẫn thật , làm tôi nhớ đến nhà văn Nguyễn Thuỵ Long ngày nào , tiếp đi Lamvo .
Về Đầu Trang
lamnvo



Ngày tham gia: 28 Feb 2009
Số bài: 238

Bài gửiGửi: Thu Aug 13, 2009 12:10 pm    Tiêu đề:

Tư Nhị toàn truyện
Về Đầu Trang
Minh Huong Khuc
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 05 Nov 2007
Số bài: 2090

Bài gửiGửi: Thu Aug 13, 2009 1:31 pm    Tiêu đề: TÌM ANH - GUITAR VÔ THƯỜNG

http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Tim-anh-Vo-Thuong-Guita.IWZCOIC8.html

TÌM ANH
Hoàng Thi Thơ
Saigon 4/1958
1.
Tôi đi tìm anh vì nhớ đến tên anh
vì nhớ bóng trăng thanh treo đầu cành.
Những đêm trời xanh làng xóm sống yên lành
dậy tiếng hát quân hành bóng anh qua mành...

2.
Tôi đi tìm anh người lính quá hiên ngang
cầm súng giữ giang san xây Cộng Hòa.
Tôi đi tìm anh giòng máu thắm vô cùng
hình bóng những anh hùng thiên thu không nhòa.

Anh ơi bây giờ anh ở đâu: Bến Hải hay Cà Mau ?
Anh ơi bây giờ anh ở đâu, góc biển hay rừng sâu ?
Anh ơi bây giờ anh ở đâu, biên cương hay nông trường ?
Xóm làng đêm ngày, nhớ anh từng phút lại từng giây.

3.
Tôi đi tìm anh vì nhớ đến tên anh
vì nhớ bóng trăng thanh treo đầu cành.
Tôi đi tìm anh giòng máu thắm vô cùng
hình bóng những anh hùng thiên thu không nhòa.
Về Đầu Trang
Thất Pháp



Ngày tham gia: 01 Aug 2009
Số bài: 134

Bài gửiGửi: Fri Aug 14, 2009 5:16 am    Tiêu đề:

Thất Pháp có cảm tưởng nửa hồi sau của Tư Nhị là do ai viết chứ không phải Ngọc Lâm nhà Phan Rang học viết. Anh Ngọc Lâm đang tự kiểm duyệt, khiến cho ngòi bút sắc bén Ngọc Lâm trong Rim Cùi bị tà đi rất nhiều phần.

Văn hay nhờ ở gợi (provoke), làm khoắy động tình cảm người đọc. Ở nửa hồi sau Tư Nhị, anh Ngọc Lâm muốn gợi thật nhiều, nhưng gợi chẳng được bao nhiêu. Nó không đủ đô cho một chuyện tình lãng mạn trong bối cảnh éo le nửa liêu trai chí dị, và nó cũng không đủ đô cho một dâm thư. Ngọc Lâm dường như nghiêng về hướng triết lý và lý sự.

Ngọc Lâm đã đánh mất cái sở trường "gợi "của anh ở hồi Rim Cùi. Đâu rồi những câu văn chấm phá nhưng rất gợi hình gợi cảnh, khiến cho người đọc thấy được nhiều hình ảnh và tâm cảnh rất sống động và rất thật của Phan rang một thời?

"- Nghe ổng nói bàn chân còn. Ổng rờ trúng cái mụt ruồi đen"

"Tối hôm ấy, tiếng đàn cò điêu luyện của Tư nhị cứ vài khắc lại trỗi khúc ò...e...biệt ly ai oán, khiến xóm Mã Thánh tối tăm lại càng thê lương hoang tịch."

"Đám nhỏ, con Rim Cùi, sợ ma nên tránh xa hòm xác và tụm nhau bên hè. Đứa lớn hiểu biết nên khóc rấm rức, đứa nhỏ đào lổ bắn bi, con nhỏ ba tuổi vừa dỗ thằng em một tuổi đang khóc lè nhè vừa ngó chăm chăm vào đám con gái chơi đánh chắc"

"Hắn nhìn cái hòm, đứng nghiêm chào, và lẩm bẩm khấn vái:
- Đ mẹ, đi cho êm. Tối có linh về báo vài con đề. Trúng, tao cúng con gà."

- Nó hiện về thật hả?
- Nó có gặp thằng Sún con tui chết đuối cầu Đạo Long không?
- Ngưu đầu, mã diện có dẫn nó đến gặp Diêm Vương để xét tội không?
Út Bảnh lo sợ không người bao che:
- Ngục A Tỳ có giam Mỹ không?
....

vân vân và vân vân...

Đọc giả biết anh Ngọc Lâm đắn đo nhiều thứ trước khi viết tiếp nửa hồi sau của Tư Nhị. Nửa hồi này anh chuyên về triết lý và lý sự, khiến cho giọng văn nó không hợp với cái tạng văn chương của anh, nó không hợp với cái văn của Truyện Ngắn. Nó thuộc về lối văn của Truyện Dài thì thích hợp hơn.
Về Đầu Trang
Lâm Huê



Ngày tham gia: 14 May 2009
Số bài: 53

Bài gửiGửi: Fri Aug 14, 2009 8:53 am    Tiêu đề: Ngọc Lâm Tự Chế...

Thầy Tư Nhị bị rút gân rồi, thôi thì anh Nói Không Được, Thất Pháp cùng các anh chị em đọc đỡ

Ông thầy mù vờ hay thật của Phạm Thị Hoài.

.................................


Phạm Thị Hoài


Ám thị


Buổi đầu tôi mặc hai lượt quần, ba lớp áo. Chồng tôi bảo, thày tẩm quất nào phải ông thày võ chọc ngón tay thủng tường mà mình che chắn khiếp đảm như thế. Thày lại đeo kính xẩm, không nói trước có khi lẫn lộn đàn ông với đàn bà. Nhưng tôi nghĩ, áo xống đâu chỉ để che thân mình và che mắt ai, trong quan tài người ta cũng mặc thật chu đáo. Lần đầu để tay người lạ chạm vào, có giữ ý có lành. Đàn ông không phải ai cũng tân tiến như chồng tôi, mà những người mù tôi biết đều có vẻ không theo thời, như thể họ sống riêng ra một cõi xa xôi nào đó. Cõi ấy mặt trời không mọc và lặn. Tôi e không cẩn thận dễ thất thố với người tàn tật. Sờ thấy cái nịt ngực với đủ quần áo trong ngoài dày dặn, chắc thày sẽ hiểu rằng tôi coi thày như người lành. Đôi bên sẽ tin cậy nhau hơn, dẫu sao không riêng tôi lần đầu mà thày cũng chưa từng tẩm quất đàn bà. Chiếu tẩm quất là chỗ đàn bà không vào. Chồng tôi vất vả lắm mới mời được thày, than rằng thời thế gì mà nhờ ai đánh vợ còn dễ hơn thuê người đấm lưng vợ. Đến chỗ nào người ta cũng tưởng anh sinh chuyện, nên đuổi khéo, bảo chưa mở hàng, sợ xui. Thày quất này nghe anh ngỏ lời xong, cho một hồi: "Ông mua cho bà nhà vài cái máy chẳng hơn ư? Máy rung, máy xoắn, máy giác, máy đập, máy ủ chân, máy chườm bụng, máy cù nách, máy chiếu tia hồng ngoại, máy giời thời này cũng có. Mấy cái que gãi lưng với cái cái cục vừa đấm vừa xoa bằng nhựa Trung Quốc, ông cứ ới hàng bán rong một tiếng là có cả tá, dùng cả đời không mòn. Chúng tôi đây chỉ có hai bàn tay suông, đáng gì mà vẽ chuyện."

Chồng tôi lấy làm thú vị cái giọng chao chát ấy, khẩn khoản nài, thày chua thêm một đoạn nữa: "Ông chê đồ giả thì dẫn bà nhà đi khách sạn. Trong ấy toàn người thật việc thật, vui lắm. Vào mát xoa mát da, ra tắm hơi ấm thịt, lại lịch sự nhẹ nhàng. Chúng tôi đây có mỗi món vặn cổ bẻ lưng, khí man rợ, không hợp với đàn bà."

Chồng tôi nghe vậy càng thích. Anh vốn có duyên với những kẻ khác đời, nghe tiếng ai ngông là lặn lội đến mời về thù tạc bằng được. Một dạo nhà tôi tấp nập khách nghệ sĩ, sau chồng tôi kết luận là họ chỉ ra vẻ lập dị, chứ muốn được đời tán thưởng thì sao đành khác đời. Vả lại nhiều vị làm nghệ sĩ suông thì xù xì, đặt vào đâu cũng không vừa, nhưng tác phẩm cứ trình ra là tròn khuôn, thần thái gồ ghề biến đi đâu hết cả, anh thật không biết nên tiếp tục xử sự với các vị ấy như thế nào. Năm ngoái anh tiếc mãi một vị không nghệ sĩ, nghe nói ông viên chức cũ thời Pháp ấy theo cái chủ nghĩa tự đặt là chủ nghĩa cảm ơn xin lỗi, tuyên ngôn rằng mình là người cuối cùng biết nói hai từ sắp tuyệt chủng ấy, nên lưỡi còn ngọ nguậy thì không nói gì hơn hai từ này. Chồng tôi tới quá muộn, lưỡi ông ấy đã cứng, may là còn tìm được xác ở bãi rác ngoại ô, đành đem về nghĩa trang Văn Điển chôn như mọi người. Cả năm nay anh than buồn cho thiên hạ, buồn cho mình. Đám trẻ có liều mà không ngông. Đám già thì xa đời chứ chẳng khác đời. Thày quất này tuổi còn non mà nói giọng thâm thuý chững chạc, rõ ra kẻ không xu thời. Chồng tôi trổ hết duyên, rủ được thày đi uống mấy chén rượu tăm nơi một chủ rượu cũng có tiếng khinh bạc, không bao giờ thèm tiếp khách vãng lai. Cuối cùng thày bảo nể lắm nên nhận lời, nhưng xưa nay chưa từng tẩm quất đàn bà, phục vụ có gì sai sót xin ông Giáo rộng lượng.

Ban đầu chồng tôi cho vợ nằm trên sập, ý là để thày đứng cạnh cho tiện tầm tay. Nhưng thày bảo: "Chúng tôi chỉ quen ngồi chiếu. Nghe nói ở viện y học dân tộc có khoa xoa bóp, thày thuốc mặc bờ lu trắng thì đứng, bệnh nhân nằm. Chúng tôi đây là tẩm quất dân dã, xin cứ xuề xoà cho đúng kiểu." Chồng tôi vội trải chiếu, đáp rằng thày nói hợp ý anh lắm, đây là chỗ thân mật, không phải nơi công cộng, là cái thú thoải mái chứ đâu phải cái bắt buộc chỉnh chu gì, xin thày cứ tự nhiên cho. Thày ngồi vào chiếu. Tôi xuống nằm. Chồng tôi bảo: "Phía đầu ở bên trái, phía chân bên phải thày đấy ạ." Anh cũng đã dọn nhà thật kỹ. Nhà tôi thường ngổn ngang, bàn ghế kê rất trắc trở, quà tặng lặt vặt của khách văn nghệ một thuở và đồ lạ mắt do chồng tôi sưu tầm bày đầy, cây cảnh và sách vở không chừa chỗ nào. Ông thày này không khua gậy, không có chó dắt, không có trẻ đưa, như bắt xung quanh tránh mình chứ mình không tránh.

Tôi nằm nghiêm. Sấp, ngửa, nghiêng, nằm thế nào cũng thấy gò bó, như cả đời chưa nằm bao giờ. Nằm sấp thì mông thừa, đùi càng khép mông càng nổi gò. Mà mở đùi e hớ. Nằm nghiêng càng lộ. Nằm ngửa thì tênh hênh. Thày ấn tay vào là tôi gồng lên. Cả người tôi là một khối cảnh giác sưng sỉa. Thày bảo: "Bà nhà không được thoải mái lắm." Chồng tôi dồn hỏi: "Sao lại không thoải mái? Thoải mái là thế nào?" Thày đáp: "Hồi nhỏ bị người lớn nọc ra đánh, chúng tôi cũng nằm như thế này." Chồng tôi cười lớn. Anh bình luận hồi lâu về cái lẽ thấm thía của tình thương trong roi vọt, rồi bảo: "Vì thế tôi mê món tẩm quất dân tộc. Nó là món đấm món véo, món thượng cẳng chân hạ cẳng tay, vào đến đâu nhớ đến đấy, không phải cái thứ mát-xa mát-xôi thời bây giờ. Tôi chúa ghét những thứ thoang thoảng cảnh vẻ, quý tộc rởm, lãng mạn rởm, văn minh rởm! Xin thày cứ tẩn mạnh cho."

Chồng mê gì tôi thích nấy, ghét gì tôi chê cùng, từ ngày đầu làm vợ đã thế thì cứ tiếp tục thế đến ngày chót. Tôi cho làm vợ là thân phải trao, phận phải gửi cả, đâu giữ chỗ nào cho riêng ý mình. Chồng tôi lại cho thế là thụ động, đem cái kết quả của nghĩa vụ làm điểm xuất phát. Vậy sửa rằng, sở dĩ trao thân gửi phận vì chung một lòng. Tôi không thấy đi từ tình lòng hay từ nghĩa phận cuối cùng có gì khác. Nhưng sửa cũng thế mà chồng được vừa ý. Thì sửa là hơn.

Thày đáp: "Chúng tôi cũng thích tẩn mạnh. Khách được đấm cho ra tấm ra món đỡ tiếc tiền. Nhưng hôm nay xin làm biếu không hai bàn tay, hai bàn chân, là thứ râu ria không đáng kể gì. Ông Giáo thấy vô hại thì lần sau chúng tôi xin ra đòn hẳn." Chồng tôi đồng ý, nhưng giao hẹn: "Thày giữ kẽ buổi đầu thôi nhé! Từ lần sau ta phải bỏ hết các thủ tục khách sáo. Tẩm quất mà rào trước đón sau thì còn ra cái gì!"

Mỗi bàn tay tôi không đầy hai chục phân vuông thày làm hết mười lăm phút. Tôi để ý nhất động tác vê các ngón, tỉ mỉ từng li. Sau trọn nửa tiếng đồng hồ chồng tôi đùa: "Thày quen tay nhà tôi hơn tôi rồi đấy". Thày đáp: "Ông Giáo nói đúng. Người ta thuộc mặt nhau là thường, thuộc giọng nhau cũng còn là thường, thuộc đến mùi nhau đã hiếm hơn, thuộc tiếng chân nhau là hiếm lắm. Nhưng hiếm nhất là thuộc tay nhau. Xưa không có lệ bắt tay cầm tay, không ai biết tay ai đã đành. Nay đưa tay xoành xoạch cũng chẳng hơn gì. Ngay những người suốt ngày xoa tay xin xỏ, những người suốt đời chụm tay cầu cúng, tay này cũng còn không biết tay kia thế nào..." Chồng tôi ngắt lời: "Thày nói thế chắc phải biết tay thiên hạ lắm!" Thày đáp: "Không dám! Chúng tôi chỉ biết lưng thiên hạ thôi. Đàn ông đi tẩm quất quan trọng mỗi cái lưng, ai hơi đâu vẽ chuyện nắn tay. Mỗi tay khách bẻ cho kêu mười cái, có thành tích răng rắc là các vị hài lòng rồi. Kêu mười cái hết mười giây đồng hồ. Lắm vị tay chỉ kêu cùng lắm được chín cái, là chín giây, cũng bằng một cái bắt tay khách sáo thôi, ông Giáo ạ."

Chồng tôi bảo, anh cũng thích nghe cái thành tích răng rắc ấy, xem nó thế nào. Thày bèn đặt ngửa một bàn tay tôi trong lòng tay thày, khum lại. Ngón cái tay thày dạo một đường như bấm phím nhạc trên mỗi mấu giữa hai đốt đầu bốn ngón tay tôi. Bốn tiếng gọn gàng vang lên. Ngón cái tay thày dịch nhanh lên lưng đốt cuối bốn ngón tay tôi. Bốn tiếng nữa, trầm hơn tiếng trước. Bây giờ ngón cái và ngón trỏ tay thày gập gọn ngón cái tay tôi, thêm một tiếng trầm. Tiếng thứ mười vang lên ở đâu đó sâu dưới rễ ngón cái. Tay bên kia cũng kêu đủ mười nốt. Chồng tôi khen. Thày bảo: "Chẳng qua là cái mẹo vặt, ai khéo là làm được, ông Giáo nên tập cho biết cái ấy không cao siêu gì."

Đến lượt chân, chồng tôi có vẻ xúc động. Lúc thày miết dài trên mu, lách qua từng kẽ ngón, lăn chiếc mắt cá, rồi đặt trọn bàn chân tôi cũng không đầy hai mươi phân vuông lên tay này, tay kia trùm xuống, như ủ một con chim thật nhỏ xinh yếu ớt, anh bỗng nhìn vợ. Tôi nhoẻn cười. Mỗi khi không chắc chồng nghĩ gì tôi đều nhoẻn cười. Tay thày vòng ấm cổ chân tôi. Tay thày băm, gõ, đập miên man lòng bàn chân tôi. Tay thày cù phơn phớt. Tôi nhột, tôi động từ gót động lên. Chồng tôi thốt ra: "Thày bảo tẩm quất là món man rợ phải không?"

"Vâng." Thày rút mạnh, cổ chân tôi kêu khục một tiếng. "Hay ông Giáo gọi nó là món bình dân cho tiện." Lại rút mạnh. Cổ chân bên kia lại kêu khục. Hai bàn chân tôi không lìa khỏi cẳng. Chúng chỉ nhẹ như hai chiếc lá rủ mềm khoan khoái và lười biếng, chúng chỉ muốn mãi mãi nằm đó, để được ủ nữa, cù nữa, chiều chuộng nữa. Chúng hư mất rồi.

"Vâng, chúng tôi không cốt nói cho ra vẻ đâu. Chẳng qua là những món lịch sự hiện đại tràn lan quá, dễ tìm, dễ dùng quá, thay đổi nhanh quá, khiến người sâu xa như ông Giáo phải bất mãn, quay sang đề cao những thứ mộc mạc cổ truyền. Chúng tôi phải nói trước để ông Giáo khỏi thất vọng. Món tẩm quất này nếu không cổ lỗ rị mọ thì người tối tăm như chúng tôi sao làm được. Có cơ sở gì đâu. Cứ lỗ mỗ học mót trong thiên hạ, cái hay cái dở như nhau cả. Chúng tôi chả biết cái gì đáng vứt, cái gì có giá trị thật, cứ à uôm dùng tuốt cho được việc. Người ngoài thấy u u minh minh lại xếp luôn vào hạng huyền diệu. Thật là vẽ chân cho rắn. Châm cứu bấm huyệt may ra có chút văn minh tinh tế, chứ xoa xoa đập đập thì bọn đười ươi cũng không thua gì. Chẳng qua là cái nghề kiếm sống. Chúng tôi vốn mê nghề khác, nhưng trời đã bắt như thế này thì đành chịu trời..."

Chồng tôi không biết nên đáp thế nào. Khách ngông đến nhà tôi có khi ăn nói dở khôn dở dại, nhưng ông thày này lắt léo, cả buổi nói toàn giọng ngấm ngầm giễu cợt. Chẳng hiểu muốn thân hay muốn sơ? Chẳng hiểu trọng hay khinh người? Thật thà hay vòng vo thử thách? Riêng ngón nghề thì rõ ràng, nên chồng tôi nhất định đòi thuê xích lô đưa thày về, để hôm sau lại rước bằng được. Anh không nói ra hẳn, nhưng tôi biết ông thày khó hiểu này sẽ còn làm khách quý trong nhà tôi lâu dài.

Buổi thứ hai chồng tôi hồi hộp còn hơn vợ. Thày chưa đến, anh đã giục tôi ra nằm. Tôi nằm sấp, nhắm mắt, nghĩ linh tinh. Thày tẩm quất không bao giờ biết mặt tôi. Thày tẩm quất có đôi tay lúc ấm lúc mát rượi. Thày tẩm quất có giọng mỉa đời. Không khéo hôm trước mỉa ngầm chồng tôi. Khinh tôi cũng nên. Nhưng sao mà vuốt chân tôi thành thật thế. Mấy cô thợ sửa móng chiều chân khách lắm cũng không bằng. Từ hôm qua tôi biết mình có hai bàn chân, để xúc động, để vòi, để hư, để nghĩ. Ừ, hai bàn chân làm lụng vất vả nhất cơ thể, mỗi ngày tôi chải tóc mấy bận mà chẳng buồn chải chân. Mỗi đêm chồng tôi tìm ngực vợ bao lần mà chân để suông. Đêm qua anh bỗng hôn chân tôi ướt lịm, điên khùng hơn hôn môi, khiến vợ chồng lại lạ nhau như mới cưới. Tôi cảm động phát khóc. Trên đời chắc không nhiều người vợ được chồng mút chân. Hôm nay anh bảo tôi mặc một bộ đồ lụa. Thế là đủ kín đáo, đàn ông đi tẩm quất chỉ đánh cái quần đùi. Anh đâu thuê thày về tận nhà xoa bóp mấy lớp mo nang em khư khư khoác vào người. Là da thịt em, anh yêu, anh chiều. Là em, anh thương, anh không dắt em vào những cái sướng ở đời thì tự em chả bao giờ dám sướng. Vả lại, giữ gìn quá hoá ra gán cho người ta có ý trộm. Vợ anh đâu như mấy cô thiếu nữ, đi thì dính hai đầu gối vào nhau, ngồi thì đùi quấn như thắt nút. Khép quá khác nào thách người ta xông vào.

Bộ đồ lụa khiến tôi mềm mại, hay lúc tay thày đặt xuống tôi bỗng thấy thân thuộc? Tôi cũng quen tay thày rồi sao? Đầu tiên là những vòng xoa nhè nhẹ, dịch dần từ hai bả vai, theo lưng, trườn sang hai bên lườn, xuống hai bờ mông. Tôi lại nhoẻn cười với chồng. Thày bảo: "Lưng tạm được, vai với mông mất nhiều công đấy ạ." Chồng tôi không hiểu. Thày giải thích: "Hai buổi là chúng tôi làm cái lưng này nhuyễn, không có vấn đề gì. Vai với cả vùng cổ sượng lắm, phải cả tuần mới ổn. Nhưng hông có vẻ hơi lệch. Chúng tôi chưa dám chắc. Nếu lệch thật thì chúng tôi xin chịu. Ông Giáo phải tìm thày thuốc, chứ thày quất không ăn thua." Chồng tôi khẩn khoản xin thày xem kỹ lại hông vợ. Thày một mực bảo khả năng mình hạn chế. Trong khi hai bên nói qua nói lại, chồng tôi đặt tay lên mông tôi bên này mà nắn, thày nắn bên kia, cái giữ kẽ của hôm trước quả là đã bỏ đi như giao hẹn. Cuối cùng chồng tôi đành chấp nhận ý thày, anh còn khen thày thật khiêm tốn, không như mấy ông lang trọc, có mỗi lá cao đen đen bẩn bẩn mà hô rằng chữa bách bệnh. Anh cũng tự khen mình nhìn người không lầm.

Cả buổi thày vừa làm vừa thong thả giới thiệu cho chồng tôi từng ngón nghề. Cái này là đấm, nông thôi, lỏng thôi, như vừa thả xuống đã nhấc lên, lực từ cổ tay rơi ra, không từ cánh tay dồn lại. Đấm phải vui tai mới là đấm hay. Đã bảo tẩm quất là món dân dã ồn ào. Dân mình thích đông, thích ồn. Phạt nhau đày ra chỗ tĩnh mịch vắng vẻ khiếp hơn ra pháp trường. Pháp trường còn có súng nổ, người la hét. Cái này là vỗ, tay khum như mui rùa, như đùm không khí mà đập xuống. Cũng phải nghe bồm bộp mới sướng. Cái này là chặt, xát, miết, véo, day, phát, bóp, ấn, lăn, vê, cọ, kẹp..., nghe rặt tra tấn, đã bảo tẩm quất không phải nghệ thuật vuốt ve. Cái này là bắt chuột. Dọc sống lưng, chỗ này, chỗ này, mỗi bên có một con chuột lẩn kỹ lắm, lùa cho nó nổi lên mà chạy mới là giỏi. Cái này là kiến bò. Thoang thoảng đầu ngón tay, nhưng khách phải sởn gai ốc mới là đạt. Nhưng lắm vị khách lưng to như cái phản, kiến bò không ăn thua, phải vục ngập móng mà cào như dế đào may ra họ mới có cảm giác. Hạng người ấy càng bị giẫm đạp nhừ tử càng biết ơn. Bây giờ đến cò lội, ngón tay làm chân cò chớ lội rầm rập. Gọi là cò mổ cũng được, mổ nhát một, sao cho thong thả, nhẩn nha. Rào rào như đánh máy thuê là khách tưởng đang vào cao điểm. Thế là hỏng. Cao điểm phải là đoạn đau đớn nhất, đau xong lịm đi vài giây là đến cực sướng, sướng dã man. Bây giờ đến đoạn rắn vắt ngang. Đã bảo tẩm quất là món rị mọ. Toàn côn trùng, rắn rết, chuột bọ, tuy mộc mạc thật thà hơn long ly quy phượng, nhưng mới nghe chắc cũng chối tai. Rắn vắt chẳng qua là cuốn da. Người ta có năm chỗ để cuốn, hai khuỷu tay, hai đầu gối, với lưng. Cuốn đẹp thì da chỗ này đuổi da chỗ kia như sóng. Đây, bây giờ mới đến cao điểm, gọi đơn giản là nhổ. Nhổ từ chỗ này xuống, kết thúc ở mút xương cùng.

Thày chuyển tư thế nhanh đến mức tôi không kịp hoảng hốt. Bây giờ thày lom khom trên tôi, tay lần theo sống lưng từ ngang eo xuống, rút mạnh. Sống lưng tôi lần lượt kêu đánh khục, mỗi tiếng kêu lại dịch một đốt xuống dưới. Tôi run thầm. Một tiếng nữa, một tiếng nữa, một tiếng nữa, là đến cái nốt ruồi ấy. Ăn ở với nhau mấy tháng trời chồng tôi mới biết đến nó, cái nốt ruồi thật khuất, chỗ xương cùng, cái nốt ruồi của riêng hai vợ chồng, thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mỗi lần âu yếm cái chút xíu thiêng liêng ấy chồng tôi lại bảo, người xưa nguyện ước với nhau vin vào núi, sông, có khi lấy cả trời đất ra mà làm chứng, đều là những thứ của chung thiên hạ. Của chung dùng mãi cũng mòn, mình bây giờ thề bồi chỉ trông vào cái nốt ruồi bí mật này thôi. Xưa là núi Thái Sơn hùng vĩ, nay là một hạt đậu nhỏ nhoi ẩn giữa hai bờ mông vợ.

Nhưng bây giờ chồng tôi như bị thôi miên, bây giờ thày có cưỡi lên vợ chắc anh cũng bằng lòng, cái này chắc gọi là cưỡi trâu nhổ mạ. Thày cưỡi lên tôi thật. Thỉnh thoảng tôi vẫn thấy thợ tẩm quất ngồi ngay trên mông khách ở vỉa hè mà hành nghề như vậy. Thì ra theo bài bản chứ không tự tiện. Chồng tôi hay giễu thói đài các rởm của thiên hạ, nhưng anh đâu phải người bỗ bã, chắc anh không để tôi phải qua đủ bài bản, gác đùi lên vai thày như khách ở vỉa hè.

Nhưng hai người đàn ông chỉ chăm chú vào công việc, người này vẫn giảng giải chu đáo, người kia vẫn nghe như nuốt từng lời. Cả năm rồi chồng tôi không có ai để chịu nghe như vậy. Tôi lịm đi khi cái hạt đậu làm tin ấy lọt giữa bốn ngón tay thày và tiếng khục cuối cùng vang lên. Lúc giữa đêm choàng tỉnh thấy chồng trên lưng, dịu dàng, đắm đuối, điên khùng, chú kiến khổng lồ, chàng cò, gã rắn. Như thế là tôi lo không đâu cho một chút nốt ruồi.

Hôm tôi bỏ áo ngoài, chỉ giữ một cái yếm, chồng tôi nảy ra ý dùng nến thay đèn điện. Để vợ thấy kín đáo, chứ với ông thày tội nghiệp thì đèn giời cũng bằng thừa. Quả như vậy. Thày điềm nhiên cầm lưng tôi để trần, chăm sóc cũng tỉ mỉ như mọi lần, bóp vai nắn gáy tận tình. Phần tôi khoan khoái thấm thía hơn và phần chồng tôi ngắm không chán ánh nến loang lãng mạn trên những đường cong mịn màng của vợ. Nhiều hôm sau chồng tôi lại bảo bỏ yếm, vì cái dây vòng trên cổ và cái nút thắt ngang lưng hơi vướng, tay thày đang thoải mái bỗng vấp những chỗ ấy, mất hay. Vả lại lưng tôi bây giờ đã nhuyễn, vùng vai cũng sắp mượt, riêng bụng và ngực chưa hề qua tay thày. Chồng tôi sợ nếu không nhắc chắc thày bỏ qua, nên nhất định đòi thày giới thiệu những ngón tẩm quất nửa người phía trước. Thày nhất định thoái thác. Chồng tôi nói dỗi: "Hoá ra thày cũng kiêng kị lắm thứ như mọi người. Hay thày coi thường tôi?" Thày đáp: "Không dám ạ! Ông Giáo là người đi riêng một lối trong thiên hạ, có sợ ai coi thường! Còn chúng tôi, đã thế này thì phiền toái vào đâu mà ngại, chẳng qua là không có kinh nghiệm tẩm quất đàn bà, chỉ sợ mang tiếng làm vụng." Chồng tôi khích: "Ơ hay! Đàn bà với đàn ông không là người cả sao? Thày mà còn phân biệt đối xử thì ai bình đẳng cho? Tôi tưởng anh em mình không nói cũng nhất trí từ lâu rồi mới phải!" Anh thúc quá, thày đành giao hẹn: "Chúng tôi có nhỡ tay là ông Giáo chịu trách nhiệm đấy nhé!"

Tay thày nhỡ sao được. Tay ấy vê ngón tay tôi, vuốt mu bàn chân tôi, không quên một ly; tay ấy chẳng bao giờ chạm cái nốt ruồi, lần nào cũng quây gọn nó rồi lại thả nó, như vừa đánh vây vừa nhử; tay ấy nhổ tóc tôi tí tách, mỗi bụi tóc đủ hai mươi chín chiếc vừa bằng tuổi tôi; tay ấy kéo tai tôi ròn tan, bảy mươi tám chỗ kêu trên người tôi chẳng lầm chỗ nào; tay ấy mỗi lần trườn ngang nách tôi đều dừng tuyệt khéo sát chân triền ngực. Mắt người mù là ở tay. Tay ấy mười con mắt. Bây giờ tay ấy ôm ngang eo tôi, lùa trên bụng tôi, toả xuống ngang hông, chập chờn, thăm dò. Rồi quả quyết chườm quanh rốn. Rồi xoa, mỗi vòng một rộng, tay này đuổi tay kia, một quành xuống bụng dưới và một lội qua vùng ngực. Rồi ngọt ngào miết dọc những dẻ xương sườn. Rồi miết đi miết lại từ cổ xuống ức, lách giữa hai bầu ngực. Chồng tôi thấy chúng khít e vướng, nên khẽ nhón hai chỏm, rẽ ra cho rộng chỗ. Rồi tôi chẳng biết tay ai là tay ai nữa.

Một hôm nào đó chồng tôi lại bảo bỏ quần ngoài, để thày chỉ cho rõ những dấu hiệu lệch xương hông. Bệnh này không chữa thì nhẹ là đau lưng, nặng có thể gây rối loạn kinh nguyệt, thậm chí bế kinh, anh tìm sách đọc, biết như vậy. Bây giờ bệnh tôi đã chắc chắn, lệch xương hông trái phối hợp với căng khớp hông phải. Chồng tôi khẳng định vợ có đủ các triệu chứng, đặc biệt là khảnh ăn, táo bón, dễ cảm cúm và khó ngủ. Thày không dám chữa thì anh tự chữa cho vợ. Nhưng thày phải cố vấn. Phải thao tác mẫu cho anh luyện theo. Thày do dự: "Ông Giáo là người đọc sách, làm gì cũng có sách đỡ, thành hay bại đều dẫn lý thuyết ra viện được cả. Chúng tôi làm theo kinh nghiệm suông, thành hay bại là chuyện ăn may, thật không dám lấn sân khoa học đâu ạ. Chúng tôi xin kiếu." Chồng tôi đã quen co kéo với thày. Ông thày này tuy lấp lửng phức tạp, nhưng cuối cùng bao giờ anh cũng thuyết phục được. Anh thầm giễu cái lối vòng vo tam quốc, ra vẻ nhún để làm cao ấy là rách việc, là nệ rởm tinh thần ứng xử Á đông, nhưng cũng thú thấy mình bắt vở được thày và cầm chắc phần thắng. Lần này anh thẳng thừng đáp: "Thày mà an phận làm thợ tẩm quất đầu đường chắc tôi không vời đến. Cái khổ của anh em mình là lắm tham vọng mà cứ giấu giếm, khinh thiên hạ tầm thường mà lại sợ thiên hạ chê cười. Có mỗi việc chỉnh cái xương hông mà đã nhụt chí, đến lúc phải nắn trời thì làm thế nào!" Thày phản đối: "Ấy chết! Nắn trời thì ông Giáo phải tìm người khác." Chồng tôi túm ngay lấy câu ấy: "Nhưng chỉnh xương hông thì thày giúp tôi!" Thày gật. Hai người đàn ông thực ra đã thuộc nhau lắm. Họ đối đáp vì họ thích nghe nhau, càng đoán trước được nhau càng khoái trá.

Thày làm mẫu, chồng tôi theo. Anh vụng hơn nhiều. Thày ấn hai đầu gối mềm gọn xuống lưng tôi. Đến lượt anh thì hai đầu gối như hai đầu chày giã giò. Thày xát đùi tôi bên này xong từ lâu, đùi bên kia gác trên vai chồng tôi đã tê mà anh còn dùng dằng chưa dứt. Dứt làm sao được. Anh đã nhất định bảo tôi mặc chiếc quần lót thêu lồng tên vợ chồng. Đường thêu nổi, thày lần theo chắc đánh vần được. Thày bày toàn những động tác khó. Bóp dây chằng bẹn và cơ xương chậu. Xoay khớp xương hông. Chồng tôi nắm rất nhanh những gì có vẻ phức tạp. Anh còn tự đưa ra những đề nghị nghe rặt khoa học về mấu chuyển lớn, toạ cột, ngấn mông, khớp háng, bắp thịt xương cùng. Nhưng giản dị như bẻ lưng, anh không tập nổi. Anh ghì eo, cắn gáy và cào cấu ngực vợ mãi mà lưng vợ không kêu, đành mời thày ra hướng dẫn lại. Thày ngồi chắc chắn phía sau, đỡ tôi bằng hai đầu gối, cằm tì nhẹ trên gáy tôi, tay vòng qua nách ra trước, ôm quanh hai vai, khoá lại. Thày thúc nhẹ. Lưng tôi kêu rất đẹp. Tôi uốn người ra sau như cánh cung, chân chơi vơi không chạm chiếu, đầu ngả xuống ngực thày. Thày nghiêng xuống, má ấp má tôi một thoáng, miệng kề miệng tôi trong tích tắc. Tay nhẹ nhàng buông vai, hứng lấy hai bầu ngực. Ngực tôi từ cương dễ sợ, hai núm vểnh lên thật đáng xấu hổ. Nhưng thày bảo: "Cái trò tẩm quất này bỗ bã lắm, có gì sơ suất xin ông Giáo rộng lượng." Rồi bình tĩnh day thật đều, thật tròn, thật chậm. Tôi từ từ ngã hẳn vào lòng thày, nghe tim thày đập bình thản. Thày tẩm quất có hình dung ra tôi không? Hay chỉ sờ thấy đàn bà là cái bị thịt lồi lõm nhiều hơn đàn ông? Có mến tôi chút nào không mà tim vô tình thế? Chiều chồng tôi hay chiều tôi?

Hơn một tháng chồng tôi chăm chỉ dọn nhà, trải chiếu, đốt trầm, thắp nến. Mỗi cuộc tẩm quất đã thành một nghi lễ say đắm. Tôi tắm, xức nước hoa, xong là thày đến, đúng tám giờ. Tám giờ, trời tháng mười đã tối lắm. Ba người quấn vào nhau trong ánh nến. Chồng tôi như con nghiện, bao nhiêu cũng không vừa. Bây giờ chiếc quần lót thêu lồng tên hai vợ chồng anh cũng thấy vướng. Em mọi chỗ đều tự do sung sướng, sao chỗ này thiệt thòi? Một nhúm vải trên người nào đủ để hơn hay thiệt, tôi thật không rõ. Nhưng cởi mà chồng vừa ý, thì cởi là hơn. Tôi lại nhắm mắt nằm trong lòng thày như mọi lần, bỗng tay thày đang day sững lại. Hình như thày thoáng giật mình. Thoáng buông. Hay nửa buông nửa còn muốn giữ? Tôi nín thở. Hay thày ngại ngực tôi đa tình quá? Chẳng lẽ hôm nay nó hư đốn hơn mọi ngày? Hay thày chợt quên đang ngồi chiếu tẩm quất? Chiếu tẩm quất là chỗ tra tấn. Giần cho xác thịt tôi ngắc ngoải rồi bỏ. Tàn nhẫn. Man rợ. Hay là tinh vi? Nhưng thày sững lại lâu quá. Tôi mở mắt, thấy chồng lù lù giữa hai đùi vợ.

Thày đẩy tôi ra hay tôi vùng dậy? Hay chồng tôi giằng lấy vợ? Nhanh quá và điên rồ quá, tôi nào rõ, biết nói sao cho chồng an lòng? Anh chột dạ rằng, thày biết gì, nghe gì, đánh hơi thấy gì? Hay nhìn thấy gì mà bỗng đổi thái độ? Sao đang tẩm quất vợ anh bỗng dừng? Sao thoáng ngoảnh mặt lúc anh yêu vợ? Anh yêu vợ ý tứ lắm, lúc cực thả cũng khẽ khàng như không, lẽ nào chẳng thấy chẳng nghe chẳng sờ mà thày chạnh lòng. Bỏ đi như tự ái. Bỏ đi khi nến chưa tàn, không một lời nhắn lại.

Hôm sau chồng tôi không thắp nến. Trời đã tối hẳn. Anh bảo, nếu thật ở cõi nhật thực thì tối mịt chính là đèn giời. Xem thày quất này chỉ tinh đời hay tinh cả mắt.

Tôi nằm trong bóng đêm yên ổn mà vừa thương chồng vừa ái ngại cho thày. Nếu đêm đen thật là cõi của thày, mãi mãi đen ngòm, mãi mãi vô vọng, thì chồng tôi khỏi khổ sở. Khỏi rà lại từng động tác của thày, động tác nào cũng làm anh nhức nhối. Hình như thày tránh hơi khéo quá cái nốt ruồi? Hình như thày ấn xương mu kỹ lưỡng lắm. Hình như thày thuộc vợ anh từ trên xuống dưới hơn anh. Khỏi soát từng lời anh đã háo hức nghe và rung động. Hình như một hôm nào đó thày ví von, "da chỗ này đuổi da chỗ kia như sóng". Sóng là thứ không nhìn chẳng tả được như vậy. Lại bảo "tay khum như mui rùa", thày đã bao giờ thấy rùa? Thấy kiến? Thấy cò? Thấy rắn? Thấy long ly quy phượng? Nhưng lại bảo "trời đã bắt thế này thì đành chịu trời". Là trời bắt thế nào? Rồi bảo "tối tăm như chúng tôi". "Tối tăm" chứ không "mù loà", thằng cha tinh quái này chọn từ xảo quyệt lắm. Úp úp mở mở. Nửa thật nửa hợm. Chẳng bẻ hắn vào đâu được. Hắn không dâm đãng mà "bỗ bã". Hắn không bóp vú vợ anh mà "nhỡ tay". Mỗi ngày hắn "sơ suất" đè lên mông vợ anh, giạng đùi vợ anh ra vài lượt. Lại còn cái xương hông lệch! Hắn nhìn thủng vợ anh từng milimét rồi còn giả đò "chưa dám chắc". Bây giờ tố hắn đánh hoả mù có khác nào giơ cái mặt mình ngu ra giữa thiên hạ. Hỏi là người ta cười sằng sặc, bảo mười thằng đeo kính xẩm làm nghề quất, nghề bói, nghề hát rong, nghề ăn xin, thì chín thằng mù rởm. Mù thật thường làm nghề lương thiện, vót tăm, đan rổ, bóc lạc, tỉa hành. Chẳng ai biết thằng cha như anh tả là thằng cha nào. Tên tuổi không có. Tính nết khó chịu như thế may ra có gã vẽ truyền thần hết thời đi lang thang nói giọng trên đời. Thằng cha láu cá có lần nói bóng gió rằng hắn vốn mê nghề gì khác thì phải. Nghề vẽ truyền thần chắc? Nghề săm soi tận mắt từng milimét! Bây giờ anh há miệng mắc quai. Chơi dân dã thì dân dã liếm mặt như thế đấy. Chuộng đòn dân tộc cổ truyền một chút là dân tộc cổ truyền rờ hồn. Hắn mù đểu thì anh mù quáng thật. Lòng mình có bao nhiêu và xác thịt vợ có bao nhiêu phơi ra cả. Bây giờ lấy bóng tối mà bọc lại. Tắt đèn kẻ sáng ắt mù hơn kẻ mù.

Tám giờ thày không tới. Chín giờ cũng không tới. Bóng tối căng thẳng. Chồng tôi im lìm. Nhà tôi hôm nay không dọn, bàn ghế lại kê rất trắc trở, vấp là ngã vào đám chai lọ bày sẵn trên sàn. Tôi nằm bồn chồn như thuở nhỏ rình ma trong đêm. Lần này tôi sẽ không ngủ quên. Tháng mười một trời còn lâu mới sáng. Chín mù rởm kệ chín, cốt ở người thứ mười mù chân chính. Sao chồng tôi ưa tin ở thiểu số sáng suốt bỗng nản lòng sớm thế vì số đông? Đêm còn dài lắm và tôi còn đủ kiên nhẫn tin vào một cặp mắt xứng đáng tàn tật. Cầu cho thày mù. Mù trong sáng, tinh tường, kiêu hãnh. Mù mà dễ cho thày và đỡ phiền ai thì hãy mù hết lòng. Mù toét. Mù đặc. Mù hẳn. Mù vô vọng. Mù như khoét mắt bỏ đi. Mù cho chồng tôi ghi ơn tri kỉ. Mù làm khách quý trong nhà tôi mãi mãi. Mù từ hôm nay cũng chưa muộn. Tôi sẽ dẫn tay thày đến những chỗ cần tới. Tôi thuộc lắm đường đi lối lại. Tôi chờ chiều chuộng đã chín nẫu. Sao thày không ung dung bước qua bóng tối đến đây như bao ngày cho tôi rơi vào lòng?

Ròng rã bao nhiêu chờ đợi, tôi không đếm nổi. Không đếm những cú đấm cú véo và chà đạp, những vết bầm tím, máu me, sưng húp, rách nát, mỗi lần chồng tôi nọc vợ ra tẩm quất. Khi không chỗ nào trên cái bị thịt méo mó là tôi còn lành lặn, anh chẳng đụng tới nữa. Rồi cũng bỏ đi, không nhắn lại lời nào, như thày tẩm quất.

1999
Về Đầu Trang
lamnvo



Ngày tham gia: 28 Feb 2009
Số bài: 238

Bài gửiGửi: Fri Aug 14, 2009 11:07 am    Tiêu đề:

XXXXX

Được sửa bởi lamnvo ngày Tue Sep 29, 2009 12:43 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
DIEU DUC



Ngày tham gia: 03 Oct 2008
Số bài: 1032

Bài gửiGửi: Sat Aug 15, 2009 12:48 am    Tiêu đề:

Viết va Đọc là hai sự kiên đi song song , phải chấp nhận khi đã cầm ngòi viết .
Đây chỉ là bài viết thứ hai của Lâm , tại sao lại hỏi chấp nhận hay gát kiếm ?
Khi nói đến nghị lực , đến khả năng , đến văn phong , đến văn tài ... chỉ cần có một trong những điều này cũng đủ để mình tiến bước.
Lâm ơi , tiếp tục nhé - ít nhất có Bùi Diệu Huyền và chị luôn trân trọng và chờ đợi những bài viết của em .
Về Đầu Trang
Thất Pháp



Ngày tham gia: 01 Aug 2009
Số bài: 134

Bài gửiGửi: Sat Aug 15, 2009 5:51 am    Tiêu đề:

lamnvo đã viết :
Minh không còn Rèo: né đọc giả. Tư Nhị ngoài đời, thảm... thê thảm hơn nhiều và sống sờ sờ: né nạn nhân. Hộ tâm kính không thể dùng để chiếu yêu. Võ giang hồ mà vừa đâm vừa né là lệch tâm. Ngọc Lâm pha trộn và nhào nặn "Tư Nhị" để ném viên đá dò đường về khả năng khai phá nội tâm và kỷ thuật diễn giải hơn là phục vụ tiêu khiển. Biết mà vẫn viết vì sẽ có những Thất Pháp và Lâm Huê trong THDT: Những viên đá mài đao hữu hiệu nhất trong khi rất ít cọ sát vì hao mòn. Vấn đề là có nên chấp nhận những thử thách hay là vung một sát chiêu rồi gác kiếm.


Văn dĩ tải đạo. Văn chương không thể chỉ là trò tiêu khiển đơn thuần. Văn chương còn phải đóng vai trò chuyển tải đạo lý. Tư Nhị vẫn còn sống sờ sờ, thảm và thê thảm. Ngọc Lâm không muốn dùng văn chương để đem một nhân vật có thật ra làm trò tiêu khiển. Ngọc Lâm đã cắn bút đắn đo, và tự kiểm duyệt. Nói theo ngôn ngữ thời đại là Ngọc Lâm đã tự hướng mình đi về lề bên phải. Ngọc Lâm không muốn vung một sát chiêu rồi gát kiếm.

Biết mà vẫn làm. Võ giang hồ là chơi xã láng. Nhưng còn cái Đạo Lý văn chương nữa chứ. Ngọc Lâm vừa đâm vừa thủ. Phần 2 của hồi Tư Nhị bị lệch tâm.

Thất Pháp không những yêu mến cái văn lực văn phong của Ngọc Lâm, mà còn yêu mến cá tính của anh. Ngọc Lâm giận, Ngọc Lâm lùng bùng trong cổ họng cũng đầy cá tính Ngọc Lâm. :cheek-kiss:

Anh Ngọc Lâm thân mến,

Thất Pháp viết cho anh những lời này vào một đêm về sáng, trời vào Thu Crying or Very sad . Mùa gì cũng được, nói là mùa thu cho tâm sự thêm phần lâm ly cái nghĩa chân tình.

Số là Thất Pháp có viết một bài dài tâm sự với anh. Nhưng không hiểu vì lý do gì, khi nhấp con chuột vào chổ "chấp nhận" thì máy tính hiện ra màng hình trắng toát, có hàng chữ "not connect with data base". Thế là công dã tràng đêm ...thu. Bây giờ viết lại thì cảm hứng đã mất, tâm sự đã vơi mất mấy phần. Nhưng Thất Pháp cũng phải viết, vì Thất Pháp đã vào thế cưỡi lưng cọp.

Ngọc Lâm có biết rằng trước khi Thất Pháp nhấp con chuột vào chổ "chấp nhận" để gửi đi những lời nhận xét về phần 2 của hồi Tư Nhị, Thất Pháp phân vân đắn đo rất nhiều. Bây giờ thấy lòng rây dứt hối hận nhiều lắm.

Đại khái là Thất Pháp muốn tâm sự rằng, theo cái nghĩa ném đá dò đường khai thác phần nội tâm thì anh đã ít nhiều thành công. Nhưng đồng thời vào cái lúc anh ném đá dò đường, anh đã làm cho đọc giả hụt hẩng.

"Hụt hẫng" là key words mà Thất Pháp muốn dùng nó để tâm sự với anh. Hồi Rim Cùi trong Xóm Mã Thánh Tây anh viết hay quá, văn và sử sống động đồng hành đi đôi. Đọc Rim Cùi, đọc giả như được anh quay phim, cho xem lại một khung trời kỷ niệm, thấy được mình, thấy được nó, thấy được chúng ta, thấy được Phan rang và quê hương một thời kỷ niệm, ngọt bùi chua chát trộn với nhau qua một hồi ức của những thước phim mà anh quay. Qua đến phần đầu hồi Tư Nhị, anh vẫn xàng xê cái lối viết quay phim. Biết bao nhiêu hình ảnh thật sống động. Nào là rạp Thanh Bình với bà xét vé Tổng Hợi, những ngõ ngách coi cọp, vé kèm con nít, ngày mấy xuất. Văn quay phim của anh hay như mây cưa qua núi. Những vần thơ đọc xuôi đọc ngược Capstan đẹp như một áng mây trắng lững lờ cắt ngang câu chuyện chính mà anh muốn xây dựng. Đùng một cái, anh lạnh gáy, anh ngăn đê chuyển hẳn qua phần triết lý và lý sự, cái phần mà anh gọi là khai thác nội tâm, làm đọc giả hâm mộ bổng dưng thấy hụt hẫng, chuyện xãy ra không như mong đợi. Thế thôi.
Về Đầu Trang
lamnvo



Ngày tham gia: 28 Feb 2009
Số bài: 238

Bài gửiGửi: Sat Aug 15, 2009 8:30 pm    Tiêu đề: Bi, Trí, Dũng

Bài được huỷ theo yêu cầu.

Được sửa bởi lamnvo ngày Tue Sep 29, 2009 2:50 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
Thất Pháp



Ngày tham gia: 01 Aug 2009
Số bài: 134

Bài gửiGửi: Sun Aug 16, 2009 12:36 am    Tiêu đề:

Một văn sỉ nhà nghề lấy nghề viết làm chính để kiếm cơm, viết xong một truyện ngắn cũng phải edit dăm lần bảy lượt, gửi truyện cho bạn bè và giới chuyên môn phê bình góp ý rồi mới dám rao hàng cho truyện ra đời. Điều này có cần thiết cho người viết cây nhà lá vườn như chúng ta không? Câu trả lời chắc chắn là không. Yêu cầu của bài viết của chúng ta là kỷ niệm, là niềm tâm sự của những con người đã một thời gắn bó với nhau trong một Khung Trời kỷ Niệm. Bài được viết trên máy tính, viết vội vả rồi bấm nút chấp nhận thì đương nhiên có những khuyết điểm nhất định. Nhưng điều đó không là vấn đề. Bài viết càng mộc thì càng tươi, càng có chuyện để chúng ta bàn tán xôn xao, người ra ý vào, tạo nên cái không khí tụm năm tụm bảy của Diễn Đàn. Đó cũng chính là mục tiêu của diễn đàn, tạo môi trường cho sự giao lưu của những người có cùng một dĩ vãng.

Viết cứ viết. Mạnh dạn mà viết. Viết một chập rồi sẽ viết hay. Learn from mistakes. Học từ những sai xót của nhau. Ai cười hở mười cái răng. Cách học viết hay nhất là viết. Viết về những điều mà mình đã trãi nghiệm và viết một cách chân thành.

Như đã nói, hầu như ai trong chúng ta trên đây cũng đang và đã đi qua cái tuổi "biết hết mệnh trời" cả rồi. Chúng ta nên nhìn nhau bằng cái nhìn bao dung độ lượng của một người từng trãi gần hết đời mình. Có như thế, chúng ta mới đủ bình tâm nhìn lại đúng đắn cái hay cái đẹp, cái dỡ cái xấu của một thời đã qua, hầu giúp con cháu chúng ta tránh đi những định kiến sai lầm, giúp chúng tiến bộ hơn, biết yêu thương tha thứ cho nhau hơn.

Thằng Vũ, Con Thúy của Duyên Anh có được là từ tiểu thuyết The Adventures of Tom Sawyer của Đại văn hào Mark Twain. Hà Nội Mùa Lá Rụng của Ma văn Kháng có cấu trúc của tiểu thuyết Anh Em Nhà Karramazov của Đại văn hào Dostoyevsky. Đi xa hơn nữa, Đoạn Trường Tân Thanh của cụ Nguyễn Du thì cũng lấy từ chuyện Kim Vân Kiều ở bên Tàu. Còn nhiều nữa, Ngọn Cỏ Gió Đùa của Hồ Biểu Chánh cũng na ná kết cấu của câu truyện văn chương bên Tây. Nhưng tất cả, Thằng Vũ, Con Thúy, Hà Nội Mùa Lá Rụng, Đoạn Trường Tân Thanh...vân vân và vân vân đều mang tính chất đặc thù của nó. Có sao đâu?
Về Đầu Trang
Bui Thi Dieu Huyen
Niên Khóa 1969-1975


Ngày tham gia: 09 Jan 2009
Số bài: 109

Bài gửiGửi: Sun Aug 16, 2009 1:48 pm    Tiêu đề:

DH rất mừng khi thấy nhận định ban đầu cuả mình đúng với nhận định cuả anh Thất Pháp. Tư Nhị bị lạc đề, thiếu tự nhiên, gượng ép.
Anh Thất Pháp có thể bị lộn Phi Phụng với Hải không? Hải mới ở Hawaii, và sau về Cali, có ghé qua nhà tụi này một lần, vẫn rất hiền và xinh.
Khi nhà DH ở Tấn Tài gần nhà Bác Thọ thì DH mới 9 tuổi, các chị Thọ, chị Liên lớn cả, nên chỉ chơi với Hiền và Sinh, Duyên lúc ấy còn bé lắm. DH hay đánh lộn với Sinh. Hay được Thầy T tập múa, tập hát với Khánh, Linh em cô T.
Nhà DH có cây trứng cá để leo hàng ngày, có sân rộng trước nhà để đạp xe đạp vòng vòng. Đối diện có ruộng lúa có nhiều chuột và ốc bưu. Có nhiều cá trắng nhảy tưng tưng trong rế Bác Thọ và Thầy T đem con chó bỏ vào bao bố đi nhận nước dưới mương, con chó vẫy vùng... Có đến ở với xóm đạo DH mới bị kỳ thị là ngoại đạo, tuy nhiên chị em DH vẫn hay đi xem lễ và xưng tội vì ham vui. DH cũng đến thăm Bác Điềm( quán Hương Đồng ngày nay) để được ăn soài và vú sửa. Nhà Bác Bài, lảm cảnh sát, có chị Phụng, Hoàng và Nga hát rất hay...
Ngày gia đình DH dọn lên Thống Nhất thì đêm đó bị pháo kích ngay giường ngủ của mấy chị em, Thầy T chạy lên sáng sớm hớt hơ hớt hải kể lại, may chưa có ai dọn vào nhà.
Tuy gia đình chỉ ở một thời gian ngắn ở Tấn Tài, nhưng có thật nhiều kỷ niệm với Xóm Đạo, nơi mà tinh thần đoàn kết rất cao và tình láng giềng rất đậm đà.
Bạn thân của DH là Trương Ngọc Trâm, có em là Quỳnh Trâm. Không biết anh Thất Pháp ở xóm đó có biết chị em Trâm không?


Được sửa bởi Bui Thi Dieu Huyen ngày Tue Aug 25, 2009 2:27 am; sửa lần 3.
Về Đầu Trang
Thất Pháp



Ngày tham gia: 01 Aug 2009
Số bài: 134

Bài gửiGửi: Sun Aug 16, 2009 9:38 pm    Tiêu đề:

Diệu Huyền thân mến,

Cả buổi chiều nay, Thất Pháp activate, reactivate lại cái bộ nhớ , nhờ window để search, và research  những tên tuổi là lạ nhưng nghe chừng rất thân quen mà Diệu Huyền đã kể ra ở trên. Search hoài, tìm hoài, nhưng bộ nhớ của anh vẫn chưa tìm ra chút manh mối, chưa vẻ lại được hình giáng "những người con gái tôi yêu đó"

Hơn 30 năm trời đăng đẳng rồi còn gì nữa! Mà Bill Gates cũng đâu có bảo hành những gì thuộc về quá khứ quá 30 năm trước, phải không em?

Những người con gái tôi yêu đó
Không biết chiều nay có nhớ tôi?
Tôi muốn hôn bằng môi của em...
...

Ngâm thơ tới đây thì thơ cũng quên luôn, không thuộc thơ mà cũng không nhớ tên tác giả những vần thơ này luôn...

Có dấu hiệu của sự lão hóa. Kết quả search nói vậy.

Sau khi narrrow search, chính xác là năm 1981, Thất Pháp có gặp hai bà cháu của bà Tổng Hợi ở Singapore. Bà Tổng xét vé rạp Thanh Bình thì dân Phan Rang ai cũng biết, cũng nhớ. Cháu Bà Tổng đẹp như tiên thì có người nhớ có người không nhớ. Dân mê gái như điếu đổ cỡ như anh thì chỉ có thể nhớ mặt, nhớ lắm, nhưng không biết tên. Khi nghe anh Ngọc Lâm nhắc đến cháu bà Tổng là Phi Phụng thì cứ ngỡ là tên Phụng. Kiểm tra lại bộ nhớ thì in như anh Ngọc Lâm muốn nói về Phi Phụng ở Cửa, học Bồ Đề, có nhà bán gỗ ngay trên đường trước khi vào làng Cửa. Phụng ở Cửa có phải cũng là cháu bà Tổng hay không thì Thất Pháp không biết, nhưng nhất định không phải là người cháu đi vượt biên cùng với bà Tổng mà anh gặp ở Tân Gia Ba.

Cái thời anh ở Phan rang, Tấn Tài chỉ có mấy hàng quán. Anh nhớ là chỉ có  một quán ăn nhậu ở Tấn Tài. Trên đường Lê Lợi đi về phía Tấn Tài, sau khi đi qua trụ sở ấp Tấn Tài, ngay gốc cây me cổ thụ to đùng bên vệ đường, tại cây me lớn nhất này có một quán nhậu chuyên trị về chim nướng, chim sẻ nướng, chim câu nướng. Quán này không biết có phải là quán Hương Đồng mà em nhắc đến không? Đúng là bà chủ quán có chồng làm cảnh sát, dân ăn nhậu ở đó phần nhiều là cảnh sát, nhậu để ủng hộ xếp (?). Chiều chiều mỗi lần đi qua quán này, nhìn thấy những sâu chim nướng vàng rụn trên bếp than lửa đỏ hồng, mùi thịt nướng thơm phức mà không khỏi tiết tâm linh, nuốt nước miếng cái ực, rồi vội vã đi qua cho nhanh.

Từ quán nhậu dưới gốc cây me cổ thụ nói trên, nếu tiếp tục đi tiếp về hướng Tấn Tài, tới khúc quẹo đi Cửa có một hàng quán bán tạp hóa. Quán tạp hóa này có từ lâu đời, nhưng không phải là quán ăn. Trước khi gặp quán tạp hóa, ngay bên hong quán tạp hóa này thì có một con đường hẽm dẫn vào nhà bác Thọ, nhưng bác Thọ này không phải là bác Thọ lân gia của Diệu Huyền Diệu Đức. Bác Thọ này cũng có nhiều con gái đẹp tuyệt trần, trong đó có hai chị em cùng học Duy Tân, chị và em cách nhau một lớp, hai chị em đẹp, hiền như ma soeur, tan học về là đi thẳng từ trường đến nhà, chưa từng thấy hai chị em này quẹo ngang quẹo dọc, liếc tới liếc lui.

Thời thập niên 60s, 70s, như Thất Pháp đã phân tích, cơ sở giáo dục Phan rang Ninh Thuận rất nghèo nàn, lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu giáo dục cho một dân số 500 ngàn người dân của tỉnh. Cho con ăn đi học là điều xa xỉ của hầu hết gia đình trong tỉnh. Điều này cũng không phải là ngoại lệ của dân vùng Tấn Tài. Anh là thằng con trai mới lớn, tuổi mười lăm mười bảy, anh đóng chốt thường xuyên trên đường Lê Lợi, nên anh biết là rất ít người được đi học, chẳng có bao nhiêu người cho con đi học. Nếu Diệu Huyền nhắc đến hai chị em Quỳnh Trâm, Ngọc Trâm thì có lẻ đó hai con gái nhà bác Thọ ở Tấn tài A, không phải bác Thọ lân gia của Diệu Đức Diệu Huyền.

Những người VN làm công chức thời Pháp thuộc được người dân gọi là Thầy. Hai bác Thọ nói trên được gọi là thầy, dù chưa từng dạy ai một chữ nào. Bác Thọ ở Tấn Tài A nguyên là công chức cho công si rượu. Bác Thọ lân gia của Diệu Đức Diệu Huyền làm công chức cho Hỏa Xa. Sau này chiến tranh, xe lửa nằm ụ như đống sắt vụn khổng lồ, không biết bác Thọ của Diệu Đức Diệu Huyền làm nghề gì mà sao thấy bác rảnh thì giờ để đêm hôm đi hứng cá trắng mương Ông Cố.


Được sửa bởi Thất Pháp ngày Tue Aug 18, 2009 2:55 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
Bui Thi Dieu Huyen
Niên Khóa 1969-1975


Ngày tham gia: 09 Jan 2009
Số bài: 109

Bài gửiGửi: Mon Aug 17, 2009 3:56 am    Tiêu đề:

Anh Thất Pháp mến, lần này thì anh nói đúng Phi Phụng rồi, hình như Phi Phụng còn ở lại VN thì phải.
Nhà Bác Thọ ai cũng đẹp, Hiền là người con thứ ba trong gia đình, hồi nhỏ cũng là bạn woánh lộn với DH (DH nhỏ con nhưng không vừa, làm dâu xóm Mả Thánh là y chan!), Rồi Hiền chê DH con nít, không thèm chơi nữa. Sau này về thăm VN thấy Hiền dễ thương ghê lắm. Coi chừng anh Thất Pháp chúc mừng lộn rồi đó nghe, Hiền có con nhưng vẫn ở với  Bác Thọ, vẫn single lâu rồi mà! Hồng nhan đa truân chăng? Người bắt cá trắng là Bác Gái, không phải Bác Trai.
Trương Ngọc Trâm và Quỳnh Trâm ở trên này lại của đường Lê Lợi, trong con hẻm phía sau hàng bánh xèo của Lộc (cô gái có tóc bạc rất sớm), hẻm này dẫn vào chợ. Bố của Trâm là phi công, sau bị mất tích, có lẽ bị rớt máy bay nơi nào đó.
Hồi trước cũng vậy mà bây giờ còn tệ hơn, cho con đi học là một xa xỉ vì phải đi học kèm lung tung, tội cho dân mình qúa, con nhà nghèo không có cách gì tiến thân. Các bạn của DH ở VN cho đi học đại học là cả một vấn đề.
À quán Hương Đồng hiện nay là nhà của Bác Điềm, chị ông BS Hà Thúc Nhơn, người chống tham nhũng rồi bị bắn chết. Còn nhà Bác Bài cảnh sát ngày xưa là láng giềng Bác Điềm.  
Hình như Anh Thất Pháp học trên DH hai lớp, cùng liên lớp với chị Thông Reo, hình trong Đại hội DT người mặc aó dài đó, có nhận ra không?


Được sửa bởi Bui Thi Dieu Huyen ngày Tue Aug 25, 2009 2:23 am; sửa lần 2.
Về Đầu Trang
huongdongconoi



Ngày tham gia: 27 Nov 2008
Số bài: 35

Bài gửiGửi: Mon Aug 17, 2009 3:45 pm    Tiêu đề:

Hổm rày nghe chuyện cá, nước o TT cua BuiDH, NL, va TP mà thấy nhớ quê nhà làm sao!
Hồi nhỏ khi mình chừng ba, bốn tuổi, khi mà nhà thờ PR chưa xây, thì nhà thờ TT là nơi mà nhieu giao-dân tụ-tập để dự những buổi lễ lớn.

Không sao quên được những buổi sáng tinh-mơ mà đi bộ từ nhà (ở gần tòa Hành-Chánh) đến nhà thờ TT. Không thấy rùng rợn khi qua mấy bụi tre nơi cái cống mà chị D.Đ đã mô tả---chỉ thấy trời tối om om và...buồn ngủ thôi..
Đến năm Thìn (1964) thì nhà thờ PR đã có rồi---cũng là năm mình học lớp Ba ở trường Nam và chứng-kiến cơn lụt lớn năm đó ....

À, anh TP này, có phải nước từ cái mương trước nhà thờ TT chảy xuống qua cái cống để đưa nước xuống mấy thửa ruộng đằng sau xóm MT của NL không?
Về Đầu Trang
Thất Pháp



Ngày tham gia: 01 Aug 2009
Số bài: 134

Bài gửiGửi: Mon Aug 17, 2009 10:08 pm    Tiêu đề:

huongdongconoi đã viết :

À, anh TP này, có phải nước từ cái mương trước nhà thờ TT chảy xuống qua cái cống để đưa nước xuống mấy thửa ruộng đằng sau xóm MT của NL không?


Không !

Không phải đâu bạn ạ. Khi nghe cống Ông Cố, Mương Ông Cố, cánh đồng Ông Cố thì chúng ta biết ngay những danh xưng này có mối liên hệ chặc chẽ với nhau. Mương Ông Cố chảy qua các cống Ông Cố nhầm để phục vụ chuyện tưới tiêu cho cánh đồng Ông Cố. Dòng chảy của con mương này là dòng chảy về phía cánh đồng Ông Cố. Đó là cánh đông bao la bát ngát phía trước tháp chuông nhà thờ Tấn Tài, men đến gần Cửa, có chung ranh giới với làng Tấn Lộc, chạy vòng qua sau lưng nhà thờ Phan Rang trên đường Thống Nhất. Trong khi Mã Thánh Tây là khu đất nằm ngược phía trên của dòng chảy này. Thậm chí vùng Tấn Lộc, vùng đất có cùng ranh giới với Tấn Tài, cũng không được hưởng một giọt nước nào từ mương Ông Cố. Dân Tấn Lộc sống bằng nghề làm rẫy. Làm rấy vì đất đai không có hệ thống tưới tiêu, mà nhờ vào giọt nước trên trời, phụ thuộc vào lòng tội nghiệp nắng mưa của trời.

Phan Rang là vùng đất khô cằn. Mà VN thời đó đại đa số người dân sống bằng nông nghiệp. Dân Phan Rang làm rẫy nhiều hơn làm ruộng. Ruộng đồng muốn canh tác được phải nhờ vào hệ thống tưới tiêu, nhờ vào sự dẫn thủy nhập điền. Hệ thống tưới tiêu của Phan Rang thời đó rất nghèo nàn. Người Pháp xây dựng được gì, để lại cái gì thì hưởng như vậy. Sau này Mỹ qua, có phát triễn thyêm hệ thống tưới tiêu từ các đập Nha Trinh, Nha Hố, nhiều cánh đồng dưới chân núi của người Chăm được hưởng phúc. Hạt gạo màu đỏ Cà Đung của người Chăm dần dần tái xuất hiện trên thị trường. Chính sách Phát Triễn Sắc Tộc khởi sắc, người Chăm được ăn học nhiều hơn. Có trường Trung Học cho người Chăm. Duy Tân đón nhận nhiều học sinh Chăm hơn. Duy Tân cũng có nhiều giáo viên và công chức người Chăm hơn. Thị xã Phan rang có thêm Trung Tâm Văn Hóa Chăm nằm phía gần trường Trương Vĩnh Ký.

Những cánh đồng lúa ở Phan Rang bé bằng bàn tay. Nhờ có hệ thống tưới tiêu tốt, cánh đồng Ông Cố và cánh đồng Hộ Diêm là hai cánh đồng trồng lúa màu mở tươi tốt nhất Phan Rang. Cả hai cánh đồng này đều nằm dưới bóng tháp chuông nhà thờ, tạo nên hình ảnh đồng quê hiền hòa thánh thiện. Đặc điểm của hai nhà thờ này là có sân phơi lúa mênh mông, và có kho chứa lúa an toàn và kín đáo. Lúa được gặt hái, sàng xẫy ngoài ruộng mang về phơi ở các sân phơi lúa này. Sau khi đóng tô nhập kho, lúa được mang về nhà, số thì nông dân để dành ăn dần cho hết mùa giáp hạt, số được xây thành gạo bán ở chợ Phan Rang.
Về Đầu Trang
huongdongconoi



Ngày tham gia: 27 Nov 2008
Số bài: 35

Bài gửiGửi: Tue Aug 18, 2009 3:39 pm    Tiêu đề:

Cám ơn TP đã giải-thích thêm về mương và đồng ông Cố
Ngày xưa, có lần được ông anh ở nhà chở xuống Cửa chơi qua những con đường mà TP vừa kể lai. Hôm ấy, người bạn cùng xòm đươc ngồi phía sau, còn H.Đ.C.N thì...được ngồi trên cái đòn xe đằng trươc. Đây không phài là xe đạp kiểu đàn ông, nên hơi khó ngồi song chuyến đi cũng đầy kỷ-niêm...Nhớ mang mang động Dương, nhưng không nhớ rõ lắm cái làng Cửa nó như thế nao...

TP có còn nhớ mồt chút gì về cái bến xe xuông Cửa mà cạnh đó có mấy cái xe ngựa thồ không?
Về Đầu Trang
Thất Pháp



Ngày tham gia: 01 Aug 2009
Số bài: 134

Bài gửiGửi: Tue Aug 18, 2009 4:10 pm    Tiêu đề:

huongdongconoi đã viết :
Cám ơn TP đã giải-thích thêm về mương và đồng ông Cố
Ngày xưa, có lần được ông anh ở nhà chở xuống Cửa chơi qua những con đường mà TP vừa kể lai. Hôm ấy, người bạn cùng xòm đươc ngồi phía sau, còn H.Đ.C.N thì...được ngồi trên cái đòn xe đằng trươc. Đây không phài là xe đạp kiểu đàn ông, nên hơi khó ngồi song chuyến đi cũng đầy kỷ-niêm...Nhớ mang mang động Dương, nhưng không nhớ rõ lắm cái làng Cửa nó như thế nao...

TP có còn nhớ mồt chút gì về cái bến xe xuông Cửa mà cạnh đó có mấy cái xe ngựa thồ không?


Ha Ha Ha....:D Xe đạp đầm chở 3.... :D Razz :)

Khoan nói về Cửa đã. Thất Pháp có nhiều chuyện đẹp như thơ ở trong mơ về Cửa, về con đường từ Thống Nhất đi về bến xe Lam và Xe Ngựa đi Cửa. Bây giờ cười ha ha ha về cái hình ảnh xe đạp đầm chở 3 cái đã, về hình ảnh cậu bé ngồi cú rủ cù rù trên xe đạp, ở phía trước cái đã.

Ôi HĐCN ơi ! Bạn vừa chiếu lại một hình ảnh "ngày xưa thân ái" đẹp hồn nhiên. Nhớ lại hình ảnh trẻ con ngồi cú rủ như khỉ con phía sau cái ghi đông xe đạp mà mắc cười quá xá trời. Tưởng đâu hình ảnh này đã không còn trong trí nhớ. Ôi ! là đôi mông, ôi là cái bẹn khi phải trãi nghiệm cái cảnh ngồi cú rủ phía sau ghi đông xe đạp đầm. Ha Ha Ha..... :D :D

Thất Pháp bận đi trực đột ngột, hẹn sẽ nói với bạn về Cửa.
Về Đầu Trang
Jen
Niên Khóa 1973-1975


Ngày tham gia: 01 Jun 2009
Số bài: 34

Bài gửiGửi: Tue Aug 18, 2009 7:37 pm    Tiêu đề:

Hi, Anh TP va Anh HDCN ,nghe hai anh noi chuyen voi nhau ma em cam thay rat thich thu. Mong cac anh ke nhieu nhieu ve PR de em co the hinh dung lai hinh anh que huong cua ngay xua.
Về Đầu Trang
huongdongconoi



Ngày tham gia: 27 Nov 2008
Số bài: 35

Bài gửiGửi: Wed Aug 19, 2009 12:29 am    Tiêu đề:

Jen thân-mến:
Hai anh em mình phải đợi anh Thất Pháp thôi vì anh ấy kể li-lỳ, hấp-dẫn hơn bao ngươi.
Cũng mong anh Ngọc-Lâm sẽ viết tryện thêm cho mình đoc....
Về Đầu Trang
Thất Pháp



Ngày tham gia: 01 Aug 2009
Số bài: 134

Bài gửiGửi: Wed Aug 19, 2009 8:43 am    Tiêu đề:

Cửa là làng đánh cá ven biển. Hình như làng này mới thành lập, do những người di dân từ Quy Nhơn Bình Định, từ Phú Yên Tuy Hoà tỵ nạn chiến tranh đến đây sinh sống bằng nghề biển. Nhà Thờ Tấn Tài xây năm 1900, và con số này vẫn còn ghi khắc nơi mặt tiền gát chuông nhà thờ. Trong khi đó, người ta không tìm thấy một kiến trúc cổ xưa nào ở làng Cửa. Giọng nói của người dân ở đây nói giọng của vùng phía bắc Nha Trang. Bạn bè Thất Pháp ở Cửa đều có bà con ở vùng Bình Định hay Phú Yên.

Ở Cửa, hình như 3 hay 4 năm có 1 lần, người dân lập đàn làm lễ Bà Ngứ, thờ cúng Bà Cá Ông. Sau phần lễ là phần hội, hội đua thuyền. Vào những ngày lễ hội, dân làng náo nhiệt, chợ Phan Rang cũng náo nhiệt vì dân làng Cửa đi mua sắm đồ lễ hội. Người vùng khác đến làng Cửa vào ngày lễ hội phát hiện nhiều điều kỳ lạ, cũng vui lây. Loại hình lễ hội này cũng có ở các làng đánh cá ven biển từ Nghệ An Hà Tỉnh cho đến Cửa Đại ở Bến Tê miền Lục Tỉnh. Có một điều khám phá khá thú vị, nhiều gia đình ở Ba Tri ở Bến Tre có gia phả, có ông bà tổ tiên gốc người Phan Rang, Phan Rí. Nước Đại Việt khi Nam Tiến thì bằng quan, bằng lính để mở mang bờ cõi về phía Nam. Người dân Nam Tiến chủ yếu bằng thuyền bè. Dựa theo đặc tính của gió mùa, người dân dùng thuyền bè để đi vào phía Nam, trước là buôn bán, sau quen dần rồi định cư luôn. Thời xưa đường bộ hiểm trở, không có đường cái quan, không có ô tô, xe lửa như bây giờ, phải đi qua rừng thiêng nước độc, ít ai vào phía Nam bằng đường bộ. Đi ghe thuyền chở được nhiều hàng hoá, nhiều lương thực và nhiều người hơn, nhanh hơn.

Có một cồn cát ven biển ngăn cách bãi biển với làng Cửa. Phía sau cồn cát ven biển là làng cửa. Chiều thoai thoãi của cồn cát này hướng về phía biển. Trên mặt của cồn cát ven biển này người xưa trồng một loại cây thân dây, có sức chịu đựng nắng giọ Rể cây thân dây này tủa tủa ra từ thân cây, rể cây bám chặt vào bề mặt của cồn cát, có khả năng kết dính bề mặt cồn cát lại, giúp cồn cát không bị sức gió di chuyển vào đất liến, xâm lấn làng mạc. Đi dọc theo cồn cát này, cũng có nghĩa đi dọc theo bãi biễn, người ta sẽ gặp các bãi dương, động dương, bãi biển Ninh Chữ, và khu nghĩ mát của ông Thiệu.

Từ toà Hành Chánh trên đường Thống Nhất Phan rang, đi về hướng Nam, đi tới nhà in Nghệ Thương thì gặp đường Lê Lợi. Tiếp tục đi trên đường Lê Lợi sẽ qua Toà án, qua nhà nước mắm Tám Hàm, qua lò mắm bà Phúc Thịnh, rồi qua khỏi gốc cây trôm cổ thụ một tý là gặp trụ sở âp Tấn tài ở phía bên trái, và bên phải là bãi xe đi Cửa.

Nếu ai có sống ở Phan rang thập niên 60s, 70s thì còn nhớ lề đường bên hong nhà in Nghệ Thương có ông già Tàu sáng sáng đốt lửa rang hột cà phê thơm phưng phức, chiều chiều ông bắt ghế đẩu ra lề đường, mang mắt kiếng trắng dày cộm, dí sát mặt vào tờ báo chữ Tàu đọc say mê. Cây Trôm cổ thụ trên đường Lê Lợi nghe nói ngày nay vẫn còn sống, bây giờ thì nó xơ xác lắm. Ngày xưa cây trôm này xum xuê lá cành, thân cao tít, gốc cây phình to như ông Tây bụng phệ, mủ trôn ứa trào khắp nơi trên thân cây. Trẻ con nậy mủ trôm để dán giấy, lấy trái trôm khô để làm mỏ gõ chơi. Cây trôm có nhiều hoa nho nhỏ màu tim tím như hoa khế, kết thành chùm, đêm đêm mùi hoa trôm ngào ngạt, tạo một không khí chung quanh có mùi thum thủm. Thơm quá hoá thúi mà. Những đường phố nào của Hà Nội bây giờ có người dân a dua trồng hoa sữa nhiều quá, đến mùa thu hoa sữa nở rộ, khu phố đó cũng có mùi khâm khấm, làm nhức đầu khách bộ hành.

Tuổi thơ của Thất Pháp là tuổi thơ của con Dế Mèn Phiêu Lưu Ký. Nhà nghèo chật chội hầm nóng, mẹ đi buôn làng xa không có ở nhà, Thất Pháp phải ra đường cái quan, và phiêu lưu khắp nơi trong thành phố. Gốc me đình Kinh Dinh, bóng mát cây trôm gần nhà nước mắm Tám Hàm, bến xe Cửa, Tháp chuông nhà thờ Tấn tài là những địa chỉ quen thuộc của con dế mèn Thất Pháp ngày xưa. Đơn giản đây cũng là địa chỉ của trẻ con lêu lỏng trong thành phố, vì ở đây có bóng cây mát, có gió đồng mơn man làn da.

Thời cụ Diệm, VN chưa có xe Lam (Lambro) chở khách. Bến xe Cửa là bến xe ngựa. Người ta cũng thấy có một xe hàng 30 chổ ngồi chở khách ở bến xe này, xe màu xanh nước biển, thân xe có hai hàng băng ghế bằng gỗ. Có lẽ đây là xe hàng đi đường xa, quá già yếu, bị phế thải để chở khách đi Cửa. Sau năm 1963 một chút, VN nhập cảng nhiều xe Lam từ Ý để chở khách đường gần. Xe nhỏ, có 10 chổ ngồi, rất tiện lợi trong chuyện di chuyển trên những đường xá chật hẹp. Khi có xe Lam, chiếc xe chở khách màu xanh nước biển có 30 chổ ngồi nói trên cũng thành đồ phế thãi, nhưng vẫn còn nằm ụ trên bến xe, nằm sát bên trong, dưới gốc mấy cây dừa, bên bờ ruộng xanh. Chiếc xe này trở thành nơi tụ năm tụ bảy của những đứa trẻ dế mèn. Trẻ con dùng thân xe này làm chổ đá dế, chơi lật hình, đánh bài cào. Hay đó cũng là chổ để bọn trẻ suy tư làm thế nào để hái trộm những quả xoài xanh phía sau trụ sở âp Tấn Tài đem về đây chấm nước mắm đương. Dế mèn Thất Pháp thì nhất định không đi trộm xoài. Mẹ Thất Pháp biết được thì có mà ốm đòn. Nhưng đâu có đạo đức nào có thể dạy cho đứa trẻ con Thất Pháp thời đó thấy sự giống nhau của sự ăn cắp và ăn đồ ăn cắp là một. Dế mèn Thất Pháp tì tì ăn tỉnh bơ những trái xoài tượng xanh của bọn trẻ đồng lứa vừa mới hái trộm về mà không một chút mặc cảm tội lỗi nào.

Xe Lam tới, một số xe ngựa vẫn còn hoạt động. Trong đó có con ngựa kim màu nâu đỏ của ông Hổ. Trừ khi sau này Thất Pháp gặp ngựa ở khu du lịch Sapa, Thất pháp chưa từng thấy có con ngựa nào ở VN to cao như con ngựa kim của ông Hổ ở bến xe đi Cửa. mỗi lần nhìn con ngựa Kim, Thất Pháp nghĩ đến con ngựa Hãn Huyết Câu của Tháo tặng cho Quan vân Trường trong Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa. Thất Pháp lúc nào cũng muốn biết, cũng có câu hỏi mồ hôi con ngựa kim có màu đỏ như màu máu như con Hãn Huyết Câu hay không. Nhưng miũ lần mon men đến con ngựa kim đều bị ông Hổ qué đuổi đi, sợ ngựa đá bể bụng

Lớn lên một tẹo, Thất Pháp thi đậu vào đệ thất Duy Tân. Thất Pháp trở thành một trí thức tý hon, có bạn bè mới, có chổ chơi mới, có trò chơi mới, trí thức hơn (là học sinh Duy Tân rồi mà!). Thất Pháp quên con đường Lê Lợi, quên tháp chuông nhà thờ Tấn tài, quên luôn bến xe đi Cửa.

Lớn thêm lên một tẹo nữa, lên lớp 9, lớp 10, rồi lớp 11, Thất Pháp đôi lúc thấy phía trong lồng ngực của minh có cái gì nó đập thình thịch nhanh hơn, khác thường hợn. Khi thì nó đập bối rối, khi đập bồi hồi, khi đập ráo riết, khi đập miệt mài. Hỏi thầy lang cuối xóm, thầy bảo đó là bịnh Tim. Thầy còn nói thêm tiếng Hán Việt là bệnh Tâm. Tâm là Tim, Tim là tâm, thầy liên hồi đảo tới đảo lui nói vậy. Đọc sách của triết gia Thiền Suzuki thì triết gia bảo đó là dấu hiệu của một nửa Cái Tôi đang tự đập vỡ vỏ ốc để đi tìm một nửa Cái Tôi khác trong tiến trình làm người cho trọn kiếp nhân sinh. Và....Thất Pháp lần mò về con đường Lê Lợi, về bến xe Cửa, và về Cửa.

The con đường nhựa từ ngã tư Mã Thánh Tây/ Lê Lợi quẹo về hướng Mương Ông Cố gần nhà chị Diệu Đức, đi qua khỏi con dốc là gặp cánh đồng Ông Cố. Đi qua hết cánh đồng Ông Cố là một làng gì mà Thất pháp quên tên, Thất Pháp gọi đó là làng xe ngựa, nơi có nhiều ngựa và xe ngựa. Qua khỏi làng này một chập, cho đến khi da mình được mơn mán bởi những làn gió biển thì trước mặt là làng Cửa. Trước khi vào làng Cửa, ngó về phía bên tay phải, xa xa có một dãy nhà mới xây, chứa tổàn gỗ xẽ sẳn đó là dinh cơ của người đẹp Nguyễn Thị Phi Phụng mà Ngọc Lâm đã dũng khí chận đường trước trường Bồ Đề để trao bức thư tình với ba điếu thuốc lá Bastos có ý định đính kèm cho thêm màu nhung nhớ.

Theo nghĩa giang hồ ngày xưa, Thất Pháp và Ngọc Lâm là hai tình địch, không đội trời chung. Theo nghĩa hoài niệm ngày nay, Thất Pháp và Ngọc Lâm là hai bạn hoài niệm cố tri, là tri kỷ ôm mối tình sầu không đoạn kết.

Từ khi gặp tiểu thơ Phi Phụng cháu bà Tổng Hợi (@ Ngọc Lâm), câu hỏi mồ hôi con ngựa kim ông Hổ có phải là màu đỏ máu như mồ hôi con Hãn Huyết Câu của Quan Công trở lại trong trí nhớ Thất Pháp.

Phan Rang những chiều mưa nhiệt đời, mưa như trời trút nước, có gió to nữa, cả bầu trời mù mịt một màu mưa ảm đạm. Sau cơn mưa, trời tối mịt. Hai bên đường khúc Lê Lợi xuống bến xe Cửa chỉ là những ánh đèn nhà ai khi tỏ khi mờ. Phi Phụng và các nữ sinh Cửa ướt như chuột lột, từng đàn vội vã về hướng bến xe Cửa cho kịp bữa cơm tối với gia đình. Đài cát như cháu bà Tổng mà đi kiếm con chữ cũng vất vã trăn chiều ngàn nỗi. Nhìn cát nữ sinh bám nhau trên chuyến xe ngựa ông Hổ, chuyến xe cuối cùng về Cửa mà lòng thương vời vợi. Thương lắm, nói chẳng ra lời.

Phan rang thập niên 70s, ông Hổ già hơn, vẫn còn đánh xe ngựa. Chiếc xe ngựa thồ ông Hổ vẫn nguyên vẹn hình hài, màu gỗ bóng láng hơn, mùi gỗ tanh mùi cá ngừ hơn. Nhưng trên chiếc xe ngựa ông Hổ có nàng Phi Phụng, có khuôn mặt như búp bế Nhật Bổn, có nụ cười đẹp như hoa, có anh mắt bén mà lại gợi tình, đang liếc lại từ đàng xa.

Theo chân nàng về, Thất Pháp vất vã đủ bề, phải vờ vĩn giả đò đủ ngàn cách. Nhiều lúc muốn nhờ Phi Phụng hỏi ông Hổ con ngựa Kim có mồ hôi màu gì, nhưng mỗi lần mở miệng thì nói không ra lời, trong lòng ngực có cái gì đó bất thường đang đập bất thường. Chỉ còn nhớ lại lời thầy lang cuối xóm: bệnh Tâm. Tâm là Tim, Tim là tâm.

Phong lưu tài tử đa xuân tứ
Trường đoạn tiên nương nhất chi thư.

(Cao Bá Quát)

Giá như Thất Pháp có dũng khí như anh Ngọc Lâm, bức thư tình chất chứa ý xuân đã tìm thấy ánh sáng mặt trời
Về Đầu Trang
ngocbichbui
Niên Khóa 1971-1975


Ngày tham gia: 08 Nov 2008
Số bài: 67

Bài gửiGửi: Wed Aug 19, 2009 3:54 pm    Tiêu đề:

Anh That Phap co tri nho that tuyet voi,thao nao ma anh hoc gioi,thi dau cao. Tat ca nhung gi anh viet ve Phan Rang that dung la mot khung troi ky niem tuyet voi cho nhung ai da tung song qua tinh ly be nho nay,da tung cap sach den ngoi trương Duy tan than yeu, voi nhung ky niem thoi trung hoc..Tung goc cay,tung con dương,tung dia danh,... nhung net dac thu cua dan xom Cua ma NB chang bao gio biet den,rat cam phuc va cam on anh ve nhung bai viet nay.

Co mot dieu NB hoi ngac nhien la lam sao anh co the nham lan ngươi da lam anh mac benh Tim,benh Tam (Tam la Tim),mot thoi, voi mot ngươi khac? Nhu vay thi xet theo phương dien " Tinh Yeu"anh thua anh re Ngoc lam cua em mot bac roi.Vi moi lop nhi anh NL da biet viet thu to tinh roi (Cho khong phai o trương Bo De),boi vay moi bi nang mang la "Do ranh con".Roi 6 nam sau gap lai ,tu lop 4 den lop 9,vay ma moi gap nang tu phia sau da nhan ra ngay la ngươi trong mong cua minh. Con anh thi..khong biet vi tim con dap ron ra vi can benh ngay nao hay sao ma lai...nhin lam voi co ban cua em (cung chau Ba Tong Hoi), sau do di dinh cu o Hawaii?

Vai hang choc anh cho vui...NB rat cam phuc va qui men anh. Mong doc nhung bai viet cua anh dai dai tren Dien dan.
Về Đầu Trang
lamnvo



Ngày tham gia: 28 Feb 2009
Số bài: 238

Bài gửiGửi: Wed Aug 19, 2009 5:30 pm    Tiêu đề: Người Đẹp Basto Xanh

Đọc chuyện tình học sinh của các anh thật nên thơ: tương tư, ấp ủ, có bao nhiêu lời muốn trao mà cứ thèn thẹn trong lòng. Đường cong tình yêu giống như:

"Tình đôi ta như đường tiệm cận
Mãi đến gần nhau nhưng chẳng gặp nhau"

Rồi để "Tình Mất" như Huy Cận:

"Một lời nói nếu có gan ướm thử
Một bàn tay đừng lưỡng lự trao thơ
Một lúc nhìn thêm, đôi lúc tình cờ,
Chắc có lẽ đã làm nên luyến ái..."

Thật tội nghiệp những chàng trai Mả Thánh, vì ảnh hưởng đất đai nên chất thơ trong tình yêu sớm bay theo hương khói...cúng quẩy! Chúng tôi không học chữ tình theo kiểu lên từng lớp mà học băng và sớm tốt nghiệp đại học. Con gái Mả Tây cũng mạnh bạo, dạn dĩ "lấy ai cũng được, lấy em cho rồi". Khi yêu nhau là phải "trả lời gấp" chứ không tốn nhiều giấy học trò:

"Tình mới chép một hai dòng nhật ký;
Tên viết tắt, tin rằng lòng nhớ kỹ
Bạn một hôm đi đến rất tình cờ;
Tình quên đi ở trong những bức thơ
Viết không gửi, xếp nằm trong sách cũ"


Phan Rang-Cửa dài năm cây, qua đồng Ông Cố, mả Tây, làng Mỹ An rồi một cây nữa là đến Cửa. Trước khi đến Cửa là có mùi xác cá thúi tàn bạo: người ta bỏ bao xác cá phơi dọc vệ đường, anh TP có hút hết cả kho Basto xanh cũng không thổi hết mùi hôi người đẹp! May là anh chỉ nhấp nhổm đeo đuôi xe ngựa mà không tắm ở bãi tắm ngựa đối diện nhà Phi Phụng. Người Cửa nói giọng nẩu, trái ổi thành trái ẩu, mụ nội thành mụ nậu; do đó, tình yêu sôi nổi của anh sẽ là tình yêu sâu nẩu. (Nói đùa cho vui thôi, xin anh chị ở Cửa đừng tha tội). Anh TP rành Cửa vòng ngoài "bảy chữ" còn tôi rành vòng trong. Qua nhà Phi Phụng, con đường trở thành một con dốc lởm chởm đá xanh thoai thoải đứng. Đầu dốc về bên trái là chùa Cửa rất nên thơ và đầy bóng mát. Bà Ngoại tôi tu nên hay dắt tôi đi hành hương bốn mùa lệ thủy. Do đó, đến chùa này là bà ngoại cho tôi ngồi dưới đại hồng chung và thẳng tay dọng cho tài học hành thêm...vang dội điếc con rấy.

Qua chùa là con đường đất thịt dẫn xuống chợ và rồi những ngõ cát dẫn ra biển nơi ghe chài, mủng tụ tập ăn dầu rái. Đi Honda mà chạy nhanh trên đường cát là lụi vào xương rồng trồng thành hàng rào ven đường. Chạy xe trên cát phải có kỷ thuật: tay nới lỏng, xỉa chiều nào nương theo chiều ấy rồi lượn mình để cua như cua...gái. Nếu bị gai xương rồng đâm nằm trong thịt thì phải dùng vôi ăn trầu để thoa cho vết đâm phá ra rồi mới rút dầm... đau lắm anh ơi...xương đâm chứ không phải "thịt đâm vào thịt nhớ nhau cả đời". Đừng ham!

Chợ Cửa là những sạp gổ bán đồ ăn và đồ gia dụng. Quanh chợ có được một tiệm thuốc Tây, một tiệm thuốc Bắc (nhà chị Phèn) và một tiệm may âu phục. Chợ Cửa cũng là nơi lưu diễn các đám hát Bội vì dân thành thị Phan Rang chỉ ưa chuộng xi-nê và cải lương. Ai mê "Tiết Đinh San Cầu Phàn Lê Huê" hay "Lữ Bố Hí Điêu Thuyền" thì phải về Cửa mới mong được thưởng thức nghệ thuật dân dã cổ truyền.

Nghe anh bàn chuyện bánh căn mạng Mộc khắc Kim trứng gà nên tôi nói thêm, mực con ở Cửa là Thủy. Thủy Mộc tương sinh nên bánh căn ở Cửa mà được đỗ với mực con rửa sạch, còn nguyên mực thì tuyệt cú mèo. Các cô đừng nên ăn kiểu này vì ăn xong thì hàm răng nhuộm "hạt huyền", các cô có ca bài "Mười Thương" khan cổ thì cũng "chổng mông la hàng xóm" ế...độ!

Trường Đạo Long tới lớp Bốn là chia ban A, B, C; trong ấy, Phi Phụng học ban C chỉ toàn con gái. Sau lớp Bốn, Phi Phụng về Cửa bỏ lại cây Bàng:

"Thu đi trên những cành bàng
Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi
Hôm qua đã rụng một rồi
Lá theo gió cuốn ra ngoài sơn thôn"

Vì anh cũng từng ngưỡng mộ "người đẹp Basto xanh" nên tôi viết thêm một chút để anh có thêm tình...sử liệu. Tôi học chung với Phi Phụng từ lớp Một đến lớp Ba. Phi Phụng có gương mặt trái xoăn, tóc bum-bê, làn da như tuyết, đôi môi hồng. Môi trên mỏng hơn môi dưới một chút giống y chang môi Maryl Streep nhưng khi cười thì đôi mắt bồ câu long lanh tinh nghịch trông vui hơn nhiều. Thật kỳ lạ, lớp tôi có "tứ phi": Phi Phụng, Phi Phóng, Phi Vân và Phi Ngọc; người nào cũng sớm lộ bản sắc nghiêng nước đổ thùng. Thầy Khâm người Huế phạt học trò bằng cách cho lớp trưởng khẻ tay bằng chổi lông gà và tôi làm lớp trưởng. Lớp trưởng là vua, là toàn quyền sinh sát. Do đó, các "phi" mùa nào thức ấy phải dâng bánh da lợn, bánh bông lan, bánh chuối, bánh đậu xanh... để được ơn mưa móc: nâng cao đánh khẻ. Nếu tôi khẻ tay không đúng cân lượng thì thầy Khâm khẻ tôi. Tôi rất khốn khổ cái vụ này vì tôi cứ bị ăn đòn thế cho các "phi" dài dài và về nhà thì ăn đòn bà ngoại vì cha mẹ trẻ con đực rựa trong xóm mắng vốn. Dân Mả Thánh mặt dày, lỳ lợm nên tôi chơi với con gái là chuyện ăn cơm bữa. Tôi chơi u mọi với các cô trong xóm, ôm kéo nhau đến sút quần nên nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ như chơi đánh chắc, cò cò, nhảy dây, thắt dây thun với tứ phi. Vì chơi dỡ, tôi cứ bị thua nên bị phạt cỏng tứ phi chạy cùng sân. Các "phi" thích ăn nhân trái bàng. Trái Bàng khi chín màu vàng ăn chát chát nhưng chịu khó đập hột thì phần nhưng màu trắng ăn beo béo rất ngon. Các "phi" thường ngồi chồm hổm chầu rìa nhờ tôi đập hột.

Tính tình các "phi" khá kiêu ngạo, vì sợ đòn nên đeo tôi, thế thôi. Khi lên lớp Bốn, phân ban, tôi mất thớ và lảnh thẹo "đồ ranh con" (nàng sẽ mắng tôi là "đồ ranh cha" nếu nàng đọc bài này!) nên tôi đày các "phi" vào lảnh cung và mang kiếm gổ theo bọn nhóc hành hiệp giang hồ, hay và đẹp hơn thằng Vũ của Duyên Anh nhiều. Phan Rang có biển Ninh Chữ, đập Nha Trinh, sông Dinh, bờ đê, cầu Đạo Long, Tấn Lộc, Hò Rò, An Thạnh, Hòa Trinh, Vụ Bổn, Hiếu Thiện và nhiều...nhiều nữa. Chúng tôi dùng bao thuốc lá làm tiền tệ để trang trãi những trò chơi tổng, vụ, bắn bi, đánh đáo, bài bạc... nên không thể lẩn quẩn đường Lê Lợi mà phải vạn lý trường chinh nhiều ngã ngách tìm bao thuốc lá. Chúng tôi thả xuồng (làm bằng vỏ bom) từ Tấn Lộc qua bên kia bờ hay nhiều khi dong thuyền buồm xuống tận vùng nước lợ ở Cửa. Đi chơi như thế không thể đi chiêu độc cô cầu bại mà chỉ có đám trẻ Mả Thánh lung hoang mới dám tụ tập và chơi xa như thế. Khó ai biết từ Tấn Lộc, bơi qua sông Dinh đến bờ bên kia là một cỏi thần tiên kỳ diệu với bờ cát trắng và rừng keo trùng trùng bóng mát. Nơi ấy có nhiều chim và giông, chỉ vác ná hay ống đồng, vài cái xẻng, nôm hay càng câu là có món ăn thịt cá dã chiến. Nếu đi sâu vào đồng ruộng vào mùa vừa gặt thì hơi kẹt khi đi cầu vì không có đồ chùi; một là xài chiêu "Mạnh Trịn" hai là dùng lá tre hay đất khô thì vấn đề giấy tờ cũng tạm ổn thỏa.

Xe đạp mini thời đó chưa có, chỉ có xe đòng dông và ... gọi tạm ... đòng xéo. Xe đòng dông là loại xe đạp tình tự nhất thế giới vì cây sắt nối từ cổ đến yên xe thẳng và dài; đặc biệt không có ba-ga sau lưng vì bánh xe có bán kính hơi lớn hơn tiêu chuẩn. Chở người yêu, cho nàng ngồi trên cây đòng dông chân bỏ một bên, hai tay vòng bi-đông là ôm trọn hương đồng cỏ nội. Đạp xe mệt, phải hít thở nhiều, ai dám bảo "lợi dụng tình thế"? Xe đạp chở ba hay chở bốn cũng OK. Chỗ cây đòn xéo, lót cục gạch ngồi kẹp hai chân bánh trước là thoải mái đi từ Ninh Chữ về Phan Rang. Phía sau, không có ba-ga thì đứng trên ốc chuồn-chuồn, chỉ cần cẩn thận với bánh sau không có dè chắn, lỡ hụt chân, bánh xe theo trớn kéo thằng nhỏ vào bố thắng sau là hết đường tương chao mắm múi! Ngồi bi-đong thì không thích hợp lắm cho những tấm thân bồ tượng.

Ít ai biết tiểu sử mấy vết đạn trên cây me Tây gần nhà in Nghệ Thương. Sáng sớm 16/4, nghe Việt Cộng tới, tôi lạng Suzuki tới gốc cây me rình. Việt Cộng không treo cờ tại tại tòa hành chánh mà treo trước cửa nhà bạn tôi (Ngọc Anh) đối diện Nghệ Thương. Một người lính trên xe tăng thấy, chỉ vào tôi hét "Bắn, bắn nó đi". Tôi quành xe, dông ngược vào hướng chùa Tàu Văn Trang trong khi đạn AK bay veo véo bên mang tai. Cũng chưa chừa, tôi đi bộ tới hàng nước mía bên hông nhà thờ gần Quảng Thuận Lớn. Khoảng chục người già trẻ đứng bên vệ đường tay bưng nước, tay bưng chuối chào đón. Một bà già tiến gần chiếc T54 dâng chuối mắt rưng rưng lệ. Một anh VC xua tay nói "Chúng con đi giải phóng miền Nam có ăn đầy đủ. Mẹ nghèo nên để gia đình dùng". Khí lạnh chạy từ gáy xuống...mông! Tôi nghĩ: "Một người lính trận VC mà còn biết nói chính nghĩa như thế" thì quân đội này bách chiến bách thắng. Tôi xìu hết ý nghĩ phản kháng và bắt đầu tin yêu VC cho đến khi trắng mắt vì sự láo khoét của Đoàn và Đảng trong Đại Học. Chỉ khi về lại VN năm 92, tôi kẹp tờ hai chục vào passport và thằng hải quan dùa vội vào ngăn kéo tôi mới thở phào nhẹ nhỏm, thầm bảo "tụi này sắp sụm rồi".

Ai đã từng trãi qua thập niên 60, 70 cũng có nhiều kỷ niệm. Thanh bình trong khói lửa chiến tranh là một nét đặc thù của PR. Chúng ta không có một "Mậu Thân" , "Mùa hè đỏ lửa" hay một "đại lộ kinh hoàng" nên ta có cơ hội và đủ bình thản để quan sát mà không bị sứt mẻ như những nạn nhân. Mỗi người viết lên một chút, ta có thể phác họa những nét đặc trưng của Phan Rang vào thời ấy. Rất mong các anh chị chia xẻ kinh nghiệm, giúp tài liệu cho Ngọc Lâm kể chuyện

Thân mến

Ngọc Lâm
Về Đầu Trang
huongdongconoi



Ngày tham gia: 27 Nov 2008
Số bài: 35

Bài gửiGửi: Wed Aug 19, 2009 8:16 pm    Tiêu đề:

Cám ơn Ngọc-Lâm đã nhăc lài một chi tiết về đường đi xuông Cưa:

Phan Rang-Cửa dài năm cây, qua đồng Ông Cố, mả Tây, làng Mỹ An rồi một cây nữa là đến Cửạ

Thì ra mả Tây ở đây khác với Mả Thánh Tây mà NL kể hổm rầy! Có thế đây là nơi chôn cất các người theo đạo Chúa của vùng PR va TT chăng...

Nhơ hồi con nhỏ, khi có người ở giao-sừ PR qua đời, con nít được chơ xe lam xương cai nghĩa địa quá nhà thờ TT để dự lễ an tạng
Sau này thì co nghĩa trang ở Mỹ Đức, sau sân vần động thì khong có dịp đi xuông phía TT nưa..


Tâm và tim, qua một hình bóng... muôn đời vẫn đợi, không ngờ hai bạn TP và NL lại có dịp gặp nhau trên diễn đàn này...
Về Đầu Trang
nguyenthiminhhuong



Ngày tham gia: 03 Feb 2009
Số bài: 221

Bài gửiGửi: Wed Aug 19, 2009 11:02 pm    Tiêu đề:

Bây  giờ tôi mới biết từ Phan Rang ra Cửa chỉ có 5,6 cây số.  Ngày xửa ngày xưa cứ tưởng từ nhà ra đến Cửa là xa xôi lắm…nên chị em chúng tôi chưa đến thăm xóm Cửa bao giờ.  Chỉ biết Đường Thống Nhất từ chợ Phan Rang ra đến Bến Xe và từ nhà đến trường, thế là hết !!!  Cám ơn Thất Pháp và Ngọc Lâm đã mở rộng khung trời Phan Rang trong trí nhớ nghèo nàn của mấy chị em nhà này.  Khi nào có dịp về VN lần nữa, chúng tôi nhất định sẽ ghé thăm Phan Rang thật lâu.  Sẽ đến Mương Ông Cố của Diệu Đức, Mả Thánh Tây của Ngọc Lâm và Bùi Diệu Huyền, Tấn Tài và Cửa của Thất Pháp, để xem có còn giống như trong ngày xưa còn bé của mọi người không…Hy vọng sẽ được nghe gió biển thì thào trong rừng thông và thưởng thức mùi thoang thoảng của nước mắm.  Nhưng mong rằng sẽ không bị gặp ma hoặc…Minh Rèo…



Về Đầu Trang
Thất Pháp



Ngày tham gia: 01 Aug 2009
Số bài: 134

Bài gửiGửi: Thu Aug 20, 2009 6:38 am    Tiêu đề:

Như thế này nhé anh Ngọc Lâm,

Theo "Sử liệu...tình" của anh với cháu bà Tổng đã cho thấy anh thắng Thất Pháp nửa điểm. Muốn gọi điện thoại chúc mừng, nhưng không có số phone của anh. Chơi đúng phong cách Hoa Kỳ là vậy. Người thua phải gọi điện thoại chúc mừng người thắng. Nhưng mà trong sử liệu đó, hình như anh cũng chưa score điểm nào thì phải. Đang mùa bóng cà na, nói chuyện với anh bằng ngôn ngữ foot-ball. Sử liệu tình của anh cho thấy anh chưa touch down, giỏi lắm là anh đá được mấy trái field goal attempt, nhưng bóng trật lất ra ngoài goal.  Cuối cùng, anh cũng như Thất Pháp, cả hai đều scoreless, không đứa nào có được điểm nào. Và người đẹp Phi Phụng cháu bà Tổng, cái điểm mà anh và Thất Pháp một thời nhắm đến, bây giờ ra sao thì vẫn là điểm vô định.

Trong "trận chiến" Song Long Đoạt Phụng này, anh có nhiều lợi điểm hơn Thất Pháp. Anh làm lớp trưởng của người đẹp, anh có nhiều điều kiện tiếp cận, điều kiện giao tiếp với nàng Phụng hơn Thất Pháp có. Nhưng anh vẫn không ghi được điểm. Thất Pháp cho thế là dỡ.

Thất Pháp được gì trong "trận chiến" đó? Được nhiều lắm!  

Đang muốn lý sự tiếp chuyện hơn thua với anh về người đẹp Phi Phụng thì Thất Pháp chợt phát hiện là phe của anh trên diễn đàn này nhiều quá, đông quá. Có bà xã của anh rồi còn cộng thêm 3 chị em gái   của bà xã nữa. Chưa chi cô em vợ Ngọc Bích đã về phe anh rễ, chấm điểm anh thắng rồi.


-- -- --


Bây giờ thất Pháp trò chuyện với Ngọc Bích nhé,

Trí nhớ (memory) và khả năng nhận diện (recognize, identify somebody or something seen before) là hai vấn đề khác nhau mà Ngọc Bích. Trí nhớ là khả năng nhớ lại. Đối tượng của trí nhớ là bất biến. Hai người đẹp Phi Phụng và Hải, cháu bà Tổng, trong trí nhớ của anh là bất biến. Trong khi nhân dạng của hai người này thì biến đổi theo thời gian. Khi gặp lại ai mà mình đã từng gặp, để muốn biết ai là ai thì đòi hỏi về khả năng nhận diện chứ không phải khả năng nhớ lại, tức trí nhớ (memory, recollection, ability to retain knowledge)

Anh rể Ngọc Lâm của em có khả năng nhận diện tốt. Anh Thất Pháp thì có khả năng nhớ lại dai. Anh đang loay hoay tìm cách lý sự với em là nhờ nhớ dai, chính anh, chứ không phải anh rể Ngọc Lâm của em, được nhiều thứ hơn trong trận chiến với nàng Phi Phụng. Loay hoay mãi, anh vẫn chưa tìm cách nào nói cho suông, chắc là bịnh tim, tim là tâm, tâm là tim, tái phát!

Đại khái là anh muốn nói, mục tiêu trong tình yêu vu vơ của học trò tuổi 15, 17 là sự lãng mạn trong cảm giác. Lãng mạn, theo nghĩa chữ là những con sóng nhỏ lăn tăn xua vào bờ. Hình ảnh những con sóng lăn tăn xua vào bờ khi em ném một viên sỏi vào mặt hồ nước tỉnh lặng chính là lãng mạn. Khi người ta trãi nghiệm một điều gì đó một cách lãng mạn, sự trãi nghiệm này có khả năng tạo những khoái cảm lâng lâng như những con nước nhỏ lăn tăn mơn trớn tâm hồn khi người ta hồi tưởng về nó. Nghĩ về những trãi nghiệm của anh với các đứa cháu bà Tổng, anh được nhiều thứ hơn anh Ngọc Lâm đấy chứ.

-- --- ---


Bây giờ quay lại trò chuyện văn chương chữ nghĩa với anh Ngọc Lâm,

Đúng như anh nhận xét, những gì Thất Pháp viết về Cửa chỉ ở vòng ngoài. Bài viết là sự trãi nghiệm thật sự của Thất Pháp. Nội dung bài viết có 9 phần thực, còn lại là một phần là hư cấu (fictional). Thực sự ra, Thất Pháp trước khi dán bài viết nói trên, Thất Pháp đã viết một bài trước đó. Nhưng lại một lần nữa, khi Thất Pháp chích con chuột vào chữ chấp nhận để gửi bài thì không được, mất toi bài viết. Thất Pháp phải viết lại, và đêm đã khuya, mất nhiều cảm hứng vì mệt mõi. Ngọc Lâm có thể nhìn những lỗi Typo, cách chuyển ý không xuôi ở cuối bài đã cho thấy có sự mệt mõi khi viết bài.

Khi viết về Cửa, kinh nghiệm viết của anh có thể nhận ra Thất Pháp đã bầy binh bố trận, cố muốn nói một vài nét địa hình đặc thù của Cửa, một vài nét đời sống nhân văn của Cửa. Đây là điểm rất hay. Khi đưa ra nguồn gốc xứ Cửa do những người miền ngoài gốc Bình Định, Phú Yên vào lập nghiệp, Thất Pháp rất đắc ý. Và Thất Pháp cũng muốn nói tiếp về tiến trình Nam tiến, về sự giao lưu văn hóa . Nhưng đến lúc khai triễn ý văn thì thấy đó là những vấn đề quá lớn, đòi hỏi cả một Truyện dài mới nói hết được. Chắc chắn anh đã có kinh nghiệm, biết được cái khó khi khai triễn một ý văn, khi anh muốn luận về âm thanh trong Tư Nhị.

Thật sự ra, trong một Truyện ngắn, người ta có thể nói được những vấn đề lớn. Truyện ngắn khác với truyện dài ở chổ là mình không được nói huyên thuyên, mỗi chữ mỗi câu phải được chãi chuốt sao cho con chữ nó lung linh, mỗi con chữ phải rơi đúng chổ, đúng lúc, làm xoáy động vào tình cảm người đọc. Điều này có cần thiết trên một diễn đàn không? Chắc chắn là không. Vì muốn làm được điều đó, người ta phải sửa tới sửa lui từng con chữ, rồi làm sao liên kết các ý với nhau lại cho trơn câu truyện nữa.

Thất Pháp khi nói về cồn cát ven biển ở Cửa là Thất Pháp đạo văn từ những bài học địa lý - địa chất, về sự hình thành và phát triễn của một cồn cát từ sách giáo khoa đấy chứ. Không có input thì làm sao có output được.

Rất vui khi thấy Ngọc Lâm viết trở lại. Ngọc Lâm có sở trường viết "động" rất hay. Những chuyện tuổi thơ Ngọc Lâm kể thật sống động.

Thân mến
Về Đầu Trang
DIEU DUC



Ngày tham gia: 03 Oct 2008
Số bài: 1032

Bài gửiGửi: Fri Aug 21, 2009 2:44 am    Tiêu đề:

Có một điều gì đó thật gần gủi khi đọc những bài viết của Thất Pháp và Ngọc Lâm  , có lẻ  đó là những hình ảnh sống động
của Phan Rang đã được diễn tả như những bức tranh sống thực - đã đưa người đọc hình dung được vị trí địa lý của từng địa
phương thu nhỏ : Mã thánh tây với một sinh hoạt đầy phức tạp , Tấn tài với đồng ruộng bao la và Cửa - một làng biển của
Phan rang dù cách thị xã có năm , sáu cây số nhưng thấy hình như rất xa .
Sự gần gủi là hình ảnh ngừoi tài xế già  bên chiếc xe thổ mộ  , là con  tuấn mã với bộ lông mượt mà  , cả chiếc xe cũ kỷ màu xanh đã
nằm trơ một góc , là những vết thẹo chưa phai dấu thời gian trên thân cây trôm nơi góc tiệm Nghệ thương ...
Mỗi nơi được nhắc đến như chứa đựng những nụ cười khơi dậy hoài niệm cho từng người dù trước đây , không  phải ai cũng
có dịp ghé đến những nơi này .
Thất Pháp và Lâm đều có trí nhớ tài tình đã đưa bài viết có giá trị trên phương diện Phan-rang-sử-học . đó là một điểm son
cho diễn đàn của chúng ta .

Bây giờ xin được nói đến một chút riêng tư về mối tình của cả hai khi đã có cùng một đối tượng .
  Lợi thế của TP trông giai doạn này là thời điểm lý tưởng để thấy chút gì đó xao động trong con tim nhỏ bé .Đó là cái thời  một nửa cái
tôi đang tự động đập vở vỏ ốc của mình để đi tìm một nửa cái tôi khác trong tiến trình làm người cho trọn kiếp nhân sinh ,
như lời T.P đã ghi lại của thiền sư Suzuki .
Còn Lâm mang mối tình của một cậu bé ăn chưa no lo chưa tới nhưng bỗng dưng muốn biến thành ...anh hùng xóm Mã để được
nổi tiếng , phải không NL ?
Cái Dũng của Lâm thời đó là cái dũng của một cậu bé  ..ba trợn  !Lợi diểm của TP là thời gian đủ để không sợ bị phán câu
" đồ ranh con " , cộng thêm những thành tích rất người lớn như là không lêu lỏng , không chọc phá , không  hái trộm xoài và không...
ở dơ kiểu Mạnh Trịn !
Mặc dù có được chức trưởng lớp nhưng chắc chắn NL phải chào thua TP trong cuộc tình trường với cháu của cô chủ quán Diệu Huyền !
Thất Pháp cũng đừng lo khi bên cạnh NL là những đồng minh Diệu Đức , Bùi Diệu Huyền , Ngọc Bích , Jen và cả cô nàng T .R nữa ,
tụi này nhất định chỉ đứng vòng ngoài , không bao giờ xung phong kiểu ...a-lac-xô như bạn sợ đâu .
 Chào thân mến .
Về Đầu Trang
Thất Pháp



Ngày tham gia: 01 Aug 2009
Số bài: 134

Bài gửiGửi: Fri Aug 21, 2009 5:01 am    Tiêu đề:

:yum:

Cám ơn chị Diệu Đức đã có những lời nhận xét như một bài toát yếu về những gì mà Ngọc Lâm và Thất Pháp đã viết. Cũng cám ơn chị thật nhiều khi chị đã thay mặt đại gia đình để tuyên bố "Trung Lập".

Kỳ thực ra, Thất Pháp chỉ muốn gậy sự một chút với cô em Ngọc Bích để lấy cớ nói một vài điều gì mà thôi. Ai mà chẳng biết tụi mình lớn hết cả rồi, Ngũ Thập Tri Thiên Mệnh ráo trọi hết rồi, đâu có còn là trẻ con của cái thời ngày xưa thơ ấu nữa mà chia phe.

Chị Diệu Đức dùng chữ hay quá! Con ngựa Kim to cao, có bộ lông màu đồng đỏ của ông Hổ ở bến xe Cửa đúng ra phải dũng chữ là con Tuấn Mã như chị đã gọi . Chị còn modify thêm cụm chữ "với bộ lông mượt mà" làm sống động hình ảnh thật của con ngựa này. Có lẽ, từ Tấn Tài ngày ngày đi học Duy Tân, chị đã có cơ hội nhìn ngắm con Tuấn Mã này nhiều lần.

Thất Pháp ngay từ bé đã có tính đa cảm, có nhiều "chuyện tình" vu vơ. Thật ra vào cái ngày một nửa Cái Tôi mới chui ra khỏi vỏ ốc thì biết quái gì về hai chữ ái tình. Một nửa Cái Tôi lúc đó quờ quạng đi tìm một nửa Cái Tôi khác như trẻ con chập chững mới biết đi, té hoài mà không biết đau, không bị thương tích. Bây giờ hồi tưởng lại, những chuyện tình vu vơ câm lặng ấy mới đích thực làm đẹp một đời người. Đó mới đích thực là những chuyện tình lãng mạn, giúp người ta tũm tĩm cười một mình khi nhớ lại.

Thất Pháp kể chuyện thật đấy, không hư cấu (fictional) chút nào, nhiều lần Thất Pháp muốn "gây sự", làm bộ nhờ Phi Phụng hỏi ông Hổ mồ hôi con Tuấn Mã màu gì . Nhưng mỗi lần mở miệng ra là thấy cứng đơ cổ họng, tai lùng bùng chỉ nghe tiếng ông thầy lang cuối xóm "tim là tâm, tâm là tim, tim là tâm" liên hồi.

Sau này lớn, qua Mỹ đi học, có tậu một chiếc Stethoscope, cái đồ để nghe tiếng đập của tim. Thất Pháp nghe tiếng tim đập lub-dub, lub-dub, lub-dub theo nhịp điệu y chang nhịp điệu "tim là tâm, tâm là tim, tim là tâm" của ông thầy lang cuối xóm của Thất Pháp ngày xưa.

Quả đất tròn, và mười phương thế giới cũng bé bỏng như thân phận con người, nếu như chúng ta biết tìm đến với nhau.

"Dây thân ái lan rộng muôn nhà, đi rất xa nhưng tim không xa"

Chắc hẳn chị còn nhớ câu hát này khi ngày đó chúng ta còn bé dại, được thầy cô dạy hát ở trường xưa. Cám ơn Diễn Đàn đã cho những người cùng một dĩ vãng có cơ hội nối vòng dây thân ái. Cảm ơn Diễn đàn đã cho những người như Thất Pháp - Ngọc Lậm, tưởng như người xa lạ, lại được gặp nhau trên đây, rôm rả kể chuyện ngày xưa thân ái cho nhau nghe, và cho nhiều người cùng nghe.
Về Đầu Trang
ngocbichbui
Niên Khóa 1971-1975


Ngày tham gia: 08 Nov 2008
Số bài: 67

Bài gửiGửi: Fri Aug 21, 2009 10:10 am    Tiêu đề:

Sao Anh Thất Pháp hay thích "gây sự" và "lý sự"quá vậy,lẽ ra anh phải học làm luật sư chớ sao lại là bác sĩ nhỉ?....Ừ ! Em cũng chỉ muốn bắt bẻ anh một chút để lại có chuyện nói tiếp với anh đây.

Anh TP nói đúng: "Bây giờ hồi tưởng lại,những chuyện tình vu vơ ấy...giúp ta tủm tỉm cười một mình khi nhớ lại".

Cũng như chị Phi Phụng, vào một ngày cuối năm học lớp Năm ở trường Nữ tiểu học,năm ấy em học cô Thành,cuối năm đứng hạng nhì nên được phần thưởng khá lớn có gói giấy bóng kính màu đỏ thật đẹp.Đang ôm gói phần thưởng lòng mùng khấp khởi để về khoe Ba Má ,lúc đi ngang bên hông trường Nam, thì bỗng đâu có cái thằng nhỏ "ranh con" đạp xe đạp theo lãi nhãi: "...Trời ơi ,giỏi quá ta...".Thế là NB quay lại mắng ngay:"Đồ mất dạy".Gói phần thưởng vừa to vừa nặng của mình rơi đùng xuống đất,NB đã phải vừa ôm gói phần thưởng bị bể về nhà vừa tức cái thằng "ranh con" lãi nhãi theo sau.
Rồi thi đậu vào trường Duy tân hạng 9 năm đó, với tâm nguyện phải học thật giỏi không nghĩ gì hơn...Một hôm đang đi học về (đang học lớp Sáu),đi bộ trên đường Thống nhất,bỗng nghe tiếng kêu sau lưng..."Bích,Bích...của thằng K.gởi nè..."NB quay lại thì thấy T. cũng học chung liên lớp,bạn của K. đưa ra gói gì nho nhỏ.Gói quà bị NB quăng ngay dưới đất,nhớ lúc đó T. la lên:"Trời! bể chai dầu thơm rồi".Và rồi vài hôm sau, trong lúc đúng trước nhà chơi nhảy dây vói mấy cô em,thằng "ranh con"đạp xe đạp ngang qua, quăng trước sân nhà một lá thư ,NB đã không quăng vào thùng rác gần đó mà cũng dám mở ra đọc.Chỉ có mấy dòng"Chưa gặp em tôi vẫn nghĩ rằng có nàng thiếu nữ đẹp như trăng.......Ai ngờ là Cọp đẹp...

....Bây giờ vẫn làm mình tủm tỉm cười khi nhớ lại...
 Anh Ngọc Lâm của em có số Vua Chúa gì đây mà lúc nhỏ thì có đến bốn Quí...Phi học chung, lớn hơn nữa thì lại có nàng Huyền Trân Công  Chúa (Chị BTDH được đóng vai Huyền trân công chúa năm lớp Tám trong đêm văn nghệ trường của lớp anh),sau lại lấy được nàng công chúa Huyền Trân.
Chi Diệu Đức ơi.Hải và Phi Phụng là cháu Ngọai bà Tổng,còn chị Diệu Huyền là cháu nội bà Tổng. Chị Diệu Huyền chỉ là cousin vói hai người đẹp.....Chà sao cháu Bà Tổng ai cũng đẹp hết nha!
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Chuyển đến trang 1, 2  Trang kế
Trang 1 trong tổng số 2 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân