TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - NHỮNG CON CHỮ KỲ DỊ-
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

NHỮNG CON CHỮ KỲ DỊ-

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Thu Jun 11, 2009 8:53 pm    Tiêu đề: NHỮNG CON CHỮ KỲ DỊ-( THANH ĐÀO)




NHỮNG CON CHỮ KỲ DỊ
THANH ĐÀO

Lúc bấy giờ ông Đảnh Tâm Tượng đã trút hơi thở cuối củng. Sau một thời gian dải bị bịnh tà ma quái dị nào đó, ông ta đã về cõi Vĩnh Hằng. Có điều lạ lùng là ông vừa hắt hơi là ngực ông nổi lên những hàng chữ đỏ lòm như son thoa môi. Chữ trông rõ nét, xếp thành hàng lối hẳn hoi. Những con chữ thoạt nhìn qua, tựa như chữ Nho, chữ Tàu, nhưng trông kỹ không phải. Chữ viết như chữ Chàm, chữ Ấn Độ, chữ Phạn thì phải. Lúc đó không ai hiểu là loại chữ viết gì nữa. Hình như là bức Thông Điệp hiện ra trên ngực kẻ quá cố vậy.( ?) Không ai đọc ra được những nét chữ sắc sảo, kẽ thành bốn dòng màu đỏ chót như son trên bộ ngực xám xịt của kẻ vừa vĩnh biệt trần gian, hồn trôi về nơi Âm Cảnh. Những con chữ kỳ dị. Có phải đây là Bản Thông Địêp tữ Cõi Âm gởi đến cho thân nhân kẻ xầu số chăng?
Gia chủ vừa đau buồn, sợ hãi, vừa lo lắng, bối rối, vội cho người nhà đi mời các Thầy Đồ thông hiểu rành rẽ chữ Hán trong vùng, đến coi hộ xem nội dung bản viết chữ màu son này muốn nói gì. Tuy nhiên, sau khi xem kỹ những hàng chữ kỳ dị nói trên, không ai đọc được cả. Ông Bộ Tổng, Thầy Đồ nổi danh trong làng, nhìn bà Ba Cúc, hiền thê của kẻ quá cố ( Ba là thứ trong gia đình có nhiều anh em. Phần đông họ cũng cư ngụ gần nhà bà ớ đầu xóm này).lắc đầu thú thật:
-Thưa thím Ba, rất tiếc tôi không thể đọc ra được các hàng chữ màu máu kỳ dị này. Không phải chữ Nho. Hình như chữ Ấn Độ hay chữ Chàm thì phải?
Bà Ba vừa ngạc nhiên vừa kinh hãi, lấy khăn tay quệt giọt nước mắt lưng tròng. Bà nhìn ông giáo làng chuyên dạy chữ Nho cho các môn sinh ở địa phuơng lúc bấy giờ:
- Cám ơn Chú Bộ.
Sau đó, nhiều người rành chữ Hán, nghe tin đồn, đến xem kỹ những con chữ đỏ choét trên ngực kẻ vừa chết, cũng không đọc được gì cả. Họ đều phỏng đoán giống như ý kiến của ông Bộ Tổng nói trên:
- Có lã là Bản Thông Điệp trên ngực kẻ xấu số là chữ viết Chiêm Thành thì phải?
ooo
Thế là bà Ba Cúc phái nhờ người thân đến tận làng Văn Lâm hay Vụ Bổn gì đó mời Thầy Chang hay Thầy Xế thuộc “ Đàng Ta” về nhà mình, xem hộ Bản Thông Điệp kỳ dị này. Lúc đó, Minh tuy còn bé, nhưng cũng hiểu được sự lo lắng bối rối của Bà Cô, em kế của thân phụ mình. Người thân vội vã lên đường ngay để rước các thầy Chàm nói trên vê làngTam Tượng, Phước Khánh, xem hộ ra sao. Đường xa thật là vất vả cho các vị chức sắc tôn giao. Dĩ nhiên phải có lễ vật và tiền bạc cho họ bỏ công sức và chi phí dọc đường.
Cuối cùng, một vị Thầy Xế thuộc Bà Chăm ( Tức Ấn Độ Giáo), mình quấn xà rông, đầu chít khăn đỏ, tuyên bố rõ ràng, giọng lơ lớ, sau khi ông ta xem kỹ các con chữ đỏ trên ngực kẻ vừa tử trần:
-Thật là quái lạ! Đây khôn phai chữ Đàng Toi. Khôn phải chữ Chiêm Thanh. Giông giống chữ Chàm, nhưng nhỉn kỹ, khôn phai đâu...Hình như là tuồng chữ Ấn Độ hay Phạn Ngữ, Pali gì đó.
Sau đấy, ông Thây Chang, đầu quấn khăn trăng, có tua màu ngũ sắc hai bên tai, mặc áo trắng, quấn xà rông màu trắng, cũng xem kỹ những hàng chữ đỏ ấy và nhìn gia chủ. Ông trỉnh bày ý kiến cũng như nhận xét y như ông bạn thuộc đàng mình, con cháu của Chế Bống Ngà. Chế Mân và Nư Thánh Ni Na, một vị công chúa nổi danh tài sắc của Chiêm Quồc xa xưa.
Cô Ba phải tốn tiền trả công cho các thầy Chàm và cám ơn họ đã nhiệt tình đến tận nơi giúp cho gia đình tang chủ có việc đặc biệt. bối rối bất ngờ. Đúng là : “ Tiền mất tật mang” . Cuối cùng, chưa có ai đọc được các con chữ kỳ dị náy. Cái chết của chồng bà vẫn còn nằm trong vòng bí mật. Bà chưa biết rõ ràng ông xã của mình đã bị bịnh gì mà phải qua đời. Tấm màn bí mật về chừng bịnh, đã dẫn tới tử vong của lang quân, vẫn còn chưa bật mí.Vẫn còn bao trùm một màn bí hiếm, kỳ dị, lạ đời. Vẫn còn nẵm trong vòng vô minh của ý thức hữu hạn và đôi mắt trần tục của một chúng sanh còn nhiều mê mờ che lấp như bà.
Thật vậy, Ông Đảnh, chồng bà, đang khỏe mạnh, bình thương như nhiều người khác, bỗng ngã bịnh bất ngờ. đột ngột. Từ đó, sức khõe của ông sa sút dần. Ông bị ốm trong sáu tháng. Ông mắc chứng bịnh gì, không rõ ràng gì cả. Các thầy thuốc Đông y củng như Tây y, sau khi chẩn đoan bắt mạch ông đều không biết chắc ông ta bị bịnh gì nữa. Rồi sau đó, bịnh nhân nằm liệt giường luôn. Ông lai rơi vào cõi mê man, bất tỉnh, không biết gì cả. Rôi ông ta, có khi tỉnh, có khi mê. Hay mấp mấy làn môi khô nứt nẻ. Người Nhà không biết ông muốn nói gỉ. Ông ăn uống không được nhìều. Bịnh nhân cứ lồ lộ nét mệt mỏi, dã dượi trong người đều đều. Thỉnh thoảng ông bị sốt, ngủ thiềp đi, rồi tỉnh lại. Ông hay nói làm xàm trong miệng y như bị bịnh bùa mê thuốc lũ hay bị thầy bùa ếm trù gì đó. Không ai biết được rõ rảng chi cả. Bà vợ cứ lo chữa chạy đủ thầy, đủ thuốc cho chổng, Ai mách gì bả cũng làm theo. “ Còn nước còn tát”. Chỉ mong cứu mạng sống của phu quân. Tuy nhiên, không kết quả gì cả. Hay là ông ta bị bịnh tâm thần, bịnh tà mà yêu quái nào đó? Hay bị mằc đàng dưới chăng? Chỉ có Trời, đất, thánh, thần, kẻ khuất mặt, khúât mày họa may biết được mà thôi.
Cũng có thể bịnh nhân bị Thần Linh quở phạt hành hạ, như một vài nguời trong làng bảo thế.
Một số tin đồn rằng ông Đảnh trong khi cuốc đất lam rẫy, đã phát hiện một hủ vàng Hời chôn giấu xa xưa. Nghe nói số vàng đó chủ nhân đã mướn thầy bùa ếm rồi. Người ta nghi ông đã lấy số vàng đó mà không cúng tạ thần linh giữ của, nên ông bị kè khuất mặt quở phạt đến nỗi ngã bịnh nói nhảm chăng (?). Dầu sao, đó cũng chỉ là một sự đoán mò của thị phi thiên hạ, sau khi ông Đảnh đã vĩnh biệt bà vợ trẻ thân yêu chưa có con cái gì cả, sau nhiều năm chung sống vợ chồng với nhau.
Lúc đó, Minh cũng không rõ sự vịệc ra làm sao. Có điều bà Ba Cúc phủ nhận chuyện này. Bà tâm sự với nguời thân trong dòng họ mình:
- Tôi đâu có thấy hủ vàng hay bạc gì. Thiên hạ chỉ tài đoán mò, suy diễn tào lao thiên tướng, đủ thứ trong đời. “ Đèn nhà ai nhà nấy rạng.” Thật là oan tình cho ông xã vắng số của tôi.
Người mẹ của bà Ba Cúc, vốn là một cư sĩ Phật Từ thuần thành. Bà ăn chay trường nhiều năm qua kể từ khi ông Nội của Minh qua đời vì bịnh ho lao. Bà nhìn con ái ngại an ủi:
- Thôi con đừng bận tâm về lời suy đoán đồn đại không chứng cớ gì của thiên hạ. Bây giờ con hãy nhờ người nhà xuống Dinh mời một người Ấn Độ lên thử đọc qua những con chữ trên ngực chồng của con xem sao.
- Dạ thưa Mẹ, con đã nhờ người đi mời họ từ sáng hôm nay, Mẹ à!
Nói xong, bà ôm Mẹ khóc òa:
- Mẹ ơi! Sao con trưởng nữ của Mẹ bất hạnh quá vậy? Con của Mẹ tuổi đời chưa tới bốn mươi, con cái chưa có đứa nào, thì ông xã đã bỏ con đi xa vĩnh viễn. Anh ơi là anh ơi? Tại sao anh đang khỏe mạnh như vậy mà thình lình bị ngã bịnh và chết một cách oan ức tức tưi như thế? Trời Phật ngó xuống mà coi! Quả là bất hạnh khổ đau cho người đàn bà chỉ biềt ăn hiền ở lành. một mực hiếu thảo với ông bà, mẹ cha và chung thủy với phu quân.
Bà mẹ đưa bàn tay gầy guộc xạm đen, nổi gân xanh của mình, vuốt nhẹ mái tóc rối bù của cô con gái cưng của mình. Bà động viên, an ủi đứa con thiếu may mắn trong tình yêu và duyên nợ phu thê :
- Thôi đừng đau buồn, sầu khồ nữa con! Đời người vốn vô thường, giả tạm. Thấy đó mất đó. Chết đâu phải là hết, như con biết giáo lý của Nhà Phật. Chết là bắt đầu cuộc sống mới ở bên kia thế giới, tùy theo duyên nghiệp mình tạo tác trong kiếp này, hay nhiều tiền kiếp khác. Con hãy giữ gìn sức khỏe và giữ bình tĩnh để lo các vịêc chung sự cần thiết trong hiện tại. Chớ có quá phiền não ủ sầu, lo âu mà bị tổn hao sức lực. Coi chừng ngã bịnh nghe con!
Bà Ba Cúc lấy khăn lau nước mắt còn nhòa trên mặt mũi mình:
-Dạ cám ơn Mẹ. Con sẽ cố gắng nén bớt khổ đau sầu não.
Vào khoảng buổi trưa, thỉ ông Bảy, em trai của bà Ba, đã mời được anh chàng “ Cà Ri Nòi” gốc Ấn Độ theo Bà La Mộn Giáo chính tông, tới nhà tang chủ. Anh ta có tiệm vải ngay trên đường phố Thống Nhất trước mặt Trường Nam Tiểu Học Phan Rang. Sau khi nhìn những con chữ kỳ dị, màu son, giờ đã ngã màu, sậm nét như màu máu, anh ta trừng đôi mắt trắng dã như căng tròn vo, da mặt đen thui như cột nhà cháy. Anh ta tỏ ra kinh ngạc sững sỡ trong vài giây rồi nhìn khổ chủ lắc đầu ngoày ngoạy. Anh ta nói giọng lơ lớ chậm chạp, thiếu dấu linh tinh các từ trong khi diễn tả ý mình:
-Đai khôn phai chư viet cua chung toi. Rat tiec, toi khong hieu la thu chu gì nua! Toi khon đoc đươc. Xin ba con tha loi cho toi.
Thế là ông Đảnh đã lìa trần, đi về thế giới bên kia, mang theo cả sự bí mật kỳ dị của Bức Thông Điệp ghi bằng nét chử Cõi Âm màu huyết dụ trên ngực kẻ xấu số(?). Ông ra đi bất ngờ để thương, để nhớ, cho bà vợ trẻ còn xuân sằc và những người thân bạn bè từng mến thương ông lâu nay.
Thật vậy, trước đấy không lâu, ông Đảnh đã nổi danh với tài bắt gọn tên trộm đã hết thời, vào đêm hôm đó, khi anh ta mò dến kiếm chác tại làng này. Với “sức khỏe bẻ gẫy sửng trâu” của người hùng, vốn có chút nghề ngón võ nghệ Bình Định tại thôn làng nằm ven dòng sông nổi tiếng của quê hương nắng gió, không xa đô thị “ Hầu như nóng bốn mùa ” đã lập được thành tích nổi danh một thời nói trên.
Đêm hôm đó, nhà Chú Hâm, cạnh nhà Bà Nội Minh, một ngôi nhà ngói đỏ mới toanh nằm chếch về phía trái của chiếc cỗng nhà Bà. Khi người nhà thức tỉnh thì tên trộm đã chạy mất tiêu. Y đào ngách của cái nền lát gạch. Đất cát bị moi xới tùm lum, cào dồn đóng phía bên ngoài ngạch cửa ra vào. Thật là kỳ lạ. Hình như cả nhà ngủ mê không biết gì vể việc làm của tên trộm. Y chun qua ngạch cửa, lẻn vào nhà trộm của cải, rồi rút lui êm ru bà rù. Một lúc sau, gia chủ mới tỉnh ra và phát hiện tự sự. Ông bà mới hoảng hồn kêu to:
- Ăn trộm! Ăn trộm! Ôi làng nước ôi! Ối bà con, cô bác ơi! Có ăn trộm! Ăn trộm.
Chính cái đêm hôm đó, ông Đảnh thức khuya, đi canh nước ruộng để tháo vô ngoài cánh đồng lúa tọa lạc phía trước làng. Nghe bà con la lối om sòm, ông phát hiện có bóng người cao to đang chạy nhanh trên bờ ruộng như muốn trốn tránh cuộc truy nã của dân làng. Ông chạy nhanh nhưng vì cách xa kẻ gian một quãng dài, nên nhất thời ông không bắt kịp được tên đạo tặc vào ban đêm. Tuy nhiên, tên trộm không thể chạy lùi lại hay rẽ qua lối khác, để dông ra bờ sông, hòng thoát qua vùng khác, ngõ hầu trốn tránh được. Ông Đảnh cứ chạy theo bam riết y sát nút. Lúc bấy giờ y đang chạy về hướng Sông Quao nơi có những hàng tre cao ngất nghễu. Bầu trời ban đêm nhờ nhờ tối. Ánh trăng lưỡi liềm bắt đầu nhô lên ở phía xa. Vài vì sao chiếu lấp lánh trên nền trời đen thăm thẳm. Chiếc bóng đen vẫn cấm đầu chạy. Dáng y nghiêng nghiêng trên bờ mương cánh đồng ruộng bao la, bát ngát. Từ phía xa, ông Đảnh trông thấy y bị hai người chăn vịt có sào đứng đón tên hắc đạo dưới lùm tre nhập nhòa ánh trăng vàng vọt mờ ảo lung linh. Chạy lui về hướng cũ không được. Tiến tới cũng khó lòng. Quả là tấn thối lưỡng nan. Thật ra y cũng là một tay có nghề ngón phòng thân. Y có thân hình cứng cáp vạm vỡ của một tên anh chị bàng môn tả đạo. Cánh tay to tê gân guốc. Y tỏ ra lanh lẹ gọn gàng xông xáo. Ngộ biến phải tòng quyền. Con thú bị dồn vào ngõ cụt hay cuối tường thì phải đương dầu với nguy nan. Thế là y liều mạng tấn công hai kẻ cản đường thoát thân của mình.
Thoạt đầu, y chống trả mãnh liệt trước sức tấn công của hai địch thủ chận lối tiến ra sông của y. Hai ông kia xem chừng không dễ gì hạ y trong chốc lác được. Hình như võ của y thuộc Việt Võ Đạo hay Thiếu Lâm Tự gì đó. Trong bóng tối nhờ nhờ họ không thể nhìn rõ quyền cước y sử dụng để chống trả các đợt tấn công của đối phương. Thật vậy, ánh trăng vàng vọt lấp loáng chiếu rọi không đủ sáng để họ có thể phân biệt loại chính xác võ y đang sử dụng. Bất ngờ và xui xẻo cho y là hai nông dân này tỏ ra rành sáu câu về môn võ Xứ Nẫu “ Ai về Bình Định mà coi Con gái Bình Định múa roi đi quyền.”
Hai bên đang quần thảo một hồi thì ông Đảnh chạy tới nơi. Ông ta định nhào vô phụ giúp phe ta bắt trộm. Tuy nhiên, lúc đó, hai võ sư kia đã dùng sào đánh trúng thân mình và mặt mày y nhiều chỗ. Nhưng y khỏe lắm. Y đã đành trả họ những cú đòn quỷ khóc thần sầu. Ông Đảnh liền nhào vô tiếp tay. Y hoảng vía vì thấy mình cô thế. Ba mươi sáu chước “vi tẩu là thượng sách.” Y liền bỏ chạy. Nhưng chạy đâu cho thóat khi sức đã kiệt lự đã tàn và thân hình mắt mũi bị trọng thương máu me tuôn ra nhiều chỗ. Cuối cùng y bị họ hạ đo ván. Y ngã gục bên bờ sông khi cố lếch vừa tới mé nước. Thật đáng tiếc cho một nam tử hán, cường tráng, khỏe mạnh giỏi võ nghệ như thế mà không chịu lao động, hành nghề chân chính lương thiện d\để sinh nhai. Y đã chọn nghề “ Ngồi mát ăn bát vàng”.
” Con ơi! Học lấy nghể cha
Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm.”
“ Cái nghề ăn trộm chỉa chôm
Đi đêm, ắt hẳn phải đòn nát thay!”
Sau đó, họ trói tên trộm lại và giải y về trụ sở Ban Hội Tề của thôn làng PK. Ông Đảnh được dân làng khen ngợi nhiệt liệt, cũng như nhị vị võ sư Bình Định đã có công hạ đo ván và bắt giữ tên hắc đạo nói trên. Những người hùng này được dân địa phuơng ca tụng tán dương một thời. Họ nổi danh như cồn khắp vùng lúc bấy giờ. Họ có công bắt phương đạo tặc bọn hắc đạo và giữ gìn tài sản của dân làng chống kẻ trộm đền viếng. Cũng từ đó, không còn vụ ăn trộm ban đêm nào xảy ra tại thôn làng ven dòng sông nổi tiếng của quê hương nắng gió này nữa. Ngoài ra, ông Đảnh cũng là một võ sư đã từng thắng giải võ đài đia phương nhiều năm về trước. Ông ta là một người vui vẻ, cởi mở, hòa ái. Ông là người có bản lãnh, kiên cường bất khuất, dù chỉ là một phó thường dân áo vải thô sơ. Ông làm nghề nông, sóng đời giản dị, cần cù lao động như phần đông nông dân khác ở thôn quê. Ông sống lương thiện, tốt bụng hay làm việc nghĩa và giúp đỡ người nghèo khổ cũng như hàng xóm láng giềng những ai neo đơn, già yếu, bịnh tật, cần đến ông là ông nhiệt tình giúp họ ngay trong khả năng và điều kiện vật chất cùng như thời gian mình có.
ooo
Cuộc sống vốn vô thưởng, giả tạm. Thấy đó rồi mất đó. Bây giờ ông đã ra đi vĩnh viễn để thương tiếc cho bà vợ trẻ cũng như người thân, dòng họ và bạn bè thân hữu xóm làng. Bà xã kẻ quá cố từ đây phải sống bơ vơ, hiu quạnh, vò võ canh thâu. một mình một bóng.
Sau tang chồng, mặc dầu bà Ba Cúc còn trẻ trung và hưong sắc còn duyên dáng mặn mà, bà vẫn ở vậy thờ phụng lang quận hết mực thủy chung son sắc. Đúng là “ Tiết hạnh khả phong” như ông bà ta thường nói. Mặc dù có nhiều nam nhân góa vợ hay những đàn ông đang sống cu ki tại chỗ, say mê nhan sắc của góa phụ:
“ Dáng xuân còn quyến rũ ai
Sắc hương lấp lánh, nụ cười thêm duyên.”
Họ hay tới lui tán tỉnh bà, quyến rũ bà, chọc ghẹo bà, đề nghị bà bước thêm một bước nữa, để cùng nhau sóng bước trong quãng đời còn lại. Tuy nhiên, bà đã từ chối hết cả. Lửa lỏng cùa sương phụ tuy trẻ trung nhưng đã tàn lụi dần. Bà thực sự “ Đã tắt lửa yêu đương nam nữ, âm dương hòa hợp sắt cầm”. Cuối cùng, bà đả gời thân vào chốn Phật Tiền. Bà xuất gia đầu Phật. Bà lập ngôi chùa bé nhỏ tư gia ngay ở đầu làng, tu hành tinh tấn cho đến tuổi già.
Có lẽ ông xã quá cố, tức Dượng Ba của Minh, cũng mỉm cười nơi Chín Suối vì có hiền thê thủy chung, son sắt, thở chồng suốt đời và lam bạn cùng lời kinh, câu kệ. Bà tu hành suốt kiếp “ Muối dưa đã bén mùi Thiền Lửa Lòng đã tắt, thơm miền tịnh tu” ( Nhại Kiều).
Cái chết lạ lùng bí hiểm, không rõ bịnh nhân mắc phải chứng bịnh nào, đã mang theo sự bí mật vĩnh viễn xuống Tuyền Đài cùng với “Những con chũ kỳ dị” màu máu hiện ra trên ngực kẻ qúa cố. Thật vậy, cái chết của ông Đảnh tử đó đạ trở thành giai thoaị/huyền thoại lưu truyền mãi mãi trong dân gian cho đến ngày nay.

THANH ĐÀO
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân