TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Bị đau bụng kinh? Hãy thử bổ sung vitamin D
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Bị đau bụng kinh? Hãy thử bổ sung vitamin D

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9653

Bài gửiGửi: Thu Apr 18, 2024 11:22 pm    Tiêu đề: Bị đau bụng kinh? Hãy thử bổ sung vitamin D

Bị đau bụng kinh? Hãy thử bổ sung vitamin D

Một phân tích gộp mới từ Đài Loan cho thấy vitamin D giúp giảm đau mà không có tác dụng phụ như thuốc giảm đau truyền thống.


Điều gì sẽ xảy ra nếu cơn đau bụng kinh có thể được giảm bớt bằng một loại thuốc bổ sung dự phòng cũ?

Phụ nữ bị đau bụng do kỳ kinh nguyệt, hay còn gọi là đau bụng kinh, có thể tự giảm đau bằng cách bổ sung vitamin D. Một phân tích tổng hợp mới từ Đài Loan cho thấy vitamin này có tác dụng giảm đau mà không có tác dụng phụ như thuốc giảm đau thông thường.

Đau bụng kinh nguyên phát là cơn đau thắt do co thắt cơ tử cung xảy ra trước hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt. Đau bụng kinh thứ phát do các nguyên nhân khác gây ra, chẳng hạn như bệnh viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, mang thai bất thường, nhiễm trùng, khối u hoặc polyp trong khoang chậu.

Nhóm nghiên cứu viết: “Chứng đau bụng kinh là gánh nặng đáng kể cho sức khỏe toàn cầu và cần phải được quan tâm,” đồng thời cho biết thêm rằng chi phí chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân bị đau bụng kinh cao hơn 2.2 lần so với dân số nói chung.

Tại sao Vitamin D có tác dụng điều trị cơn đau bụng kinh

Nghiên cứu đã phát giác ra rằng việc bổ sung vitamin D làm giảm đáng kể cơn đau do đau bụng kinh nguyên tạo ra. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng việc bổ sung vitamin D không có tác dụng đáng kể về mặt lâm sàng đối với các trường hợp đau bụng kinh thứ phát, mặc dù vitamin D vẫn giúp giảm đau ở một mức độ nào đó.

Thông thường, đau bụng kinh được điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), bao gồm aspirin và ibuprofen. Các phương thức điều trị khác bao gồm thuốc tránh thai để giúp điều chỉnh hormone, thay đổi cách ăn uống, tập thể dục, miếng đệm sưởi ấm hoặc tắm nước nóng hoặc tắm vòi sen. Trường hợp xấu nhất có thể cần đến giải phẫu.

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng vitamin D làm giảm đau bụng kinh vì buồng trứng, tử cung, nhau thai và tuyến yên đều có thụ thể vitamin D. Mức vitamin D thấp hơn trong giai đoạn chảy máu kinh liên quan đến sự gia tăng các cytokine và prostaglandin gây viêm, làm tăng thêm mức độ của các triệu chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin D có thể ngăn chặn sự lây lan của tình trạng viêm này ở các bộ phận của tử cung, do đó làm giảm cường độ của các triệu chứng.

Nên dùng bao nhiêu Vitamin D là đủ?

Lượng đề nghị hàng ngày cho người lớn là 4,000 đơn vị quốc tế (IU) mỗi ngày, mặc dù nhiều chuyên viên khẳng định rằng con số này là thấp. Theo nghiên cứu, lượng vitamin D được đề nghị hàng ngày là 50.000 IU trong 8 tuần đối với những người đang điều trị tình trạng thiếu vitamin D. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng liều điều trị chứng đau bụng kinh vẫn còn “gây tranh luận.” Một số nghiên cứu cho rằng phụ nữ nên bổ sung vitamin D hàng ngày, trong khi những nghiên cứu khác đề xuất hàng tuần. Hai nghiên cứu đề nghị bổ sung vitamin D một lần mỗi ngày trong 5 ngày trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Mặc dù liều lượng điển hình không được nêu chi tiết trong bài viết, nhưng đề nghị không vượt quá 50,000 IU mỗi tuần (khoảng 200,000 IU mỗi chu kỳ kinh nguyệt) ở những phụ nữ không bị thiếu hụt. Khi kết thúc nghiên cứu, nồng độ vitamin D của người tham gia không vượt quá 375 nanomol mỗi lít (nmol/L). Mức này được xem là rất cao và có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc.

Theo Viện Y tế Quốc gia, có thể xảy ra tình trạng thừa vitamin D. Hàm lượng rất cao có thể dẫn đến buồn nôn, nôn, yếu cơ, lú lẫn, đau đớn, chán ăn, mất nước và sỏi thận.

Hãy nên nói chuyện với chuyên viên chăm sóc sức khỏe hoặc dược sĩ trước khi bắt đầu bổ sung vitamin D vào khẩu phần ăn uống, vì ngay cả các loại vitamin tiêu chuẩn cũng có thể tác dụng hỗ tương với thuốc. Ví dụ, vitamin D tác dụng hỗ tương với một số loại thuốc giảm cân, statin hạ cholesterol, steroid và thuốc lợi tiểu thiazide.

Amie Dahnke
Khánh Nam biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân